Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Thương mại Quốc tế Quy định TBT, SPS gắn với hàng Dệt may tại thị trường Xuất khẩu của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.43 KB, 7 trang )

ĐỀ BÀI
SV hoàn thành bài học về TBT và thực hiện bài tập cá nhân sau:
"Chọn 1 loại sản phẩm hàng hố hữu hình cụ thể bất kỳ và tìm hiểu các quy định/tiêu chuẩn
TBT/SPS gắn với loại sản phẩm đó tại Top 3 thị trường XK hàng đầu của Việt Nam đối với sản
phẩm đó. u cầu tìm hiểu:
- Tên quy định/tiêu chuẩn + Tóm lược yêu cầu của nó
- Nguồn tham khảo "chính chủ" để DNXK VN có thể tự truy cập và đăng ký thực hiện.
Lưu ý, cần phân loại các nhóm TBT/SPS theo mục đích của nó (v.d. về chất lượng, về an tồn, về
mơi trường v.v...)"
BÀI LÀM
HÀNG DỆT MAY
Tính trong năm 2020, top 3 thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam đối với hàng dệt may là
Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Cụ thể:




Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt
gần 14 tỷ USD, giảm 5,8% so với năm trước và chiếm 46,9% tổng trị giá xuất khẩu hàng
dệt may của cả nước;
Thị trường EU (28 nước) tiêu thụ 3,68 tỷ USD, giảm 15%;
Tiếp theo là thị trường Nhật Bản đã tiêu thụ 3,53 tỷ USD706 triệu USD, giảm 11,4%

Nguồn:
n
%20v%E1%BA%AFn%20th%E1%BB%91ng%20k%C3%AA&Group=Ph%C3%A2n%20t%C3
%ADch
Những quy định/tiêu chuẩn TBT gắn với hàng dệt may tại 3 thị trường trên là:
VỀ CHẤT LƯỢNG
1. G/TBT/N/USA/1584 (Hoa Kỳ)
Rules and Regulations Under the Textile Fiber Products Identification Act


Nguồn: />

Nội dung:

Ngày 19/02/2020, Mỹ thông báo cho các nước thành viên WTO thông báo số
G/TBT/N/USA/1584 về Quy định áp dụng cho sản phẩm dệt may.
Theo đó, Úy ban Thương mại Liên bang đề xuất sửa đổi Quy định theo Đạo luật Nhận dạng Sản
phẩm Sợi Dệt ("Quy tắc Dệt may" hoặc "Quy tắc") để kết hợp tiêu chuẩn ISO 2076 gần đây
nhất cho tên sợi chung. Việc sửa đổi đề xuất sẽ giảm chi phí thực hiện và tăng tính linh hoạt cho
các cơng ty cung cấp thông tin sợi dệt cho người tiêu dùng.
Mục đích của Quy định nhằm thơng tin cho người tiêu dùng và tiết kiệm chi phí, nâng cao năng
suất chất lượng.


2. G/TBT/N/EEC/260 (EU)
The European Union would like to inform the WTO Members that Regulation (EU) No
1007 2011 of the European Parliament And Of The Council
Nguồn: />Quy định (EU) số 1007/2011 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu đưa ra các tiêu chuẩn về tên
sợi dệt và nhãn, mác liên quan đến thành phần sợi dệt trong các sản phẩm dệt may. Theo quy
định này, sản phẩm dệt may phải có nhãn với thơng tin về thành phần sợi dệt, sử dụng tên sợi dệt
đã được hài hịa hóa.
Theo quy chuẩn này, sản phẩm dệt may bắt buộc phải sử dụng tên sợi được liệt kê trong Phụ lục
I (ví dụ, cashmere, cotton, tơ tằm, len, vv…) – hoặc sử dụng tên/định danh mới – và các thông
tin về thành phần phải được ghi trên nhãn hoặc mác có chất liệu bền, dễ đọc, dễ nhận biết. Nhãn
phải được trình bày bằng một hoặc nhiều thứ tiếng của các nước thành viên châu Âu nơi sản
phẩm được kinh doanh.
Đối với sản phẩm trung gian (không dành cho người sử dụng sau cùng), nhãn mác có thể được
thay bằng chứng từ thương mại đi kèm. Sản phẩm dệt may làm bằng nhiều loại sợi phải được ghi
nhãn bằng tên và tỷ trọng của tất cả các loại sợi cấu thành đó, theo thứ tự giảm dần. Các thuật
ngữ “100%”, “nguyên chất” hoặc “toàn phần” chỉ giới hạn sử dụng cho các sản phẩm làm bằng

một loại sợi duy nhất. Các thành phần khơng dệt trên sản phẩm may có nguồn gốc từ động vật
phải được khai báo đúng trên nhãn.
3. G/TBT/N/JPN/539 (Nhật Bản)
Overview of Entire Revision to the Quality Labelling Rules for Textile Goods
Nguồn: />

(1)
(2)

Ngày thông báo: 16/12/2016
Nội dung:
Đối với quần tây hoặc quần dài, cần chỉ ra tạo sợi cho lớp lót.
Đối với mũ (giới hạn đối với vải bên ngoài được sản xuất bởi sử dụng sợi được nêu trong
mục (1), i. trong Bảng phụ, cần phải ghi rõ "Home Washing, etc. Care Labeling",
“Composition of fibers” và may tags.
Đối với những chiếc mũ dễ bị gãy do may tags, v.v. và mũ hai mặt, chỉ cần chỉ rõ "Home
Washing, etc. Care Labeling", “Composition of fibers”, không cần may tag.
(3) Khăn qng cổ và khăn chồng ngoại trừ hàng hóa dễ bị hỏng bởi các thẻ khâu, v.v., bắt
buộc phải thêm "Home Washing, etc. Care Labeling", đồng thời may tag. Đối với những
sản phẩm dễ bị hỏng bởi tag thì không cần may tag.
(4) Đối với chăn, theo các quy tắc hiện hành, chỉ các sợi tạo thành lông tơ của chăn bị bãi bỏ,
và cần phải xác định, chỉ rõ tất cả các thành phần của sợi của một tấm chăn.
(5) Đối với các điều khoản về ghi nhãn theo tên của các sợi cấu tạo, chúng tôi phân loại sợi
(ví dụ, sợi thực vật hoặc sợi động vật), và Người ghi nhãn có thể sử dụng các thuật ngữ
thể hiện sự phân loại này trong các trường hợp chỉ có tên của phân loại là rõ ràng.
Đối với các sợi được làm bằng một số polyme, Người ghi nhãn có thể sử dụng thuật ngữ “
複合 繊 維” có nghĩa là “Sợi tổng hợp”.
Đối với sợi Promix và sợi Polyclar, những sợi này là bị loại trừ khỏi việc trở thành đối
tượng của nghĩa vụ dán nhãn, và bị xóa khỏi danh sách các điều khoản được chỉ định.





Mục đích: Cung cấp cho người tiêu dùng thơng tin chất lượng chính xác hơn cho sự lựa
chọn

4. JIS (Japan Industrial Standard) (Nhật Bản)
Tiêu chuẩn JIS cho sản phẩm may mặc gồm 4 vấn đề:


Tiêu chuẩn liên quan đến kích cỡ

Kích cỡ hàng hóa thường được ghi trên nhãn hoặc có những ký hiệu thơng thường như S, M, L,
XL.
Trong hệ thống tiêu chuẩn này có nêu ra 6 quy định liên quan tùy theo kích cỡ ở các nước khác
nhau theo từng độ tuổi, giới tính:
JIS L0103: Quy định liên quan đến kích cỡ và nhãn cho hàng hóa may sẵn
JIS L4001: Quy định liên quan đến kích cỡ cho quần áo trẻ em
JIS L4002: Quy định liên quan đến kích cỡ cho quần áo bé trai
JIS L4003: Quy định liên quan đến kích cỡ cho quần áo bé gái
JIS L4004: Quy định liên quan đến kích cỡ cho quần áo người lớn (nam)
JIS L4005: Quy định liên quan đến kích cỡ cho quần áo người lớn (nữ)


Tiêu chuẩn liên quan đến dán nhãn

Về nhãn hiệu hàng hóa luật hàng hóa đạt chất lượng tốt yêu cầu hàng dệt may phải có nhãn hiệu
theo điều khoản L0217 của JIS với các thông tin: Loại sợi dệt, tỷ lệ pha sợi; Cách giặt và sử
dụng; Độ chống thấm nước; Biểu thị loại da được sử dụng; Nhãn phải ghi rõ tên, địa chỉ, số điện
thoại có thể liên hệ.

Tuy nhiên điều khoản L0217 của JIS cũng có sự khác biệt với tiêu chuẩn ISO ở một số điểm do
có sự khác biệt về loại máy giặt (loại cửa trên và loại cửa trước), thời tiết,…. Hiện nay theo quy
định của pháp luật Nhật Bản có khoảng 100 mặt hàng buộc phải dán nhãn chất lượng. Nhóm sản
phẩm dệt gồm: vải, quần, áo nỉ, áo sơmi, cravat, khăn trải giường, máy hút bụi, quạt, tivi. Các
nhãn chất lượng dán trên sản phẩm giúp cho người tiêu dùng được biết các thông tin về chất
lượng sản phẩm và lưu ý khi sử dụng.


Tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng và đánh giá sản phẩm

Dùng để đánh giá phương pháp nhuộm nhanh qua giặt, ủi, phơi khô trong quy định JIS L0884;
thử độ sáng trong JIS L0842; ngồi ra cịn quy định đánh giá phương pháp chống nhăn và các
đặc tính của chất liệu.


Tiêu chuẩn liên quan đến thành phần tạo ra sản phẩm

Tiêu chuẩn này đề ra các quy định cụ thể liên quan đến số lượng, hàm lượng các chất gây hại hay
các nhân tố hóa học trong các thành phần tạo ra sản phẩm.
Nguồn tham khảo: />

Ngồi ra , Nhật Bản cịn áp dụng một số Luật cho hàng dệt may như Luật chống lại các chất có
hại trong sản phẩm, Luật quy định về trách nhiệm xã hội SA8000, Quy định về tiêu chuẩn chất
lượng sản phẩm ISO9000.
VỀ MÔI TRƯỜNG
1. G/TBT/N/EU/280 (EU)
Draft Commission Regulation amending Annex XVII to Regulation (EC) No 1907/2006 of
the European Parliament and of the Council on the Registration, Evaluation,
Authorisation and Restriction of Chemicals ("REACH") as regards nonylphenol
ethoxylates

Nguồn:
/>
Quy

định EC/1907/2006 (REACH)


Nội dung:

Ngành dệt may còn được điều chỉnh bởi Quy chuẩn (EC) số 1907/2006 của Nghị viện và Hội
đồng châu Âu về - Đăng ký, Đánh giá, Cho phép và Hạn chế các loại hóa chất (REACH).
Ngày 16/4/2015, Ủy ban châu Âu có thông báo số G/TBT/N/EU/280 về dự thảo sửa đổi Phụ lục
XVII của Quy định (EC) số 1907/2006 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu về Đăng ký, đánh giá,
cấp phép và hạn chế các loại hóa chất (REACH) liên quan đến chất Nonylphenol Ethoxylates
(NPE).
Đối tượng của dự thảo này là các sản phẩm dệt may có chứa hàm lượng NPE, bao gồm các sản
phẩm chưa thành phẩm, bán thành phẩm hoặc thành phẩm mà có ít nhất 80 % sợi dệt tính theo
khối lượng.
Dự thảo quy định này dự kiến cấm đưa ra thị trường các sản phẩm dệt may có chứa hàm lượng
NPE nêu trên. Dự thảo quy định cũng đưa ra các quy định miễn trừ cho việc hạn chế các sản
phẩm dệt may đã qua sử dụng và các sản phẩm dệt may mới được sản xuất từ vải tái chế.
Phụ lục XVII của quy chuẩn REACH đưa ra danh sách các hóa chất, hợp chất hoặc vật phẩm hóa
học độc hại, và – liên quan đặc biệt đến ngành dệt may – các chất hữu cơ gây ô nhiễm lâu dài,
cần hạn chế sản xuất, mua bán hoặc sử dụng. Thông tin về việc sử dụng an tồn các loại hóa chất
(các biện pháp quản lý rủi ro) phải được truyền đạt trên suốt chuỗi giá trị (cụ thể, từ nhà sản xuất
hóa chất đến các công ty sản xuất sản phẩm dệt may) dưới dạng Bảng dữ liệu an toàn hoặc Báo
cáo an toàn hóa chất.
Dự thảo cũng đưa ra một giai đoạn chuyển tiếp là 60 tháng kể từ khi thông qua quy định này đến
khi áp dụng chúng nhằm giúp cho các nhà sản xuất hàng dệt may đủ thời gian điều chỉnh các quy
trình sản xuất của mình để có thể tuân thủ hạn chế này.



Mục đích: Quy định REACH đưa ra một số quy tắc nhằm đảm bảo việc xử lý các loại hóa
chất ở quy mơ cơng nghiệp khơng mang lại rủi ro cho sức khỏe con người và môi trường.

- Nguồn tham khảo: />

VỀ AN TOÀN
1. G/TBT/N/USA/242/Add.2 (Hoa Kỳ)
Request for Information About Possible Exemptions From Testing and Other Changes to the
Standard for the Flammability of Clothing Textiles
Nguồn: />Ngày ban hành: 01/05/2019
16 CFR 1610 – Tiêu chuẩn cho tính dễ cháy của Quần áo Dệt may:


Phạm vi: Tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các hàng dệt may mà người lớn và trẻ em dùng
để mặc.

Không áp dụng cho: Một số mũ, găng tay, giày dép, vải chen với các loại vật liệu khác;
đồ ngủ trẻ em phải đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn.


Các miễn trừ cụ thể:

- Vải nào đáp ứng một miễn trừ cụ thể thì khơng cần kiểm nghiệm.
o
o
o
o


Xác định bởi loại vải và thơng số kỹ thuật
Vải có mặt trơn hoặc có mặt sợi nổi
Trọng lượng vải
Thành phần sợi

- Vải có mặt trơn ≥ 88.2 g/m2 (2.6 oz/yd2), bất kể thành phần sợi
- Vải có mặt trơn và mặt sợi nổi làm bằng một số loại sợi: Acrylic, modacrylic, nylon, olefin,
polyester, len, hoặc bất kỳ kết hợp của các loại sợi này, bất kể trọng lượng.


Phân loại:

- Tiêu chuẩn quy định cụ thể thủ tục kiểm nghiệm và xác định tính dễ cháy tương đối của hàng
dệt dùng trong may mặc, sử dụng ba loại tính dễ cháy.
- Thời gian cháy của một số mẫu vật được tính trung bình và một Loại (Loại 1, 2, hoặc 3) sẽ
được chỉ định dựa trên:
o Thời gian cháy trung bình (tốc độ cháy)
o Đặc điểm bề mặt
- Loại dệt may 3 được xem là rất dễ cháy và không phù hợp để sử dụng cho quần áo, do tính
cháy nhanh và mạnh.

-

Kiểm nghiệm
Mẫu vật cỡ 2 x 6 inch
Góc 45 độ
Ngọn lửa 16 mm


-


Bắt lửa 1 giây
Bắt lửa bề mặt
Ghi lại thời gian cháy
Chuẩn bị mẫu quy định
Phải tân trang

Nguồn tham khảo: />2. Yêu cầu theo luật CPSIA cho hàng may mặc và đồ ngủ trẻ em (Hoa Kỳ)
Tuân thủ tất cả quy định an toàn sản phẩm của trẻ em đang áp dụng
- Tính dễ cháy
- Giới hạn chì về hàm lượng và lớp phủ bề mặt phải được đáp ứng
- Các món dùng để giữ trẻ (từ 3 tuổi trở xuống) phải đáp ứng yêu cầu về phthalate
 Cấp Giấy Chứng Nhận Sản Phẩm Dành Cho Trẻ Em (CPC)


CPC cho thấy sự phù hợp với yêu cầu áp dụng (ví dụ, tính dễ cháy, chì, phthalate) dựa trên kiểm
nghiệm của bên thứ ba



Sử dụng phịng thí nghiệm của bên thứ ba được CPSC cơng nhận
Có thơng tin truy xuất thường trực gắn liền với sản phẩm và bao bì, nếu được

Nguồn tham khảo: Lên trang mạng của CPSC (www.cpsc.gov/cpsia) để tìm hướng dẫn từng bước
chấp hành luật CPSIA.
/>3. ASTM F1816-97 (Hoa Kỳ)
Quy định An toàn Tiêu chuẩn cho Dây rút nơi Áo khốc ngồi của Trẻ em
Tháng 2 năm 1996, Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (CPSC) ban hành các hướng dẫn đã
được đưa vào một tiêu chuẩn tự nguyện trong ngành để tránh chuyện trẻ em bị siết cổ hay vướng
vào các dây rút của quần áo mặc ngồi.

Vào tháng 7 năm 2011, CPSC đã thơng qua một quy tắc an toàn liên bang cho dây rút nơi áo
khốc ngồi của trẻ em. Quần áo khốc ngồi của trẻ em có kích cỡ 2T-16 phải phù hợp với
ASTM F1816-97, Quy định An toàn Tiêu chuẩn cho Dây rút nơi Áo khốc ngồi của Trẻ em,
được phê duyệt ngày 10 tháng 6 năm 1997, công bố tháng 8 năm 1998 (được lồng vào bằng cách
tham chiếu trong 16 CFR 1120.3 (b), nếu khơng, những loại khốc ngồi như vậy sẽ bị coi là một
sản phẩm nguy hiểm đáng kể.
Theo ASTM F1816-97, giây buộc ở ngang eo và vùng đáy của phần trên của áo khốc ngồi của
trẻ em có kích thước từ 2T tới 16 phải:
-

Khơng dài q 75mm ở ngoài chỗ luồn giây khi áo được mở ra hết chiều ngang;
Khơng có nút toggle, nút thắt hay các vật vướng mắc gì ở hai đầu giây; và


-

Được bartacked (tức là khâu vào qua sợi giây kéo và chỗ luồn giây, thường vào đoạn
giữa phía sau của đường luồn giây), nếu giây kéo là sợi giây liên tục.

Nguồn tham khảo: />Ngồi ra, các thơng tư, quy chuẩn đối với hàng dệt may về mơi trường, an tồn và sức khỏe con
người được EU ban hành liên quan đến cấm việc nhập khẩu và bán các loại hàng hóa có chứa các
chất bị cấm bao gồm:
• Thơng tư 2002/61/EC và đã được 27 nước thành viên đưa vào luật quốc gia. Đó là cấm bán sản
phẩm dệt may có chứa thuốc nhuộm azo gây ung thư.
• Thơng tư 2003/11/EC về hạn chế sử dụng các chất chống cháy trong sản phẩm dệt may: penta
BDE, Octa BDE.
• Quy chuẩn EC 850/2004 cấm sử dụng các chất hữu cơ gây ô nhiễm (POP).
- Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thể tự truy cập và đăng ký thực hiện các tiêu chuẩn
TBT tại Cổng thông tin điện tử Văn phòng TBT Việt Nam: />



×