Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thươ (35)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.2 KB, 3 trang )

v
phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử tại Vietcombank để từ đó có góc nhìn
khách quan nhất đánh giá sự phát triển của dịch vụ này.
Phần thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng cá
nhân tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam có đưa ra các quan điểm của
tác giả trong việc đánh giá tiềm lực phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại
Vietcombank bằng việc phân tích SWOT, tìm ra những điểm mạnh, yếu, các cơ hội
và thách thức đối với sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, đánh giá các tiềm lực
phát triển của Vietcombank trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử dành
cho khách hàng cá nhân.
Việc đánh giá các thành tựu mà Vietcombank đã đạt được trong sự nghiệp
phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử được thực hiện dựa trên các tiêu chí đánh giá
theo chiều rộng và theo chiều sâu, thực hiện phân tích trên từng tiêu chí.
Bên cạnh đó, một cuộc khảo sát với 100 nhân viên Vietcombank tham gia đã
được tác giả tiến hành để phân tích rõ hơn các nhân tố tác động đến sự phát triển
dịch vụ NHĐT dành cho khách hàng cá nhân tại Vietcombank. Thơng qua những số
liệu phân tích và kết quả tính tốn, luận văn đã làm rõ những thuận lợi, khó khăn
cũng như những thành công, hạn chế, chỉ ra các nguyên nhân của những hạn chế
trong việc cung cấp dịch vụ NHĐT dành cho khách hàng cá nhân tại Vietcombank.
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách
hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam.
Dựa trên các mục tiêu, định hướng phát triển dịch vụ NHĐT tại Ngân hàng
TMCP Ngoại Thương Việt Nam đến năm 2030, chương 3 đã đưa ra các đề xuất bao
gồm: giải pháp chính sách phát triển sản phẩm, cơng tác marketing, bài tốn nhân
sự, các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như hạn chế rủi ro trong
việc cung cấp dịch vụ NHĐT và quan trọng nhất là giải pháp về công nghệ khi mà
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ở trong giai đoạn bùng nổ mạnh mẽ.
Ngoài ra, luận văn cũng đề xuất các kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và
đối với Chính phủ nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của dịch vụ ngân
hàng điện tử dành cho khách hàng cá nhân.



1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vài thập niên trở lại đây, nền kinh tế thế giới đã có những bước phát triển
đáng kể nhờ vào những tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin. Sự phát triển
nhanh chóng của cơng nghệ thơng tin, mạng internet đã thúc đẩy sự tăng trưởng của
các dịch vụ điện tử, việc mua bán trao đổi qua mạng trở nên phổ biến hơn bao giờ
hết. Điều này đã tạo điều kiện cho dịch vụ ngân hàng điện tử chiếm lĩnh thị trường
thanh toán. Những khái niệm về ngân hàng điện tử, giao dịch trực tuyến, thanh toán
online,… đã bắt đầu trở thành xu thế phát triển và cạnh tranh của các ngân hàng
thương mại ở Việt Nam.
Dịch vụ ngân hàng điện tử mang lại những giá trị mới cho khách hàng, đặc
biệt là khách hàng cá nhân như: tiết kiệm thời gian, chi phí, tiện lợi thực hiện mọi
lúc mọi nơi, nhanh chóng và hiệu quả; cịn đối với ngân hàng, phát triển dịch vụ
ngân hàng điện tử không những tiết kiệm chi phí và đem lại lợi nhuận mà cịn giúp
ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Chính vì
thế, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong những chiến lược phát triển
được đặt lên hàng đầu của các ngân hàng thương mại.
Với tầm nhìn trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một trong 100 ngân hàng
lớn nhất khu vực châu Á, một trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế
giới, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) ln phấn đấu, nỗ
lực hết mình để bắt kịp tiến trình hiện đại hóa ngân hàng, bên cạnh việc hoàn thiện
những nghiệp vụ truyền thống, ngân hàng còn tập trung phát triển dịch vụ ngân
hàng điện tử, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát
triển. Trên thực tế, quá trình phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử của Vietcombank
cũng cho thấy cịn những khó khăn, hạn chế, nhất là trong giai đoạn các công ty
Fintech đang phát triển ồ ạt, cạnh tranh với dịch vụ ngân hàng điện tử truyền thống
hiện nay. Vì vậy, việc tìm ra các biện pháp nhằm triển khai, phát triển thành công
dịch vụ Ngân hàng điện tử sẽ giúp Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

khẳng định vị thế, thương hiệu của mình. Xuất phát tử đó, tác giả đã chọn đề tài :
“Dịch vụ Ngân hàng điện tử dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng


2
Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) – thực trạng và
giải pháp” làm đề tài luận văn của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
➢ Tình hình nghiên cứu nước ngồi:
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu vào các yếu tố tạo nên sự
thành công trong phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, đáng chú ý là các kết quả
sau:
Hussein Ahmad Alwan & Abdelhalim Issa Al-Zu’bi (2016), Các yếu tố quyết
định việc chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng tại các
ngân hàng thương mại. Nghiên cứu đã điều tra hành vi sử dụng ngân hàng điện tử
của khách hàng tại các ngân hàng thương mại ở Jordan, các rào cản kìm hãm sự
phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử và các giải pháp cho một số trở ngại chính mà
các ngân hàng gặp phải với dịch vụ này. Ngồi ra, nghiên cứu cịn cung cấp một số
khuyến nghị để giải quyết những trở ngại mà khách hàng của các ngân hàng thương
mại ở Jordan phải đối mặt.
Mohsina Khan (2016), Nhận định và viễn cảnh về dịch vụ Mobile Banking tại
Nam Rajasthan. Đề tài đã phân tích xu hướng, mức độ tăng trưởng của ngân hàng
điện tử ở Nam Rajasthan. Tác giả đã đưa ra cái nhìn tổng quát về sự phát triển của
ngân hàng điện tử, từ đó chỉ ra những thuận lợi và thách thức trong việc phát triển
Mobile Banking. Đặc biệt, bài viết nêu ra tầm quan trọng của việc sử dụng ngân
hàng điện tử là để “tiết kiệm thời gian”. Ngoài ra, vấn đề về bảo mật thông tin, giao
dịch giả mạo trong dịch vụ ngân hàng điện tử được xem xét như một yếu tố quan
trọng thách thức ngân hàng phải nâng cao chất lượng dịch vụ. Theo đó, tác giả đã đề
nghị ngân hàng phải có thơng báo bắt buộc về rủi ro bảo mật trong khi sử dụng
Mobile Banking cũng như các ngân hàng nên cung cấp thêm nhiều kênh đăng ký

dịch vụ.
Ok, S.H., Hwang, K.T (2017), Sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Hàn
Quốc. Nghiên cứu đã đề xuất các biện pháp để thúc đẩy phát triển dịch vụ ngân hàng
điện tử của Hàn Quốc trong giai đoạn đầu bằng cách phân tích các trường hợp thành
cơng của các ngân hàng ở một số nước như Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và Hoa



×