Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thươ (41)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.34 KB, 3 trang )

18
để rút tiền mặt hoặc chi tiêu tại các đơn vị chấp nhận thẻ (POS) một cách tiện lợi và
nhanh chóng.
❖ Máy rút tiền tự động (ATM)
ATM (Automatic Teller Machine) được kết nối vào mạng máy tính của từng
ngân hàng hoặc mạng máy tính liên ngân hàng để cung cấp hỗ trợ khách hàng các
dịch vụ như vấn tin, rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh tốn hóa đơn, dịch vụ bảo
hiểm…tùy theo nhu cầu thực tế và sự lựa chọn dịch vụ của từng ngân hàng. Ở Việt
Nam, các máy ATM vẫn chủ yếu để rút tiền mặt và truy vấn thơng tin, các dịch vụ
như thanh tốn hóa đơn, nộp phí bảo hiểm chưa được khách hàng đón nhận một
cách rộng rãi.
Máy ATM được thiết kế kỹ thuật bao gồm một cổng kết nối máy tính, một
hệ thống lưu trữ thông tin và tiền mặt, cho phép khách hàng truy cập vào hệ thống
sổ sách kế toán của ngân hàng bằng một tấm thẻ có chứa mã số định dạng cá nhân
(PIN). Phát triển hệ thống ATM đang dần dần thay thế việc phục vụ trực tiếp tại
quầy về thanh toán tiền mặt và các dịch vụ thanh toán khác. Theo đó, ngân hàng
có nhiều thời gian để tập trung bán hàng và đáp ứng các nhu cầu khác nhau của
khách hàng. Hệ thống phân phối tự động đã giúp các ngân hàng giảm được chi phí
đáng kể.
❖ Máy thanh toán tại điểm bán hàng (EFTPOS)
EFTPOS (Electronic Funds Transfer at Point of Sale) là một thiết bị đầu cuối
được lắp đặt trong các siêu thị và cửa hàng cho phép khách hàng thanh tốn một
cách nhanh chóng hàng hóa dịch vụ thông qua hệ thống điện tử. Hệ thống này được
đặt tại các điểm bán lẻ để người mua lựa chọn hàng và đưa thẻ vào máy kiểm tra.
Thẻ được chuyển qua đầu đọc và số tiền cần thanh toán được nhân viên bán hàng
nhập vào máy. Khách hàng được xác nhận giao dịch bằng cách bấm mã số cá nhân
(PIN) và/hoặc ký lên hóa đơn thanh tốn thẻ được in ra. Tài khoản của khách hàng
sẽ tự động được ghi Nợ và tài khoản của nhà bán lẻ sẽ được ghi Có tương ứng.
Ngồi việc giảm thiểu tiền mặt lưu thơng, hệ thống này cịn giảm thiểu việc sử dụng
các loại hóa đơn, chứng từ. Máy POS có thể được kết nối trong mạng máy tính để
thực hiện giao dịch online hoặc là những máy đơn lẻ để thực hiện giao dịch offline.




19
1.2. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng cá nhân tại
ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng cá
nhân
Theo quan niệm thông thường “phát triển” được hiểu là sự biến đổi cả về số
lượng và chất lượng mang ý nghĩa tích cực.
Trong kinh tế, phát triển là sự gia tăng về số lượng, mở rộng quy mô và nâng
cao chất lượng một thành tố. Phát triển bao hàm cả sự tăng trưởng về số lượng và
nâng cao chất lượng.
Sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng cá nhân là việc
mở rộng số lượng (xu hướng phát triển theo chiều rộng) và nâng cao chất lượng (xu
hướng phát triển theo chiều sâu) các dịch vụ ngân hàng điện tử phục vụ cho đối
tượng khách hàng cá nhân nhằm thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách
hàng trên cơ sở đảm bảo các mục tiêu của ngân hàng.
Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử theo chiều rộng là quá trình thúc đẩy,
tăng cường và khuyến khích việc ứng dụng các phương tiện điện tử vào các dịch vụ
ngân hàng, sao cho ngày càng nhiều khách hàng biết đến và sử dụng các dịch vụ
này nhằm tìm hiểu thơng tin ngân hàng, từ đó tin tưởng thực hiện giao dịch tài
chính trên các kênh dịch vụ điện tử. Phát triển theo chiều rộng về phía ngân hàng
cịn là sự đa dạng hóa sản phẩm, tăng thị phần của mình trên thị trường cung cấp
dịch vụ ngân hàng điện tử.
Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử theo chiều sâu là quá trình tiến bộ trong
chất lượng dịch vụ, phát triển các tiện ích của dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng
trở nên thân thiện, dễ sử dụng với người dùng nhưng cũng chắc chắn đảm bảo tính
an tồn, bảo mật đối đối với từng giao dịch nhằm nâng cao uy tín của ngân hàng.
Sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong đó kết hợp cả hai xu hướng:
chiều rộng và chiều sâu sẽ giúp các NHTM có nhiều lợi thế cạnh tranh cũng như tạo

được sự phát triển bền vững nhất.


20
1.2.2. Tiêu chí đánh giá phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách
hàng cá nhân
Tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách
hàng cá nhân cần theo sát hai xu hướng phát triển: theo chiều rộng và chiều sâu. Cụ
thể các tiêu chí này bao gồm:
1.2.2.1. Tiêu chí đánh giá theo chiều rộng
a.

Sự gia tăng quy mô dịch vụ
Các chỉ tiêu liên quan tới quy mô dịch vụ bao gồm:
- Chỉ tiêu về số lượng loại hình, số lượng dịch vụ NHĐT. Dịch vụ ngân

hàng điện tử với nhiều loại hình như Internet Banking, Home Banking, Mobile
Banking, ATM, POS, SMS Banking… Các loại hình dịch vụ này được các ngân
hàng lần lượt cung cấp cho khách hàng nhằm đem lại nhiều tiện ích nhất có thể.
- Chỉ tiêu về số lượng sản phẩm phát hành/ hoạt động: số lượng sản phẩm
dịch vụ tăng vừa giúp khách hàng có thể sử dụng nhiều tính năng tiện lợi hơn, vừa
giúp ngân hàng tăng nguồn thu nhập hơn.
b.

Sự gia tăng doanh số, thu nhập
- Chỉ tiêu doanh số giao dịch cùng với số lượng giao dịch dịch vụ ngân

hàng điện tử phản ánh được mức độ chấp nhận, tin cậy của khách hàng vào các dịch
vụ ngân hàng điện tử mà ngân hàng đã cung cấp. Doanh số giao dịch tăng chứng tỏ
dịch vụ được khách hàng tin tưởng sử dụng nhiều, một yếu tố quan trọng đánh giá

sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử.
Mức tăng/giảm
doanh số giao dịch =
dịch vụ EB
-

Doanh số giao dịch của
dịch vụ EB năm nay

-

Doanh số giao dịch của dịch vụ
EB năm trước

Thu nhập từ dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng phản ánh giá trị

mà dịch vụ ngân hàng điện tử mang lại. Chỉ tiêu thu nhập kết hợp cùng với
doanh số cịn đánh giá được chi phí mà ngân hàng đã bỏ ra để cung cấp dịch vụ
cho khách hàng.
Thu nhập từ
dịch vụ EB

=

Doanh số giao dịch
của dịch vụ EB

-

Chi phí giao dịch

của dịch vụ EB



×