Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giải pháp mở rộng sản phẩm tín dụng vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng (3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.39 KB, 3 trang )

35
Hiện nay, hầu hết các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam đều đã triển khai
và đẩy mạnh hoạt động cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân. Đặc biệt là
các NH TMCP như ACB, Sacombank, Dong A Bank… đã triển khai sản phẩm này
từ khá sớm tại thị trường Việt Nam. Thủ tục cũng như quá trình giải quyết xử lý hồ
sơ tại các Ngân hàng này khá nhanh và chuyên nghiệp . BIDV cũng như một số
Ngân hàng quốc doanh cũ như Vietcombank, VietinBank trong những năm gần đấy
đã bước đầu chú trọng đến hoạt động bán lẻ trong đó có sản phẩm cho vay mua ô tô
đối với khách hàng cá nhân thông qua việc thành lập một số chi nhánh mới hoạt
động chuyên sâu về bán lẻ cũng như phát triển mơ hình bán lẻ tại các Chi nhánh cũ.
Thông qua việc xem xét cách thức mà các ngân hàng đã thực hiện trong lĩnh
vực ngân hàng bán lẻ tại thị trường Việt Nam, có thể rút ra một số bài học kinh
nghiệm cho các NHTM Việt Nam để phát triển ngân hàng bán lẻ nói chung và mở
rộng cho vay mua ơ tơ nói riêng như sau:
(1) Nghiên cứu và phát triển sản phẩm tín dụng sát với hồn cảnh thực tế và
nhu cầu thực tiễn của khách hàng cá nhân.
Hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm tín dụng phải song hành cùng
nhau và đặc biệt phải gắn liền với hoàn cảnh thực tế, nhu cầu của khách hàng, đây
là một trong những biện pháp quan trọng giúp duy trì và mở rộng quy mô khách
hàng của ngân hàng. Nếu hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm tín dụng
không phù hợp, được xây dựng trên những giả định và lý thuyết khác biệt với từng
vùng miền, từng nhu cầu khách hàng và nguồn lực của chính Ngân hàng sẽ dẫn đến
những hậu quả nghiêm trọng nhất là trong hoạch định chính sách phát triển sản
phẩm của Ngân hàng
(2) Các NHTM cần cập nhật thông tin thị trường tài chính ngân hàng, thị
trường ơ tơ nhập khẩu, ơ tơ lắp ráp, ô tô cũ nhập nguyên chiếc từ nước ngồi..., các
cơ chế chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mơ của chính phủ để kịp thời điều chỉnh
phương hướng hoạt động.
Các chính sách pháp luật thường xuyên thay đổi, các chính sách có thể tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhu cầu của người tiêu dùng. Vấn đề đặt ra hiện
nay chính là việc các Bộ phận có liên quan phải thường xun thu thập các thơng




36
tin mới nhất, chính thống và có liên quan chặt chẽ đến việc thiết kế và triển khai các
sản phẩm tài chính góp phần hỗ trợ Ban lãnh đạo trong việc hoạch định các chính
sách hoạt động.
(3) Có chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng thơng thạo pháp luật,
chun mơn trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng để tư vấn hồ sơ khách hàng một
cách kỹ lưỡng và nhạy bén.
Con người là nguồn lực quý nhất của tất cả các đơn vị, Ngân hàng TMCP
cũng như vậy, việc tìm kiếm và đào tạo những cá nhân thực sự có tâm và có tầm là
một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn hiện nay đặc biệt là trong thời đại
công nghệ thường xuyên thay đổi liên tục, một nhân viên tốt luôn đem lại hiệu quả
công việc cao và luôn tạo cho khách hàng sự tin cậy cần thiết trong việc thiết lập
các giao dịch tài chính khi sử dụng các sản phẩm tín dụng của Ngân hàng.
(4) Các NHTM tùy theo năng lực tài chính của mình, tự cân đối nguồn vốn
đáp ứng cho hoạt động tín dụng cá nhân nói chung và cho vay mua ơ tơ nói riêng
đảm bảo khả năng cạnh tranh về giá (lãi suất + phí).
Trong giai đoạn mở cửa nền kinh tế hiện nay, các Ngân hàng TMCP trong
nước và quốc tế đang cạnh tranh nhau trên tất cả các phương diện, tất cả các Ngân
hàng bắt buộc phải tự cân đối để đảm bảo các mục tiêu tài chính riêng đồng thời có
thể mở rộng được nguồn khách hàng để tạo động lực cho sự phát triển, NHTM
khơng thể thực hiện các chính sách tài chính dẫn đến sự mất cân bằng các nguồn lực
vì có thể tác động đến tồn bộ hệ thống Ngân hàng nói chung.
(5) Các NHTM khơng nên vì mục tiêu lợi nhuận mà sử dụng nguồn vốn ngắn
hạn để cho vay trung – dài hạn trong lĩnh vực cho vay mua ô tơ một cách bất hợp lý
nhằm tránh rơi vào tình trạng mất thanh khoản một khi thị trường tài chính hay thị
trường bất động sản bị biến động.
Việc sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản dài hạn là vấn đề
đã được đặt ra nhiều nhất là trong những năm gần đây khi một số Chi nhánh các Ngân

hàng đã thực hiện các chính sách cho vay có nguy cơ dẫn đến các khoản cho vay mất khả
năng thanh toán. Tất cả các NHTM đã siết chặt vấn đề này ngay từ khâu thẩm duyệt hồ
sơ để đảm bảo khoản vay được thế chấp bằng các tài sản đủ khả năng chi trả.


37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM
2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (sau đây gọi tắt là “BIDV”
hoặc”Ngân hàng”), tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, được thành lập
theo Quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ, với chức
năng ban đầu là cấp phát và quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách
phục vụ tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Ngày 08/11/1994 của Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 654/QĐ-TTg về việc chuyển giao nhiệm vụ cấp phát
vốn ngân sách và tín dụng theo Kế hoạch nhà nước từ BIDV về Tổng cục Đầu tư
(trực thuộc Bộ Tài chính) và Quyết định 293/QĐ-NH9 ngày 18/11/1994 của Thống
đốc NHNN Việt Nam cho phép BIDV được kinh doanh đa năng như một Ngân
hàng Thương mại.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành
lập theo Giấy phép Thành lập và Hoạt động số 84/GP-NHNN ngày 23 tháng 4 năm
2012 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp (đã được sửa đổi theo Quyết định số
2021/QĐ-NHNN) ngày 13/10/2015 và Quyết định số 163/QĐ-NHNN ngày 18
tháng 2 năm 2016) và Giấy chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp số 0100150619,
đăng ký thay đổi lần thứ 23 do sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày
24 tháng 10 năm 2016.
Ngân hàng được thành lập nhằm thực hiện các hoạt động Ngân hàng theo Điều
4, Giấy phép Thành lập và Hoạt động số 84/GP-NHNN (đã được sửa đổi theo

Quyết định số 2021/QĐ-NHNN) ngày 13/10/2015 và Quyết định số 163/QĐNHNN ngày 18 tháng 2 năm 2016) và Giấy chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp số
0100150619, đăng ký thay đổi lần thứ 23 do sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà
Nội cấp ngày 24 tháng 10 năm 2016 bao gồm nhận tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi
có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác; phát hành chứng chỉ tiền gửi,
kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngồi; cấp tín



×