Mục lục
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG......................................................................................2
1.1
Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân............................................................................2
1.2
Quy trình tín dụng.............................................................................................................2
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK...............................................................5
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank).................................5
2.1.1. Giới thiệu về NH Sacombank.........................................................................................5
2.1.2. Quá trình hình thành và phát tiển..................................................................................6
2.1.3 Các hoạt động chính........................................................................................................7
2.2 Thực trạng thực hiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng
Sacombank...................................................................................................................................8
2.2.1 Các sản phẩm cho vay cá nhân tại Sacombank...............................................................8
2.2.2 Quy trình tín dụng cá nhân của sacombank ...................................................................9
2.3.3 Thực trạng thực hiện quy trình......................................................................................42
2.3.4 Hướng đi trong tương lai..............................................................................................44
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VAY
TIÊU DÙNG TẠI VIỆT NAM......................................................................................................46
3.1. Chủ thể tham gia thị trường và thị phần.............................................................................46
3.2 Điểm mạnh điểm yếu của các chủ thể..................................................................................47
3.2.1. Ngân hàng thương mại.................................................................................................47
3.2.2 Công ty tài chính...........................................................................................................48
3.2.3 Công ty Fintech.............................................................................................................50
3.2.4 Quỹ tín dụng nhân dân..................................................................................................52
3.2.5 Tổ chức tài chính vi mô.................................................................................................53
3.3 Xu hướng phát triển của thị trường cho vay. Xu hướng của thị trường cho vay khách
hàng cá nhân – cho vay tiêu dùng..............................................................................................56
3.3.1 Tiềm năng phát triển......................................................................................................56
3.3.2 Cho vay tiêu dùng: Xu hướng tất yếu của các ngân hàng thương mại.........................57
1
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA NGÂN HÀNG
BÀI TẬP LỚN
MÔN: Tín dụng Ngân hàng
Đề tài: Thực trạng thực hiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại
một NHTM Việt Nam. Đánh giá thị trường cho vay khách hàng cá nhân tại Việt
Nam.
Giảng viên: TS Phạm Thu Thủy
Nhóm 4
SACOMBANK
Hà Nội 2018
2
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA NGÂN HÀNG
BÀI TẬP LỚN
MÔN: Tín dụng Ngân hàng
Đề tài: Thực trạng thực hiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại
một NHTM Việt Nam. Đánh giá thị trường cho vay khách hàng cá nhân tại Việt
Nam.
Giảng viên: TS Phạm Thu Thủy
Nhóm 4
SACOMBANK
1. Trần Hồng Ngọc_18A4000526_NT (20%)
2..Hoành Hoài Linh_18A4000407 (20%)
3.Lê Phương Thảo_18A4000663 (20%)
4. Nguyễn Thị Ngần_18A4000505 (20%)
5. Nguyễn Minh Phương_18A4000582 (20%)
Mã môn học: FIN33A nhóm 12
3
Hà Nội 2018
4
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập hóa, thị trường tài chính Việt Nam
chưa bao giờ sôi động và sự cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Chính
điều này đã buộc các ngân hàng trong nước phải nỗ lực hết mình trong việc cải
thiện và nâng cao dịch vụ của bản thân. Hệ thống ngân hàng thương mại đã có
những chuyển biến rõ rệt và không ngừng đổi mới. Hoạt động cho vay luôn được
coi là hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại, có vai trò quan trọng trong việc
tao ra nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng và giúp ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy
động một cách hiệu quả nhất. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự ra đời
của các ngân hàng thương mại cổ phần thì hàng loạt các sản phẩm cho vay đã ra
đời làm cho các sản phẩm cho vay của ngân hàng ngày mọt đa dạng phong phú.
Mức sống của người dân ngày càng cao, nhu cầu tiêu dùng của họ vì thế mà cũng
tăng lên theo đó cho vay tiêu dùng ra đời và trở thành mục tiêu mà các ngân hàng
hướng tới.
Chính vì vậy nhóm 4 bọn em quyết định thực hiện đề tài Thực trạng thực
hiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại một NHTM Việt Nam. Đánh
giá thị trường cho vay khách hàng cá nhân tại Việt Nam. Trong quá trình thực hiện
đề tài không tránh khỏi những sai sót, nhóm em mong nhận được sự góp ý và đánh
giá từ cô.
Bọn em chân thành cảm ơn!
5
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN TẠI SACOMBANK
ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIỆT
NAM
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1 Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân
Cho vay khách hàng cá nhân là quan hệ cho vay mà Ngân hàng thương mại
chuyển giao về vốn trong một thời gian nhất định từ Ngân hàng thương mại tới các
cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng, đầu tư hay sản
xuất kinh doanh.
1.2 Quy trình tín dụng
a) Khái niệm: Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng
từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải
ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng.
b) Vai trò:Việc xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện nó đặc
biệt quan trọng đối với một ngân hàng thương mại:
• Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao
chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng.
• Về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng:
Làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho từng bộ phận trong
hoạt động tín dụng.
Làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn về mặt hành chính.
6
Chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng.
c) Quy trình tín dụng căn bản
Quy trình cho vay được các cán bộ tín dụng áp dụng cho quá trình cho vay diễn ra
một cách khoa học nhằm hạn chế, ngăn ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín
dụng.
Tùy theo đặc điểm tổ chức và quản trị, mỗi ngân hàng đều thiết kế và xây dựng
cho mình một qui trình tín dụng riêng. Sau đây là các bước căn bản của một qui
trình tín dụng:
Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng: Là khâu căn bản đầu tiên của qui trình tín
dụng, nó được thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng có
nhu cầu vay vốn. Tùy theo quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, loại tín dụng
yêu cầu và qui mô tín dụng, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ với
những thông tin yêu cầu khác nhau.
Bước 2: Phân tích tín dụng: Là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách
hàng về sử dụng vốn tind dụng, khả năng hoàn trả nợ và khả năng thu hồi vốn vay
cả gốc và lãi.
Bước 3: Quyết định và ký hợp đồng tín dụng: Quyết định tín dụng là quyết định
cho vay hay từ chối đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đây là khâu cực kỳ
quan trọng trong qui trình tín dụng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến các khâu sau và
ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Bước 4: Giải ngân: Là khâu tiếp theo sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết,
khâu phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp
đồng.
7
Bước 5: Giám sát tín dụng: Là khâu khá quan trọng nhằm mục tiêu bảo đảm tiền
vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện
và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ
sau này.
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng: Đây là khâu kết thúc của qui trình tín dụng.
Khâu này gồm có các việc quan trọng cần xử lý (1) thu nợ cả gốc và lãi, (2) tái xét
hợp đồng tín dụng, (3) thanh lý hợp đồng tín dụng.
8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH TÍN DỤNG ĐỐI
VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank)
2.1.1. Giới thiệu về NH Sacombank
Tên NH: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
Tên tiếng anh: SAIGON THUONG TIN COMMERICAL JOINT STOCK
BANK
Tên viết tắt: SACOMBANK
Logo NH
Trụ sở chính :
266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại:
(84-8) 39 320 420
9
Số fax :
(84-8) 39 320 424
Email :
Website :
www.sacombank.com.vn
Vốn điều lệ :
18.852 tỷ đồng ( tính đến ngày 30/11/2016 )
Giấy phép thành lập: số 05/GP-UB ngày 03/01/1992 của UBND TP. Hồ Chí Minh
Giấy phép hoạt động: số 0006/GP-NH ngày 05/12/1991 của NH Nhà nước Việt
Nam
Giấy chứng nhận ĐKKD : số 0301103908 do sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí
Minh
Mã số thuế :
0301103908
2.1.2. Quá trình hình thành và phát tiển.
NHTM cổ phần Sài gòn Thương Tín được thành lập ngày 21/12/1991 khi hợp nhất
bốn hợp tác xã: Gò Vấp, Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia với số vốn điều lệ ban
đầu là 3 tỷ đồng.
Ngày 20/01/2018, Sacombank tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2017 và triển khai kế
hoạch năm 2018. Tại Hội nghị, Sacombank đã công bố lợi nhuận trước thuế đạt
hơn 1.488 tỷ đồng, gấp 9,5 lần so với năm 2016 và Ngân hàng đặt mục tiêu 1.640
tỷ đồng cho năm 2018. Năm 2017 là năm đầu tiên Sacombank hoạt động theo Đề
10
án tái cơ cấu đã được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Tuy phải đối
mặt với nhiều khó khăn và thách thức nhưng Sacombank đã đạt được những kết
quả khả quan và tăng trưởng tích cực..
Sacombank là một trong những ngân hàng cổ phần có thế mạnh về mạng lưới với
566 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn hệ thống tại Việt Nam, Lào và
Campuchia. Ngoài việc nâng cấp 11 Quỹ tiết kiệm lên Phòng giao dịch, tái bố trí
sắp xếp 86 điểm giao dịch trong nước để khai thác tiềm năng tại các địa bàn, mở
thêm 2 Chi nhánh tại Lào và Campuchia; Sacombank đã xây dựng Đề án tổng thể
Tái cơ cấu mạng lưới hoạt động đến năm 2022.
Ngày 19/01/2018 vừa qua, tại Lễ công bố xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất
Việt Nam 2017 (VNR500) do Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá việt Nam
(Vietnam Report) và Báo VietnamNet phối hợp tổ chức, Sacombank vinh dự nằm
trong top 50 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Đây là lần thứ 5 liên tiếp
Sacombank có tên trong bảng xếp hạng này. Trước đó, Sacombank đã liên tiếp đạt
các giải thưởng quan trọng như giải Ngân hàng có mạng lưới chấp nhận thẻ hiệu
quả nhất 2017 do Hiệp hội các Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Tập đoàn dữ liệu
quốc tế IDG trao tặng; 4 giải thưởng lớn từ tổ chức thẻ Visa: Top 3 ngân hàng có
doanh số giao dịch thẻ cao nhất năm 2017, Top 3 ngân hàng phát hành thẻ Visa
Debit đạt doanh số cao nhất thị trường, Ngân hàng dẫn đầu về triển khai công nghệ
thanh toán chạm và Ngân hàng dẫn đầu về triển khai công nghệ thanh toán bằng
QR code; 2 giải thưởng từ mạng lưới thẻ nội địa Napas: Ngân hàng tiêu biểu 2017
và Ngân hàng có hệ thống ATM hiệu quả 2017.
Trên nền tảng những thành quả và những bài học kinh nghiệm quý giá đã đúc kết
được, năm 2018 Sacombank sẽ tập trung đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu theo Đề
án, ưu tiên công tác xử lý nợ xấu để nâng cao chất lượng tài sản. Mục tiêu xuyên
11
suốt là đẩy mạnh nghiệp vụ bán lẻ, tăng doanh thu từ mảng dịch vụ để đóng góp
tích cực vào lợi nhuận của ngân hàng. Bên cạnh đó là tăng cường sức cạnh tranh
bằng chiến lược khác biệt hóa, kết hợp với chiến lược tối ưu hóa chi phí và mở
rộng quan hệ hợp tác, liên kết. Tất cả vì mục tiêu “Trở thành ngân hàng bán lẻ hiện
đại, đa năng hàng đầu Việt Nam và vươn tầm Khu vực”.
2.1.3 Các hoạt động chính
Ngành nghề sản xuất kinh doanh theo giấy chứng nhận ĐKKD:
- Huy động vốn ngắn hạn , trung hạn và dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳ
hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi;
- Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của
các tổ chức tín dụng khác;
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn;
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá;
- Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật;
- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;
- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế;
- Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác;
- Hoạt động bao thanh toán.
2.2 Thực trạng thực hiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân của
ngân hàng Sacombank
2.2.1 Các sản phẩm cho vay cá nhân tại Sacombank
a) Vay kinh doanh
Thấu chi sản xuất kinh doanh
Vay nông nghiệp
Vay phát triển kinh tế gia đình
Vay sản xuất kinh doanh
12
b) Vay tiêu dùng
Thấu chi tiền gửi
Vay mua xe máy
Vay mua nhà
Vay mua xe
Vay tiêu dùng – Bảo toàn
Vay cầm cố chứng từ có giá
Vay du học
Vay chứng minh năng lực tài chính
c) Vay tín chấp
Vay tiêu dùng Cán bộ nhân viên
Vay tiêu dùng – Bảo tín
d) Vay đặc thù
Vay tiểu thương chợ
Vay đáp ứng vốn kịp thời
Vay mở rộng tỷ lệ bảo đảm
13
2.2.2 Quy trình tín dụng cá nhân của sacombank
2.2.2.1 Sơ đồ quy trình
Bước
Quá trình
Trách nhiệm
-Tiếp xúc với khách hàng
- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ
- Nhận hồ sơ
Chuyên viên khách hàng
Xác minh tính xác thực
CBTD/TP.DVKH/BGĐ
Thẩm định xét duyệt
CV.KH/CBTD
Lập tờ trình đề xuất vay của khách hàng
CBTD
Phê duyệt
GĐ/Ban tín dụng CN
Đăng kí giao dịch đảm bảo tài sản thế chấp
CBTD
Giải ngân
CBTD
Thu nợ định kì
CBTD
Giám sát tín dụng
CBTD
Xử lý khoản vay
CBTD
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
2.2.2.2 Diễn giải sơ đồ
* Bước 1: Tiếp xúc với khách hàng - Hướng dẫn KH lập hồ sơ – Nhận hồ sơ
14
Giải ngân
Hoạt động tín dụng bao giờ cũng bắt đầu từ việc tiếp xúc khách hàng. Đây là
một công việc không kém phần quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh
của NH.
- Tiếp xúc với khách hàng:
Tất cả các KH (cá nhân, công ty, doanh nghiệp…) khi có nhu cầu vay vốn
phải đến giao dịch tại NH và được tiếp xúc trực tiếp với Trưởng phòng tín dụng
hoặc cán bộ tín dụng.
Khi tiếp xúc với KH, cán bộ tín dụng yêu cầu KH cung cấp những thông tin
cần thiết liên quan đến phương án vay vốn theo từng đối tượng KH.
- Hướng dẫn KH lập hồ sơ:
Sau khi CBTD tiếp xúc với KH thì CBTD của NH hướng dẫn KH lập hồ sơ
vay vốn theo quy định của NH. Lập hồ sơ tín dụng là khâu quan trọng vì nó là
khâu thu thập thông tin làm cơ sở thực hiện các khâu sau, đặc biệt là khâu phân
tích và ra quyết định cho vay.
Tùy theo quan hệ giữa KH và NH, loại hình tín dụng, qui mô tín dụng mà
CBTD hướng dẫn KH lập hồ sơ với những thông tin, yêu cầu khác nhau.
- Hồ sơ xin vay đối với khách hàng cá nhân bao gồm:
+Giấy đề nghị vay vốn.
+Phương án vay vốn.
+Các giấy tờ liên quan đến pháp lý như: Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, hộ
khẩu thường trú hoặc KT3…
15
+Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay
như:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc quyết định giao đất, văn
bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, hợp đồng mua bán nhà.
Tờ khai nộp thuế: chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử
dụng đất,
Lệ phí trước bạ cho chuyển dịch tài sản.
Sơ đồ vị trí, hiện trạng nhà đất.
+Các giấy tờ liên quan khác (nếu cần thiết).
+Các giấy tờ liên quan khác (nếu cần thiết).
*Bước 2: Xác minh tính xác thực của các thông tin mà khách hàng cung cấp
- Xác minh tình trạng kinh doanh thực tế của KH.
- Xác minh tình trạng thực tế của bất động sản.
- Định giá bất động sản.
*Bước 3: Thẩm định xét duyệt
Đây là bước quan trọng trong quy trình tín dụng. Bước này ảnh hưởng đến
việc sinh lợi nhuận hay xảy ra rủi ro của NH. Vì vậy trong bước này đòi hỏi CBTD
phải thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của KH thật kỹ, cụ thể là về:
-Xem xét khả năng hoàn trả vốn gốc và lãi vay.
-Phân tích tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm.
-Uy tín của KH.
-Thẩm định tài sản đảm bảo – thế chấp.
16
*Bước 4: Lập tờ trình đề xuất về hồ sơ vay của KH trình lên Trưởng phòng
tín dụng hoặc BGĐ đề ra quyết định cấp tín dụng hay không cấp tín dụng.
Trên cơ sở các tài liệu, dữ liệu đã có, CBTD lập “Tờ trình đề xuất” trình lên
cấp tên xét duyệt.
Trong tờ trình đề xuất bao gồm các nội dung như sau:
Giới thiệu về KH vay.
Số tiền – Mục đích – Thời hạn xin vay.
Mục đích sử dụng vốn.
Tình hình tài chính – Nguồn thu nhập và kế hoạch trả nợ.
Định giá tài sản thế chấp.
Nhận xét đánh giá và đề nghị.
Tuỳ theo qui mô vốn vay lớn hay nhỏ mà quyền phán quyết tín dụng được
trao về ai (một hội đồng tín dụng hay một cá nhân phụ trách). Hội đồng tín dụng
bao gồm những người có quyền hạn và trách nhiệm quan trọng trong NH, thường
phán quyết những hồ sơ vay vốn có qui mô lớn trong khi quyền phán quyết các hồ
sơ vay có qui mô nhỏ thường được giao cho cá nhân phụ trách.
Nếu món vay vượt quá hạn mức phán quyết cho vay đối với một KH
của PGĐ thì trình lên hội đồng tín dụng chi nhánh xét duyệt.
Nếu món vay vượt quá phán quyết của hội đồng tín dụng chi nhánh thì
lập tờ trình gởi lên hội đồng tín dụng cấp trên( kèm theo bản sao bộ hồ
sơ tín dụng và biên bản cuộc họp ban tín dụng) xét duyệt.
Sau khi xem xét hồ sơ vay và tờ trình đề xuất của CBTD mà người có quyền
quyết định hồ sơ đó sẽ ra quyết định tín dụng là chấp thuận hay từ chối cho vay.
Nếu chấp thuận cho vay thì CBTD sẽ hướng dẫn KH ký kết hợp đồng tín dụng và
làm tiếp các bước tiếp theo.
*Bước 5: Ký hợp đồng tín dụng và tiến hành thủ tục công chứng
17
Sau khi hội đồng tín dụng hoặc ban tín dụng quyết định cho vay, thì CBTD
cần tiếp tục thực hiện các công việc sau:
Lập hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh thực hiện việc chứng nhận
hợp đồng theo đúng quy chế thế chấp, cầm cố tài sản (4 bản).
Thu bản gốc và các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp có công
chứng.
Hoàn tất thủ tục cầm cố và nhận tài sản cầm cố.
Hướng dẫn KH ký tên lên các giấy tờ có liên quan.
Lập hợp đồng tín dụng và khế ước vay (3 bản).
Trình hồ sơ lên trưởng phòng tín dụng xem lại trước khi giải ngân.
*Bước 6: Đăng ký giao dịch đảm bảo tài sản thế chấp với chính quyền địa
phương theo dõi tài sản thế chấp trước khi giải ngân.
Nếu bất động sản thế chấp có giấy chứng nhận quyền sở hữu do UBND
Quận cấp thì về Quận đăng ký giao dịch đảm bảo.
Nếu bất động sản thế chấp có giấy chứng nhận quyền sở hữu do thành phố
cấp thì đang ký giao dịch đảm bảo ở Sở Tài Nguyên – Môi Trường.
*Bước 7: Giải ngân
Sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký, cán bộ tín dụng lưu lại một bản hợp
đồng để theo dõi, một bản giao cho KH và chuyển cho bộ phận giao dịch ngân quỹ
2 bản hợp đồng tín dụng. Bên cạnh đó phòng tín dụng giao hồ sơ, hiện vật thế chấp
cho phòng ngân quỹ có sự chứng kiến kiểm tra giao nhận hồ sơ và lập phiếu nhập
ngoại bảng của bộ phận kế toán.
Giao dịch tín dụng tiến hành thủ tục giải ngân: Lập phiếu lĩnh tiền cho KH
(tên người nhận tiền phải khớp với người vay tiền). Phòng ngân quỹ có trách
nhiệm phát tiền vay cho KH.
18
*Bước 8: Thu nợ – thu lãi vay theo đúng định kỳ
Trước khi đến hạn thu nợ CBTD cần làm việc với KH: nhắc nhở KH trả nợ
vay và vốn gốc đúng hạn.
Nhân viên giao dịch tính lãi phát sinh, lập phiếu thu lãi và thu lãi cộng với
vốn gốc (tuỳ theo phương thức trả nợ vay).
Nếu KH trả bớt vốn thì nợ phát sinh cho những ngày tháng tiếp sau sẽ được
tính trên số vốn vay còn lại.
Trường hợp đơn vị, KH gặp khó khăn và xin gia hạn nợ thì CBTD tìm hiểu
nguyên nhân, căn cứ vào tình hình luân chuyển vốn của KH và thể lệ tín dụng lập
tờ trình để Giám Đốc xét duyệt và gia hạn nợ cho KH.
*Bước 9: Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay và tình hình hoạt
động kinh doanh của KH để lập “báo cáo kiểm tra sau khi cho vay” _ Giám sát tín
dụng
Sau khi đã giải ngân cho KH, CBTD phải thực hiện công tác kiểm tra sau
khi cho vay_ giám sát.
Giám sát tín dụng là khâu khá quan trọng nhằm mục tiêu đảm bảo cho tiền
vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện
và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ
sau này.Việc này được thực hiện như sau:
Kiểm tra thường xuyên việc KH sử dụng tiền vay có đúng mục đích
không và theo dõi chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài
chính, tình hình công nợ của KH
Ghi sổ theo dõi cho vay, thu nợ, nhắc nhở KH trả lãi vay và vốn gốc
đúng hạn.
19
Mỗi lần kiểm tra CBTD phải lập biênn bản kiểm tra xác định tình
hình sử dụng vốn trả nợ vay, tình hình sản xuất kinh doanh, tình trạng tài sản đảm
bảo khả năng hoàn vốn. Biên bản phải được trình lên cấp thẩm quyền với các ý
kiến đề xuất cụ thể của CBTD.
*Bước 10: Xử lý khoản vay
Quy trình theo dõi, giám sát, kiểm tra nếu phát hiện khách hàng có những vi
phạm, CBTD phải lập tờ trình xin cấp có thẩm quyền quyết định biện pháp xử lý
kịp thời. Với cấp có thẩm quyền khi nhận được tờ trình của CBTD phải kịp thời
xem xétt quyết định biện pháp xử lý khoản vay kịp thời phù hợp với các vi phạm.
* Trong quy trình tín dụng, Sacombank đã thực hiện những bước sau để
quản lý rủi ro tín dụng
Xếp hạng tín dụng và sử dụng kết quả xếp hạng
Xếp hạng tín dụng khách hàng là một khâu khá quan trọng trong quy trình
tín dụng. Ngân hàng Sacombank rất chú trọng và thực hiện nghiêm túc công việc
này do Sacombank là một ngân hàng rất cẩn trọng trong việc cho vay biểu hiện qua
tỷ kệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng luôn nhỏ hơn 1%. Vì vậy ngân hàng
Sacombank đảm bảo rất tốt việc xếp hạng tín dụng khách hàng và đánh giá khách
hàng duwah trên quy trình xếp ahngj tún dụng và sử dụng kết quả đó để ra quyết
định cho vay. Việc xếp hạng tín dụng được thực hiện trên phần mềm chấm điểm tự
động được thực hiện từ Hội sở. Điều này giúp ngân hàng có nhiều thông tin hơn về
khách hàng cho vay, phân loại được từng nhóm khách hàng tương ứng với uy tín
trả nợ của khách hàng cho ngân hàng để từ đó có phương án cho vay phù hợp với
từng đối tượng khách hàng. Và theo quy định của Sacombank thì sẽ không thực
hiện việc cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân nếu xép hạng 5.
20
Trích lập dự phòng
Hàng quý dựa vào doanh số cho vay cùng với đánh giá về độ tin cậy của các
khoản cho vay mà từng chi nhánh có mức trích lập dự phòng cho các khoản vay
cho phù hợp. Thực hiện tốt điều này giúp ngân hàng chủ động hơn khi khoàn vay
không thể thu hồi được, làm ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của ngân hàng.
Nhưng đây chỉ là giải pháp cuối cùng vì khoản trích lập dự phòng này được tính
vào chi phí của ngân hàng.
Quản lý nợ quá hạn và phương pháp xử lý
Định kỳ 10 ngày phòng quản lý tín dụng chịu trách nhiệm lập danh sách các
khoản nợ quá hạn theo đúng quy định hiện hành để báo cáo cho lãnh đạo Chi
nhánh và thông báo cho phòng dịch vụ khách hàng, bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày. Phòng quản lý tín dụng đôn đốc
cán bộ tín dụng nhắc nhở khách hàng trả nợ cho ngân hàng không để
cho chuyển nhóm nợ
- Các khoản nợ quá hạn đến 90 ngày
- Các khoản nợ quá hạn đến 180 ngày
- Các khoản nợ trên 180 ngày
Phòng dịch vụ khách hàng có trách nhiệm lập tờ trình và nêu lý do chủ quan,
khách quan và đánh giá khả năng thu hồi nợ của từng hồ sơ cho vay cho lãnh đạo
Chi nhánh. Sau khi có ý kiến chấp thuận của GĐ hồ sơ được chuyển qua phòng
quản lý tín dụng tiếp tục thực hiện việc thu hồi nợ với sự phối hợp của CBTD
trong thời gian 90 ngày đồng thời báo cáo cho phòng quản lý nợ Hội sở để được hỗ
trợ
21
Khi khoản nợ quá hạn phát sinh trên 180 ngày việc thu hồi nợ được chuyển
giao vê phòng quản lý nợ Hội sở với sự phối hợp của chi nhánh nhưng số dư nợ
vẫn giữ trên cân đối của chi nhánh.
Trong một số trường hợp đặc biệt (có quy định riêng) tuy khoản nợ vẫn nằm
trong trách nhiệm của chi nhánh nhưng chi nhánh phải chuyển hồ sơ về Hội sở
hoặc Công ty Quả lý nợ và khai thách tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
(SBA) để xử lý và thu hồi.
2.2.2.3 Đánh giá quy trình tín dụng (bảng)
Bước
1
Quá trình
Trách nhiệm
Kết quả
Thuận lợi
Khó khăn
Khách hàng có nhu
cầu sẽ đến vay,
ngân hàng không
phải tìm kiếm
khách hàng
Dựa trên hồ sơ
khách hàng cung
cấp
Có nhiều nguồn
thông tin để xác
minh tính xác thực
Có sẵn các chỉ tiêu,
thông tin do khách
hàng cung cấp,
công thức có sẵn
tính toán các hệ số
để phân tích mức
độ an tooàn, rủi ro
khoản vay
Khách hàng đa
dạng, không lọc
được khách
hàng có nhu cầu
chính đáng
Có thể xảy ra rủi
ro thông tin
-Tiếp xúc với khách
hàng
- Hướng dẫn khách
hàng lập hồ sơ
- Nhận hồ sơ
Xác minh tính xác
thực
Chuyên viên
khách hàng
Hoàn thành hồ sơ để
chuyển sang giai
đoạn sau
CBTD/TP.DVK
H/BGĐ
Xác thực thông tin
khách hàng cung cấp
một cách khách quan
và chính xác nhất
3
Thẩm
duyệt
CV.KH/
CBTD
Báo cáo kết quả
thẩm định để chuyển
sang bộ phận có
thẩm quyền để quyết
định cho vay
4
Lập tờ trình đề xuất
vay của khách hàng
CBTD
5
Phê duyệt
GĐ/Ban
dụng CN
tờ trình đề xuất vay
của khách hàng được
gửi lên trưởng phòng
tín dụng hoặc BGĐ
Quyết định cho vay
hoặc từ chối tùy theo
kết quả thẩm định
Tiến hành các thủ tục
pháp lý như: ký hợp
đồng tín dụng, hợp
đồng công chứng và
2
định
xét
tín
dựa trên những
thẩm định phân tích
đã có để lập tờ trình
Trưởng phòng tín
dụng hoặc GĐ có
thẩm quyển đã có
kinh nghiệm lâu
năm
Các thông tin
của khách hàng
có thể không
đúng
hoặc
khách hàng đã
phô trương lên
mà
CBTD
không xác thực
lại được
Không có
Quyết
định
mang tính chất
chủ quan, có thể
phê duyệt không
đúng do lợi ích
nhận được từ
khách hàng vay
22
6
Đăng kí giao dịch
đảm bảo tài sản thế
chấp
CBTD
7
Giải ngân
CBTD
8
Năm
Thu nợ định kì
CBTD
Tổng dư nợ cho vay
Dư nợ cho vay tiêu dùng
9
Giám
tín dụng
T
ỷ trsát
ọng
CBTD
10
Xử lý khoản vay
CBTD
các hợp đồng khác
Tài sản thế chấp dựa vào loại tài sản Không có
được đăng ký giao đảm bảo để đăng
dịch đảm bảo ở chính ký với cơ quan có
quyền địa phương
thẩm quyền
Chuyển tiền vào tài Hình thức giải ngân khoản vay có
khoản tiền gửi của được thưc hiện trên thể không đợc
khách hàng hoặc hợp đồng đã thỏa giải ngân kịp
chuyển trả nhà cung thuận
thời với nhu cầu
cấp theo yêu cầu của
khách hàng
khách
hàng
2015
2016
2017
khoản nợ được trả nợ và lãi đã được khoản nợ và lãi
180.592.870
212.537.804
đúng hợp 193.098.213
đồng và thỏa thuận
trên hợp định kỳ có thể
đúng hạn
đồng
không được trả
88.222.044 102.164.192 119.189.093 đúng hạn
Báo cáo kết52,91%
quả Khoản vay
đã được khoản vay có
48,86%
56,08%
giám sát và đưa ra thỏa thuận mục thể không sử
các giải pháp hợp lý
đích sử dụng
dụng đúng trong
hợp đồng hay bị
che lấp sai mục
đích
khoản vay quá hạn khoản vay đã được Tài sản đảm bảo
hoặc sử dụng không thỏa thuận trên hợp không đủ giá trị,
đúng mục đích được đồng và đăng kí thế chấp cho
xử lý kịp thời
đảm bảo tài sản đối khoản vay
Kịp thời báo cáo cho với cơ quan chức
cơ quan để xử lý tài năng
sản đảm bảo
Đánh giá quy trình tín dụng của sacombank với quy trình tín dụng trên lý thuyết
Qua tìm hiểu về quá trình cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân của Sacombank,
nhóm nhận thấy ngân hàng đã thực hiện đúng theo quy trình trên lý thuyết chung.
Sacombank đã đi theo đúng từng tiến trình cũng như phân quyền nhiệm vụ về từng phòng
ban đúng trách nhiệm.
2.3.3 Thực trạng thực hiện quy trình
Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ cho vay tại ngân hàng
Sacombank 2015 – 2017
23
Đơn vị: triệu đồng
Qua bảng số liệu trên, ta thấy hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân của
Sacombank đã tăng lên mạnh mẽ trong những năm vừa qua. Tổng dư nợ cho vay
năm 2017 đạt 119.189.093 trong đó dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm 56,08% tăng
7,22% so với cuối năm 2015. Tỷ trọng này ngày càng lớn cho thấy vay tiêu dùng
chiếm vị trí rất quan trọng trong hoạt động của Sacombank.
Tiền gửi khách hàng:
Năm
Tiền gửi của các tổ
chức kinh tế
Tiền gửi cá nhân
Tiền gửi khác
Tổng tiền gửi
2015
2016
2017
30.718.363
36.980.227
34.515.656
227.397.728
1.311.646
259.427.737
252.370.252
105.434
290.455.913
280.151.374
181.597
314.848.627
Đơn vị: triệu đồng
Ngân hàng cho vay bằng nguồn vốn huy động của mình. Tiền gửi của khách
hàng chính là nguồn vốn huy động dồi dào của các NHTM nói chung. Qua bảng số
liệu chúng ta dễ dàng nhận thấy tổng lượng tiền gửi khách hàng tại Sacombank
tăng liên tục từ 2015 đến 2017. Mà hoạt động cho vay của Ngân hàng ngày càng
được tăng cường, số lượng và chất lượng cho vay càng lớn khi mà nguồn vốn của
Ngân hàng phải lớn mạnh. Khi nguồn vốn của Ngân hàng tăng trưởng đều đặn, hợp
lý thì Ngân hàng có thêm nhiều tiền cho khách hàng vay, điều đó cũng có nghĩa là
hoạt động cho vay của Ngân hàng được tăng cường và mở rộng.
Rủi ro cho vay khách hàng:
Năm
Khách hàng
cá nhân
2015
Triệu
%
đồng
88.222.04
48,58
4
2016
2017
Triệu đồng
%
Triệu đồng
%
102.264.91
2
52,93
119.189.08
3
56,08
24
Khách hàng
92.370.82
51,42 90.933.301 47,07 93.348.721
tổ chức
6
Nguồn số liệu: thuyết minh báo cáo tài chính Ngân hàng Sacombank
43,92
Cùng với sự mở rộng của dư nơ cho vay nói chung, dư nợ cho vay tiêu dùng nói
riêng thì rủi ro trong hoạt động cho vay đối với các khách hàng cá nhân cũng tăng
lên nhanh chóng. Rủi ro cho vay khách hàng cá nhân năm 2015 là 88.222.044 triệu
đồng thi sang đến năm 2017 mức rủi ro này đã tăng lên gấp gần 1,4 lần
(119.189.083 triệu đồng). Bên cạnh đó thì tỷ trọng giữa rủi ro cho vay khách hàng
cá nhân và khách hàng tổ chức cũng có sự biến động. Cụ thể, năm 2015 tỷ trọng
này là 48,58%, 2016 là 52,93% và 2017 là 56,08%. Điều này cho thấy quá trình
giám sát và quản lý tín dụng của Sacombank vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.
Đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng
Hoạt động cho vay tiêu dùng trong thời gian vừa qua có sự mở rộng. Sự mở
rộng cho vay tiêu dùng đã góp phần gia tăng lượng khách hàng, đa dạng hóa
sản phẩm, góp phần tăng lợi nhuận toàn hệ thống. Phần lớn các khoản vay
tiêu dùng là ngắn hạn đã tạo ra dòng tiền đều đặn vào nguồn thu chi của
ngân hàng, tạo điều kiện quay vòng vốn tốt, tiếp túc cho vay, góp phần nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn.
2.3.4 Hướng đi trong tương lai
Sacombank đầu tư xây dựng hệ thống LOS
25