Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.34 KB, 2 trang )

10

tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng. Như vậy, thanh tốn
quốc tế có vai trò rất quan trọng đối với các ngân hàng.
Tài trợ thương mại là một trong những dịch vụ được hệ thống ngân hàng
đẩy mạnh triển khai song song với nó là các dịch vụ như bảo lãnh, thanh tốn quốc
tế. Tài trợ thương mại là tập hợp các biện pháp và hình thức hỗ trợ về tài chính trực
tiếp hay gián tiếp cho các doanh nghiệp hoặc các đơn vị kinh tế tham gia trong lĩnh
vực thương mại quốc tế trong một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư,
từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường thế giới
nhằm mục đích sinh lời.
Có 2 hình thức tài trợ thương mại:
Tài trợ thương mại trực tiếp: Là hình thức tài trợ bao gồm các biện pháp
hoặc hình thức hỗ trợ trực tiếp tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
thường được thực hiện thông qua việc cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để tài
trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu, dây chuyền máy móc
thiết bị hoặc được thực hiện thơng qua hình thức cung ứng dịch vụ tiền tệ, tín dụng,
ngân hàng như các dịch vụ thanh tốn quốc tế bao gồm tín dụng chứng từ, nhờ thu
hoặc bảo lãnh, thanh toán tương đối, bao thanh toán tuyệt đối, thuê mua
Tài trợ thương mại gián tiếp: Là hình thức không trực tiếp hỗ trợ nguồn vốn
cho doanh nghiệp nhưng lại trực tiếp tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các
doanh nghiệp. Đó là các chính sách tỷ giá hối đối, chính sách thuế xuất nhập khẩu,
chính sách lãi suất và môi trường pháp lý ổn định là yếu tố giúp các doanh nghiệp
yên tâm hoạt động thương mại,…
1.1.1.2. Đối tượng sử dụng sản phẩm dịch vụ TTQT&TTTM tại ngân hàng thương
mại
Hiện nay, trong doạt động ngân hàng, có 3 phân khúc khách hàng sử dụng
sản phẩm dịch vụ TTQT&TTTM, đó là:
- Khách hàng cá nhân: Phân khúc này thường kinh doanh quy mơ nhỏ lẻ, có
thể là cá nhân hoặc đại diện cho hộ gia đình, phạm vi hoạt động thường
trong Việt Nam, do vậy sẽ sử dụng các sản phẩm nội địa, hoặc chuyển tiền




11

ngoại tệ đơn thuần, nhận kiều hối từ nước ngoài hơn là các sản phẩm tài trợ
thương mại trong xuất nhập khẩu. Khác với các doanh nghiệp và các tổ
chức kinh tế, khách hàng cá nhân thường có số lượng rất lớn, nhu cầu sử
dụng sản phẩm TTQT nhiều song không thường xuyên và chịu sự ảnh
hưởng nhiều của môi trường kinh tế, văn hóa – xã hội. Chính vì vậy, ở mỗi
khu vực khác nhau, nhu cầu của khách hàng cá nhân cũng rất khác nhau.
Phân khúc khách hàng cá nhân có thể là khách hàng định danh với ngân
hàng, hoặc cũng có thể là khách hàng vãng lai, chỉ sử dụng sản phẩm dịch
vụ khi phát sinh nhu cầu giao dịch.
- Khách hàng doanh nghiệp: Khách hàng doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có
tên riêng, có tài sản riêng, có trụ sở giao dịch rõ ràng, được đăng ký thành
lập theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện mục đích kinh doanh, tìm
kiếm lợi nhuận. Phân khúc có quy mơ kinh doanh từ nhỏ, vừa đến lớn. Các
doanh nghiệp thường có nhu cầu giao thương với quốc tế cao, nhu cầu xuất
nhập khẩu hàng hóa, ngồi nhu cầu thanh tốn tiền hàng, doanh nghiệp cịn
có nhu cầu được ngân hàng tài trợ vốn trực tiếp hoặc gián tiếp. Do đó, đây
là đối tượng thường xuyên sử dụng sản phẩm TTQT&TTTM của ngân
hàng, và cũng là đối tượng của bài viết đang hướng đến việc nâng cao chất
lượng sản phẩm dịch vụ. Tại VietinBank, phân khúc KHDN được chia nhỏ
thành: KH vừa và nhỏ, KH lớn, KH siêu lớn, tập đoàn nhà nước.
-

Khách hàng định chế tài chính: Trong trường hợp các ĐCTC nhỏ khơng
đủ hạn mức, uy tín để có thể trực tiếp cung cấp sản phẩm TTQT&TTTM
cho khác hàng của mình, các ĐCTC này sẽ “thuê ngoài” các ngân hàng lớn
hơn cung cấp sản phẩm, dịch vụ TTQT&TTTM cho khách hàng của họ.

Đây được gọi là hình thức “outsourcing” (th ngồi). Dù chiếm phần nhỏ
nhưng phân khúc này cũng thường xuyên phát sinh nhu cầu giao dịch. Hiện
nay VietinBank cũng cung cấp sản phẩm cho các ĐCTC trong nước như
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn
– Hà Nội (SHBank), Ngân hàng Quân đội (MB), Ngân hàng Tiên Phong
(TPBank),…



×