Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giải pháp tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp lào sang thị trường việt nam (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.71 KB, 3 trang )

28

bước tiến lớn trong hệ thống ngân hàng. Chủ trương chuyển hoá từ cho vay nhập khẩu
sang cho vay đầu tư xuất khẩu của các ngân hàng sẽ góp phần nâng cao hệ số sử dụng
vốn. Do đó, sẽ thúc đẩy hoạt động XK được nhanh gọn, và kịp thời hơn.
+ Chiến lược lãi suất: Sự điều chỉnh linh hoạt chiến lược lãi suất của ngân hàng
là một việc làm tích cực giúp doanh nghiệp xuất khẩu mạnh dạn vay vốn phát triển
sản xuất kinh doanh xuất khẩu, hạ giá thành nhờ lợi thế quy mô, và nâng cao khả năng
cạnh trang của hàng XK.
1.3.4. Chiến lược tăng cường xuất khẩu của doanh nghiệp
1.3.4.1. Chiến lược nâng cao nguồn lực vốn, cơ sở vật chất
Nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định doanh
nghiệp có thể huy động vào kinh doanh: thiết bị , nhà xưởng…Nếu doanh nghiệp có
cơ sở vật chất kỹ thuật càng đầy đủ và hiện đại thì khả năng nắm bắt thông tin cũng
như việc thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất khẩu càng thuận tiện và có hiệu
quả.
Nguồn lực vốn: Tiềm lực tài chính là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh
của doanh nghiệp thông qua khối lượng (nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy
động vào kinh doanh, khả năng phân phối (đầu tư) có hiệu quả các nguồn vốn.
Tiềm lực vơ hình tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động thương
mại. Tiềm lực vơ hình khơng phải tự nhiên mà có, tuy có thể hình thành mỗt cách tự
nhiên nhưng nhìn chung tiềm lực vơ hình cần được tạo dựng một cách có ý thức thơng
qua các mục tiêu và chiến lược xây dựng tiềm lực vơ hình cho doanh nghiệp và cần
chú ý đến khía cạnh này trong tất cả các hoạt động của doanh nghiệp
Để thúc đẩy XK hàng nông sản cần có cơ sở vật chất tốt. Tiềm lực tài chính đủ
mạnh. Doanh nghiệp tạo dựng uy tín riêng của mình.
1.3.4.2. Chiến lược nâng cao chất lượng nguồn lực con người
Nguồn lực con người: Là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần,
đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã hội tạo nên năng lực của con người, có



29

thể sử dụng và phát huy trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Nội dung:
- Trình độ tổ chức quản lý:Mỗi một doanh nghiệp là một hệ thống với những
mối liên kết chặt chẽ với nhau hướng tới mục tiêu. Một doanh nghiệp muốn đạt được
mục tiêu của mình thì đông thời đạt đến một trình độ tổ chức, quản lý tương ứng khả
năng tổ chức, quản lý doanh nghiệp dựa trên quan điểm tổng hợp bao quát, tập trung
vào những mối liên hệ tương tác của tất cả các bộ phận tạo thành tổng thể tạo nên sức
mạnh thực sự cho doanh nghiệp.
- Chất lượng lao động tham gia vào hoạt động XK: Đây là một ngành cần đến
nguồn lao động có trình độ cao. Doanh nghiệp cần có một đội ngũ chuyên nghiệp, tác
phong quốc tế để làm việc, giao dịch với nước ngoài, để nâng cao hiệu quả trong hoạt
động XK của mình.
Để thúc đẩy XK hàng nơng sản cần có đội ngũ quản lý có năng lực, hiểu biết.
Nhân viên, người lao động có năng lực và tác phong chuyên nghiệp.
1.3.4.3. Chiến lược nâng cao nguồn lực công nghệ
Nguồn lực công nghệ là kết hợp của những quan hệ, tương tác giữa các tổ
chức, khả năng về nguồn lực và các nhóm lợi ích, thể hiện sự đa dạng của các yếu tố:
khả năng điều hành quá trình sản xuất, khả năng của cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát
triển công nghệ, khả năng đóng góp của các nguồn lực, khả năng liên kết giứa các tác
nhân thúc đẩy sự phát triển của các thành phần công nghệ, lực lượng lao động lành
nghề, hàm lượng công nghệ của các sản phẩm.
Nội dung: Công nghệ kỹ thuật ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chi phí, giá
thành và chất lượng hàng hố nơng sản được đưa ra đáp ứng khách hàng nước NK.
Hàng nông sản là mặt hàng đặc thù, cần các điều kiện riêng biệt để bảo quản tốt nhất,
như cont lạnh, kho lạnh, các chất bảo quản theo tiêu chuẩn quốc tế, nếu không hàng
nông sản sẽ rất dễ bị hỏng, mốc, không đảm bảo chất lượng.
Để thúc đẩy XK hàng nông sản cần có cơng nghệ máy móc hiện đại, phù hợp
với điều kiện mặt hàng XK của mình. Cơng nghệ tương xứng với sự phát triển của nền



30

kinh tế và thị trường thế giới.
1.3.4.4. Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa
Xét trên các yếu tố:
-Chất lượng hàng hóa: Hàng hóa có chất lượng đảm bảo, sẽ có năng lực cạnh
tranh hơn. Ngày nay vấn đề an tồn hàng nơng sản được người tiêu dùng quan tâm, và
có yêu cầu cao. Do vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa, thì cần phải
nâng cao chất lượng của hàng hóa.
- Giá cả hàng hóa: Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên năng
lực cạnh tranh của hàng hóa. Giá tốt sẽ tăng sức cạnh tranh của hàng hóa so với đối
thủ cạnh tranh.
- Uy tín thương hiệu: Thương hiệu là một trong những tiêu chí mà đánh giá
năng lực cạnh tranh của hàng hóa. Thương hiệu mạnh, và uy tín sẽ tạo dựng được
niềm tin tiêu dùng, và hàng hóa dễ dàng lưu thơng trên thị trường.

Kết luận chương 1
Trong chương 1 luận văn đã thực hiện nghiên cứu về chiến lược xuất khẩu
nông sản của các doanh nghiệp như: Nghiên cứu tổng quan về xuất khẩu nông sản;
Nội dung và các tiêu chí đánh giá tăng cường chiến lược xuất khẩu nơng sản. Ngồi ra
trong chương 1 cũng nêu ra được các yếu tổ ảnh hưởng đến tăng cường chiến lược
xuất khẩu nông sản. Đây cũng là tiền đề để luận văn đi phân tích thực trạng chiến lược
xuất khẩu nông sản của Lào trong chương 2 và giải pháp cho chương 3.



×