Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giải pháp triển khai ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam (13)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.97 KB, 3 trang )

49

Bảng 2.1: Danh mục sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và
phát triển VN
+ Tiền gửi thanh tốn
+ Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi

+ Tiền gửi kinh doanh chứng khốn và tiền gửi chun
dùng
+ Gói tài khoản
+ Vay nhu cầu nhà ở
+ Vay mua ô tô
+ Vay du học

Sản phẩm vay

+ Vay tiêu dùng không TSĐB
+ Vay sản xuất kinh doanh
+ Vay cầm cố
+ Vay tiêu dùng có TSĐB
+ Thẻ ghi nợ quốc tế

Dịch vụ thẻ

+ Thẻ tín dụng quốc tế
+ Thẻ ghi nợ nội địa
+ BIDV online
+ BSMS

Ngân hàng số



+ Dịch vụ ATM
+ Công nghệ mới: BIDV samsung pay, BIDV Pay+
+ Chuyển tiền trong nước

Thanh toán và
chuyển khoản

+ Chuyển tiền quốc tế
+ Dịch vụ thanh toán
+ Dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ dành cho hộ kinh
doanh cá thể

Bảo hiểm

+ Bảo hiểm nhân thọ
+ Bảo hiểm phi nhân thọ


50

+ Dịch vụ bảo quản tài sản
+T hu đổi tiền khơng đủ chuẩn lưu thơng
Ngân quỹ

+ Đổi bao bì vàng miếng
+ Thu giữ hộ tiền mặt qua đêm
+ Thu tiền theo túi niêm phong
+ Thu/chi tiền mặt lưu động


Ngoại hối và thị

+ Mua bán ngoại tệ

trường vốn

+ Sản phẩm cấu trúc
+ Mơi giới chứng khốn

Chứng khốn

+ Dịch vụ chứng khốn
+ Giao dịch chứng khoán
+ Chứng khoán phái sinh
Nguồn: BIDV, 2020

2.2. Thực trạng triển khai ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV trong năm 2019 tiếp tục tăng trưởng
vượt trội, duy trì vị thế dẫn đầu thị trường về quy mô, đồng thời gia tăng tỷ lệ đóng
góp trong tổng thu nhập rịng của BIDV, theo Báo cáo thường niên của BIDV năm
2019, dư nợ bán lẻ đến 31/12/2019 tăng trưởng 21,5% so với năm 2018, chiếm tỷ
trọng 34,1% tổng dư nợ; Huy động vốn bán lẻ tăng trưởng 9,7%, chiếm tỷ trọng
53,7% tổng huy động vốn; Thu nhập ròng từ hoạt động ngân hàng bán lẻ chiếm 42%
tổng thu nhập ròng của toàn hệ thống. Số lượng khách hàng cá nhân đạt gần 10,4 triệu
khách hàng, tăng trưởng 15% so với năm 2018, chiếm 11% dân số cả nước. Với
những kết quả đó, BIDV liên tiếp 6 năm liền được vinh danh là Ngân hàng bán lẻ tốt
nhất Việt Nam do Tạp chí Asian Banker bình chọn. Thành cơng trong hoạt động bán
lẻ phải kể đến đóng góp khơng nhỏ của hoạt động ngân hàng số. Hoạt động ngân hàng
số của BIDV những năm qua đã đạt được những kết quả ấn tượng với sự đa dạng cả

về sản phẩm, dịch vụ và các kênh phân phối hiện đại, tích hợp dịch vụ phi ngân hàng


51

lên ứng dụng mobile, số hóa quy trình nghiệp vụ và phát triển hệ thống tự giao dịch
E-zone….
2.2.1. Về kênh phân phối sản phẩm – dịch vụ
Hiện tại, BIDV đang duy trì hai kênh phân phối sản phẩm dịch vụ đó là Kênh
truyền thống (Kênh quầy - với sự hiện diện của các điểm giao dịch vật lý: Chi
nhánh/Phòng giao dịch, các ngân hàng đại lý) và Kênh hiện đại (Các kênh áp dụng
nền tảng CNTT tiến tiến, hiện đại – Kênh Ngân hàng số).
Hiện trạng các kênh phân phối của BIDV và hạn chế của từng kênh phân phối
sẽ được trình bày cụ thể ở nội dung dưới đây:
Biểu đồ 2.1: Kênh phân phối sản phẩm bán lẻ của BIDV

Nguồn: BIDV, 2020
2.2.1.1. Kênh Quầy giao dịch
Hệ thống BIDV có 190 chi nhánh và 855 phòng giao dịch trải dài các tỉnh
thành trong cả nước. Vào cuối năm 2019, kênh quầy của BIDV phục vụ khoảng 7,8
triệu khách hàng. Chương trình sử dụng chính tại quầy là chương trình BDS (Branch
Delivery System), chương trình này được dùng để tác nghiệp các nghiệp vụ chính
liên quan đến hệ thống Corebanking (thơng tin khách hàng, tiền vay, tiền gửi, chuyển
tiền, kế toán…).



×