Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giải pháp tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp lào sang thị trường việt nam (12)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.72 KB, 3 trang )

61

Chính phủ Lào cần tinh giản bộ máy hải quan một cửa để doanh nghiệp dễ
dàng tiếp cận và làm thủ tục hải quan nhanh chóng. Đồng thời, các doanh nghiệp cần
nắm rõ nghiệp vụ trong quá trình xuất khẩu hàng nơng sản.
2.2.3.3.Chiến lược tín dụng xuất khẩu hàng nơng sản
Nhà nước Lào sử dụng cơng cụ tài chính tín dụng như: các công cụ về lãi suất
ngân hàng, về thuế suất. Chính phủ Lào cũng phát triển dịch vụ hỗ trợ hoạt động
thương mại, điều tiết kinh doanh, lưu thơng hàng hóa trong nước và điều tiết xuất
nhập khẩu.
Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm lần thứ VII ( 2015-2019), nhu cầu
khoản vốn 15 tỷ USD, trong đó 7,4- 8,3 tỷ USD là khoản vốn đầu tư của tư nhân,
doanh nghiệp và 2 tỷ từ tín dụng ngân hàng. Do đó, huy động vốn từ ngân hàng là hết
sức quan trọng.
Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp Lào là doanh nghiệp vừa và nhỏ, số vốn
tự có là nhỏ, nên khơng thể tự đầu tư đổi mới công nghệ, không đáp ứng được các yêu
cầu XK hàng nơng sản. Vì vậy, chiến lược tín dụng xây dựng sẽ hỗ trợ vốn cố định, và
vốn lưu động cho các doanh nghiệp thực hiện khâu chế biến, thu mua, vận chuyển và
thanh toán hàng XK. Các tổ chức tín dụng đã cho vay vốn đối với mọi khách hàng
thuộc mọi thành phần kinh tế.
*Tác động đến hoạt động XK hàng nông sản Lào sang thị trường Việt Nam:
-Chiến lược tín dụng cần phải thế chấp các tài sản có giá trị, trong khi các
doanh nghiệp vừa và nhỏ tài chính cịn hạn chế. Vì vậy gây khó khăn trong việc huy
động vốn trong hoạt động kinh doanh XK hàng nông sản.
- Hệ thống ngân hàng ở Lào chưa có nhiều, cơ sở cịn hạn chế. Gây khó khăn
trong q trình thanh tốn tiền hàng nơng sản của doanh nghiệp XK.
Chính phủ có những chiến lược tín dụng hợp lý và hiệu quả đã giúp cho DN
XK hàng nông sản có đủ vốn để điều hành sản xuất và kinh doanh.


62



2.2.3.4.Chiến lược mặt hàng
Với xuất phát điểm là một nước đang phát triển ở trình độ thấp, nền kinh tế
nông nghiệp là chủ yếu, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên
thuận lợi, và nguồn lao động thủ công giá rẻ,... chiến lược mặt hàng nông sản XK của
Lào ở giai đoạn đầu phải chấp nhận XK sản phẩm thô để tận dụng ngoại tệ, phục vụ
cho quá trình phát triển kinh tế.
Những mặt hàng nông sản XK chủ yếu là: gỗ và sản phẩm từ gỗ, ngơ, gạo, cao su.
Trong q trình phát triển hoạt động ngoại thương, hội nhập với nền kinh tế
thế giới, Lào đã từng bước thực hiện chiến lược mặt hàng nông sản XK trên cơ sở xác
định nhu cầu thị trường thế giới nói chung, thị trường Việt Nam nói riêng, và xác định
được lợi thế so sánh, chuyển giao công nghệ từ những nước phát triển để nâng cao
năng lực sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, từ đó tăng nhanh tỷ trọng hàng chế biến
sâu trong kim ngạch XK, giảm mạnh việc XK hàng nông sản nguyên liệu và hàng sơ
chế.
* Tác động tích cực của chiến lược mặt hàng đến hoạt động XK hàng nông sản
Lào sang thị trường Việt Nam:
- Chính phủ chỉ rõ các loại mặt hàng trọng điểm, và đầu tư, giúp đỡ doanh
nghiệp, người sản xuất tối đa. Tạo điều kiện XK các mặt hàng chủ lực, giúp doanh
nghiệp gia tăng hoạt động XK hàng nông sản sang Việt Nam hơn nữa.
- Chính phủ đầu tư, hỗ trợ nhập khẩu các loại máy móc cơng nghệ hiện đại để
gia tăng sản phẩm chế biến, giúp doanh nghiệp có khả năng gia tăng giá trị sản phẩm
nông sản xuất khẩu tối đa.
*Tác động chưa tốt của chiến lược mặt hàng đến hoạt động XK hàng nông sản
Lào sang thị trường Việt Nam:
- Một số mặt hàng như đậu, bông, tre, nứa... chưa được chú trọng phát triển,
trong khi nhu cầu của thị trường Việt Nam trong những năm tới sẽ có, và sẽ tăng. Gây
khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng này mà khơng có hướng dẫn cụ
thể.



63

- Chiến lược phát triển các mặt hàng chủ lực của Lào vẫn chưa khai thác được
hết giá trị của từng mặt hàng đó. Mới chỉ ở dạng thơ, hoặc sơ chế, chưa có hàm lượng
cơng nghệ cao trong sản phẩm. Từ đó, sẽ làm giảm giá trị hàng nơng sản XK, và
doanh nghiệp XK Lào sẽ không đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường hàng nông sản
chế biến tại Việt Nam.
2.2.3.5. Chiến lược thuế xuất khẩu
Chiến lược thuế quan XK là một trong những chiến lược quan trọng của Lào
nhằm điều tiết quản lý hoạt động TMQT. Trong những năm qua, thuế suất đối với
hàng XK đang giảm dần, thực hiện đúng lịch trình giảm thuế trong AFTA Lào, WTO
mà Lào đã cam kết.
Giá trị tính thuế đối với hàng XK là giá bán tại cửa khẩu xuất ( giá FOB khơng
bao gồm phí bảo hiểm và chi phí vận tải)
Đối với hàng nơng sản, thuế XK gần như bằng 0, Chính phủ miễn thuế gần hết
các mặt hàng nông sản XK, nhằm thúc đẩy XK nông sản, một trong những thế mạnh
của Lào.
Chiến lược mặt hàng trong những năm qua đã thể hiện chiến lược phát triển
của kinh tế đối ngoại nước CHDCND Lào đúng đắn. Tại Đại hội Đảng lần thứ V từ
ngày 27/03/1991 Lào đã tuyên bố “Lào muốn làm bạn với tất cả các nước trên cộng
đồng thế giới” khẳng định đường lối chiến lược của Lào trong việc phát triển các mối
quan hệ kinh tế đối ngoại.
Nghị định số 205/NĐ-CP ngày 11/10/2017 về quản lý các mặt hàng xuất nhập
khẩu. Theo đó, tất cả các loại hàng hoá, trừ hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá cấm
xuất khẩu đều được xuất khẩu. Mọi thương nhân theo quy định của pháp luật đều
được quyền xuất khẩu tất cả các loại hàng hoá. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngồi, ngồi việc xuất khẩu sản phẩm của mình cũng được xuất khẩu các loại
hàng hoá khác, trừ hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu và một số loại
hàng do Bộ Công thương quy định cho từng thời kỳ.

Công tác điều hành xuất khẩu của Chính phủ cũng từng bước được đổi mới.



×