Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giải pháp tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp lào sang thị trường việt nam (19)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.82 KB, 3 trang )

82

Thứ tư, Yêu cầu ngày càng cao về các tiêu chuẩn hàng nơng sản như vệ sinh an
tồn thực phẩm, chứng nhận xuất xứ. Nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và cũng là một biện pháp để bảo hộ thị trường trong nước, các
quốc gia trên thế giới hiện nay đang áp dụng ngày càng nhiều các hàng rào kỹ thuật.
Việt Nam cũng đưa ra nhiều quy định về quy cách, phẩm chất hàng nông sản, đặc biệt
là nguyên liệu đầu vào, để đảm bảo chiến lược xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Với
sự quan tâm đầu tư chưa đúng mức đối với vấn đề này, đặc biệt là với sản phẩm gỗ,
sản phẩm chăn nuôi và trồng trọt, Lào đang đứng trước nhiều vấn đề trong xuất khẩu
nông sản, kể cả với thị trường Việt Nam và các thị trường khác.
3.1.3. Quan điểm trong việc tăng cường xuất khẩu hàng nông sản của nước
CHDCND Lào
Thứ nhất, Tăng cường chiến lược XK hàng nông sản chủ đạo, và sản phẩm tiềm
năng: Quan điểm này khai thác điểm mạnh nhất của hàng nông sản chủ đạo như gỗ,
gạo, mía XK của Lào sang Việt Nam. Đồng thời, tìm kiếm, và phát hiện các sản
phẩm tiềm năng như hoa quả, cao su, thịt bò,...
Thứ hai, Gia tăng giá trị cho hàng nông sản: Gia tăng hàm lượng công nghệ,
chuyển đổi từ chuyên XK hàng nông sản thô, sang nông sản qua chế biến, hoặc chế
biến thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Thứ ba, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động XK hàng nông sản
Lào sang Việt Nam: Chủ trương dành ưu tiên cao, tập trung nguồn lực cho phát triển
sản xuất, thu hút lao động để tăng sản lượng XK hàng nông sản. Nâng cao nhận thức
và kiến thức của người sản xuất nơng sản về sản phẩm an tồn, quy trình chuẩn quốc
tế. Đồng thời, nâng cao sự hiểu biết của người lao động tri thức về nghiệp vụ XNK
quốc tế.
Thứ tư, Hoàn chỉnh hệ thống luật pháp và đổi mới cơ chế quản lý phù hợp với
tình hình XK hàng nơng sản trong nước và quốc tế: Chú trọng đổi mới cơ chế quản lý
XK phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế trong nước và bối cảnh thương mại thế giới,
hoàn chỉnh khung pháp lý và nâng cao năng lực quản lý và điều hành XK, bao gồm
định hướng, xây dựng chiến lược cũng như thực hiện các biện pháp ngắn hạn có trọng




83

tâm, hiệu quả, tạo môi trường tốt cho hoạt động của các DNXK. Tăng cường sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý; hoàn chỉnh hệ thống
luật pháp; nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các DN cũng như của toàn bộ nền
kinh tế làm khâu then chốt, có ý nghĩa quyết định đối với việc mở rộng kinh doanh
xuất-nhập khẩu, hội nhập quốc tế.
3.1.4. Định hướng trong việc tăng cường chiến lược xuất khẩu hàng nông sản của
doanh nghiệp Lào đến năm 2024
Một là, Phát triển mặt hàng nông sản chủ lực (gạo, cà phê, rau quả) là những
mặt hàng có tiềm năng thế mạnh về giá cả sản phẩm, sản lượng, chất lượng, điều kiện
môi trường thuận lợi và lao động có tay nghề sản xuất truyền thống lâu đời,theo
hướng chun mơn hố, hiện đại hố, tạo ra bước nhảy vọt về mặt hàng. Tạo điều
kiện cho ngành nông sản tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả.
Hai là, Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển toàn ngành, mở rộng thị
trường xuất khẩu đồng thời phát triển tối đa thị trường nội địa. Tập trung phát triển
mạnh các sản phẩm nông sản chế biến công nghiệp, sản xuất nguyên liệu đáp ứng cho
thị trường trong nước vànước ngoài, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của các
sản phẩm trong ngành.
Ba là, Quản lý và phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho
sự phát triển bền vững ngành nông sản chủ lực.
Bốn là, Phát triển ngành chế biến nông sản trở thành một trong những ngành
công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về XK, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng
của thị trường trong nước, nước ngoài và có sức cạnh tranh cao, sử dụng cơng
nghệmới, cơ khí hoặc phương tiện kỹ thuật hiện đại, cùng với sử dụng lao động nguồn
nhân lực chun mơn hóa trong dây chuyển sản xuất chế biến nông sản, tạo nhiều
việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh, góp phần đưa kinh tế đất nước hội
nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới .

Năm là, Đảm bảo cho các đơn vị SXKD nông sản phát triển hiệu quả trên cơ sở
công nghệ mới, tiên tiến; hệ thống quản lý chất lượng toàn diện; quản lý lao động,


84

quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.Xuất phát từ mục tiêu tồn ngành nơng
sản chủ lựctrong hướng phát triển sắp tới, các doanh nghiệp SXKD nông sản cần: Tổ
chức, sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp; Tăng năng suất bằng cách thâm canh, chú
trọng chăm sóc, thu họach, chế biến và bảo quản nông sản chủ lực; Đẩy mạnh hợp tác,
đầu tư đa dạng hóa sản phẩm: chế biến nông sản chất lượng cao, chế biến sâu, nông
sản thành phẩm,v.v...; Điều tra nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ; Phát triển
thành một tập đoàn cà phê, gạo và rau quả mạnh đến năm 2024;Giải quyết công ăn
việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số; Góp phần cùng tồn ngành nơng sản phát
triển.
3.2. Giải pháp tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp
Lào sang thị trường Việt Nam đến năm 2024
3.2.1. Giải pháp tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp
Lào sang thị trường Việt Nam
3.2.1.1. Thành lập Hiệp hội xuất khẩu nông sản Lào sang Việt Nam
- Tạo dựng một cộng đồng chia sẻ về cơ hội, chun mơn, kinh nghiệm về xuất
khẩu nơng sản. Nhờ có sự liên kết này, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể nhận các
đơn hàng lớn hơn, chia sẻ các đơn hàng với nhau, tạo nên mạng lưới trao đổi.
- Tạo dựng vị thế về ngành nghề. Việc có một cộng đồng chung giúp các
doanh nghiệp dễ dàng trong việc tiếp xúc, đề đạt, góp ý với chính sách của nhà nước.
Đó cũng là điều kiện tốt trong đàm phán quốc tế.
- Được bảo vệ lợi ích trong hoạt động xuất khẩu nơng sản. Vai trị của các hiệp
hội là rất lớn trong việc cung cấp thông tin, bảo vệ lợi ích cho hội viên. Các thành viên
của hiệp hội đều được bảo vệ bằng nhiều biện pháp. Các khó khăn được giải quyết
thông qua hiệp hội, các tổ chức tập thể sẽ chia sẻ với doanh nghiệp và thường đem lại

hiệu quả tốt hơn.
Vấn đề đầu tiên mà hiệp hội cần làm là phải nâng cao nhận thức của doanh
nghiệp, hướng đến xuất khẩu bền vững.
- Hiệp hội cần tăng cường cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, nhất là các



×