Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giải pháp tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp lào sang thị trường việt nam (22)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.86 KB, 3 trang )

91

Ba là, tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị hội thảo ở nước ngoài,
phối hợp tổ chức các hoạt động giao dịch thương mại nhằm nâng cao hiệu quả
XTTM. Nhà nước đứng ra tổ chức hoặc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia
vào các hội chợ trong và ngoài nước để quảng bá sản phẩm; thành lập các trung tâm
giao dịch nông sản ở các vùng sản xuất nơng sản hàng hố tập trung. Tổ chức đoàn
doanh nghiệp nước ngoài vào Lào giao dịch mua hàng, phối hợp chặt chẽ với tham
tán thương mại Lào tại nước ngoài, tăng cường tuyên truyền quảng bá để vận động
doanh nghiệp nước ngoài đến làm việc với doanh nghiệp Lào. Đồng thời, mời truyền
thông các nước nhập khẩu tham gia các mơ hình sản xuất, chế biến gián tiếp quảng bá
sản phẩm NSXK ra thị trường thế giới.
Bốn là, thông tin thương mại về thị trường xuất khẩu. Cần nâng cao hiệu quả
hoạt động của hệ thống thông tin thị trường về giá cả, tình hình cung cầu về các mặt
hàng nông sản trên thế giới cho người sản xuất. Thành lập một bộ phận chuyên trách
làm công tác thông tin thương mại ở các thị trường XKNS truyền thống và tiềm năng
của Lào. Bộ phận này cần trang bị kỹ thuật hiện đại, nhằm chủ động và độc lập trong
việc cung cấp thông tin thương mại. Các cơ quan chức năng cần có những nghiên cứu
dự báo về thị trường sâu sắc hơn để đưa ra những khuyến nghị kịp thời để hỗ trợ cho
người sản xuất.
Năm là, phát huy vai trò của HHNH trong việc đối phó với các rào cản phi thuế
quan trong XKNS.
Đối với chiến lược mặt hàng xuất khẩu nông sản
Cần phải xác định các mặt hàng NSXK chủ lực với các tiêu chí: Mặt hàng phải
có năng lực cạnh tranh cao (cạnh tranh về chất lượng, giá cả, dịch vụ trước và sau bán
hàng); Mặt hàng phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường về thời gian giao hàng, về
khối lượng và những thay đổi của thị trường; Mặt hàng phải có vị thế nhất định và
tương đối ổn định, có tác động nhất định đối với thị trường đó; Mặt hàng đó phải được
sản xuất trên cơ sở lợi thế so sánh. Cần tiến hành xây dựng các mặt hàng xuất khẩu
chủ lực cho mỗi một thị trường và hướng các doanh nghiệp tạo ra những mặt hàng
xuất khẩu mới đạt GTGT cao và tìm được thị trường xuất khẩu cho những mặt hàng




92

đó. Từng bước chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu từ các mặt hàng có GTGT
thấp sang mặt hàng có GTGT cao.
3.2.2.4. Hồn thiện cơng tác kiểm tra, giám sát hoạt động xuất khẩu nông sản
Việc ban hành quy hoạch, kế hoạch phải được kiểm tra, giám sát chặt chẽ theo
quy định của pháp luật, đảm bảo các quy hoạch, kế hoạch phải tuân thủ quy định của
pháp luật. Các cơ quan thẩm định quy hoạch, kế hoạch phải chịu trách nhiệm về kết
quả thẩm định, nếu thẩm định sai tùy theo mức độ mà xử lý đối với tổ chức hoặc cá
nhân có liên quan. Kiên quyết khơng cấp phép đầu tư cho những dự án nằm ngoài
vùng quy hoạch. Cần xử lý nghiêm những dự án vi phạm quy hoạch, bao gồm các cơ
quan, tổ chức chủ trì lập, quy hoạch, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về lập, thẩm
định và phê duyệt quy hoạch. Biện pháp xử lý là xử phạt hành chính, cưỡng chế, truy
cứu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ hậu quả gây ra.
Tăng cường công tác kiểm tra, chứng nhận VSATTP trong xuất khẩu. Đơn
giản quy trình, thủ tục và rút ngắn thời gian kiểm dịch, thời gian thẩm tra Giấy chứng
nhận VSATTP. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp, tập trung đến các quy định và thủ tục hành chính liên
quan đến xuất khẩu hàng nơng sản, từ sản xuất, chế biến, nhập khẩu nguyên liệu, đến
xuất khẩu.
Cần có quy trình kiểm tra chất lượng hàng nông sản theo chuỗi từ khâu gieo
trồng, sơ chế, chế biến, bảo quản, đóng gói đến khi tiêu thụ. Điều này khơng những
nâng cao chất lượng sản phẩm, mà cịn đảm bảo VSATTP cho hàng nông sản, đáp
ứng yêu cầu rào cản kỹ thuật trong TMQT, giúp cho nông sản Lào có cơ hội chen
chân vào các thị trường cấp cao như Mỹ, Nhật, Úc… Điều kiện để thực hiện việc
kiểm tra theo chuỗi là cần phải có quy trình rõ ràng trong liên kết sản xuất, bảo quản
chế biến và xuất khẩu. Các quy định về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, là cơ sở cho
việc kiểm tra, cần phải được liệt kê rõ ràng và chi tiết.

Đối với kiểm tra hải quan, để giảm tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu bị kiểm tra, cần
phải thực hiện một số biện pháp sau: chỉ kiểm tra khi nước nhập khẩu có yêu cầu hoặc


93

danh mục đảm bảo an ninh quốc gia thay vì kiểm tra hầu như tất cả như hiện nay. Các
cơ quan QLNN phải nhanh chóng ban hành tiêu chuẩn trong nước phù hợp với thông
lệ quốc tế, ký với các nước để công nhận lẫn nhau để đảm bảo cho giấy chứng nhận
xuất xứ tự do có giá trị trong thực tiễn.
Cần đẩy mạnh hợp tác giữa Nhà nước và doanh nghiệp, người dân trong quá
trình kiểm tra, giám sát. Kết hợp với Bộ NN&PTNT trong xác định đẩy mạnh sản xuất
nông nghiệp theo tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP hay tiêu chuẩn khác. Tuy nhiên, để
kiểm soát tốt hơn chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên thì cần có sự tham gia
của chính quyền địa phương.
Kiểm tra các thủ tục hành chính trong hoạt động sản xuất và XKNS. Kịp thời
bổ sung, sửa đổi và bãi bỏ các quy định hành chính gây phiền hà khó khăn, đảm bảo
tối đa hóa các thuận lợi và sự phù hợp cho doanh nghiệp và người sản xuất. Thực hiện
việc xã hội hóa ở một số lĩnh vực dịch vụ cơng như kiểm tra chất lượng, kiểm
nghiệm, kiểm dịch, cấp phép cho hoạt động sản xuất và XKSN.
Kết luận chương 3
Trong chương 3 luận văn nêu ra các quan điểm, định hướng phát triển xuất
khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị Việt Nam giai đoạn 2020-2024.
Trong chương này luận văn cũng đưa ra các nhóm giải pháp nhằm tăng cường chiến
lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Lào sang thị trường Việt Nam.



×