Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giải pháp tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp lào sang thị trường việt nam (39)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.6 KB, 3 trang )

16

tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế. Thời gian qua, Lào trở thành một trong
những nước xuất khẩu gạo, cà phê, tiêu lớn trên thế giới, nhiều nông sản Lào đã đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau. Những thành tựu đạt được
trong lĩnh vực XKNS lại củng cố thêm vị thế của Lào khi là thành viên của các tổ chức
trong khu vực và thế giới.
1.1.4. Các hình thức xuất khẩu nông sản hiện nay
Kinh doanh nông sản diễn ra dưới các hình thức khác nhau, có hình thức giao
dịch bn bán truyền thống và hình thức giao dịch bn bán hiện đại. Đối với mỗi thị
trường, doanh nghiệp cần có những hình thức thâm nhập và bán hàng đặc thù để đạt
được hiệu quả kinh doanh, phát huy sức cạnh tranh hàng NSXK của doanh nghiệp
trên thị trường đó.
XKNS diễn ra dưới một số hình thức chính sau:
Một là, XKNS trực tiếp. Đây là hình thức XKNS truyền thống, do chính doanh
nghiệp sản xuất trong nước đưa hàng tới khách hàng nước ngồi thơng qua tổ chức
của mình. Có hai hình thức XKNS trực tiếp:
XKNS chính ngạch: Là hợp đồng XKNS theo giấy phép của các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền, lưu thơng qua các cửa khẩu quốc tế và quốc gia, phải chấp hành đầy đủ các
thủ tục xuất khẩu theo thông lệ và tập quán quốc tế. Trong hình thức xuất khẩu này, tùy
vào điều kiện giao hàng có thể chia ra thành các hình thức: xuất khẩu theo giá FOB, xuất
khẩu theo giá CIF, xuất khẩu theo DAF.
XKNS tiểu ngạch: Là hợp đồng XKNS theo giấy phép của Ủy ban nhân dân
các tỉnh biên giới. Với hình thức xuất khẩu này, các doanh nghiệp khơng phải thơng
qua nhiều thủ tục hành chính, nhưng nó chỉ được thực hiện với điều kiện là xuất khẩu
sang các nước có chung biên giới.
Ưu điểm của XKNS trực tiếp là: doanh nghiệp XKNS trực tiếp tiếp xúc khách
hàng, trực tiếp tìm hiểu thị trường, nắm bắt nhu cầu mới và tâm lý thị hiếu thay đổi
của khách hàng nên kịp thời cải tiến sản phẩm, thoả mãn tốt nhất nhu cầu đó. Việc
trực tiếp tiếp xúc với thị trường nước ngoài, giúp cho doanh nghiệp dễ tiếp thu các



17

kinh nghiệm quốc tế. Ngoài ra, ưu điểm khác của hình thức này là doanh nghiệp
XKNS khơng phải chịu những chi phí xuất khẩu trung gian và khơng phải chia sẻ lợi
nhuận.
Hạn chế của hình thức XKNS này là doanh nghiệp XKNS phải dàn trải các
nguồn lực của mình trên phạm vi thị trường rộng lớn phức tạp, phải chấp nhận môi
trường cạnh tranh quốc tế khốc liệt với nhiều rủi ro hơn. Điều này địi hỏi doanh nghiệp
phải có đủ nguồn lực để mở rộng hoạt động ra thị trường nước ngồi, có khả năng
quản lý, điều hành xuất khẩu hiệu quả.
Doanh nghiệp sử dụng các hình thức để XKNS trực tiếp sau: Mở chi nhánh
bán hàng của mình ở nước ngoài; Xuất khẩu từ nước thứ ba; Xuất khẩu từ công ty liên
doanh; Lập đại diện bán hàng ở nước ngoài; Tiến hành qua Hiệp hội XKNS.
Hai là, XKNS gián tiếp (XKNS qua trung gian). Đây là hình thức XKNS mà
doanh nghiệp thông qua dịch vụ của tổ chức độc lập đặt ngay tại nước xuất khẩu để
tiến hành XKNS. Các trung gian bao gồm: công ty quản lý xuất khẩu, đại lý trung
gian xuất khẩu,…
Ưu điểm của hình thức này là các tổ chức trung gian thường nắm rõ phong tục,
tập quán cũng như những quy định của nước nhập khẩu nên có thể đẩy nhanh việc
mua bán. Đồng thời, các doanh nghiệp XKNS giảm chi phí thâm nhập thị trường, tìm
hiểu thơng tin về thị trường, các đối thủ cạnh tranh thông qua các tổ chức trung gian.
Hạn chế của hình thức này là doanh nghiệp kinh doanh XKNS không trực tiếp tiếp
xúc với khách hàng nên không đáp ứng đúng và kịp thời nhu cầu của khách hàng.
Hơn nữa, doanh nghiệp XKNS phải chia sẻ lợi nhuận với các trung gian.
Ba là, thương mại điện tử (Electronic commerce): là hình thức XKNS ra đời
trong nền kinh tế số hóa, là hình thức hoạt động thương mại không giấy tờ. Đây là
phương thức hoạt động kinh doanh tiên tiến. Ưu điểm của hình thức này là nếu doanh
nghiệp áp dụng tốt sẽ giảm bớt các thủ tục hành chính, tạo được bước đột phá trong
cạnh tranh xuất khẩu. Mặt hạn chế của hình thức này là đòi hỏi về điều kiện cơ sở vật

chất, hệ thống pháp lý, trình độ cán bộ để ứng dụng hiệu quả thương mại điện tử của


18

cả Nhà nước và doanh nghiệp; dễ gặp rủi ro do giao dịch “ảo”. Đồng thời, trong quá
trình thực hiện hợp đồng, các bên cần phải bảo mật hệ thống dữ liệu.
Bốn là, XKNS thông qua các Sở giao dịch hàng hóa. Đây là một hình thức
XKNS hiện đại mà nhiều nước trên thế giới thực hiện. Mặt tích cực của hình thức
XKNS thơng qua sở giao dịch là giá ổn định, chất lượng được kiểm địnhlà các doanh
nghiệp XKNS có thể biết được giá quốc tế trong từng tháng, từng quý để chủ động kế
hoạch sản xuất kinh doanh, cân đối cung cầu; cho phép người nông dân, doanh nghiệp
chế biến, doanh nghiệp xuất khẩu xích lại gần nhau; giảm thiểu các rủi ro về vấn đề
biến động về giá do thời tiết, do mùa vụ cho nông dân cũng như doanh nghiệp XKNS.
Mặt hạn chế của hình thức này đòi hỏi cao về trình độ tổ chức quản lý của nhà
nước trong việc tổ chức thực hiện mô hình, trong kết nối với các sở giao dịch khác
trên thế giới. Thêm vào đó, chất lượng hàng nơng sản phải ở mức độ cao, đồng đều.
Ngồi ra, cịn có các hình thức XKNS khác như: tạm nhập tái xuất, chuyển
khẩu hàng hóa, quá cảnh hàng hóa; XKNS theo nghị định thư (để gán nợ các loại theo
Nghị định thư giữa hai nước); Buôn bán đối ứng (là phương thức xuất khẩu hàng đổi
hàng).
1.2. Nội dung và các tiêu chí đánh giá tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản
1.2.1. Quan niệm về tăng cường chiến lược xuất khẩu nông sản
Tăng cường chiến lược XK nông sản là làm tăng hoạt động trao đổi mua bán
hàng hóa nơng sản với nước ngồi dưới hình thức mua bán thơng qua quan hệ hàng
hóa tiền tệ, nhằm mục đích lợi nhuận.
Tăng cường chiến lược XK hàng nông sản về mặt lượng: là gia tăng hàng nông
sản về quy mô và sản lượng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Tăng cường chiến lược XK hàng nông sản về mặt chất: là nâng cao chất lượng
hàng nông sản, gia tăng hàm lượng công nghệ, gia tăng giá trị cho hàng nông sản,

đáp ứng được yêu cầu chất lượng của thị trường.



×