ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
HÀNH TRÌNH CỦA PEDRO PÁRAMO
VÀ CẤU TRÚC TỰ SỰ HIỆN THỰC HUYỀN ẢO
TRONG TIỂU THUYẾT PEDRO PÁRAMO
NHÀ VĂN JUAN RULFO
HỌC PHÀN: VĂN HỌC TÂY ÂU – MỸ
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN PHƯƠNG KHÁNH
Đà Nẵng - 2022
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1
1.
Lí do chọn đề tài........................................................................................................1
2.
Lịch sử vấn đề............................................................................................................2
3.
Mục đích nghiên cứu.................................................................................................6
4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................6
5.
Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................6
6.
Bố cục.........................................................................................................................7
NỘI DUNG...........................................................................................................................8
CHƯƠNG 1: TIỂU THUYẾT PEDRO PÁRAMO TRÊN HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO
NGHỆ THUẬT CỦA JUAN RULFO VÀ CẤU TRÚC TỰ SỰ HIỆN THỰC HUYỀN
ẢO TRONG VĂN HỌC MỸ LATINH..............................................................................8
1.1.
Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo khu vực Mỹ Latinh............................................8
1.1.1.
Khái niệm chủ nghĩa hiện thực huyền ảo (Magical Realism)........................8
1.1.2.
Đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo...................................................8
1.1.3. Cấu trúc tự sự hiện thực huyền ảo – nghệ thuật đắt giá tiểu thuyết Mỹ
Latinh.......................................................................................................................................10
1.2. Tiểu thuyết Pedro Páramo – bước nhảy vọt về nghệ thuật sự sự trong hành
trình sáng tạo của Juan Rulfo.......................................................................................14
1.2.1. Nhà văn Juan Rulfo – cây bút hiện thực huyền ảo xuất sắc trong nền văn
học Mỹ Latinh........................................................................................................................14
1.2.2.
Tiểu thuyết Pedro Páramo – bước nhảy vọt về nghệ thuật tự sự..................18
CHƯƠNG 2: HÀNH TRÌNH CỦA PEDRO PÁRAMO TRONG TIỂU THUYẾT
PEDRO PÁRAMO CỦA NHÀ VĂN JUAN RULFO.....................................................20
2.1.
Sự kiện cuộc đời của Pedro Páramo..................................................................20
2.2.
Hành trình truy tìm bản ngã của nhân vật Pedro Páramo.............................22
2.3.
Hiện thực đấu tranh chống áp bức....................................................................24
2.3.1.
Đại diện của tầng lớp bốc lột...............................................................................24
2.3.2.
Một giai đoạn cách mạng Mexico đi vào tiểu thuyết.......................................25
CHƯƠNG 3: CẤU TRÚC TỰ SỰ HIỆN THỰC HUYỀN ẢO TRONG TIỂU
THUYẾT PEDRO PÁRAMO CỦA NHÀ VĂN JUAN RULFO...................................28
3.1.
Đảo lộn trật tự sự kiện cốt truyện......................................................................28
3.1.1.
Cấu trúc phân mảnh.............................................................................................31
3.1.2.
Kết cấu đan xen......................................................................................................32
3.2.
Người kể chuyện đa ngôi và sự chuyển đổi điểm nhìn.....................................34
3.2.1.
Juan Preciado – góc nhìn của người kể chuyện ngôi thứ nhất....................34
3.2.2.
Người kể chuyện ngôi thứ ba – góc nhìn người kể chuyện tồn tri............36
3.2.3.
Tự sự đa ngơi kể đến sự hịa quyện các góc nhìn............................................39
3.3.
Nhân vật bước ra từ thế giới tâm linh...............................................................40
3.4.
Bất tận và lật đổ không gian...............................................................................42
3.4.1.
Comala – khát vọng thiên đường........................................................................42
3.4.2.
Comala – mơ hình khao khát truy tìm mà khơng thấy...................................45
3.4.3.
Comala – cơ đơn, ma mị và chết chóc................................................................46
3.5.
Thời gian “không thời gian”...............................................................................48
3.5.1.
Thời gian thực tại..................................................................................................48
3.5.2.
Thời gian cõi chết..................................................................................................49
3.5.3.
Thời gian tâm lí......................................................................................................50
KẾT LUẬN.........................................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................53
1. Lí do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
Văn học Mỹ Latinh bao gồm văn học của các quốc gia thuộc Tây bán cầu, mà cụ thể
là vùng lãnh thổ Trung và Nam Mỹ chủ yếu viết bằng tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Đây là nền văn học phát triển mạnh mẽ và để lại nhiều thành tựu nổi bật cho nền văn học
thế giới. Dù ở bất kỳ giai đoạn nào, văn học Mỹ Latinh vẫn có một chỗ đứng cụ thể và đạt
được nhiều giá trị về chủ đề, thể loại, hình thức hay phong cách. Bước vào thế kỷ XX, văn
học Mỹ Latinh lại càng hấp dẫn và có sức vẫy gọi độc giả với Chủ nghĩa hiện thực huyền
ảo (magical realism) – một khuynh hướng mới trong tiểu thuyết Mỹ Latinh hiện đại sau
Chiến tranh thế giới thứ II.
Khái niệm Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo được hiểu là sự kết hợp bởi hai yếu tố là
“hiện thực” (real) và “huyền ảo” (magic). Và khái niệm này lần đầu được xuất hiện trong
Lời nói đầu tập Những truyền thuyết của Goatêmala của nhà văn Asturias. Đây là tác
phẩm văn xuôi đầu tiên của Asturias và gây tiếng vang lớn ở châu Âu. Song ở giai đoạn
này, khái niệm về Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo chưa thực sự được cơng nhận chính thức.
Mãi đến khi xuất hiện tiểu thuyết của Carpentier Vương quốc trần gian vào năm 1949, cụm
từ Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo mới được xem là một khuynh hướng mới trong nền văn
học Mỹ Latinh.
Thế kỷ XX, văn học Mỹ Latinh chuyển mình với nhiều sự khai phá mới mẻ và đầy
sáng tạo của các thế hệ nhà văn, nhà thơ. Trong đó, sự ra đời các tiểu thuyết mang màu sắc
Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo đã đánh dấu một thời kỳ văn học phát triển sơi nổi và phong
phú. Đã có rất nhiều tiểu thuyết mang khuynh hướng văn học này với những tác giả nổi
tiếng như: Asturias, Amado, Marquez,…Trong đó, chúng ta khơng quên kể đến nhà văn
Juan Rulfo với cuốn tiểu thuyết Pedro Páramo. Đây được xem là cuốn tiểu thuyết phức tạp
bởi sự đan xen giữa hai yếu tố hiện thực và huyền ảo, tạo ra một hai thế giới song hành
khiến người đọc miên mang trong những câu chuyện của những bóng ma vực vờ. Điều
đáng chú ý ở tác phẩm này là một cấu trúc tự sự độc đáo được xây dựng tạo nên cảm giác
mơ hồ về không gian và thời gian, giữa hiện tại và quá khứ. Hơn nữa, việc tìm hiểu và nắm
bắt các vấn đề về cấu trúc tự sự sẽ giúp chúng ta thâm nhập sâu và hiểu thấu các tầng ý
nghĩa về nội dung và nghệ tuật mà tác giả muốn gửi gắm.
Để khẳng định vai trò to lớn của cấu trúc tự sự trong mỗi tác phẩm, chúng tôi muốn
khai thác và tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề lý thuyết của cấu trúc tự sự mà cụ thể là cấu
trúc tự sự của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo để soi chiếu vào tiểu thuyết Mỹ Latinh ở thế
1
kỷ XX. Ngày nay, có rất nhiều cơng trình học thuật nghiên cứu các vấn đề về tự sự học và
đạt được nhũng thành cơng rực rỡ.
Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu về đề tài “Hành trình của Pedro
Páramo và cấu trúc tự sự hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Pedro Páramo - Juan
Rulfo” với mong muốn giải mã được hành trình của nhân vật Pedro Páramo và cấu trức tự
sự hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết này. Qua đó, việc nghiên cứu đề tài sẽ làm phong
phú thêm mảng đề tài về cấu trúc tự sự hiện thực huyền ảo, cũng như các đề tài liên quan
đến tiểu thuyết Pedro Páramo của nhà văn Juan Rulfo.
2.
Lịch sử vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu về nhà văn Juan Rulfo
Những vấn đề xung quanh tiểu sử Juan Rulfo luôn được thừa nhận là sự tồn tại của
một huyền thoại. Giới học giả khi nghiên cứu về ơng chưa bao giờ đưa vào trong các cơng
trình của mình sự khẳng định chắc nịch nào về tính chính xác những thơng tin về Rulfo.
Rulfo khi cịn sống ông từ chối mọi phỏng vấn, và từ chối trả lời những câu hỏi về đời tư
của mình. Chính vì lẽ đó đã khiến Rulfo trở thành một bí ẩn sống động, suốt ba mươi năm
cuối đời Rulfo đã tạo nên một huyền thoại xung quanh sự sáng tạo của mình. Hầu như
những cơng trình viết về tiểu sử Rulfo, các nhà nghiên cứu ít khi khai thác cả hành trình
cuộc đời ơng mà thường hay xé nhỏ giai đoạn ra để khai phá nó bằng những hướng tiếp
cận khác nhau.
Luis Harss (1968) “Juan Rulfo o la pena sin nombre” 1 (“Juan Rulfo hay nỗi buồn
khơng tên”): cơng trình đưa ra những hình mẫu, thiết lập những bức chân dung tâm lý sâu
sắc nhất đã được viết về Rulfo. Điểm nổi bật, ấn tượng của bài viết này chính là thông qua
những cách gợi ý các nét vẽ và cử chỉ, từ đó tạo dựng nên những điểm tương đồng giữa các
nhân vật mà Rulfo đã xây dựng cùng với sự ẩn chứa bóng dáng của nhà văn trong đó. Mặt
khác, Luis Harss cũng vẽ nên một bản đồ để tìm cội nguồn của nhà văn bên cạnh sự khác
xa của Rulfo so với chủ nghĩa khu vực. Tác giả cơng trình đã đi sâu vào thời thơ ấu và tuổi
trẻ của nhà văn bất hạnh này để thông qua đó khai phá rộng và sâu hơn những câu chuyện
tiểu thuyết của một hiện tượng kì diệu của văn học. Harss đã dùng những phân tích của
mình chỉ ra những đặc điểm và động lực của các nhân vật để đối chiếu nó với những đặc
điểm và động lực của người đã tạo ra họ. Tổng kết lại cơng trình nghiên cứu phê bình của
1
Harss, Luis và Barbara Dohmann. “Juan Rulfo o la pena sin nombre” en Los nuestros. Buenos Aires:
Sudamericana, 1968: 301-377.
2
Harss chính là đã phác họa một bức tranh về lịch sử xã hội của tác phẩm nhuốm màu bi
quan mà nhà văn Juan Rulfo không thể nào rũ bỏ được.
Năm 1973, nhà văn Reina Roffé đã xuất bản tác phẩm “Juan Rulfo: autobiografía
armada” (Juan Rulfo: tự truyện vũ trang), đây được xem là một trong những văn bản tiểu
sử đầu tiên của nhà văn. Trong cuốn sách này, Rulfo đã xuất hiện với ngôi kể thứ nhất
bằng một đoạn độc thoại, Rulfo đã dạo quanh lịch sử tổ tiên của mình, tái hiện những
khoảnh khắc về thời thơ ấu và cuộc sống nông thôn của ông ở thị trấn Jalisco. Đồng thời,
cuốn tự truyện của nhà văn Reina Roffé cũng đề cập đến quá trình Rulfo sáng tạo các tác
phẩm của mình và thể hiện vị trí của ơng với tư cách là một nhà văn về sự đụng chạm
trong mối quan hệ giữa vùng nông thôn và thành phố Mexico.
Trong “Antecedentes y datos biográficos de Juan Rulfo” 2 (Lịch sử và dữ liệu tiểu sử
của Juan Rulfo) năm 1987, Federico Munguía Cárdenas đã xác định ngày tháng và thiết lập
những mâu thuẫn xung quanh tài liệu tham khảo tiểu sử. Liên quan đến các phương diện
tiếp cận và giai đoạn tiểu sử Rulfo, năm 1992 Antonio Alatorre đã tái hiện tâm trạng và
thói quen của nhà văn khi còn là nhân viên của Bộ Nội vụ (1936-1947) trong “Cuitas del
Joven Juan Rulfo, burócrata”3 (Những rắc rối của chàng trai trẻ Juan Rulfo, quan chức).
Emmanuel Carballo (1994) với công trình “Juan Rulfo, 1917-1986”4 đã xây dựng một tiểu
sử trí tuệ dựa trên sự tổng hợp thông tin từ đồng nghiệp của Rulfo tại Centro Mexicano de
Escritores và khẳng định: “Tơi có ảnh hưởng quyết định đến Juan Rulfo. Đó là một trong
những khám phá của tôi. Người ta đã khơng cho tơi sự tín nhiệm cần thiết vì lý do chính
sách văn học”5[81].
“La leyenda de Rulfo: cómo se construye el escritor desde el momento que deja de
serlo”6 (Huyền thoại về Rulfo: Cách nhà văn được xây dựng từ thời điểm anh ta khơng cịn
là ai) năm 1992, nhà phê bình Jorge Rufinelli đã xét qua những điều bịa đặt xung quanh
vấn đề trở thành một nhân vật huyền thoại đa nguyên: Rulfo là nhà văn truyền thống thiên
2
Munguía Cárdenas, Federico. “Antecedentes y datos biográficos de Juan Rulfo” en Homenaje a Juan Rulfo.
Recopilación, revisión de textos y notas de Dante Medina. Guadalajara: Universidad de Guadalajara, Centro
de Estudios Literarios, 1987.
3
Alatorre, Antonio. “Cuitas del joven Juan Rulfo, burócrata” en Umbral, 2, Guadalajara: Secretaría de
Educación y Cultura de Jalisco (primavera 1992): 58-71.
4
Carballo, Emmanuel. “Juan Rulfo, 1917-1986” en Protagonistas de la literatura mexicana. México: Porrúa,
1994: 409-428 (“Sepan Cuantos…” 640).
5
“influí de una manera decisiva en Juan Rulfo. Fue uno de mis descubrimientos. La gente no me ha dado el
crédito necesario por razones de política litera”.
6
Rufinelli, Jorge, “Un diálogo” en “La leyenda de Rulfo: cómo se construye el escritor desde el momento
que deja de serlo” en Juan Rulfo. Toda la obra. Literatura Mexicana, XIX.2, 2008, pp. 77-91.
3
tài mà khơng có lương tâm về phạm vi sáng tạo của mình. “La persona de Juan Rulfo”7
(Con người của Juan Rulfo) (1999), người ta đã đề nghị chỉ ra sự dối trá và sự thật được
trộn lẫn như thế nào trong cách xây dựng của tác giả, những gì liên quan đến Rulfo đều
được nhà văn chủ động xác lập bằng sự hòa trộn giữa thật và hư. Đồng thời cũng chỉ ra
rằng Rulfo đã tự bảo vệ bản thân khỏi sự nổi tiếng như thế nào, làm sao để duy trì những ý
tưởng cố định là chân lý và kích thích trí tưởng tượng của nhà văn trong một số tuyên bố
công khai. Nhưng trên hết việc xây dựng một hình ảnh về chính mình thì Rulfo dường như
quyết tâm phác họa những bức chân dung tự họa bằng lới nói và “ném bóng ma nhân cách
của mình vào khoảng trống”8[80]. Nhà văn dường như cũng cố thiết lập bản thân một hình
như những nhân vật của mình là một con ma sống, một nhà văn chủ nghĩa hiện thực huyền
ảo tự tạo ra cái huyền ảo trên con người mình.
Roberto Gracia Bonilla (2008) “Rostros biográficos de Juan Rulfo” (Khn mặt tiểu
sử của Juan Rulfo), cơng trình đã tiếp xúc chỉ ra những kết quả nghiên cứu về tiểu sử Juan
Rulfo trước đó. Cơng trình này đã khẳng định năm cuốn tiểu sử của Juan Rulfo xuất bản từ
năm 2003 - 2005 là kết quả mang tính chủ quan, việc viết về một nhà văn bí ẩn và khó nắm
bắt như Rulfo bằng cách nào khi “người đã tự làm nổi bật bản thân bằng cách tự chủ hấp
thụ bản thân và kiên trì bảo vệ sự riêng tư của cuộc sống gia đình mình” 9[82]. Roberto
Gracia Bonilla đi sâu vào các biên niên sử và học giả khác nhau, định hình sẵn của một
cuộc đời được thuật lại được tìm thấy trong phỏng vấn, một thể loại mà chính Rulfo đã từ
chối. Đồng thời từ đó đã đưa ra những hướng tiếp cận khác nhau về cuộc đời Juan Rulfo.
Nhưng nhìn chung bài báo hướng đến lấy tính huyền thoại bao quanh cuộc đời Rulfo là cơ
sở. Đã chỉ ra những thách thức đối với những người nghiên cứu muốn viết về tiểu sử Rulfo
phải đối mặt: “làm thế nào để viết về nhà văn bí ẩn và bảo vệ mình kín kẽ như Rulfo?”,
“làm thế nào để thâm nhập vào cuộc đời của một nhân vật mà hình ảnh của họ được tạo
nên bằng trí nhớ tập thể, các phương tiện thông tin đại chúng, hội văn học, văn hóa chính
thống?”.
2.2. Tình hình nghiên cứu về tiểu thuyết Pedro Páramo
Pedro Páramo là cuốn tiểu thuyết lôi cuốn bạn đọc bởi lối viết tinh xảo và chủ đề hết
sức độc đáo. Có thể thấy, hầu hết các nhân vật trong tác phẩm đều là những các hồn ma và
những cuộc đối thoại của họ chính là những giọng nói, những lời trị chuyện của cõi âm ti
7
“La persona de Juan Rulfo” en Literatura Mexicana, 1/2. México: Universidad Nacional Autónoma de
México, Instituto de Investigaciones Filológicas, Centro de Estudios Literarios, 1999: 225-247.
8
“arrojar al vacío espectros de su personalidad”
9
“que se distinguió por su ensimismamiento y defendió con tenacidad la privacidad de su vida familiar”
4
được vọng về. Tiểu thuyết đã phản ánh khơng khí bi đát sau cuộc cách mạng, ngày tận diệt
của chế độ điền trang, chế độ độc tài Porfirio Díaz và chỉ rõ sự thất bại của cách mạng tư
sản dân quyền Mexico đầu thế kỷ XX. Juan Rulfo đã khắc họa được tồn cảnh vùng nơng
thơn đang dần mục nát, tàn lụi ở khu vực Mỹ Latinh. Đọc Pedro Páramo, người đọc khơng
chỉ tìm hiểu các vấn đề lịch sử được phản ánh mà còn thấy được cách lắp ráp các mảnh vỡ
tronglối kể và các yếu tố tự sự đã tạo nên một cảm quan mới cho độc giả. Đã có rất nhiều
cơng trình nghiên cứu về tiểu thuyết này như:
Cơng trình “Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Mĩ Latin nhìn dưới lí
tính khơng của Phật giáo nguyên thủy” (Nguyễn Thành Trung) đã chỉ ra được mối liên hệ
giữa Tính Khơng và những đặc điểm chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Mĩ
Lantin và đặc biệt là tiểu thuyết Pedro Páramo. Nhân vật Juan Preciado trong Pedro
Paramo được nhìn nhận dưới phương diện là nhân vật cô đơn cùng Khổ - Duyên khởi.
Trên hành trình đi tìm cha của mình, Juan Preciado “nhận ra bản thể ấy càng mờ mịt, bị
nhiều yếu tố bôi xóa, đau khổ lạc lối trong mê cung tự tạo”[36]. Ngồi ra, cơng trình đã chỉ
ra được các yếu tố huyền ảo và nghệ thuật xây dựng: nhân vật (ma), sự thay đổi điểm nhìn
liên tục,...Tuy nhiên, cơng trình chưa đi sâu vào khai thác hành trình của Pedro Páramo và
cấu trúc tự sự trong tiểu thuyết này.
Trong “Sítios da morte sem fim: espaỗo e focalizaỗóo em Pedro Pỏramo (Cỏc địa
điểm bất tận của cái chết: Không gian và tiêu điểm trong Pedro Páramo) Jeferson Cardoso
Oliveira đã phân tích những yếu tố tạo nên không gian phức tạp trong tiểu thuyết Pedro
Páramo, xem xét các yếu tố không gian ấy trong mối liên hệ với cấu trúc câu chuyện.
Cơng trình cũng nhắc đến sự phá vỡ rào cản ngăn cách sự sống với cái chết và tiểu thuyết
được kể dưới góc nhìn của nhiều người kể chuyện, thời gian và không gian cũng chi phối
đến cấu trúc của văn bản. Tuy nhiên, ở cơng trình này chỉ mới phân tích tiểu thuyết Pedro
Páramo dưới khía cạnh khơng gian, chưa đề cập đến những yếu tố khác trong cấu trúc tự
sự chủ nghĩa hiện thực huyền ảo.
Cơng trình “Alegoria e morte em Pedro Páramo, de Juan Rulfo: o futuro em ruínas”
(Câu chuyện ngụ ngôn và cái chết trong Pedro Páramo của Juan Rulfo: tương lai trong
đống đổ nát tập) Ana Paula Cantarelli trung nghiên cứu bối cảnh thực tế chính trị - lịch sử xã hội của Mexico. Bên cạnh đó, luận án cịn tìm hiểu cách thức xây dựng cốt truyện; mối
liên hệ giữa các yếu tố bên ngoài, bên trong của tiểu thuyết Pedro Páramo. Ngồi ra, cơng
trình cịn sử dụng khái niệm về sự chuyển đổi văn hóa để xét vào cấu trúc tường thuật của
5
tiểu thuyết này. Nhìn nhận tiểu thuyết với sự phá vỡ tính tổng thể, tồn tại các giọng kể
chuyện khác nhau trong Pedro Páramo.
Trong “The Death of the Narrator and the Interpretation of the Novel : The Example
of Pedro Páramo by Juan Rulfo” (Cái chết của người kể chuyện và cách giải thích tiểu
thuyết: ví dụ về Pedro Páramo của Juan Rulfo), Sylvie Patron đã đưa các lý thuyết về
tường thuật, người kể chuyện. Lấy tiểu thuyết Pedro Páramo để làm chứng minh, cơng
trình đã chỉ ra những phân đoạn cụ thể với những ngơi kể khác nhau, khi thì ngơi thứ nhất,
lúc thì ngơi thứ ba. Tuy nhiên, cơng trình cũng chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu tiểu thuyết
trên phương diện người kể chuyện
3.
Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của cơng trình Hành trình của Pedro
Páramo và cấu trúc tự sự hiện thực huyền ảo trong tiểu
thuyết Pedro Páramo (Juan Rulfo) là:
Thứ nhất, tìm hiểu những vấn đề về lí thuyết của chủ nghĩa hiện
thực huyền ảo mà cụ thể là đặc trưng và cấu trúc tự sự hiện thực
huyền ảo trong tiểu thuyết Pedro Páramo của nhà văn Juan Rulfo.
Thứ hai, khẳng định được tài năng của nhà văn Juan Rulfo và
tiểu thuyết Pedro Páramo – tác phẩm thể hiện rõ quan niệm sáng
tác và nghệ thuật tự sự của nhà văn.
Thứ ba, khám phá hành trình của nhân vật Pedro Páramo trong
tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Juan Rulfo.
Thứ tư, khẳng định và đánh giá được giá trị của cấu trúc tự sự
hiện thực huyền ảo của tiểu thuyết Pedro Páramo và tài năng của
tác giả Juan Rulfo.
4.
4.1.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tiểu thuyết Pedro Páramo
của Juan Rulfo.
4.2.
Phạm vi nghiên cứu
6
Phạm vi nghiên cứu là hành trình của Pedro Páramo và cấu
trúc tự sự hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Pedro Páramo của
Juan Rulfo.
5.
Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Phương pháp phân tích – tổng hợp được sử dụng nhằm nghiên
cứu các lí thuyết về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và các cơ sở lí
luận xoay quanh đề tài. Các tài liệu nghiên cứu bao gồm các tài
liệu lí luận có liên quan đến nhà văn Juan Rulfo và tiểu thuyết
Pedro Páramo, đồng thời bao gồm các tài liệu về cấu trúc tự sự
trong tiểu thuyết Mỹ Latinh, như: các bài báo khoa học, các cơng
trình nghiên cứu hay các luận văn. Phương phá này còn giúp lựa
chọn và bổ sung tài liệu phù hợp sau q trình phân tích.
5.2. Phương pháp so sánh – đối chiếu
Phương pháp so sánh – đối chiếu được sử dụng với hai mục
đích chính. Một, So sánh – dối chiếu các tài liệu thuộc một chủ đề
nghiên cứu. Hai, so sánh đối chiếu hành trình của nhân vật và cấu
trúc tự sự hiện thực huyền ảo trong tác phẩm.
5.3. Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê được sử dụng với mục đích để hệ thống
hóa các sự kiện. Từ đó, làm nổi bật lên nghệ thuật tự sự độc đáo
của nhà văn Juan Rulfo, được thể hiện ở cách phân mảnh và sắp
xếp sự kiện cốt truyện.
6.
Bố cục
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tiểu thuyết Pedro Páramo trên hành trình sáng tạo nghệ thuật của Juan
Rulfo và cấu trúc tự sự hiện thực huyền ảo trong văn học Mỹ Latinh
Chương 2: Hành trình của Pedro Páramo trong tiểu thuyết Pedro Páramo của nhà văn
Juan Rulfo
Chướng 3: Cấu trúc tự sự hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Pedro Páramo của nhà
văn Juan Rulfo
7
8
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
TIỂU THUYẾT PEDRO PÁRAMO TRÊN HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT
CỦA JUAN RULFO VÀ CẤU TRÚC TỰ SỰ HIỆN THỰC HUYỀN ẢO
TRONG VĂN HỌC MỸ LATINH
1.1.
Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo khu vực Mỹ Latinh
1.1.1. Khái niệm chủ nghĩa hiện thực huyền ảo (Magical Realism)
Việc phân định, xếp một nhà văn nào đó vào khuynh hướng chủ nghĩa hiện thực
huyền ảo cần dựa trên yếu tố huyền ảo hay sử dụng linh hoạt các nhân vật, sự kiện, khơng
– thời gian… mang tính thực ảo. Đây là quan niệm phổ biến trong đó có từ điển Wikipedia
là tiêu biểu: “Các tác phẩm vừa có những cảnh tượng li kì, hư ảo, vừa có những chi tiết và
hồn cảnh hiện thực”. Theo Từ điển Oxford nhận định về Magical Realism (Chủ nghĩa
hiện thực huyền ảo) là một phong cách viết có sự kết hợp các sự kiện ở hiện thực với giả
tưởng: “a style of writing that mixes realistic events with fantasy”[19]. Tuy nhiên không
phải bất cứ tác phẩm nào của nhà văn thuộc khuynh hướng hiện thực huyền ảo viết cũng
thuộc phong cách đó. Dù khơng xuất hiện các yếu tố huyền ảo cụ thể nhưng một số tác giả
có thể sử dụng biện pháp ảo hóa hiện thực.
Theo Lê Huy Bắc trong Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong văn học Mỹ Latinh nêu
định nghĩa về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là “khuynh hướng văn học sử dụng các yếu tố
huyền ảo, hoang đường… làm cho hiện thực khác lạ, hấp dẫn người đọc, song đằng sau vẻ
ly kỳ đó, tác phẩm vẫn đảm bảo một thực trạng cơ bản của thời đại”[1,tr.54]. Những vấn
đề đặc biệt được quan tâm liên quan đến chế độ độc tài, nỗi cơ đơn, bản tính ích kỉ… được
thể hiện gián tiếp qua các hình tượng ẩn dụ, ngụ ý, phóng đại nhằm để người đọc tự suy
ngẫm và tìm ra cách hiểu riêng.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán khẳng định: “Nguyên tác sáng tác
của các nhà văn là “biến hiện thực thành hoang đường mà khơng đánh mất tính chất
thực”[3,tr.66].
1.1.2. Đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo
1.1.2.1. Cái kì ảo và huyền thoại được chấp nhận tồn tại hiển nhiên bên cạnh cái hiện
thực
Lê Nguyên Cẩn trong cuốn chuyên luận “Cái kì ảo trong tá phẩm
của Balzac” (1992) đã đưa ra nhận định về khái niệm cái kì ảo: “cái kì ảo
là một phạm trù tư duy nghệ thuật. Nó được tạo ra nhờ trí tưởng tượng
9
và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên khác lạ, phi thường, độc
đáo,…Nó có mặt trong văn học dân gian, văn học viết qua các thời đại.
Nó tồn tại trên trục thực - ảo, và tồn tại độc lập, khơng hịa tan vào các
dạng thứ của trí tưởng tượng”[tr.16]. Như vậy, cái kỳ ảo là sản phẩm của
sự tưởng tượng của con người và được biểu hiện theo lối tư duy logic
riêng.
Có thể thấy các tác phẩm của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo có sự
đang xen, lồng ghép từ các yếu tố kỳ ảo, huyền thoại và hiện thực. Cái
nền xây dựng nên tính huyền ảo trong tác phẩm được bắt đầu từ hiện
thực, đó có thể là những vấn đề mang tính lịch sử, chính trị, văn hóa của
xã hội. “Cốt truyện có thể mượn các sơ đồ cốt truyện thần thoại cổ xưa,
liên quan đến nghi lễ và văn hóa nguyên thủy, được sáng tạo trở lại với
chủ đề mới. Những cổ mẫu (archetypes) được biến thể ở cấp cốt
truyện và hình tượng nghệ thuật thông qua chủ đề, motif, nhân vật, bối
cảnh... Ở đây, cái huyền ảo về mặt tư duy thẩm mỹ có sự giao cắt, gặp
gỡ với thi pháp huyền thoại trong văn chương thế kỷ XX ở cách xử lý
huyền thoại, nó khiến cho huyền thoại khơng chỉ là “ký ức thể loại” mà
cịn trở thành tác nhân góp phần thay đổi toàn bộ cấu trúc văn bản”[6,
tr. 49].
Như vậy, các tác phẩm của văn học Mỹ Latinh và các tác phẩm
theo chủ nghĩa hiện thực huyền ảo luôn thể hiện rõ màu sắc của các yếu
tố kỳ ảo, huyền thoại và hiện thực. Ba yếu tố ấy đan cài và tạo nên một
mẫu thức chung cho văn học hiện thực huyền ảo thế kỉ XX.
1.1.2.2. Tính biểu tượng, ẩn dụ, vấn đề cảm giác, tâm linh
Bởi vì chủ nghĩa hiện thực huyền ảo có sự trộn lẫn của các yếu tố
fantastic hay mythic nên chủ nghĩa văn học này mang đậm màu sắc
biểu tượng, ẩn dụ và các vấn đề về tâm linh, cảm giác. Trên cái nền của
sự hoang đường, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo thường sử dụng các
nhân vật hay các yếu tố mang tính biểu tượng và tâm linh.
Nhân vật thường trong các tác phẩm hiện thực huyền ảo là các
nhân vật ma, họ là những người chết được tái sinh về từ cõi địa ngục để
thốt lên những tiếng nói của bản ngã. Họ ln mang trong mình bao nỗi
cơ đơn, bao sự chấn thương và mặc cảm trong suy nghĩ , nhận thức và
10
cả tâm hồn. Cái chết luôn là một trong những hình ảnh ln được sử
dụng nhiều trong dịng văn học này. Có thể thấy, khi con người nằm
xuống và những câu chuyện của họ trổi dậy trên lớp đất đá của nấm
mồ, luôn là một nguồn cảm hứng khiến đọc giả bị cuốn hút và tìm hiểu.
Và dần dần nó đã trở thành một nét đẹp, một biểu tượng mà khi ai nhắc
về văn học hiện thực huyền ảo đều nhớ đến.
Bên cạnh đó, tính biểu tượng hay cảm giác tâm linh còn được các
nhà văn thể hiện qua việc xây dựng cốt truyện hay mượn các yếu tố
thần thoại. “Chẳng hạn Garcia Marquez (Trăm năm cơ đơn) huyền ảo
hóa hiện thực để sáng tạo huyền thoại mới về thực tại kỳ diệu của
Colombia hay châu Mỹ Latinh; Ben Okri (Con đường đói khổ) là huyền
thoại sử thi mang màu sắc cổ tích với gothic đen về sự tái sinh của
những linh hồn qua thời gian, mang tính huyền ảo ẩn dụ - biểu trưng cho
dân tộc Nigeria; Murakami Haruki (Kafka bên bờ biển) sử dụng huyền
thoại Oedipus ở các cấp độ cấu tạo văn bản để dẫn người đọc vào cõi
thâm cung phi lý của tâm lý con người...”[6,tr.50].
1.1.2.3. Sự lỏng lẻo của yếu tố không - thời gian
Khái niệm không, thời gian trong các tác phẩm hiện thực huyền ảo như
bị xóa nhịa và khơng được phân định rõ ràng. Đọc các tác phẩm của
dòng văn học này, người đọc khó có thể phân định được các yếu tố thời
gian cụ thể. Đó khơng phải là khơng gian một nơi nào đó được hiện hữu
cụ thể, hay thơi gian tuyến tính của một câu chuyện mà đó là không –
thời gian được vẽ lên từ những gam màu xám, gam màu của sự hồi
nghi.
“Khơng gian, thời gian mang tính huyền thoại khơng đầu khơng
cuối, quay vịng để phát triển đến điểm tiếp tục quay vịng. Thời gian
ln gợi nhớ về lịch sử, nhưng đấy là kiểu lịch sử nửa có nửa khơng, như
thế là sản phẩm thuần túy của trí tưởng tượng nhưng lại khơng thể phủ
nhậnlà khơng có dấu ấn của hiện thực. Xu thế của các nhà huyền ảo là
xây dựng không gian huyền thoại như kiểu làng Macodo của Garcia
Marquez”[2,tr.34].
1.1.2.4. Trần thuật nhiều giọng điệu, đa điểm nhìn
11
Các tác phẩm chủ nghĩa hiện thực huyền ảo thường sử dụng nhiều nhân
vật kể chuyện với đa điểm nhìn, đa giọng điệu.
“Chủ
nghĩa hiện thực huyền ảo thường sử dụng kiểu người kể
chuyện xa lạ. Những người này thường đứng ở ngôi thứ ba của người kể
chuyện “biết luốt” nhưng lại ln ý thức tách mình khỏi vị thế đó,
nhường quyền kể lại cho nhân vật và thậm chí là cả người đọc. Vì lẽ đó
mà tác phẩm hiệ thực huyền ảo đa phải xuất hiện nhiều nhân vật đảm
nhận vai trò kể chuyện và người đọc nhiều khi phải lần mị trong thế giới
mơng lung ấy llois đi cho câu chuyện của mình”[2, tr.34].
Như vậy, tác phẩm hiện thực huyền ảo mang trên mình nhiều
khn diện của những gương mặt kể chuyện khác nhau. Tất cả làm cho
câu chuyện như mớ hỗn độn của thế giới ngơn từ, nó khiến người đọc trở
nên mơ hồ. Đọc tác phẩm hiện thực huyền ảo địi hỏi người đọc phải có
tư duy logic để sắp xếp các mảnh vỡ sự kiện.
1.1.3. Cấu trúc tự sự hiện thực huyền ảo – nghệ thuật đắt giá tiểu thuyết Mỹ Latinh
Là một cấu trúc tự sự lớn, tiểu thuyết có những khả năng riêng trong việc tái hiện với
một quy mô lớn những bức tranh hiện thực đời sống, có năng lực phản ánh hiện thực một
cách bao quát và sinh động theo hướng tiếp cận cả bề rộng lẫn chiều sâu của nó. Tiểu
thuyết hiện thực huyền ảo của văn học Mỹ Latinh khắc họa nội dung tư tưởng chủ yếu
thông qua những phương diện: cốt truyện, người kể chuyện, hình tượng, khơng – thời gian
nghệ thuật…
1.1.3.1. Cốt truyện và cách thức tổ chức cốt truyện
Cốt truyện trong các tiểu thuyết hiện thực huyền ảo giàu màu sắc huyền thoại, được
dựa trên bối cảnh lịch sử thể hiện hiện thực xã hội mang đậm tính chính trị.
Các tác giả đã khai thác những lối viết kỹ thuật, đẩy độc giả vào một cuộc phiêu lưu
phức tạp trong mê lộ của cốt truyện đứt gãy, huyền ảo, lấp lửng... Người đọc thường phải
tự mình chọn lấy một điểm nhìn, một sự lý giải tương đối cho mọi phi lý, khó hiểu, dở
dang của câu chuyện nhưng cũng khó tránh được cảm giác băn khoăn, hồi nghi.
Cốt truyện trong các tác phẩm hiện thực huyền ảo thường có sự đan lồng nhiều cốt
truyện nhỏ vào với nhau. Điều này thường dẫn đến kiểu cốt truyện đặc trưng cho văn học
hiện thực huyền ảo là cốt truyện mê lộ. Loại cốt truyện đã phá vỡ cốt truyện tuyến tính
truyền thống, tạo nên sự hỗn độn của các chi tiết, sự kiện. Tình tiết được chảy theo dịng ý
thức của người kể chuyện. Vì có sự chuyển đổi điểm nhìn từ những người kể chuyện khác
12
nhau dẫn dến việc cốt truyện bị phân rã, không còn xác định đâu là trung tâm, khiến độc
giả lạc vào một mê lộ.
1.1.3.2. Người kể chuyện và sự chuyển đổi điểm nhìn
Theo Từ điển Văn học bộ mới thì người kể chuyện là một thuật ngữ dùng để chỉ
nhân vật đóng vai trị chủ đạo thể hiện lời kể chuyện, là người đứng ra kể chuyện trong
một tác phẩm văn học. Vai trò của người kể chuyện thật sự rất quan trọng khi được nhìn
nhận từ góc độ tự sự học.
Một trong những đặc điểm của tiểu thuyết hiện thực huyền ảo là hạn chế tối đa sự
can thiệp của tác giả vào câu chuyện. Trên cái nền của sự hoang đường và hiện thực, chủ
nghĩa hiện thực huyền ảo thường sử dụng kiểu người kể chuyện “xa lạ”. Với quan niệm
tiểu thuyết là một trò chơi, tiểu thuyết xuất hiện phổ biến kiểu người kể chuyện là “thượng
đế biết tuốt” để đi đến điểm nhìn hạn chế của người kể chuyện ngơi thứ nhất. Những người
đó thường đứng ở ngôi thứ ba của người kể chuyện “biết tuốt” nhưng lại ln có ý thức
tách mình khỏi vị trí đó, nhường quyền kể lại cho nhân vật. Vì vậy mà tác phẩm hiện thực
huyền ảo đa phần xuất hiện nhiều nhân vật đảm nhận vai trò kể chuyện.
Tuy nhiên, trong một tiểu thuyết hiện thực huyền ảo không chỉ tồn tại một người kể
chuyện là ngôi thứ ba, mà xuất hiện song song là người kể chuyện ngôi thứ nhất – nhân vật
xưng “tôi”. Người kể chuyện ngôi thứ nhất, xưng tôi, kể về những việc “tôi” trải nghiệm,
được tận mắt “nghe” và “thấy”. Người kể chuyện xưng “tôi” lựa chọn cho mình điểm nhìn
hạn chế. Cái mà “tơi” có được là cái tơi tự ý thức chứ khơng phải vay mượn từ ai. Xuất
hiện trong tiểu thuyết với tư cách là người kể chuyện để kể lại cuộc sống, hành trình của
chính mình.
Sự sắp xếp hài hịa giữa lời kể ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba là một nghệ thuật
kể chuyện độc đáo. Nó phá vỡ tính thống trị của ngơi thứ nhất trong tiểu thuyết. Đôi khi,
người kể chuyện ngôi thứ nhất nhường quyền cho người kể chuyện ngôi thứ ba để tạo cho
câu chuyện tính khách quan, được soi chiếu ở nhiều góc độ, nhiều điểm nhìn. Từ đó,
những tâm tư, trải nghiệm thầm kín, riêng tư của nhân vật được bộc lộ và mang lại ấn
tượng mạnh mẽ, hấp dẫn người đọc.
Gắn liền trực tiếp với người kể chuyện là điểm nhìn. Theo Từ điển thuật ngữ văn học
của Lê Bá Hán nhận định: “điểm nhìn nghệ thuật là vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và
miêu tả sự vật trong tác phẩm”[3,tr.113]. Việc tìm hiểu người kể chuyện khơng thể tách rời
với việc xem xét điểm nhìn mà người kể chuyện sử dụng để nhìn nhận và kể lại sự việc đó.
Sự kết hợp của hai yếu tố này sẽ tạo thành những phương thức tự sự khác nhau.
13
Một dạng điểm nhìn đặc trưng của người kể chuyện ngơi thứ nhất trong tiểu thuyết là
điểm nhìn bên trong hay điểm nhìn tâm lý, điểm nhìn nội tâm. Trên cương vị người kể
chuyện ngôi thứ nhất, truyện kể đặc biệt thiên về cảm giác, phụ thuộc nhiều vào tâm trạng
của nhân vật. Với điểm nhìn nội tâm, người kể chuyện đã đưa ta đến khám phá những cung
bậc cảm xúc mà người đó trải qua, những sự kiện trong cuộc sống với những suy nghĩ
mang đậm tính chủ quan. Đối với người kể chuyện ngơi thứ ba thì điểm nhìn đặc trưng đó
là điểm nhìn bên ngồi. Vì điểm nhìn trần thuật của người kể chuyện ngơi thứ ba là điểm
nhìn của người đứng ngồi diễn biến của sự kiện nên người kể chuyện thường ẩn mình đi,
đứng ở một vị trí nhất định nào đó để quan sát các diễn biến câu chuyện. Điểm nhìn bên
ngồi của người kể ngơi thứ ba đem đến một cái nhìn khách quan.
Sự linh hoạt trong việc tổ chức điểm nhìn của những người kể chuyện trong cùng
một tác phẩm cho thấy sự đa dạng trong phương thức tự sự của tiểu thuyết. Điểm nhìn trần
thuật ln có sự thay đổi giữa khách quan với chủ quan, giữa người kể chuyện và nhân vật
hoặc giữa các nhân vật với nhau nhằm đem đến một cái nhìn vừa có tính chủ quan vừa có
tính khách quan, sự kiện được nhìn nhận ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Theo Ơn
Thị Mỹ Linh nhận xét: “Đa điểm nhìn là thủ pháp sử dụng đồng thời và có sự đối thoại của
nhiều điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm, khắc họa hiện thực đa diện, nhiều chiều. Đa
điểm nhìn xuất phát từ nguyên tắc phi trung tâm hóa trần thuật nhằm khách quan hóa trần
thuật của văn học hậu hiện đại”.
1.1.3.3. Hình tượng và phương thức xây dựng hình tượng
Hình tượng nghệ thuật thường được xây dựng thông qua nhân vật, motif, chủ đề…
đặc biệt rõ nét nhất ở nhân vật văn học.
Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người được người viết miêu tả, thể
hiện trong tác phẩm bằng các phương tiện văn học. Vì thế, việc xây dựng nhân vật luôn là
vấn đề cần quan tâm. Khám phá hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết Mỹ Latinh nhằm
hiểu rõ cái nhìn, cách lý giải của các tác giả về con người hay hiện thực cuộc sống: “Nhân
vật văn học nào cũng biểu hiện cách hiểu của nhà văn về con người theo một quan điểm
nhất định và qua các đặc điểm mà anh ta lựa chọn. Nhân vật văn học chính là mơ hình về
con người của tác giả”[7,tr.43]. Ngồi ra cịn góp phần khẳng định phong cách và cá tính
sáng tạo của các tiểu thuyết gia. Nhân vật trong tiểu thuyết hiện thực huyền ảo của văn học
Mỹ Latinh là cả thế giới huyền ảo, trộn lẫn giữa người thật với ma quỷ, thần... Ngay trong
chính bản thân nhân vật, những yếu tố này cũng khó có thể tách rời. Các hình tượng
thường lấy từ trong văn học cổ như thiên thần, ma quỷ… nhưng sẽ được chuyển hóa, sáng
14
tạo lại cho sát với hiện thực để dễ thuyết phục người đọc hơn. Nhân vật có thể những bóng
ma, người chết, nhân vật có những khả năng thực hiện những điều thần kì… Tuy nhiên,
nhân vật ở văn học hiện thực huyền ảo được nhận thức như một điều bình thường, được
chấp nhận như một điều hiển nhiên.
1.1.3.4. Khơng – thời gian và sự phá vỡ - lắp ghép
Không gian nghệ thuật là “hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện
tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một
điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định… không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ
về khơng gian nên mang tính chủ quan, ngồi khơng gian vật thể cịn có khơng gian tâm
tưởng”[3,tr.135] Đi đơi với khái niệm không gian nghệ thuật là thời gian nghệ thuật, nó
bao gồm hai lớp: lớp thời gian trần thuật – thời gian của truyện kể và lớp thời gian được
trần thuật – thời gian của cốt truyện. Theo Từ điển thuật ngữ Văn học của Lê Bá Hán nhận
định: “Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính
chỉnh thể của nó. Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học
nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được
trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối
hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật một hiện tượng ước lệ chỉ
có trong thế giới nghệ thuật”[3, tr.272].
Về thủ pháp nghệ thuật, các tác giả của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo thường hay đảo
lộn không gian, thời gian. Nét đặc biệt về thi pháp tiểu thuyết là việc sử dụng thời gian đa
tuyến bao gồm thời gian trong cốt truyện hay chính là thời gian mang tính chất biên niên
sử, diễn biến từ đầu đến cuối và thời gian ngoài cốt truyện - thời gian tâm lý gắn với những
ký ức, trải nghiệm của nhân vật hay của người kể chuyện. Thời gian ngoài cốt truyện thể
hiện ở ba phương thức là thời gian ngược chiều với thời gian cốt truyện, thời gian tâm lý
của nhân vật và thời gian liên tưởng, từ cái này nghĩ đến cái kia. Trong tiểu thuyết hiện
thực huyền ảo Mỹ Latinh, có sự kết hợp giữa thời gian tâm lí với thời gian cốt truyện, thời
gian thực tại, làm nên thời gian nghệ thuật. Trên phương diện kết cấu, chủ nghĩa hiện thực
huyền ảo phá vỡ trật tự tự nhiên của chủ quan và khách quan làm cho sự sắp đặt không
gian, thời gian rối loạn, đan xen giữa thần thoại và hiện thực,...
Không gian, thời gian mang tính huyền thoại, ln quay vịng phát triển đến điểm
tiếp tục quay vịng. Thời gian ln có sự gợi nhớ về lịch sử, tưởng chừng đó là sản phẩm
của trí tưởng tượng nhưng lại khơng thể phủ nhận là khơng có dấu ấn hiện thực.
15
1.2.
Tiểu thuyết Pedro Páramo – bước nhảy vọt về nghệ thuật sự sự trong hành
trình sáng tạo của Juan Rulfo
1.2.1. Nhà văn Juan Rulfo – cây bút hiện thực huyền ảo xuất sắc trong nền văn học
Mỹ Latinh
Viết về Juan Rulfo từ góc nhìn tiểu sử là một phương diện khá phức tạp và dễ tồn tại
nhiều sai sót bởi: “Bắt đầu xây dựng lại tiểu sử của Rulfo là một nhiệm vụ khó khăn, vì
thực tế là bạn nhìn ở đâu cũng có những mâu thuẫn, một số những mâu thuẫn đó do chính
anh ấy tạo ra”. Những gì về câu chuyện cuộc đời Juan Rulfo luôn tồn tại như là những
huyền thoại và những bí ẩn, mà xuyên suốt những gì người đọc và học giả cố để khẳng
định về tiểu sử ơng là khơng biết chính xác nhà văn sinh ra ở Apulco hay Sayula. Hành
trình cuộc đời của Rulfo bị bao vây bởi những thế lực xung đột, từ phép màu đến bất hạnh,
từ im lặng đến ồn ào, từ giam cầm đến tơn kính, sự sống và cái chết, cô đơn. Cả cuộc đời
Juan Rulfo là số phận mơ hồ với độc giả và học giả bởi chính nhà văn cũng cố từ chối trả
lời và thiết lập sự huyền thoại, hư ảo về cuộc đời mình, nhất là quá khứ thơ ấu. Sự khiêm
tốn của Rulfo và lòng nhiệt thành bảo vệ sự riêng tư của mình đã khiến anh trở thành một
bí ẩn sống động. Những bí mật mà nhà văn cố thu giấu đi, những khám phá của ông, thiên
tài của ông đôi khi bị che giấu, sự im lặng với liều lượng lớn khi xuất hiện, chính nó đã tạo
nên huyền thoại xung quanh sự sáng tạo của ông trong suốt ba mươi năm cuối đời. Những
thông tin về tiểu sử dưới đây của nhà văn Juan Rulfo chỉ là những gì người ta hay nhắc về
ơng nhất dù độ chính xác của nó chưa hồn tồn được nhà văn khẳng định đầy đủ hay
khơng, chính xác hay khơng.
Juan Nepomuceno Carlos Pérez Rulfo Vizcaíno sinh ra tại một thành phố nhỏ có tên
là Apulco mặc dù được đăng ký tại thành phố Sayula, bang Jalisco, Mexico. Dù là sinh ra
tại Apulco hay Sayula thì ơng cũng là người con của bang Jalisco, vùng đất nuôi dưỡng
nên những tài năng nghệ thuật của ơng, và nó đã trở thành một cảm hứng về tạo dựng
không gian trong các tác phẩm của nhà văn, các vùng đất trong các sáng tác của Rulfo như
là những mảnh ghép lấy từ Jalisco. Juan Rulfo là cái tên được biết đến rộng rãi, ông là một
nhà văn, nhà biên kịch và nhiếp ảnh gia. Một người nghệ sĩ mang đời sống nội tâm và bình
lặng. Cuộc đời sáng tác của Juan Rulfo viết không nhiều, tập truyện ngắn El Llano en
llamas (The Burning Plain) năm 1953 và tiểu thuyết Pedro Páramo năm 1955 là hai tác
phẩm thành cơng và tiêu biểu nhất của ơng, có thể nói thành tựu của ơng được đánh dấu và
ghi nhận bởi sự thành cơng của hai tác phẩm này. Có lẽ bởi vì điều đó mà Juan Rulfo
chiếm một vị trí nổi bật trong hệ thống tác giả Mexico, và cuốn tiểu thuyết Pedro Páramo
16
được đánh giá là một trong những tác phẩm được hoan nghênh nhất trong tất cả các tác
phẩm văn học ở Mexico, cũng là cuốn sách nằm trong số những tác phẩm kinh điển văn
học Mỹ Latinh. Juan Rulfo là một nghệ sĩ đa tài, bên cạnh sáng tạo nghệ thuật ơng cịn
tham gia nghiên cứu, ơng đã phát triển một số nghiên cứu về nhân chủng học vào giai đoạn
còn làm việc ở Instituto Nacional Indigenista.
Với nhà văn như Juan Rulfo, số phận cuộc đời với những bất hạnh, đắng cay đã tác
động không hề nhỏ đến thái độ sống và hướng bút của nhà văn. Rulfo tin rằng những sự
kiện thời thơ ấu đánh giấu một người đàn ông về tất cả cuộc sống của bạn. Đối với Rulfo,
dấu ấn sâu đậm nhất với ơng chính là những câu chuyện ở thị trấn nhỏ San Gabriel. Chính
tại vùng đất này mà Rulfo có điều kiện tiếp xúc với văn học và nuôi dưỡng đam mê, tài
năng sáng tạo văn chương và nghệ thuật của mình. Tủ sách thư viện của Cha Ireneo
Monroy được xem là một cánh cổng thay đổi cuộc đời của Juan Rulfo và những cuốn sách
văn học trên kệ sách thư viện đó đã xác lập nên hướng đi cho nhà văn. Ông được tự do
kiếm tìm và tham khảo tất cả những cuốn sách có trong thư viện đó, chính vì thế mà khơng
thể phủ nhận rằng nó đã tạo nên một Juan Rulfo hiểu biết và sâu sắc. Thực tế cuộc sống
thơ ấu đó sẽ là điều quan trọng tuyệt đối để đào tạo nên một nhà văn của tương lai.
Như đã nói, con đường sáng tạo của Juan Rulfo một phần chịu ảnh hưởng từ số phận
bất hạnh và đắng cay. Trong cuộc đời nhà văn cái chết, bạo lực và sự cô đơn đã sớm xuất
hiện, một nghệ sĩ tài năng được nảy sinh từ một tuổi thơ đánh dấu bằng những bi kịch.
Người cha vốn là chủ trang trại nhỏ nhưng bất ngờ bị sát hại khi nhà văn vừa lên sáu. Bất
hạnh thay là cái chết của cha ông và thủ phạm gây ra cái chết đó khơng được làm rõ một
cách thích đáng. Bốn năm sau, mẹ anh cũng từ biệt trần thế vì cơn đau tim. Một cậu bé 10
tuổi mồ cơi cha lẫn mẹ, gia đình chia lìa, tình thân đứt gãy, bị họ hàng gửi vào trại trẻ mồ
côi. Đau đớn hơn, tuổi thơ của nhà văn là sự tiếp nhận liên tục những cái chết đầy đau đớn
và oan ức của người thân, cha anh bị sát hại và sau đó lần lượt là ba người chú của anh
cũng chết vì điều đó trong cuộc xung đột vũ trang (chiến tranh Cristero10).
Khoảng thời gian sau này nhà văn vào trường Đại học Quốc gia nhưng sớm rời bỏ
môi trường giáo dục này. Một thời gian sau ông đảm nhận việc thư ký và kiểm tra các khóa
học về văn học tại trường Đại học. Cùng với việc tham gia các lớp học với tư cách thính
giả của các khóa học Lịch sử Nghệ thuật mà Juan Rulfo đã có điều kiện được tiếp xúc và
10
Theo Giáo sư Francisco Antolín (1991), cuộc chiến này cịn được gọi là Cristero Rebellion hay La Cristiada.
Đó là một phong trào vũ trang của người Công giáo Mexico bị kích động bởi các đạo luật chống Cơng giáo
của Tổng thống Plutarco Elías Calles nhằm áp đặt chủ nghĩa vơ thần của nhà nước. Nó bắt đầu vào năm
1926 và kéo dài cho đến năm 1929, năm mà Tổng thống Emilio Portes Gil đạt được một thỏa thuận với các
giáo sĩ cho phép tái thiết lập các cử hành Thánh lễ trong các nhà thờ.
17