Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tiểu luận môn xây dựng đảng phân tích những giải pháp nhằm đấu tranh ngăn chặn những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội hiện nay (9)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.58 KB, 11 trang )

Đề bài: Anh/ chị hãy đề xuất và phân tích những giải pháp nhằm đấu
tranh ngăn chặn những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội hiện nay.
Liên hệ với thực tiễn.
Bài làm:

1. Thực trạng hành vi lợi dụng mạng xã hội để tuyên truyền, xuyên
tạc, phát tán những quan điểm sai trái, thù địch
Cùng với sự chống phá trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn
hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh, mấy năm gần đây, các thế lực thù địch đã triệt
để lợi dụng mạng xã hội để tuyên truyền, kích động chống phá Đảng, chế độ ta,
với những thủ đoạn rất tinh vi, thâm độc.

Sự phát triển nhanh chóng của in-tơ-nét, mạng xã hội đã đem lại những
lợi ích khơng thể phủ nhận; từng bước khẳng định vai trò thiết yếu trong đời
sống xã hội, trở thành môi trường cung cấp, chia sẻ, trao đổi, khai thác sử dụng
thông tin cho mọi người và đang thâm nhập vào cuộc sống của con người trên
khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Với đặc điểm nổi trội là tốc độ kết nối
nhanh, phạm vi chia sẻ rộng, hiệu quả tác động lớn, mạng xã hội trở thành nhu
cầu không thể thiếu đối với đời sống, tác động một cách trực tiếp, làm thay đổi
nhận thức, hành vi của mỗi cá thể, qua đó tác động đến sự phát triển của toàn xã
hội. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng bộc lộ những mặt trái và hệ lụy của nó đối với
sự phát triển của đất nước nói chung, Quân đội ta nói riêng.

Nhận biết được điều đó, thời gian gần đây, các thế lực thù địch, phản
động, cơ hội chính trị, lực lượng chống cộng cực đoan ở nước ngoài,… triệt để
lợi dụng in-tơ-nét và các trang mạng xã hội để tán phát các tin, bài, video clip


có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội ta với sự gia tăng cả về cấp
độ, mật độ, tần suất và lưu lượng tin, bài,… bằng những chiêu thức, thủ đoạn
hết sức tinh vi, thâm hiểm nhằm thu hút sự quan tâm, theo dõi của cộng đồng


mạng. Qua đó, chúng thực hiện các biện pháp, thủ đoạn tuyên truyền, kích
động, xuyên tạc, chống phá ta một cách quyết liệt, tung tin thất thiệt, lừa bịp, mị
dân, thật giả lẫn lộn, làm cho một bộ phận cư dân mạng mất phương hướng, lầm
tưởng rằng đó là sự thật, dẫn đến hoài nghi, thiếu niềm tin với Đảng, chế độ.

Âm mưu cơ bản, xuyên suốt và lâu dài của các thế lực thù địch là phủ
nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xóa bỏ vai trị lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội, lái nước ta đi theo con
đường tư bản chủ nghĩa, phụ thuộc chúng. Trên không gian mạng, các thế lực
thù địch sử dụng những quan điểm sai trái để chống phá cách mạng Việt Nam.

Nổi lên một số thủ đoạn mới đáng chú ý là:
Một là, sử dụng không gian mạng để chống phá trực diện, chúng sử dụng
các trang Web, Blog, các trang mạng xã hội Facebook, YouTube..., diễn đàn,
báo điện tử, đài phát thanh khuếch trương thanh thế, cổ súy “giá trị” văn hóa
phương Tây. Tạo lập các trang Blog để thu hút lượng truy cập, như: “Quan làm
báo”, “Dân làm báo”, “Biển Đông’’, “Ba Sàm”, “Chân dung quyền lực”, “Tạp
chí sự thật”, “Lỗi hệ thống”...
Hai là, tạo lập và huy động những tài khoản giả mạo trên mạng xã hội để
chống phá: Các thế lực thù địch lập các Website giả mạo của các đồng chí lãnh
đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương, những người có
uy tín, nhân vật nổi tiếng trong xã hội ... để thông qua đó tung tin bịa đặt, gieo
rắc sự hồi nghi trong xã hội, nhất là trước những vấn đề nhạy cảm từ đó kêu
gọi, lơi kéo, kích động người dân tụ tập, biểu tình và có các hành vi vi phạm
pháp luật. Để tạo dựng lòng tin đối với người đọc.


Ba là, sử dụng các trang mạng xã hội kêu gọi biểu tình, tụ tập trái phép,
phá rối an ninh trật tự, kích động bạo loạn: Các thế lực thù địch tạo lập và huy
động những tài khoản giả mạo kêu gọi, lơi kéo, kích động người dân tụ tập, biểu

tình ngồi thực địa và có các hành vi vi phạm pháp luật. Chúng sử dụng hàng
loạt các mạng lưới tài khoản đã được xây dựng trước, lấy 2-3 tài khoản làm
trung tâm thường xuyên đăng tải bài viết, thông tin xuyên tạc về một chủ đề,
lĩnh vực nhất định và hàng trăm tài khoản vệ tinh thực hiện nhiệm vụ chia sẻ
trên các nhóm, diễn đàn phản động hoặc các nhóm có lượng thành viên lớn.
Một trong những biểu hiện mới của thủ đoạn này là kêu gọi “Biểu tình ảo
trên khơng gian mạng” bằng cách huy động, kêu gọi tất cả các tài khoản trên
mạng xã hội gắn các biểu ngữ phản đối Dự thảo Luật Đặc khu, Luật An ninh
mạng tạo ra hiệu ứng đám đông, trong đó người dùng mạng xã hội thường
xun nhìn thấy các biểu ngữ phản đối, hoặc những người khơng có lập trường
tư tưởng vững vàng sẽ bị tác động thay đổi tư tưởng theo chiều hướng tiêu cực.
Bốn là, sử dụng các biện pháp công nghệ để chống lại lực lượng an ninh
mạng của ta: Các thế lực thù địch triệt để tận dụng các ứng dụng WhatsApp,
FireChat và các biện pháp cơng nghệ được hỗ trợ từ nước ngồi để liên lạc vượt
qua các biện pháp phá sóng của lực lượng an ninh. Lợi dụng chức năng quay
phim và đăng tải trực tuyến lên trên mạng xã hội Facebook, Youtube để tường
thuật trực tiếp sự việc; chuẩn bị sẵn lực lượng ngồi ở nhà để tiếp nhận video,
biên tập ngay đề phòng bị lực lượng an ninh thu giữ máy quay trong lúc biểu
tình.
Năm là, sử dụng thơ ca làm công cụ tuyên truyền, chống phá trên lĩnh
vực tư tưởng văn hóa trên khơng gian mạng: Trong thời gian gần đây, các đối
tượng phản động là nhà văn, nhà báo, ca sĩ tiến hành các thủ đoạn mới, sử dụng
ca nhạc làm công cụ tuyên truyền, chống phá lĩnh vực tư tưởng văn hóa trên
khơng gian mạng. Cách thức tiến hành của thủ đoạn này là chuyển hóa các bài
viết có sẵn thành thể thơ hoặc bài hát phát trên các kênh âm nhạc trực tuyến; đặt


máy chủ ở nước ngoài để vượt qua các cơ chế kiểm duyệt bài viết của Bộ Thông
tin và Truyền thơng. Ví dụ như các bài hát xun tạc của đối tượng Bùi Thanh
Hiếu và Mai Ngô được đăng tải và tuyên truyền trên các trang âm nhạc, video

như Youtube, Spotify thu hút nhiều lượt quan tâm. Đặc biệt, các thế lực phản
động đã kêu gọi tổ chức cuộc thi “Tìm kiếm giọng hát đấu tranh” nhằm phát
động phong trào sáng tác âm nhạc chống phá, xuyên tạc tình hình trong nước.
Kết hợp việc tạo lập các trang Facebook, Youtube (thu hút hơn 200.000 lượt
xem và gần 1.000 người đăng ký theo dõi) để tuyên truyền, phát tán và đăng tải
các bài hát chống phá với giai điệu hiện đại, theo phong cách thị trường, điều
này cho thấy các đối tượng phản động đang hướng mạnh mục tiêu vào giới trẻ
Việt Nam trong và ngoài nước.
2. Đề xuất những giải pháp đấu tranh ngăn chặn những quan điểm
sai trái, thù địch trên mạng xã hội hiện nay
Để đấu tranh phản bác có hiệu quả, thiết nghĩ, cần phát huy vai trị, trách
nhiệm của cả hệ thống chính trị tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai
trái, thù địch. Kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, lấy “xây” là chính. Cụ
thể như sau:
- Một là, đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả
cơng tác tuyên truyền, giáo dục về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
trong tồn Đảng, toàn quân, toàn dân. Giáo dục mọi người trong việc khai thác,
sử dụng Internet một cách thiết thực và lành mạnh, nhằm nâng cao “sức đề
kháng”, khả năng chủ động đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
trên khơng gian mạng.
- Hai là, phát huy vai trị của các cơ quan báo chí, xuất bản, truyền thơng
trong việc chủ động cung cấp đầy đủ thơng tin chính thống, kịp thời định hướng
tư tưởng trên các phương tiện thông tin đại chúng; đẩy mạnh và nâng cao chất


lượng, hiệu quả công tác báo cáo viên, tuyên truyền miệng, tuyên truyền trên hệ
thống mạng Internet và các kênh truyền thơng khác. Qua đó, tăng cường khả
năng “tự đề kháng”, “tự miễn dịch” đối với các quan điểm sai trái, thù địch
trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

- Ba là, phát hiện kịp thời, kiên quyết đấu tranh, xử lý, xóa bỏ thơng tin
xấu độc trên Internet, mạng xã hội. Tăng cường cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ;
công tác kiểm tra, giám sát, siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong Đảng, kỷ luật phát
ngôn dưới mọi hình thức. Mặt khác, cũng cần nghiên cứu một cách có hệ thống
những luận điểm sai trái, thù địch để xác định đúng đối tượng, nội dung, giải
pháp, đấu tranh, phản bác sắc bén có cơ sở lý luận, thực tiễn đảm bảo tính
thuyết phục cao.
- Bốn là, đối với các đơn vị BĐBP, cần nghiên cứu, nắm bắt và thực hiện
đúng đắn các chủ trương, giải pháp, đối sách của Đảng, Nhà nước trong công
tác đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Cần có quy định rõ
những cấp nào, tổ chức nào, cá nhân nào được sử dụng Internet phục vụ mục
đích của cơng việc chun mơn; xây dựng quy chế sử dụng Internet; có sự giám
sát theo dõi chặt chẽ của cơ quan an ninh quân đội và BĐBP.
- Năm là, bộ Chỉ huy BĐBP cấp tỉnh, thành phố và tương đương trở lên
cần chỉ đạo và triển khai xây dựng kế hoạch đấu tranh xử lý những thông tin
xấu, độc, thù địch thẩm thấu vào BĐBP. Chủ động cung cấp thơng tin chính
thống một cách kịp thời, giữ vững định hướng tư tưởng trong BĐBP. Kiên
quyết khơng để xảy ra “tự chuyển hóa”, “tự diễn biến” trong nội bộ.
- Sáu là, các cấp, các đơn vị tuyệt đối không để cán bộ, chiến sĩ sử dụng
phương tiện công nghệ thông tin, điện thoại thơng minh viết, tán phát những
thơng tin, hình ảnh, clip có nội dung tiêu cực, phản cảm liên quan đến đơn vị, cá
nhân trên mạng Internet. Điều đó sẽ góp phần phòng tránh việc các thế lực phản
động, thù địch có thể lợi dụng khai thác bình luận bịa đặt, xuyên tạc, gây tâm lý


hoang mang, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Quân đội nói chung,
BĐBP nói riêng, làm phai nhạt truyền thống anh hùng, vẻ vang và hình ảnh cao
đẹp của người lính mang quân hàm xanh...
3. Liên hệ thực tiễn
Thực tiễn Đảng và Nhà nước ta đã luôn có những biện pháp, chế tài, xử

lý nghiêm, kịp thời để ngăn chặn những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng
xã hội
3.1. Biện pháp ngăn ngừa hành vi lợi dụng mạng xã hội để tuyên
truyền luận điệu sai trái vụ giàn khoan Hải Dương 981 (năm 2014)
Các thế lực thù địch, các tổ chức, cá nhân chống đối lợi dụng việc Trung
Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 để tung lên mạng xã hội những ngơn từ
kích động, tun truyền luận điệu sai trái như:
- Viết những bài kích động chiến tranh, lời lẽ kích thù hằn dân tộc và âm
mưu lợi dụng lòng yêu nước để kêu gọi trả tự do cho các đối tượng tù nhân
chính trị đang thụ án trong các trại giam như Nguyễn Văn Hải (Điếu cày),
Nguyễn Hữu Vinh (anhbasam),...; chúng đặt ra câu hỏi tại sao Việt Nam không
sử dụng biện pháp quân sự? Tại sao không nổ súng để đánh đuổi Trung Quốc?
Với ý đồ kích động chiến tranh.
- Phát tán các dự luật, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Quốc hội liên
quan đến bảo vệ chủ quyền biển, đảo với nội dung xun tạc, vu cáo, kích động
biểu tình, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội, làm suy giảm lòng
tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của
Nhà nước đối với xã hội.
- Chia sẻ công cụ, cách thức, thủ đoạn phạm tội; phương thức lây nhiễm
virus, phần mềm gián điệp,... nhằm mục đích cản trở hoạt động của cơ quan
chức năng, các tập đoàn kinh tế, phá hoại nền kinh tế của đất nước.


Hoạt động tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch đã tác động
thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Nhiều trường hợp cán
bộ, đảng viên hưởng ứng tham gia tụ tập biểu tình gây mất an ninh trật tự, phát
ngôn, trả lời phỏng vấn báo đài nước ngoài với nội dung tiêu cực, bất mãn.
Trước thực trạng trên, Đảng, Nhà nước ta đã có những giải pháp đấu
tranh trọng tâm để ngăn ngừa hành vi lợi dụng mạng xã hội để tuyên truyền các
luận điệu xun tạc về tình hình Biển Đơng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của

Việt Nam như:
Một là, nâng cao nhận thức, nêu cao tinh thần cảnh giác của cán bộ,
chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân.
Công tác giáo dục, tuyên truyền cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang
và nhân dân về tình hình Biển Đông và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt
Nam được coi là trọng điểm trong thời gian này. Điều này đã giúp cán bộ, chiến
sĩ và người dân để thấy rõ đâu là thơng tin chính thống, đâu là thông tin bịa đặt
để cảnh giác. Phương thức tuyên truyền đa dạng, phong phú như thông qua hệ
thống thông tin đại chúng, báo chí, các trang mạng xã hội, tuyên truyền phổ
biến giáo dục pháp luật, tuyên truyền biển, đảo cho các đối tượng trong xã hội.
Hai là, nâng cao hiệu quả cơng tác phát hiện, nắm tình hình hành vi lợi
dụng mạng xã hội để tuyên truyền xuyên tạc về tình hình Biển Đơng.
Các cơ quan chun trách đã chủ động, nhạy bén, ứng dụng những thành
tựu khoa học kỹ thuật vào việc nắm tình hình, nghiên cứu, dự báo, phát hiện kịp
thời âm mưu, thủ đoạn, đặc biệt là phương thức hoạt động mới của các thế lực
thù địch trên không gian mạng. Tổ chức tốt phong trào toàn dân bảo vệ an ninh
Tổ quốc, vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia phịng ngừa, phát
hiện và kiên quyết đấu tranh với các đối tượng chống phá.
Ba là, cung cấp thơng tin chính thống về tình hình Biển Đơng và bảo vệ
chủ quyền biển, đảo của Việt Nam kịp thời, chính xác, khách quan, trung thực.


Làm tốt công tác bảo mật thông tin, chủ động giữ vững trận địa thơng tin,
cung cấp thơng tin chính thống, kịp thời và minh bạch theo đúng quy định ở các
cấp đồng thời phải hết sức cảnh giác và kịp thời ngăn chặn đối với các luồng
thông tin thất thiệt, thổi phồng, bóp méo, xuyên tạc sự việc, hoặc suy diễn tiêu
cực, gây hoang mang, lo lắng, bán tín bán nghi trong xã hội. Chấp hành tốt các
quy định về cung cấp thơng tin thuộc bí mật qn sự, bí mật quốc gia, các thơng
tin khác, nhất là về các sự kiện lớn, đột xuất, phức tạp, nhạy cảm, có thể gây bất
ổn xã hội, thì ln cần có thơng tin chính thống, kịp thời từ cơ quan chức năng,

từ người có thẩm quyền phát ngơn cho báo chí, đây chính là sự định hướng dư
luận hiệu quả nhất và đây cũng là cách tốt nhất để đẩy lùi thông tin bịa đặt, sai
lệch.
Bốn là, xây dựng lực lượng đấu tranh, ngăn ngừa hành vi lợi dụng
internet, mạng xã hội để tuyên truyền xuyên tạc.
Xác định việc đấu tranh, ngăn ngừa hành vi lợi dụng internet, mạng xã
hội để tun truyền xun tạc về tình hình Biển Đơng và bảo vệ chủ quyền biển,
đảo của Việt Nam là nhiệm vụ của mọi cấp, mọi ngành, của lực lượng vũ trang
và tồn dân, trong đó, lực lượng chun trách giữ vai trị quyết định. Xây dựng
lực lượng có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ lý luận cao, có khả năng
diễn đạt, luận chiến thuyết phục, có nhiệt huyết, dũng khí, quyết tâm đấu tranh
để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, ngăn ngừa hành vi lợi dụng mạng xã hội để
tuyên truyền xuyên tạc về tình hình Biển Đông và bảo vệ chủ quyền biển, đảo
của Việt Nam. Đầu tư, trang bị các phương tiện, thiết bị và áp dụng những thành
tựu khoa học kỹ thuật hiện đại nhằm phục vụ hiệu quả nhất cơng tác này.
Có thể nói, việc đấu tranh ngăn ngừa hành vi lợi dụng internet, mạng xã
hội để tuyên truyền các luận điệu xun tạc về tình hình Biển Đơng và bảo vệ
chủ quyền biển, đảo của Việt Nam là cuộc chiến lâu dài, khó khăn, phức tạp.
Tuy nhiên cũng ghi nhận những cố gắng của Đảng và Nhà nước trong việc đẩy
lùi những âm mưu xấu xa của bè lũ phản động chống phá qua mạng xã hội.


3.2. Xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng mạng xã hội để tung tin sai
lệch về Covid 19
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, các thế lực thù
địch, phản động trong và ngoài nước đã lợi dụng mạng xã hội để phát tán nhiều
thông tin sai sự thật, xun tạc tình hình dịch bệnh và cơng tác chỉ đạo, điều
hành của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong nỗ lực phòng, chống
dịch bệnh.
Theo thống kê của Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng

Công nghệ cao từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, trên khơng gian mạng Việt
Nam đã có hơn 900.000 thơng tin liên quan đến tình hình dịch bệnh.
Bên cạnh đó, nhiều đối tượng cũng đã lợi dụng tình hình dịch bệnh để
tung tin thất thiệt hoặc đưa những thơng tin thiếu tính xác thực, chưa được kiểm
chứng, phỏng đoán theo quan điểm, nhận thức cá nhân nhằm câu view, câu like,
gây hoang mang trong dư luận xã hội.
Đơn cử như việc, các đối tượng đã tung tin sai lệch việc bệnh nhân thứ 17
mắc Covid-19 tham dự khai trương hãng thời trang Uniqlo tại phố Phạm Ngọc
Thạch, Hà Nội nhưng thực chất bệnh nhân đã được cách ly từ ngày hôm trước...
Phương thức, thủ đoạn của các đối tượng là:
- Thiết lập nhiều trang mạng, hội nhóm, tài khoản Facebook… để tán
phát, chia sẻ các bài viết, hình ảnh, video có nội dung xun tạc, bịa đặt, kích
động về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam.
- Phát tán tin sai lệch hòng kêu gọi tự chữa bệnh tại nhà, tẩy chay hướng
dẫn của Bộ Y tế. Thủ đoạn đa dạng, thông tin gây sốc về số người chết do mắc
Covid-19 tại Việt Nam, đến "tự chế" hướng dẫn cách chữa trị tại nhà như uống
rượu, tắm cây sả…


- Lợi dụng “khoảng trống thông tin” trên các trang mạng chính thống để
lồng ghép các thơng tin xun tạc bịa đặt, gây hoang mang trong dư luận xã hội.
Nhiều trường hợp do thiếu hiểu biết đã góp nhặt, chia sẻ những thơng tin
sai sự thật, thậm chí là thơng tin của các trang mạng phản động trên trang
Facebook cá nhân, vơ tình tiếp tay cho việc lan truyền thơng tin sai sự thật trên
không gian mạng. Nguy hiểm hơn, các đối tượng xuyên tạc, lợi dụng tình hình
dịch bệnh, kêu gọi người dân không tin vào các kênh truyền thơng chính thống
của Việt Nam. Chúng cho rằng Chính phủ bưng bít thơng tin; cho rằng năng lực
điều hành của Chính phủ trong chống dịch bệnh là yếu kém… từ đó gây ra sự
hoảng loạn trong quần chúng nhân dân và gây mất niềm tin và chia rẽ nhân dân
với Đảng.

Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã có những giải pháp kịp thời
như:
- Hơn 2 tháng qua, công an các đơn vị, địa phương trong cả nước đã xác
minh, làm việc với gần 700 trường hợp đưa tin sai sự thật. Đã có hơn 300 đối
tượng trong nước tung tin giả về dịch Covid-19 trên không gian mạng bị cơ
quan chức năng xử lý.
- Cùng với đó, UBND các quận, huyện, cơng an các quận, huyện, xã đã
tích cực phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời phát tán tin giả trên mạng xã hội.
- Chủ động, kịp thời đưa những thơng tin chính thống, làm cho cán bộ,
đảng viên và người dân có cơ sở phân biệt và nhận rõ những thông tin giả, tin
đồn thất thiệt, ngăn chặn tác động tiêu cực.


- Chủ động công khai, minh bạch thông tin những chủ trương, chính sách
trong giải quyết các vấn đề, nhất là những vấn đề có tính nhạy cảm.
- Phát huy vai trị của báo chí chính thống trong phịng, chống thông tin
giả, tin đồn thất thiệt trước đại hội đảng bộ các cấp
Bản thân em là sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trường
đại học trọng điểm của Việt Nam, trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh tự thấy mình cần có trách nhiệm và bổn phận ngăn chặn những quan
điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội bằng cách tiếp nhận thông tin có chọn
lọc, cần cảnh giác với những quan điểm chưa được xác thực để tránh hoang
mang, lo sợ không cần thiết. Bên cạnh đó, cần theo dõi và cập nhập những
thơng tin chính thống của Đảng và Nhà nước, chia sẻ để lan tỏa thông điệp đến
nhiều người hơn. Trung thực báo cáo những hành vi sai lệch của các thế lực thù
địch cho cơ quan có thẩm quyền để xây dựng mạng xã hội lành mạnh, trong
sạch.




×