BẢN CHẤT CỦA NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ VÀ
NHỮNG QUAN ĐIỂM SAI TRÁI THÙ ĐỊCH
Nguyên tắc tập trung dân chủ là sự liên hệ thống nhất, tác động biện
chứng giữa hai thành tố tập trung và dân chủ. Mỗi thành tố này chịu sự tác
động và là sự chuyển hóa của thành tố kia. Sự vận động, phát triển của thành
tố này luôn tỷ lệ thuận với sự vận động, phát triển của thành tố kia. Nói đến
tập trung trong nguyên tắc tập trung dân chủ đã bao hàm tính chất, nội dung
dân chủ và nói đến dân chủ của nguyên tắc tập trung dân chủ đã bao hàm tính
chất, nội dung của tập trung.
Tập trung và dân chủ là hai thành tố hợp thành một nguyên tắc hoàn
chỉnh, chứ không phải là sự gán ghép của nguyên tắc tập trung với nguyên tắc
dân chủ. Cần phân biệt rõ sự khác nhau căn bản này. Vì bản thân tập trung và
dân chủ đã là những khái niệm, phạm trù, nguyên tắc, thể chế tổ chức và hoạt
động xã hội. Trong tổ chức và hoạt động xã hội có nguyên tắc tập trung và
nguyên tắc dân chủ. Hai nguyên tắc này không phải luôn thống nhất, tác động
hỗ trợ cho nhau mà có những thuộc tính, những yếu tố, xu hướng đối lập, bài
trừ nhau. Trong nguyên tắc tập trung dân chủ thì những thuộc tính của thành
tố tập trung không mâu thuẫn mà luôn thống nhất với những thuộc tính của
thành tố dân chủ.
Khái niệm tập trung và dân chủ của nguyên tắc tập trung dân chủ
không hoàn toàn đồng nhất với khái niệm tập trung và dân chủ thuần túy, mà
là sự khai thác những thuộc tính, những yếu tố cơ bản, hợp lý của khái niệm
này có liên quan, ràng buộc, tác động thúc đẩy sự vận động, phát triển những
thuộc tính, những yếu tố của khái niệm kia. Có thể nói tập trung và dân chủ
của nguyên tắc tập trung dân chủ là khái niệm có nội hàm hẹp hơn khái niệm
tập trung và dân chủ thông thường. Những yếu tố mâu thuẫn, bất hợp lý,
2
mang tính cực đoan của tập trung có xu hướng làm hạn chế, triệt tiêu sự tồn
tại, phát triển của dân chủ, cũng như những yếu tố của dân chủ có xu hướng
làm hạn chế, kìm hãm hoặc phá vỡ sự tập trung thống nhất là những yếu tố
không thuộc nội hàm của khái niệm tập trung dân chủ. V.I.Lênin khẳng định:
“... và đồng thời chế độ tập trung, hiểu theo nghĩa thực sự dân chủ, đã bao
hàm khả năng - khả năng này do lịch sử tạo ra lần đầu tiên - phát huy một
cách đầy đủ và tự do không những các đặc điểm của địa phương mà cả những
sáng kiến của địa phương, tính chất chủ động của địa phương, tính chất muôn
hình, muôn vẻ của các đường lối, của các phương pháp và phương tiện để đạt
mục đích chung”1. Tập trung trên cơ sở dân chủ, mang tính chất dân chủ, đó
là sự quy tụ, thu hút mọi yếu tố, nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức và
hoạt động dân chủ, kế thừa và phát huy những kết quả, thành tựu phát triển
dân chủ, là sự tập trung trên cơ sở thực hiện và mở rộng dân chủ trong sinh
hoạt của Đảng. Tập trung là sự thể hiện trình độ dân chủ và là phương tiện,
điều kiện bảo đảm cho hoạt động và phát triển dân chủ. Dân chủ trong Đảng
là dân chủ mang tính chất tập trung. Đó là dân chủ có mục đích, có định
hướng, có lãnh đạo, có tổ chức. Mối liên hệ giữa tập trung và dân chủ là mối
liên hệ nội tại bên trong, mối liên hệ bản chất của một nguyên tắc thống nhất,
trong một chỉnh thể thống nhất - đó là Đảng. Tập trung là điều kiện, tiền đề
chi phối khuynh hướng phát triển của dân chủ, cũng như dân chủ là tiền đề, là
điều kiện quy định tính chất, khuynh hướng phát triển của tập trung. Hai
thành tố đó không thoát ly, tách rời, đối lập nhau mà thống nhất, tác động hỗ
trợ cho nhau.
Chế độ tập trung trong Đảng theo nguyên tắc tập trung dân chủ hoàn
toàn trái ngược với chủ nghĩa quan liêu, độc đoán, gia trưởng. Những hiện
tượng này là tập trung quan liêu, tập trung không trên cơ sở dân chủ, không
1
V.I.Lênin, Toàn tập, Tập 36, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1977, tr.186-187.
3
phải thuộc tính bản chất của nguyên tắc tập trung dân chủ. V.I.Lênin khẳng
định: “Sự rập khuôn cứng nhắc và ý định gò theo một kiểu thống nhất từ trên
ban xuống không dính dáng gì với chế độ tập trung dân chủ xã hội chủ nghĩa
cả”2. Mặt trái của dân chủ, những thuộc tính trái với bản chất của nguyên tắc
tập trung dân chủ là chủ nghĩa vô chính phủ, vô tổ chức, vô kỷ luật, dân chủ
không có giới hạn, dân chủ không có tính từ, dân chủ không có tính giai cấp,
tính mục đích rõ ràng. Những hiện tượng tập trung quan liêu, độc tài, gia
trưởng thường phát sinh, phát triển đồng thời với những hiện tượng vô chính
phủ, vô tổ chức, vô kỷ luật và có xu hướng triệt tiêu sự tồn tại và phát triển
của dân chủ có lãnh đạo, có sự bảo đảm của tập trung. Những hiện tượng dân
chủ cực đoan, dân chủ không có giới hạn, vô tổ chức, vô kỷ luật bao giờ cũng
có xu hướng kìm hãm và triệt tiêu sự tồn tại và phát triển của tập trung trên cơ
sở dân chủ. Trong quá trình thực hiện dân chủ nếu không có sự bảo đảm của
tập trung dễ nảy sinh những hiện tượng, khunh hướng phát triển, mặt trái của
dân chủ. Tương tự như vậy, trong quá trình xây dựng và củng cố chế độ tập
trung nếu không được thực hiện trên cơ sở dân chủ dễ làm nảy sinh và phát
triển mặt trái của tập trung. Trong quá trình vận hành của nguyên tắc tập trung
dân chủ, việc phân biệt ngay từ đầu mặt trái của tập trung và mặt trái của dân
chủ rất khó và phức tạp. Vì các yếu tố này đều là hiện tượng, là thuộc tính đối
lập với bản chất của nguyên tắc tập trung dân chủ. Nhưng dù sao đó cũng là
hiện tượng của tập trung và dân chủ, do vậy dễ làm cho người ta lầm tưởng đó
là thuộc tính bản chất của nguyên tắc tập trung dân chủ. V.I.Lên nin nhấn
mạnh: “Nhưng cần phải hiểu rõ rằng chế độ tập trung dân chủ, một mặt thật
khác xa chế độ tập trung quan liêu chủ nghĩa, và mặt khác, thật khác xa chủ
nghĩa vô chính phủ”3. Thậm chí Người còn cảnh báo: “Không được quên rằng
khi bênh vực chế độ tập trung, chúng ta chỉ bênh vực chế độ tập trung dân chủ
2
3
V.I.Lênin, Toàn tập, Tập 35, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1976, tr.243-244.
V.I.Lênin, Toàn tập, Tập 36, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1977, tr.185.
4
thôi... ở ta, người ta luôn lẫn lộn chế độ tập trung với chế độ độc đoán và chế
độ quan liêu”4.
Như vậy, bản chất và mối liện hệ biện chứng giữa các thành tố trong
nguyên tắc tập trung dân chủ có thể khái quát là: Tập trung phải trên cơ sở
dân chủ; củng cố, tăng cường tập trung phải trên cơ sở mở rộng và phát triển
dân chủ; dân chủ có sự bảo đảm của tập trung, dân chủ có tổ chức, có lãnh
đạo; mở rộng và phát triển dân chủ phải đồng thời giữ vững và tăng cường tập
trung. Trên cơ sở thống nhất và tác động biện chứng đó, dân chủ trong Đảng
càng phát triển thì tập trung trong Đảng càng được củng cố vững chắc. Tập
trung trong Đảng càng được giữ vững và tăng cường thì sự bảo đảm và thúc
đẩy sự phát triển dân chủ càng lớn, hiệu lực của dân chủ càng được nâng cao.
Tăng cường tập trung với mở rộng, phát triển dân chủ được thực hiện đồng
thời, luôn trong mối liện hệ biện chứng, thống nhất, hai thành tố đó tuyệt
nhiên không đối lập, mâu thuẫn, loại trừ nhau.
Nói và làm theo nghị quyết, thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết của
Đảng là biểu hiện của tập trung trong nguyên tắc tập trung dân chủ. Nhưng
nghị quyết đó lại là kết quả của hoạt động dân chủ, được xây dựng trên cơ sở
dân chủ thảo luận, bàn bạc, phát huy trí tuệ, kinh nghiệm, sáng kiến của toàn
thể cán bộ, đảng viên. Thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết có ý nghĩa là thực
hiện triệt để quyền dân chủ, biến những kết quả, giá trị hoạt động của dân chủ
thành hiện thực; quá trình đó cũng chính là biểu hiện của tính tập trung cao
trong Đảng. Nếu tùy tiện không thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết có nghĩa
là phá vỡ tính tập trung thống nhất đồng thời cũng là sự phản bội ý chí của đa
số, phủ nhận quyền dân chủ và kết quả hoạt động dân chủ của chính mình,
phủ nhận chế độ dân chủ trong Đảng.
4
V.I.Lênin, Toàn tập, Tập 24, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1980, tr.183-184
5
Tăng cường kỷ luật Đảng phải bảm đảm đầy đủ quyền lợi của đảng
viên. Nhấn mạnh vấn đề thiểu số phục tùng đa số phải coi trọng thực hiện
đúng chế độ bảo lưu ý kiến của thiểu số. Nhấn mạnh chế độ phục tùng của
cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới phải gắn liền với phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của cấp dưới, bảo đảm độ chính xác, đúng đắn, khả thi của
nghị quyết, chỉ thị của cấp trên. Nhấn mạnh quyền lãnh đạo tập trung thống
nhất của các cấp ủy đảng phải gắn liền với tăng cường sự kiểm tra, giám sát
dưới nhiều hình thức của cán bộ, đảng viên, quần chúng, tăng cường hiệu lực
của ủy ban kiểm tra, thực hiện dân chủ trong bầu cử, thực hiện tập thể lãnh
đạo, cá nhân phụ trách, thường xuyên tự phê bình và phê bình.
Tập trung trên cơ sở dân chủ của nguyên tắc tập trung dân chủ hoàn
toàn khác với hiện tượng tập trung quan liêu, chuyên quyền, độc đoán - là
những hiện tượng có nguồn gốc từ chế độ xã hội người bóc lột người và mang
bản chất của giai cấp bóc lột. Tập trung trên cơ sở dân chủ là sự tập trung
quyền lực của đa số mà thiểu số phải phục tùng, hoàn toàn khác với sự tập
trung quyền lực của thiểu số giai cấp thống trị buộc đa số quần chúng nhân
dân lao động phải phục tùng. Sự tập trung trong Đảng nhằm mục đích xóa bỏ
chế dộ xã hội bóc lột, thực hiện và bảo vệ lợi ích của toàn Đảng, của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động, hoàn toàn trái ngược với thứ tập trung để
duy trì chế độ bóc lột, bảo vệ lợi ích của giai cấp bóc lột. Tập trung trên cơ sở
dân chủ là sự tập trung gắn liền với cấp dưới, với cơ sở, kết tinh trí tuệ, sức
mạnh của cấp dưới, được quyết định từ cấp dưới, nó khác lạ với thứ tập trung
nhằm trấn áp cấp dưới, thoát ly khỏi cơ sở, khỏi thực tiễn. Sự tập trung trong
Đảng là do toàn thể đảng viên xây dựng nên, không phải do một lực lượng
siêu nhiên nào ban phát hoặc do một cá nhân nào thâu tóm, độc tài, chuyên
chế. Đó là sự tập trung trí tuệ, ý chí nguyện vọng, sức mạnh của đa số, tạo
thành sức mạnh vật chất, tinh thần của toàn Đảng, là kết quả hoạt động tự
6
giác, trách nhiệm, có tính mục đích chung, rõ ràng của toàn thể đảng viên chứ
không phải là thứ tập trung được thiết lập một cách cưỡng bức, gò bó hoặc
hình thành một cách tự phát.
Dân chủ có sự bảo đảm của tập trung, dân chủ có lãnh đạo hoàn toàn
đối lập với các hiện tượng dân chủ tràn lan, không giới hạn, không có mục
đích, không có tổ chức. Nó xa lạ với những hiện tượng vô tổ chức, vô kỷ luật,
tản mạn, cục bộ địa phương, cá nhân chủ nghĩa. Trước hết, đó là chế độ dân
chủ được bảo đảm bằng sức mạnh của tập trung, của tổ chức, của kỷ luật
Đảng, quyền hạn luôn gắn liền với trách nhiệm; lợi ích gắn liền với nghĩa vụ,
tự do trong khuôn khổ tổ chức và có tính tổ chức. Đó là chế độ dân chủ mang
bản chất giai cấp công nhân, dân chủ của giai cấp công nhân và quần chúng
nhân dân lao động, dân chủ của đa số được xây dựng trên đế nền của một chế
độ xã hội công bằng, bình đẳng, bác ái, không có bóc lột, dân chủ nhằm xóa
bỏ chế độ bóc lột. Dân chủ trong Đảng dựa trên sự thống nhất về mục đích lý
tưởng, bình đẳng về lợi ích, hoàn toàn khác với thứ dân chủ dựa trên sự bất
công, bất bình đẳng về quyền lợi, mang bản chất của giai cấp bóc lột, duy trì
chế độ bóc lột, một thứ dân chủ chỉ thực sự với tầng lớp quý tộc, giàu có,
chiếm thiểu số trong xã hội và hoàn toàn là hình thức đối với quần chúng
nhân dân lao động, chiếm đa số trong xã hội. Dân chủ trong Đảng là sự tôn
trọng và phát huy quyền làm chủ thực sự của đảng viên và quần chúng trong
xây dựng và thực hiện đường lối, nghị quyết, hoàn toàn khác với thứ dân chủ
coi quần chúng là tầng lớp hạ đẳng, là đối tượng thống trị của giai cấp bóc lột.
Chế độ dân chủ trong Đảng nhằm tạo ra sức mạnh bằng sự đoàn kết, tập trung
thống nhất, hướng vào thực hiện mục tiêu lý tưởng, nhiệm vụ của toàn Đảng,
của sự nghiệp cách mạng chứ không phải thứ dân chủ nhằm tạo ra sự chia rẽ
bè phái, phân tán, cục bộ, phá vỡ sự đoàn kết thống nhất, tạo ra sự phan tán về
7
tư tưởng, tan ra về tổ chức, làm giảm hiệu lực lãnh đạo và vị trí, vai trò của
Đảng trong xã hội.
Mối liên hệ thống nhất, tác động biện chứng giữa hai thành tố tập trung
và dân chủ trong suốt quá trình vận hành nguyên tắc tập trung dân chủ, trong
toàn bộ quá trình xây dựng, tổ chức, sinh hoạt nội bộ và hoạt động lãnh đạo
của Đảng. Sức mạnh tổ chức, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng
phụ thuộc quyết định vào việc nhận thức và thực hiện đúng đắn, nghiêm túc
mối liên hệ biện chứng giữa hai thành tố đó của nguyên tắc tập trung dân chủ.
Nhận thức không đúng bản chất và thực hiện sai lệch mối liên hệ giữa hai
thành tố của nguyên tắc tập trung dân chủ đều mở đường cho những tư tưởng
và hành động tự do vô chính phủ, địa phương chủ nghĩa, các phe nhóm, các
trào lưu dân chủ cực đoan, những mầm mống của chủ nghĩa đa nguyên chính
trị, đa đảng đối lập cũng như những căn bệnh tập trung quan liêu, chuyên
quyền độc đoán, chủ nghĩa cá nhân phát triển. Nhận thức và thực hiện sai
nguyên tắc tập trung dân chủ sẽ gây ra những hiểm họa khôn lường đối với
Đảng. Phủ nhận, xuyên tạc nguyên tắc tập trung dân chủ chính là phủ nhận
Đảng từ bản chất.
Nguyên tắc tập trung dân chủ có vai trò đặc biệt quan trọng, là nguyên
tắc tổ chức cơ bản của Đảng Cộng sản. Vì vậy ngay từ khi nguyên tắc này
được V.I.Lênin khẳng định và được vận dụng trong xây dựng và hoạt động
của các đảng cộng sản đến nay, nó luôn là vấn đề trung tâm của cuộc đấu
tranh giữa trào lưu mác xít, cách mạng triệt để với trào lưu cơ hội, cải lương,
xét lại. Sự phân hóa phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trên lĩnh vực
tổ chức thành các đảng cộng sản và các đảng xã hội dân chủ là do việc thừa
nhận hay không thừa nhận nguyên tắc tập trung dân chủ. Cuộc đấu tranh của
V.I.Lênin và những người mác xít chân chính chống lại những trào lưu cơ
hội, xét lại về vấn đề tổ chức, nhất là về nguyên tắc tập trung dân chủ trong
8
Đảng Công nhân xã hội - dân chủ Nga đã dẫn đến sự phân hóa Đảng này
thành phái Bôn-sê-vích và phái Men-sê-vích. Nguyên tắc tập trung dân chủ đã
trở thành tiêu chuẩn quyết định về mặt tổ chức để phân biệt chính đảng cách
mạng của giai cấp công nhân với các đảng phái khác. Chính vì vậy, từ xưa
đến nay nguyên tắc tập trung dân chủ luôn là mục tiêu công kích, xuyên tạc
của các thế lực thù địch, các trào lưu cơ hội, xét lại, phi mác xít.
Các thế lực thù địch, phản động luôn tìm đủ mọi cách để xuyên tạc bản
chất, làm biến dạng mối quan hệ biện chứng giữa các thành tố trong nguyên
tắc tập trung dân chủ. Chúng cho rằng tập trung và dân chủ hoàn toàn mâu
thuẫn, đối lập, không thể dung hòa, luôn có xu hướng loại trừ, phủ định nhau,
có mặt này thì không có mặt kia và ngược lại. Chúng cho những hiện tượng
tập trung quan liêu, chuyên quyền, độc đoán cũng như hiện tượng phân tán,
cục bộ, địa phương chủ nghĩa, vô tổ chức, vô kỷ luật, dân chủ không có giới
hạn... đều là những thuộc tính bản chất của nguyên tắc tập trung dân chủ, coi
đó là điều khó tránh khỏi trong quá trình thực hiện nguyên tắc tập trung dân
chủ. Kẻ thù cố tình làm lẫn lộn giữa tập trung trên cơ sở dân chủ với tập trung
quan liêu, chuyên quyền, độc đoán; giữa dân chủ có sự bản đảm của tập trung,
dân chủ có mục đích, có tổ chức với thứ dân chủ tràn lan, không có giới hạn,
vô tổ chức, vô kỷ luật, phân tán, tản mạn, cục bộ địa phương. Với nhận thức
và quan niệm như vậy cho nên tập trung và dân chủ thực sự là hai mặt đối lập
nhau. Khi đã thực hiện tập trung thì sẽ triệt tiêu dân chủ. Khi đã thực hiện dân
chủ thì sẽ phá vỡ tập trung. Càng tăng cường tập trung thì càng thủ tiêu dân
chủ. Càng mở rộng dân chủ thì càng mất tập trung. Tập trung trong Đảng
càng phát triển thì càng vi phạm dân chủ. Muốn mở rộng, phát triển dân chủ
thì phải từ bỏ tập trung. Mặt khác, với sự lẫn lộn trắng - đen, đúng - sai như
vậy, những phần tử cơ hội cho rằng nguyên tắc tập trung dân chủ đã làm cho
Đảng Cộng sản trở thành quan liêu, độc tài, vi phạm dân chủ, vi phạm nhân
9
quyền. Muốn khác phục căn bệnh đó thì Đảng Cộng sản phải từ bỏ nguyên tắc
tập trung dân chủ, thực hiện dân chủ không giới hạn. Điều tệ hại là khi tập
trung đã thoát ly dân chủ, không được thực hiện trên cơ sở dân chủ thì sớm
hay muộn cũng sẽ trở thành tập trung quan liêu. Khi dân chủ không còn sự
bảo đảm của tập trung thì chắc chắn sẽ trở thành dân chủ vô chính phủ. Mưu
đồ của kẻ thù thật là thâm độc. Với kiểu lập luận lẫn lộn giữa giữa bản chất và
hiện tượng trái với bản chất như vậy, kẻ thù gieo rắc tư tưởng hoài nghi, dao
động về nguyên tắc tập trung dân chủ, phủ nhận, xuuyên tạc nguyên tắc tập
trung dân chủ, thực chất là xuyên tạc bản chất của Đảng Cộng sản. Chúng ra
sức kêu gào các Đảng Cộng sản phải từ bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ, thực
chất là từ bỏ nền tảng tổ chức có ý nghĩa sống còn đối với Đảng Cộng sản.
có quan điểm lại cho rằng, nguyên tắc tập trung dân chủ thực chất là
chế độ tập trung, còn dân chủ là thứ yếu; tập trung là danh từ còn dân chủ là
tính từ bổ trợ cho danh từ, làm cho tập trung “bớt cứng” đi. Có ý kiến cho
rằng, tập trung là mục đích còn dân chủ chỉ là phương tiện để thực hiện mục
đích ấy. Đây là những luận điệu tuyệt đối hóa tập trung và tầm thường hóa
dân chủ. Khi đã quan niệm dân chủ chỉ là tính từ, là phương tiện hỗ trợ cho
tập trung thì trong quá trình thực hiện tập trung muốn sử dụng phương tiện
dân chủ cũng được mà không cần dân chủ cũng chẳng ảnh hưởng gì. Bằng
những luận điệu và thủ đoạn này không phải kẻ thù tuyệt đối hóa để ca ngợi
tập trung, mà thực chất là chúng “quy tội” đổ lỗi cho tập trung. Rằng nguyên
tắc tập trung dân chủ thực chất chỉ là chế độ tập trung nghiêm ngặt. Đảng
Cộng sản xây dựng và hoạt động theo nguyên tắc đó thì lẽ đương nhiên Đảng
sẽ trở thành kẻ độc tài, chuyên chế. Đảng lãnh đạo xã hội theo nguyên tắc đó
thì làm gì có dân chủ, có nhân quyền. Đảng lãnh đạo hệ thống chuyên chính
vô sản theo nguyên tắc đó đã biến hệ thống chuyên chính vô sản thành bộ
máy chuyên chế bóp nghẹt dân chủ. Đảng trở thành tổ chức siêu nhà nước,
10
đứng trên nhà nước, bao biện làm thay công việc của nhà nước bởi vì Đảng là
một tổ chức quan liêu, được xây dựng và hoạt động theo nguyên tắc tập trung.
Nguyên tắc tập trung dân chủ là cội nguồn của sự trì trệ, bảo thủ, quan liêu, vi
phạm dân chủ dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Muốn thoát khỏi tình trạng đó thì
Đảng Cộng sản phải từ bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ, mở toang cửa cho
dân chủ phát triển tran lan.
Kẻ thù đua nhau xuyên tạc, phủ nhận, đổ lỗi cho nguyên tắc tập trung
dân chủ, đòi Đảng Cộng sản phải từ bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ. Chúng
ra sức rêu rao rằng nguyên tắc tập trung dân chủ chỉ phù hợp với điều kiện
Đảng hoạt động bí mật, Đảng lãnh đạo chiến tranh, còn trong điều kiện hòa
bình, xây dựng xã hội mới thì nguyên tắc này đã tỏ ra lạc hậu, lỗi thời, không
còn phù hợp nữa. Thậm chí chúng còn trắng trợn đòi xóa bỏ điều 4 trong Hiến
pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trước sự khủng hoảng
của chủ nghĩa xã hội cùng với sự tấn công, xuyên tạc của các thế lực phản
động, thù địch, các đảng cộng sản cầm quyền ở Liên Xô và Đông Âu đã ngộ
nhận, hoài nghi, dao động và phạm sai lầm nghiêm trọng là từ bỏ nguyên tắc
tập trung dân chủ. Khi đã từ bỏ nguyên tắc tổ chức cơ bản này thì ngay tức
khắc Đảng sẽ tan rã về tổ chức, mất sức chiến đấu, không còn đủ sức lãnh đạo
xã hội và mất chính quyền. Thực tế đó đã chứng minh: không phải lỗi của
nguyên tắc tập trung dân chủ mà là các đảng cộng sản ở đây không thực hiện
đúng, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và mất cảnh giác, mắc bẫy của
chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch. Cần lưu ý rằng sự thống nhất, tác
động biện chứng của hai thành tố tập trung và dân chủ sẽ làm cho Đảng thực
sự là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, có kỷ luật tự giác
nghiêm minh. Sự thống nhất về mặt tổ chức của Đảng là điều kiện vật chất để
bảo đảm cho Đảng tồn tại với tư cách là một tổ chức, là đội tiền phong có tổ
chức của giai cấp công nhân và của toàn dân tộc. Nguyên tắc tập trung dân
11
chủ là cơ sở tạo nên sức mạnh của Đảng. Bản thân nguyên tắc tập trung dân
chủ không hề có lỗi gì cả. Cái lỗi ở đây là có Đảng Cộng sản, có thời kỳ đã
nhận thức không đúng bản chất và vận dụng sai nguyên tắc tập trung dân chủ
làm cho bệnh quan liêu, duy ý chí, vi phạm dân chủ phát sinh, phát triển, tạo
ra kẽ hở cho kẻ thù tấn công, xuyên tạc. Phải chăng trong điều kiện hòa bình
thì Đảng không cần sự thống nhất về tổ chức, không cần đến sức lãnh đạo.
Thực chất của những luận điệu này đều nhằm thực hiện một mưu đồ đen tối là
làm cho Đảng từ bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ, mất sức chiến đấu, mất vai
trò lãnh đạo xã hội và mất chính quyền.
Trong điều kiện Đảng cầm quyền, lãnh đạo công cuộc đổi mới, đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ, hội nhập quốc tế càng đòi hỏi
phải tăng cường đổi mới chỉnh đốn Đảng tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tập
trung dân chủ, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Vấn đề
cấp thiết là phải nhận thức và thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, cụ
thể hóa và thiết lập cơ chế vận hành của nguyên tắc tập trung dân chủ cho phù
hợp với đặc điểm, nhiệm vụ của Đảng trong giai đoạn mới và thường xuyên
cảnh giác, kiên quyết đấu tranh chống mọi âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, phá
hoại của kẻ thù, khắc phục những hiện tượng sai trái, vi phạm nguyên tắc tập
trung dân chủ. Kiên trì và thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ
là vấn đề đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng ta.