Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận môn xây dựng đảng phân tích những giải pháp nhằm đấu tranh ngăn chặn những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội hiện nay (16)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.12 KB, 18 trang )

ĐỀ XUẤT VÀ PHÂN TÍCH NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẤU TRANH NGĂN
CHẶN NHỮNG QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN MẠNG XÃ HỘI
HIỆN NAY. LIÊN HỆ THỰC TIỄN.

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: ĐỊNH NGHĨA VỀ QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH VÀ
MẠNG XÃ HỘI
1. Quan điểm sai trái, thù địch là gì?
2. Mạng xã hội là gì?
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG VỀ NHỮNG QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ
ĐỊCH TRÊN MẠNG XÃ HỘI HIỆN NAY
1. Những quan điểm sai trái, thù địch đến từ ai?
2. Tại sao lại xảy ra hiện trạng xuất hiện những quan điểm sai trái, thù địch trên
mạng xã hội?
3. Hậu quả của những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội
4. Ví dụ hiện nay về những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHO NHỮNG QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ
ĐỊCH TRÊN MẠNG XÃ HỘI HIỆN NAY
1. Tuyên truyền, giáo dục nền tảng kiến thức cho xã hội một cách sâu sắc
2. Mỗi người đều phải chung tay góp sức hành động
3. Đừng làm ngơ trước những quan điểm sai trái và thù địch
4. Trừng phạt những quan điểm sai trái và thù địch
5. Quản lý tốt việc kiểm chứng thông tin trên mạng xã hội


CHƯƠNG I: ĐỊNH NGHĨA VỀ QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH VÀ
MẠNG XÃ HỘI

1. Quan điểm sai trái, thù địch là gì?


Trước tiên, quan điểm là những suy nghĩ, thái độ, cảm xúc, ý kiến của con
người về những hiện tượng xảy ra xung quanh họ. Quan là quan sát, nhìn nhận.
Điểm là sự cân nhắc. Khi nhắc đến từ “quan điểm” thì nó khác với từ “tư tưởng”.
Quan điểm chỉ xảy ra khi chúng ta chia sẻ nó với cộng đồng. Quan điểm của một
người có thể hiện ra phong cách sống của con người đó và sự phản ánh của con
người tới xã hội.

Theo tâm lý học, quan điểm con người được xây dựng qua việc sự vật, hiện
tượng thế giới bên ngoài tác động và não bộ. Não bộ phản ứng, quan sát và xử lý
thông tin, sinh ra quan điểm và tác động ngược trở lại với thế giới.

Cuộc sống thì ln có thiện và ác. Suy nghĩ của con người cũng có những
quan điểm tốt và xấu. Việc của chúng ta là hạn chế cái xấu và phát triển cái đẹp
trong tư tưởng của mỗi người.

Quan điểm sai trái, thù địch là một hành động xấu, gây hậu quả cho chính
bản thân những người có nó và xã hội. Sai trái có nghĩa là khơng đúng sự thật. Một
người khơng nhìn nhận đúng sẽ lầm lạc và gây ra những sai lầm đáng tiếc. Thù


địch là thái độ, cảm xúc tiêu cực, đối đầu với người khác. Đây là một từ có khả
năng diễn đạt mạnh mẽ, đỉnh điểm của sự chống đối. Đã gọi là sai trái và thù địch
thì nó sẽ khơng bao giờ khiến cho con người phát triển, hạnh phúc và văn minh.

2. Mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là nền tảng kết nối con người trên Internet, không phân biệt thời
gian và không gian. Một số mạng xã hội phổ biến hiện nay có thể kể đến như
Facebook, Twitter, Instagram, Linkedin, Tinder,… với những tiêu chí kết nối khác
nhau.


Ví dụ như Tinder là nơi con người tìm kiếm người yêu, Instagram là nơi chia sẻ
hình ảnh, Linkedin là nơi kết nối những doanh nhân.


Số liệu về số người dùng mạng xã hội trên các nền tảng tại Việt Nam

Những nền tảng mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam


CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG VỀ NHỮNG QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ
ĐỊCH TRÊN MẠNG XÃ HỘI HIỆN NAY

1. Những quan điểm sai trái, thù địch đến từ ai?

Quan điểm sai trái, thù địch có thể đến từ bất kỳ ai trong xã hội. Nó khơng có
rào cản về giới tính, độ tuổi, địa lý hay nghề nghiệp. Bất cứ ai chỉ cần khơng nắm
bắt đúng thơng tin, nhìn nhận sai lệch với sự thật thì đều có thể đưa ra những quan
điểm sai trái, thù địch.

Một số người có thể có quan điểm sai trái, thù địch nhiều hơn và dễ xảy ra hơn
người khác. Nó đến từ sự khác biệt trong học thức, tâm lý của mỗi người.

Chúng ta đều biết có những trường hợp phạm tội vì khơng biết mình phạm tội.
Có nghĩa là họ tung tin đồn sai sự thật để cho vui, để thỏa mãn sự kích thích của xã
hội mà khơng biết rằng họ sẽ phải trả giá. Hoặc một số trường hợp, chỉ vì hiểu lầm
và khơng có cách giải quyết văn minh.

Hay có những người bị méo mó về tâm lý, khơng được tỉnh táo sẽ quan sát sai
và có những phát ngơn, hành động sai trái. Đó có thể là người điên, nghiện,… và

một số thành phần khác.


Một số người cịn cố tình đưa ra những quan điểm như vậy nhằm cơng kích và
gây tổn hại cho đối thủ trên thương trường, hay những thành phần phản đối hịa
bình, hoặc lợi dụng thời cơ và Đạo giáo để gây tranh cãi. Có những cá nhân cịn lợi
dụng khe hở về việc đăng tải thông tin về pháp luật và Đạo giáo để đưa ra những
phân tích có vẻ thuyết phục, nhưng thực chất là cắt xén một phần thơng tin để điều
khiển tâm trí người đọc.

2. Tại sao lại xảy ra hiện trạng xuất hiện những quan điểm sai trái, thù địch trên
mạng xã hội?

Mạng xã hội là một phương tiện truyền thông mới và hiện đại. Nó khác phương
tiện truyền thơng truyền thống (như truyền hình, phát thanh, báo in,…) ở chỗ nó
khơng phân biệt thời gian và không gian.

Tốc độ lan truyền thông tin trên mạng xã hội vơ cùng nhanh, đa dạng, khơng có
kiểm chứng. Thậm chí có một số người cịn ẩn danh được, vì vậy gây ra tâm lý
khơng phải nhận hậu quả và nghĩ người khác khơng biết mình là ai. Chính vì sự
nhanh chóng và các yếu tố kích thích tâm lý, cảm xúc (như giật gân, cao trào,…)
mà không ít những quan điểm sai trái, thù địch tràn lan trên mạng xã hội. Thậm
chí, hiện nay người ta cịn có một thuật ngữ mới chỉ về hiện tượng này là “Fake
News” (thông tin giả).


Hiệu ứng Domino cũng góp phần khơng nhỏ trong việc lan truyền quan
điểm sai trái, thù địch. Ví dụ như việc chia sẻ thông tin, hay một chuỗi thông tin sai
được tạo lập sẽ gây cản trở nhận thức của người xem.


Trong cuộc sống bộn bề và lượng thông tin q lớn mỗi ngày, nguồn cung cấp
thơng tin thì đa dạng, người dùng mạng xã hội thường không dành thời gian kiểm
chứng thơng tin, đọc những nguồn cung cấp chính thống như VTV, các kênh của
Đảng và Nhà nước.

3. Hậu quả của những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội

Những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội để lại hậu quả sâu sắc và to
lớn về nhiều mặt.


Về chính trị, nó làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào chính phủ, mất đi khối
đại đồn kết dân tộc. Đây là một điều hết sức nghiêm trọng. Xunh quanh chúng ta
vẫn luôn tồn tại những kẻ chống phá, thù địch Đảng và Nhà nước để gây chiến
tranh, làm mai một và suy đồi xã hội. Chính trị là thứ duy trì một dân tộc, xây dựng
và điều hòa các mối quan hệ trong xã hội. Một dân tộc khơng có Nhà nước thì chỉ
là một lãnh thổ. Xã hội sẽ loạn lạc và lầm than nếu không có sự dẫn dắt của những
nhà lãnh đạo.

Hiện nay, Đảng và Nhà nước đã chuyển từ công tác tuyên truyền 1 chiều sang
truyền thông 2 chiều với nhân dân. Cũng vì lẽ đó mà nhân dân hiểu hơn về các
quyết định của Đảng và Nhà nước ta. Chỉ số niềm tin của người dân Việt Nam vào
chính phủ sau các cuộc cải cách chống tham nhũng, đưa ra những quy định cải
thiện đời sống, đặc biệt là phòng chống dịch Corona gần đây đã tăng lên đáng kể.
Họ yêu mến, thậm chí là thương xót và ca ngợi cho những cơng lao của chính phủ
với đất nước.



Về kinh tế, những quan điểm sai trái, thù địch gây tổn hại đến thương hiệu

và doanh thu của các cơng ty tư nhân, trong nước, nước ngồi. Thậm chí là tổn hại
đến từng cá nhân một. Thương trường như chiến trường. Ln ln có những kẻ
tìm kế để hãm hại lẫn nhau. Tuy vậy, đôi khi cũng là những sai sót mà vơ tình đưa
ra những quan điểm như vậy.

Kinh tế là nền tảng sống còn và phát triển của mỗi con người. Chủ nghĩa
Mác Lê-nin từng chỉ ra rằng vật chất quyết định ý thức. Thử hỏi rằng một con
người mất việc, khơng có cái ăn, cái mặc, chỗ ở thì họ cịn có thể phát triển được
hay không? Và rồi những nước xã hội chủ nghĩa sẽ phải hỗ trợ họ qua tiền thuế.
Thậm chí sự phát triển không đồng đều trong xã hội sẽ gây ra xung đột và mâu
thuẫn. Mỗi người đều là một mắt xích liên kết với nhau.


Về xã hội, nó sẽ đảo lộn các mối quan hệ. Việc phân biệt trắng đen trở nên
khó khăn hơn. Nó sẽ làm cho con người thù ghét nhau, từ đó gây nên những hành
động trái đạo đức và pháp luật, gây ra những tổn hại khơng đáng có. Hoặc có
những nhận định sai. Người Mỹ thường có câu: “Lời nói có thể giết chết một con
bị”, hay chúng ta cũng biết về truyện ngụ ngôn “Cậu bé chăn cừu” của Aesop để
chỉ tầm quan trọng của câu từ phát ngơn.

Về văn hóa và giáo dục, đây có thể là sự tổn hại sâu sắc và khó tìm giải pháp
nhất. Những quan điểm sai lệch tạo nên những sai lệch trong tư tưởng, thấm nhuần
vào lối sống và hệ thống tư duy của não bộ là thứ khó bỏ và khó thuyết phục nhất.
Nguy hiểm hơn là họ điều khiển trí não để làm những điều xấu xa, gây tổn hại tới
cộng đồng, các giá trị văn hóa tốt đẹp, giáo dục.

4. Ví dụ hiện nay về những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội

Mạng xã hội nổi tiếng với lan tràn thông tin giả hiện nay có thể kể đến
Facebook. Ở đây, họ có thể lây lan thông tin giả qua việc chia sẻ trạng thái trên

trang cá nhân, chia sẻ qua nhóm kín, chia sẻ qua tin nhắn riêng tư, bình luận, các
trang thơng tin điện tử và Fanpage đưa thông tin sai.

Chủ yếu những mạng xã hội hay có những quan điểm sai trái, thù địch thường
có đặc điểm là nơi để mọi người chia sẻ suy nghĩ của mình, cập nhật thơng tin


hàng ngày và kết nối phổ biến, được nhiều người sử dụng. Ví dụ như Facebook,
Twitter, Tumblr, Whatsapp, Reddit, Youtube,…


CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHO NHỮNG QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ
ĐỊCH TRÊN MẠNG XÃ HỘI HIỆN NAY

Đứng trước mối nguy hại to lớn ấy, đâu là giải pháp hữu hiệu cho chúng ta?

1. Tuyên truyền, giáo dục nền tảng kiến thức cho xã hội một cách sâu sắc


Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân khiến quan điểm sai trái và thù địch xảy ra
là vì họ thiếu nền tảng kiến thức, họ khơng biết hình phạt mình phải chịu,… Vì
vậy, Đảng và Nhà nước, cũng như mỗi con người thuộc mọi tầng lớp, nghề nghiệp
đều phải có trách nhiệm tun truyền những thơng tin đúng đắn, phải giải thích và
phân tích thật rõ ràng và dễ hiểu để toàn dân đều củng cố kiến thức của mình.

Hiện nay, VTV đang làm rất tốt trong cơng cuộc đó. Trên các trang web,
Facebook, Youtube và truyền hình, VTV liên tục cập nhật các thông tin giả về dịch
bệnh Corona và đề cập đích danh những người bị cơng an phạt.

Trong đó, việc đổi mới phương thức tuyên truyền là vô cùng cấp thiết. Xưa kia

chúng ta chỉ tuyên truyền qua sách vở, báo đài. Bây giờ chúng ta phải sáng tạo nó
để thơng tin khơng bị khơ cứng. Ví dụ như làm truyện tranh, làm phim, tổ chức sự
kiện,… Mới đây nhất, chúng ta có bộ phim “Những ngày không quên”, quy tụ diễn
viên và làm mới cốt truyện từ 2 bộ phim nổi tiếng trên VTV là “Về nhà đi con” và
“Cô gái nhà người ta” để qua những câu chuyện tình cảm, hài hước truyền tải về
mối nguy hại của thông tin giả về dịch bệnh Corona.


2. Mỗi người đều phải chung tay góp sức hành động

Xã hội là một khối gắn kết và thống nhất với nhau. Mỗi con người dù bằng cách
này hay cách khác đều liên quan mật thiết tới nhau. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó
qua khả năng lây lan của chủng virus mới Corona. Để xã hội tốt đẹp hơn, chúng ta
phải giúp đỡ, bảo vệ người khác, nhất là những người yếu thế trong xã hội.


Vì vậy, mỗi con người chúng ta phải bắt đầu thực hiện tuyên truyền. Gần nhất
có thể là truyền miệng tới gia đình, bạn thân. Những người nổi tiếng và có tầm ảnh
hưởng hãy lên tiếng về vấn đề này. Các trường học hãy mở ra những cuộc thảo
luận, hội thảo, hùng biện về vấn đề này. Các công ty hãy gửi email cho nhân viên,
hoặc dành ra mỗi sáng thứ Hai một chút thời gian để thảo luận và tuyên truyền.
Các phường, xã có thể sử dụng loa phát thanh và sinh hoạt tổ dân phố để giáo dục
mọi người. Hoặc mỗi bản thân chúng ta có thể trở thành kênh phát ngôn, truyền tải
những câu chuyện để xã hội có cái nhìn đúng thơng qua mạng xã hội, blog,… để
đập tan những quan điểm sai trái, thù địch.

3. Đừng làm ngơ trước những quan điểm sai trái và thù địch

Đơi khi lướt qua phần bình luận trên mạng xã hội, thấy những quan điểm chống
đối chính phủ, ta khơng dám nêu lên ý kiến vì sợ sai, sợ bị phản kích, hoặc đơn

giản là nghĩ nó khơng đem lại được lợi ích gì cho mình nên khơng nói. Chúng ta
cần có trách nhiệm và tầm nhìn xa hơn về vấn đề này. Để làm được điều đó, cần sự
tuyên truyền như giải pháp trên.

4. Trừng phạt những quan điểm sai trái và thù địch

Hiện nay, việc trừng phạt các quan điểm sai trái và thù địch đang được Bộ cơng
an điều tra xử phạt và giới báo chí đưa tin khá tốt. Khi phát hiện ra thông tin xuyên
tạc, gây ảnh hưởng tới trật tự xã hội, chúng ta cần thông báo ngay tới Bộ công an
hoặc báo chí để có hình thức phản ánh và xử phạt thích đáng.


5. Quản lý tốt việc kiểm chứng thông tin trên mạng xã hội

Đây là một vấn đề nan giải và khó khăn nhất hiện nay, cần sự giải quyết của các
cấp, chứ khơng chỉ riêng cơng chúng có thể giải quyết được. Hồi trước Đảng và
Nhà nước có đề cập đến việc tạo một bộ máy lọc, kiểm chứng thông tin. Tuy vậy
việc này vơ cùng khó và đến nay chỉ có Trung Quốc làm được.

Lý do là vì người Trung Quốc không sử dụng mạng xã hội quốc tế. Họ cơ lập
mình với thơng tin trên thế giới, chỉ sử dụng mạng xã hội do chính nước họ làm ra,
đăng tải và thu thập thông tin xung quanh những người nước họ. Ví dụ như Weibo,
Wechat,…

Cịn Việt Nam đang sử dụng những mạng xã hội có quyền quản lý nằm ở nước
khác. Ví dụ như Google. Vì vậy ta không tài nào quản lý thông tin nghiêm ngặt
được như Trung Quốc.


“Tổng kết lại, em nghĩ rằng việc chống phá những quan điểm sai trái, thù địch

trên mạng xã hội là điều không dễ dàng và cần sự hành động của tất cả mọi người.
Bản thân là một người làm truyền thông, em và các bạn khác càng phải ý thức rõ
ràng và sâu sắc hơn nữa, cũng như tự biến bản thân mình thành một kênh đưa tin
chính thống, hỗ trợ cho Đảng và Nhà nước. Ban đầu trước khi học về truyền thông
và Đảng, em cũng không thể nào nhận thức được rõ sự thật. Em tin rằng tri thức
sẽ là nền tảng mạnh mẽ nhất và là giải pháp hữu hiệu nhất trong công cuộc chống
phá các quan điểm sai lệch, thù địch. Cảm ơn thầy và các thầy cơ trong trường đã
giảng dạy để bọn em có được những tư tưởng đúng đắn.”



×