Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tiểu luận môn xây dựng đảng phân tích những giải pháp nhằm đấu tranh ngăn chặn những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội hiện nay (23)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.82 KB, 11 trang )

Đề bài:

Anh chị hãy đề xuất và phân tích những giải pháp

nhằm đấu tranh ngăn chặn những quan điểm sai trái, thù địch
trên mạng xã hội hiện nay. Liên hệ với thực tiễn.
Bài làm
Trong xã hội hiện nay, mạng Internet ngày càng phát triển mạnh mẽ kéo
theo nó là sự ra đời của rất nhiều mạng xã hội và các tiện ích đi kèm. Đây là một
trong những phát minh vĩ đại của xã hội loài người, giúp con người dễ dàng kết
nối, tìm kiếm thơng tin và phát triển bản thân. Sau vài năm ra đời, các mạng xã hội
dần trở nên thông dụng và dần dần trở thành công cụ đắc lực trong cuộc sống và
trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, cũng vì vậy mà có rất nhiều thế lực thù
địch đã lợi dụng những “điểm yếu” của mạng xã hội để thực hiện hành vi sai trái,
thù địch của mình.
Mạng xã hội là một nền tảng trực tuyến giúp con người kết nối, chia sẻ
thông tin với nhau trong một không gian mở, với nhiều tính năng nhanh, dễ sử
dụng, hỗ trợ rất nhiều trong cuộc sống của con người. Một số mạng xã hội được sử
dụng rất phổ biết ở Việt Nam có thể kể đến như: Facebook, Youtube, Tiktok,
Instagram, Twitter,....
Năm 2019, mạng xã hội vẫn vẫn tiếp tục phát triển với 62 triệu người
dùng (chiếm 64% dân số Việt Nam, tăng đến 7% so với năm 2018). Số tài khoản
sử dụng mạng xã hội trên di động cũng tăng thêm 16% so với năm ngoái. Một
điểm khác biệt lớn trong năm nay với số liệu thống kê của năm 2018, Youtube đã
vượt mặt Facebook để trở thành mạng xã hội có hoạt động mạnh nhất tại Việt
Nam.Theo số liệu thống kê từ Google, Việt Nam đứng trong top 5 các nước xem
video trên Youtube nhiều nhất trên thế giới, vượt trội hơn cả các nước có cơng


nghệ tiên tiến như Nhật, Hàn, Đài Loan… Mạng xã hội được xây dựng trên nền
tảng Internet với các đặc điểm nổi bật như tốc độ kết nối nhanh, thông tin đưa đi


xa, dễ dàng lan truyền rộng rãi, dễ sử dụng, đồng thời là trang thông tin mở, lượng
thông tin khổng lồ tuy nhiên chất lượng thông tin không được kiểm chứng. Cũng
chính vì lí do này mà một số thế lực thù địch đã sử dụng những tài khoản giả, nặc
danh để đăng tải những thông tin sai lệch về chính trị, kinh tế, văn hóa,... nhằm
mục đích chống phá, lôi kéo những người không hiểu biết, khơi dậy những suy
nghĩ sai lệch, khơng đáng có. Đây là điểm khó trong cơng tác ngăn chặn , đẩy lùi
những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội hiện nay.
Thực tiễn cho thấy, trong các hoạt động chống phá của các thế lực thù
địch, phản động, cơ hội hiện nay là họ tìm mọi cách tập hợp những người có trình
độ cao nhưng thiếu bản lĩnh chính trị, suy thối tư tưởng, đạo đức, lối sống để tấn
cơng trực tiếp vào nền tảng tư tưởng của Đảng. Họ sử dụng những thủ đoạn tinh vi,
thâm độc tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm tạo
ra những khoảng trống ý thức hệ trong cán bộ, đảng viên của Đảng, cũng như trong
toàn xã hội, để từ đó thúc đẩy q trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng
và trong xã hội, tiến tới làm tan rã Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài ra, trên mạng
xã hội, họ sử dụng những tài khoản giả mạo, không rõ thông tin, chuyên đăng tải
những bài viết có những suy nghĩ tiêu cực về hoạt động của Đảng, chính quyền các
cấp nhằm thu hút những người thiếu hiểu biết chia sẻ thơng tin, đánh vào lịng tin
của nhân dân để chuộc lợi cá nhân. Thậm chí, họ lập những nhóm với những tiêu
đề “trá hình” để thu hút sự chú ý và đăng tải thông tin một chiều của mình, những
thơng tin như vậy thường gây hiếu kì, tị mị, có thể “dắt mũi” rất nhiều người thiếu
hiểu biết và không kiểm chứng thông tin, từ đó gây lệch lạc về suy nghĩ, tư tưởng
đạo đức lối sống. Khơng khó có thể bắt gặp một bình luận phiến diện trên mạng xã
hội về một bài đăng chính thống nào đó, họ mang theo những tư tưởng chê bai, bịa


đặt và bảo thủ của mình để đáp trả những người có tư tưởng đúng đắn. Họ có thể là
những người có tri thức, cũng có thể là những người a dua, sính ngoại, thiếu hiểu
biết, tuy nhiên lực lượng then chốt vẫn là những người có trình độ cao nhưng thiếu
bản lĩnh chính trị, suy thối tư tưởng đạo đức.

Cụ thể về cách thức chống phá của thế lực thù địch trên mạng xã hội có
thể thấy như việc họ tìm mọi cách để chứng minh chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là sai lầm; họ ra sức tung hô, tuyên truyền và cổ
súy cho hệ tư tưởng và nền dân chủ tư sản; xuyên tạc, bôi nhọ lãnh tụ và lãnh đạo
của Đảng, Nhà nước; quan hệ giữa nước ta với các nước trên thế giới; lợi dụng, lôi
kéo những người dân dễ bị tác động, nhẹ dạ cả tin để kích động, tìm mọi cách để
lập luận, “bới lơng tìm vết” trong các hoạt động của Đảng và Nhà nước để chứng
minh Đảng và Nhà nước ta khơng thực sự vì dân, chỉ có họ mới thực sự vì dân, vì
nước, đứng ra bảo vệ nhân dân.
Theo quan điểm cá nhân của mình, em cho rằng việc tìm kiếm thủ phạm
của những hành động chống phá là khơng hề dễ dàng vì chúng có thể đang ở nước
ngồi và thủ đoạn rất tinh vi khơng để lại dấu vết, vì vậy cần đẩy mạnh việc tuyên
truyền và củng cố lòng tin của nhân dân, xây dựng một bộ máy lãnh đạo hoàn thiện
và tốt đẹp hơn. Việc này có thể thực hiện thông qua việc kết hợp chặt chẽ các yếu
tố của biện pháp quán- giáo- xây- chống.

Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong việc quản lí
thơng tin trên các mạng xã hội hiện nay, thiết lập các trang thơng tin chính
thống từ trung ương đến địa phương trên các mạng xã hội. Trong đó, Đảng và
Nhà nước cần tập trung và định hướng những vấn đề cần đấu tranh, thiết lập cho
mình những trang chính thống để đăng tải thơng tin và khuyến khích người dân
tham gia để cập nhật tình hình một cách nhanh chóng chính xác, có thể chia thành


các trang đại diện các chính quyền từ trung ương đến địa phương. Việc này yêu
cầu một đội ngũ thực hiện có đủ các phẩm chất tốt, bản lĩnh chính trị rõ ràng, yêu
nước, tinh nhuệ trong việc nắm bắt và kiểm chứng thơng tin. Hiện tại đã có một số
trang thơng tin của một số đài truyền hình quốc gia trên các mạng xã hội giúp
Đảng và Nhà nước thơng tin đến người dân nhanh chóng kịp thời và định hướng
tích cực, tuy nhiên, ở các địa phương thì việc này chưa được chú trọng, vì vậy vẫn

có những trường hợp một số bộ phận chống phá xuyên tạc làm cho người dân ở
các địa phương cụ thể hoang mang và suy nghĩ lệch lạc, tác động xấu đến một bộ
phận người sử dụng mạng xã hội. Đối với biện pháp này, ưu điểm đó là việc chính
quyền tiếp cận được nhiều phương diện thông tin hơn, gần dân hơn và việc quản lí
thơng tin sẽ khách quan hơn, tuy nhiên, một số nhược điểm như ở trên đã nêu đó là
cần một đội ngũ đảng viên có các phẩm chất tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu
nước và tinh nhuệ, nhược điểm này có thể được giải quyết trong việc bồi dưỡng
các đảng viên thường xuyên, quản lí chặt chẽ từ các cấp. Ngồi ra, các cấp uỷ
đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở tăng cường triển khai tuyên truyền, thực hiện
các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận về công tác đấu tranh, phản bác các quan điểm
sai trái, thù địch; về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng.
Thứ hai, tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách
nhiệm của các cán bộ đảng viên(đặc biệt là cán bộ tuyên truyền), các tầng lớp
nhân dân (đặc biệt là thế hệ trẻ) trong cuộc đấu tranh chống các thế lực thù
địch trên mạng xã hội. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đối với người làm cơng tác
tun truyền phải có cách tun truyền phù hợp với đối tượng, với hồn cảnh, cách
nói, cách viết phải ngắn gọn. Do mục đích, yêu cầu của cơng tác tun truyền, nhất
là tính chính xác, sức lay động, lan tỏa đối với dân chúng nên Người yêu cầu cán
bộ tun truyền: “Phải biết cách nói. Nói thì phải giản đơn, rõ ràng, thiết thực. Phải
có đầu, có đi, sao cho ai cũng hiểu được, nhớ được”. Vì vậy, người tuyên truyền


phải học cách tuyên truyền của quần chúng. Đó là sự kết hợp của việc học trong
sách vở, học trong thực tiễn cơng tác. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, cách tuyên
truyền phù hợp nhất, có hiệu quả nhất đối với nhân dân chính là cách tuyên truyền
của chính nhân dân, bằng cách đó, dân dễ hiểu, dễ nhớ nên sẽ tin và sẽ làm theo.
Theo Người: Cách nói của dân chúng rất đầy đủ, rất hoạt bát, rất thiết thực mà lại
rất đơn giản anh em đi tuyên truyền chưa học được cách nói đó, cho nên khi nói,
khi viết khơ khan, cứng nhắc, khơng hoạt bát, khơng thiết thực. Muốn nâng cao
hiệu quả tuyên truyền thì người tuyên truyền phải là người hiểu biết rộng, đặc biệt

là nhận thức sâu việc mình tun truyền. Khơng những có đủ kiến thức lý luận mà
phải có vốn sống phong phú, phải là người biết tổ chức quần chúng, người thức
tỉnh và tập hợp được quần chúng… Bởi vậy, muốn tuyên truyền được cho dân
hiểu, dân tin, trước hết phải thực hiện được việc đó đối với các cán bộ đảng viên
các cấp từ trung ương đến cơ sở, nhất là cấp cơ sở vì tại đây có bộ phận cán bộ gần
dân nhất, là người trực tiếp lắng nghe nguyện vọng của nhân dân nên phải là người
hiểu rõ vấn đề nhất. Vì vậy, ngồi việc tun truyền trên các phương tiện truyền
thông đại chúng một cách chung chung thì ta nên bồi dưỡng thật tốt cho các cán bộ
tuyên truyền, để những tư tưởng của Đảng và Nhà nước được đến với dân một
cách đầy đủ, đúng đắn và linh động nhất đối với từng vùng miền. Công tác đào tạo
cũng không nên dập khuôn, giáo điều, nên ngắn gọn, súc tích, nên giáo dục sao cho
các cán bộ có thể hiểu được ý chính và mục đích của Nhà nước để truyền đạt cho
nhân dân bằng cách dễ hiểu nhất. Nói thế nào cho dân hiểu được, dân làm được là
nói thiết thực, nói đúng lúc, đúng chỗ. Cịn nếu nói hay mà khơng hiểu thì cũng
khơng bằng nói dễ hiểu, thiết thực, người ta dễ hiểu và làm được .
Đối với các tầng lớp nhân dân trong công cuộc đấu tranh với các tư tưởng
xuyên tạc, chống phá, thù địch trên mạng xã hội thì nên chú trọng bồi dưỡng cho
thế hệ trẻ. Bởi vì, họ là những người sử dụng mạng xã hội nhiều nhất và đa dạng


nhất, họ cũng là người có ảnh hưởng đối với suy nghĩ của những người thân trong
gia đình, dịng họ. Những người trẻ có ảnh hưởng trong việc tiếp nhận thông tin
trên mạng xã hội đối với các thành viên trong gia đình, bố mẹ thường khi sử dụng
mạng xã hội sẽ là do các bạn trẻ hướng dẫn, nếu những bạn trẻ này có nhận thức
đúng đắn thì việc ngăn chặn những nguồn tin khơng chính thống đến với các tầng
lớp khác cũng dễ dàng hơn. Hơn nữa, thế hệ trẻ hiện nay hầu như được sinh ra
trong thời hịa bình, hầu như được học hành đầy đủ, rèn luyện tư duy từ khi còn
nhỏ và tiếp cận với nền tảng mạng xã hội sớm. Để tuyên truyền cho những bạn trẻ
hiện nay, cũng tương tự như những gì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói ở trên, ta phải
dùng ngôn ngữ của người trẻ để giáo dục người trẻ. Việc giáo dục tại trường trong

những giờ ngoại khóa có lẽ là chưa đủ và những thứ được dạy dễ trở nên lý thuyết,
giáo điều nếu không khơi dậy được sự hào hứng, yêu thích của lớp trẻ. Bởi vậy,
khơng cịn cách nào khác ngồi việc dạy bằng các cách thức linh động, tần suất
nhiều hơn, đó chính việc là sử dụng kết hợp nhiều mạng xã hội cung cấp các bài
viết ngắn gọn, súc tích, ngơn ngữ linh hoạt hoặc các đoạn video, hình ảnh với
những thơng điệp dễ hiểu, trọng tâm để đáp ứng việc tiếp nhận thông tin nhanh của
giới trẻ hiện nay. Cần nâng cao nhận thức cho cộng đồng mạng về thủ đoạn tận
dụng các tiện ích, cơng nghệ mới của internet của các thế lực thù địch, cơ hội chính
trị để tạo các diễn đàn online, livestream. Lợi  dụng các tiện ích này để phát tán các
thông tin sai trái, thù địch, lôi kéo sự tị mị của cơng dân mạng, nhất là lớp trẻ
tham gia đối thoại trực tiếp, bình luận, dẫn dắt thông tin theo ý đồ xấu của chúng.
Trong thực tế, thời gian qua khơng ít thơng tin trên mạng thơng qua các tiện ích,
cơng nghệ mới, hiện đại trên các mạng xã hội đã gây hoài nghi, hoang mang trong
xã hội, nhất là một bộ phận trí thức và thanh niên, sinh viên - đối tượng thường
xuyên tiếp cận với phương tiện này. Cũng từ đó, một trong những hệ quả nguy
hiểm của thủ đoạn này là gây mất phương hướng, sa sút niềm tin đối với vai trò


lãnh đạo của Đảng... Đây không phải là chuyện một sớm một chiều nên cần sự
phối kết hợp của toàn dân với sự nỗ lực của bộ máy chính trị.
Thứ 3, củng cố, xây dựng, phát huy sức mạnh của tồn quốc, củng cố
lịng tin của nhân dân để tham gia chống “diễn biến hịa bình” trên mạng xã
hội. Đảng và Nhà nước cần chú trọng việc tổ chức các đoàn thể, quần chúng như
đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh,...tham gia đấu tranh đối với các các quan
điểm và hành động sai trái của các phần tử cơ hội chính trị và các thế lực thù địch.
Phối hợp có hiệu quả giữa các lực lượng, binh chủng trong lĩnh vực bảo vệ an ninh
tư tưởng chính trị, đặc biệt là về tư tưởng chính trị trên mạng xã hội. Để làm tốt
công tác tuyên truyền trong mặt trận đấu tranh này, bản thân các cơ quan báo chí
cũng cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên trong hệ
thống các cơ quan thông tin đại chúng, nhất là các tòa soạn báo, trang tin điện tử.

Đảm bảo để đội ngũ những người làm báo có năng lực chun mơn, tinh thơng
nghề nghiệp, vừa có đạo đức trong sáng, lập trường tư tưởng chính trị vững vàng,
ln



ý

chí

chiến

đấu

bảo

vệ



tưởng

XHCN.

Ngồi ra, cơng tác dân vận khơng thể khơng được nhắc tới, ngoài việc tuyên
truyền cho dân hiểu bằng những ngơn ngữ sng thì nên kết hợp cùng với hành
động để cho cán bộ gần dân như tình quân- dân. Sở dĩ, bộ đội được dân yêu dân
quý vì họ giản dị, luôn giúp dân khi cần, bên cạnh dân với trách nhiệm của người
lính nhưng lại với cương vị một người dân bình thường nên dễ tạo cảm giác gần
gũi nên dễ tạo niềm tin với nhân dân. Vì vậy, nếu muốn lấy được sự tin yêu của

nhân dân khơng cịn cách nào khác ngồi việc gần dân, lắng nghe nhân dân và giúp
dân. Đất nước ta luôn đặt nhân dân lên đầu, luôn quyết tâm để không ai bị bỏ lại
phía sau, có biết bao nỗ lực đã được thực hiện suốt những năm tháng hịa bình qua
để chứng minh điều đó. Nhưng xã hội ngày càng hiện đại, cuộc sống ai ai cũng
thay đổi, ai ai cũng có tri thức và nhận định riêng của mình, cuộc sống xóm giềng


như ngày càng xa hơn nên việc tuyên truyền ngày càng khó khăn hơn. Vì vậy,
muốn có được niềm tin của nhân dân chỉ có thể thực hiện qua hành động.
Thứ tư, đổi mới kết hợp các phương thức tuyên truyền, đấu tranh
chống lại các quan điểm sai trái, chống phá trên mạng xã hội. Mạng xã hội ngày
càng phát triển với vơ vàn tính năng hiện đại, thu hút sự tham gia của đông đảo
người dân, bởi vậy, Đảng và Nhà nước muốn thực hiện việc tuyên truyền, đấu
tranh chống lại các quan điểm sai trái, chống phá trên mạng xã hội phải “bắt kịp
thời đại”, cũng như là linh hoạt trong các hình thức tuyên truyền. Thay vì chỉ sử
dụng các phương tiện truyền thông truyền thống như truyền hình, phát thanh thì
nên kết hợp cái truyền thống với cái hiện đại. Điều này có nghĩa là tuyên truyền
cho nhân dân bằng cách kết hợp linh hoạt các loại hình truyền thơng để thơng tin
được cập nhật liên tục, đến được nhanh nhất, chính xác nhất tới mọi tầng lớp nhân
dân

của

tồn



hội.

Như vậy, các tổ chức chính trị tại địa phương có thể thành lập một fanpage với

tư cách là cổng thông tin, diễn đàn mở để trao đổi các ý kiến, quan điểm khác biệt.
Khuyến khích mọi tầng lớp dân cư tham gia trên các trang mạng xã hội như
facebook, twitter tạo diễn đàn tranh luận, trực tiếp đấu tranh với các quan điểm sai
trái, thù địch. Hơn nữa, mỗi công dân phải tuân thủ đúng các quy định của Luật An
ninh mạng cũng như các giải pháp quản lý chặt chẽ thông tin trên Internet và mạng
xã hội. Chủ động phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm khi sử dụng mạng Internet,
mạng xã hội. Khi tiếp cận với các bài viết, các thông tin thiếu chuẩn xác với mục
đích phá hoại sự ổn định, kích động, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước và địa phương, cơ quan, đơn vị phải thể hiện
rõ chính kiến bảo vệ chính nghĩa, lẽ phải, khơng a dua, có hành vi lệch chuẩn về
chính trị. Khơng tham gia chia sẻ, bình luận những thơng tin khơng chính thống, có
nội dung gây phương hại đến uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân,


nhất là thơng tin được báo chí, mạng xã hội phản ánh mà chưa được kiểm chứng,
chưa có phát ngơn và kết luận chính thức từ cá nhân liên quan hay tổ chức được
giao trách nhiệm.
Liên hệ thực tế hiện nay có thể thấy ngay những gì Đảng và Nhà nước đã
và đang làm trong đại dịch covid19 và hiệu quả của những điều đó đối với việc
chống lại các hành vi và quan điểm sai trái, chống phá trên mạng xã hội. Cùng với
nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó
khăn trước đại dịch Covid-19. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, “mỗi
người dân là một chiến sỹ, mỗi làng bản là một pháo đài”, cả hệ thống chính trị và
người dân chung sức, đồng lòng đẩy lùi dịch bệnh. Đến thời điểm này, những biện
pháp quyết liệt trong phịng chống dịch của Chính phủ đã phát huy hiệu quả, được
thế

giới

đánh


giá

cao,

được

Nhân

dân

tin

tưởng

hưởng

ứng.

Thế nhưng, trên một số phương tiện truyền thông, mạng xã hội vẫn xuất hiện
những thông tin bịa đặt, những giọng điệu lạc lõng như: Chính phủ Việt Nam giấu
dịch; cách ly tập trung là vi phạm nhân quyền; xun tạc lời kêu gọi đóng góp ủng
hộ cơng cơng tác phòng chống dịch của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
dựng chuyện, quy chụp, bóp méo nhằm phủ nhận những thành tựu trong cơng tác
phịng chống dịch của nước ta…
Điều đáng nói là bên cạnh các thế lực thù địch, trong và ngoài nước đang
lợi dụng dịch Covid-19, tích cực hoạt động chống phá thì một bộ phận khơng nhỏ
góp phần tạo ra và lan truyền những thơng tin bịa đặt, đó là những cá nhân thích
được nổi tiếng, được chú ý. Họ bịa đặt ra các thông tin về dịch bệnh chỉ để thỏa
mãn nhu cầu, để “câu view”, “câu like” mà không lường hết hậu quả gây ra. Cũng

có những người do thiếu hiểu biết, nhận thức chưa đầy đủ, thậm chí bị lợi dụng,
nhẹ dạ cả tin, thiếu bản lĩnh, mất cảnh giác, hoặc vì lý do nào đó mà vơ tình hay cố
ý tán phát, lan truyền thông tin giả lên mạng xã hội gây ra hậu quả nghiêm trọng.


Luật An ninh mạng quy định rất rõ: Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng
gồm: “Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt
động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan Nhà nước hoặc
người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,
cá nhân khác”. Bên cạnh Luật An ninh mạng, các luật, nghị định hiện hành của
Việt Nam đã có những chế tài nghiêm khắc. Theo Điểm a Khoản 3 Điều 64 - Nghị
định số 174/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bưu chính, viễn thơng, cơng nghệ thơng tin và tần số vơ tuyến điện, người vi phạm
có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng với hành vi “cung cấp nội
dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ
chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân”. Tại Điều 122, Bộ luật Hình sự quy
định, người phạm tội vu khống có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm. Thực hiện
các quy định của pháp luật, trong những ngày vừa qua, hàng loạt cá nhân, trong đó
có cả các nghệ sĩ, ca sĩ đã bị xử lý về hành vi tán phát, phát ngôn không đúng,
xuyên tạc về dịch Covid-19. Đến nay, trên cả nước, các cơ quan chức năng đã làm
việc với hơn 675 trường hợp đưa tin sai sự thật, xử phạt vi phạm hành chính hơn
146

người.
Ngồi ra, trước những thơng tin giả được lan truyền, ta có thể nhận thấy sự

chung sức đồng lòng chống lại quan điểm sai trái lệch lạc của nhân dân, đặc biệt là
các bạn trẻ. Đa số bộ phận biết chọn lọc thông tin chính thống để đọc và chia sẻ,
hướng dẫn người thân, bạn bè thực hiện theo đúng chỉ thị của Nhà nước. Trước các
thông tin sai trái hoặc thù địch, họ thậm chí tạo thành một làn sóng “bảo vệ chính

nghĩa” trên cộng đồng mạng để phản biện trực tiếp, bảo vệ quan điểm những hành
động kịp thời của Nhà nước là vì nhân dân và mọi người đều nên nghiêm chỉnh
chấp hành. Cũng trong chiến dịch đẩy lùi Covid 19 có thể dễ dàng cảm nhận được
niềm tự hào, sự tin tưởng của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước và sự tiến bộ
trong công tác tuyên truyền, các cơ quan báo chí đều đổi mới đa dạng phương thức


tuyên truyền nhằm tạo cho người dân thói quen đọc báo chính thống, thơng tin
được cập nhật nhanh chóng về mọi vấn đề giúp người dân yên tâm hơn.
Tóm lại, các thế lực thù địch luôn lăm le lợi dụng sự thiếu hiểu biết, nhẹ dạ của
nhân dân để thực hiện những hành vi sai trái của mình nên việc tăng cường, thay
đổi, linh động các giải pháp phòng chống các quan điểm sai trái, thù địch là không
thể thiếu trong xã hội ngày càng phức tạp hiện nay.



×