Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

BÀI THU HOẠCH TCCTHC đại hội đại BIỂU lần THỨ NHẤT của ĐẢNG CỘNG sản ĐÔNG DƯƠNG PHÊ PHÁN, PHẢN bác NHỮNG QUAN điểm SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.9 KB, 11 trang )

TỈNH ỦY
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
*

BÀI THU HOẠCH HẾT HỌC PHẦN
Chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính

CHỦ ĐỀ:

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ NHẤT CỦA
ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG. PHÊ
PHÁN, PHẢN BÁC NHỮNG QUAN ĐIỂM
SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH

Họ tên học viên:
Lớp: TC119
Phần: II


2

Phần 1: Bối cảnh lịch sử và diễn biến Đại hộ Đại biểu lần thứ nhất
Đảng Cộng sản Đông Dương
1.1. Bối cảnh lịch sử
Sau cao trào 1930 - 1931, các tổ chức đảng của ta đã bị phá vỡ, phong trào
cách mạng tạm lắng xuống, nhưng với nỗ lực của Đảng, nhất là những đảng viên
trong nhà tù, những đảng viên còn lại kiên quyết đấu tranh chống lại khủng bố
của kẻ thù.
Đảng cộng sản Đông Dương đứng trước thách thức vô cùng khốc liệt. Cách
mạng Việt Nam bước vào thời kì tạm thời thối trào. Trước tình hình đó Quốc tế
Cộng sản động viên “ những người cộng sản Đơng Dương phải đem ý chí


Bơnsơvích phấn đấu tiến lên, phải đứng mũi vượt qua cơn phong ba bão táp do
bọn đế quốc phản động gây ra, kiên trì xây dựng và củng cố phong trào cộng sản
ở xứ Đông Dương. Đồng thời, Quốc tế Cộng sản đã phát động trong giai cấp
công nhân và nhân dân lao động thế giới một phong trào ủng hộ cách mạng
Đông Dương, chống khủng bố trắng, địi ân xá tù chính trị. Được sự ủng hộ của
Quốc tế Cộng sản, những người cộng sản đã vượt qua thử thách khắc nghiệt hoạt
động đấu tranh phục hồi hệ thống tổ chức đảng. Khôi phục phong trào đấu tranh
quần chúng. Các đảng viên cộng sản trong nhà tù (Hoả Lò – Hà Nội, Vinh Nghệ An, Hải Phịng, Cơn Đảo) đã thành lập các chi bộ đảng để lãnh đạo đấu
tranh chống chế độ tù hà khắc của đế quốc, thực dân. Một số tổ chức đảng đã
được khôi phục để lãnh đạo quần chúng đấu tranh như: ở Cao Bằng, Sơn Tây Hà Nội, Hải Phịng, Thanh Hố, Quảng Trị, Quảng Ngãi và nhiều nơi khác.
Đến năm 1934 hệ thống tổ chức Đảng từ Trung ương đến cơ sở đã được
khôi phục và liên lạc thông suốt, phong trào cách mạng của quần chúng đã có
bước phát triển, các xứ uỷ, tỉnh uỷ, huyện uỷ được thành lập lại, Ban Chấp hành
Trung ương lâm thời do đồng chí Lê Hồng Phong đứng đầu đã triển khai lãnh
đạo. Ở Lào tháng 9/1934 Ban Chấp hành Đảng bộ Lào được thành lập. Ở
Campuchia một số tổ chức Đảng được xây dựng. Ở Việt Nam đầu 1934 được sự
giúp đỡ của Quốc tế cộng sản, Đảng Cộng sản Liên Xô, Pháp, Trung Quốc, Ban
lãnh đạo hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập do đồng chí
Lê Hồng Phong đứng đầu, khi đồng chí Lê Hồng Phong đi dự Đại hội lần thứ 7


3

Quốc tế Cộng sản, Ban này do đồng chí Hà Huy Tập phụ trách. Ban có nhịêm vụ
tập hợp, khơi phục các tổ chức cơ sở đảng, đào tạo, bồi dưỡng và lãnh đạo thực
hiện Chương trình Hành động của Đảng 1932 và chuẩn bị triệu tập Đại hội đại
biểu lần thứ nhất của Đảng.
1.2. Diễn biến Đại hội Đại biểu lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông
Dương
Sau một thời gian tích cực chuẩn bị, Đại hơi thứ nhất của Đảng cộng sản

Đông Dương diễn ra tại Ma Cao ( Trung Quốc), từ ngày 27 đến 31 – 3 – 1935,
do đồng chí Hà Huy Tập chủ trì. Đại biểu dự Đại hội gồm 13 đồng chí thay mặt
cho gần 600 đảng viên thuộc các Đảng bộ trong cả nước và các tổ chức đảng
hoạt động ở nước ngoài.
Đại hội thông qua 14 nghị quyết quan trọng, 6 bản Điều lệ của Đảng và
của các đoàn thể quần chúng, một bản tuyên ngôn gửi Quốc tế Cộng sản cùng
các đảng cộng sản anh em, vv…Trong đó Luận cương chính trị về tình hình
quốc tế, tình hình trong nước, tình hình Đảng, các tổ chức quần chúng và về
những nhiệm vụ trước mắt của Đảng (tức: Nghị quyết Chính trị của Đảng) có
vai trị đặc biệt quan trọng.
Đại hội thảo luận và đề ra 3 nhiệm vụ chủ yếu trước mắt:
Một là, củng cố và phát triển Đảng. Nhiệm vụ củng cố và phát triển Đảng
bao gồm: mở rộng tổ chức đảng; củng cố lực lượng hiện tại; khôi phục liên lạc
với những tổ chức và đảng viên mất liên lạc; phát triển đảng ở vùng công
nghiệp, “ biến mỗi sản nghiệp thành một thành lũy của Đảng” kết nạp thêm cơng
nhân, nơng dân, trí thức, phụ nữ, dân tộc thiểu số; làm cho tổ chức đảng thực sự
trong sạch, vững mạnh, thống nhất về ý chí và hành động, thường xuyên giáo
dục lý luận cho đảng viên và quần chúng. “ Trong các cơ quan chỉ đạo của Đảng
bắt buộc phải để cho các phần tử vơ sản chốn đa số để đảm bảo cho Đảng đi
đúng đường chính trị vô sản”. Đại hội ủy quyền cho Ban Chấp hành Trung ương
định kế hoạch phát triển đảng viên mới, đào tạo cán bộ mới.
Hai là, thu phục quảng đại quần chúng lao động. Đại hội chỉ rõ, Đảng
mạnh là căn cứ vào ảnh hưởng và thế lực của Đảng trong quần chúng. Nếu Đảng
không liên lạc mật thiết với quần chúng, không được quần cúng tán thành và
ủng hộ các khẩu hiệu của Đảng thì nghị quyết của Đảng chỉ là lời nói sng. Để


4

thu hút rộng rãi quần chúng, Đảng phải bênh vực, dẫn dắt quần chúng ta đấu

tranh đòi những quyền lợi thiết thân, củng cố và phát triển các tổ chức quần
chúng, đưa họ vào một mặt trận thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đại hội
chỉ rõ, Đảng muốn chỉ huy nổi phong trào, muốn đưa phong trào cách mạng tiến
tới trình độ cao, tới tồn quốc vũ trang, bạo động, đánh đổ đế quốc phong kiến,
lập chính quyền Xơviết, thì trước hết phải thu phục được đồng bào quần chúng.
Đây là một nhiệm vụ trung tâm, căn bản cần kíp của Đảng.
Ba là, chống chiến tranh đế quốc, Đại hội chỉ rõ Đảng phải mở rộng tuyên
truyền chống đế quốc, chống chiến tranh; phải vạch trần mặt nạ hịa bình giả dối
của bọn đế quốc, nhất là đế quốc Pháp ở Đông Dương. Đại hội đề ra nhiệm vụ
chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ liên bang Xôviết là nhiệm vụ của Đảng và
của các đoàn thể cách mạng.
Đại hội thông qua Điều lệ Đảng cộng sản Đông Dương, gồm 59 điều quy
định về tên Đảng, về tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ của đảng viên, về điều kiện
kết nạp đảng viên mới, về những đối tượng phải đưa ra khỏi Đảng, về tổ chức,
về nguyên tắc tổ chức của Đảng, về việc thu, chi tài chính của Đảng, về đảng
đoàn và nhiệm vụ của các đại biểu đảng đối với tổ chức thanh niên cộng sản.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 13 ủy viên (9 chính thức và 4
dự khuyết). Đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng Bí thư.
Ngồi ra, Đại hội quyết định: cử 4 đồng chí Đại biểu dự Đại hội VII Quốc
tế cộng sản (Lê Hồng Phong, Hoàng Văn Nọn, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Thị
Minh Khai), Đồng chí Lê Hồng Phong làm Trưởng đồn (đồng chí Nguyễn Ái
Quốc đang học tập, nghiên cứu tại trường quốc tế Lênin ở Mácxcơva cũng mời
tới dự - Đ/c Lê Hồng Phong được bầu làm UVBCH Quốc tế Cộng sản).
Phần 2. Ý nghĩa lịch sử Đại hội Đại biểu lần thứ nhất Đảng cộng sản
Đông Dương và phê phán các quan điểm sai trái hiện nay
2.1. Ý nghĩa lịch sử Đại hội Đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản
Đông Dương
Sau 5 năm ra đời Đảng đã làm được nhiều việc trọng đại: Đại hội đã
thông qua được các văn kiện, nghị quyết quan trọng của Đảng, đánh dấu bước
trưởng thành của Đảng về lý luận cách mạng cũng như chỉ đạo thực tiễn.



5

Đại hội Đại biểu lần thứ Đảng Cộng sản Đông Dương đánh dấu sự khôi
phục tổ chức đảng, nhất lả khôi phục được cơ quan lãnh đạo Trung ương và sự
hồi phục của phong trào cách mạng của nhân dân Đông Dương.Thành công của
Đại hội mang tới cho đảng viên và quần chúng các mạng niềm tin vào sự thắng
lợi của cách mạng trong tương lai, chuẩn bị lực lượng cho cuộc chiến đấu mới.
Ngay sau một thời gian tiến hành Đại hội, Tháng 7/1936 Hội nghị Ban
chấp hành Trung ương của Đảng cộng sản Đơng Dương do đồng chí Lê Hồng
Phong chủ trì ở Thượng Hải (Trung Quốc) dựa trên nghị quyết đại hội VII của
Quốc tế Cộng sản, đề ra đường lối và phương pháp đấu tranh, xác định:
Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông dương là
chống đế quốc và phong kiến. Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là: đấu tranh chống
chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự
do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hịa bình. Phương pháp đấu tranh: kết hợp các
hình thức cơng khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. Chủ trương: Thành
lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Gọi tắt là mặt trận dân
chủ Đơng Dương...Từ những chủ trương đường lối đó, đã dấy lên cao trào đấu
tranh sôi nổi khắp cả nước trong cao trào cách mạng 1936 – 1939.
2.2. Những hạn chế của Đại hội Đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản
Đông Dương
Bên cạnh ý nghĩa to lớn trong việc khôi phục phong trào cách mạng Việt
Nam, Đại hội Đại biểu lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương vẫn cịn
những hạn chế đó là:
Sự kết hợp 2 nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến chưa đề cập
và phân tích sâu sắc, đặc biệt là chưa phân biệt được những vấn đề thuộc về chỉ
đạo chiến lược.
Chưa nhạy cảm với thời cuộc trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến

tranh đế quốc để kịp thời đưa ra chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược
trước nguy cơ chiến tranh của chủ nghĩa phátxít. Sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đánh giá: “chính sách Đại hội Ma Cao vạch ra không sát với phong trào cách
mạng thế giới và trong nước lúc bấy giờ”
Tại Đại hội đã đưa ra chủ trương thành lập Mặt trận, tuy nhiên những biện
pháp tổ chức thực hiện còn hạn chế.


6

Đại hội Chưa tổng kết kinh nghiệm vận động cách mạng từ khi ra đời nhất
là những năm cách mạng rơi vào thối trào. Đây cũng chính là những bài học
quý báu để Đảng ta rút kinh nghiệm, và được bổ sung trong các kỳ đại hội sau.
Phần 3. Nhận diện, phê phán một số quan điểm sai trái thù địch hiện
nay và trách nhiệm của bản thân.
3.1. Nhận diện, phê phán một số quan điểm sai trái thù địch hiện nay
Trong thời gian gần đây, khi mà công cuộc đổi mới của ta thu được nhiều
thành tựu to lớn, con đường chủ nghĩa xã hội đang được hình thành ngày càng rõ
nét, thì lại có những quan điểm phủ nhận con đường của ta, phủ nhận gái trị lịch
sử lịch sử của Đại hội Đại biểu lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Họ cho rằng, Đại hội lần thứ nhất đã mở đường cho một loạt sai lầm của Đảng ta
sau này, các cao trào cách mạng, khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm
1945 hay đánh Mỹ sau này là một loạt sai lẫm đãn đến nhân dân ta chịu nhiều
mất mát. Mà mở điểm cho những sai lầm đó là từ Đại hội lần thứ nhất. Họ lập
luận rằng, không tiến hành chiến tranh, không phải đổ máu, chúng ta cũng có thể
giành được độc lập như Ấn Độ, hoặc họ cho rằng xu thế của thời đại sẽ không
cho một dân tộc này cai trị một dân tộc khác, chúng ta sẽ được “trao trả” độc
lập.
Nhưng sự thật lịch sử chứng minh, dù họ khơng hiểu hay cố tình phủ nhận
lịch sử với mục đích chính trị đen tối thì cũng là sự xúc phạm tới sự hy sinh cao

cả của hàng triệu người con đất Việt đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Đắng cay hơn, những quan điểm này cịn là sự phủ nhận cả truyền thống văn
hố giữ nước đã được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc ta, truyền
thống đó được nâng lên một tầm cao mới ở thời đại Hồ Chí Minh là: “Không,
chúng ta thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm
nô lệ”. Trên thực tế, sự hy sinh xương máu khơng thể tính bằng tiền của hơn 1
triệu 100 nghìn liệt sĩ, 600 nghìn thương binh trong hai cuộc chiến tranh ấy đã
góp phần quan trọng làm sụp đổ cả chủ nghĩa thực dân mới lẫn chủ nghĩa thực
dân mới, đã cổ vũ và góp phần quan trọng cho phong trào giải phóng dân tộc
trên thế giới, đó là điều mà khơng ai, khơng bao giờ có thể phủ nhận được.
Sự thật cũng chỉ ra Đại hội Đại biểu lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông
Dương đã mở đường về tổ chức, đường lối cách mạng Việt Nam qua cao trào


7

1936-1939 và cuộc vận động 1939-1945 dẫn đến cuộc cách mạng tháng Tám
thành công.
Hơn 46 năm qua kể từ khi giải phóng 1975, với đường lối đổi mới giương
cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhân dân Việt Nam dưới sự
lãnh đạo của Đảng đã giành được thành tựu to lớn và quan trọng: tăng trưởng
kinh tế nhanh và ổn định, đời sống nhân dân nâng cao, chính trị ổn định, quan hệ
đối ngoại mở rộng, vị thế Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc
tế (đặc biệt khi chúng ta trở thành thành viên của WTO)... Đó là thực tế thế giới
cơng nhận, cũng là điều chứng minh cho sự đúng đắn của con đường chúng ta đã
chọn, là lý do giải thích vì sao Đảng ta kiên định với đường lối độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội đã được Nguyễn Ái Quốc và Đảng ta lựa chọn từ những
năm đầu của thế kỷ XX.
Thế giới đang bước vào những năm đầu của một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên
của toàn cầu hoá, hội nhập với nhiều biến động to lớn. Việc chúng ta là hội viên

của ASEAN, AFTA, gia nhập WTO, là phù hợp với xu thế của thời đại và cũng
tạo ra nhiều cơ hội và thách thức, thuận lợi và khó khăn, trong đó có cả nguy cơ
mất độc lập dân tộc. Cho dù thế giới có hội nhập, hợp tác đến mức nào thì thực tế
vẫn là sự tranh đua quyết liệt về lợi ích kinh tế, chính trị của mỗi quốc gia, dân
tộc. Các cuộc đấu tranh dân tộc, giai cấp vẫn diễn ra gay go, quyết liệt với những
nội dung và hình thức mới. Bởi vậy, kiên trì với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội vẫn là nguyên tắc chiến lược bất biến của cách mạng Việt Nam.
Chúng ta không được và không bao giờ được mơ hồ, mất cảnh giác, ngộ nhận với
những luận điệu sai trái đến chừng nào tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
Trải qua thực tiễn hơn 91 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân ta
đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử đưa cách mạng Việt Nam
không ngừng phát triển đi lên hồ mình vào quỹ đạo chung của cách mạng thế
giới. Những thành tựu mà nhân dân ta đạt được mà nhân dân ta đạt được đều bắt
nguồn từ đường lối lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng. Để có được đường lối
đúng đắn đó là do Đảng ta đã vận dụng đúng đắn, sáng tạo những quan điểm, tư
tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cụ thể


8

của cách mạng Việt Nam kịp thời đề ra đường lối lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp với
từng giai đoạn, thời kỳ cách mạng. Đặc biệt trong cách mạng dân tộc, dân chủ
nhân dân với tư duy đúng đắn, sáng tạo, Đảng ta đã giải quyết đúng đắn mối
quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xác
định là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta. Do đó Đảng
đã lãnh đạo nhân dân ta nhanh chóng hồn thành cuộc cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân và tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân ta giành thắng lợi to lớn có
ý nghĩa lịch sử trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt sự nghiệp
đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá nước ta hiện nay những thành
tựu đạt được; hơn bao giờ hết ln khẳng định vai trị to lớn của Đảng- đội tiền

phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành cho lợi ích và quyền lợi của
giai cấp cơng nhân và tồn thể dân tộc Việt Nam, nhân tố cơ bản hàng đầu bảm
đảm quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Vấn đề dân tộc và giai cấp, giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội từ
Đại hội Đại biểu lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương luôn là sợi chỉ đỏ
xun suốt trong tồn bộ tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Quá
trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng Việt Nam, là quá trình Đảng
ta luôn đứng vững trên lập trường quan điểm của giai cấp công nhân giải quyết
một cách đúng đắn, sáng tạo vấn đề dân tộc và giai cấp, độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội đưa sự nghiệp cách mạng nước ta vượt qua bao khó khăn thử thách
và cuối cùng đi đến thắng lợi hoàn toàn trong giai đoạn cách mạng dân tộc, dân
chủ nhân dân cũng như trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hố
hiện nay.
3.1. Trách nhiệm của bản thân
Trên cương vị công tác, tuyên truyền, giáo dục lịch sử dân tộc, địa
phương, đặc biệt là Đại hội Đại biểu lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đơng
Dương góp phần nâng cao kiến thức cho cán bộ, đảng viên và người dân về
truyền thống dân tộc, địa phương; giúp mọi người hiểu đầy đủ hơn về nơi họ đã
sinh ra, lớn lên và sẽ gắn bó cả cuộc đời… để từ đó họ bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc; gợi lên niềm tự hào; bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước; yêu chuộng


9

hịa bình, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; hình thành ý thức trách
nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử của
địa phương. Đó là nguồn kiến thức vô cùng quan trọng, một phương tiện trực
quan quý giá giúp hình thành nhân cách, lý tưởng sống cho thế hệ trẻ hiện nay
và mai sau.
Trên cương vị công tác không ngừng nỗ lực, tiếp tục học tập, nghiên cứu

lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường
lối của Đảng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội,
nâng cao nhận thức, nhất là trong công tác Xây dựng Đảng, gắn với học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, qua đó để thường xuyên
rèn luyện đạo đức cách mạng, xây dựng cho mình bản lĩnh chính trị vững vàng,
khả năng miễn nhiễm với những luồng thông tin độc hại, đúng như tư tưởng của
Bác về đạo đức cách mạng là: “Nhận rõ phải trái, giữ vững lập trường, tận trung
với nước, tận hiếu với dân”. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ bản thân
trên cương vị công tác.
Là một người đảng viên, bản thân tôi luôn nhận thức sâu sắc mục tiêu, lý
tưởng cao cả mà Đảng cộng sản Việt Nam trong suốt quá trình lãnh đạo cách
mạng Việt Nam đã thực hiện. Tôi tự hào được đứng trong hàng ngũ của Đảng và
luôn kiên định với con đường mà Đảng, Bác Hồ cũng như cả nhân dân ta đã lựa
chọn. Con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Từ đó, bản thân ln xác
định phải tích cực học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, quán triệt sâu kỹ
đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Là người đảng viên
cũng đồng nghĩa với người cộng sản, bản thân tôi luôn tâm niệm phải dấn thân
vào công việc, lấy mục tiêu lý tưởng của Đảng, lấy mục tiêu nhiệm vụ của đơn
vị mình cơng tác là động lực phấn đấu của cá nhân, bên cạnh đó, cần phải sâu
sát nắm bình tình hình của quần chúng trong nhà trường, kịp thời uốn nắn, tuyên
truyền giáo dục, để mọi chỉ tiêu, biện pháp, nghị quyết của các cấp ủy Đảng đi
vào cuộc sống.
Trên cương vị là người giáo viên và cũng đảm nhiệm vai trị là chủ tịch
cơng đồn nhà trường. Bản thân tôi luôn xác định phải gắn bó, tâm huyết với


10

nghề,. Tơi ln tun truyền đến gia đình, đồng nghiệp cảnh giác với những
luận điểm sai trái của các thế lực thù địch. Không tin tưởng vào những thông tin

chưa được kiểm chứng trên mạng internet. Đối với cương vị đoàn thể trong nhà
trường: Quan tâm đến tư tưởng hoàn cảnh của giáo viên Cơng đồn viên, tạo
điều kiện khuyến khích Cơng đồn viên phát huy dân chủ trong nhà trường, tạo
mối đoàn kết trong cán bộ, giáo viên, thăm hỏi giúp đỡ và kêu gọi giúp đỡ nhau
trong cuộc sống cũng như trong công tác. Tổ chức tuyên truyền phản bác những
luận điểm sai trái chống phá Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước vào
những cuộc họp, những dịp sinh hoạt chào mừng những ngày lễ lớn. Xây dựng
cơ quan văn minh, an toàn, sạch đẹp.
Đối với học sinh: Tơi xác định cần tích cực lồng ghép tư tưởng Hồ Chí
Minh, lịng u nước vào nội dung bài học phù hợp để các em học tập. Giáo dục
các em biết yêu tổ quốc, yêu thiên nhiên, yêu bạn bè thầy cô, chăm chỉ học tập
tốt, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. ln động viên khuyến khích nêu gương
kịp thời để các em phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ.
KẾT LUẬN
Từ khi thành lập đến nay, suốt hơn 91 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam
đã lãnh đạo nhân dân vượt qua mn vàn khó khăn, thử thách để đạt được
những thành quả cách mạng to lớn. Đó là thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ xâm lược và đặc biệt nhất là những thành công to lớn
của 35 đổi mới đất nước. Thực tế phát triển đất nước qua hơn 35 năm đổi mới đã
cho thấy, Việt Nam từ một đất nước nghèo nàn, có cơ sở vật chất - kỹ thuật, kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội lạc hậu, trình độ thấp, đến nay, Việt Nam đã và đang
vươn mình lên, chưa bao giờ nước ta có cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế
như ngày hơm nay. Sau 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, thế và lực của
nước ta được nâng lên tầm cao mới. Đúng như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng khái quát: “Từ một nước nhỏ bé, nghèo nàn, lạc hậu, hầu như khơng
có tên trên bản đồ thế giới, ngày nay Việt Nam đã vươn lên trở thành một nước
có quy mơ dân số gần 100 triệu người, đang phát triển, có quan hệ với hầu hết
các nước trên thế giới, tham gia hầu hết các tổ chức quốc tế và là thành viên, đối
tác tin cậy và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”. Đây cũng là cơ sở để cả



11

dân tộc xác định tầm nhìn và định hướng phát triển. Đến năm 2025 là nước đang
phát triền, có cơng nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức trung bình thấp.
Đến năm 2030 là nước đang phát triền, có cơng nghiệp hiện đại, thu nhập trung
bình cao. Đến năm 2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao. Như Nghị
quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra.



×