Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu luận môn xây dựng đảng phân tích những giải pháp nhằm đấu tranh ngăn chặn những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội hiện nay (24)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.4 KB, 13 trang )

Đề bài:
Anh/ chị hãy đề xuất và phân tích những giải pháp nhằm đấu tranh ngăn
chặn những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội hiện nay. Liên hệ với
thực tiễn.

Bài làm
Tại Việt Nam, sự phát triển nhanh chóng của các trang mạng xã hội là
khơng thể phủ nhận. Mạng xã hội đã góp phần khơng nhỏ tạo ra một “xã hội ảo”
- không kém chân thật và đa khía cạnh như xã hội mà chúng ta đang sống. Tại
“xã hội ảo” này, có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực. Vì thế, tất nhiên, việc tồn
tại những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội là điều không thể tránh
khỏi.
Nhằm giải quyết yêu cầu đề bài, bài làm dưới đây sẽ có 3 phần, bao gồm:
mạng xã hội và thực trạng sử dụng mạng xã hội hiện nay tại Việt Nam; đối
tượng thù địch và cách chúng sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền những quan
điểm sai trái; đề xuất và phân tích giải pháp nhằm đấu tranh ngăn chặn những
quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội hiện nay.
1.

Mạng xã hội và thực trạng sử dụng mạng xã hội hiện nay tại

Việt Nam
Mạng xã hội (Social Network) là một ứng dụng hoặc một
website giúp kết nối mọi người ở bất cứ đâu, bất kỳ thời điểm nào thông qua
dịch vụ internet. Ở đó, người dùng có thể chia sẻ những sở thích và trao đổi
những thơng tin cần thiết với nhau. Những người sử dụng mạng xã hội còn
được gọi là “cư dân mạng”.
Theo một khảo sát từ We are social vào năm 2019, tại Việt Nam, có tới 6
triệu người dùng mạng xã hội, tức là chiếm tới gần 70% dân số nước ta. Với số
lượng lớn những người dùng như vậy, số lượng các mạng xã hội tại nước ta



cũng đa dạng không kém: Facebook, Youtube, Facebook Messenger, Instagram,
Twitter, What App,... Các mạng xã hội này đa dạng về hình thức sử dụng như:
đăng tải thơng tin, chia sẻ video, nhắn tin, gọi điện video call, livestream,...
Mạng xã hội vừa có mặt tích cực và tiêu cực. Ngồi việc là
khơng gian kết nối những người có cùng sở thích lành mạnh, chia sẻ những
thơng tin tích cực và thú vị, thì mạng xã hội cịn tồn tại những nhược điểm để
đối tượng xấu dễ dàng lợi dụng nhằm thực hiện mục đích của mình. Tại “xã hội
ảo” mà mạng xã hội tạo ra, thơng tin bùng nổ và khó kiểm soát, nguồn phát tán
đa dạng và dễ lan tỏa, chính sách bảo mật kém và nhiều lỗ hổng, danh tính
người dùng khơng được xác nhận, cư dân mạng thì rất dễ bị cuốn theo những
thông tin sai lệch trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, chính vì mạng xã hội có hai mặt như vậy, nên khi thế lực thù
địch lợi dụng những lỗ hổng, thì Đảng và chính phủ ta có thể tận dụng những
mặt tích cực để kết nối với nhân dân, giúp cho quá trình đấu tranh hiệu quả, sát
sao và có hệ thống hơn.
2.

Đối tượng thù địch và cách chúng sử dụng mạng xã hội để

tuyên truyền những quan điểm sai trái
Những đối tượng thù địch vẫn luôn tồn tại từ khi Đảng Cộng sản
Việt Nam ra đời. Về bản chất, thế lực này có những tư tưởng trái với nền tảng tư
tưởng; quan điểm, chủ trương của Đảng; trái với chính sách, pháp luật của Nhà
nước Việt Nam; trái với tình hình thực tiễn cách mạng, đời sống chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại ở Việt Nam. Ngay từ
trước khi có mạng xã hội, chúng đã đi tuyên truyền những quan điểm sai lệch
trong nhân dân, xuyên tạc bơi nhọ danh dự, uy tín cán bộ, tung tin đồn thất
thiệt,... Mạng xã hội ngày càng phát triển là lúc mà những thủ đoạn chống phá
của chúng càng tinh vi và lan rộng hơn.

Như đã nói ở phần 1, mạng xã hội tại Việt Nam còn tồn tại rất
nhiều nhược điểm. Chính những nhược điểm này là cơ sở để đối tượng thù địch


lợi dụng và thực hiện hành vi sai trái của mình. Có vơ vàn những cách chúng có
thể sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền quan điểm của mình. Có thể kể đến
như sau:
Thứ nhất, chúng tạo lập các trang (fanpage), blog trên các mạng
xã hội như Facebook hay diễn đàn của người Việt và thường xuyên đăng tải các
bài viết, chia sẻ các video với những lập luận man trá, cổ súy cho tư tưởng trái
chiều. Khơng khó để kể đến một vài cái tên như “Việt tân”, “Tạp chí sự thật”,
“Triết học đường phố”, “Cafe Ku Búa”,... Những bài viết này thu hút lượng
người truy cập và tương tác rất lớn, giúp chúng đạt được mục đích lan truyền
thông tin.
Thứ hai, thế lực thù địch tạo lập các tài khoản giả mạo của
những lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước nhằm tạo dựng lòng tin với cư
dân mạng. Tiếp đó, chúng sẽ tung tin bịa đặt gây hoang mang và nghi ngờ trong
nhân dân, kêu gọi người dân thực hiện những hành vi biểu tình, tụ tập trái pháp
luật.
Thứ ba, chúng dễ dàng kêu gọi biểu tình trên khơng gian mạng
xã hội do lợi dụng tâm lý đám đơng. Một ví dụ khơng thể điển hình hơn khi
nước cơng bố Luật an ninh mạng và Luật đặc khu. Chúng dùng các tài khoản
giả mạo, treo biểu ngữ chống lại hai luật này, kêu gọi chia sẻ rộng rãi sự phản
đối. Với tâm lý a dua, không biết bao nhiêu “cư dân mạng” tin theo mà phản đối
cật lực dù bản thân chưa bao giờ đọc thông tin nào về hai luật này.
Thứ tư, dùng thơ ca và âm nhạc để cài cắm những tư tưởng chống phá.
Những bài hát, bài thơ thường đi theo xu hướng âm nhạc thị trường để phù hợp
với giới trẻ, sau đó chúng đăng tải trên kênh Youtube và Spotify, đặt tiêu đề thu
hút sự quan tâm của công chúng.
Những hành vi này vẫn luôn không ngừng gia tăng trên mạng xã hội, địi

hỏi chúng ta cần có những biện pháp thiết thực và ngay lập tức để ngăn chặn lại.


3.

Đề xuất và phân tích giải pháp nhằm đấu tranh ngăn chặn

những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội hiện nay.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch, Bộ Chính trị đã
ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 về “Tăng cường bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù
địch trong tình hình mới”. Nghị quyết có ghi rõ về các biện pháp đấu tranh như
sau:
“Thứ nhất, tập trung đổi mới để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác
giáo dục chính trị tư tưởng.
Thứ hai, đổi mới nội dung, phương thức nâng cao chất lượng và hiệu quả
tuyên truyền về Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Thứ ba, phát huy vai trò của báo chí truyền thơng
Thứ tư, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát và tổ
chức thực hiện kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, đảng viên chấp hành cương
lĩnh, điều lệ, nghị quyết, quy định của Đảng và kiên quyết xử lý kịp thời,
nghiêm minh đối với sai phạm.
Thứ năm, siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong Ðảng. Các cấp ủy và tổ chức
đảng, mọi cán bộ, đảng viên phải chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngơn; nghiêm
cấm để lộ bí mật của Ðảng, Nhà nước, lan truyền những thông tin sai lệch hoặc
tán phát những đơn thư nặc danh, mạo danh có nội dung xấu, xuyên tạc, vu
khống, kích động.
Thứ sáu, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý và sử dụng

internet và mạng xã hội, trong đó chú trọng xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật.”
Với tư cách là một trường Đảng, Học viện Báo chí và tun
truyền cũng đã nhanh chóng và tích cực tham gia vào quá trình thực hiện Nghị
quyết của Đảng. Vào ngày 6/11/2019, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên


truyền tổ chức Hội thảo khoa học “Nghiên cứu định hướng, giải pháp bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù
địch trên mạng xã hội”. Hội thảo đã làm rõ thực trạng việc thế lực thù địch lợi
dụng mạng xã hội để tuyên truyền quan điểm sai trái, làm rõ những ưu điểm và
nhược điểm, những thành tựu và hạn chế của quá trình áp dụng những định
hướng, giải pháp đấu tranh, từ đó rút kinh nghiệm và đưa ra những giải pháp
mới nhằm giúp q trình đấu tranh có hiệu quả hơn. Ngoài ra, hội thảo đặc biệt
nhấn mạnh việc mỗi chúng ta cần phải cực kỳ cảnh giác với những thông tin
trên mạng xã hội.
Nhận thức rõ bản thân là một sinh viên của Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, cá nhân tôi cũng muốn đề xuất một vài giải pháp nhằm đấu tranh
những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội như sau:
Giải pháp khách quan:
a.

Phát huy vai trị của báo chí nhằm tăng cường tun truyền,

giúp cộng đồng mạng nhận diện rõ bản chất của các quan điểm sai trái, thù
địch, từ đó nâng cao nhận thức, đủ sức “đề kháng” trước những quan điểm
này.
Mỗi khi Đảng ta sắp bắt đầu Đại hội hay chuẩn bị ban hành chủ
trương, chính sách nào đó, các thế lực thù địch lại ráo riết bới lơng tìm vết, tung
các thơng tin độc để chia rẽ lịng tin của nhân dân với Đảng. Những thông tin

tràn lan trên mạng xã hội và rất khó kiểm sốt đâu là tin thật, đâu là tin giả.
Chính vì thế, vai trị của báo chí những thời điểm này sẽ cần được phát huy hơn
bao giờ hết.
Báo truyền hình, đại biểu là kênh truyền hình quốc gia VTV, là kênh
thơng tin chính thống của quốc gia. Với lợi thế là kênh truyền hình thu hút
lượng cơng dân xem rất lớn, cần phải có những dịng thơng tin chủ đạo, đúng
đắn và phân biệt những thơng tin sai lệch để người dân có thể nhận thức được.
Ngồi ra, báo in, báo điện tử chính thống cũng có nhiệm vụ quan trọng trong


việc phân tích, làm rõ, bác bỏ những quan điểm sai trái, đính chính những tin
giả sao cho mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân - với tư cách cư dân mạng có
thể nhận thức, nhận diện thơng tin xấu độc, hiểu rõ thế nào là quan điểm sai trái,
thế nào là quan điểm thù địch. Khi đã nhận thức đúng - sai của thông tin xấu độc, sai trái, thù địch thì mỗi cơng dân mạng sẽ có nhãn quan chính trị, tự giác
phịng chống và chủ động đấu tranh, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch.
Nếu mạng xã hội đã là một không gian náo loạn và lẫn lộn thật giả khó
phân biệt, thì báo chí thực sự phải là kênh khách quan và trung thực với những
thơng tin chính thống để có thể giúp người dân thanh lọc thông tin.
Sau khi đã giúp quần chúng nhân dân nhận diện và phân biệt những quan
điểm, tư tưởng chống phá, báo chí có thể tiếp tục thể hiện vai trị của mình trong
việc tăng cường các chun trang, chun mục, đa dạng hố các hình thức nhằm
cung cấp thường xun cho cơng chúng một cách có hệ thống thơng tin chính
thống về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách
của Đảng và pháp luật của Nhà nước, những thành tựu toàn diện của đất nước
dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ đó, hệ thống báo chí góp phần nâng cao nhận
thức của người dân về Đảng và nhà nước. Thật vậy, người ta chỉ bị lung lay khi
chưa thực sự hiểu rõ về một sự việc hay một vấn đề. Bằng cách giúp cho toàn
Ðảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những
nội dung cơ bản và giá trị to lớn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí

Minh và áp dụng nó vào đời sống xã hội, những nội dung thù địch sẽ khó để tác
động đến cơng dân.
Có thể nói, khơng gì quan trọng hơn việc mỗi người dân đều có “sức đề
kháng” trước những thơng tin xấu độc, có quan điểm chính trị vững vàng,
khơng dễ bị lung lay trước sự lợi dụng của kẻ xấu. Từ đó, ta mới hy vọng đến


việc, mỗi cơng dân có thể dùng quan điểm của mình để bác bỏ, chống lại những
quan điểm xấu xa, chống phá.
b.

Tham gia vào nền tảng mạng xã hội, tạo lập kênh thơng tin

chính thống của chính phủ và tích cực kết nối với nhân dân.
Trước nay, Chính phủ Việt Nam đã có các kênh thơng tin trên
các trang mạng xã hội để đưa các thơng tin chính thống đến người dân một cách
nhanh chóng. Tuy nhiên, những kênh này chưa nhận được sự tiếp nhận tích cực
từ cơng chúng. Mạng xã hội có mặt tích cực và tiêu cực. Đối tượng xấu lợi dụng
những mặt tiêu cực để truyền bá những quan điểm sai trái, tạo những tài khoản
giả mạo các cán bộ như chủ tịch nước, thủ tướng để gây hoang mang trong nhân
dân. Vậy, chẳng có lý do gì, chính phủ ta khơng tận dụng mạng xã hội để đưa
những thơng tin chính thơng đến cơng dân, để những chính sách, nghị quyết
khơng chỉ là những con chữ im lìm trên trang giấy mà đến với nhân dân theo
cách gần gũi và dễ hiểu nhất.
Bản chất của mạng xã hội là kết nối người với người, tại sao chính phủ ta
khơng dùng mạng xã hội như một công cụ để kết nối với nhân dân? Tại thời
điểm hiện tại, có thể thấy, chính phủ ta đã và đang làm truyền thơng mạng xã
hội rất tốt. Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp,
fanpage Thơng tin chính phủ trên Facebook hoạt động liên tục 24/7 nhằm
đưa những thơng tin nhanh, mới và chính xác nhất đến với người dân. Không

những thế, thông qua mạng xã hội, có thể nhận thấy sự quan tâm của chính phủ
đến người dân như thế nào. Ngồi ra, những video truyền thông như Ghen Cô
Vy trên Youtube, chiến dịch Ở nhà vẫn vui trên TikTok cũng góp phần khơng
nhỏ làn rộng thơng tin và chính sách, giúp nó gần gũi với người dân hơn.
Bản thân tôi cũng là một cư dân mạng và tiếp nhận đủ những loại thông
tin trên mạng xã hội. Tôi đã nhận thấy rất nhiều những phản hồi tích cực từ các
cơng dân trên mạng xã hội: họ chia sẻ nguồn tin chính thống từ trang Thông tin


chính phủ, họ bình luận nhiệt tình về sự tin tưởng của mình vào Đảng và nhà
nước, đội ngũ quân nhân và cán bộ y tế, họ chia sẻ rằng những nguyện vọng của
mình đang được chính phủ lắng nghe,... Những điều như vậy cịn khơng phải là
do sự kết nối giữa Chính phủ và người dân, thơng qua mạng xã hội mà bền chặt
hơn hay sao? Chẳng phải không có căn cứ mà người Việt Nam dành sự tin
tưởng lớn nhất cho chính phủ về các hoạt động phịng chống dịch bệnh. Khi
người dân Việt có niềm tin vào Đảng, nhà nước, thì những lời thù địch, xấu xa
chẳng có lý gì có thể tồn tại và lơi kéo dân mình.
Rõ ràng những hoạt động truyền thơng trên mạng xã hội của chính phủ
đang đạt được những hiệu quả nhất định và cần được tiếp tục phát huy hơn nữa
trong tương lai.
c.

Các cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, Ủy ban

Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường sự phối hợp
trong đấu tranh phòng chống những quan điểm thù địch.
Xây dựng, tổ chức lực lượng, đa dạng hóa phương thức đấu tranh, phản
bác các quan điểm sai trái, thù địch, thông tin xấu độc trên Internet, mạng xã
hội, đảm bảo tính chiến đấu kịp thời và hiệu quả sâu rộng. Chỉ đạo các cơ quan,
đơn vị tiếp tục tạo lập các trang facebook, fanpage… để đăng tải, chia sẻ những

thông tin tích cực về hoạt động phát triển kinh tế - xã hội; quốc phịng - an ninh;
hình ảnh đất và người, danh lam thắng cảnh, tiềm năng thế mạnh của địa
phương, đơn vị; những tấm gương điển hình, tiên tiến, những bông hoa đẹp,
nghĩa cử, hành động cao đẹp... tạo sức lan tỏa “làm theo” trong đời sống xã hội.
d.

Tăng cường công tác siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong Đảng,

kỷ luật phát ngơn dưới mọi hình thức. Mặt khác, cũng cần nghiên cứu một
cách có hệ thống những luận điểm sai trái, thù địch để xác định đúng đối
tượng, nội dung, giải pháp, đấu tranh, phản bác sắc bén có cơ sở lý luận,
thực tiễn đảm bảo tính thuyết phục cao.


Thế lực thù địch thường nhắm vào những phát ngôn, những
chính sách của Đảng, của bán bộ để bới lơng tìm vết và đưa ra những lập luận
phản bác, những luận điệu chống phá. Chính vì vậy, Đảng ta cần tăng cường
công tác siết chặt kỷ cương, kỷ luật phát ngơn sao cho những thơng tin đưa ra
mang tính thuyết phục và đúng đắn. Ngoài ra, cần xây dựng cơ sở lý luận sắc
bén để có thể xác định đối tượng, đưa ra giải pháp đấu tranh, phản bác ngay lập
tức và đầy thuyết phục với những luồng tin sai trái.
Ngồi ra, cần có quy định cụ thể về việc những cấp nào, tổ chức nào, cá
nhân nào được sử dụng Internet phục vụ mục đích của cơng việc chun mơn;
xây dựng quy chế sử dụng Internet; có sự giám sát theo dõi chặt chẽ của cơ
quan an ninh mạng của quốc gia. Từ đó, mới khơng xảy ra trường hợp các cán
bộ này của cơ quan này đăng tải những bí mật của đơn vị cơng tác, tạo cơ hội để
đối tượng thù địch có thể lợi dụng khai thác và bình luận bịa đặt, xun tạc.
Chỉ có vậy, ta mới có thể làm chủ thơng tin phát ngơn và giúp người dân
bớt hoang mang, lo lắng.
e.


Thực hiện có hiệu quả các giải pháp công nghệ, tiếp thu kinh

nghiệm nước ngồi, xử lý nghiêm các vi phạm trên khơng gian mạng
Mạng xã hội mang bản chất “không biên giới”, vì thế nó là thách
thức khơng nhỏ cho các nhà quản lý. Một số quốc gia đã dựng lên các “biên giới
ảo” trên nền Internet để kiểm soát “lãnh thổ” của mình. Với chúng ta, song hành
cùng các giải pháp tăng cường đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái,
phản động của các thế lực thù địch trên không gian mạng, thì cần đẩy mạnh
thực hiện các giải pháp công nghệ, như: bảo vệ tốt thông tin cá nhân; kỹ thuật
phát tán thông tin trên không gian mạng; kỹ thuật phân tích điều tra, ngăn chặn,
bóc gỡ, khóa tài khoản của đối phương… Chúng ta cần phát triển đội ngũ có
chun mơn cao về cơng nghệ thơng tin để nhanh chóng, kịp thời phát hiện
những nội dung sai trái, thù địch và những thủ đoạn tinh vi trên mạng xã hội để
ngăn chặn và xử lý. Lực lượng này cần có sự chỉ huy và lãnh đạo của các cán bộ
Đảng, được trang bị phương tiện và định hướng đấu tranh...; định kỳ tổ chức


sinh hoạt, trao đổi nội dung, hình thức đấu tranh, phát huy kinh nghiệm hay,
khắc phục hạn chế.
Ngoài ra, chúng ta cần đa dạng hóa các hình thức, biện pháp đấu tranh
phịng, chống các quan điểm sai trái trên khơng gian mạng; kết hợp chặt chẽ
giữa nhiệm vụ tuyên truyền với nhiệm vụ đấu tranh trên không gian mạng để
đạt được hiểu quả.
Giải pháp chủ quan:
a.

Nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị của bản thân trước

thực trạng phát tán những quan điểm sai trái thù địch trên không gian

mạng xã hội
Cơng việc đấu tranh phịng chống những quan điểm sai trái của
thế lực thù địch mà là nhiệm vụ của mỗi cơng dân. Như đã phân tích ở phần 2,
đối tượng thù địch hiện nay đang nhắm tới rất nhiều người trẻ nhằm thực hiện
âm mưu lôi kéo, đồng hóa với những luận điệu xảo trá. Là một công dân của
thời đại mới, mỗi cá nhân như chúng ta cần tự nâng cao nhận thức của bản thân
mình. Chúng ta cần tự xây dựng cho mình một nền tảng quan điểm chính trị
vững vàng, lắng nghe những thơng tin chính thống. Với sinh viên Học viện Báo
chí tuyên truyền, mỗi khi thế lực chống phá có phát tán những thông tin tiêu cực
và xuyên tạc trên mạng xã hội (điển hình như vụ việc chúng phát tán thơng tin
Tổng bí thư, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lâm bệnh nặng), sinh viên lại có
cơ hội được tiếp cận với thơng tin đính chính từ đội ngũ giảng viên, cũng là
những cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng để không hoang mang, nghi ngờ.
Bản thân mỗi chúng ta đều là một nguồn phát thơng tin, vì vậy, hãy luôn
tỉnh táo để phát đi những thông tin đúng đắn, khách quan và trung thực.
b.

Sử dụng mạng xã hội một cách tích cực, tiếp cận thơng tin có

chọn lọc, kiểm chứng.
Có thể thấy, cách mỗi người sử dụng mạng xã hội như thế nào
ảnh hưởng rất quan trọng đến việc các thế lực thù địch có thể ảnh hưởng đến ta


hay không. Chúng ta cần là những người dùng mạng xã hội tích cực, khơng phát
ngơn và chia sẻ vơ tội vạ những thông tin chưa được kiểm chứng. Môi trường
mạng xã hội có trong lành hay khơng là phụ thuộc vào việc, mỗi cơng dân có ý
thức với những thơng tin mà mình phát ngơn trên mạng hay khơng.
Ngồi ra, chúng ta cần chủ động tiếp cận thông tin có chọn lọc và kiểm
chứng. Thơng tin trên mạng xã hội lẫn lộn thật giả, đúng sai. Các-mác đã từng

nói” Hãy biết hoài nghi tất cả”. Bản thân chúng ta hãy học cách nghi ngờ trước
những thơng tin mình nhận được để có thể tỉnh táo chọn lọc, tự mình kiểm
chứng xem thơng tin đó đúng hay sai. Hãy chọn theo dõi những trang thơng tin
chính thống như Thơng tin chính phủ, đọc các báo chính thống của các bộ ban
ngành để nắm bắt thơng tin chủ đạo nhanh chóng, từ đó tự tạo cho mình một
“hệ miễn dịch” với tin giả, tin chống phá.
Đừng để bị dắt mũi bởi dư luận, cũng đừng trở thành nhân tố của hiệu
ứng đám đơng. Để đến lúc ta nhận ra mình đã góp phần hùa theo ý kiến của lũ
phản động, tham gia vào một cuộc biểu tình ảo mới cảm thấy hối hận về sự
thiếu cảnh giác và thiếu tỉnh táo của mình.
c.

Học hỏi, cải thiện hiểu biết và kỹ năng sử dụng mạng xã hội

nói riêng cũng như cơng nghệ nói chung để tránh bị lợi dụng
Thủ đoạn của những kẻ thù địch ngày càng tinh vi hơn. Chúng dễ dàng
lợi dụng lỗ hổng bảo mật, sự tinh vi của công nghệ để qua mắt lực lượng chức
năng, ngấm ngầm kéo bè kết phải. Chính vì thế, là cơng dân thời đại số, khi mà
công nghệ đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật, mỗi
sinh viên chúng ta cần trau dồi hiểu biết về công nghệ.
Chúng ta cần biết sử dụng mạng xã hội ra sao để bảo vệ những thơng tin
cá nhân của mình và người thân không bị đối tượng thù địch lợi dụng. Cần biết
thuật toán của các trang mạng xã hội đang hoạt động như thế nào để bài trừ
những tin giả và ngăn chặn nó xuất hiện thường xuyên và liên tục tới mọi
người. Hơn thế, chính chúng ta có thể là những người hiểu biết chuyên sâu về
công nghệ thông tin, tham gia vào công tác triệt phá những đường dây thông tin


của thế lực thù địch, ngăn chặn chúng phát tán rộng rãi những quan điểm sai
lệch, những tư tưởng căm thù.

Đấu tranh trên mặt trận mạng xã hội là cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ
của mỗi chúng ta. Trong cuộc đấu tranh này, những người có hiểu biết, tri thức
thì mới có thể bảo vệ được mình.
d.

Tn thủ các quy định của Luật An ninh mạng, báo cáo

nhanh chóng, trung thực những hành vi thể hiện quan điểm sai trái, thù
địch trên mạng xã hội cho các cơ quan chức năng
Đối với những hành vi phạm tội, biết mà bao che, làm ngơ là một thái độ
vô cùng sai trái. Để cho công tác đấu tranh của Đảng và nhân dân hiệu quả hơn,
chúng ta cần giữ thái độ cứng rắn trước những thông tin thù địch. Nếu bắt gặp
những thơng tin chống phá Đảng, nhà nước hay bất kì một luận điệu nào có dấu
hiệu phản động, cần báo cáo ngay đến các cơ quan chức năng để được xử lý kịp
thời. Gặp một người trên mạng xã hội khơng giống như quen một người ở ngồi
đời, chúng ta khơng biết chính xác họ là ai, những thơng tin cá nhân họ đưa lên
mạng có thật hay là giả mạo, vì thế, báo cáo mau chóng là cách tốt nhất để các
đơn vị có chun mơn nhanh chóng xác lập danh tính đối tượng và xử lý trước
khi đối tượng trốn mất và tiếp tục truyền bá những tư tưởng sai trái đến cộng
đồng.
Kết lại, mạng xã hội đang và sẽ tiếp tục phát triển, những thế lực
thù địch cũng sẽ có những thủ đoạn ngày càng tinh vi nhằm phát tán những
quan điểm sai trái trong nhân dân. Chúng ta cần đồng hành cũng Đảng, nhà
nước, có niềm tin vào những chính sách của Đảng về đấu tranh phịng chống
những quan điểm thù địch. Ngồi ra, mỗi người hãy tự tạo cho mình “hệ miễn
dịch” trước những thơng tin giả và độc hại, những âm mưu lôi kéo ta vào các
hành vi xấu để làm một cư dân mạng văn mình, một cơng dân tỉnh tảo và hiểu
biết. Đây là một cuộc đấu tranh lâu dài, nhưng sẽ khơng khó khăn nếu mỗi cá



nhân thực sự là một phịng tuyến góp phần bài trừ thông tin sai lệch, chống phá
từ thế lực thù địch.



×