Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận môn xây dựng đảng phân tích những giải pháp nhằm đấu tranh ngăn chặn những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội hiện nay (21)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.57 KB, 14 trang )

Đề bài: Anh/ chị hãy đề xuất và phân tích những giải pháp nhằm đấu
tranh ngăn chặn những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội hiện
nay. Liên hệ với thực tiễn.

Bài làm:

Những năm gần đây, mạng xã hội (MXH) đã có bước phát triển mạnh
mẽ, tác động lớn đến đời sống xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới,
trong đó có Việt Nam. MXH đã trở thành một thuật ngữ phổ biến với những
tính năng đa dạng cho phép người dùng kết nối, chia sẻ, tiếp nhận thơng tin
một cách nhanh chóng, hiệu quả. Khơng thể phủ nhận vai trị tích cực của
MXH, song cũng phải nhận thấy, các thế lực thù địch và bọn tội phạm đã và
đang biến nó thành cơng cụ đắc lực cho các hoạt động phá hoại tư tưởng,
“diễn biến hịa bình” và các hoạt động phạm tội khác.
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, điện
tử, viễn thông; không gian mạng đã trở thành vùng “lãnh thổ đặc biệt” để các
quốc gia khai thác, phục vụ phát triển kinh tế; đồng thời, đảm bảo an ninh, giữ
vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ chủ quyền, lợi ích Quốc gia, dân tộc.
Đặc biệt, không gian mạng đã trở thành môi trường tác chiến thứ năm cùng
với môi trường trên bộ, trên không, trên biển, vũ trụ; làm thay đổi phương
thức tiến hành chiến tranh, tác động sâu sắc đến tình hình tư tưởng, quốc
phịng - an ninh, mơi trường hịa bình của mỗi quốc gia, khu vực và thế giới.
Nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, MXH là hệ thống thông tin cung cấp
cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng,
tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang
thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn, trị chuyện trực tuyến, chia sẻ âm thanh,
hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.


Nhìn từ góc độ văn hóa - xã hội, MXH là tập hợp các mối quan hệ giữa
các cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức trên mơi trường internet. Chính vì thế,


MXH có thể coi là một loại hình cộng đồng song mang tính chất ảo, trong đó
bao gồm nhiều cộng đồng trực tuyến khác nhau nhằm thỏa mãn các nhu cầu
về vật chất và tinh thần của con người. Một số cộng đồng như Facebook,
Youtube, Zalo… thu hút một số lượng lớn người tham gia, ngày càng đóng
vai trị quan trọng trong đời sống xã hội.
Tại Việt Nam, các MXH bắt đầu du nhập từ những năm 2000 dưới hình
thức các trang nhật ký điện tử (blog). Đến nay, có khoảng 270 MXH được cấp
giấy phép hoạt động với khoảng 35 triệu người dùng, chiếm 37% dân số.
Trong đó, có 70 triệu người Việt dùng Zalo, 59 triệu người dùng Facebook,
đứng thứ 7 trong Top 10 quốc gia sử dụng Facebook nhiều nhất và là một
trong 10 nước có số người dùng Youtube cao nhất thế giới; trong đó, sinh
viên, trí thức trẻ, thanh niên là lực lượng đơng đảo, thường xuyên nhất, với
khoảng trên 80% vào mạng mỗi ngày. Trung bình mỗi ngày người Việt Nam
vào MXH hơn 2 giờ. Đối tượng sử dụng mạng internet thường xuyên nhất là
nhóm lứa tuổi từ 15-40 tuổi. Nhóm đối tượng này chủ yếu là học sinh, sinh
viên và người lao động. Nhìn chung, họ là những người trẻ, có điều kiện tiếp
cận với máy tính và mạng internet, nhanh nhạy trong việc tiếp thu những tiến
bộ khoa học công nghệ cũng như những trào lưu mới trên thế giới.
Ngày nay, bất kỳ ai chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, một máy
tính bảng hay máy tính cá nhân có kết nối internet đều có thể tham gia vào
MXH. Với nội dung phong phú và cách thức sử dụng dễ dàng, mạng xã hội
mang lại rất nhiều tiện ích, nổi bật là:
MXH ngày càng góp phần quan trọng trong việc củng cố niềm tin của
quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và điều hành
của Chính phủ. Trong những năm qua, tình trạng quan liêu, cửa quyền, tham
nhũng, hách dịch tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương đã làm ảnh hưởng


nghiêm trọng đến uy tín của chính quyền, làm suy giảm niềm tin của nhân
dân đối với Đảng, Nhà nước. Vì vậy, việc xây dựng một chính quyền gần dân,

thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân dân là một trong những chủ trương
lớn của Đảng, Nhà nước ta. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học
công nghệ, vai trò của MXH đã và đang được các cơ quan, tổ chức nhà nước
sử dụng một cách có hiệu quả, giúp thu hẹp khoảng cách với người dân. Ví dụ
như tháng 10/2015, Chính phủ đã lập 02 tài khoản Facebook là “Thơng tin
Chính phủ” và “Diễn đàn Cạnh tranh quốc gia” với kỳ vọng giúp người dân
tiếp cận kịp thời các văn bản, quy phạm pháp luật mới ban hành, thơng tin
thời sự chính trị, kinh tế- xã hội, hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Việc này không chỉ đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân, khuyến khích
người dân đồng hành cùng chính phủ, góp phần thiết thực định hướng dư luận
trên MXH.
MXH góp phần tích cực vào sự phát triển nhận thức, tư duy và kỹ năng
sống của con người. MXH đang ngày càng trở thành nơi cung cấp tin tức,
kiến thức về tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chỉ với một vài thao tác
đơn giản, người dùng sẽ luôn nhận được những thông tin cập nhật kịp thời về
lĩnh vực, vấn đề mà mình quan tâm theo dõi. Qua đó giúp họ có thể nắm bắt
được các xu thế của đời sống phục vụ cho công việc và cuộc sống của mình.
Bên cạnh đó, trên MXH có nhiều trang dạy kỹ năng sống như ngoại ngữ, nấu
ăn, sửa chữa, giao tiếp, tâm lý, thể thao… giúp người dùng có những kỹ năng
cơ bản cần thiết trong cuộc sống hiện đại mà khơng cần đến lớp hay đóng học
phí.
MXH góp phần tích cực vào sự phát triển của văn hóa cộng đồng. Văn
hóa MXH là một bộ phận của văn hóa cộng đồng và có ảnh hưởng ngày càng
lớn đến văn hóa cộng đồng. Nhờ áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật,
MXH cho phép người dùng có thể kết nối, tương tác với bạn bè, gia đình,
cộng đồng ngày một thuận tiện hơn. Người dùng có thể dễ dàng chia sẻ tình


cảm, niềm vui, nỗi buồn… với cộng đồng. Sự tham gia của cá nhân vào các
công việc chung của cộng đồng cũng được thúc đẩy. Thực tế từ khi MXH

phát triển, việc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được thực hiện sinh
động hơn. Công tác xã hội như cứu trợ thiên tai, xóa đói giảm nghèo… có
nhiều khởi sắc. Nội lực của cộng đồng được phát huy hiệu quả hơn trong
công cuộc phát triển kinh tế- xã hội. Các hình thức kinh doanh online trên
MXH của cá nhân và doanh nghiệp ngày càng phát triển, mang tính chun
nghiệp.
MXH góp phần thúc đẩy q trình hội nhập quốc tế trên lĩnh vực văn
hóa của Việt Nam. Các MXH, nhất là MXH xuyên quốc gia như Facebook,
Youtube… đã tạo ra những cơ hội, khả năng tiếp xúc, giao lưu văn hóa, thúc
đẩy xích lại gần nhau, hiểu biết lẫn nhau giữa dân tộc ta với các dân tộc khác
trên thế giới. Thông qua MXH, thế giới biết đến Việt Nam hơn như một dân
tộc u chuộng hịa bình, tơn trọng công lý, năng động với một kho tàng các
giá trị văn hóa phong phú, đầy bản sắc.
Bên cạnh mặt tích cực, MXH cũng tồn tại khơng ít những yếu tố tiêu
cực, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xã hội, lợi ích cộng đồng và an ninh
trật tự, điển hình như:
MXH đã và đang trở thành cơng cụ hàng đầu để các thế lực thù địch lợi
dụng tiến hành phá hoại tư tưởng. Trong những năm qua, các thế lực thù địch,
phản động đã lập ra và sử dụng hàng ngàn trang MXH vào các hoạt động
tuyên truyền phá hoại tư tưởng. Chúng tập trung xuyên tạc, nói xấu chủ nghĩa
Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Hiện nay, nhiều trang MXH của bọn phản động trong- ngoài như
“Dân làm báo”, “Quan làm báo”… thường xuyên đăng tải những bài viết với
lời lẽ chống Đảng, chống chế độ một cách điên cuồng, mù quáng. Chúng
tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, lợi dụng
chiêu bài phản biện xã hội, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ môi


trường… để đăng tải những bài viết có thơng tin sai lệch, không được kiểm
chứng, suy diễn xuyên tạc, từ đó kết luận các chủ trương, chính sách đó là sai

lầm và địi xóa bỏ. Lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong triển khai các chính
sách phát triển kinh tế- xã hội của chính quyền các cấp, các vụ phức tạp như
Đồng Tâm (Hà Nội), ô nhiễm môi trường biển do Formosa gây ra ở các tỉnh
miền Trung, việc thảo luận dự luật đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt… để
kích động dư luận, hình thành tâm lý phản kháng, tư tưởng bất mãn, chống
đối, tiến tới kêu gọi biểu tình, bạo loạn lật đổ chế độ.
MXH làm gia tăng nguy cơ lộ lọt bí mật nhà nước. Trong số 35 triệu
người dân Việt Nam sử dụng MXH, có khơng ít người là cán bộ, đảng viên,
làm việc trong các cơ quan, đơn vị có liên quan đến bí mật nhà nước. Nhiều
người có thói quen thích chia sẻ thông tin về cuộc sống, công việc, hoạt động
của cơ quan, đơn vị lên MXH hoặc sử dụng MXH làm cơng cụ liên lạc, trao
đổi. Trong khi đó, hiểu biết về cơng tác bảo vệ bí mật nhà nước của một số
cán bộ, đảng viên chưa cao, trách nhiệm ý thức bảo mật chưa tốt, làm gia tăng
nguy cơ lộ lọt bí mật nhà nước. Lợi dụng các vụ lộ lọt bí mật nhà nước trên
internet, nhiều đối tượng đã đăng tải lại các tài liệu mật trên MXH, tạo diễn
đàn xun tạc, nói xấu chính quyền.
MXH tác động tiêu cực đối với sự phát triển văn hóa. MXH phát triển
làm gia tăng nguy cơ xói mịn bản sắc văn hóa dân tộc. Khi MXH phát triển
thì dịng chảy của những cuộc bá quyền, xâm lăng văn hóa trở nên mạnh mẽ
hơn về cường độ, mở rộng về quy mô, tác động đến hầu hết các cá nhân, nhất
là số người trẻ. Xuất hiện các trào lưu tuyên truyền, cổ vũ lối sống, các giá trị
phương Tây, như tôn thờ tự do cá nhân, lối sống thực dụng, văn hóa đồi trụy,
bạo lực… đi ngược lại truyền thống văn hóa dân tộc. Tình trạng nhiễu loạn
thơng tin, thật giả lẫn lộn trên MXH đang ở mức báo động, ảnh hưởng đến
các giá trị văn hóa tốt đẹp của cộng đồng. Hoạt động tung tin đồn, giật gân
câu “like” trên MXH ngày càng gia tăng, gây hoang mang trong dư luận. Một


số vụ việc trên MXH (như BOT giao thông) thu hút số lượng rất lớn người
quan tâm, theo dõi, hình thành tâm lý đám đơng, áp lực dư luận, có thể tạo ra

các giá trị lệch lạc hay khuynh hướng phức tạp trong văn hóa ứng xử.
MXH đang trở thành công cụ, môi trường “màu mỡ” để tội phạm lợi
dụng hoạt động. Với đặc tính ảo, MXH thường xuyên được các đối tượng
phạm tội về hình sự, kinh tế, ma túy lợi dụng để hoạt động với các thủ đoạn
như tạo tài khoản ảo để kết bạn, làm quen sau đó lừa đảo chiếm đoạt tiền, tài
sản; tiến hành đánh cắp mật khẩu, chiếm giữ quyền kiểm soát tài khoản trái
phép để thu thập các thông tin cá nhân, nhất là những thơng tin bí mật về tài
chính, từ đó tìm cách đánh cắp, trục lợi. Một số đối tượng cịn sử dụng MXH
làm cơng cụ liên lạc trong q trình mua bán, vận chuyển các loại hàng cấm,
ma túy, vũ khí, vật liệu nổ và các hoạt động phạm tội khác.
Từ những phân tích nêu trên, vấn đề đặt ra là đi đôi với việc phát triển
MXH cần phải có sự quản lý, định hướng của các cơ quan chức năng để
MXH thực sự có ích và mang lại hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, chủ động
phòng ngừa, ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch và các tác động xấu từ
MXH đến an ninh, trật tự hiện nay. Để đảm bảo yêu cầu trên, trong thời gian
tới, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, các cấp uỷ đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở tăng cường
triển khai tuyên truyền, thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận về công
tác đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; về chiến lược bảo vệ
Tổ quốc trên không gian mạng.
Thứ hai, các cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường sự phối hợp nghiêm
túc triển khai thực hiện Đề án số 03-ĐA/TU, ngày 18/10/2019 của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường đấu tranh phản bác các quan điểm sai
trái, thù địch, thông tin xấu độc trên Internet và mạng xã hội”. Xây dựng, tổ
chức lực lượng, đa dạng hóa phương thức đấu tranh, phản bác các quan điểm


sai trái, thù địch, thông tin xấu độc trên Internet, mạng xã hội, đảm bảo tính
chiến đấu kịp thời và hiệu quả sâu rộng. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tiếp tục

tạo lập các trang facebook, fanpage… để đăng tải, chia sẻ những thơng tin
tích cực về hoạt động phát triển kinh tế - xã hội; quốc phòng - an ninh; hình
ảnh đất và người, danh lam thắng cảnh, tiềm năng thế mạnh của địa phương,
đơn vị; những tấm gương điển hình, tiên tiến, những bơng hoa đẹp, nghĩa cử,
hành động cao đẹp... tạo sức lan tỏa “làm theo” trong đời sống xã hội.
Thứ ba, nắm bắt kịp thời tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong cán
bộ, đảng viên, quần chúng Nhân dân tại địa phương, cơ quan, đơn vị nơi mình
cơng tác, nhất là trên Internet và mạng xã hội. Khơng để kẻ địch lợi dụng,
móc nối, lôi kéo, ủng hộ, cổ súy, tán phát thông tin xấu, độc trên mạng xã hội.
Thực hiện nghiêm túc các quy định về cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ; cơng
tác bảo vệ bí mật nhà nước,... chủ động định hướng dư luận xã hội trước các
vấn đề nổi cộm, bức xúc, phát sinh, không để xảy ra các tình huống bị động,
bất ngờ.
Thứ tư, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân phải thường xuyên
nâng cao cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn mới của các thế lực thù
địch, phần tử phản động chống đối trên mạng Internet và mạng xã hội; nhất là
trước những vấn đề, sự kiện mà chúng lợi dụng xuyên tạc và nhận thức rõ
mức độ nguy hại, sự ảnh hưởng của các thông tin xấu, độc. Bản thân mỗi
người sử dụng phải Internet, mạng xã hội phải tự nâng cao hiểu biết pháp luật,
trang bị kỹ năng, không ngừng xây dựng khả năng tự vệ về tinh thần, không
tiếp tay hay vơ tình tiếp tay cho các hoạt động phá hoại hay các hoạt động
khác làm ảnh hưởng đến đường lối lãnh đạo của Đảng, đời sống văn hóa, tinh
thần của các tầng lớp nhân dân, môi trường thông tin trên địa bàn tỉnh.
Thứ năm, tuân thủ các quy định của Luật An ninh mạng cũng như các
giải pháp quản lý chặt chẽ thông tin trên Internet và mạng xã hội. Chủ động
phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm khi sử dụng mạng Internet, mạng xã


hội. Khi tiếp cận với các bài viết, các thông tin thiếu chuẩn xác với mục đích
phá hoại sự ổn định, kích động, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng,

chính sách, pháp luật của Nhà nước và địa phương, cơ quan, đơn vị phải thể
hiện rõ chính kiến bảo vệ chính nghĩa, lẽ phải, khơng a dua, có hành vi lệch
chuẩn về chính trị. Khơng tham gia chia sẻ, bình luận những thơng tin khơng
chính thống, có nội dung gây phương hại đến uy tín của tổ chức, danh dự,
nhân phẩm của cá nhân, nhất là thông tin được báo chí, mạng xã hội phản ánh
mà chưa được kiểm chứng, chưa có phát ngơn và kết luận chính thức từ cá
nhân liên quan hay tổ chức được giao trách nhiệm.
Thứ sáu, Đảng, Nhà nước chỉ đạo các ban ngành, đồn thể đẩy mạnh
cơng tác thơng tin, tun truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân và
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet nói chung, MXH nói riêng nhằm tạo
sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức chấp hành các quy định
của pháp luật khi cung cấp và sử dụng MXH.
Thứ bảy, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các ban,
ngành liên quan trong việc xây dựng và triển khai Đề án huy động cán bộ,
đảng viên tham gia đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc, quan điểm
sai trái của các thế lực thù địch trên MXH. Cần xác định việc đấu tranh, phản
bác là nhiệm vụ chính trị của mỗi đảng viên, huy động được sự tham gia đông
đảo của tồn bộ hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân, từng bước xây
dựng được thế trận lòng dân trên khơng gian mạng nhằm đấu tranh có hiệu
quả với hoạt động chống phá, “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch.
Thứ tám, lực lượng Công an đẩy mạnh công tác đấu tranh với các đối
tượng lợi dụng MXH xâm phạm an ninh trật tự; triển khai đồng bộ các biện
pháp công tác nghiệp vụ, quán triệt phương châm “an ninh chủ động”, kịp
thời phát hiện, tấn công, vô hiệu hóa các trang MXH của các đối tượng có
hành vi tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước. Tăng cường đấu tranh với
các loại tội phạm mạng, tội phạm sử dụng công nghệ cao, lợi dụng MXH để


hoạt động. Chủ động trao đổi thông tin, phối hợp với các cơ quan tuyên giáo,
ngoại giao, thông tin, truyền thông và các cơ quan khác trong việc thông tin

tuyên truyền về các vụ việc vi phạm của các đối tượng để kịp thời định hướng
dư luận, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, đấu tranh làm thất bại
các âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tự do ngôn
luận để can thiệp vào công việc nội bộ của ta.
Thực tế Việt Nam hiện nay cũng đã triển khai và thực hiện những giải
pháp mạnh tay nhằm ngăn chặn những quan điểm sai trái, thù địch trên mạng
xã hội. Cụ thể như sau:
Theo thông tin từ Bộ Công an, lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID19, các thế lực thù địch, phản động trong và ngồi nước đã phát tán trên
khơng gian mạng nhiều thông tin sai sự thật, xuyên tạc tình hình dịch bệnh và
cơng tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa
phương trong nỗ lực phịng chống dịch bệnh.
Bên cạnh đó, nhiều người lợi dụng tình hình dịch bệnh tung tin thất
thiệt hoặc đưa những thơng tin thiếu tính xác thực, chưa được kiểm chứng,
phỏng đoán theo quan điểm, nhận thức cá nhân nhằm câu view, câu like, gây
hoang mang trong dư luận xã hội. Theo thống kê của lực lượng công an, từ
khi xuất hiện dịch bệnh COVID-19 đến nay, trên khơng gian mạng đã có gần
300.000 tin, bài đăng trên các trang thông tin điện tử, blog, diễn đàn. Gần
600.000 tin, bài, video, clip liên quan đến dịch bệnh đã đăng trên mạng xã
hội. Trong đó có rất nhiều tin, bài có nội dung chưa được kiểm chứng, xuyên
tạc, sai sự thật, thu hút hàng triệu lượt bình luận, chia sẻ.
Điển hình là ngày 03/02, trên mạng xã hội lan truyền đoạn ghi âm dài
hơn 1 phút nói về tình hình số ca nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện (BV) Chợ
Rẫy. Đoạn ghi âm có giọng nữ, được cho là gọi điện thoại cho em mình: “Bé
ơi, chị có một anh làm trong BV Chợ Rẫy... , ảnh (anh) nói với đám tụi chị là
ở Chợ Rẫy có 33 người chết vì bệnh Corona rồi. Thơng tin này chính xác


100% vì ổng (ơng) làm trong đó ổng biết. Ổng nói với tụi chị là ngày mai ổng
xin nghỉ ln, khơng dám làm trong đó nữa...”. Đoạn ghi âm này lan truyền
nhanh chóng trên mạng xã hội.

Ở tỉnh Lào Cai, ngày 07/3 vừa qua, Công an tỉnh Lào Cai đã phạt hành
chính số tiền 40 triệu đồng đối với 4 cô gái về hành vi Cung cấp nội dung
thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan tổ
chức và danh phẩm của cá nhân. Nhóm người này đã dùng tài khoản
Facebook đăng các thơng tin sai sự thật có nội dung: "Sa Pa cho 9 người
khách nước ngoài đi cùng chuyến bay với Nhung…”, và "Hành khách cùng
khoang bệnh nhân Nhung đang ở tổ 8, Mường Hoa, phường Bắc Cường, mọi
người chú ý nâng cao cảnh giác".
Trước đó, ngày 31/01, ơng L.Q.H và bà N.T.H đã sử dụng tài khoản
Facebook cá nhân để tung tin có hai trường hợp ở Đắk Nơng nhiễm Covid-19,
khả năng lây cho nhiều người. Sau khi thông tin này lan truyền, cơ quan chức
năng tỉnh Đắk Nông khẳng định trên địa bàn hiện chưa ghi nhận trường hợp
bệnh nhân nhiễm Covid-19, cũng như chưa có trường hợp nào nghi nhiễm
phải cách ly. Sau khi cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, các trường hợp
tung tin thất thiệt nói trên đều đã bị xử lý theo quy định.
Như vậy có thể thấy rằng, cơng an các đơn vị, địa phương trong cả
nước đến nay đã nhanh chóng xác minh, làm việc với 654 trường hợp đưa tin
sai sự thật; xử phạt vi phạm hành chính hơn 146 người. Cụ thể lực lượng
Công an của các tỉnh, thành phố đã yêu cầu các cá nhân vi phạm gỡ bỏ các
bài viết sai sự thật, viết cam kết không tái phạm. Ngoài ra, nhiều trường hợp
đã bị xử phạt hành chính 10-15 triệu đồng theo quy định tại Khoản 3 Điều 64,
Nghị định 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Cịn tại TP Hà Nội, thông tin từ Công an TP, đến ngày 11/3, liên quan
đến việc tung tin đồn thất thiệt về bệnh nhân số 17 nhiễm virus SARS-CoV-2,
các đơn vị nghiệp vụ của Công an thành phố Hà Nội đã lập biên bản xử lý 23


trường hợp. Công an thành phố đang tiếp tục nắm tình hình, lên danh sách các
trường hợp đưa thơng tin sai sự thật về dịch Covid-19 để xử lý nghiêm theo
quy định.

Các trường hợp sai phạm sau khi được cơ quan cơng an làm việc, phân
tích đã nhận thức được hành vi vi phạm của bản thân, tự gỡ bỏ các thông tin
sai sự thật và cam kết không tái phạm; trong đó có cả những KOLs (người có
ảnh hưởng trong xã hội).
Một ví dụ thực tiễn tiếp theo là vào năm 2018, theo đồng chí Quách Thị
Tươi, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Thạch Thành - tỉnh Thanh Hóa, đã
chia sẻ: Thời gian qua, huyện đã thành lập các nhóm chuyên gia, tổ cộng tác
viên để thực hiện chia sẻ bài viết, comment đấu tranh, báo cáo sai phạm để
ngăn chặn các trang thông tin xấu, độc. Trên các trang thuộc hệ thống chính
trị như huyện đồn, hội liên hiệp phụ nữ, MTTQ..., các trang cá nhân trên
facebook của đảng viên, đoàn viên, hội viên trên địa bàn huyện thường xuyên
đăng tải, chia sẻ bài viết thông tin từ các trang thơng tin điện tử, các báo chính
thống về quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước; các bài viết, bài nói của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước
về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; bài viết về truyền thống
lịch sử, văn hóa của dân tộc, gương người tốt, việc tốt... qua đó, đã góp phần
nâng cao chất lượng cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tăng “sức đề
kháng” để cư dân mạng chống lại tác động từ thông tin, quan điểm sai trái,
xuyên tạc trên MXH.
Nhằm tăng cường giáo dục, bồi dưỡng, định hướng, nâng cao kỹ năng
sử dụng MXH an toàn cho đoàn viên, thanh niên, năm 2018, Tỉnh đoàn đã chỉ
đạo thành lập tổ cộng tác viên cấp tỉnh, nhóm chuyên gia là những cán bộ,
đoàn viên tiêu biểu từ các cấp bộ đoàn; chỉ đạo các cơ sở đoàn thành lập trang
facebook riêng và kết bạn với trang facebook của Tỉnh đồn Thanh Hóa.
Đồng chí Nguyễn Hữu Tuất, Phó Bí thư Tỉnh đoàn cho biết: Đến nay, 100%


đơn vị đã thành lập được trang facebook cấp huyện, nhiều đơn vị đoàn xã đã
xây dựng được trang facebook của đơn vị. Các tổ cộng tác viên, nhóm chuyên
gia đã làm tốt công tác định hướng, tuyên truyền, tăng cường viết tin, bài,

đăng ảnh hoạt động tuyên truyền về cơng tác đồn và phong trào thanh, thiếu
nhi của các đơn vị trên mạng facebook nhận diện, phân tích các thông tin sai
sự thật, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội, bất
mãn với chế độ để đấu tranh phản bác, tạo hiệu ứng lan tỏa đến đơng đảo
đồn viên, thanh niên. Bên cạnh đó, các tổ cộng tác viên, nhóm chuyên gia đã
chia sẻ, bình luận về những gương người tốt, việc tốt, góp phần nhân rộng, lan
tỏa những hành động đẹp, những giá trị nhân văn trong cuộc sống hàng ngày,
củng cố niềm tin của đoàn viên, thanh niên và các tầng lớp nhân dân vào
Đảng, vào chế độ.
Không chỉ vậy, vào cuối năm 2019, Bộ Thông tin và Truyền thông
cũng đã đẩy mạnh các hoạt động trao đổi, làm việc với đại diện của
Facebook, Google yêu cầu giải quyết các đề nghị ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ
thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam trên mạng xã hội. Hàng nghìn video
clip, trong đó có những video clip với nội dung phản động, kích động chống
phá Đảng, Nhà nước, đã được Google gỡ bỏ khỏi mạng xã hội Youtube. Hàng
nghìn đường link có nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam; hàng trăm tài
khoản giả mạo, tài khoản nói xấu, bôi nhọ, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà
nước cũng đã được Facebook ngăn chặn.
Trong những năm vừa qua, nhiều vụ việc cho thấy tổ chức khủng bố
Việt Tân (một tổ chức phản động lưu vong người Việt, mục tiêu hoạt động
của tổ chức này là nhằm xóa bỏ vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, lật đổ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã lợi dụng triệt
để sự phát triển của Internet, nhất là mạng xã hội để tun truyền, cơng kích,
lơi kéo người dân tham gia các hội, nhóm trá hình trên khơng gian mạng.


Cụ thể qua điều tra, từ tháng 5.2015, Bùi Hiếu Võ lập tài khoản
Facebook “Hieu Bui” đăng tải nhiều thông tin có nội dung bịa đặt, xuyên tạc,
phỉ báng nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kích
động các hoạt động phá rối an ninh, trật tự và bạo động. Bùi Hiếu Võ đã kích

động sử dụng bom xăng và axit tấn công lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lực
lượng cơng an. Trong q trình hoạt động, Bùi Hiếu Võ đã móc nối với thành
viên tổ chức khủng bố “Việt Tân” tại Úc để bàn bạc, trao đổi và cùng quản trị
Facebook “Hieu Bui”. Ngoài ra, Bùi Hiếu Võ cịn gửi một số bài viết có nội
dung xấu cho các trang mạng phản động bên ngoài để tán phát lên không gian
mạng.
Còn Phan Kim Khánh lập và quản trị 2 blog lấy tên là “Báo Tham
Nhũng” và “Tuần Việt Nam”, 3 trang trên mạng xã hội Facebook lấy tên là
“Báo Tham Nhũng”, “Tuần Báo Việt Nam” và “Dân chủ TV”, 2 kênh trên
mạng xã hội YouTube lấy tên là “Việt Báo TV” và “Việt Nam Online” liên
tục đăng nhiều thơng tin có nội dung bịa đặt, xuyên tạc nhằm chống Nhà nước
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phần lớn được lấy từ các trang mạng
phản động khác. Bên cạnh đó, Phan Kim Khánh cịn móc nối, tham gia quản
trị một số trang mạng của tổ chức khủng bố “Việt Tân” và một số tổ chức
phản động bên ngồi.
Vì vậy, tháng 3.2017, Cục An ninh mạng, Bộ Cơng an đã phối hợp
Cơng an TP.Hồ Chí Minh và Công an tỉnh Thái Nguyên thi hành lệnh bắt,
khám xét khẩn cấp đối với 2 đối tượng này: Bùi Hiếu Võ (SN 1962, trú tại
P11-01, lô C, chung cư Hà Đô, đường Nguyễn Văn Công, phường 3, quận Gị
Vấp, TP.Hồ Chí Minh) và Phan Kim Khánh (SN 1993, thường trú tại xã Yên
Tập, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) để điều tra về tội “Tuyên truyền chống
Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 88 Bộ luật Hình
sự.


Như vậy có thể thấy rằng, việc chủ động đẩy lùi hiểm họa từ mặt tiêu
cực của mạng xã hội cần huy động sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng, với
sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức, trước hết là cấp ủy và người đứng đầu
các cơ quan, đơn vị, kết hợp phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức quần chúng. Và khi tham gia mạng xã hội, mỗi cán bộ, đảng viên,

đoàn viên,... cần xác định trách nhiệm giữ vai trò nòng cốt, tự giác trong
đăng tải, chia sẻ, lan tỏa thơng tin tích cực, trực diện đấu tranh với thông tin
xấu độc, tạo thành phong trào rộng khắp cùng hướng tới một văn hóa
internet, trong đó có mạng xã hội, ngày càng tích cực, lành mạnh.



×