Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

Luận án Tiến sĩ Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 178 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYỄN VĂN ĐÔNG

PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Thừa Thiên Huế


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYỄN VĂN ĐÔNG

PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Ngành: Luật kinh tế
Mã số: 938.01.07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. HÀ THỊ MAI HIÊN
2. TS. NGUYỄN VĂN TUYẾN

Thừa Thiên Huế



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong
Luận án là trung thực. Kết quả nghiên cứu trong Luận án chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả Luận án

Nguyễn Văn Đông


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc của mình đến Cơ PGS.TS.
Hà Thị Mai Hiên và Thầy TS. Nguyễn Văn Tuyến đã hướng dẫn tác giả tận tình, tận
tâm trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô giáo đã giảng dạy, phản biện,
đánh giá và nhận xét làm nền tảng cho tác giả hoàn thiện luận án.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Trường
Đại học Luật - Đại học Huế, Quý Thầy, Cô giáo cùng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
động viên, khích lệ, ủng hộ nhiệt tình trong thời gian tác giả thực hiện luận án.
Trân trọng!
Thừa Thiên Huế, tháng

năm

Tác giả luận án

Nguyễn Văn Đông



MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt

PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................3
2.1. Mục đích................................................................................................................. 3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án...............................................................5
6. Những điểm mới của luận án....................................................................................5
7. Kết cấu của luận án...................................................................................................6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ CÁC VẤN
ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN...............................................................................7
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án...............................................7
1.1.1. Nhóm các cơng trình nghiên cứu lý luận về thu hồi đất nơng nghiệp................8
1.1.2. Nhóm các cơng trình nghiên cứu lý luận pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp để
phát triển kinh tế - xã hội............................................................................................11
1.1.3. Nhóm các cơng trình nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng
pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội..........................13



1.1.4. Nhóm các cơng trình nghiên cứu giải pháp hồn thiện pháp luật về thu hồi đất
nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội..................................................................16
1.2. Đánh giá kết quả các cơng trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài
luận án và những nội dung mà luận án sẽ kế thừa, phát triển...................................19
1.2.1. Đánh giá kết quả các cơng trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài
luận án......................................................................................................................... 19
1.2.2. Những nội dung mà luận án sẽ kế thừa và tiếp tục nghiên cứu........................21
1.3. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, lý thuyết nghiên cứu......................22
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................22
1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu.......................................................................................22
1.3.3. Lý thuyết nghiên cứu.........................................................................................23
Kết luận Chương 1......................................................................................................24
CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT
NÔNG NGHIỆP ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM................25
2.1. Cơ sở lý luận về thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội..............25
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã
hội................................................................................................................................ 25
2.1.2. Bồi thường và hỗ trợ cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội...........................................................................35
2.1.3. Cơ sở của việc Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội
..................................................................................................................................... 38
2.1.4. Ý nghĩa của việc Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã
hội................................................................................................................................ 40
2.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động thu hồi đất nông
nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội...........................................................................42


2.2.1. Chế độ sở hữu đất đai và sự ảnh hưởng đối với chế định thu hồi đất nông
nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội...........................................................................42
2.2.2. Cơ cấu điều chỉnh pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế xã hội........................................................................................................................... 46

2.2.3. Các yếu tố tác động đến pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp để phát triển
kinh tế - xã hội............................................................................................................. 49
2.3. Pháp luật thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội ở một số nước
trên thế giới và những gợi mở cho Việt Nam.............................................................55
2.3.1. Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội của Nga. .55
2.3.2. Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội của Hàn
Quốc............................................................................................................................ 56
2.3.3. Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội của Cộng
hòa nhân dân Trung Hoa............................................................................................59
2.3.4. Một số gợi mở cho Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện các quy định
của pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội....................60
Kết luận chương 2.......................................................................................................62
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP
LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI Ở VIỆT NAM.....................................................................................................63
3.1. Căn cứ thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam........63
3.1.1. Quy định của pháp luật.....................................................................................63
3.1.2. Thực tiễn áp dụng..............................................................................................66
3.2. Các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp.........................67
3.2.1. Quy định pháp luật về quy hoạch.....................................................................67
3.2.2. Thực tiễn áp dụng..............................................................................................69


3.3. Các quy định về thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã
hội................................................................................................................................ 71
3.3.1. Quy định của pháp luật.....................................................................................71
3.3.2. Thực tiễn áp dụng..............................................................................................73
3.4. Các quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế xã hội........................................................................................................................... 75
3.4.1. Quy định của pháp luật.....................................................................................75
3.4.2. Thực tiễn áp dụng..............................................................................................82

3.5. Các quy định về bồi thường và hỗ trợ người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi
đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội............................................................85
3.5.1. Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội
..................................................................................................................................... 85
3.5.2. Các quy định về hỗ trợ người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội...........................................................................95
Kết luận chương 3.....................................................................................................103
CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ
TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐỂ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM................................................105
4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh
tế - xã hội ở Việt Nam................................................................................................105
4.2. Giải pháp chung về thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội......110
4.2.1. Mở rộng việc áp dụng cơ chế thỏa thuận đối với các dự án thu hồi đất nông
nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội.........................................................................110
4.2.2. Tiêu chí xác định thu hồi đất nơng nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội cần
quy định cụ thể theo hướng......................................................................................111


4.2.3. Về nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để phát triển
kinh tế - xã hội...........................................................................................................111
4.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp để phát
triển kinh tế - xã hội..................................................................................................112
4.3.1. Giải pháp hoàn thiện các quy định về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội..........................................................112
4.3.2. Giải pháp hoàn thiện các quy định về thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp để
phát triển kinh tế - xã hội..........................................................................................115
4.3.3. Giải pháp hồn thiện các quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất nông nghiệp
để phát triển kinh tế - xã hội.....................................................................................118
4.3.4. Giải pháp về xây dựng cơ chế xác định giá đất nông nghiệp khi thu hồi đất

nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội................................................................120
4.4. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thu hồi đất nông
nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội.........................................................................130
4.4.1. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đất đai nói
chung và các quy định của pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh
tế - xã hội nói riêng....................................................................................................130
4.4.2. Nâng cao năng lực, hiệu quả của Bộ máy quản lý đất đai và cán bộ trực tiếp
thực hiện công tác thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội...............131
4.4.3. Đẩy mạnh thực thi dân chủ, cơng khai, minh bạch q trình thực hiện thu hồi
đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội..........................................................132
4.4.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát đối với việc thu hồi đất
nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội................................................................133


4.4.5. Tạo cơ chế để cộng đồng dân cư và người bị thu hồi đất tham gia trực tiếp vào
quá trình thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để
phát triển kinh tế - xã hội..........................................................................................135
Kết luận chương 4.....................................................................................................136
KẾT LUẬN CHUNG................................................................................................137
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..............139
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................140
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BLDS:

Bộ luật Dân sự

HĐND:


Hội đồng nhân dân

LĐĐ:

Luật Đất đai

NSDĐ:

Người sử dụng đất

KHSDĐ:

Kế hoạch sử dụng đất

GCNQSDĐ:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

QSDĐ:

Quyền sử dụng đất

TN&MT:

Tài nguyên và Môi trường

UBND:

Ủy ban nhân dân


XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam hiện nay có trên 96 triệu dân và hơn 70% trong số đó sống bằng nghề
nơng nghiệp [106]. Đất đai là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng
quý giá, được coi là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng và không thể thay thế được
trong sản xuất nông nghiệp, đảm bảo nguồn thu nhập và tạo ra sản phẩm hàng hố thiết
yếu cho tồn xã hội. Đất là nơi làm nhà, là nơi con người tạo ra của cải vật chất phục vụ
cho bản thân mình. Vì vậy, việc bảo vệ đất nơng nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
đối với người dân cũng như Nhà nước. Tuy nhiên, q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa
tất yếu sẽ dẫn đến q trình chuyển đổi mục đích sử dụng một bộ phận diện tích đất
nơng nghiệp sang phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đơ thị. Để thực hiện
q trình chuyển hóa này, Nhà nước phải tiến hành thu hồi đất nông nghiệp của người
dân. Việc thu hồi đất không chỉ liên quan đến lợi ích thiết thực của người bị thu hồi đất
mà cịn đụng chạm đến lợi ích của nhà đầu tư, của xã hội và cả Nhà nước. Đây là nhiệm
vụ khó khăn và phức tạp vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của người nơng dân
và đồng thời cũng ảnh hưởng đến q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đơ thị hóa
theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Luật Đất đai năm 2013 đã sửa đổi, bổ sung, khắc phục được nhiều điểm hạn chế
của LĐĐ năm 2003. Tuy nhiên, sau một khoản thời gian thi hành thì LĐĐ năm 2013
cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định. Việc thu hồi đất cũng phát sinh mâu
thuẫn, tranh chấp dẫn đến khiếu kiện kéo dài, phức tạp. Báo cáo tại Phiên họp thứ 37
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, năm 2019, tình
hình khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai chiếm 67,7% các loại khiếu kiện
[107]. Không phải lúc nào giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người bị thu hồi đất cũng tìm

được tiếng nói chung. Những trường hợp bất đồng giữa các bên về việc thu hồi đất sẽ
dẫn đến việc người bị thu hồi đất khiếu kiện là việc hiển nhiên. Nhận thức sâu sắc về
vấn đề này, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị quyết, chính sách và pháp luật
về thu hồi đất, trong đó quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, các mức bồi
thường, tài sản và các chính sách hỗ trợ, tái định cư nhằm đảm bảo quyền lợi của
người bị thu hồi đất, nhưng quá trình thực hiện vẫn nãy sinh nhiều vấn đề bất cập, hạn
chế, thiếu sót, chưa đồng bộ. Nhiều nội dung của pháp luật về thu hồi hồi đất nông
nghiệp chưa phù hợp với thực tiễn như: Khung giá đất, cơ chế, thời điểm, diện tích thu
hồi đất, tái định cư, giải quyết việc làm, hỗ trợ trong việc thu hồi đất, tiêu cực, tham
nhũng len lỏi trong quá trình thu hồi đất của người sử dụng. Văn kiện đại hội Đảng
1


toàn quốc lần thứ XI nêu rõ “Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, chính sách về đất đai
nhằm đảm bảo hài hịa lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người sử dụng đất, lợi ích của
nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng có hiệu quả nguồn đất đai cho sự phát
triển; khắc phục tình trạng lãng phí và tham nhũng đất đai” [1, tr.109-110]. Đặc biệt
việc thu hồi đất được quy định trong Hiến pháp năm 2013 tại Khoản 3 Điều 54 “Nhà
nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do
luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc
gia, cơng cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo
quy định của pháp luật” [20].
Trong thực tế có những dự án Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, nhà đầu tư
chấp nhận bỏ ra các chi phí lớn hơn thậm chí là bồi thường rất hậu hĩnh, đặc biệt sử
dụng chính sách hỗ trợ khác đó là: Bên cạnh chính sách hỗ trợ ổn định cuộc sống, hỗ
trợ về đào tạo nghề cịn có chính sách hỗ trợ khác do các địa phương vận động tốt
được dự án đầu tư với chủ đầu tư bỏ ra các khoản chi phí ngồi lề thậm chí doanh
nghiệp bỏ tiền túi của mình nhưng cảm thấy rất vui vẻ vì người dân nhanh chóng trả
lại đất nơng nghiệp để chủ đầu tư thực hiện dự án.
Có thể khẳng định LĐĐ năm 2013 vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập và chưa phát

huy được vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền lợi chính đáng của người có đất
nơng nghiệp bị thu hồi, chưa giải quyết được bài toán đảm bảo sự hài hịa lợi ích của
Nhà nước, nhà đầu tư và người có đất nơng nghiệp bị thu hồi, chưa “hạ nhiệt” các
khiếu kiện, vấn đề công khai, minh bạch, dân chủ chưa thực sự được phát huy, vẫn còn
lạm quyền trong q trình thu hồi đất nơng nghiệp và chưa phát huy hết tác dụng tích
cực trong việc bảo đảm sử dụng nguồn lực đất đai và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Do vậy, việc nghiên cứu và đánh giá một cách khách quan các quy định của
pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội là việc làm hết sức
cần thiết về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng. Đồng thời, thơng qua đó kiến nghị
sửa đổi, bổ sung những quy định chưa phù hợp của pháp luật về thu hồi đất nông
nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội nhằm hoàn thiện các quy định của LĐĐ về thu hồi
đất cũng như nâng cao chất lượng đời sống của nông dân bị thu hồi đất nơng nghiệp.
Với lý do đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp để
phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam” để làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Luật
kinh tế.

2


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Luận án nhằm làm rõ cơ sở lý luận pháp luật và thực tiễn về thu hồi đất nông
nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội; phân tích thực trạng pháp luật về thu hồi đất nông
nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội nhằm phát hiện những tồn tại, bất cập; trên cơ sở đó,
luận án đề xuất những định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất nông
nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao hiệu quả thực thi ở nước ta.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là:
- Luận án làm rõ thực trạng nghiên cứu những cơng trình tiêu biểu ở trong nước,

nước ngồi liên quan các nội dung của Luận án. Từ đó xác định những nội dung Luận án
sẽ kế thừa, những nội dung Luận án tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu để đạt được mục đích
nghiên cứu.
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế
- xã hội bao gồm quan điểm, đường lối của Đảng về thu hồi đất; chế độ sở hữu toàn dân
về đất đai và quyền tài sản của người sử dụng đất đối với quyền sử dụng đất; khái niệm,
đặc điểm, mục đích, ý nghĩa, cơ sở của việc nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để phát
triển kinh tế - xã hội; cơ cấu điều chỉnh của pháp luật và các yếu tố tác động đến việc nhà
nước thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội; pháp luật của một số nước trên
thế giới về thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá nội dung của pháp luật về thu hồi đất nông
nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội và đánh giá thực trạng thi hành chế định pháp luật này
ở Việt Nam.
- Đưa ra định hướng, giải pháp hồn thiện pháp luật về thu hồi đất nơng nghiệp để
phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thu hồi đất nông
nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3


3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chính sách pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước của Nhà nước ta; trong đó có nội dung liên quan đến thu hồi đất nông nghiệp
để phát triển kinh tế - xã hội.
- Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn có liên quan đến thu hồi đất
nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội. Luận án cũng nghiên cứu pháp luật về thu hồi
đất nông nghiệp của một số nước trên thế giới như: Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc.
- Các cơng trình khoa học về thu hồi đất, trong đó có thu hồi đất nơng nghiệp để
phát triển kinh tế - xã hội đã được công bố trong thời gian qua ở trong và ngoài nước.
- Các số liệu, vụ việc thực tiễn về áp dụng các quy định của pháp luật về thu hồi

đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong thời gian từ năm 2014 đến
năm 2020
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam là đề
tài có phạm vi nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau. Tuy
nhiên, trong khuôn khổ luận án tiến sĩ luật học, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu ở một
số nội dung cụ thể sau:
- Về nội dung: Các trường hợp thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã
hội; các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy định về nội dung, thẩm quyền
trình tự, thủ tục thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội; quy định về bồi
thường và hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội.
- Về không gian: Luận án nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật về thu hồi đất
nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi Việt Nam.
- Về thời gian: Luận án giới hạn nghiên cứu pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp
để phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2014 đặt trong mối liên hệ, so sánh với LĐĐ năm
2003 và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
4


Trong quá trình làm luận án, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản
sau đây: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của Chủ nghĩa Mác - Lê nin trong việc nghiên cứu nguồn gốc, bản chất của sự vật, hiện
tượng; nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của sự vật, hiện tượng đặt trong mối
quan hệ tương tác với các sự vật, hiện tượng khác.
- Phương pháp so sánh, phương pháp đánh giá, phương pháp lập luận logic v.v..
được sử dụng tại Chương 1 khi nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý
thuyết của luận án.
- Phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử, phương pháp đối chiếu v.v.. được
sử dụng tại Chương 2 khi nghiên cứu một số vấn đề lý luận về thu hồi đất nông nghiệp để

phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
- Phương pháp đánh giá, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương
pháp tổng hợp, phương pháp khảo sát, phương pháp nghiên cứu tình huống.v.v.. được sử
dụng tại Chương 3 khi nghiên cứu thực trạng pháp luật thu hồi đất nông nghiệp để phát
triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
- Phương pháp bình luận, phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch v.v.. được
sử dụng tại Chương 4 khi nghiên cứu định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thu
hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao hiệu quả thực thi ở Việt
Nam.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Về phương diện lý luận, luận án là cơng trình nghiên cứu lý luận có tính chun
sâu về thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, trong đó tập
trung vào việc làm rõ những vấn đề về căn cứ để thu hồi đất nơng nghiệp, trình tự, thủ
tục thu hồi đất nơng nghiệp; các hậu quả về kinh tế và pháp lý của việc thu hồi đất
nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội.
Về phương diện thực tiễn, luận án là cơng trình đánh giá tồn diện đối với thực
trạng pháp luật Việt Nam về thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội và
thực tiễn thực hiện các quy định này cùng với những tác động của nó đối với nền kinh
5


tế - xã hội Việt Nam. Đồng thời, luận án cũng chỉ ra những điểm hạn chế, bất cập của
pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua.
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu giảng
dạy, học tập trong các Trường Đại học chuyên luật và không chuyên luật, hệ thống các
trường chính trị, cho những người trực tiếp làm cơng tác thu hồi đất nông nghiệp để
phát triển kinh tế - xã hội.
6. Những điểm mới của luận án
Luận án là cơng trình khoa học nghiên cứu pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp
để phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay. Luận án có những điểm mới sau

đây:
Thứ nhất, hệ thống hóa, bổ sung, phát triển và làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận về
thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội và pháp luật về thu hồi đất nông
nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
Thứ hai, làm rõ khái niệm, đặc điểm của thu hồi đất nông nghiệp để phát triển
kinh tế - xã hội; tính tất yếu khách quan của việc thu hồi đất nông nghiệp để phát triển
kinh tế - xã hội; hậu quả của việc thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội
và trách nhiệm của nhà nước; ý nghĩa của việc Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để
phát triển kinh tế - xã hội; các yếu tố tác động đến việc xây dựng và hồn thiện pháp
luật về thu hồi đất nơng nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội; phân biệt được thu hồi
đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội với thu hồi đất nông nghiệp vì mục đích
kinh doanh của nhà đầu tư.
Thứ ba, đánh giá thực trạng pháp luật về thu hồi đất đất nông nghiệp để phát
triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, từ đó chỉ ra những hạn chế, bất cập của pháp
luật hiện hành cũng như thực tiễn áp dụng ở các địa phương.
Thứ tư, đưa ra định hướng và các giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật và
nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế xã hội ở nước ta.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài lời cam đoan, danh mục các từ viết tắt, mục lục, mở đầu, kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo, luận án được bố cục với 04 chương cụ thể như sau:
- Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài và các vấn đề liên quan đến
luận án
- Chương 2. Những vấn đề lý luận pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp để phát
triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
6


- Chương 3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về thu hồi đất
nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
- Chương 4. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật

về thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam

7


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Thu hồi đất nói chung và thu hồi đất nơng nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội ở
Việt Nam là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước
trong lĩnh vực đất đai. Hoạt động này được tiến hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm
quyền nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Thu hồi đất nông nghiệp đặt trong mối quan hệ tương quan
giữa một bên là phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ
đổi mới là một xu hướng tất yếu với một bên là quyền lợi chính đáng của các chủ thể
bị thu hồi đất, nhưng đồng thời phải đảm bảo sự ổn định bền vững của đất nông
nghiệp. Đồng thời việc thu hồi đất nông nghiệp cũng liên quan đến nhiều cá nhân, tổ
chức đặc biệt là người nông dân trực tiếp sử dụng đất nông nghiệp để canh tác. Chủ
thể sử dụng đất nông nghiệp xem đất nơng nghiệp quan trọng như “sinh mạng” của
mình trong suốt q trình quản lý sử dụng để ni sống chính bản thân và gia đình.
Trong quá trình thu hồi đất nông nghiệp liên quan đến nhiều vấn đề như công tác quy
hoạch, kế hoạch, kiểm kê, thực hiện công tác bồi thường, giải tỏa, hỗ trợ việc làm cho
người nông bị mất đất, công tác đào tạo nghề để họ ổn định cuộc sống, công tác kiểm
tra, giải quyết khiếu nại tố cáo đều được Đảng và nhà nước quan tâm, đảm bảo. Trong
q trình thu hồi đất nơng nghiệp cũng nảy sinh nhiều vấn đề nóng bỏng như khiếu
kiện, khiếu nại tập thể, tham nhũng ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an tồn xã
hội ở địa phương. Vì vậy, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác
nhau về việc thu hồi đất. Việc nghiên cứu các cơng trình khoa học liên quan đến việc
thu hồi đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và có liên quan mật thiết đến luận án, là cơ

sở để nghiên cứu, đánh giá cả vấn đề lý luận và thực tiễn, những vấn đề còn để ngỏ, là
những gợi mở, định hướng cho những vấn đề cần nghiên cứu tiếp theo mà luận án cần
tập trung giải quyết. Có thể khẳng định đây là những tài liệu tham khảo quan trọng có
giá trị khoa học cho nghiên cứu sinh trong q trình nghiên cứu, hồn thành luận án
tiến sĩ.
Qua nghiên cứu, tác giả thấy rằng đã có một số cơng trình nghiên cứu nổi bật có
liên quan đến một số khía cạnh khác nhau của luận án. Các cơng trình nghiên cứu này
có thể sắp xếp theo các nhóm nghiên cứu sau:
8


1.1.1. Nhóm các cơng trình nghiên cứu lý luận về thu hồi đất nông nghiệp
để phát triển kinh tế - xã hội
- Cuốn sách: “Chuyên khảo Luật kinh tế” cuả tác giả Phạm Duy Nghĩa, Nxb.
Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2004, trong phần “Pháp luật tài sản” đã nêu, QSDĐ của
tổ chức cá nhân là quyền tài sản tư cần được nhà nước tôn trọng và bảo hộ. QSDĐ là
khái niệm sở hữu kép, một khái niệm sở hữu đa tầng, đất đai thuộc sở hữu toàn dân,
song QSDĐ lại thuộc về cá nhân hoặc tổ chức.

- Đề tài khoa học cấp bộ “Cơ sở pháp lý của quản lý NN đối với đất đai trong
điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế”, 2014 của Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam do tác giả Phạm Hữu Nghị làm chủ nhiệm. Đề tài đánh giá
thực trạng cơ sở pháp lý của quản lý Nhà nước đối với đất đai ở nước ta tại thời điểm
LĐĐ năm 2013 có hiệu lực, phân tích những thiệt hại do thu hồi đất trên các phương
diện kinh tế, phương diện xã hội và phương diện chính trị. Đồng thời, chỉ ra những tồn
tại, bất cập như giá đất bồi thường thấp so với giá thị trường, thời gian thực hiện thu
hồi và bồi thường kéo dài, thu hồi đất nông nghiệp tràn lan...là những lý do dẫn đến
tình trạng khiếu nại, tố cáo có chiều hướng gia tăng về số vụ và tính phức tạp.
Bài viết “Về giá đất làm căn cứ tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất” của
tác giả Phạm Thu Thủy - Tạp chí Luật học, số 9/2012. Bài viết chỉ ra những hạn chế,

bất cập của pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định về giá đất làm căn cứ tính bồi
thường, như: Giá đất tính bồi thường là giá đất theo mục đích sử dụng tại thời điểm có
quyết định thu hồi, khơng bồi thường theo giá đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng,
đặc biệt là trong trường hợp thu hồi đất nông nghiệp để chuyển sang mục đích phi
nơng nghiệp; thực tiễn giá đất bồi thường thấp hơn nhiều so với giá thị trường trong
các giao dịch dân sự về đất đai. Từ đó, tác giả đưa ra kiến nghị, giải pháp hoàn thiện
các quy định về giá đất làm căn cứ bồi thường như: Cần xem xét lại căn cứ và cơ chế
áp dụng giá đất, đào tạo đội ngũ cán bộ định giá đất chuyên nghiệp...
- Nghiên cứu về "Thị trường đất khu cơng nghiệp, thương mại tác động đến
vấn đề nghèo đói ở Việt Nam" do Ngân hàng Châu Á (ADB) thực hiện năm 2005 đã
chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của quy trình thu hồi đất phục vụ cho các mục đích
thương mại, cơng nghiệp để đưa ra đề xuất nhằm tạo lập một thị trường đất khu công
nghiệp, thương mại minh bạch, hiệu quả và góp phần xóa đói giảm nghèo ở Việt
Nam, tuy nhiên nghiên cứu chưa có sự luận giải kiến nghị hồn thiện về cơ chế
chính sách thu hồi đất.

9


- Các bài viết tại Hội thảo Kinh nghiệm Quản lý đất đai Hàn Quốc do Tổng cục
Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức tại Hà Nội ngày 16/12/2011
như: Bài viết Quá trình đổi mới chính sách đất đai Hàn Quốc của TS. Soo Choi, Bài
viết Hệ thống định giá và hệ thống bồi thường Hàn Quốc của Ủy ban Định giá Hàn
Quốc, Bài viết Mơ hình phát triển đất đai của Hàn Quốc của Park Hyun Young. Đây là
những bài viết cung cấp các thông tin về thu hồi đất, bồi thường và tái định cư ở các
nước trong khu vực như Singapore, Trung quốc, Thái Lan, Hàn Quốc. Những thơng tin
này sẽ có giá trị hữu ích để Việt Nam tham khảo trong q trình xây dựng và hồn thiện
pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
- Bài viết Đầu tư bất động sản ở Trung Quốc - Xem xét lại pháp luật và phân tích
sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài của Jieming Zhu, From land use right to land

development right: Institutional change in China’s urban development, Urban Studies,
Vol. 41, No. 7, 1249 - 1267, June 2004. Trong bài viết này tác giả phân tích về chính
sách sở hữu đất đai và vấn đề đầu tư bất động sản ở Trung quốc. Sở hữu đất đai tư nhân
đã bị bãi bỏ ở Trung Quốc. Theo Điều 10 của Hiến pháp 1982 của Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa, đất đô thị thuộc về nhà nước, đất nông thôn thuộc sở hữu của các tập thể.
Do tập thể nông thôn chịu sự quản lý hành chính của chính quyền trung ương và địa
phương nên có thể hiểu rằng tất cả quyền sở hữu đất đều do nhà nước chỉ huy. Theo
Điều 13 của Quy chế tạm thời năm 1990, việc mua bán trực tiếp quyền sử dụng đất
thường có thể được thực hiện thông qua thỏa thuận thương lượng và đấu giá công khai
hoặc đấu giá. Quyền sử dụng đất có thể tự động được nhà đầu tư nước ngồi mua lại
trong trường hợp liên doanh hoặc liên doanh hợp tác xã, nơi mà phía Trung Quốc cung
cấp đất đai như một khoản đóng góp đầu tư. Nếu điều này xảy ra, bất kể bên Trung
Quốc có sở hữu đất tại thời điểm đó hoặc có được đất bằng cách cho thuê gián tiếp từ
bên thứ ba, thì liên doanh khơng cịn phải trả bất kỳ khoản phí sử dụng đất nào cho
Chính phủ. Tức là, bên nước ngồi được sử dụng đất do người Trung Quốc đóng góp.
Về việc mua lại đất bằng phương thức thành lập liên doanh hoặc liên doanh hợp tác, vấn
đề nổi bật nhất hiện nay là việc sử dụng đất công cộng và việc phi nông nghiệp chiếm
đất nông nghiệp diễn ra tràn lan. Trong hồn cảnh như vậy, cả phía Trung Quốc lẫn
nước ngồi đều khơng trả bất cứ khoản tiền nào cho việc sử dụng đất. Do các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hưởng các ưu đãi so với các doanh nghiệp trong
nước, đặc biệt là thuế, nhiều quỹ đầu tư bất động sản và các liên doanh hợp tác xã được
tạo ra hồn tồn vì mục đích đầu cơ bất hợp pháp, trục lợi và trốn thuế. Một lượng lớn
đất bị bỏ hoang nhưng bị độc quyền bởi một số doanh nghiệp chiếm giữ mà khơng có kế
10


hoạch phát triển "cụ thể". Cuối cùng, giá đất tăng cao bất hợp lý trên thị trường, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài trung thực tuân thủ các
quy định về đất đai, muốn phát triển bất động sản hợp pháp.
- Bài viết của tác giả Anthonygar-onYeh: Phát triển kinh tế và mất đất nông

nghiệp ở đồng bằng sông Châu Giang, Trung Quốc Economic Development and
Agricultural Land Loss in the Pearl River Delta, China, 2014. Trong bài viết này tác
giả phân tích mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế, phát triển đô thị với vấn đề mất
đất nông nghiệp của người nông dân ở đồng bằng sông Châu Giang. Tác giả khẳng
định vấn đề nông dân mất đất nông nghiệp là do sự phát triển đơ thị, đặc biệt là các
cơng trình xây dựng khổng lồ do sự đầu cơ đất đai. Phát triển đô thị ở đồng bằng sông
Châu Giang cũng liên quan đến các yếu tố kinh tế khác như: Công nghiệp hóa nơng
thơn, giao thơng vận tải, thiếu hệ thống quản lý đất đai và giám sát. Vì vậy, tác giả cho
rằng cần khẩn trương phát triển một chiến lược phát triển đất đai bền vững để bảo vệ
đất nông nghiệp màu mỡ khỏi những thiệt hại không cần thiết, đặc biệt là do đầu cơ
đất đai.
- Bài Nghiên cứu về Luật thu hồi đất ở Indonesia, tác giả Bagus S.D.Nur
Buwono, Bastaman Enrico Bagus và Bài Nghiên cứu về thu hồi đất ở Indonesia, tác
giả Hanafiah Ponggawa & Partners năm 2012. Nội dung của 2 bài báo đề cập đến các
vấn đề sau (Hanafiah and Partners, Global Business Guide Company, 2012; Bagus and
Bastaman Enrico Bagus Law Office, Indonesia, 2012): (1) Chính phủ Indonesia đã ban
hành Luật Thu hồi đất đai cho phát triển các mục đích cơng (Luật Thu hồi đất đai Luật số 02) ngày 14/1/2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Luật nêu rõ Chính phủ cần đảm bảo quỹ đất và nguồn tài chính để tạo quỹ đất
cho các mục đích cơng; đồng thời Chính phủ hoặc các doanh nghiệp Nhà nước sẽ chịu
trách nhiệm tạo quỹ đất này. Các mục đích cơng được quy định trong Luật bao gồm
đường bộ có thu phí, đường hầm; đường tàu hỏa, ga và các hạ tầng cho tàu hỏa; đê,
đập, hồ chứa, hệ thống thoát nước, tưới tiêu và các hạ tầng về nước khác; cảng, sân
bay;... Nguồn kinh phí cho thu hồi đất cũng được quy định chủ yếu là từ ngân sách
Nhà nước và khơng có quy định cụ thể về sự tham gia của khu vực tư nhân. Theo quy
định của Luật này thì quy trình thu hồi đất sẽ kéo dài khơng q 2 năm (583 ngày làm
việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được quyết định thu hồi đất từ Chính
phủ) và bao gồm 4 bước, bắt đầu từ lập kế hoạch, chuẩn bị, triển khai tới thông báo
kết quả. Ngoài ra, thủ tục và yêu cầu về tiến hành đàm phán, thỏa thuận giữa các
bên có liên quan cũng được quy định cụ thể. Các khiếu nại liên quan đến thu hồi
11



đất sẽ được giải quyết ở các cấp, từ Tòa hành chính tới Tịa tối cao với thời gian xử
lý khoản 4 tháng. Các khiếu kiện liên quan đến bồi thường sẽ được thụ lý ở các cấp
từ Tòa án địa phương đến Tòa phúc thẩm, thời gian xử lý khoản 4 tháng. Quy trình
thu hồi đất sẽ do Cơ quan Đất đai quốc gia chủ trì, bao gồm các bước sau: (i) kiểm
kê và xác định mục đích sử dụng, tình trạng sở hữu, (ii) định giá để bồi thường, (iii)
xác định mức bồi thường, (iv) phân chia khoản bồi thường. Nội dung định giá bao
gồm giá trị thửa đất, diện tích phía trên và dưới mặt đất của thửa đất, cơng trình,
cây cối trên đất hoặc các thiệt hại khác có thể định giá. Kết quả định giá bởi tổ chức
định giá sẽ được sử dụng làm cơ sở cho việc đàm phán với chủ sở hữu và các bên
khác có liên quan về giá trị và hình thức bồi thường. Bồi thường có thể thực hiện
bằng các hình thức tiền mặt, đất, sở hữu cổ phần và các hình thức khác do các bên
thỏa thuận.
1.1.2. Nhóm các cơng trình nghiên cứu lý luận pháp luật về thu hồi đất nông
nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội
- Bài viết của Nguyễn Đức Biền, Thực trạng, những vướng mắc trong quá trình
nhà nước thu hồi đất để giao, cho thuê và tự thỏa thuận để có đất thực hiện dự án,
tháng 7/2011, tại Hội thảo Tài chính: Đất đai, giá đất và cơ chế, chính sách trong bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư do Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách TM&MT thuộc
Bộ TN&MT tổ chức. Trong bài viết này tác giả chỉ ra những tồn tại, vướng mắc, bất
cập trong quá trình thu hồi đất để cho thuê hoặc thực hiện dự án. Đồng thời qua đó
kiến nghị các giải pháp để khắc phục thực trạng này.
- Bài viết của PGS.TS. Nguyễn Sinh Cúc, Phát triển khu công nghiệp vùng
đồng bằng sông Hồng và vấn đề nơng dân mất đất nơng nghiệp, Tạp chí cộng sản số
14/2008. Trong bài viết này tác giả chỉ ra tình trạng nông dân bị thu hồi đất, mất tư
liệu sản xuất, trong đó nhiều người bị thất nghiệp, cuộc sống khó khăn, đồng thời tác
giả đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất tạo điều kiện
để học thích ứng với cuộc sống mới.
- Bài viết “Bảo đảm tài sản là quyền sử dụng đất của người có đất bị thu hồi nhìn từ quy định trong các bản hiến pháp và pháp luật đất đai” của tác giả Lê Ngọc

Thạnh - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3/2013. Bài viết đưa ra khái niệm thu hồi
đất. Theo tác giả, thu hồi đất là việc Nhà nước lấy lại quyền sử dụng đất đã giao cho
các tổ chức, cá nhân sử dụng hoặc lấy lại quyền sử dụng đất do người khác lấn chiếm
của Nhà nước.

12


- Bài viết: “Bản chất, vai trò của hoạt động thu hồi đất trong điều kiện kinh tế
thị trường”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 15/2015 của Lưu Quốc Thái. Trong bài
viết này, tác giả khẳng định: Thu hồi đất là một quan hệ của thị trường bất động sản,
tuy nhiên nội dung này chưa được pháp luật đất đai giải quyết thỏa đáng bởi các lý do:
(i) Cơ chế xác định giá đất tính tiền bồi thường chưa phù hợp; (ii) Trách nhiệm bồi
thường chưa được quy định hợp lý; (iii) Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát
triển kinh tế - xã hội chưa có cơ chế bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
- Đề tài khoa học cấp nhà nước do tác giả Vũ Văn Phúc làm chủ nhiệm “Sở
hữu, quản lý và sử dụng đất đai trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa”, Tạp chí Cộng sản, 2015. Trong đề tài này, tác giả phân tích một số vấn
đề nổi cộm trong quá trình thu hồi đất: (i) Việc thu hồi đất, bồi thường chưa có một cơ
chế giải quyết rõ ràng, minh bạch, hài hòa lợi ích giữa NN, nhà đầu tư và người có đất
bị thu hồi; (ii) Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa hợp lý, tính khả thi thấp;
(iii) Nơng dân được hưởng lợi ít nhất từ đất đai khi thu hồi đất nông nghiệp do đền bù
thấp dẫn đến cuộc sống vẫn nghèo, thậm chí nghèo hơn trước khi thu hồi đất; (iv) Sau
khi thu hồi đất nông nghiệp và chuyển sang đất phi nơng nghiệp có giá cao hơn nhiều
lần nông nghiệp nhưng khoản chênh lệch giá này điều tiết vào ngân sách nhà nước còn
thấp, chủ yếu rơi vào tay chủ đầu tư nhận đất và người đầu cơ đất; (v) Giá đất nhà
nước sử dụng để đền bù cho người bị thu hồi đất quá thấp so với giá giao dịch trên thị
trường.
- Bài viết của tác giả P Woodhouse and A S Ganho, University of Manchester
tại Hội nghị Quốc tế về Đất toàn cầu năm 2011: Liệu nước có phải là một chương

trình nghị sự hóa trong việc thu hồi đất nơng nghiệp ở vùng hạ Sahara ở Châu Phi?: Is
Water the Hidden Agenda of Agricultural Land Acquisition in sub-Saharan Africa?.
Trong bài viết này tác giả tập trung vào việc thu hồi đất ở tiểu vùng Sahara Châu Phi.
Trong phạm vi mà nhà đầu tư nước ngoài “lấy đất” từ các hợp đồng dẫn đến việc mở
rộng hệ thống tưới tiêu trong vùng Sahara Châu Phi, do đó họ có thể tăng tốc đáng kể
sự phát triển của cơ sở hạ tầng nước để làm giảm sự rủi ro vốn có trong phần lớn nơng
nghiệp châu Phi. Nhà đầu tư nước ngồi có thể cạnh tranh với việc sử dụng nước hiện
tại vì những giao dịch về đất đai trong một số trường hợp bao gồm các điều khoản ưu
tiên tiếp cận với nước trong trường hợp khan hiếm. Khi mua lại đất nông nghiệp thì
vấn đề quan tâm hàng đầu và ưu tiên của nhà đầu tư là ở nơi đó có nguồn nước hay là
không. Nên việc sử dụng nguồn nước sẽ ảnh hưởng đáng kể đến việc thực hiện các
giao dịch đất đai trên thực tế.
13


- Bài viết của tác giả Abhirup Sarkar trên Tạp chí Economic and political
weekly: Development and Displacement: Land Acquisition in West Bengal, 2007.
Trong bài viết này tác giả phân tích những vấn đề liên quan đến quá trình mua lại đất
nông nghiệp để xây dựng cơ sở hạ tầng, các ngành công nghiệp và các dịch vụ khác
nhau, trong quá trình dời dân ra khỏi nghề truyền thống và sinh kế của họ. Cụ thể là
việc xung đột ở Tây Bengal do việc mua lại đất nông nghiệp ở khu vực này rất phức
tạp. Tác giả cho rằng mặc dù việc mua lại đất nông nghiệp là cần thiết cho q trình
cơng nghiệp hố và cho sự phát triển dài hạn của Tây Bengal, nhưng thành cơng của
nó phụ thuộc rất lớn vào việc bồi thường và hỗ trợ cho người nông dân. Một trong
những nguyên nhân dẫn đến xung đột là do giá đất mua lại quá thấp so với thực tế và
kinh tế của các hộ gia đình sau khi bị mua lại đất nông nghiệp cũng không có gì khá
hơn so với trước.
1.1.3. Nhóm các cơng trình nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp
dụng pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội
- Cuốn sách: “Pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai ở Việt Nam”, của tác giả

Phan Trung Hiền chủ biên, Nxb.Đại học Cần Thơ, năm 2016. Trong cuốn sách này tác
giả nêu lên các vấn đề: (i) Thu hồi đất nông nghiệp khơng chỉ đơn thuần là gây thiệt
hại đến diện tích của một hộ nơng dân nào đó, mà cịn tác động trực tiếp đến sản xuất
của người nông dân; (ii) Thiệt hại đối với cây trồng không chỉ là vườn cây tại thời
điểm thu hồi, mà là thiệt hại đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp của người nông
dân; (iii) Việc xác định giá đất để tính bồi thường phải có sự tham gia của người nơng
dân cũng như cần có bên thứ ba định giá đất độc lập; (iv) Cần xây dựng đạo luật riêng
về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
- Cuốn sách “Pháp luật về định giá đất trong bồi thường, giải phóng mặt bằng
ở Việt Nam” do tác giả Doãn Hồng Nhung chủ biên, Nhà xuất bản Tư pháp 2014. Trên
cơ sở phân tích LĐĐ năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành, cuốn sách phân
tích một số vấn đề về giá đất, như khái niệm giá đất, bản chất của giá đất, các yếu tố
ảnh hưởng đến giá đất; phân tích các quy định và thực trạng định giá đất nói chung,
định giá đất trong bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nói riêng. Từ đó, tác giả chỉ ra
những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật về giá đất phục vụ bồi thường
như sự chênh lệch quá lớn giữa giá đất tính bồi thường và giá thị trường, các phương
pháp xác định giá đất chưa hợp lý, bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành sử dụng
cho nhiều mục đích là khơng hợp lý.

14


×