Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Lịch sử hình thành Trường phái Phân tâm học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.46 KB, 19 trang )

ĐỀ TÀI: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN TRƯỜNG PHÁI PHÂN TÂM HỌC


MỤC LỤC:
I. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................3
II. Những nét chung .................................................................................................4
a. Về cơ sở lý luận....................................................................................................4
b. Về tiểu sử tác giả ..................................................................................................6
c. Các cơng tình nghiên cứu đã được thực hiện .......................................................7
Khai sinh phương pháp Liên tưởng tự do ................................................................7
Nghiên cứu về bệnh ưu uất ......................................................................................8
Phân tích giấc mơ .....................................................................................................9
Mặc cảm Oedipus.....................................................................................................9
III. Nội dung .............................................................................................................10
a. Mối quan hệ bộ ba ................................................................................................10
b. Các giai đoạn phát triển tâm lý tính dục ..............................................................12
c. Cơ chế phòng vệ của bản ngã...............................................................................14
IV. Đánh giá .............................................................................................................14
V. Ứng dụng .............................................................................................................16
VI. Kết luận ..............................................................................................................18

2


I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Ngày nay, xã hội ngày càng hiện đại, con người ngày càng văn minh, nhu cầu về
sức khỏe thể chất lẫn tinh thần vì thế cũng được chú trọng hơn. Bởi một con người
có một sức khỏe thể chất khỏe mạnh, một sức khỏe tinh thần vững vàng, thì họ mới
có thể cống hiến hết năng suất làm việc, học tập, để phát triển bản thân, để giúp ích
cho xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.


Rõ biết, để chăm sóc sức khỏe thể chất thì có Y học, vậy để chăm sóc sức khỏe
tinh thần thì có gì? Vâng chúng ta có Tâm lý học. Tâm lý học là nghiên cứu về tâm
trí và hành vi. Nó bao gồm các ảnh hưởng sinh học, áp lực xã hội và các yếu tố
môi trường ảnh hưởng đến cách con người suy nghĩ, hành động và cảm nhận. Tâm
lý học là một lĩnh vực rộng lớn và đa dạng bao gồm nghiên cứu về suy nghĩ, hành
vi, sự phát triển, tính cách, cảm xúc, động lực của con người và hơn thế nữa.Và
trong suốt tiến trình lịch sử phát triển của Tâm lý học, có nhiều trường phái tư
tưởng khác nhau đã hình thành để giải thích tâm trí và hành vi của con người. Một
số trường phái tư tưởng đã vươn lên thống trị lĩnh vực Tâm lý học trong một
khoảng thời gian. Trong đó, nổi bật nhất, gây tranh cãi nhất là trường phái Phân
tâm học do Sigmund Freud sáng lập, tập trung vào việc tâm trí vơ thức tác động
đến hành vi của con người chúng ta như thế nào. Peter Fonagy giải thích trong một
bài báo đăng trên tạp chí World Psychiatry : "Các đánh giá về cơng trình khoa học
thần kinh xác nhận rằng nhiều quan sát ban đầu của Freud, không kém phần ảnh
hưởng lan tỏa của các q trình khơng có ý thức và chức năng tổ chức của cảm
xúc đối với suy nghĩ, đã được xác nhận trong các nghiên cứu trong phịng thí
nghiệm".
Trong lĩnh vực mà em muốn theo đuổi đó là tham vấn trị liệu tâm lý, Phân tâm
học chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Có thể xem Phân tâm học như “Người cha
đỡ đầu”, bằng cách giải thích được sự ảnh hưởng của những mong ước và cảm
nhận có tính vơ thức trên nền sinh lý của cơ thể, phân tâm có thể giúp hiểu được và
điều trị các bệnh lý tâm thể.
“Phân tâm học là một sự thử nghiệm thông qua ngôn từ và chỉ qua ngôn từ mà
thôi”. Theo Lacan thì Phân tâm học “chỉ có một người trung gian duy nhất là lời
nói của người bệnh”. Nhưng những lời nói này thường được sinh ra từ một giấc
mơ, một câu nói ám thị; chúng gợi ra vơ số những hình ảnh (“biểu tượng”), cảm
giác, cảm xúc, kỷ niệm, suy nghĩ v.v… sẽ được phân tích bởi nhà trị liệu.
Mục đích của bài tiểu luận này nhằm tìm hiểu về lịch sử hình thành, vận dụng
của trường phái tư tưởng lớn- Phân tâm học.


3


II. NHỮNG NÉT CHUNG:
 Lưu ý: Các từ tâm động học và Phân tâm học thường bị nhầm lẫn. Hãy nhớ
rằng lý thuyết của Freud là Phân tâm học, trong khi thuật ngữ “Tâm động học”
dùng để chỉ cả học thuyết của học và những người theo ông.
a.Về cơ sở lý luận: Mặc dù Tâm lý học hình thức dựa vào tinh thần, nhưng nó chỉ
tập trung hồn tồn vào các q trình của ý thức mà thơi. Vậy làm thế nào có thể
xuất hiện một tâm lý học nhấn mạnh vào các q trình của vơ thức?
Câu trả lời là, nó khơng bắt nguồn từ tâm lý học lý thuyết hay thực nghiệm, nó
hồn tồn khơng xuất phát từ truyền thông duy nghiệm hay liên tưởng, như đa số
các loại tâm lý học khác. Mà nó đến từ việc thực hành lâm sàng. Những người phát
triển tâm lí học vơ thức khơng quan tâm tới mục đích thực nghiệm hay triết lý khoa
học: họ cũng không quan tâm tới việc chứng minh cá khẳng định của thuyết liên
tưởng. Đúng hơn, họ tập trung vào việc tìm hiểu các nguyên nhân của bệnh tâm
thần và sử dụng sự hiểu biết này để giúp các bệnh nhân tâm thần.
+Leibniz với thuyết đơn tử của ông, đã cho thấy rằng tùy theo các con số đơn tử
liên quan, các mức độ ý thức có thể có các dạng khác nhau, từ các tri giác rõ ràng
đến các kinh nghiệm mà chúng ta không ý thức được.
+ Goethe mô tả về thân phận con người như một cuộc đấu tranh không ngừng
nghỉ giữa các cảm xúc và các khuynh hướng đối chọi nhau.
+ Herbart từng gợi ý rằng có một ngưỡng mà ở bên trên ngưỡng đó ta có một ý
tưởng về ý thức và ở bên dưới ngưỡng đó là ý tưởng vô thức.
+ Schopenhauer tin rằng, con người bị chi phối bởi các ước muốn vơ lý hơn là
bởi lí trí. Vì các bản năng quyết định hành vi, nên con người khơng ngừng dao
động giữa một trạng thái có nhu cầu và một trạng thái được thỏa mãn. Ông đã đi
trước Freud trong khái niệm thăng hoa khi ơng nói rằng chúng ta có thể làm dịu
bớt hay thốt được các mảnh lực vô lý bên trong chúng ta bằng cách dấn mình vào
âm nhạc, thi ca, hay nghệ thuật.

+ Nietzsche tin rằng bản chất con người là vô lý, không nên ức chế các bản năng
mà phải tạo cho chúng có điều kiện tự bộc lộ.
+ Fechner so sánh tinh thần giống như một tảng băng, mà ý thức chỉ chiếm một
phần rất nhỏ, mặt nổi của tảng băng (1/10). Cịn tinh thần vơ thức chiếm phần cịn
lại (9/10). Ngồi việc sử dụng tảng băng của Fechner, Freud cịn theo ông trong
việc ứng dụng vào các sinh vật nguyên lý bảo toàn năng lượng vừa mới được khám
phá.
+ Darwin củng cố quan niệm của Freud mà cho rằng con người cũng giống như
loài vật, được thúc đẩy bởi các bản năng hơn là lí trí.
+ Brentano từng là giáo sư của Freud tại Đại học Vienna, dạy rằng các yếu tố
động lực vô cùng quan trọng trong việc quyết định dịng tư tưởng và có những sự
khác biệt lớn giữa thực tại khách quan và chủ quan. Sự phân biệt này đóng vai trị
quan trọng trong lý thuyết của Freud.
4


Freud đã tổng hợp được tất cả các yếu tố trên thành một lý thuyết toàn diện về
nhân cách: “Đa số những gì được gán cho cơng của Freud là những kiến thức
đang phổ biến vào thời ấy, và vai trị của ơng là kết tinh chúng và cho chúng một
hình thức độc đáo”
Phân tâm học được thành lập ở Mỹ từ giữa Thế chiến thứ nhất và Thế chiến thứ
hai, khi người Mỹ đến châu Âu để tận dụng các cơ hội đào tạo về phân tâm học ở
đó. Quan điểm trị liệu chính duy nhất đã được truyền sang Hoa Kỳ là tâm lý học
bản ngã, dựa chủ yếu vào The Ego and the Id (1923) của Sigmund Freud và The
Problem of Anxiety (1936), tiếp theo là Bản ngã và Cơ chế phòng thủ của Anna
Freud (1936) ) và Phân tâm học của Heinz Hartmann và Vấn đề thích ứng
(1939). Quan điểm phân tâm học này đã thống trị ở Mỹ trong khoảng 50 năm cho
đến những năm 1970. Trong khi đó, ở Châu Âu, nhiều cách tiếp cận lý thuyết khác
nhau đã được phát triển.
+ Những mốc thời gian quan trọng trong lịch sử Phân tâm học:

1856 - Sigmund Freud ra đời.
1886 – Freud lần đầu tiên thực hiện trị liệu.
1892 – Josef Breuer mô tả ca bệnh của Anna O cho Freud.
1895 – Anna Freud ra đời.
1896 – Sigmund Freud lần đầu tiên đưa ra thuật ngữ “ Phân tâm học”.
1900 – Sigmund Freud xuất bản cuốn sách “ Giải mã giấc mơ”.
1907 - Hiệp hội Phân tâm học Vienna được thành lập.
1908 – Hội nghị quốc tế đầu tiên về Phân tâm học được tổ chức.
1909 – Freud có chuyến thăm đầu tiên và duy nhất đến Hoa Kỳ.
1913 – Jung tách khỏi Freud và Phân Tâm học.
1936 – Hiệp hội Phân tâm học Vienna được đổi tên thành Hiệp Hội Phân Tâm Học
Quốc Tế.
1939 – Sigmund Freud qua đời tại London sau một thời gian dài chiến đấu với ung
thư miệng.
❖ Các ảnh hưởng đối với sự phát triển Phân tâm học thời kì đầu:
Joseph Breuer và trường hợp Anna O:
- Một thời gian ngắn sau khi đậu tiến sĩ, Freud làm quen với Joseph Breuer lớn hơn
Freud 14 tuổi và đã là bác sĩ, nhà nghiên cứu nổi tiếng. Phân tâm học được khởi
xướng từ chính những điều Freud học được từ Breuer liên quan đến việc điều trị
một người phụ nữ mắc bệnh ưu uất (Hysteria). Vì Breuer bắt đầu điều trị cho Anna
O, năm 1880, khi ấy Freud còn là một sinh viên y khoa, nên Freud đã dành cho
Breuer công lao sáng lập mơn phân tâm học.
- Ơng thường thơi miên cơ rồi bảo cơ nhớ lại những hồn cảnh mà lần đầu tiên cô
nhận thấy một triệu chứng đặc biệt. Nhờ thôi miên, Breuer phát hiện ra rằng mỗi
lần ông tìm được nguồn gốc của triệu chứng, thì triệu chứng ấy sẽ biến mất tạm
thời hay vĩnh viễn. Và bằng cách này, các triệu chứng của Anna O đã thuyên giảm
từng triệu chứng một. Một số ý tưởng nặng cảm xúc không thể diễn tả trực tiếp
5



nhưng được bộc lộ qua các triệu chứng thể vật lý. Khi các ý tưởng gây bệnh được
phép diễn ra trên bình diện ý thức, sức mạnh của nó yếu đi dần và các triệu chứng
cũng biến mất, Breuer gọi phương pháp điều trị này là phương pháp tẩy nhẹ,
Breuer thấy rằng sự giảm nhẹ cảm xúc ( Catharsis) xảy ra trong lúc ngây ngất do
thôi miên hay khi Anna O trở nên rất thoải mái.
Năm 1895, Breuer và Freud xuất bản Nghiên cứu về Bệnh ưu uất, trong đó có
trường hợp của Anna O. Và năm 1895 thường được coi là niên hiệu chính thức của
việc sáng lập trường phái Phân Tâm học.
❖Freud viếng thăm Charcot:
Năm 1885 ông được một suất học bổng để theo học với Jean-Martin Charcot tại
Paris. Ông học được một số điều quan trọng.
-Thứ nhất, ông học được rằng phải nhìn nhận bệnh ưu uất một cách nghiêm túc, mà
Freud đã từng nghĩ như thế do việc điều trị của Breuer cho Anna O.
-Thứ hai, ông học được rằng cả nam và nữ đều có thể mắc bệnh rối loạn tâm thần (
thời các tác giả Hy Lạp người ta cho rằng bệnh rối loạn tâm thần là do sự rối loạn
của tử cung ( nghĩa là chỉ có nữ mắc bệnh này)
-Thứ ba, ơng từng nghe lống thống Charcot nói về bệnh ưu uất “ Những loại ca
bệnh này luôn luôn liên quan đến bộ phận sinh dục- luôn luôn, luôn luôn”. Tuy
nhiên Charcot đã phủ nhận, nhưng Freud vẫn khẳng định, Charcot đã gợi ý cho ông
về sự liên quan giữa các yếu tố tính dục với bệnh ưu uất.
-Thứ tư, suốt đời ông, Freud rất thích thái độ của Charcot đối với lý thuyết.
Charcot tin tưởng ở quan sát thường nghiệm và những gì có tác dụng thật sự hơn là
tin ở lý thuyết.
- Thứ năm, Freud biết được rằng người ta có thể chống lại giới y khoa chính thức
nếu người ta có đủ uy tín.
Freud vì q ngưỡng mộ Charcot đến độ sau này ông đã đặt tên cho con trai đầu
lịng của ơng là Jean-Martin, theo tên của Charcot.
b. Về tiểu sử tác giả:
Sigmund Freud ( 1856-1939) sinh ngày 6 tháng 3 hay 6 tháng 6 tại Freiberg,
Moravia ( nay là Tiệp Khắc). Còn được gọi là: Sigismund Schlomo Freud (tên khai

sinh). Là "Cha đẻ của Phân tâm học", một phương pháp điều trị bệnh tâm thần và
cũng là một lý thuyết giải thích hành vi của con người.
Trích dẫn nổi tiếng: "Bản ngã không phải là chủ trong chính ngơi nhà của nó”.
Cha ơng là Jacob, là người bn len, có 10 người con. Freud ln coi mình là
người Do Thái nhưng ơng có thái độ tiêu cực với cả Do Thái giáo lẫn Kito giáo.
- Gia đình làm ăn thất bại, Freud chuyển về Lipzig rồi về Vienna, năm ông 4 tuổi.
Từ nhỏ ông đã tỏ ra rất thông minh. Từ 8 tuổi, Freud đã đọc được các tác phẩm của
Shakespeare và ông vô cùng ngưỡng mộ tài diễn tả cũng như sự hiểu biết của tác
giả này về bản tính con người. Freud cũng có thiên khiếu lạ lùng về ngơn ngữ. Từ
nhỏ ơng đã có thể tự học ngoại ngữ, về sau cịn được nhìn nhận là một bậc thầy về
6


văn xi Đức. Thành tích học tập đáng nể xun suốt quá trình học tập, cho tới
năm cuối bậc trung học, Freud vẫn thích theo nghê luật hay chính trị, thậm chí
nghề bình. Nhưng sau khi nghe một bài thảo luận của Goethe giảng về thiên nhiên
và thuyết tiến hóa của Darwin, ơng bắt đầu ham thích khoa học và quyết định đăng
kí vào trường thuốc tại Đại học Vienna năm ơng 17 tuổi.
- Sau đó năm 1882, ơng đến bệnh viện Đa khoa Vienna học với Theodor Meynert
một trong số nhà giải phẫu não nổi tiếng nhất thời ấy và Freud đã sớm trở thành
một chuyên gia về chẩn đoán các loại tổn thương khác nhau của não. Freud cịn coi
Meynert là người lỗi lạc nhất ơng từng gặp. Ở trường đại học, ông bắt tay vào
nghiên cứu dưới sự giám sát của giáo sư sinh lý học Ernst Brucke, thầy của ông đã
rất tin tưởng vào các học thuyết mang tính phân tích với suy luận cho rằng các nội
lực vật lý và hóa học là những xung lực hoạt động trong một cơ thể sống. Freud đã
cố gắng trong nhiều năm trong việc mổ xẻ nhân cách con người qua ngã thần kinh
học ( Neurology). Nhưng đấy cũng là một thách đố à sau này ông đã bỏ cuộc.
Freud rất giỏi trong nghiên cứu, ông giành nhiều thời gian tập trung vào hoạt động
sinh lý của các tế bào thần kinh và đưa phát minh ra kĩ thuật nhuộm màu các tế bào
trong nghiên cứu ở phòng thí nghiệm.Giáo sư Brucke đã giúp Freud có kinh phí để

thực hiện nghiên cứu với một bác sĩ tâm thần khác tên là Charcot ở Paris.
Trong thời kì này nhiều sự kiện quan trọng cũng xảy ra. Ngoài việc quyết định
thực hành y khoa, Freud cịn tạo được cho mình một tên tuổi như nhà giải phẫu
thần kinh, và ông đã kết thân được với Joseph Breuer ( người sẽ hướng dẫn ơng
vào nhiều hiện tượng có sức mạnh thu hút sự chú ý của ông trong 50 năm tiếp
theo), và ơng cũng có cơ hội học cùng với Charcot ở Paris. Tất cả các sự kiện này
sẽ có một ảnh hưởng lớn trong sự phát triển sự nghiệp của Freud. Tuy nhiên ông
cũng gặp một số rắc rối như vụ nghiện Cocain, sau đó dù Freud tránh nghiện
Cocain, ơng lại mắc chứng nghiện nicotin suốt đời ông, mỗi ngày ông hút đến 20
điếu xì gà.
- Sau một thời gian ngắn thực tập nghiên cứu trong một Trung tâm tâm thần trẻ
em. Ở Berlin, ông quay trở về Vienna: Sau đó ơng cưới cơ bạn gái tên là Martha
Bemays. Rồi ông mở phòng mạch chuyên trị thần kinh tâm thần cùng với người
phụ tá là Joshep Breuer.
-Freud di cư đến Anh Quốc trước Chiến tranh thế giới II trong lúc Vienna trở thành
một nơi nguy hiểm cho cộng đồng người Do Thái, nhất là đối với người nổi tiếng
như Freud. Sau đó khơng lâu Freud qua đời tại đây vì bệnh ung thư hàm miệng,
sau 20 năm vật lộn với căn bệnh này.
+ Các cơng tình nghiên cứu đã được thực hiện:
❖ Khai sinh phương pháp Liên tưởng tự do:
+ Khi thực hành việc điều trị bệnh tâm thần, Freud vẫn thấy việc thôi miên không
hiệu quả, nên ông đã thử tìm một phương pháp khác. Lúc ấy ơng nhớ lại hồi còn ở
7


trường Nancy, ông đã quan sát thấy những nhà thôi miên thường làm cho bệnh
nhân nhớ lại những gì đã xảy ra trong lúc thôi miên bằng cách đặt tay lên trán
người bệnh và nói “ Bây giờ có thể nhớ lại”. Lưu ý tới điều này, Freud đã thử đặt
bệnh nhân nằm trên giường, nhắm mắt lại nhưng không bị thơi miên. Ơng thường
u cầu bệnh nhân nhớ lại lần đầu tiên họ đã thấy một triệu chứng đặc biệt nào đó,

và bệnh nhân thường bắt đầu nhớ lại những kinh nghiệm khác nhau. Nhưng họ
thường bỏ dở nửa chừng. Nghĩa là khi họ gần nhớ lại được một kinh nghiệm chấn
động nào đó thì nơi họ lại bộc lộ một sức kháng cự. Lúc ấy, ông thường đặt tay lên
trán bệnh nhân và nói ra thêm những điều xảy ra tiếp theo, và nhiều trường hợp
quả đúng như thế. Freud thấy rằng, sức ép kĩ thuật nay cũng hiệu quả như thôi
hạmmiên, và ông sớm biết rằng thậm chí ơng khơng cần chạm vào người bệnh
nhân nữa, chỉ cần khích lệ họ nói tự do về những gì đến trong đầu ốc họ cũng đủ có
tác dụng. Phương pháp liên tưởng tự do đã bắt đầu như thế.
+ Với liên tưởng tự do, thường khó đạt được tới kinh nghiệm chấn động nguyên
thủy nhưng một khi đạt được nó, bệnh nhân có thể xử lý nó một cách hợp lý. Theo
Freud, việc khắc phục sự kháng cự và sự suy xét bằng lý trí về chấn động ban đầu
là các mục tiêu của tâm lý trị liệu. Chính vì vậy Freud nói, Phân tâm học chỉ bắt
đầu khi thơi miên đã bị loại bỏ. Freud thích ví liên tưởng tự do với việc nhà khảo
cổ học đào bới một thành phố bị chơn vùi. Chỉ cần một ít mảnh vỡ của các đồ vật
đủ để người ta xác định được bản chất và cấu trúc của thành phố ấy. Tương tự như
thế, liên tưởng tự do chỉ cho thấy những mảnh vụn của tầng vô thức, và từ đó nhà
Phân tâm học phải xác định ra cấu trúc và bản chất tinh thần vô thức của một
người.
❖ Nghiên cứu về bệnh ưu uất:
Breuer và Freud đưa ra một số nguyên tắc của Phân tâm học. Họ ghi nhận rằng
bệnh ưu uất là do một kinh nghiệm chấn động đã không được phép bộc lộ ra đầy
đủ và do đó nó đã tự bộc lộ ra bằng các triệu chứng thể vật lý. Vì vậy các triệu
chứng có thể được coi là những biểu tượng của kinh nghiệm tiềm ẩn mà bệnh nhân
khơng có thể ý thức được về nó. Vì kinh nghiệm ấy có tính chấn động, nó đã bị đè
nén- nghĩa là bị kiềm chế tích cực trong vơ thức bởi vì suy nghĩ có ý thức về nó sẽ
tạo ra lo âu. Do đó, sự kháng cự là dấu hiệu cho thấy nhà điều trị đang đi đúng
đường. Cũng vậy, sự đè nén thường là do xung đột, là khuynh hướng vừa muốn
tiếp cận vừa muốn xa tránh một điều gì bị coi là sai trái.
- Các kinh nghiệm bị ức chế hay các xung đột không biến mất mà chúng tiếp tục
tác động mạnh lên nhân cách con người. Cách duy nhất để xử lý sự đè nén là làm

cho nó nổi lên ý thức và từ đó xử lý nó bằng lý trí. Theo Freud cách hiệu quả nhất
đó là nhờ liên tưởng tự do. Như vậy, trong Nghiên cứu về bệnh ưu uất, Freud phác
họa niềm tin của ông vào động cơ vô thức, ơng nhấn mạnh vai trị của tính dục
trong động cơ vô thức, lúc ấy ông quan niệm rằng một người có đời sống tình dục
bình thường thì khơng thể bị ưu uất. Ngược lại, Breuer không đồng ý và cho rằng,
8


khơng chỉ có các chấn động tính dục mà mọi kí ức bị chấn động đều có thể bị đè
nén và gây ra các triệu chứng rối loạn tâm thần. Rốt cuộc hai tác giả chia tay nhau.
❖ Phân tích các giấc mơ:
Freud có một khám phá đáng kinh ngạc rằng: ta có thể xét các giấc mơ theo cùng
cách thức như ta xét các triệu chứng rối loạn tâm thần, cả giấc mơ lẫn các triệu
chứng rối loạn tâm thần đều có thể coi là những biểu hiện biểu tượng của các chấn
động bị đè nén. Vì vậy, phân tích giấc mơ đã trở thành cách thứ hai để chạm vào
tinh thần vơ thức và là cách thích hợp để Freud tự phân tích tâm lý mình. Freud
nói: “ Giải thích các giấc mơ là một vương đạo dẫn tới sự hiểu biết các hoạt động
vô thức của tinh thần”.
- Giống như các triệu chứng vật lý của bệnh ưu uất, các giấc mơ cần phải được giải
thích hợp lý. Trong khi ngủ, các phản ứng tự vệ của một người nằm n nhưng
khơng bị mất, vì thế một kinh nghiệm bị ức chế chỉ nổi lên ý thức dưới dạng cải
trang.
-Cái mà giấc mơ có vẻ diễn tả là nội dung lộ diện của nó, cịn cái mà giấc mơ thật
sự diễn tả là nội dung trì hỗn của nó. Freud kết luận rằng: Mọi giấc mơ đều là sự
hồn thành ước muốn. Nghĩa là, nó là một sự diễn tả bằng biểu tượng một ước
muốn mà người mơ không thể diễn tả hay thỏa mãn trực tiếp mà khơng cảm thấy
có sự lo âu.
- Theo Freud, giải thích giấc mơ là một cơng việc phức tạp, cần có một người
thành thạo lý thuyết Phân tâm học mới có thể hồn thành nhiệm vụ. Phải hiểu cơ
chế hoạt động của giấc mơ làm che giấu ước muốn đang được diễn tả thực sự trong

giấc mơ. Cơ chế tác động của giấc mơ bao gồm sự cô đọng và sự hốn đổi. Ơng
cho rằng các biểu tượng quan trọng nhất của giấc mơ bắt nguồn từ kinh nghiệm
của chính đương sự, nhưng có những biểu tượng phổ quát của giấc mơ, các biểu
tượng này có cùng một ý nghĩa trong các giấc mơ của một người.
- Sau khi Freud dùng sự giải thích giấc mơ để tự phân tâm mình, phương thức này
trở thành một phần cơ bản của Phân tâm hoc. Freud thường yêu cầu bệnh nhân kể
lại các giấc mơ của họ và có liên tưởng tự do về chúng.
❖ Mặc cảm Oedipus:
- Một trong các kết quả Freud tự phân tâm mình là khám phá của ông về mặc cảm
Oedipus, Freud có khám phá này khi ông phân tích một trong các giấc mơ lặp đi
lặp lại nhiều lần của ơng, nó bắt đầu từ khi ông còn thơ ấu. Trông giấc mơ, mẹ của
Freud ở trong tư thế đang ngủ một giấc an lành, và có hai người trên mặt có cái
mỏ chim bế bà vào một căn phòng. Sau khi đưa bà vào phòng, hai người mặt chim
này đặt bà lên giường.
Freud liên tưởng tự do về giấc mơ này và ông khám phá ra rằng: Những người mặt
chim biểu tượng cái chết bởi vì họ trơng giống những thân mai táng Ai Cập mà
ơng đã thấy trong cuốn Kinh thánh của gia đình, biểu hiện trên nét mặt mẹ ông rất
giống với biểu hiện trên mặt ông nội ông ngay trước lúc chết. Vì vậy, hình ảnh
được đưa vào trong phịng là hình ảnh cô đọng biểu tượng về một người cha đang
9


hấp hối và việc ông thầm ước cho cha ông chết. Sau đó ơng nhận ra rằng mặc dù ý
thứuc ông yêu cha, nhưng trong vô thức ông thù nghịch với cha ông ngay từ thời
thơ ấu. Tiếp tục liên tưởng tự do thêm, ông thấy rằng giấc mơ cũng có bản chất
tính dục, một trong các điều dẫn Freud đến kết luận này do đó là từ tiếng Đức để
chỉ về quan hệ tình dục rất giống từ chỉ về con chim. Do đó những người mặt chim
là biểu tượng cơ đọng chỉ về cả sự chết lẫn tính dục, Freud kết luận rằng, bởi vì mẹ
ơng đã từng là nguồn khối cảm lớn nhất của ơng khi ơng có giấc mơ lần đầu tiên,
nên bà chính là đối tượng của ước muốn tính dục của ơng. Ơng gọi sự thù nghịch

với cha ông và sự thèm muốn với mẹ ông là mặc cảm Oedipus. Trong huyền thoại
Hy Lạp, vua Oedipus đã giết cha và lấy mẹ ông làm vợ mà ơng khơng biết. Vì mọi
con trai đều có một sự gần gũi thể xác với mẹ ( mẹ tắm cho, vuốt, nựng, đánh..)
nên Freud nghĩ rằng việc con trai có thèm muốn tình dục với mẹ là điều tự nhiên.
Như vậy, con trai ở trong tư thế cạnh tranh với cha nó- là người cũng thèm muốn
mẹ nó, nhưng trong tình hình thực tế người cha mạnh hơn nó rất nhiều, người con
trai phải kiềm hãm được ước muốn yêu đương với mẹ nó và cả sự thù nghịch với
cha. Trẻ nhận ra không thể giành thắng lợi dẫn đến Mặc cảm thua kém, sợ bị trừng
phạt từ người cùng giới, trẻ sử dụng cơ chế tự vệ “ Đồng nhất hóa”, cụ thể là
chuyển từ chống đối, tranh đấu sang bắt chước người cùng giới với suy nghĩ “ Sẽ
học được những đặc trưng tuè người cùng giới, lớn lên sẽ giống họ, lúc này sẽ có
đủ quyền thế và uy lực để chiếm hữu người khác giới. Tuy nhiên, theo Freud các ý
tưởng bị ức chế không biến mất; chúng vẫn sẽ tiếp tục biểu hiện trong các giấc mơ,
các triệu chứng hay các hành vi bất thường.
➔ Freud cho rằng sự xung đột Oedipus này là mặc cảm phổ quát đối với các con
trai và dấu vết của mặc cảm này trong tuổi trưởng thành giải thích được nhiều hành
vi bất bình thường và bình thường.
II. NỘI DUNG:
a. Mối quan hệ bộ ba: (Id- Ego- Super Ego; Ý thức- Dự thức- Vô thức)
Theo Freud (1915), tâm trí vơ thức là nguồn gốc chủ yếu của hành vi con
người. Giống như một tảng băng trôi, phần quan trọng nhất của tâm trí là phần bạn
khơng thể nhìn thấy. Cảm xúc, động cơ và quyết định của chúng ta thực sự bị ảnh
hưởng mạnh mẽ bởi những kinh nghiệm trong quá khứ của chúng ta và được lưu
giữ trong vô thức.
Khi bắt đầu lý thuyết, Freud phân biệt giữa ý thức, dự thức và vô thức.

10


+ Ý thức: Gồm những gì chúng ta biết vào bất

cứ lúc nào. Những cảm xúc, những suy nghĩ
mà con người có thể ý thức được, kiểm sốt
được.
+ Tiềm thức: Gồm những gì chúng ta khơng ý
thức nhưng rất dễ trở thành ý thức ( Vd: nhớ
các số điện thoại, tên và địa chỉ bạn bè, các kí
ức khơng gây chấn động khác, mặc dù không ở
bề mặt ý thức vào một lúc nhất định nào,
nhưng có thể dễ gợi ra khi cần.
+ Vơ thức: Gồm các kí ức đang được tích cực
kiềm chế nằm ngồi ý thức và vì thế nó chỉ trở
thành ý thức với rất nhiều cố gắng. Tâm trí vơ
thức hoạt động như một kho lưu trữ, một 'cái
vạc' chứa những mong muốn và xung lực
nguyên thủy được lưu giữ và trung gian bởi
khu vực tiền ý thức.
=> Theo Freud: Vô thức là một kho tàng của những cảm xúc, suy nghĩ, ham
muốn, biểu tượng bị dồn nén, kiểm duyệt, là bản năng hoạt động theo ngun tắc
khối cảm. Thường khó được chủ thể chấp nhận ở một vài khía cạnh nào đó. Vơ
thức có nguồn gốc từ bản năng nguyên thủy ( sinh ra con người có sẵn), được cung
cấp bởi hai bản năng: Eros ( bản năng sống) cung cấp năng lượng duy trì đời sống
con người để sinh tồn ( ăn uống…) và Thanatos ( bản năng chết)
Vô thức luôn ảnh hưởng, chi phối hành vi con người và không được con người
nhận biết, chẳng hạn như hành vi sai lạc ( lỡ lời, quên, biểu hiện trong giấc
mơ…).Về sau, Freud tóm lược và mở rộng các quan điểm này với các ý niệm của
ông về Id ( bản năng), Ego ( Bản ngã), Super Ego ( Siêu ngã).
Bản năng tính dục, bản ngã, siêu ngã:
+ Id: nghĩa là Cái ấy, là động lực của nhân cách. Nó chứa đựng bản năng như đói,
khát, tình dục. Bản năng tình dục ln là vơ thức và được điều khiển bởi Nguyên
lý khoái lạc. Khi một nhu cầu nổi lên, thì bản năng tính dục muốn thỏa mãn ngay

lập tức nhu cầu ấy. Lực tập hợp gắn liền với các bản năng thì được gọi là Libido (
tiếng La tinh có nghĩa là dục tính), bản năng tính dục Libido giữ vai trị quyết định
và sức thôi thúc của Libido cắt nghĩa cho đa số hành vi của con người.
+ Ego: nghĩa là Cái tôi, sự ý thức về các nhu cầu của cả bản năng lẫn của thế giới
bên ngồi, và cơng việc của nó là phối hợp hai thứ này. Nói cách khác công việc
của Ego là làm cho các ước muốn của Id phù hợp với thực tại tương ứng với môi
trường vật lý. Người ta cũng cho rằng Ego bị chi phối bởi Nguyên lý thực tại vì
các đối tượng mà nó cung cấp phải dẫn đến sự thỏa mãn thực sự một nhu cầu, chứ
không phải một sự thỏa mãn tưởng tượng.
11


+ Super Ego: nghĩa là Siêu ngã, là sức mạnh đạo đức của nhân cách, là toàn bộ
những chuẩn mực, những qui định mà con người bắt buộc phải tuân thủ trong xã
hội. Hoạt động theo Nguyên tắc kiểm duyệt. Khi được phát triển đầy đủ, nó có hai
phần:
 Lương tâm: bao gồm các kinh nghiệm vì đó mà đứa trẻ đã từng bị phạt và các
kinh nghiệm ấy đã được nội tâm hóa. Giờ đây, làm hay thậm chí nghĩ đến việc làm
các hoạt động mà chúng thường bị phạt sẽ làm cho đứa trẻ cảm thấy có tội.
 Ngã lý tưởng: gồm các kinh nghiệm nội tâm nhờ đó mà đứa trẻ đã từng được
thưởng; và giờ đây làm hay thậm chí chỉ nghĩ đến việc làm các hoạt động mà nó
thường được thưởng sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy hài lịng với chính mình.
Một khi Super Ego đã phát triển, hành vi và tư tưởng của đứa trẻ được điều khiển
bởi các giá trị đã được nội tâm hóa, thường là các giá trị của cha mẹ, và người ta
nói đứa trẻ được xã hội hóa. Cảm giác có tội hay tự hào giúp đứa trẻ hành động
theo các giá trị của xã hội, cho dù không có sự hiện diện của các hình ảnh uy quyền
( của cha mẹ).
➔ Một nhân cách lành mạnh là Nhân cách có Ego phát huy được hết sức mạnh của
mình, tìm ra được phương án cân bằng tốt nhất trong từng trường hợp cụ thể.
b. Các giai đoạn phát triển của tâm lý tính dục: (gắn liền với Id)

Mặc dù Freud coi tồn thân thể là nguồn của khối lạc tính dục, ơng tin rằng
khối lạc này được tập trung ở các phần khác nhau của thân thể vào các thời kì
phát triển khác nhau. Ở tất cả các khu vực của thân thể mà khối lạc tính dục tập
trung được gọi là vùng kích dục. Các vùng kích dục xác định cho mỗi giai đoạn
phát triển có tên gọi riêng của nó.
Theo Freud, các kinh nghiệm mà một đứa trẻ có trong mỗi giai đoạn sẽ quyết
định phần lớn nhân cách của nó lúc trưởng thành. Vì vậy, ơng nghĩ rằng các nền
móng nhân cách một người trưởng thành đã được hình thành vào lúc đứa trẻ
khoảng 5 tuổi.
1. Giai đoạn môi miệng: xảy ra vào năm 1 tuổi- vùng kích dục là miệng.
Khối lạc đến chủ yếu nhờ môi, lưỡi và các hoạt động như bú, nhai và nuốt. Nếu
đứa trẻ có một sự thỏa mãn quá nhiều hay quá ít về các nhu cầu của miệng sẽ tạo
nên một sự cố định ( cấm chốt) ở giai đoạn phát triển này, khi đến tuổi trưởng
thành nó sẽ mang một loại tính cách miệng.
Sự cố định xảy ra trong phần đầu của giai đoạn miệng sẽ dẫn đến một tính cách
khẩu- nhập. Người thuộc loại tính cách này có khuynh hướng nghe giỏi và mê ăn
uống, hơn hít hay hút thuốc; họ cũng thường có tính lệ thuộc và cả tin.
Sự cố định xảy ra trong phần cuối của thời kì miệng, khi răng bắt đầu mọc, sẽ dẫn
đến một tính cách khối-khẩu. Người thuộc loại tính cách này thích châm biếm,
cay độc và thường hiếu chiến. Họ cũng có khuynh hướng ba phải và dễ thay đổi từ
thái cực này sang thái cực khác: từ thân thiện sang thù địch…
2. Giai đoạn hậu môn: vào năm 2 tuổi- vùng kích dục là hậu mơn và mơng.
Tình trạng cấm chốt ở giai đoạn này dẫn đến loại tính cách hậu môn.
12


Trong phần đầu của thời kì hậu mơn, khối lạc đến chủ yếu từ các hoạt động như
đi đại tiện và sự cấm chốt ở giai đoạn này tạo ra người trưởng thành có tính khí hậu
xuất, người thuộc tính khí này thường quảng đại, dễ hịa đồng và hoang phí.
Ở phần sau của thời kì hậu mơn, sau khi đã đạt được việc kiểm soát đjai tiện,

khoái lạc phát sinh từ việc có khả năng nín đại tiện. Sự cấm chốt ở đây dẫn đến
tính khí hậu kiểm. Người thuộc loại tính cách này thường là người giỏi sưu tầm và
keo kiệt, trật tự và có lẽ cầu tồn.
3. Giai đoạn cơ quan sinh dục: kéo dài từ khoảng năm 3 tuổi đến cuối năm 5
tuổi- vùng kích dục là khu vực bộ phận sinh dục.
Trong thời kì này xảy ra Mặc cảm Oedipus: đứa con trai bây giờ rất muốn mẹ nó
và rất thù nghịch với người cha. Vì nguồn khối cảm của nó đối với mẹ nó là ở
dương vật, và vì nó thấ cha nó mạnh hơn nó rất nhiều, nên đứa con trai bắt đầu
cảm thấy mối lo âu bị thiến, khiến nó kiềm chế các khuynh hướng tính dục và
hiếu chiến của nó. Đứa con trai giải quyết chuyện này bằng cách tự đồng hóa với
cha nó. Nhưng các vơ thức này khơng biến mất, chúng tồn tại gần như là những
mãnh lực trong vơ thức và có ảnh hưởng quan trọng trong cuộc đời con người.
Mặc cảm Electra ở người con gái: Người con gái bắt đầu có một sức thu hút và
gắn bó mạnh với mẹ nó. Nhưng nó sớm biết rằng nó khơng có dương vật và nó đổ
lỗi cho mẹ nó về chuyện này, đồng thời nó biết rằng cha của nó có và nó muốn
chia sẻ với ơng. Điều này tạo ra một sự thu hút tình dục đối với cha nó, nhưng vì
sự kiện cha nó có của q mà nó khơng có, nên nó cảm nghiệm sự ghen tng
dương vật. Như vậy, người con gái cũng có những tình cảm vừa tích cực vừa tiêu
cực về cha nó. Để giải quyết mặc cảm này, người con gái phải kiềm chế tính hiếu
chiến của nó đối với mẹ và sự thu hút tình dục đối với cha. Thế là từ đó nó “ trở
thành” mẹ và chia sẻ với bố.
=> Nhu cầu ức chế và đồng hóa mạnh trong giai đoạn này dẫn đến sự phát triển
đầy đủ của Super Ego. Khi một đứa trẻ tự đồng hoa mình với cha hay mẹ cùng giới
tính với nó, nó đưa một cách vơ thức vào trong nội tâm nó các tiêu chuẩn đạo đức
và các giá trị của người cha hay mẹ của nó. Sau khi những điều này đã được đưa
một cách vô thức vào nội tâm, chúng sẽ chi phối nó suốt đời. Chính vì lí do này,
người ta cho rằng sự hình thành cuối cùng và hoàn toàn cái Super Ego đi song song
với việc giải quyết Mặc cảm Oedipus hay Electra.
4. Giai đoạn tiềm tàng: Kéo dài từ khoảng đầu năm 6 tuổi đến tuổi dậy thì.
Vì sự kiềm chế mạnh của giai đoạn cơ quan sinh dục nên trong giai đoạn này,

hoạt động tính dục là tất cả nhưng bị loại khỏi ý thức. Đặc tính của giai đoạn này là
đứa trẻ có nhiều hoạt động thay thế như học hành, bạn bè và sự tị mị sâu rộng về
thế giới.
5. Giai đoạn tính dục: Tập trung chú ý của giai đoạn này là vào những người
khác phái với mình. Các biểu hiện ban đầu của các thèm muốn tính dục là “ sự
tương tư”, “chuyện yêu đương trẻ con”, và một ít thử nghiệm giữa các phái.
13


Những sự thỏa mãn quá nhiều hay quá ít và những sự cố định mà một người cảm
nghiệm hay không cảm nghiệm trong các giai đoạn tính dục sẽ quyết định tính
cách trưởng thành của một người. Nếu một người có các vấn đề điều chỉnh trong
đời sống sau này, nhà phân tâm học sẽ xem xét các kinh nghiệm thời thơ ấu của
người ấy để tìm ra giải pháp. Các nhà Phân tâm học tin rằng “ Đứa trẻ là cha của
người lớn”.
c. Cơ chế phòng vệ của bản ngã:
Cơ chế phòng vệ là một chiến lược bản ngã sử dụng để bảo vệ bản thân khỏi lo
âu. Những cơng cụ phịng vệ này hoạt động như một người bảo vệ ngăn những thứ
khó chịu hay đau buồn của vơ thức đi vào vùng ý thức. Khi có một thứ gì đó q
sức chịu đựng hay thậm chí là khơng phù hợp thì cơ chế phịng vệ sẽ ngăn thông
tin này đi vào ý thức để giảm thiểu sự khó chịu nó gây ra.
* Một số cơ chế phịng vệ: Theo Freud, mỗi người sẽ có đặc trưng 2 đến 3 cơ chế.
Khi sử dụng cơ chế phòng vệ trong vơ thức thì con người sẽ khơng thể nhận biết
được.
+ Phủ nhận: Chối bỏ sự tồn tại của một mối đe dọa hay một sự kiện gây tổn
thương.
+ Thay thế: Chuyển xung động lo âu sang khách thể dễ chấp nhận hơn.
+ Huyễn tưởng: Thỏa mãn ước muốn bằng cách tưởng tượng.
+ Phóng chiếu: Gán lên cho người khác.
+ Hợp lí hóa: Bào chữa, biện hộ cho hành vi, xung đột gây lo âu của bản thân.

+ Thoái lui: Quay trở về giai đoạn sơ khai có vẻ an toàn hơn của đời sống tâm lý.
+ Dồn nén: Ép những đau đớn, xấu xa ra khỏi nhận thức.
+ Thăng hoa: Chuyển sang những hành động/ sản phẩm được xã hội chấp nhận.
+ Đồng nhất hóa: Làm theo hoặc bắt chước người có quyền năng hơn.
➔ Kết luận: Tạo ra những đóng góp trên nhiều khía cạnh khác nhau. Mục đích
giảm lo âu, tuy nhiên việc lặp đi lặp lại nhưng khơng giải quyết được, nỗi lo âu vẫn
ở đó. Càng sử dụng cơ chế tự vệ nhiều, về sau càng kém hiệu quả. Cơ chế tự vệ là
tự nhiên và bình thường. Khi chúng vượt quá tỉ lệ (tức là được sử dụng với tần
suất), các tế bào thần kinh phát triển, chẳng hạn như trạng thái lo lắng, ám ảnh
hoặc cuồng loạn.
IV. ĐÁNH GIÁ:
Karl Popper nói học thuyết của Freud là khơng khoa học bởi vì nó vi phạm
ngun tắc có thể chứng minh sai, theo ơng, một lí thuyết muốn được kể là khoa
học, nó phải xác định được các quan sát mà nếu thực hiện sẽ bác bỏ lý thuyết ấy.
Nếu không xác định được các quan sát ấy, lý thuyết ấy không khoa học. Popper
cho rằng vì học thuyết của Freud có thể cắt nghĩa bất cứ điều gì mà một người làm,
nên khơng điều gì một người có thể làm sẽ đi ngược lại điều mà lý thuyết ấy tiên
đốn. Ví dụ theo học thuyết của Freud, một chùm kinh nghiệm của tuổi thơ sẽ làm
cho một người trưởng thành cảnh giác và hoài nghi về các quan hệ tình dục khác
14


phái. Ngược lại, chúng ta thấy một người trưởng thành từng có kinh nghiệm ấy lại
tìm kiếm và có vẻ vui thích với các quan hệ ấy.
Một phê bình nữa là các nhà Phân tâm học chỉ đi vào việc hậu đốn chứ khơng
phải tiên đốn. Nghĩa là họ cố gắng cắt nghĩa các sự kiện sau khi chúng đã xảy ra
chứ khơng phải tiên đốn trước các sự việc xảy ra.
Một số điểm yếu của Phân tâm học:
+ Các học thuyết của Freud q đặt nặng tâm trí vơ thức, tình dục, sự hung hăng và
trải nghiệm thời thơ ấu.

+ Nhiều quan niệm do các nhà phân tâm học đưa ra rất khó để đo lường và định
lượng.
+ Hầu hết các ý tưởng của Freud đều dựa vào các nghiên cứu ca bệnh và quan sát
tại phòng khám thay vì nghiên cứu khoa học, thực nghiệm. Vấn đề chính ở đây là
các nghiên cứu điển hình dựa trên việc nghiên cứu chi tiết một người tức là những
bệnh nhân của ơng, điều này làm cho việc khái qt hóa đến tồn bộ dân số tồn
thế giới trở nên khó khăn. Tuy nhiên Freud lại cho rằng điều này không quann
trọng, chỉ tin vào sự khác biệt về chất giữa con người.
Một số điểm mạnh của Phân tâm học:
+ Mặc cho những chỉ trích thì phân tâm học vẫn đóng một vai trò quan trọng trong
sự phát triển của tâm lý học. Nó ảnh hưởng lên cách ta tiếp cận điều trị cho các vấn
đề sức khỏe tâm thần và tiếp tục ảnh hưởng lên tâm lý học trong thời điểm hiện tại.
+ Mặc dù hầu hết các thuyết tâm động học đều không dựa trên nghiên cứu thực
nghiệm nhưng những phương pháp và học thuyết trong tư duy phân tâm học đóng
góp vào sự phát triển của tâm lý học thực nghiệm.
+ Nhiều học thuyết nhân cách được phát triển bởi các nhà tư tưởng tâm động học
vẫn còn sức ảnh hưởng đến tận ngày nay, bao gồm học thuyết các giai đoạn phát
triển tâm lý xã hội của Erikson và học thuyết phát triển tâm lý tính dục của Freud.
+ Phân tâm học mở ra góc nhìn mới về bệnh lý tâm thần, nêu rõ rằng nói chuyện
về vấn đề với một người chuyên gia có thể giúp giảm bớt các triệu chứng tâm lý
khó chịu.
Những ý kiến ủng hộ và chỉ trích dành cho Phân tâm học:
+ Một số người cho rằng phân tâm học khơng có hiệu quả điều trị như các liệu
pháp khác. Một phần lý do khiến nhiều người cịn hồi nghi về phân tâm học ngày
nay đó là vì bằng chứng ủng hộ tính hiệu quả của nó thường bị coi là khá yếu.
+ Tuy nhiên, một số nghiên cứu về tính hiệu quả của phân tâm học đã dấy lên làn
sóng ủng hộ cho phương thức điều trị này. Một nghiên cứu phân tích tổng hợp đã
thấy rằng phân tâm học có thể có hiệu quả như các phương pháp khác. Một số
nghiên cứu khác cho rằng phân tâm học có thể điều trị hiệu quả trầm cảm, lệ thuộc
chất gây nghiện, và rối loạn hoảng sợ.

+ Trong một bài tổng quan xem xét tính hiệu quả của phân tâm học, nhà nghiên
cứu và nhà phân tâm học Peter Fonagy cho rằng liệu pháp tâm động học có thể có
15


hiệu quả trong điều trị trầm cảm, rối loạn ăn uống, rối loạn triệu chứng thực thể, và
một số rối loạn lo âu.
+ Phân tâm học thường đòi hỏi sự đầu tư về thời gian, tiền bạc và công sức. Một
vấn đề khác là phân tâm học nói chung là một nhiệm vụ lâu dài. Chúng ta đang
sống trong một thời đại nơi con người ta tìm kiếm kết quả một cách nhanh chóng
và những phương pháp đưa đến hiệu quả được tính theo ngày, tuần hay tháng – trị
liệu phân tâm học thường đòi hỏi khách hàng và trị liệu viên phải khám phá vấn đề
trong khoảng thời gian nhiều năm.
+ Nhà tâm lý học Susan Krauss Whitbourne phát biểu trong một bài báo trên trang
Psychology Today, “Nếu sử dụng hệ thống phân loại dành cho điều trị dựa trên
bằng chứng, trong thực tế, bản thân phân tâm học truyền thống không được công
nhận là một liệu pháp điều trị cho nhóm lớn các rối loạn tâm lý. Tuy nhiên, bác bỏ
đóng góp của Freud cho ngành tâm lý học, như (bài báo trên tờ New York Times)
đã nói, là lối suy đơn giản hóa quá mức.”
V. ỨNG DỤNG:
Áp dụng trong giáo dục: người thầy biết những khám phá của Phân Tâm học sẽ tỏ
ra hiểu biết hơn đối với đứa trẻ đang qua những thời kỳ khó khăn nhất là tuổi dậy
thì, họ sẽ khơng chấp nhất và quan trọng hóa những dấu hiệu thiên lệch tâm tính,
hay “ đốn mạt”. Họ khơng tìm những hình phạt nghiêm khắc quá để dập tắt những
bản năng ấy mà tìm cách lái vào những mục tiêu văn học, văn nghệ.
Theo kinh nghiệm của ơng thì những biện pháp mạnh chưa bao giờ đàn áp được
những bản năng ấy, mà cũng không diệt trừ được chúng; người ta chỉ tạo ra cho
thiếu niên tình trạng dồn nén, mầm mống của những dự suy nhược thần kinh sau
này. Thật vậy, Phân tâm học đã có nhiều dịp để biết rõ rằng một quan niệm giáo
dục thiển cận và nghiêm khắc vơ ích làm cho dễ phát sinh những trường hợp suy

nhược thần kinh và còn bất lợi cho đứa trẻ về nhiều phương diện khác.
Tuy nhiên, sự áp dụng Phân tâm học khơng có gì là đơn giản, sự phổ biến của Phân
tâm học giúp ích cho ngành giáo dục nhưng cũng gây ra những rắc rối. Có người
áp dụng nó một cách sai lệch, là buông trôi thả lỏng cho đứa trẻ cho đứa trẻ gặp
sao hay vậy, muốn làm gì thì làm; họ phóng đại ngun tắc kính trọng sự bộc phát
của những tiềm năng thiên nhiên và xoá bỏ hết mọi kỷ luật, hết mọi kỷ cương luân
lý. Thật là một cách trở về với hỗn loạn có phương pháp và nghệ thuật. Họ đã lầm
lộn dấu hiệu dao động vì tiến triển bản năng phi xã hội tính ở đứa trẻ – bản năng
narcissique. Phân tâm học không hề chủ trương buông cương thả lỏng sự dạy dỗ
con em. Chủ trương sự hiểu biết của nhà giáo dục thay vì sự độc đốn, sự câu thúc
là một hình thức khn phép chứ khơng phải hình thức bng cương thả lỏng.
Gíao dục sinh lý:
Theo quan điểm của bác sĩ Berge thì nên phân biệt vấn đề thoả mãn hiếu kỳ của
đứa trẻ và vấn đề giáo hoá thanh thiếu niên về phương diện tình dục, giảng dạy cho
chúng biết lấy lý trí và cương quyết mà chế ngự bản năng. Sự giáo dục vừa có mục
16


đích giúp cho bản năng dục tình tiến triển một cách bình thường đến mức độ sung
mãn, mặt khác uốn nắn bản năng vào kỷ cương luân thường.
Trẻ con thường có thái độ hiếu kỳ trước những vấn đề tình ái, nhưng ta phải hiểu
sự hiếu kỳ ấy khơng có ý nghĩa là đứa trẻ có ý thức về tình dục. Sự hiếu kỳ đó
cũng chỉ là một thành phần của thái độ chung, đứa trẻ muốn hiểu biết mọi sự vật
quanh mình nó. Cha mẹ thường bối rối, trả lời sự thắc mắc của đứa bé bằng những
câu chung chung, mơ hồ. Nếu không chịu thoả mãn với lời giải thích ấy thì những
câu nói kế tiếp của bà mẹ phần nhiều là mắng át đi cho êm chuyện. Thái độ ấy làm
cho sự hiếu kỳ của đứa trẻ sẽ kèm theo một cảm tưởng bị mắng tác động theo chiều
dồn nén. Sự dồn nén đó cịn mãi cho đến lúc khôn lớn, nếu là đứa trẻ yếu ớt thần
kinh thì hậu quả rất tai hại. Lớn lên nó ngờ nghệch với tình ái, và chỉ có sự ngờ
nghệch ấy để xây dựng hạnh phúc gia đình! Như vậy, giáo dục sinh lý là một vấn

đề chỉ dẫn, chỉ dẫn đơn sơ và chỉ dẫn khoa học, tương tự như việc giảng dạy tự
nhiên học. Nhưng nhận định dưới nhãn quan y học chưa đủ, một cách nhìn hợp lý
hợp tình nên thận trọng hơn, nên hội ý với các đại diện tơn giáo, các nhóm phụ
huynh học sinh, các đại diện văn hoá, v.v
Phân tâm học trong trị liệu:
Nhìn chung, các phương pháp và kỹ thuật của phân tâm có những mục tiêu cụ thể
như sau:
+ Làm cho những ý nghĩ vô thức trở nên rõ ràng hơn hoặc nâng cao ý thức của
thân chủ.
+ Giúp thân chủ cải hiện khả năng kiểm sốt cái tơi (ego-control) hay kiểm sốt
bản thân (self-control) trước những những xung năng khơng lành mạnh hoặc khơng
thể thích nghi được.
+ Giúp thân chủ giải thốt khỏi những hành vi kém thích nghi hoặc những đối
tượng bị chủ quan hóa khơng lành mạnh và thay thế chúng bằng những đối tượng
chủ quan hóa tốt hơn.
+ Cải thiện những khếm khuyết cá nhân thông qua phản chiếu trình bày những ý
tưởng tiềm năng và giải tỏa cảm xúc và sự thấu cảm trong suốt quá trình mất mát
của thân chủ.
- Một báo cáo do Hiệp Hội Phân Tâm Hoa Kỳ xuất bản đã thấy rằng các khoa,
phòng tâm lý thường coi phân tâm học đơn thuần chỉ là một thứ được tạo tác trong
lịch sử, những môn như nghệ thuật, văn học và những bộ mơn xã hội nhân văn
khác có thể dạy phân tâm học như một chủ đề liên tục và vẫn có liên quan.
- Năm 2007, một bài báo trên tờ New York Times cũng ghi nhận tình trạng suy
giảm của phân tâm học trong mảng tâm lý học.
- Một số ý kiến cho rằng phân tâm học đã sa sút như một chủ đề học thuật trong
tâm lý học một phần vì nó khơng kiểm tra được tính hợp lệ của phương pháp trị
liệu và những thất bại trước đó trong việc xây dựng kỷ luật này trong thực hành
dựa trên bằng chứng.
17



V. KẾT LUẬN:
Phân tâm học là một trong những học thuyết lớn góp p .
+ Hành vi của một người bị ảnh hưởng bởi những động lực vô thức của họ.
+ Các vấn đề về cảm xúc và tâm lý như trầm cảm và lo lắng thường bắt nguồn từ
những xung đột giữa tâm trí có ý thức và vơ thức.
+ Sự phát triển nhân cách bị ảnh hưởng nặng nề bởi các sự kiện của thời thơ ấu
(Freud cho rằng nhân cách phần lớn đã được thiết lập sẵn vào năm tuổi).
+ Con người sử dụng cơ chế phòng vệ để bảo vệ mình khỏi thơng tin chứa trong vơ
thức.
Với cách nhìn nhận sinh vật hóa con người, quan điểm của Freud đã khuấy lên làn
sóng phản đối mạnh mẽ vào đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, Phân tâm học đương đại đã
đóng góp rất nhiều khơng chỉ trong việc hiểu và chữa trị các rối loạn tâm lý mà cịn
giải thích những hiện tượng trong đời sống hằng ngày như định kiến, tính hung
hăng, gây hấn, động cơ. Và trong các lĩnh vực khác như: y khoa, nghệ thuật, văn
chương cũng chịu sự ảnh hưởng to lớn từ quan điểm của Phân Tâm học.
Dấu ấn của Freud về tâm lý học vẫn còn ảnh hưởng cho đến ngày nay. Liệu pháp
Trò chuyện thường được kết hợp với Phân tâm học, nhưng các nhà trị liệu cũng sử
dụng kĩ thuật này với các phương pháp điều trị khác bao gồm liệu pháp lấy Thân
chủ làm trọng tâm và liệu pháp nhóm.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
(1) B.R.Hergenhahn (1986). An introduction to the history of psychology. Lưu
Văn Hy dịch. Nhà xuất bản Thống kê.
(2) Kendra Cherry (October 6, 2020). The Influence of Psychoanalysis on the
Field of Psychology. Truy xuất từ: />(3) Như Trang (Tháng Tư 11, 2019). Phân tâm học (Psychoanalysis) là gì?. Trang
Tâm lý Blog : g/2019/04/11/phan-tam-hoc-psychoanalysis-lagi/

(4) McLeod, S.A. (2018, April 05). What are the most interesting ideas of Sigmund
Freud?. Simply Psychology. />(5) Phê bình Phân Tâm học (2020). Truy xuất từ: />(6) Sommers-flanagan, J., & Sommers-Flanagan, R. (2004). Counseling and
psychotherapy theories in context and practice: Skills, strategies, and techniques.
Hoboken, NJ: John Wiley & Sons, pp 33-37
Vũ Đình Lưu (1969). Phân tâm học áp dụng vào việc nghiên cứu các ngành học
vấn (5/19169). Tổ hợp GIÓ xuất bản.

19



×