Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Mối liên hệ giữa thái độ về sự gắn bó và hài lòng trong tình yêu ở sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.77 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
MỞ DẦU

1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Mục đích nghiên cứu

2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

2

4. Đối tượng nghiên cứu

3

5. Giả thuyết nghiên cứu

3

6. Giới hạn nội dung và phạm vi nghiên cứu

3

7. Phương pháp nghiên cứu


3

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4

1.1 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề

4

1.2 Cơ sở lý luận

7

TIỂU KẾT

9

Chương 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

10

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

10



MỞ DẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Tuổi thanh niên sinh viên là thời kì phát triển tích cực nhất của những loại tình cảm
cao cấp như: tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ, tình yêu nam nữ.
Những tình cảm này chiếm vị trí quan trọng và có ảnh hưởng khơng nhỏ đến các hoạt
động của sinh viên trong mọi lĩnh vực của đời sống. Các loại tình cảm này ngày càng
trở nên đậm nét thơng qua việc khám phá, tìm tịi và tham gia vào nhiều loại hình hoạt
động khác nhau. Đặc biệt và nổi trội nhất trong thời kì này là sự phát triển mạnh mẽ, có
tính định hướng, khá sâu sắc về tình u nam nữ. Thông qua các hoạt động giao lưu,
các bạn nam nữ sinh viên có dịp để gặp gỡ, trao đổi, tìm hiểu lẫn nhau. Dần dần tình
yêu nam nữ sẽ nảy sinh từ những tình bạn chân thành, đồng cảm và gắn bó. Loại tình
cảm này mang một sắc thái mới, cao hơn và chín chắn hơn so với tình cảm thời Trung
học, nó chiếm một vị trí hết sức quan trọng vào thời điểm này thể hiện ở việc chi phối
các hoạt động của sinh viên, hướng sinh viên đến một tương lai gần nào đó mà họ đang
mong ước. Tình cảm này có tác dụng tích cực trong việc giúp các bạn thỏa mãn được
nhu cầu về mặt tình cảm, chia sẻ những vui buồn của cảnh xa nhà nhớ quê, cùng nhau
gắn bó vượt qua những khó khăn của quãng đời sinh viên. Theo Kochar và Sharma
(2015) đã nhận định rằng tình yêu ở thanh niên được đánh dấu bởi cảm xúc, suy nghĩ,
hành vi trong mối quan hệ có tương quan với sự thân mật, đam mê, sự cam kết, thái độ
về tình dục, niềm tin, sự phụ thuộc và giao tiếp 25, 32.
Joel và cộng sự19 đã nói rằng: “Sự hài lịng với các mối quan hệ tình cảm có ý nghĩa
quan trọng đối với sức khỏe, tinh thần và năng suất làm việc”. Việc chúng ta thiết lập
mối quan hệ tình cảm với một người cũng có thể kéo theo những ý nghĩa tích cực hoặc
tiêu cực ngược lại đối với bản thân. Ở mối quan hệ tình u đơi lứa ở lứa tuổi thanh
niên, khi trong mối quan hệ yêu và được u, sự hài lịng đối với tình u của họ có thể
dẫn tới một mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài, cuối cùng định hình bằng hơn nhân, sự hài
lịng mang ý nghĩa tích cực có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần, tăng giá trị
hạnh phúc, thúc đẩy sự sáng tạo, từ đó khiến cuộc sống cá nhân trở nên ý nghĩa hơn. Và

ngược lại, nếu sự hài lịng khơng được đảm bảo, cũng có thể mang lại những giá trị
khơng tích cực, khiến mối quan hệ đơi bên đổ vỡ. Có thể nói rằng, sự hài lịng cũng
chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp duy trì tình yêu ở lứa tuổi này.
1


Hiện nay chủ đề về tình yêu ở sinh viên đã được nhiều đơn vị nghiên cứu tình yêu
ở người trưởng thành 18, định hướng giá trị trong tình yêu ở sinh viên 6 và định hướng
giá trị trong tình u và hơn nhân gia đình ở sinh viên Cần Thơ 27. Trong báo cáo của
Anh6 đã nghiên cứu về ba giá trị trong tình yêu gồm giá trị về gắn bó, tình dục và cam
kết. Kết quả cho thấy sinh viên có sự đánh giá cao các giá trị tình u trong cuộc sống,
các bạn coi trọng nhóm giá trị về tinh thần với những giá trị khiến mối quan hệ tình cảm
trở nên gắn bó, tốt đẹp. Thái độ về sự gắn bó có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì
một mối quan hệ lâu dài.
Tuy nhiên, nghiên cứu thái độ đối với sự gắn bó và hài lịng trong tình u vẫn chưa
được quan tâm, nghiên cứu tại Việt Nam. Từ những lý do trên, chúng tơi với mục đích
khảo sát thái độ về sự gắn bó và mức độ hài lịng trong mối quan hệ ở sinh viên nhằm
tìm hiểu mối liên hệ và tác động giữa thái độ về sự gắn bó và hài lịng trong tình u
nhằm giúp các bạn sinh viên nhận ra yếu tố quan trọng trong tình yêu để củng cố và cải
thiện mối quan hệ. Do đó, chúng tơi chọn đề tài “Mối liên hệ giữa thái độ về sự gắn bó
và hài lịng trong tình u ở sinh viên.
2.
Mục đích nghiên cứu
Đề tài khảo sát mối liên hệ giữa thái độ về sự gắn bó và hài lịng trong tình u của
thanh niên. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tác động phù hợp, tích cực đến thái độ
về giá trị và sự hài lòng của thanh niên trong tình yêu. Cụ thể:
-

Tìm hiểu cơ sở lý luận về sự gắn bó và hài lịng trong tình yêu.


-

Khảo sát mối liên hệ giữa thái độ về sự gắn bó và hài lịng trong tình u.

-

Đề xuất các giải pháp nhằm tác động phù hợp, tích cực đến thái độ về giá trị và
sự hài lòng của sinh viên trong tình yêu.

-

3.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận của giá trị và sự hài lòng trong tình u.

-

Phân tích mối liên hệ giữa thái độ về sự gắn bó và hài lịng trong tình u.

-

Đề xuất những giải pháp nhằm tác động phù hợp, tích cực đến thái độ về giá trị

Commented [1]: Phân tích hay nghiên cứu thực tiễn?

và sự hài lịng trong tình u của sinh viên.

2



Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Mối liên hệ giữa thái độ về sự gắn bó và hài lịng trong tình u của sinh viên.
4.2. Khách thể nghiên cứu
4.

Khách thể nghiên cứu chính là sinh viên.
5.

Giả thuyết nghiên cứu

Commented [2]: Xem lại cách sắp xếp thứ tự các giả
thuyết cho phù hợp hơn

H1: Sinh viên đang trong mối quan hệ tình cảm có mức độ hài lòng cao hơn so với
những sinh viên đã trải qua mối quan hệ tình cảm.
H2: Thái độ về sự gắn bó có tương quan thuận với mức độ hài lịng trong tình yêu ở
sinh viên
H3: Thái độ về sự gắn bó trong tình u có tác động đến mức độ về sự hài lòng trong
mối quan hệ ở sinh viên
6.
Giới hạn nội dung và phạm vi nghiên cứu
6.1. Nội dung
Khảo sát mối liên hệ giữa thái độ về sự gắn bó và hài lịng trong tình u của sinh
viên.
6.2. Phạm vi
Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu mối liên hệ giữa thái độ về sự gắn bó và hài lịng ở
sinh viên tại Việt Nam.
7.


Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp luận
7.1.1.

Quan điểm lý thuyết

Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc để xây dựng cơ sở lý luận như sự gắn bó
trong mối quan hệ. Nghiên cứu đề tài được tiến hành trên cấu trúc đã được xác lập và
sự hài lòng trong mối quan hệ.
7.1.2.

Quan điểm thực tiễn

Khảo sát thái độ về sự gắn bó trong tình u ở sinh viên. Các yếu tố ảnh hưởng đến
sự hài lòng trong mối quan hệ ở sinh viên. Đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần
nâng cao nhận thức khoa học về sự gắn bótrong tình u, từ đó có khả năng nhận
diện và giữ gìn tình yêu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
3


7.2.1.

Phương pháp nghiên cứu lý luận

7.2.1.1. Mục đích
Khái qt hố, hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản, trên cơ sở đó thích nghi
thang đo.
7.2.1.2. Cách thực hiện

Đọc tài liệu, tham khảo một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, tìm ra
những cơ sở nghiên cứu về mối liên hệ giữa thái độ về sự gắn bó và hài lịng trong
tình u của sinh viên.
7.2.2.

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

7.2.2.1. Mục đích
Đây là phương pháp chính của đề tài. Thang đo được thích nghi dựa trên hệ thống thang
đo của các nhà nghiên cứu liên quan đến đề tài nhằm đánh giá thái độ về sự gắn bó và
hài lịng trong tình yêu. Các câu hỏi chi tiết và cụ thể được cấu trúc thành một bảng câu
hỏi điều tra, thông qua việc trả lời, các khách thể sẽ bộc lộ được thái độ về sự gắn bó và
mức độ hài lịng trong tình yêu. Thang đo được xây dựng cho khách thể nghiên cứu là
sinh viên.
7.2.3.

Phương pháp thống kê Toán học

7.2.3.1. Mục đích
Xử lý các kết quả định lượng thu được từ cuộc khảo sát nhằm làm cơ sở để biện luận
kết quả nghiên cứu.
7.2.3.2. Nội dung
Thống kê mơ tả: tính tần số, tỷ lệ phần trăm. So sánh kết quả giữa các nhóm khách thể
bằng tương quan PEARSON và xác định các yếu tố tác động tới mức độ hài lòng
trong mối quan hệ bằng hồi quy đa biến.
7.2.3.3. Cách thức tiến hành
Sử dụng phần mềm thống kê Toán học SPSS 20.0 để xử lý các dữ kiện thu được phục
vụ cho việc thích nghi thang đo và phân tích số liệu trong quá trình nghiên cứu.
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1.
Những nghiên cứu trên thế giới

4


Theo Mattson và Johnson24 cho rằng sự hài lòng trong mối quan hệ là một trong những
biến quan trọng trong những nghiên cứu về mối quan hệ tình cảm. Nhiều nhà tâm lý
học đã định nghĩa sự hài lòng trong mối quan hệ, Locke & Wallace, 1959 định nghĩa
nó là “điều chỉnh”, Honeycutt (1986) định nghĩa nó là “hoạt động” và “hạnh phúc”
(Acitelli,1992) và Rusbult và cộng sự, (1998) đã mơ tả sự hài lịng của mối quan hệ là
“ảnh hưởng tích cực so với tiêu cực trải qua trong một mối quan hệ và bị ảnh hưởng bởi
mức độ mà đối tác đáp ứng các nhu cầu quan trọng nhất của cá nhân” và nó tạo ra sự
khỏe mạnh (Baumeister & Leary, 1995). Yếu tố dẫn đến sự hài lòng một mối quan hệ
là a) cam kết của một người đối với mối quan hệ đó, b) khả năng giải quyết các xung
đột, c) tính tích cực trong mối quan hệ. Các tiêu chí về sự hài lịng cũng có thể được
đáp ứng khi trạng thái lý tưởng của các mối quan hệ của một cá nhân phù hợp với kinh
nghiệm thực tế của họ.
Sự hài lòng trong mối quan hệ có tương quan thuận đến sự ổn định và lâu dài của các
mối quan hệ thân thiết có nghĩa là những cá nhân có mức độ hài lịng cao thì mối quan
hệ sẽ ổn định và lâu dài hơn 31. Karney và Bradbury20 cho thấy sự hài lòng trong mối
quan hệ và một trong những yếu tố dự báo cho sự ổn định của mối quan hệ ở cả nam và
nữ. Hơn nữa, sự hài lòng trong mối quan hệ có mối liên hệ tích cực đến hạnh phúc, sự
hài lòng trong cuộc sống và hạnh phúc 9.
Sự hài lịng trong mối quan hệ cũng có thể được đo lường bằng sự bộc lộ cảm xúc của
bản thân trong một mối quan hệ. Bộc lộ bản thân là q trình nói với người khác về cảm
xúc thân mật của một người, thái độ và kinh nghiệm 29. Truyền đạt thông tin cá nhân về
bản thân của một người là quan trọng đối với sự hài lòng trong mối quan hệ, nhưng nó
cũng quan trọng đối với một cá nhân để truyền đạt thông tin 14.
Sternberg30 đã xây dựng mơ hình lý thuyết về tình u dựa trên ba khía cạnh gồm thân

mật, đam mê và cam kết và ông đã cho rằng sự thân mật, đam mê và cam kết là những
yếu tố cần thiết để đạt được tình yêu viên mãn, hay trọn vẹn. Lee (1977) đã đề cập đến
sáu loại phong cách tình yêu khác nhau nhằm phản ánh những thái độ khác nhau của
các cá nhân trong tình yêu. Những thái độ, phong cách tình yêu này sẽ đưa đến những
chỉ báo khác nhau về mức độ cam kết, gắn bó, thân mật cũng như sự hài lịng trong mối
quan hệ. Theo đó, 6 loại phong cách tình yêu bao gồm: Eros (tình yêu cuồng nhiệt),

5


Ludus (tình u trị chơi), Storge (tình bạn), Pragma (tình yêu thực tế), Mania (tình yêu
chiếm hữu), Agape (tình yêu vị tha).
Nghiên cứu nhóm tác giả Hassebrauck và Fehr15 đã đưa ra kết luận rằng, sự thân mật
có mối tương quan cao nhất với chất lượng mối quan hệ trong 4 yếu tố (sự thân mật,
tình dục, độc lập, sự cam kết). Sự cam kết nổi lên như một yếu tố dự báo mạnh mẽ về
độ bền của mối quan hệ. Trong đó, sự thân mật được mơ tả qua các hành vi và tương
tác là dành thời gian cho nhau, trò chuyện với nhau, đồng cảm, lắng nghe nhau, quan
tâm đến đối tác, cân nhắc. Theo nghiên cứu của Kin và Cheng21 , tiến hành trên 263
khách thể với tình trạng đang trong mối quan hệ tình cảm ở Hồng Kơng cho thấy sự
thân mật và cam kết có tác động tới mức độ hài lòng trong mối quan hệ, trong khi đó
đam mê khơng có tác động đến sự hài lòng. Nghiên cứu trên 204 người trưởng thành
của Acker và Davis1 cho thấy sự cam kết là yếu tố dự báo mạnh mẽ nhất về sự hài lòng
trong mối quan hệ, đặc biệt với những mối quan hệ lâu dài. Kết quả nghiên cứu của
Hill17 được tiến hành trên 370 sinh viên cho thấy sự hài lòng trong mối quan hệ có mối
tương quan thuận với sự thân mật, đam mê và cam kết. Bên cạnh đó cả ba yếu tố này
đều tác động đến sự hài lòng trong mối quan hệ ở sinh viên. Tương tự, báo cáo kết quả
của Madey và Rodgers23 cho thấy có mối tương quan giữa sự hài lòng trong mối quan
hệ và sự thân mật, đam mê và cam kết. Kết quả nghiên cứu tương tự của Kochar và
Sharma22 tiến hành trên 100 sinh viên cũng có thấy có mối tương quan thuận giữa sự
hài lòng trong mối quan hệ và sự thân mật, đam mê và cam kết ở sinh viên.

1.1.2.

Những nghiên cứu tại Việt Nam

Tại Việt Nam, nghiên cứu về giá trị trong tình yêu của sinh viên cũng đang là vấn đề
thu hút nhiều sự quan tâm. Theo luận văn của 6 với đề tài “Định hướng giá trị trong tình
yêu của sinh viên một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh” đã khẳng định sinh
viên ngày nay đề cao mối quan hệ tình cảm thân mật thuần khiết, tốt đẹp hơn là hướng
tới gắn kết dài lâu/suốt đời hay những vấn đề liên quan đến giới tính, tình dục. Kết quả
cho thấy sinh viên có thái độ tích cực về các nhóm giá trị gắn bó và cam kết cao hơn so
với thái độ tiêu cực. Bên cạnh đó, sinh viên xác nhận phù hợp nhất với thái độ về giá trị
gắn bó so với hai nhóm giá trị cịn lại. Điều này cho thấy sinh viên khi chọn người yêu,
họ coi trọng yếu tố đạo đức ở người bạn của mình hơn là vật chất, ngoại hình. Khi xét

6


về giới tính, kết quả chỉ ra rằng sinh viên nam có mức độ phù hợp về các nhóm giá trị
cao hơn so với nữ, và đặc biệt là nhóm giá trị tình dục.
Theo nghiên cứu của Phung và Le27 về “Định hướng giá trị trong tình u-hơn nhân và
gia đình của sinh viên Đại Học Cần Thơ” đã chỉ ra tính chung thủy, chân thành, trung
thực là một trong những yếu tố sinh viên đánh giá là quan trọng nhất. Sinh viên cho
rằng tình u chân chính là tình yêu xuất phát từ tình cảm chân thật từ hai phía, khơng
vụ lợi toan tính, cả hai người cùng hướng về tương lai lâu dài, và khơng vì lợi ích hào
nhống bên ngồi. Từ đó cho thấy sinh viên có nhận thức nghiêm túc về bản chất của
tình yêu chân chính.
Nhìn chung, ở Việt Nam vấn đề tình u của sinh viên là một đề tài đã được tìm hiểu
và được nhiều kết quả đa dạng. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về “Mối liên hệ
giữa thái độ và sự hài lịng trong tình u ở thanh niên/sinh viên” cịn chưa được triển
khai rộng nhất. Vì vậy, “thái độ và sự hài lịng trong tình u ở thanh niên” cịn mới

mẻ, chưa được tìm hiểu nhiều. Bên cạnh đó, tình u thanh niên/ sinh viên là vấn đề có
vai trò quan trọng đối với cuộc sống, sự phát triển nhân cách của mỗi sinh viên lẫn xã
hội vì tình yêu nam nữ là tình cảm rất đặc trưng ở độ tuổi này.
1.2.

Lý luận về mối liên hệ giữa thái độ về sự gắn bó và mức độ hài lịng trong

tình yêu
1.2.1.

Lý luận về tình yêu

Theo Rubin28 đã đưa ra định nghĩa về tình yêu là thái độ cá nhân gồm các yếu tố độc
quyền, tin tưởng, qua tâm và phụ thuộc. Kochar và Sharma 22 cũng đã khái niệm rằng,
tình yêu là sự kết hợp của xúc cảm, nhận thức và hành vi và thường đóng một vai trị
quan trọng trong mối quan hệ tình cảm thân mật. Tình yêu là cơ sở cho cả nhưng tình
cảm là phi tình dục - tình yêu bản thân, tình yêu cha mẹ và con cái, tình bạn, lịng nhân
ái nói chung.
Oanh26 đã định nghĩa tình yêu là dạng tình cảm tất yếu, cao cấp và rất phức tạp nhiều
khi tưởng chừng như không tuân theo quy luật nào trong đời sống con người. Nó chịu
sự chi phối của đời sống tâm lý, của nhiều hiện tượng tâm lý khác như: nhu cầu, nguyện
vọng, lý tưởng, ước mơ, tài năng, đạo đức, của các hiện tượng sinh lý như tình dục, sức
khỏe và có sự tham gia của nhiều loại tình cảm: tình thương, tình bạn, lịng nhân ái,
danh dự, lương tâm. Tình u liên quan, gắn bó mật thiết với đời sống tâm lý con người,
7


liên quan đến đời sống xã hội, kinh tế, văn hóa. Tình u là cơ sở cho cả nhưng tình
cảm là phi tình dục - tình yêu bản thân, tình u cha mẹ và con cái, tình bạn, lịng nhân
ái nói chung.

1.2.2.

Lý luận về tình u lứa đơi

Tình u lứa đôi là khao mát mạnh mẽ và tràn ngập được hòa hợp với người khác và
bao gồm khao khát về tình dục, được xây dựng dựa trên sự thân mặt, tin tưởng (Hatfield
và Rapson, 1993).
Theo từ điểm tâm lý học, tình u đơi lứa (tình u nam nữ) là sự rung cảm sâu sắc nhất
của thống nhất về nhiều mặt: mặt tự nhiên và xã hội, cơ chế và tinh thần, thẩm mỹ và
đạo đức, nhưng lại mang tính cá nhân mạnh mẽ. tình u đơi lứa có những đặc trưng cơ
bản: sự gắn bó tình cảm chặt chẽ với một người thuộc giới khác, xu hướng suy nghĩ về
người đó theo lối lý tưởng hóa, một sức hấp dẫn rõ rệt về thể xác mà người ta thường
coi sự đụng chạm thân thể là thể hiện sức hấp dẫn ấy 11.
Tình yêu sinh viên là dạng tình cảm cấp cao rất mạnh mẽ và bền vững, xuất hiện khi
con người bước vào tuổi trưởng thành và đang thực hiện vai trị là sinh viên trong đời
sống xã hội. Tình yêu sinh viên được đặc trưng bằng sự hấp dẫn giới tính, tình dục và
nhằm hướng đến một đối tượng nhất định để hình thành sự gắn kết về tâm hồn, thể xác
lẫn cuộc đời với nhiều cung bậc cảm xúc, biểu hiện phức tạp khác nhau. Tình yêu sinh
viên là thời kì yêu đương thực sự của con người, là tình yêu tuổi trưởng thành (nữ từ 18
đến 20, nam từ 24 đến 25 tuổi) trở đi. Nó rất khác với tình yêu khi con người mới lớn
và mang những đặc điểm đặc trưng sau: Những dấu hiệu cơ bản của tình thường biểu
hiện rất rõ rệt (tình thương, tình bạn, nhất là tình dục). Tình yêu được xây dựng trên cơ
sở nhận thức, có cân nhắc suy xét, có tính đến chuyện lâu dài. Hơn nhân là mục đích
thường được nhắc tới với ý thức rõ rệt. Tình u ổn định và bền vững hơn, nhưng cũng
khó hình thành hơn. Trước khi quyết định yêu nhau, sinh viên thường có sự suy xét
phân tích khá kỹ lưỡng và nghiêm túc. Như vậy, ta thấy, tình yêu thời kì này mang tính
thực tiễn rõ rệt. Tựu trung lại, tình yêu sinh viên là dạng tình cảm của lứa tuổi trưởng
thành, xuất hiện ở những người đang đóng vai trị xã hội là sinh viên. Nó có biểu hiện
đa dạng, phong phú tùy theo quan niệm, tính cách của từng bạn. Trong đó, một trong
những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sinh viên tìm kiếm và trải nghiệm tình yêu chân

chính là định hướng giá trị trong tình u của họ32.
8


Lý luận về sự hài lịng trong tình u

1.2.1.

Sự hài lòng trong mối quan hệ đề cập đến cảm giác, thái độ, hay hành vi trong mối
quan hệ có liên hệ đến thái độ về tình dục, cảm giác yêu thương, sự cam kết, tự bộc lộ,
và sự đầu tư trong mối quan hệ16. Anderson và Emmers-Sommer4 đã định nghĩa sự
hài lòng trong mối quan hệ là mức độ mà cá nhân nhận thấy hài lòng khi đối phương
đáp ứng, thỏa mãn những nhu cầu của mình. Bên cạnh đó, sự hài lòng trong mối quan
hệ tương ứng với nhận định tích cực của cá nhân về mối quan hệ của họ7.
Lý luận về sự gắn bó

1.2.2.

Yoo và cộng sự đã định nghĩa là sự gắn bó là trải nghiệm chủ quan của cá nhân về sự
33

gần gũi và gắn bó đối phương, xuất hiện trong mối quan hệ tình cảm bao gồm sự bộc lộ
bản thân, tin tưởng, đồng cảm và chấp nhận. Sự hài lòng trong mối quan hệ bắt nguồn
từ sự gắn bó. Sự thân mật đề cập đến cảm giác gần gũi, ràng buộc, giá trị của mối quan
hệ tình cảm5
Cần phải có lý luận về mối liên hệ giữa thái độ về sự gắn bó và hài lịng trong tình u
của thanh niên để có cơ sở nghiên cứu thực thiễn
1.2.3.

Lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng trong mối


quan hệ ở sinh viên
Sternberg30 đã xây dựng mơ hình lý thuyết về tình u dựa trên ba khía cạnh gồm thân
mật, đam mê và cam kết. Trong đó, thân mật là cảm giác gần gũi, kết nối, thân thiết và
gắn bó trong mối quan hệ yêu thương. Với mong muốn hỗ trợ về mặt tinh thần, thể chất
cho người yêu, hạnh phúc khi ở bên người mình yêu, chia sẻ cảm xúc với họ. Chúng ta
chân thành yêu mến họ và sung sướng khi họ ở bên cạnh chúng ta. Chúng ta tin rằng họ
sẽ ở bên cạnh ta trong những giờ phút khó khăn và chúng ta ln cố gắng bên cạnh họ
khi họ gặp khó khăn. Chúng ta muốn chia sẻ với họ các vấn đề sinh hoạt hàng ngày, ý
nghĩ, tình cảm và muốn có những hoạt động chung với họ. Trên thực tế những sở thích
và những cơng việc chung có thể là một trong những yếu tố có tính chất quyết định biến
các quan hệ thân thiết thành quan hệ tình yêu hoặc vợ chồng. Đam mê thể hiện sự lãng
mạn, sự lôi cuốn thể xác và hấp dẫn tình dục trong mối quan hệ lứa đơi. Cịn về sự cam
kết, cam kết ngắn hạn nằm ở chỗ sinh viên quyết định hoặc cảm thấy yêu ai một cách

9


có ý thức, về dài hạn, sự cam kết thể hiện tình yêu chân thành, sâu sắc và mong muốn
gắn bó lâu dài.
TIỂU KẾT
Tình u sinh viên là dạng tình cảm cấp cao rất mạnh mẽ và bền vững, xuất hiện khi
con người bước vào tuổi trưởng thành và đang thực hiện vai trò là sinh viên trong đời
sống xã hội. Tình yêu sinh viên được đặc trưng bằng sự hấp dẫn giới tính, tình dục và
nhằm hướng đến một đối tượng nhất định để hình thành sự gắn kết về tâm hồn, thể xác
lẫn cuộc đời với nhiều cung bậc cảm xúc, biểu hiện phức tạp khác nhau. Mối liên hệ
giữa thái độ về sự gắn bó và hài lịng trong tình u đã và đang nhận được sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Các nghiên cứu cho thấy thái độ về sự gắn bó
trong tình u có ảnh hưởng đến mức độ hài lịng trong mối quan hệ tình cảm của cá
nhân. Tuy nhiên, tại Việt Nam, mối liên hệ giữa thái độ về sự gắn bó và hài lịng trong

tình u ở sinh viên vẫn chưa được nghiên cứu rộng rãi
Chương 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp
2.1.1. Mẫu nghiên cứu và cách tiến hành
2.1.1.1. Thông tin về mẫu nghiên cứu
Từ 429 phiếu khảo sát được phát ra, chúng tôi thu về 429 phiếu khảo sát (đạt tỉ lệ 100%).
Sau khi loại bỏ các phiếu khảo sát không đạt yêu cầu, phiếu thông tin trả lời không đáng
tin cậy (chọn cùng một mức độ) 423 đạt tỉ lệ 98.6% số phiếu khảo sát phát ra, vượt quá
tỷ lệ phản hồi đủ điều kiện là 30% mà hầu hết các nhà nghiên cứu yêu cầu để dữ liệu
được xử lý10. Kết quả thống kê cho thấy có sự chênh lệch khá lớn kích thước các nhóm
mẫu theo đặc điểm về giới tính, năm học và tình trạng mối quan hệ. Trong đó, nữ chiếm
82.7% trong tổng số khách thể tham gia nghiên cứu. Sinh viên năm nhất chiếm 33.3%,
sinh viên năm hai chiếm 30.3%, sinh viên năm ba chiếm 20.3%, sinh viên năm tư chiếm
16.1%. Sinh viên đã trải qua mối quan hệ tình cảm chiếm 55.8%, sinh viên đang trong
mối quan hệ tình cảm chiếm 44.2%.
Bảng 2.1. Thông tin mẫu nghiên cứu theo đặc điểm nhân khẩu
Đặc điểm nhân khẩu học
Giới tính

Nam

Số lượng

Tần suất
(%)

73

17.3
10



Năm học

Tình trạng mối
quan hệ

Nữ

350

82.7

Cộng

423

100

Năm nhất

141

33.3

Năm hai

128

30.3


Năm ba

86

20.3

Năm tư

68

16.1

Cộng

423

100

Đã từng trong mối quan hệ tình cảm

236

55.8

Đang trong mối quan hệ tình cảm

187

44.2


Tổng

423

100.0

2.2. Cơng cụ nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng bảng hỏi bao gồm một số câu hỏi về nhân khẩu (gồm giới tính,
năm học và tình trạng mối quan hệ), 15-item về thái độ trong tình yêu của sinh viên
dành cho bản thân và người yêu6 trên thang Likert 5 mức độ với: 1 = “Khơng phù hợp”,
2 = “Ít phù hợp”, 3 = “phân vân”, 4 = “phù hợp”, 6 = “rất phù hợp”. Độ nhất quán bên
trong của toàn thang đo theo chỉ số Cronbach’s Alpha là 0.628
Thang đo đánh giá mức độ hài lòng trong mối quan hệ của sinh viên bằng Thang đo
đánh giá mức độ hài lòng trong mối quan hệ (7- item, Burns Relationship Satisfaction
Scale (BRSS)8. Đặc trưng cho mức độ hài lòng trong mối quan hệ gồm giao tiếp, sư cởi
mở, giải quyết xung đột, mức độ quan tâm, sự thân mật và gần gũi, hài lịng với vị trí
trong mối quan hệ và sự hài lòng chung. Mức độ hài lòng được đánh giá trên thang điểm
7 từ: 1 = "Cực kỳ khơng hài lịng", 2 = "khơng hài lịng", 3 = "Một chút khơng hài lịng",
4 = "Trung lập", 5 = "Một chút hài lòng", 6 = "Hài lòng", 7 = "Cực kỳ hài lòng". Tổng
điểm của thang đo nằm trong khoảng từ 0 - 42, điểm càng cao phản ánh mức độ hài
lòng càng cao. Độ nhất quán bên trong của toàn thang đo theo chỉ số Cronbach’s Alpha
là 0.929.
Bảng 2.2. Mức độ hài lòng trong mối quan hệ

11


Mức độ hài lịng


Phân loại

Cực kỳ khơng hài lịng

0 - 10

Rất khơng hài lịng

11 - 20

Khơng hài lịng

21 - 25

Một chút khơng hài lịng

26 - 30

Một chút hài lịng

31 - 35

Hài lòng

36 - 40

Rất hài lòng

41 - 42


Giá trị

Thống kê mức độ hài lịng trong mối quan hệ tình cảm của sinh viên

2.3.

Bảng 2.3 trình bày số liệu thống kê mơ tả về mức độ hài lịng trong mối quan hệ của
sinh viên, trong đó: mức độ cực kỳ khơng hài lịng trong mối quan hệ có 9 sinh viên,
chiếm 2.1%; mức độ rất khơng hài lịng có 43 sinh viên chiếm 10.2%; mức độ khơng
hài lịng có 53 sinh viên chiếm 12.5%; mức độ một chút khơng hài lịng trong mối quan
hệ có 59 sinh viên chiếm 13.9%; mức độ một chút hài lịng trong mối quan hệ có 151
sinh viên chiếm 35.7%; mức độ hài lịng có 89 sinh viên chiếm 21.0%; mức độ rất hài
lòng trong mối quan hệ có 19 sinh viên chiếm 4.5%.
Bảng 2.3. Bảng thống kê mức độ
Mức độ

Số lượng

Tần suất (%)

Cực kỳ không hài lịng

9

2.1

Rất khơng hài lịng

43


10.2

Khơng hài lịng

53

12.5

Một chút khơng hài lòng

59

13.9

Một chút hài lòng

151

35.7

Hài lòng

89

21.0

Rất hài lòng

19


4.5
12


Tổng

423

100.0

2.4. Phân tích dữ liệu
2.4.1. Kiểm định sự khác biệt về tình trạng mối quan hệ của sinh viên về
mức độ hài lòng trong mối quan hệ.
Independent Sample T-Test được thực hiện nhằm kiểm tra sự khác biệt thống kê giữa
tình trạng mối quan hệ và mức độ hài lịng trong mối quan hệ, được trình bày trong bảng
2.4.1 Kết quả của Levene’s Test for Homogeneity of Variances cho thấy phương sai
giữa hai tình trạng mối quan quan hệ là không khác nhau: F (421) = .941, p > .05. Kết
quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ hài lòng của những sinh
viên có tình trạng mối quan hệ khác nhau: t(421) = -4.619, p = 0.00. Trong đó sinh viên
đang trong mối quan hệ (M = 4.593, SD = 1.110) có mức độ hài lòng cao hơn so với
những sinh viên đã trải qua mối quan hệ tình cảm (M = 4.099, SD = 1.076).
Bảng 2.4.1. Kết quả kiểm định Independent sample T-Test
Levene's
Test
for
Equality of
Variances

HLTMQH


Equal
variances
assumed
Equal
variances
not
assumed

t-test for Equality of Means

Mean
Difference

Std. Error
Difference

95% Confidence
Interval of the
Difference
Lower
Lower

F

Sig.

t

df


Sig. (2tailed)

.941

.333

-4.619

421

.000

-.49355

.10686

-.70359

-.28350

-4.602

393.426

.000

-.49355

.10725


-.70439

-.28270

*Ghi chú HLTMQH: hài lòng trong mối quan hệ
2.4.2. Tương quan giữa sự hài lòng trong mối quan hệ, thái độ về sự gắn bó
và tình trạng mối quan hệ.
Kết quả phân tích tương quan giữa mức độ hài lịng trong mối quan hệ, thái độ về sự
gắn bó và tình trạng mối quan hệ được trình bày trong bảng 2.4.2. Theo đó, mức độ hài
lịng trong mối quan hệ có tương quan thuận có ý nghĩa thống kê ở mức độ trung bình
với thái độ về sự gắn bó (r = .357, p < .01) và mức đô yếu với tình trạng mối quan hệ (r
= .220, p < .01). Qua đó cho thấy rằng sinh viên có thái độ về sự gắn bó càng cao thì
mức độ hài lòng trong mối quan hệ càng cao, những sinh viên đang trong mối quan hệ
có mức độ hài lịng cao hơn so với những sinh viên đã từng trong mối quan hệ.
Bảng 2.4.2. Tương quan giữa sự hài lòng trong mối quan hệ, thái độ về sự gắn bó và
tình trạng mối quan hệ.
1

2

3

13


1. Hài lòng trong mối quan hệ
2. Thái độ về sự gắn bó

.357**


3. Tình trạng mối quan hệ

.220**

.041

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
2.4.3. Kết quả phân tích hồi quy
Để khẳng định mối liên hệ và mức độ tác động của các nhân tố đến mức độ hài lòng
trong mối quan hệ, trên cơ sở kết quả phân tích tương quan, chúng tơi tiếp tục thực hiện
phân tích hồi quy đa biến, kết quả phân tích hồi quy được trình bày dưới đây.
Đa cộng tuyến được kiểm tra cho tất cả các biến độc lập bằng cách sử dụng hệ số tương
quan Pearson. Hệ số giá trị tương quan nhỏ hơn 0.8 cho thấy khơng có hiện tượng đa
cộng tuyến giữa các biến độc lập3. Độ chấp nhận của mỗi biến cao hơn 0.2 và hệ số
phóng đại phương sai (variance inflation factor-VIF) của tất cả các biến đều nhỏ hơn 2,
cho thấy khơng có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mơ hình 2, 13.
Thêm vào đó, trị số thống kê Durbin–Watson được thực hiện để kiểm tra sự tương quan,
DW = 1.934 cho thấy khơng có mối tương quan giữa các phần dư 12. Vì vậy, giả định
được thỏa mãn và phân tích hồi quy được tiến hành.
Kết quả hồi quy của mơ hình cho thấy giá trị R2 (R Square) = .173, điều này nói lên độ
thích hợp của mơ hình là 17.3% hay nói cách khác là khoảng 17.3% tác động của các
thành phần đang xét đến hài lòng trong mối quan hệ của sinh viên. Giá trị R 2 hiệu chỉnh
(Adjusted R Square) phản ánh chính xác sự phù hợp của mơ hình đối với tổng thể, giá
trị R2 hiệu chỉnh = .165 (hay 16.5%) có nghĩa là giá trị này chỉ ra rằng các biến độc lập
đưa vào ảnh hưởng 16.5% sự thay đổi của biến phụ thuộc, cịn lại 83.5% là do các biến
ngồi mơ hình và sai số ngẫu nhiên được trình bày ở bảng 2.4.3.
Kết quả phân tích phương sai ANOVA cho thấy giá trị (F(4, 418) = 21.898, p < .001),
có nghĩa là mơ hình hồi quy phù hợp với dữ liệu thu nhập được và các biến đưa vào đều
có ý nghĩa trong thống kê với mức ý nghĩa 5%.
Kết quả ở bảng cho thấy thái độ về sự gắn bó (β = .955, p < .01) và trạng thái mối quan

hệ (β = .454, p < .01) là những yếu tố dự báo quan trọng đến mức độ hài lòng trong mối
quan hệ.
Bảng 2.4.3. Kết quả phân tích hồi quy của sự hài lòng trong mối quan hệ

Model
1

(Constant)
TDGB
GT
NH

Unstandardized
Coefficients
B
-.106
.955
.172
.021

Std. Error
.522
.124
.133
.048

Standardize
d
Coefficients
Beta

.347
.058
.020

t

p

F

R2

Adjust
ed R2

-.203
7.716
1.290
.447
4.511

.839
.000
.198
.655
.000

21.898

.173


.165

14


TTMQH

.454

.101

.202

-.203

.839

*Ghi chú TDGB: thái độ về sự gắn bó, GT: giới tính, NH: năm học, TTMQH: tình
trạng mối quan hệ
THẢO LUẬN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.


3.
4.
5.

6.
7.

8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.

17.
18.
19.

20.

21.

22.

Michele Acker và Mark H Davis (1992), Intimacy, passion and commitment in adult romantic
relationships: A test of the triangular theory of love, Journal of social and personal

Relationships, số 9(1), tr. 21-50.
Michael Olusegun Akinwande, Hussaini Garba Dikko, và Agboola Samson (2015), Variance
inflation factor: as a condition for the inclusion of suppressor variable (s) in regression analysis,
Open Journal of Statistics, số 5(07), tr. 754.
Paul D Allison (1999), Multiple regression: A primer, Pine Forge Press.
Traci L Anderson và Tara M Emmers-Sommer (2006), Predictors of relationship satisfaction in
online romantic relationships, Communication Studies, số 57(2), tr. 153-172.
Alexandro Andrade, Joao Wachelke, và Anna Beatriz Carnielli Howat-Rodrigues (2015),
Relationship satisfaction in young adults: Gender and love dimensions, Interpersona: An
International Journal on Personal Relationships, số 9(1), tr. 19-31.
Nhu Nguyen Le Anh (2013), Định hướng giá trị trong tình yêu của sinh viên một số trường Đại
học tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Yael E Avivi, Jean-Philippe Laurenceau, và Charles S Carver (2009), Linking relationship quality
to perceived mutuality of relationship goals and perceived goal progress, Journal of Social and
Clinical Psychology, số 28(2), tr. 137-164.
DD Burns và SL Sayers (1992), Development and validation of a brief relationship satisfaction
scale, Unpublished manuscript.
Ed Diener, Eunkook M Suh, Richard E Lucas, và Heidi L Smith (1999), Subjective well-being:
Three decades of progress, Psychological bulletin, số 125(2), tr. 276.
Don A Dillman (2011), Mail and Internet surveys: The tailored design method--2007 Update
with new Internet, visual, and mixed-mode guide, John Wiley & Sons.
V Dung (2008), Từ điển Tâm lý học,Từ điển Bách khoa.
A Field và Discovering Statistics Using SPSS (2009), Sage Publications Ltd, Thousand Oaks, tr.
457-505.
Andy Field (2016), An adventure in statistics: The reality enigma, Sage.
Kory Floyd (2006), Communicating affection: Interpersonal behavior and social context,
Cambridge University Press.
Manfred Hassebrauck và Beverley Fehr (2002), Dimensions of relationship quality, Personal
relationships, số 9(3), tr. 253-270.
Susan S Hendrick, Clyde Hendrick, và Nancy L Adler (1988), Romantic relationships: Love,

satisfaction, and staying together, Journal of personality and social psychology, số 54(6), tr.
980.
Michael Talmadge Hill (2009), Intimacy, passion, commitment, physical affection and
relationship stage as related to romantic relationship satisfaction, Oklahoma State University.
Giang Ngo Thi Hoang (2016), Nghiên cứu tình yêu của những người trưởng thành.
Samantha Joel, Paul W Eastwick, Colleen J Allison, Ximena B Arriaga, Zachary G Baker, Eran
Bar-Kalifa, Sophie Bergeron, Gurit E Birnbaum, Rebecca L Brock, và Claudia C Brumbaugh
(2020), Machine learning uncovers the most robust self-report predictors of relationship
quality across 43 longitudinal couples studies, Proceedings of the National Academy of
Sciences, số 117(32), tr. 19061-19071.
Benjamin R Karney và Thomas N Bradbury (1995), The longitudinal course of marital quality
and stability: A review of theory, methods, and research, Psychological bulletin, số 118(1), tr.
3.
Ting Ng Kin và Christopher HK Cheng (2010), The effects of intimacy, passion, and commitment
on satisfaction in romantic relationships among Hong Kong Chinese people, Journal of
psychology in Chinese Societies, số 11(2), tr. 123.
Rahmat Kaur Kochar và Daisy Sharma (2015), Role of love in relationship satisfaction, The
International Journal of Indian Psychology, số 3(1), tr. 81-107.
16


23.
24.
25.
26.
27.

28.
29.


30.
31.
32.
33.

Scott F Madey và Lindsey Rodgers (2009), The Effect of Attachment and Sternberg's Triangular
Theory of Love on Relationship Satisfaction, Individual Differences Research, số 7(2).
Rogge Mattson và Davidson Johnson Fincham.(2012). The positive and negative semantic
dimensions of relationship satisfaction, Personal Relationships.
Thi Vu Nho (2000), Tâm Lý học phát triển,Đại học Quốc Gia.
B.N Oanh (2008), Tâm lí học giới tính và giáo dục giới tính,Nxb Giáo dục.
Ha Tran Thi Phung và Ngoc Nguyen Le (2014), Định hướng giá trị trong tình yêu - hôn nhân và
gia đinh của sinh viên Đại học Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 33, tr.
63-74.
Zick Rubin (1970), Measurement of romantic love, Journal of personality and social
psychology, số 16(2), tr. 265.
Susan Sprecher và Susan S Hendrick (2004), Self-disclosure in intimate relationships:
Associations with individual and relationship characteristics over time, Journal of Social and
Clinical Psychology, số 23(6), tr. 857-877.
Robert J Sternberg (1986), A triangular theory of love, Psychological review, số 93(2), tr. 119.
Robert J Sternberg và Mahzad Hojjat (1997), Satisfaction in close relationships, Guilford Press.
Mai Tran Thi Thu (2013), Giáo trình Tâm lý người trưởng thành,Đại học Sư Phạm.
Hana Yoo, Suzanne Bartle-Haring, Randal D Day, và Rashmi Gangamma (2014), Couple
communication, emotional and sexual intimacy, and relationship satisfaction, Journal of sex &
marital therapy, số 40(4), tr. 275-293.

17


PHỤ LỤC

BẢNG HỎI NGHIÊN CỨU
CAM KẾT
Chào anh/chị và các bạn,
Chúng tơi là nhóm nghiên cứu đến từ Khoa Tâm lý học, trường Đại học Sư
phạm TP.HCM. Bảng hỏi sau đây nhằm thu thập dữ liệu cho nghiên cứu
"MỐI LIÊN HỆ GIỮA THÁI ĐỘ VỀ SỰ GẮN BĨ VÀ HÀI LỊNG
TRONG TÌNH U Ở SINH VIÊN". Chúng tơi cung cấp phiếu khảo sát,
hy vọng có thể mời anh/chị và các bạn tham gia vào đề tài nghiên cứu này.
TẤT CẢ NHỮNG THÔNG TIN CỦA ANH/CHỊ VÀ CÁC BẠN CHIA SẺ
TRONG BẢNG HỎI NÀY SẼ ĐƯỢC MÃ HĨA ẨN DANH, HỒN
TỒN ĐƯỢC BẢO MẬT VÀ CHỈ SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH
NGHIÊN CỨU.
Chúng tôi rất trân trọng sự tham gia của anh/chị và các bạn trong nghiên
cứu này. Mỗi câu trả lời nghiêm túc của anh/chị và các bạn sẽ góp phần lớn
cho kết quả nghiên cứu.
Nếu anh/chị và các bạn có thắc mắc hay ý kiến về đề tài nghiên cứu này,
xin vui lòng liên hệ với Trần Thị Như Quỳnh - Sinh viên khoa Tâm lý học
trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
Số điện thoại: 039 468 7074
Email:
Anh/chị và các bạn có quyền khơng tiếp tục tham gia nghiên cứu vì bất kỳ
lý do gì.
A. THƠNG TIN CHUNG
1. Giới tính
 Nam
 Nữ
2. Bạn là sinh viên năm mấy?
18



 Năm nhất
 Năm hai
 Năm ba
 Năm tư
3. Tình trạng mối quan hệ
 Đã trải qua mối quan hệ tình cảm
 Đang trong mối quan hệ tình cảm
B. THÁI ĐỘ VỀ GIÁ TRỊ GẮN BĨ TRONG TÌNH U
Dưới đây là những câu hỏi về thái độ của bạn về giá trị gắn bó trong tình
u. Với mỗi câu hỏi, bạn hãy chọn vào con số tương ứng với mức độ
thường xun mà bạn có
1 – Khơng phù hợp
2 – Ít phù hợp
3 – Phân vân
4 – Phù hợp
5 – Rất phù hợp
——1. Tôi yêu thương và tôn trọng người yêu của mình một cách chân thành
——2. Vì hạnh phúc của người u, tơi có thể hy sinh, chấp nhận thiệt thịi
——3. Những khi gặp trắc trở trong tình u, tôi thấy chán nản và muốn bỏ cuộc
——4. Tôi thấy tán tỉnh nhiều người cùng lúc thú vị
——5. Tôi luôn giữ lời hứa và nhiệt tình giúp đỡ người yêu
——6. Tôi chỉ tôn trọng và trung thực với người yêu nếu mình khơng thiệt thịi
——7. Tơi biết lắng nghe và đồng cảm với người u mình
——8. Tơi có thể tự chăm sóc bản thân mình rất tốt
——9. Tơi ln cố gắng dành thời gian cho người yêu dù bận đến đâu

19




×