Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Luận án tiến sĩ luật học phòng ngừa các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người từ thực tiễn tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 174 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ THU HIỀN

PHÒNG NGỪA CÁC TỘI XÂM PHẠM NHÂN PHẨM,
DANH DỰ CỦA CON NGƯỜI TỪ THỰC TIỄN
TỈNH PHÚ THỌ

Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 9.38.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Hoàng Xuân Châu
2. TS. Đỗ Đức Hồng Hà

HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Đỗ Thu Hiền



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................................................. 8
1.1. Các cơng trình nghiên cứu về phịng ngừa các tội xâm phạm
nhân phẩm, danh dự của con người ở nước ngoài .................................... 8
1.2. Các cơng trình nghiên cứu về phịng ngừa các tội xâm phạm
nhân phẩm, danh dự của con người ở trong nước .................................. 14
1.3. Nhận xét, đánh giá và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ....... 23
Kết luận chương 1 ......................................................................................... 28
Chương 2: LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA CÁC TỘI XÂM PHẠM
NHÂN PHẨM, DANH DỰ CỦA CON NGƯỜI ........................................ 29
2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của phòng ngừa các tội xâm
phạm nhân phẩm, danh dự của con người .............................................. 29
2.2. Nguyên tắc phòng ngừa các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự
của con người .......................................................................................... 46
2.3. Cơ sở pháp lý cho phòng ngừa các tội xâm phạm nhân phẩm,
danh dự của con người ............................................................................ 50
2.4. Chủ thể và nội dung phòng ngừa các tội xâm phạm nhân phẩm,
danh dự của con người ............................................................................ 54
Kết luận chương 2 ......................................................................................... 65
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA CÁC TỘI XÂM PHẠM
NHÂN PHẨM, DANH DỰ CỦA CON NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH PHÚ THỌ ........................................................................................... 66
3.1. Tình hình, nguyên nhân, điều kiện nảy sinh các tội xâm phạm
nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn tỉnh Phú Thọ .............. 66


3.2. Kết quả phòng ngừa các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của
con người trên địa bàn tỉnh Phú Thọ....................................................... 80

3.3. Hạn chế trong phòng ngừa các tội xâm phạm nhân phẩm, danh
dự của con người trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ......................................... 102
Kết luận chương 3 ....................................................................................... 116
Chương 4: DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG
NGỪA CÁC TỘI XÂM PHẠM NHÂN PHẨM, DANH DỰ CỦA
CON NGƯỜI TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ .................................. 118
4.1. Dự báo tình hình tội xâm phạm các tội xâm phạm nhân phẩm,
danh dự của con người trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ................................ 118
4.2. Giải pháp tăng cường phòng ngừa các tội xâm phạm nhân phẩm,
danh dự của con người ở nước ta .......................................................... 127
KẾT LUẬN .................................................................................................. 146
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ .................. 148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 149
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 159


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ANTT

An ninh trật tự

BLHS

Bộ luật Hình sự

HĐND

Hội đồng nhân dân


KSV

Kiểm sát viên

KT-XH

Kinh tế - xã hội

NPDD

Nhân phẩm, danh dự

TAND

Tồn án nhân dân

THTP

Tình hình tội phạm

UBND

Uỷ ban nhân dân

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

VPPL


Vi phạm pháp luật

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Con người được coi là vốn quý của xã hội, là đối tượng hàng đầu được
pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng bảo vệ. Bảo vệ con người trước
hết là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, bảo vệ nhân phẩm, danh dự của họ, vì đó là
những vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với con người.
Ở Việt Nam, trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người nói chung, bảo vệ
NPDD của con người nói riêng, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định con người
vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; con
người là trung tâm của các chính sách kinh tế - xã hội, thúc đẩy và bảo vệ quyền
con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững, bảo đảm thắng lợi
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mọi chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều nhằm phấn đấu cho mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, cơng bằng, văn minh”, tất cả là vì
con người và cho con người. Nhà nước Việt Nam không chỉ khẳng định sự tơn
trọng và bảo vệ quyền con người nói chung, NPDD của con người nói riêng, mà
cịn xây dựng cơ chế, bộ máy và có các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện
các quyền đó trên thực tế. Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm
phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm;
không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào
khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.
Nhận thức được ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng của việc bảo vệ

NPDD của con người, thời gian qua cơng tác bảo vệ, phịng ngừa, đấu tranh
chống các tội xâm phạm NPDD của con người đã được Đảng và Nhà nước ta đặc
biệt quan tâm và được các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện một
cách nghiêm túc. Các văn kiện, nghị quyết của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà
nước đều yêu cầu các cơ quan chức năng phải chủ động phòng ngừa, huy động
hiệu quả nhất sức mạnh cộng đồng vào công cuộc đấu tranh phòng ngừa và
chống tội phạm. Những mục tiêu trên được cụ thể hóa thơng qua Nghị quyết số
48-NQ/TW ngày 24 tháng5 năm 2015 “Về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ

1


thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”; Chương
trình quốc gia phịng chống tội phạm và Quyết định số 1217/QĐ-TTG ngày 06
tháng 9 năm 2012 “Phê duyệt Chương trình mục tiêu phịng, chống tội phạm giai
đoạn 2012-2015”; Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 2025 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4
năm 2016 “Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn
2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030”; ... Tuy nhiên, việc hiện thực hóa các
mục tiêu này trên thực tế vẫn cịn nhiều vướng mắc, khó khăn. Thói quen sinh
hoạt, phong tục tập quán, quy tắc đạo đức khơng phù hợp hay những thiếu sót
trong quy định của pháp luật... khiến cho hiệu quả công tác này thấp. Vì thế, tình
hình các tội phạm xâm phạm NPDD của con người đang diễn biến phức tạp, rất
đáng lo ngại, tội phạm xảy ra ở nhiều địa phương, với phạm vi khác nhau; gây ra
thiệt hại to lớn, lâu dài cho nạn nhân và trật tự xã hội. Không những vậy, hành vi
xâm phạm NPDD con người ngày càng tinh vi, đa dạng và phức tạp hơn; gây
mất an ninh trật tự, tạo tâm lý bất an cho người dân.
Phú Thọ là một tỉnh Trung du miền núi phía Bắc của Việt Nam, có vị trí
trung tâm vùng và là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đơ Hà Nội. Tỉnh Phú Thọ
nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phịng - Hà Nội - Cơn Minh (Trung Quốc),
phía Đơng giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây tiếp giáp thành phố Hà Nội, phía Nam

giáp tỉnh Hồ Bình, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang. Đây là một
trong những địa phương có nhiều tiềm năng phát triển KT-XH ở vùng Trung du
miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, cùng với q trình phát triển KT-XH, các loại tội
phạm có sự gia tăng, trong đó có tội xâm phạm NPDD của con người. Do truyền
thống, nhận thức, phong tục... mà đa số người dân khơng nhận thức được hành
vi của mình đã xâm phạm đến NPDD của người khác hoặc mình đang bị xâm hại
bởi những hành vi đó. Hiện nay, tỉnh Phú Thọ chủ yếu tập trung giải quyết tội
mua bán người trong nhóm tội xâm phạm NPDD của con người, điều này thể
hiện thơng qua các chương trình, kế hoạch thực hiện hoạt động hưởng ứng
“Ngày tồn dân phịng, chống mua bán người” (Kế hoạch số 2693/KH-BCĐ của
Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ
an ninh tổ quốc ngày 04 tháng 7 năm 2016...). Các ngành, các cấp trên địa bàn

2


tỉnh Phú Thọ cũng có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm đấu tranh với các loại
tội xâm phạm NPDD của con người trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh
những kết quả đạt được, tình hình tội xâm phạm NPDD của con người ở Phú
Thọ vẫn còn nhiều phức tạp, vì vậy các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ, đặc biệt là các cơ quan bảo vệ pháp luật như Cơng an, VKSND, TAND tỉnh
cần có những biện pháp đấu tranh quyết liệt hơn nhằm tăng cường hiệu quả
phòng, chống các loại tội xâm phạm NPDD của con người trên địa bàn tỉnh.
Những vấn đề đặt ra trên đây cho thấy rõ nét sự cần thiết, giá trị về lý luận
và thực tiễn của việc làm rõ, đánh giá thực trạng phòng ngừa các tội xâm phạm
NPDD của con người trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, từ đó rút ra các bài học kinh
nghiệm, những thực tiễn tốt cũng như đề xuất các giải pháp mới nhằm tăng
cường hiệu quả phòng ngừa các tội phạm này trên địa bàn nói riêng và trên phạm
vi cả nước trong thời gian tới. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Phòng ngừa
các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người từ thực tiễn tỉnh Phú

Thọ”– với tư cách là đề tài luận án tiến sĩ luật học là một việc làm thực sự cần
thiết và có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án tập trung hệ thống hóa, làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận về
phòng ngừa các tội xâm phạm NPDD của con người cũng như phân tích, đánh
giá thực trạng phịng ngừa các tội xâm phạm NPDD của con người trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ hiện nay, quá đó đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm tăng
cường phòng ngừa các tội xâm phạm NPDD của con người trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án cần phải thực hiện các
nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, luận án phân tích, đánh giá các cơng trình nghiên cứu về phịng
ngừa các tội xâm phạm NPDD của con người để từ đó chỉ ra những hạn chế
cũng như những nội dung mà các cơng trình trước đó chưa nghiên cứu và những
nội dung cần phải giải quyết trong luận án này.

3


Thứ hai, luận án làm rõ các vấn đề lý luận về phòng ngừa các tội xâm
phạm NPDD của con người: khái niệm, đặc điểm, vai trò, cơ sở, nguyên tắc của
phòng ngừa các tội xâm phạm NPDD của con người.
Thứ ba, luận án nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm tình hình có liên quan
và thực trạng phịng ngừa các tội xâm phạm NPDD của con người.
Thứ tư, luận án đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường phòng
ngừa các tội xâm phạm NPDD của con người ở nước ta thời gian tới; trong đó
tập trung làm rõ các nội dung sau:
- Dự báo tình hình tội xâm phạm các tội xâm phạm NPDD của con người

trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung trong thời gian tới.
- Luận giải các giải pháp tăng cường phòng ngừa các tội xâm phạm
NPDD của con người ở nước ta.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu vấn đề lý luận về phòng ngừa các tội xâm phạm NPDD
của con người, thực trạng phòng ngừa các tội xâm phạm NPDD của con người
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và hệ thống giải pháp nhằm tăng cường phòng ngừa
các tội xâm phạm NPDD của con người trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng, cả
nước nói chung.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu cơng tác phịng ngừa các tội xâm phạm NPDD của
con người trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn từ 2011 đến 2020.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vậtbiện chứng
và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng
quan điểm của Đảng, Nhà nước về phòng ngừa tội phạm. Trên cơ sở phương
pháp luận đó, trong q trình nghiên cứu, đề tài được thực hiện theo các tiếp cận
liên ngành, theo đó thành tựu của rất nhiều ngành khoa học được sử dụng để giải
quyết câu hỏi/vấn đề nghiên cứu đặt ra là làm thế nào để nâng cao hiệu quả
phòng ngừa các tội xâm phạm NPDD của con người trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

4


nói riêng và cả nước nói chung trong thời gian tới. Cụ thể, đề tài – trên nền tảng
tội phạm học – đã sử dụng nhiều kiến thức của xã hội học, kinh tế học, tâm lý
học, luật học… trong nghiên cứu từng nội dung cụ thể, qua đó nhận thức và giải
quyết vấn đề một cách tổng thể, biện chứng.

4.2. Phương pháp nghiên cứu
Thứ nhất, phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này cho phép
tác giả nghiên cứu phân tích, đánh giá những vấn đề về lý luận và thực tiễn
phòng ngừa các tội xâm phạm NPDD của con người trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
trong thời gian qua từ các tài liệu, số liệu sơ cấp, thứ cấp, từ đó chỉ rõ phần hiện
và phần ẩn của tình hình các tội xâm phạm NPDD của con người trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua. Từ đó, tác giả đưa ra giải pháp nhằm tăng
cường phòng ngừa các tội xâm phạm NPDD của con người trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ thời gian tới.
Thứ hai, phương pháp so sánh: phương pháp này cho phép tác giả nghiên
cứu, so sánh các số liệu thực tiễn liên quan đến phòng ngừa các tội xâm phạm
NPDD của con người trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua để từ đó
nhận xét, đánh giá, chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong
phòng ngừa các tội xâm phạm NPDD của con người trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
trong thời gian qua.
Thứ ba, phương pháp điều tra tự thuật: Phương pháp này được tác giả sử
dụng để nghiên cứu phần ẩn của tình hình các tội xâm phạm NPDD của con người
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Để nghiên cứu, xác định phạm ẩn, chúng tôi sử dụng
phương pháp điều tra tự thuật đối với các nạn nhân hay gia đình nạn nhân mà
chúng tơi biết được nhờ thông tin từ cộng đồng với cam kết giữ bí mật thơng tin
mà họ cung cấp. Chúng tơi cũng tiến hành gặp gỡ, trị chuyện với các đối tượng
được cộng đồng cho là có đời sống cá nhân phức tạp để tìm hiểu xem trên thực tế
họ có thực hiện hành vi phạm tội nào mà khơng bị cơ quan chức năng phát hiện,
cơ quan chức năng khơng có thơng tin về chúng hay khơng. Đồng thời chúng tôi
cũng tiến hành so sánh, đối chiếu số lượng các bị can và bị cáo hay tìm hiểu hồ sơ
của các vụ án tại tịa để xem có hành vi nào phạm tội mà các cơ quan chức năng
đã bỏ lọt hay không.

5



Thứ tư, phương pháp ngoại suy: trên cơ sở số liệu đã có về tội xâm phạm
nhân phẩm, danh dự con người ở Phú Thọ, tác giả đưa ra những suy đoán và dự
báo về hành vi của đối tượng phạm tội về NPDD của con người trong tương lai
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Thứ năm, phương pháp mơ hình hóa: trên cơ sở đặc điểm, tình hình và xu
hướng vận động của tình hình các tội xâm phạm NPDD của con người ở Phú
Thọ, tác giả đưa ra mô hình về tình hình các tội xâm phạm NPDD của con người
trong tương lại ở Phú Thọ.
Thứ sáu, phương pháp chuyên gia: tác giả đã lựa chọn một nhóm chuyên
gia dự báo và một nhóm các nhà phân tích. Các nhóm này được trưng cầu ý kiến
về các vấn đề có liên quan nhằm định hướng và cung cấp thơng tin, nhận định
cho nghiên cứu
5. Những điểm mới của luận án
So với những cơng trình nghiên cứu trước đó, luận án có những điểm mới sau:
Một là, luận án xây dựng khung lý lý thuyết về phòng ngừa các tội xâm
phạm NPDD của con người.
Hai là, trên cơ sở khung lý thuyết về phòng ngừa tội xâm phạm NPDD
của con người, luận án phân tích, đánh giá phịng ngừa các tội xâm phạm NPDD
của con người trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua.
Ba là, qua những phân tích những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế
trong phòng ngừa các tội xâm phạm NPDD của con người trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
trong thời gian qua và dự báo tình hình tội xâm phạm NPDD của con người trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ, luận án đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường phòng ngừa tội
xâm phạm NPDD của con người ở địa phương này trong thời gian tới.
6. Những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Những đóng góp về mặt lý luận
Luận án đã xây dựng khung lý thuyết về phòng ngừa tội xâm phạm NPDD
của con người. Trong đó, luận án đã phân tích, tổng hợp các nghiên cứu về tội
phạm, phịng ngừa tội phạm, từ đó đưa ra khái niệm, đặc điểm của tội xâm phạm

NPDD của con người và khái niệm, vai trò, đặc điểm, chủ thể, các biện pháp và
tiêu chí đánh giá phịng ngừa tội xâm phạm NPDD của con người. Khung lý

6


thuyết này chắc chắn sẽ góp phần làm giàu thêm hệ thống lý luận nói chung của
tội phạm học.
6.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn
Luận án phân tích, đánh giá thực trạng phòng ngừa tội xâm phạm NPDD
của con người trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng
cường phòng ngừa tội xâm phạm NPDD của con người trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ thời gian tới. Kết quả nghiên cứu này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích để các
cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ hồn thiện các chương trình, kế hoạch, chính
sách và biện pháp phịng ngừa các tội xâm phạm NPDD của con người trong
thời gian tới.
Ngoài ra, những kết quả nghiên cứu của luận án cịn có thể sử dụng
làm tài liệu tham khảo và giảng dạy các hệ đào tạo chuyên ngành tội phạm
học và phòng ngừa tội phạm.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm
các chương sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Lý luận về phòng ngừa các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự
của con người.
Chương 3: Thực trạng phòng ngừa các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự
của con người trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Chương 4: Dự báo và giải pháp tăng cường phòng ngừa các tội xâm phạm
nhân phẩm, danh dự của con người từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ.


7


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các cơng trình nghiên cứu về phịng ngừa các tội xâm phạm nhân
phẩm, danh dự của con người ở nước ngoài
Tội phạm học là ngành khoa học xã hội có ý nghĩa ứng dụng thiết thực
trong phịng ngừa các loại tội phạm, góp phần quan trọng vào duy trì trật tự, an
tồn xã hội và bảo vệ quyền con người, quyền công dân và các quyền, lợi ích
hợp pháp của các pháp nhân khác. Tội phạm học ra đời từ những năm cuối thế
kỷ XVIII và đến nay ngành khoa học này có có sự phát triển mạnh mẽ, vì thế
trên thế giới hiện nay có nhiều cơng trình nghiên cứu về tội phạm học, trong đó
tiêu biểu có những cơng trình nghiên cứu sau:
Một trong các tài liệu tội phạm học có giá trị được lưu hành phổ biến ở các
trường đại học đào tạo về luật tại Mỹ và được các cơ sở đào tạo luật tại Châu âu sử
dụng làm tài liệu tham khảo phổ biến là cuốn “Criminology Today” (Tội phạm học
ngày nay) của Giáo sư, Tiến sỹ Frank Schmalleger, The University of North
Carolina at Pembroke, Prentice Hall Publisher ấn hành năm 1995. Tác phẩm tập
trung phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về tội phạm, các dạng tội phạm,
phương pháp nghiên cứu tội phạm học; phân tích các trường phái, quan điểm
nghiên cứu về nguyên nhân tội phạm, nguồn gốc sinh học của hành vi phạm tội, cơ
sở tâm lý và thần kinh của hành phạm tội cũng như các học thuyết xã hội có liên
quan đến tội phạm; nghiên cứu về các tội phạm cụ thể trong thế giới hiện đại như
các tội xâm phạm quyền sở hữu, tội phạm có tổ chức, cơng nghệ và tội phạm, các
tội xâm phạm con người, tình hình, nguyên nhân, điều kiện của tội phạm này; các
nghiên cứu về kiểm soát đối với hành vi phạm tội như tội phạm học và chính sách
xã hội, những phương hướng kiểm sốt tội phạm trong tương lai.
Tại các cơ sở đào tạo luật ở Đức, cuốn “Kriminologie” (Tội phạm học)

của tác giả Bernd-Dieter được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu các khía cạnh của
tội phạm học: đối tượng và sự quan tâm của nhận thức tội phạm học; sự phát

8


triển và trạng thái hiện tại của tội phạm học; các học thuyết, phương pháp nghiên
cứu tội phạm học; mức độ, cơ cấu và diễn biến của tội phạm đã được thống kê;
nhân thân người phạm tội và nguyên nhân và tiểu sử xã hội; dự báo tình hình tội
phạm trong tương lai, kiểm soát tội phạm; vấn đề nạn nhân của tội phạm; tội
phạm về kinh tế và các nghiên cứu khác về tội phạm, truy cứu trách nhiệm hình
sự, áp dụng hình phạt ở Châu Âu.
Cơng trình nghiên cứu của Jock Young, chuyên gia tội phạm học tại
Đại học New York “The Exclusive Society: Social Exclusion, Crime and
Difference in Late Modernity” được ấn hành năm 1999, đây là một cơng trình
phát triển các cơ sở lý luận của quan điểm New Left Realist và chỉ ra mối liên
hệ giữa chính sách pháp luật hình sự với nội dung quản trị và sự can thiệp của
nhà nước vào cuối thời kỳ hiện đại. Theo đó, tác giả nhận định tội phạm cần
được nghiên cứu theo hướng hành vi xã hội và phản ứng của xã hội đối với
hành vi đó; tác giả xây dựng mối quan hệ thích ứng với nội dung của tội phạm
học là: người phạm tội, nạn nhân và nhà nước. Đáng chú ý nhất trong quan
điểm của Jock Young là việc giải quyết vấn đề tội phạm khơng phải trách
nhiệm của nhà nước mà cịn là nhiệm vụ của cả cộng đồng; quan điểm này
xuất phát từ việc xem xét nguyên nhân của tội phạm, đặc biệt là các nguyên
nhân xã hội. Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh vai trò của lực lượng cảnh sát
trong sự hợp tác với cộng đồng trong việc duy trì trật tự xã hội.
Các cơng trình nghiên cứu của Giáo sư Manuel Eisner - Giám đốc chương
trình Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội tại Đại học Cambridge, Giám đốc
Trung tâm nghiên cứu bạo lực (Violence Research Centre) như: Measuring
Conflict of Interest in Prevention and Intervention Research (Đo lường xung đột

về lợi ích trong nghiên cứu phịng ngừa và can thiệp)(được công bố tại T.
Bliesener, A. Beelmann &M. Stemmler (.eds); Sexual Victimization of children
and Adolescents in Switzerland (cùng các tác giả Averdijk, Margit, Katrin
Mueller-Johnson)... nghiên cứu về lịch sử bạo lực giữa các cá nhân, đưa ra mơ
hình lịch sử bạo lực giữa các cá nhân. Các nghiên cứu này có ảnh hưởng rất lớn

9


đến các nhà xã hội học và tội phạm học trong suy nghĩ về xu hướng bạo lực cá
nhân dài hạn, mối quan hệ giữa họ và xã hội hiện đại; nghiên cứu của ông nêu
bật cách thức mà các mơ hình văn hóa ứng xử trong cuộc sống tác động vào các
tổ chức xã hội, hình thành các mơ hình hành vi của con người (đặc biệt là nam
giới), từ đó ảnh hưởng đến hành vi hung hăng, bạo lực.
Cuốn “About Behaviorism” (Bàn về học thuyết hành vi) của tác giả Burrhus
Fredric Skinner xuất bản năm 1974 xây dựng lý thuyết hành vi. Theo đó, hành vi
của con người được quyết định bởi môi trường xung quanh, môi trường tác động
tạo định hướng tư duy và thúc đẩy con người thực hiện hành vi.
Cuốn “Understanding Criminilogy” (Tìm hiểu về tội phạm học) của tác
giả Sandra Walklate, do Nhà xuất bản Open University Press, Maidenhear, ấn
hành năm 2007 xem xét sự phát triển lý thuyết khoa học hình sự, tư pháp hình
sự, cơng bằng xã hội và chính trị. Tác phẩm cung cấp những nội dung cơ bản về
tội phạm học - các khía cạnh xã hội học tội phạm: vai trò của các phương tiện
truyền thống liên quan đến tâm lý sợ hãi của người phạm tội: bàn về tội phạm
học cổ điển, một số đặc điểm của tội phạm, tội phạm học văn hóa; đặc trưng của
nạn nhân của tội phạm...
Cuốn “Criminology: A Sociological Introduction” (Tội phạm học: Tiếp cận
dưới giác độ xã hội học ) của các tác giả Eamonm Carrabine, Paul Iganski, Maggy
Lee, Ken Plummer, Nigel Nam, do Nhà xuất bản Routlrdge ấn hành năm 2004 là
tài liệu quan trọng được sử dụng trong hầu hết các khóa học hình sự tại Anh. Nó

bao gồm các nội dung: truyền thống quan trọng trong tội phạm học, các học thuyết
quan, điểm và sự phát triển trong giai đoạn hiện nay; các quan niệm mới về tội
phạm và kiểm soát tội phạm, mối quan hệ giữa hành vi phạm tội và cảm xúc của
con người,...; sự khác nhau về mức độ và phạm vi của tội phạm, trong đó đề cập
đến tội phạm tình dục, tội phạm về môi trường, các tội xâm phạm quyền con
người; các quan điểm trong lý thuyết hình sự; một số vấn đề mới được đề cập:
tồn cầu hóa tội phạm, tội phạm ảo trong không gian mạng... Tác phẩm với nhiều
bảng biểu, bản đồ, tóm tắt, các câu hỏi tư duy phê phán, tài liệu tham khảo với chú

10


thích và thuật ngữ, phần tài liệu tham khảo, các web liên kết nên dễ tiếp cận, theo
dõi. Thông tin mở với các quan điểm, học thuyết phòng phú thúc đẩy tư duy sáng
tạo của người đọc.
Nội dung cuốn “Toward a Unified Criminology: Integrating Asumptions
about Crime, People and Scociety” (Hướng tới một ngành tội phạm học thống
nhất: Tích hợp các giả định về tội phạm, con người và xã hội), của tác giả Robert
Agnew, do Nhà xuất bản Đại học Newyork ấn hành năm 2011 trên cơ sở xây
dựng một số giả định cơ bản về bản chất tội phạm, ý chí tự do, bản chất con
người và xã hội, trả lời cho câu hỏi: “Tại sao người ta phạm tội, làm sao để kiểm
soát tội phạm?”. Trong tác phẩm này tác giả đã so sánh, đánh giá các giả thuyết
dựa trên các nghiên cứu cho rằng những giả định tội phạm học, nguyên nhân tội
phạm, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu... đó là hạn chế vì vậy làm mất
đi hiệu quả phịng ngừa và kiểm sốt tội phạm. Robert Agnew đã đề xuất các giả
định thay thế, các lý thuyết quan trọng của tội phạm học với mục tiêu đặt nền
móng cho sự nghiên cứu thống nhất tội phạm học tạo khả năng tốt hơn để lý giải
tồn diện hơn về tội phạm.
Bên cạnh đó, việc xem xét mối liên hệ giữa tâm sinh lý và khả năng
phạm tội của con người là vấn đề rất được quan tâm khi bàn về nguyên nhân

của tội phạm. Theo nhà tội phạm học người Ý Cesare Lombroso (1835 1909), người từng là một bác sỹ trong quân đội Ý thì đặc điểm nhận dạng của
người phạm tội thường là râu rậm, trán hói, mũi to...; cùng với ơng là nhiều
nhà khoa học khác cũng cho rằng những đặc điểm nhận dạng của một người
quyết định tới khả năng phạm tội của anh ta. Ngày nay, bằng những chứng cứ
khoa học, ngành tội phạm học ít nhiều phủ nhận những lập luận trên vì bản
chất con người là mơi trường và giáo dục quyết định. Năm 2013, tác giả
Adrian Raine người Anh hiện là giáo sư trường Đại học bang Pennysylvania,
Mỹ đã cho ra mắt một cuốn sách bàn về mối liên hệ giữa tâm sinh lý và khả
năng phạm tội của con người “The Anatomy of Violence”, do nhà xuất bản
Pantheon Books ấn hành và trước đó năm 1993 đã có cuốn “The

11


Psychopathology of Crime”. Ông đã nghiên cứu vấn đề này trong suốt hơn ba
thập kỷ và đưa ra những quan điểm về tội phạm nổi tiếng trên khắp thế giới.
Ông nhận định có tới 50% những hành vi chống đối xã hội được ngầm mặc
định do bộ gen, vì vậy vấn đề chúng ta đối mặt nằm ở bộ gen sinh học. Điều
này được thể hiện rõ trong nội dung của “The Anatomy of Violence”: trên cơ
sở các nghiên cứu khoa học với số liệu thống kê mới nhất, tác giả lập luận dựa
vào sự tương tác di truyền với môi trường sinh học và xã hội để lý giải
nguyên nhân gây ra bạo lực, diễn biến trong não bộ kẻ tâm thần, kẻ giết người
hàng loạt, các hành vi phạm tội chống đối xã hội phức tạp... Cuốn sách là
cơng trình cơng phu, giá trị tuy nhiên cũng gây khơng ít tranh cãi do nó chống
lại những quan niệm truyền thống; nhưng đó vẫn là cột mốc quan trọng, tạo
sự hiểu biết mới trong nghiên cứu tội phạm học.
Cuốn sách “Rural Criminoalogy” (Tội phạm học nông thôn) của tác giả
Joseph F. Donnermeyer và Walter S. Dekeseredy do Routledge ấn hành năm
2013. Nội dung của cuốn sách tập trung vào phân tích, đánh giá các đặc điểm
của tội phạm ở nơng thơn, trong đó các tác giả chỉ rõ những rủi ro tiềm ẩn ở

nông thôn là những điều kiện “lý tưởng” để nảy sinh tội phạm.
Bên cạnh đó, cịn các cơng trình nghiên cứu khác như: cuốn sách
“Criminology (9 th Edition)” (Tội phạm học) của tác giả Larry J. Siegel do
ThomsonWadsworthPublishing tái bản lần thứ 9 vào năm 2006, trình bày
chuyên sâu về tất cả các lĩnh vực lý thuyết hình sự và các kiểu tội phạm; cuốn
sách “Criminological Theory: Past to Present: Essential Readings (4 th
Edition)” (Lý thuyết tội phạm học từ trước đến nay: Những nội dung cốt yếu)
của các tác giả Francis T. Cullen, Robert Agnew do nhà xuất bản Đại học
Oxford ấn nhành năm 2011. Trong đó, các tác giả đã trình bày về nguồn gốc
của tội phạm học hiện đại; những đặc điểm cá nhân và tội phạm; các lý thuyết
tội phạm học; v.v.. cuốn sách “The Handbook of Criminological Theory” (Sổ
tay về lý thuyết tội phạm học) do Alex R. Piquero biên soan được Wiley
Blackwell xuất bản năm 2016; cuốn sách “Criminology Explaining Crime and

12


Its Contxt (8th Edition)” (Tội phạm học: lý giải về tội phạm và bối cảnh phạm
tội) của các tác giả Stephen E. Brown, Finn – Aage Esbensen và Gillbert Geis
do Elsevier ấn hành năm 2013 đã trình bày khái quát các lý thuyết về tội
phạm học và phân tích tương đối sâu sắc về tội phạm, bối cảnh và nguyên
nhân của việc phạm tội; cuốn sách “The Oxford Handbook of Criminology (5 th
Edition)” (Sổ tay Oxford về tội phạm học) do Mike Maguire, Rod Morgan và
Robert Reiner biên soạn, được nhà xuất bản Đại học Oxford ấn hành năm
2012. Cuốn sách này giới thiệu tương đối toàn diện về lịch sử và các học
thuyết về tội phạm học, kiểm soát tội phạm và các cấu trúc xã hội của tội
phạm, phân loại và hình thức biểu hiện của tội phạm, phòng chống tội phạm;
cuốn sách “Understanding Criminology: Current theoretical debates (3 rd
Edition)” (Tìm hiểu về tội phạm học: các bàn luận về lý thuyết tội phạm hiện
nay) của tác giả Sandra Walklate do Mc Graw Hill ấn hành năm 2007; v.v..

Ngồi các cơng trình trên cịn rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học
trên thế giới về tội phạm học như: các nghiên cứu của học giả Welsh, Bradon,
David Farrington về ngăn chặn tội phạm vị thành niên; nghiên cứu của học giả
Spagnoletti về tình hình phịng chống tội phạm và điều tra tội phạm; cuốn “Tội
phạm học” của giáo sư A.I. Dolgovoi và đồng nghiệp; nghiên cứu về nguyên
nhân - điều kiện của tội phạm của tác giả Richard F. Wezell, Hans von Hentig;
nghiên cứu về ngăn chặn tội phạm thành công của tác giả Ronald V. Clarke;
nghiên cứu về tình hình tội phạm ở Liên Xơ những vấn đề mới và cũ của IO.B.Golick; cuốn Tình hình tội phạm ở Liên Xô - khuynh hướng cơ bản và tính
quy luật của tác giả B.B.Luneev...
Đặc biệt hiện nay, khái niệm tội phạm tình huống được quan tâm nghiên
cứu; vì thực tế có rất nhiều hành vi xảy ra mà không thể lý giải được nguyên
nhân, điều kiện của nó. Phịng chống tội phạm tình huống được thảo luậntại các
cuộc hội thảo, tranh luận chủ yếu tập trung xác định liệu có “cơng trình” nào để
ngăn chặn nó, khi vấn đề quan niệm và chiến lược phòng chống tội phạm trong
xã hội hiện đại ít được chú ý và có nhiều câu hỏi về đạo đức liên quan đến tác

13


động tiềm năng của nó đối với sự tự do và quyền riêng tư. Cuốn “Ethical and
Social Perspectives on Situational Crime Prevenntion” của tác giả Andrew Von
Hirsch, David Garland, Alison Wakefield, do nhà xuất bản Hart ấn hành năm
2000 tập trung giải quyết vấn đề trên với các nội dung cơ bản: ý tưởng tổ chức
và phòng chống tội phạm tình huống, một số khía cạnh đạo đức, lý luận đạo đức;
giá trị tình huống phịng chống tội phạm học; các giá trị xã hội và quan điểm xã
hội; tình huống quản trị phịng chống tội phạm đơ thị và quan hệ tin cậy; lý
thuyết hoạt động thường xuyên.
Cuốn sách “Tội phạm và tội phạm học ở Nhật Bản”do Nguyễn Xuân
Yêm và Hồ Trọng Ngũ biên dịch. Nội dung chủ yếu của cuốn sách về nhập môn
tội phạm học, các giả thuyết và học thuyết tội phạm học; phân loại người phạm

tội, tiếp cận phân loại người phạm tội; cơ chế kiểm soát tội phạm theo hướng
kiểm soát xã hội, hướng giáo dục, cải tạo phạm nhân, giáo dục người phạm tội
không tách khỏi xã hội; các khuynh hướng quốc tế trong phát triển tội phạm học.
1.2. Các cơng trình nghiên cứu về phòng ngừa các tội xâm phạm nhân
phẩm, danh dự của con người ở trong nước
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về lý luận về các tội xâm phạm nhân
phẩm, danh dự của con người
Bên cạnh những công trình nghiên cứu mang tính lý luận chung về tội
phạm học cịn có những cơng trình tiếp cận gần hoặc trực tiếp liên quan đến đề
tài luận án. Đây là nguồn tư liệu quan trọng, quý giá giúp cho tác giả kế thừa và
xây dựng được quan điểm học thuật riêng về vấn đề nghiên cứu.
Cuốn “Trách nhiệm hình sự đối với các tơi xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người” của tác giả Đinh Văn Quế, nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, 1999. Cuốn sách đề cập đến các nguyên tắc chung trong
việc xác định trách nhiệm hình sự đối với tội phạm; phân tích đặc điểm của từng
tội phạm cụ thể trong nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm của con người; nghiên cứu các hình phạt bổ sung và trách nhiệm bồi

14


thường thiệt hại do hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
của con người gây ra
Cuốn “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của con người” của tác giả Trần Văn Luyện, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
2000 trình bày q trình hình thành và phát triển các quy phạm pháp luật Hình
sự Việt Nam về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của
con người và những dấu hiệu pháp lý của các tội này; trích dẫn một số các quy
định của BLHS và các thông tư, nghị định có liên quan.
Cuốn “Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự phần các tội phạm”, tập 1,

“Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người”,
bình luận chuyên sâu Đinh Văn Quế, NXB thành phố Hồ Chí Minh, 2002. Tác
giả tập trung chỉ ra đặc trưng của từng loại tội phạm, từng tội phạm thuộc nhóm
tội phạm này, phân tích các yếu tố cấu thành của tội phạm; nghiên cứu các tình
huống từ đó làm rõ từng loại tội phạm.
Cuốn “Các tội xâm phạm tình dục trong luật hình sự Việt Nam” của TS.
Nguyễn Thị Ngọc Linh, NXB Tư pháp, 2019 là một cơng trình nghiên cứu về các
tội xâm phạm tình dục trong pháp luật hình sự Việt Nam trong cả q trình lịch sử
lập pháp, qua đó tác giả đã có những đánh giá thực trạng và làm cơ sở đề xuất các
kiến nghị với mục tiêu hoàn thiện pháp luật hình sự ở nước ta trong thời gian tới.
Cuốn “Tội phạm học đương đại” của PGS.TS. Dương Tuyết Miên, NXB
Tư pháp, 2019 là một trong những tác phẩm mới, có giá trị trong nghiên cứu tội
phạm học. Cuốn sách giới thiệu các học thuyết Tội phạm học từ lúc bộ mơn này
ra đời đến nay; đồng thời trình bày hệ thống lí luận cơ bản về tội phạm học như:
Ngun nhân tội phạm, hình phạt, phịng ngừa tội phạm, dự báo tội phạm, ...
dưới nhiều góc độ.
Nhóm các bài viết: “Những điểm mới cơ bản về các tội xâm phạm tính
mạng, xức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trong Bộ luật Hình sự năm
1999”, Trần Văn Luyện, tạp chí Nhà nước và Pháp luật - Viện Nhà nước và Pháp
luật số 3/2001, tr65-71;“ Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,

15


danh dự của con người - So sánh giữa Bộ luật Hình sự năm 1999 và Bộ luật
Hình sự năm 1985”, Nguyễn Ngọc Hịa, Tạp chí Luật học, số 1/2001, tr 3033;“Một số điểm mới trong chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự của con người trong Bộ luật Hình sự năm 1999”, Lê Đăng
Doanh, Tạp chí Luật học tr.3-6.“ Hồn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự
về các tội phạm nhân phẩm, danh dự của con người”, Đỗ Đức Hồng Hà, tạp chí
nghiên cứu lập pháp - Văn phịng Quốc Hội, số 8/2010, tr51-55; “Các tội xâm

phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trong Bộ luật
Hình sự Việt Nam - Những bất cập và kiến nghị hoàn thiện”, Đỗ Đức Hồng Hà,
tạp chí Nghề Luật - Học viện Tư pháp, số 3/2015, tr18-25; số 4/2015, tr 6-13;
“Bình luận các tội phạm về tình dục trong chương Các tội xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người trong Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa
đổi)”, Dương Tuyết Miên, tạp chí Dân chủ và Pháp luật - Bộ Tư pháp, số chuyên
Sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự/2015, tr 129-140; “Những bất cập và phương
hướng hoàn thiện quy định về một số tội xâm phạm nhân phẩm của con người
trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999”, Th.S Phạm Văn Báu, tạp chí Luật
học số 1/2010, tr 3-5... Các tác giả đi sâu phân tích, so sánh quy định của Bộ luật
Hình sự về nhóm các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh
dự của con người qua các thời kỳ để chỉ ra những tiến bộ, hạn chế trong nội dung
của Bộ luật; luận giải những bất cập trong việc áp dụng luật vào thực tiễn thông
qua các số liệu thống kê, từ đó đề xuất những giải pháp hồn thiện quy định về
các tội trên nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả và hiệu lực của BLHS.
Bài viết “Đặc điểm tội phạm học và tội phạm có sử dụng bạo lực ở nước
ta hiện nay” tạp chí Nhà nước và pháp luật, Nguyễn Ngọc Bình, số 5/2006, tr.
63-67 phân tích các tội phạm có sử dụng bạo lực, trong đó có các tội xâm phạm
nhân phẩm, danh dự của con người. Tác giả tiếp cận nhóm tội này dưới góc độ
tội phạm học, nghiên cứu các đặc điểm về tâm lý người phạm tội, nguyên nhân,
điều kiện của tội phạm, đặc điểm nạn nhân... từ đó, dự báo tình hình loại tội
phạm này và kiến nghị một số vấn đề, giải pháp cần tiếp tục nghiên cứu.

16


“Về quy định bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín, bị xâm
phạm trong Bộ luật dân sự Việt Nam và hướng hoàn thiện”, Th.s. Phạm Kim Anh,
Tạp chí Khoa học pháp lý số 3/2001 bài viết tiếp cận vấn đề dưới góc độ dân sự,
tác giả tập trung vào trách hiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm nhân

phẩm, danh dự, uy tín gây ra, đây là hình thức bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng
vì vậy nội dung chủ yếu là việc xác định tính chất lỗi, đặc thù của hành vi, hậu quả
cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; “Bảo đảm quyền của
nạn nhân của tội phạm tại Việt Nam: trường hợp của nạn nhân buôn bán người”,
TS. Hồng Thị Tuệ Phương, Tạp chí Khoa học pháp lý số 1/2014. Đánh giá các
quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân buôn bán người và
về địa vị pháp lý của họ, bài viết chỉ ra rằng quyền và lợi ích của nạn nhân buôn
bán người chưa thực sự được thừa nhận và bảo vệ. Đây là thách thức đối với hệ
thống pháp luật Việt Nam trong việc quan niệm về nạn nhân của tội phạm là chủ
thể của quyền con người thay vì chỉ là yếu tố hỗ trợ cho hiệu quả của hoạt động tư
pháp hình sự.
“Phịng ngừa tội phạm mua bán người ở Việt Nam hiện nay bằng giải pháp
tác động vào chủ thể và nạn nhân tiềm tàng của tội phạm” của tác giả Đỗ Đức
Hồng Hà, Nguyễn Mai Trâm, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 7/2017
Bài viết: “Pháp luật về an ninh cá nhân của phạm nhân trước tác động của
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” trong Hội thảo Trí tuệ nhân tạo và những vấn
đề đặt ra với pháp luật và quyền con người (28/5/2019). Bài viết chỉ ra trong điều
kiện bị quản lý, giam giữ và với một môi trường sống phức tạp, tập trung nhiều
đối tượng “cộm cán”, “giang hồ”, “anh chị”, lại phải sống trong cảnh chật chội và
nhiều thiếu thốn, an ninh cá nhân của phạm nhân bị xâm phạm và đe dọa xâm
phạm từ nhiều phía, cả từ phía phạm nhân khác, cán bộ trại giam và từ chính yếu
tố chủ quan của cá nhân phạm nhân. Dưới tác động của Cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0, an ninh cá nhân của phạm nhân sẽ có những biến đổi cả theo chiều
hướng tích cực và chiều hướng tiêu cực, và điều đó địi hỏi pháp luật về an ninh cá
nhân của phạm nhân ở Việt Nam cũng phải có những sự thay đổi cho phù hợp với

17


bối cảnh mới của thời đại, vừa đáp ứng yêu cầu bảo đảm sự an tồn về thân thể,

tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự vừa không xâm phạm đời sống riêng tư
của phạm nhân trong quá trình chấp hành án phạt tù tại trại giam.
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu về thực tiễn về các tội xâm phạm nhân
phẩm, danh dự của con người
Đề tài khoa học: “Tội mua bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới Việt Nam Thực trạng và giải pháp phòng ngừa” của Thượng tá Đặng Xn Khang, Phó
chánh văn phịng INTERPOL Việt Nam làm chủ nhiệm, 2005 (về sau được Viện
Chiến lược và Khoa học Công an xuất bản thành sách lưu hành nội bộ với tên:
Tội mua bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới Việt Nam - Thực trạng và giải pháp,
nhà xuất bản Công an nhân dân, 2007). Đề tài phân tích một cách khái qt tình
hình bn bán người từ cuối những năm 90 đến 2003, tình hình mua bán phụ nữ
và trẻ em qua biên giới Việt Nam trong 5 năm (1998 - 2003); phân tích kết quả
đấu tranh (bắt giữu, khởi tố, điều tra) của ngành Công an từ năm 1999 đến 2003;
phân tích khái quát một số đặc điểm nguyên nhân, điêu kiện của tội mua bán phụ
nữ và trẻ em và nêu ra các giải pháp phịng ngừa các tội phạm này.
“Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm danh dự nhân phẩm của
con người trong luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh
Yên Bái)”, luận văn thạc sỹ Luật học của tác giả Lê Thái Hưng, Hà Nội, 2015.
Luận văn nghiên cứu: khái niệm, đặc điểm, phân loại trách nhiệm hình sự; quá
trình hình thành và phát triển các quy định về trách nhiệm hình sự; quy định về
hệ thống hình phạt, biện pháp tư pháp, án tích áp dụng đối với các tội phạm nhân
phẩm, danh dự của con người trong Luật Hình sự Việt Nam; thực tế áp dụng
trách nhiệm hình sự tại địa bàn tỉnh Yên Bái; từ đó đưa ra các giải pháp nhằm
hồn thiện quy định về trách nhiệm hình sự đối với các tội xân phạm danh dự,
nhân phẩm của con người nói riêng, với tội phạm nói chung, nâng cao hiệu quả
phòng chống tội phạm.
“Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người trong luật hình sự
Việt Nam (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hưng Yên)”, luận

18



văn Thạc sỹ luật học, Vũ Thị Dung, Hà Nội, 2015. Luận văn tập trung vào phân
tích các nội dung: các khái niệm có liên quan, đặc điểm và các yếu tố cấu thành
của các tội thuộc nhóm tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người trong
luật Hình sự Việt Nam; lịch sử hình thành và phát triển các quy định về nhóm tội
này trong lịch sử lập pháp Việt Nam; thực tiễn tình hình tội phạm xâm phạm
nhân phẩm, danh dự của con người và thực trạng việc xét xử nhóm tội phạm này
tại tỉnh Hưng Yên, rút ra bài học học kinh nghiệm; đề xuất các giải pháp hồn
thiện quy định của Bộ luật Hình sự.
Luận văn thạc sỹ Luật học “Chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự,
nhân phẩm, uy tín của cá nhân theo pháp luật dân sự ở Việt Nam” của tác giả Phạm
Minh Châu bảo vệ tại Khoa Luật Đại Học Quốc Gia Hà Nội năm 2019 nghiên cứu
các quy định của pháp luật hiện hành về chế tài đối với hành vi xâm phạm danh dự,
nhân phẩm, uy tín của cá nhân; tìm hiểu thực tiễn áp dụng qui định này để nghiên
cứu làm sáng tỏ những vướng mắc, khó khăn khi áp dụng. Tìm ra phương hướng,
giải pháp kịp thời góp phần hồn thiện pháp luật về chế tài đối với hành vi xâm
phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân
Dưới góc độ nghiên cứu khác một số tác giả đưa ra luận điểm của mình
trên cơ sở phân tích lý luận, thực tiễn pháp luật và thực trạng hành vi xâm phạm
nhân phẩm, danh dự của con người, có thể kể đến các bài viết: “Tự do báo chí
và vấn đề bảo vệ nhân phẩm, danh dự, uy tín của cá nhân”, Đỗ Văn Đại,
Nguyễn Trương Tín, tạp chí Khoa học pháp lý, số 3/2011, tr.55-64, tác giả cân
nhắc về lợi ích đạt được khi một chủ thể thực hiện quyền tự do báo chí với thiệt
hại có thể xảy ra đối với nhân phẩm, danh dự của những người có liên quan, qua
đó đề xuất giải pháp nhằm cân bằng lợi ích của các bên.
1.2.3. Các cơng trình nghiên cứu về phịng ngừa các tội xâm phạm
nhân phẩm, danh dự của con người
Ở các cấp độ khác nhau các cơng trình: “Phịng ngừa tội phạm về mua
bán người, mua bán trẻ em ở Cao Bằng”, khóa luận tốt nghiệp, Bế Thị Thùy
Linh, Đại học Luật Hà Nội, 2012; “Phòng ngừa tội mua bán phụ nữ, trẻ em


19


trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”, luận văn thạc sỹ luật học, Lương Thị Mỹ Hạnh,
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội 2011; “Phòng ngừa tội mua bán người
trên địa bàn thành phố Hà Nội” luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Nguyễn
Trung Hải, Hà Nội, 2015; “Đấu tranh phòng, chống tội mua bán phụ nữ ở
Viêt Nam” luận án tiến sỹ luật học của tác giả Nguyễn Văn Hương, Đại học
Luật Hà Nội, 2008... tiếp cận dưới góc độ khoa học Luật hình sự và tội phạm
học tội mua bán người. Các tác giả phân tích đặc trưng và các yếu tố cấu
thành của tội này; phân tích số liệu thực tế chỉ ra nguyên nhân, điều kiện cũng
như tình hình tội phạm; tìm ra những thành công cũng như hạn chế trong hoạt
động đấu tranh phòng, chống tội mua bán người (mua bán phụ nữ, trẻ em); dự
báo tình hình tội phạm này trong thời gian tiếp theo; phân tích các biện pháp
đấu tranh đã và đang được thực hiện bởi các cơ quan chức năng; qua đó đưa
ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác phịng ngừa, chống tội này
trên địa bàn một số địa phương và phạm vi cả nước nói chung.
“Đấu tranh, phịng chống các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm của con người trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”, luận văn thạc sỹ luật học
của tác giả Phạm Thị Hoài Phương, Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2007.
Nội dung của luận văn tập trung vào nhận thức chung về các tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người và hoạt động đấu tranh,
phòng chống các tội phạm này; đánh giá một cách đúng đắn tình hình các tội
phạm này cũng như hiệu quả của các biện pháp đấu tranh, phòng chống chúng
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ năm 2000 đến 2005; xác định nguyên nhân, và điều
kiện phạm tội, phân tích ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội; từ đó, dự báo
tình hình tội phạm trong thời gian tiếp theo; kiến giải và đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng chống đối với các loại tội phạm trên phạm vi
tỉnh Bắc Ninh nói riêng và cả nước nói chung.

“Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Đơng Nam Bộ:
tình hình, ngun nhân và giải pháp phòng ngừa”, luận án tiến sỹ luật học
của tác giả Trần Văn Thưởng, Học Viện Khoa học xã hội, Hà Nội, 2019.

20


×