Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

dạy trẻ mẫu giáo lớn làm quen chữ viết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.82 KB, 12 trang )

Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn làm quen chữ viết
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
Dạy trẻ làm quen với chữ viết là một trong những nội dung quan trọng
cho trẻ mẫu giáo lớn. Đối với trẻ mẫu giáo lớn, làm quen với chữ viết giúp
trẻ bước đầu nhận biết được các chữ cái và phát âm chuẩn các chữ cái trong
các từ trọn vẹn, phát triển ở trẻ khả năng quan sát, so sánh và phát triển ngôn
ngữ khi trẻ đã thuộc và phát âm chuẩn các chữ cái thì trẻ sẽ dễ dàng làm
quen với cách tô và viết chữ để chuẩn bị vào lớp 1. Ngoài ra việc cho trẻ làm
quen với chữ viết còn phát triển tư duy trực quan hành động, tư duy trực
quan hình tượng và đặc biệt là phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Khi trẻ
làm quen với chữ viết, các cơ ngón tay, cơ bàn tay của trẻ phải hoạt động
nhiều hơn, qua đó cũng phát triển cơ thể trẻ.
Trên thực tế, việc dạy trẻ làm quen với chữ viết ở trường tơi cịn bị
hạn chế do thiếu đồ dùng sáng tạo, do khả năng của giáo viên cịn hạn chế
nên chưa kích thích được trẻ thích thú khi học. Chuyên đề Làm quen văn
học – chữ viết đã được Sở giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện trong nhiều
năm qua đã chỉ rõ được tầm quan trọng của chữ viết với trẻ. Trên cơ sở thực
tiễn của lớp và qua những kinh nghiệm đã tích luỹ được trong các măm dạy
trẻ mẫu giáo lớn, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng dạy trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ viết” với mục
đích đem đến cho trẻ những giờ làm quen với chữ viết thật hấp dẫn và phong
phú. Tôi mong rằng, những kinh nghiệm của tơi sẽ đạt được kết quả cao trên
trẻ và góp phần góp giáo viên thực hiện tốt chuyên đề cho trẻ làm quen chữ
viết.
 
 
 
 



II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Đặc điểm tình hình
Trường mầm non Mai Dịch đi vào hoạt động được 5 học kì. Trường
có 10 lớp trong đó có 4 lớp Mẫu giáo lớn với số cháu 210 trẻ, Nhà trường
luôn quan tâm đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Bản thân tôi được phân
công dạy lớp mẫu giáo lớn số 9 với 54 trẻ. Trong quá trình thực hiện đề tài
nàylớp, tơi đã gặp những thuận lợi, khó khăn sau:
1.1Thuận lợi
- Ban Giám hiệu luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên về chuyên môn,
cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị dạy học, động viên sự sáng tạo của giáo
viên, khích lệ chị em ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào các hoạt động chăm
sóc giáo dục trẻ.
- Giáo viên nắm vững phương pháp, có trình độ trên chuẩn, sớm được
tiếp cận với các hoạt động giáo dục mầm non mới, được tham gia vào các
lớp học bồi dưỡng chuyên môn của Quận, của nhà trường, sang tạo trong
cách dạy và làm đồ dùng, đồ chơi. Cả hai giáo viên được phân công dạy lớp
mẫu giáo lớn nhiều năm, được tiếp thu, tích luỹ nhiều kinh nghiệm nên việc
cho trẻ làm quen chữ viết có hiệu quả.
- Trẻ ngoan, đa số cháu đều học qua lớp mẫu giáo nhỡ. Qua khảo sát
trẻ, tơi thấy trẻ đã nghe, nói, hiểu thông thường, biết trả lời một số câu hỏi
của cơ đưa ra.
- Lớp có góc chun đề chữ viết đẹp, phù hợp, sáng tạo, kích thích
được tính tị mị và khám phá của trẻ. Có đủ diện tích cho trẻ hoạt động, là
lớp điểm toàn diện của nhà trường.
- Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ khi giáo viên tuyên truyền vận động,
sưu tập đồ dùng, đồ chơi phục vụ chuyên đề.
 
 



1.2Khó khăn.
- Số cháu đơng nên việc rèn luyện kỹ năng cá nhân làm ảnh hưởng
đến việc tiếp thu kiến thức.
- Chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ diễn ra thường xuyên, liên tục, để
bám sát vào các hoạt động trên thì giáo viên có ít thời gian làm đồ dùng, đồ
chơi tự tạo.
- Một số trẻ cịn nói ngọng, phát âm khơng chuẩn nên có ảnh hưởng
đến sự tiếp thu kiến thức của trẻ.
- Để thực hiện tốt chuyên đề làm quen chữ viết, đòi hỏi giáo viên phải
linh hoạt, sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục, tổ chức các hình
thức giúp trẻ tích cực hoạt động.
2. Các biện pháp
Dựa vào đặc điểm tình hình lớp, đặc điểm tâm lý nhận thức của lứa
tuổi, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy
trẻ mẫu giáo lớn làm quen chữ viết
2.1 Khảo sát kỹ năng nghe – nói – đọc – viết của trẻ
- Đây là bước đầu tiên nhằm xác định tình trạng của trẻ để giáo viên
nắm được kỹ năng nghe, nói, đọc viết của trẻ để từ đó có biện pháp thay đổi
phù hợp
- Ngay từ đầu năm học, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trẻ và thơng
qua các bài tập để từ đó giáo viên đánh giá và có sự tác động đúng với từng
trẻ.
- Cơng việc khảo sát trẻ, chúng tôi thường thực hiện vào tháng 10.
Quá trình khảo sát qua các hoạt động chung (kể chuyện, đọc thơ, hát, múa,
…) và qua các hoạt động hàng ngày (hoạt động góc, hoạt động chiều, …) để
từ đó đánh giá từng trẻ theo các kỹ năng.


+ Kĩ năng nghe: Trẻ nghe được các âm thanh, ngữ điệu, giọng nói
khác nhau. Độ to, nhỏ, nhanh, chậm của giọng nói, giọng đọc, các từ khái

quát, từ trái nghĩa. Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu ghép. Nghe hiểu
thơ, ca dao, đồng dao, tục ngũ phù hợp với trẻ. Nghe và làm theo từ 2 lời chỉ
dẫn liên tiếp nhau trở lên…
+ Kỹ năng nói: Trẻ có nói lắp, nói ngọng khơng? Trẻ có nói đủ câu,
nói có mạch lạc khơng? Trẻ biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu và kinh nghiệm
của bản thẩn rõ ràng, dễ hiểu bằng các câu đơn, câu ghép khác nhau. Biết trả
lời các câu hỏi về nguyên nhân, so sánh: Tại sao? Có gì giống nhau? Có gì
khác nhau? Do đâu mà có? Đặt các câu hỏi: Tại sao? Như thế nào? Làm gì?
Sử dụng các từ biểu cảm, có hình ảnh. Tự tin khi giao tiếp. Nói và thể hiện,
cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp. Đọc thơ,
ca dao, đồng dao. Kể lại sự việc một cách mạch lạc, rõ ràng, diễn cảm. Kể
lại truyện đã được nghe một cách rõ ràng, diễn cảm. Kể chuyện sáng tạo
theo đồ vật, theo tranh, theo chủ đề, theo kinh nghiệm bản thân.
+ Kỹ năng đọc: trẻ có biết cách giở sách, có biết đọc từ trái sang phải,
từ trên xuống dưới? Có biết kể lại chuyện khơng? Có biết đọc thuộc bài thơ
khơng? Tư thế ngồi đọc ngay ngắn, đọc ngắt nghỉ sau các dấu; phân biệt
phần mở đầu, kết thúc của sách; đọc truyện qua các tranh vẽ; giữ gìn, bảo
quản sách cẩn thận.
+ Kỹ năng viết: Trẻ có biết cầm bút đúng cách khơng? Có biết tơ
trùng khớp lên các nét khơng? Tư thế ngồi viết ngay ngắn. Làm quen với
cách viết tiếng Việt: hướng viết từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng
dưới, hướng viết của các nét chữ.
Qua khảo sát tôi thấy:
 
 
 


Giai đoạn 1
Nội dung


Kỹ năng nghe
và hiểu người khác
nói. Nghe và làm theo
từ 2lời chỉ dẫn liên
tiếp nhau trở lên.
Nghe hiểu nội dung
truyện kể, truyện
đọc…phù hợp với
trẻ…Biết liên hệ với
bản thân.
Kỹ năng nói:
Nói mạch lạc rõ ràng,
đủ câu, khơng nói lắp,
ngọng.…Bày tỏ tình
cảm, nhu cầu, kinh
nghiệm bản thân rõ
ràng, dễ hiểu. Trả lời
các câu hỏi về nguyên
nhân, so sánh. Sử
dụng các từ biểu cảm,
có hình ảnh. Tự tin
giao tiếp. Kể lại sự
việc 1 cách mạch lạc.
Đọc tho, ca dao…
Kỹ năng đọc:
biết cách giở sách,

Tốt


Khá

TB

Yếu

43/74

20/74

7/74

4/74

58%

27 %

9%

5%

37/74

16/74

15/74

6/74


50%

21,6%

20,3%

8,1%

41/74

19/74

10/74

4/74


đọc từ trái sang phải,
từ
trên
xuống
dưới…”Đọc”
sách
qua các tranh vẽ.
Phân biệt phần mở
đầu, kết thúc của
sách.
Kỹ năng viết:
Trẻ biết cách ngồi,
cầm bút, để vở, tơ chữ

đúng quy trình…

55,4%

25,7%

13,5%

39/74

23/74

7/74

53%

31%

9%

5,4%

5/74
7%

Sau khi khảo sát trẻ, tôi thấy, những cháu giỏi về mặt này nhưng lại
yếu về mặt khác, từ đó, tơi có phương pháp dạy khác nhau với từng đối
tượng trẻ.
2.2 Tạo môi trường học chữ viết phong phú
Mơi trường giáo dục trong lớp có tác dụng tốt đến quá trình giáo dục

trẻ. Để trẻ được làm quen với chữ ở mọi góc trong và ngồi lớp, tơi ln cố
gắng tạo mơi trường chữ viết thật đẹp để cuốn hút ở trẻ. Ở lớp tôi, trang trí
các góc chơi bằng chính các sản phẩm của cơ và trẻ. Riêng góc học tập –
sách tơi ln dành các mảng tường mở với các bài tập sáng tạo, tái tạo để
cho trẻ được tự do làm các bài tập theo khả năng, sở thích của mình, tự in, tô
vẽ các chữ trẻ đã học, được tự ghi tên mình, tự vẽ các câu chuyện theo trí
tưởng tượng sáng tạo và kể cho các bạn nghe. Việc trang trí được tơi thực
hiện theo chủ đề:
Ví dụ: Ở chủ điểm thế giới động vật, tơi thường trang trí ở các góc
chơi như sau:
-Góc xây dựng: cho trẻ làm các con vật và ghi tên các con vật để khi
trẻ xây dựng, trẻ sẽ xếp được các nhóm con vật theo nhóm và giới thiệu các
sản phẩm do mình làm ra.


-Góc học tập:
+ Cho trẻ vẽ tranh dán theo các câu chuyện.
+ Cho trẻ in chữ và tô màu xếp theo chữ mẫu, tên các con vật v.v…
+ Trang trí tranh to và cho trẻ kể chuyện theo tranh.
+ Làm lịch hàng ngày
Ví dụ: Ở chủ điểm Thế giới thực vật:
+ Tôi cho trẻ viết chữ, xếp chữ hoặc gài chữ theo mẫu dưới các hình
ảnh và chữ mẫu của cơ về các loại quả, cây, rau, hoa…
+ Cho trẻ tô chữ cịn thiếu trong từ, sau đó nối với với từ dưới các
hình ảnh có sẵn hoặc nối chữ cái theo u cầu có trong từ dưới hình ảnh có
sẵn với các chữ cái in đậm
- Góc thiên nhiên: Các loại cây, tơi đều gắn tên để cho trẻ có thể ghép
chữ xem đây là cây gì.
-Trên các mảng tường, tơi có thể trang trí nhiều hình ảnh phù hợp với
chủ điểm và mỗi hình ảnh đều gắn tên gọi.

2.3Dạy trẻ làm quen với chữ viết ở mọi lúc, mọi nơi.
Với mong muốn nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen chữ viết,
tôi luôn cố gắng tranh thủ các hoạt động trong ngày để cho trẻ làm quen chữ
viết một cách hợp lí:
+ Giờ đón, trả trẻ: có thể gắn ảnh có tên của trẻ, cho trẻ gắn thứ ngày
tháng…xem tranh ảnh, đọc đồng dao.
+ Giờ hoạt động chung: Với tất cả các mơn học khác, nếu có thể tôi
đều lồng ghép thêm các chữ cái.
+ Giờ hoạt động góc: các góc chơi đều có mơi trường chữ cho trẻ tự
tìm hiểu như làm các bài tập gắn, đính , viết và gài chữ theo mẫu v.v…


+ Giờ hoạt động ngoài trời: cho trẻ xếp sỏi, hột, hạt thành các chữ.
+ Giờ ăn: giải thích các món ăn, nhận khăn thêu bằng tên trẻ.
+ Giờ ngủ: Trước khi ngủ có thể bật nhạc – ngâm thơ, kể chuyện cho
trẻ nghe.
+ Giờ hoạt động chiều: in, tô chữ rỗng, tìm cắt chữ trong báo, sách,
lầm bộ sưu tập.
 2.4 Chú ý đến giáo dục cá nhân
- Việc giáo dục cá nhân có tác dụng tốt đến trẻ. Đặc biệt trong lĩnh
vực cho trẻ làm quen chữ viết, giáo dục cá nhân sẽ giúp cô giáo củng cố, bổ
sung các kiến thức, kĩ năng, cách phát âm, nhận mặt chữ, cách tơ chữ đúng
theo quy trình cho trẻ. Trong q trình dạy trẻ làm quen chữ viết, tơi ln
tìm hiểu khả năng, đặc điểm tâm lý của từng trẻ. Từ đó xây dựng các biện
pháp giáo dục phù hợp.
- Ở lớp có khoảng 10% trẻ cịn chưa tự tin vào bản thân, ít giơ tay
phát biểu, cơ có khuyến khích thì cũng khơng giơ tay, nói nhỏ. Do các cơ
thường sợ mất thời gian thường thích gọi trẻ mạnh dạn trả lời lưu lốt chứ ít
quan tâm đếntrẻ nhút nhát. Vì lẽ đó mà cháu lại càng ít có cơ hội trả lời.
+ Biện pháp giải quyết: Tôi thường xuyên gần gũi, tâm sự và quan

tâm đến trẻ nhút nhát. Đặc biệt, tôi hay khen các cháu trước lớp khi cháu
làm được việc tốt dù rất nhỏ, động viên, khuyến khích cháu để giúp cháu đó
mạnh dạn tham gia vào các hoạt động và học tập, mạnh dạn phát âm các chữ
cái khi cơ hỏi. Tơi cịn thường xun nêu gương bạn tốt cho cháu noi theo.
Thời gian này, tôi động viên các cháu trả lời những câu hỏi dễ, khi trẻ đã
mạnh dạn hơn, tôi cho trẻ trả lời những câu hỏi ở mức độ khó hơn. Bên cạnh
đó kết hợp với gia đình động viên cháu tham gia nhiều hoạt động tập thể
khác. Tranh thủ các cơ hội cho các cháu được nói, phát hiện chữ cái đã học
khi đi chơi…để trẻ mạnh dạn hon.


+ Kết quả thu được: Trẻ mạnh dạn hơn khi tham gia các hoạt động
làm quen với chữ viết cũng như các hoạt động khác.
- Trẻ hiếu động: Trẻ hiếu động thường rất hay nghịch ngợm và đùa
nghịch trong các giờ học không để ý khi cô giáo giảng bài. Điều đó dẫn đến
trẻ khơng nhớ được chữ cái, cấu tạo chữ, cách tô chữ…
+ Biện pháp giải quyết: Với những trẻ hiếu động, tôi thường hay cho
trẻ tham gia vào các hoạt động tĩnh nhưng có giới hạn thời gian, giờ học chú
ý đến trẻ hơn, hay gọi trẻ phát biểu, dùng nhiều hình thức hấp dẫn thu hút sự
chú ý của trẻ.
+ Kết quả thu được: Sau một thời gian tơi thấy trẻ ít nghịch đi và ham
học hơn, thích giúp đỡ bạn, thích tham gia vào các trị chơi học tập, nhớ
được các chữ cái, tơ chữ đúng quy trình…
2.5 Dạy trẻ làm quen với chữ viết bằng các trò chơi
Như chúng ta đã biết, trẻ mầm non “Học bằng chơi, chơi mà học”.
Muốn trẻ hiểu bài nhanh và nhớ lâu, nếu chúng được trực tiếp tham gia vào
các hoạt động. Tôi đã sưu tầm, sáng tác được một số trò chơi khi cho trẻ làm
quen với chữ viết để trẻ tăng hứng thú, cung cấp, củng cố kiến thức kĩ năng.
Ví dụ: Trị chơi giúp trẻ ghi nhớ các chữ đã học như:
+ Trị chơi: Đốn chữ:

Cách chơi: Trẻ nhắm mắt, cô lấy tay viết chữ lên tay trẻ. Cho trẻ đốn
chữ gì.
+ Trị chơi: Cho trẻ dùng các bộ phận trên cơ thể mình tạo chữ vừa
học
+ Trò chơi: Xếp chữ (gài chữ, viết chữ) thành các từ theo mẫu:
Chuẩn bị: Cơ có các bức tranh, dưới tranh có từ chỉ hình ảnh đó
Cách chơi: Trẻ xếp các chữ cái rời thành từ giống mẫu có sẵn.


Luật chơi: Trong thời gian 1 bản nhạc, trẻ nào xếp (gài, viết) nhanh
nhất là người chiến thắng.
+ Trò chơi: Gạch chân chữ cái đã học.
Chuẩn bị: Các hình ảnh và từ dưới tranh.
Cách chơi: Có 2 – 3 đội chơi, mỗi đỗi sẽ gạch chân dưới các chữ cái
đã học theo yêu cầu của cô trong từ dưới tranh.
Luật chơi: Trong thời gian 1 bản nhạc, đội nào gạch được nhiễu chữ
cái đúng theo u cầu của cơ là đội chiến thắng.
+ Vẽhình ảnh có chữ đã học
Cách chơi: Cho trẻ tìm các chữ cái đã học có trong từ chỉ tên các loại
rau, quả, hoa, con vật…trẻ biêt sau đó phải vẽ lại hình ảnh đó.
Luật chơi: Trong thời gian quy định, trẻ phải vẽ được hình ảnh và nói
được chữ cái có trong từ chỉ hình ảnh đó.
- Thơng qua các mơn học khác lồng ghép các trị chơi.
Ví dụ: Trẻ học chữ qua giờ “làm quen văn học”:
Cách chơi: Khi cho trẻ chơi trò chơi ghép tranh để đốn xem đó là
bức tranh vẽ về nhân vật hoặc cảnh vật trong câu truyện nào, sau mỗi mảnh
ghép có các chữ cái khác nhau đã học, trẻ phải lấy mảnh ghép có chữ cái nào
ghép vào đúng khoảng trống trên bảng có chữ cái đó.
Luật chơi: Trong thời gian 1 bản nhạc, đội nào gắn nhanh và đúng tạo
thành bức tranh là đội chiến thắng. Trò chơi chơi theo luật tiếp sức.

Theo tôi, mỗi giáo viên cần chịu khó sưu tầm, sáng tác các trị chơi,
biết vận dụng các trò chơi ấy vào các giờ học ở mọi lúc, mọi nơi một cách
phù hợp sẽ kích thích trẻ ham học hỏi, thơng minh, nhanh nhẹn, sáng tạo tìm
tịi, trẻ sẽ hứng thú khi đến lớp cũng như hứng thú tham gia trong các hoạt
động.
2.6 Công tác tuyên truyền với phụ huynh
Trẻ đến trường được cô giáo dạy dỗ với nhiều nội dung làm quen chữ
viết thông qua các hoạt động với nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên các
kiến thức, kĩ năng về chữ cái mà giáo viên cung cấp cho trẻ phải được ôn


luyện tại nhà.Vì vậy, để giúp trẻ học tốt thì cần có sự cộng tác giữa giáo viên
và phụ huynh học sinh. Vậy làm thế nào để tuyên truyền với phụ huynh một
cách thuyết phục, đạt kết quả, phối hợp với phụ huynh thật tốt? Đó là một
cơng việc khơng đơn giản. Trong công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ
huynh, tôi đã thực hiện các biện pháp sau:
- Hàng ngày, giáo viên thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình
hình học tập của trẻ để về nhà phụ huynh kết hợp dạy thêm, cho trẻ ôn
luyện.
- Lên kế hoạch, thơng báo chương trình dạy trẻ ghi rõ nội dung dạy
vào bảng treo ngoài cửa lớp để phụ huynh theo dõi, ôn luyện thêm cho con ở
nhà.
- Đánh vi tính với các nội dung trẻ đã được học ở lớp đưa cho phụ
huynh về nhà cùng tham khảo và dạy trẻ.
- Giới thiệu các loại sách vở có tính giáo dục tới phụ huynh.
- Trao đổi một số nhược điểm của trẻ về cách phát âm, nhận mặt chữ,
cách tô, cầm bút, để vở…để phụ huynh nắm được. Sau khi sử dụng các biện
pháp tuyên truyền tới phụ huynh, phụ huynh đã hiểu bản chất, tác dụng của
vấn đề dạy trẻ, nắm bắt được phương pháp dạy trẻ. Từ đó phụ huynh ln
ln kết hợp chặt chẽ với giáo viên để dạy trẻ. 

III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1. Nguyên nhân thành công
Để giúp trẻ thuộc mặt chữ, nhận biết và phát âm đúng các chữ cái giáo
viên cần:
- Tìm hiểu đặc điểm riêng của từng trẻ bằng cách khảo sát trẻ đầu
năm, theo dõi trẻ ở các hoạt động trong ngày để tìm ra ngun nhân, để có
biện pháp giúp đỡ trẻ.


- Giáo viên nhiệt tình, chịu khó học hỏi kinh nghiệm để không ngừng
nâng cao nghệ thuật lên lớp và sáng tạo về đồ dùng, trò chơi để gây hứng thú
cho trẻ tham gia vào hoạt động.
2. Bài học kinh nghiệm
Từ kết quả trên, tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau:
- Nắm vững phương pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ viết,
từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình.
- Giáo viên ln học hỏi nâng cao trình độ chun mơn, tìm ra những
hình thức, những trò chơi mới, đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn để cuốn hút trẻ
vào giờ học.
- Tạo môi trường học chữ viết phong phú, cuốn hút trẻ và vận dụng
mơi trường đó để dạy trẻ trong các hoạt động.
- Học hỏi thêm kinh nghiệm, kiến thức từ chị em đồng nghiệp, từ sách
báo, tài liệu, các phương tiện thông tin đại chúng.
Với một số kinh nghiệm trên, tôi đã phổ biến cho các giáo viên trong
khối Mẫu giáo lớn của trường mình để chị em vận dụng vàolớp mình và đều
đạt kết quả cao.
Nhìn những trẻ đang dần lớn lên trong vịng tay của mình, sự hồn
nhiên, ngây thơ, đáng yêu của chúng luôn là nguồn động viên để tìm tịi,
sáng tạo trong q trình dạy học để cho trẻ hứng thú, thích học và một phần
tích luỹ kiến thức bước đầu về một cách đọc – viết chuẩn bị tâm thế vững

chắc cho trẻ vào lớp 1.
 



×