Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

CÁCH DẠY TRẺ MẪU GIÁO THEO QUAN ĐIỂM NGƯỜI MỸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.54 KB, 8 trang )

CÁCH DẠY TRẺ MẪU GIÁO
THEO QUAN ĐIỂM NGƯỜI MỸ
Một nhà khoa học đoạt giải Nobel khi được hỏi, ở đâu ông học được những
kiến thức khiến ông trở nên vĩ đại như vậy? đã trả lời rằng: Nơi tôi học được
nhiều nhất đó là vườn trẻ, vì rằng, ở đó người ta dạy tôi cách biết tuân thủ các quy
định, biết nói xin lỗi khi mình sai...

Có lẽ sẽ là thừa khi chúng ta nhắc lại ở đây những lý luận nhằm chứng
minh vai trò rất quan trọng của giáo dục trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo đối với quá
trình phát triển nhân cách của trẻ. Tuy nhiên, câu trả lời sẽ trở nên thú vị, khi
chúng ta tìm hiểu việc giáo dục trẻ em độ tuổi mẫu giáo ở Mỹ, nơi nền giáo dục
được coi là hiện đại và tiên tiến bậc nhất trên thế giới.



Dạy trẻ từ tính tự lập

Người Mỹ rất coi trọng tinh thần độc lập, tự lực cánh sinh của mỗi người.
Vì thế, ngay từ khi trẻ một tuổi rưỡi, họ đã bắt đầu dạy cho trẻ các kỹ năng tự phục
vụ bản thân. Họ cho rằng, nắm bắt các kỹ năng tự phục vụ có thể giúp trẻ tăng
cường tính độc lập và cảm giác về sự thành công, nó không chỉ có lợi cho sự phát
triển của trẻ mà còn giúp ích rất nhiều cho chính những người lớn.


Những người làm công tác giáo dục mẫu giáo ở Mỹ đều được nhấn mạnh
việc giáo dục cho trẻ những kỹ năng tự phục vụ. Bất cứ sự chăm sóc nào từ phía
người lớn cũng phải tạo cho trẻ những cơ hội để rèn luyện cho trẻ các kỹ năng
này. Đồng thời, họ cũng đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của gia đình để giúp các kỹ
năng mà trẻ được dạy ở lớp được rèn luyện và thực hành ngay tại nhà.
Các kỹ năng tự phục vụ của trẻ bao gồm: Buộc dây giầy, mặc quần áo, cài
cúc áo, kéo phéc-mơ-tuya, rửa mặt, đánh răng, chải đầu, ăn cơm… Tuy nhiên,


những kỹ năng này không đồng nhất ở tất cả các giai đoạn phát triển của trẻ.

Các nhà nghiên cứu, sau nhiều năm nghiên cứu và quan sát đã chỉ ra rằng:
Trẻ từ 18-24 tháng có thể tự dùng cốc uống nước, có thể tự nhặt lấy đồ chơi; từ 2-
3 tuổi có thể học cách tự mình đi đại tiểu tiện, ăn cơm, mở phéc-mơ-tuya và mặc
quần áo; từ 3-4 tuổi, tính độc lập của trẻ đều phát triển mạnh, những kỹ năng đã
học được ở trên đều trở nên thành thục hơn, gần như trẻ có thể làm mà không cần
sự giúp đỡ của người lớn; từ 5-6 tuổi, trẻ có thể học cách tự rửa bát, sắp xếp đồ
đạc của mình ngay ngắn,…

Những giáo viên mẫu giáo Mỹ khi rèn luyện cho trẻ khả năng tự lập thường
dùng phương pháp là: Đồng thời với việc đề ra nhiệm vụ, họ cũng đưa ra những
điều kiện để trẻ có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách dễ dàng hơn.

Chẳng hạn, để dạy trẻ tự mang giày, họ thường đưa cho trẻ những đôi giày
to hơn một chút so với cỡ chân của các em. Hoặc để dạy trẻ tự rót nước sữa, họ
đưa cho trẻ những bình sữa có miệng to giúp trẻ thực hiện công việc một cách dễ
dàng hơn. Cách làm như vậy sẽ gây cho trẻ hứng thú cũng như tự tin trong việc
hoàn thành các “nhiệm vụ”.

Đến sự lễ phép

Ở các trường mẫu giáo ở Mỹ, ngoài việc khơi mở trí lực giai đoạn đầu cho
trẻ, người ta rất coi trọng việc dạy cho trẻ các quy tắc lễ nghi. Yêu cầu đối với mỗi
em là phải nghe theo lời chỉ bảo của các giáo viên, học cách tham gia các hoạt
động tập thể cùng với những học sinh khác.

Trong các trường mẫu giáo ở Mỹ, mỗi khi có một bạn nhỏ hắt xì, sẽ phải
nói với những người bạn xung quanh của em rằng: “Xin lỗi!”, ngược lại, những
người bạn của em sẽ nói: “Chúc phúc cho cậu!”. Điều này đã trở thành một hành

vi tự giác của trẻ.

Đối với những trẻ em phạm lỗi, không nghe lời,… người ta thường dùng
phương pháp “phạt ở một mình”. Lý do là, trẻ em ở độ tuổi này sợ nhất là việc
phải ở một mình. Hơn nữa, phương pháp này cũng có tính khoa học của nó. Khi
trẻ bình tĩnh trở lại, mới giảng giải điều hay lẽ phải cho trẻ hiệu quả sẽ cao hơn rất
nhiều. Tất nhiên việc “giam” một mình đối với trẻ có phần nào đó khó chấp nhận
đối với các bậc phụ huynh, tuy nhiên, nó có thể tạo được ảnh hưởng tích cực, đó
chính là giúp trẻ hình thành thói quen giữ bình tĩnh trở lại khi đang tức giận.

Nổi nóng ở những nơi công cộng là điều dường như không ai có thể chấp
nhận được ở Mỹ. Do đó có thể khống chế được tình cảm của bản thân, bất luận
trong tình huống như thế nào cũng có thể bình tĩnh ứng xử là một nội dung quan
trọng trong các mối quan hệ công chúng ở Mỹ. Phong độ cũng như sự trầm tĩnh
của người Mỹ, có lẽ liên quan nhiều đến phương pháp giáo dục ngay từ độ tuổi
mẫu giáo này.

Trong việc giáo dục những lễ nghi ứng xử cho trẻ ở giai đoạn này, một
trong những yếu tố rất được đề cao là vai trò của người giáo viên. Ở độ tuổi mẫu
giáo, những điều trẻ học được không phải là những lý giải mà là những mô phỏng.
Vì thế, nếu như những thầy cô giáo ở trường có thái độ không tốt đối với trẻ,
chúng sẽ học theo các thầy cô, đối xử không tốt với bạn bè và người xung quanh.

Nói cách khác, hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý
cũng như sự hình thành tính cách của trẻ. Do đó, những giáo viên mẫu giáo ở Mỹ
đều phải thông qua những yêu cầu rất nghiêm ngặt về trình độ.

Bên cạnh yêu cầu trình độ cử nhân trở lên, những giáo viên này còn phải
thông qua một chương trình tập huấn chuyên nghiệp và đạt được “Chứng chỉ giáo
viên mẫu giáo” hoặc “Chứng chỉ giáo viên tiểu học”. Những năm gần đây, một số

bang của Mỹ còn đưa ra yêu cầu trình độ tối thiểu là thạc sỹ đối với các giáo viên
ở trường mẫu giáo.

Sự tôn trọng: Chất “dinh dưỡng” đặc biệt
Ở Mỹ, việc tôn trọng trẻ em không chỉ vì chúng nhỏ tuổi, cần sự ưu ái,
quan tâm, chăm sóc mà còn vì trong quan niệm của họ, mỗi đứa trẻ ngay từ khi ra
đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những mong muốn độc lập của mình.

Bất kể là bố mẹ hay thầy cô giáo đều không có đặc quyền chi phối và hạn
chế hành vi của chúng. Đặc biệt là trẻ em, sau này trưởng thành, cha mẹ hay thầy

×