Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

(Luận Văn Thạc Sĩ) Sự Tác Động Qua Lại Giữa Pháp Luật Và Đạo Đức Trong Điều Kiện Xây Dựng Nhà Nước Pháp Quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 145 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN TIẾN HIỆP

SỰ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA PHÁP LUẬT VÀ
ĐẠO ĐỨC
TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP
QUYỀN
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN TIẾN HIỆP

SỰ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA PHÁP LUẬT VÀ
ĐẠO ĐỨC TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT
NAM
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số

: 60 38 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Hoàng Thị Kim Quế

HÀ NỘI - 2010


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU

Chương 1:

1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỐI QUAN

6

HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYỀN

1.1.

Về đạo đức

6


1.2.

Về pháp luật

17

1.3.

Sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức - tất yếu
khách quan

23

1.3.1.

Đạo đức cần đến pháp luật

24

1.3.2.

Pháp luật cần đến đạo đức

26

1.4.

Tổng quan về nhà nước pháp quyền

31


1.4.1.

Quan niệm chung về nhà nước pháp quyền

31

1.4.2.

Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng nhà nước pháp
quyền ở Việt Nam hiện nay

33

1.4.3.

Vai trò của pháp luật trong nhà nước pháp quyền

34

1.4.4.

Những đặc điểm cơ bản của pháp luật trong nhà nước pháp quyền

38

1.5.

Đạo đức trong nhà nước pháp quyền dưới sự tác động của
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước

ta hiện nay

46

1.5.1.

Những khía cạnh tích cực

47


1.5.1.1. Sự nhìn nhận lại vai trị của cá nhân

47

1.5.1.2. Đạo đức đã được pháp luật hóa ở mức độ nhất định

48

1.5.1.3. Được giao lưu với thế giới

49

1.5.1.4. Những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp dù bị tác động
mạnh, vẫn chứng tỏ sức sống mạnh mẽ

50

1.5.2.


Những khía cạnh tiêu cực

52

1.6.

Sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện
xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự tác động của cơ chế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

58

1.6.1.

Sự tác động của pháp luật tới đạo đức

59

1.6.2.

Sự tác động của đạo đức tới pháp luật

67

Chương 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA

74

PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG MỘT SỐ
LĨNH VỰC CƠ BẢN CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI


2.1.

Sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực
kinh doanh

74

2.2.

Sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức trong hoạt
động công vụ

82

2.3.

Mối quan hệ qua lại giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh
vực hơn nhân và gia đình

87

2.4.

Sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực
giáo dục

93

2.5.


Sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực
văn hóa

97

2.6.

Sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực
khoa học và công nghệ

101

2.7.

Sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực
môi trường sinh thái

105


2.8.

Sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực
chính sách xã hội

111

Chương 3:


117

NHỮNG BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG KẾT HỢP PHÁP
LUẬT VÀ ĐẠO DỨC TRONG GIAI ĐOẠN XÂY
DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1.

Nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật gắn với
tuyên truyền, phổ biến pháp luật

117

3.2.

Đấu tranh kiên quyết với các hành vi vi phạm pháp luật và
tệ nạn xã hội

121

3.3.

Đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức theo hướng xây dựng
và củng cố các chuẩn mực đạo đức cá nhân - đạo đức gia
đình - đạo đức cộng đồng

124


3.4.

Đi tìm lời giải từ đời sống kinh tế - xã hội

130

KẾT LUẬN

135

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

137


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2001, quá trình sửa đổi Hiến pháp 1992, đã đánh dấu sự xuất
hiện của một sự kiện quan trọng: quan điểm xây dựng nhà nước pháp quyền
Việt Nam xã hội chủ nghĩa đã được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp.
Chính thực tế đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam những năm qua (mà cốt
lõi là sự vận hành của cơ chế thị trường) cùng với xu thế chung của thế giới
đã buộc xã hội Việt Nam phải có u cầu về một mơ hình quản lý mới. Nhà
nước pháp quyền, với tư cách là một phương thức tổ chức nhà nước dựa trên
cơ sở pháp luật, mọi chủ thể phải phục tùng pháp luật, đồng thời pháp luật đó
phải phản ánh được sự cơng bằng, nhân đạo, thể hiện và đảm bảo đầy đủ
những giá trị cao nhất của con người, xét về mặt xuất xứ, là mô hình ngoại
nhập. Câu hỏi đặt ra là liệu mơ hình này có phù hợp và tồn tại được trong xã
hội Việt Nam, với những nét văn hóa đặc thù, được hay khơng? Liệu nói đến
nhà nước pháp quyền thì có phải là đồng nghĩa với việc tuyệt đối hóa vai trị

của pháp luật khơng? Liệu nhà nước pháp quyền có dung hợp được với giá trị
đạo đức vốn đã ăn sâu trong suy nghĩ và xử sự của các thế hệ người Việt Nam
hay không? Thực tế cho thấy, trong đời sống xã hội, pháp luật và đạo đức là
hai hệ thống quy phạm quan trọng nhất tác động đến nhận thức và xử sự của
con người. Do đó việc nghiên cứu, tìm hiểu mối quan hệ qua lại giữa pháp
luật và đạo đức có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Việc nghiên cứu này giúp
chúng ta nhận biết được những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật
và đạo đức, pháp luật có thể giúp gì cho đạo đức để có thể giữ gìn những giá
trị đạo đức truyền thống tốt đẹp và cổ vũ, bảo vệ những giá trị đạo đức mới;
và đạo đức có thể hỗ trợ thế nào cho pháp luật để các văn bản ban hành ra phù
hợp với thực tiễn và đi vào cuộc sống một cách thuận lợi. Trên cơ sở đó, chúng
ta có thể hoạch định được những giải pháp đúng đắn và cụ thể cho quá trình

1


xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta, góp phần nâng
cao hiệu lực quản lý của nhà nước, xây dựng xã hội thịnh vượng và văn minh.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Về phương diện lý luận, từ trước đến nay, mối quan hệ giữa pháp luật và
đạo đức đã thu hút được sự quan tâm của cả Luật học và Đạo đức học. Điều này
được phản ánh trong các tác phẩm lý luận về pháp luật và đạo đức như Giáo
trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Khoa Luật trường Đại học
Tổng hợp, năm 1993; Giáo trình Đạo đức học của Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, năm 2000, đều có những mục xem xét mối quan hệ này. Nội dung
của những mục tiêu này tuy không nhiều nhưng đã đưa ra được những định
hướng bước đầu rất có ý nghĩa cho việc nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật
và đạo đức. Ở góc độ nghiên cứu cụ thể, trong thời gian qua phải kể đến một số
cơng trình tiêu biểu như Đạo đức và pháp luật trong triết lý phát triển ở Việt
Nam của các tác giả Vũ Khiêu và Thành Duy, Nhà xuất bản Khoa học xã hội,

năm 2000, các tác giả đã giới thiệu mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức qua
các giai đoạn lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này… Đặc biệt phải kể
đến ở đây là loạt cơng trình nghiên cứu chun sâu của GS.TS Hồng Thị Kim
Quế về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức như: Một số suy nghĩ về mối quan
hệ giữa pháp luật và đạo đức trong hệ thống điều chỉnh xã hội - Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật số 7/ 1999; Một số suy nghĩ về trách nhiệm pháp lý và trách
nhiệm đạo đức- Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 3/2000; Xu hướng vận động,
phát triển của pháp luật và đạo đức ở Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử - Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật số 7, 8 /2002…là những bài viết có giá trị. Bên cạnh đó,
phải kể đến một số cơng trình đáng chú ý khác như: Bàn về giáo dục pháp luật
của TS. Trần Ngọc Đường, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995; Tìm
hiểu về mối liên hệ giữa đạo đức và pháp luật của LG Lê Quang Thưởng; Đạo
đức truyền thống của dân tộc là môi trường thuận lợi của việc thực hiện pháp
luật của LG. Phạm Văn Tỉnh; Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp pháp luật và
đạo đức trong quản lý xã hội của tác giả Lương Hồng Quang, Luận án tiến sĩ

2


luật học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2003... Bên
cạnh đó, thời gian qua cũng xuất hiện một số cơng trình nghiên cứu đề tài này
dưới góc độ triết học như:Vai trị của quy phạm pháp luật trong xây dựng đạo đức
ở nước ta hiện nay của tác giả Đỗ Như Kim - Luận văn thạc sĩ triết học, Hà Nội,
2003; Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong q trình chuyển
hóa sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay của tác giả Nguyên Văn Lý Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2000...
Tuy nhiên, thực tế đang địi hỏi phải có những nghiên cứu để tìm ra những
tác động thuận chiều và tác động nghịch chiều giữa pháp luật và đạo đức, những
tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức trong xã hội Việt Nam pháp quyền
xã hội chủ nghĩa. Đây là hướng mà luận văn của tác giả mong muốn đi sâu.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Luận văn có mục đích làm rõ sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo
đức, từ đó xem xét thực trạng sự tác động này ở nước ta hiện nay và đề xuất
những giải pháp mang tính định hướng cho việc tăng cường những tác động
thuận chiều và hạn chế những tác động nghịch chiều giữa pháp luật và đạo đức.
Để đạt được mục đích nói trên, luận văn tập trung giải quyết những
nhiệm vụ sau:
Một là, phân tích sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức.
Hai là, phân tích sự tác động này trong điều kiện nước ta hiện nay và
bước đầu phân tích thực trạng mối quan hệ qua lại giữa pháp luật và đạo đức
trên một số lĩnh vực quan trọng nhất của xã hộiViệt Nam.
Ba là, đề xuất và phân tích một số giải pháp để phát huy những thuận
lợi, hạn chế những cản trở trong mối quan hệ này.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật và đạo đức. Ngồi ra, luận văn cịn tham
khảo, sử dụng các cơng trình trong nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài

3


nước, đặc biệt là các tác phẩm triết học, lịch sử, văn hóa, tơn giáo … có liên
quan trực tiếp đến nội dung của luận văn.
Về phương pháp nghiên cứu, luận văn chú ý vận dụng phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, chú trọng
các phương pháp phân tích, lịch sử…
5. Đóng góp mới của luận văn
Từ việc phân tích những tác động cả thuận chiều và nghịch chiều giữa
pháp luật và đạo đức, luận văn đã góp phần xác định những khía cạnh nào cần
phát huy, tăng cường khía cạnh nào cần hạn chế trong sự tác động qua lại
giữa pháp luật và đạo đức ở nước ta hiện nay.

Bước đầu đề xuất và phân tích một số giải pháp mang tính định hướng
cho việc nâng cao chất lượng của sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo
đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay.
6. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn góp phần vào việc nghiên cứu một trong những vấn đề quan
trọng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ
nghĩa hiện nay là sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức.
Với những kết quả đạt được, luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy pháp luật, đạo đức học trong hệ
thống nhà trường.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về mối quan hệ giữa Pháp
luật và Đạo đức trong Nhà nước pháp quyền
Chương 2: Nội dung cơ bản của mối quan hệ giữa Pháp luật và Đạo
đức trong một số lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội

4


Chương 3: Những biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả việc sử
dụng kết hợp Pháp luật và Đạo đức trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

5


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA

PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN

1.1. VỀ ĐẠO ĐỨC

Xét về mặt từ nguyên, quan niệm của phương Tây và phương Đông,
cơ bản là không khác biệt.
Thuật ngữ "đạo đức" trong tiếng Anh là Morality, trong tiếng Pháp là
Morale… có gốc từ la tinh là Moris, có nghĩa là lề thói đạo nghĩa. Trong tiếng
Hy Lạp, từ đạo đức (Ethicos) cũng có nghĩa là lề thói, tập tục. Sau này, người
phương Tây cũng dùng từ "Ethique" với nghĩa là đạo đức học.
Ở phương Đông, Trung Quốc là nơi mà các nhà tư tưởng nói đến đạo
đức nhiều nhất, điển hình là Nho giáo, nói như Giáo sư Trần Đình Hượu thì
"Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức". Trong tiếng Trung Quốc, chữ
"đạo đức" có nghĩa là Đạo lý và Đức hạnh (Hán Việt tự điển của Nguyễn Văn
Khôn), là con đường đúng đắn (phép tắc) mà hành vi con người phải theo.
Hiểu một cách chung nhất, cả quan niệm của người phương Tây và
phương Đông đều coi đạo đức là những chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh
hành vi con người và là cơ sở để đánh giá xử sự của mỗi con người.
Xét về nguồn gốc, đã có nhiều quan điểm lý giải về sự ra đời của đạo
đức. Theo Nho giáo, đạo đức bắt đầu từ Trời, từ Thiên mệnh. Các bậc thánh
nhân là người hiểu và thực hiện những chuẩn mực đạo đức do Trời đặt ra.
Khổng Tử quan niệm "đạo đức được thực hành trong đời sống xã hội là xuất
phát từ mệnh Trời" (Đạo chi tương hành dã dư, Mạng dã! - Luận ngữ,
Chương Hiến Vấn), Đổng Trọng Thư đời Hán thì cho rằng: "Thánh nhân pháp
thiên nhi lập đạo" tức là "bậc thánh nhân theo trời để lập cái đạo làm người".

6


Ở phương Tây cổ đại, nhà tư tưởng kiệt xuất Aristotle, đã cho rằng:

đạo đức của xã hội loài người có nguồn gốc từ thần thánh. Bởi vì trong tín
ngưỡng, người Hy Lạp tin rằng, các thị tộc đều là hậu duệ của các vị thần, "xã
hội nhân gian vốn khơng có ln thường (đạo đức của con người), ln
thường đến từ "thần luân " (đạo đức của thần)" [6, tr. 182].
Thế kỷ 18, nhà triết học Đức I.Kant cho rằng "các nguyên lý đạo đức
độc lập với mọi lĩnh vực hoạt động khác của con người và … lý tính là nguồn
gốc sinh ra các nguyên lý và chuẩn mực đạo đức" [54, tr. 173]. Tức là theo
ông, các quy tắc sinh ra đạo đức có được là do sự "suy tưởng", "chiêm
nghiệm" của những bộ óc đầy lý trí. Nhưng lý trí lại khơng phải có được từ sự
nhận thức về thế giới khách quan mà có được từ sự "tiên nghiệm" siêu việt
của tư tưởng. Trong triết học Kant, tự do là phạm trù cơ bản nhất của đạo đức
học, tự do cùng với Chúa, linh hồn bất diệt là ba phạm trù thể hiện sự hoàn
hảo tuyệt đối mà con người không thể nhận thức được nhưng có nghĩa vụ phải
thực hiện những yêu cầu của chúng.
Trong các quan điểm về nguồn gốc của đạo đức, riêng Phật giáo lại có
những kiến giải rất độc đáo. Trên cơ sở quan niệm cuộc đời là "bể khổ", Phật
giáo đặt mục đích tối cao là giải thốt, thốt khỏi đau khổ. Để đạt được mục đích
này, mỗi con người phải đi theo tám con đường chính đáng (bát chính đạo). Đó là:
- Chính kiến: phải có hiểu biết đúng đắn về cuộc đời, nỗi đau khổ, và
nguyên nhân đau khổ;
- Chính tư duy: sự suy nghĩ phải cho đúng với những gì cần cho sự
giải thốt;
- Chính ngữ: lời nói phải chân thực, thận trọng;
- Chính nghiệp: sống một cách trong sạch, đạo đức;
- Chính mệnh: phải có nghề nghiệp lương thiện;
- Chính tinh tiến: chịu khó học tập, suy nghĩ trên con đường tu tập;

7



- Chính niệm: thiện trong từng suy nghĩ;
- Chính định: tập trung tư tưởng, không bị phân tán bởi những ham muốn.
Đây chính là những chuẩn mực cao nhất mà Phật giáo yêu cầu đối với
những người tu tập. Theo quan điểm của Phật giáo, bát chính đạo này cũng
như tứ diệu đế có được từ sự mặc khải của Đức Phật khi Ngài chứng nhập
Niết bàn (ngộ đạo - hiểu được nguyên lý của thế giới…).
Quan điểm của chủ nghĩa Mác cho rằng đạo đức có nguồn gốc từ hiện
thực khách quan, là sự phản ánh đời sống của con người, chứ không phải là
biểu hiện của một ý chí siêu phàm nào đó ở bên trên các quan hệ xã hội.
Trong đời sống của con người nguyên thủy, nhất là trong quan hệ lao động,
các cá nhân không thể đơn độc làm mọi việc mà phải dựa vào nhau, hỗ trợ lẫn
nhau, phân cơng lao động thì mới đạt hiệu suất cao. Quan hệ giữa con người
với con người khơng chỉ có trong những quan hệ lao động mà còn biểu hiện
trong nhiều quan hệ khác như: chiến đấu chống thiên tai, địch họa, phân phối
sản phẩm lao động, những sinh hoạt thường nhật… Trong các quan hệ này,
lợi ích các bên khơng phải lúc nào cũng phù hợp với nhau mà trong nhiều
trường hợp chúng mâu thuẫn với nhau, là nguyên nhân dẫn đến các xung đột
xã hội. Để xã hội tồn tại và phát triển, cần phải có những nguyên tắc về hành
vi ứng xử của các cá nhân. Các quy tắc này là kết quả của sự "chọn lọc xã
hội" thông qua các hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.
Bởi vì các quan hệ xã hội có cùng tính chất (vay - nợ, mua - bán…) có
khuynh hướng lặp đi lặp lại. Trải qua cùng thời gian, xã hội nhận thấy, trong
mỗi mối quan hệ đó, nội dung ứng xử nào là hợp lý nhất thì nó sẽ trở thành
các chuẩn mực đạo đức của xã hội mang tính yêu cầu đối với các cá nhân.
Đến đây, các quy phạm đạo đức của xã hội đã hình thành. Về cơ bản, các tiêu
chuẩn đạo đức mà các xã hội thường yêu cầu là:
- Các cá nhân phải xây dựng cho mình những phẩm chất tốt như: trung
thực, khiêm nhường, thương người…,

8



- Phải ý thức được bổn phận đạo đức của mình trong quan hệ với cá
nhân khác và xã hội trên cơ sở phân biệt thiện - ác;
- Ý thức đạo đức phải hóa thân thành những xử sự đúng đắn;
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, đạo đức là sự phản ánh của đời
sống kinh tế của mỗi thời đại. Tức là các yêu cầu về đạo đức bắt nguồn từ
điều kiện kinh tế, đời sống xã hội ở các giai đoạn lịch sử khác nhau thì phải
có nội dung khác nhau. Do đó, khi các quan hệ kinh tế xã hội đã thay đổi thì
các quy tắc đạo đức cũng có sự vận động, biến đổi. Đồng thời đạo đức cũng
có tính độc lập tương đối của nó so với tồn tại xã hội.
Nói về sự thay đổi của các quy tắc đạo đức phù hợp với sự biến đổi
của các quan hệ kinh tế xã hội ta thấy:
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, có những nguyên tắc mà hành vi
ngày nay chúng ta không chấp nhận nhưng lúc đó lại được coi là chính đáng,
khơng vi phạm đạo đức như: ăn thịt tù binh, bỏ mặc cha mẹ già bị chết đói…
Nguyên nhân là do sức sản xuất của xã hội rất yếu kém, của cải làm ra rất ít nên
khơng được dành cho tù binh và những người khơng cịn khả năng lao động.
"Do nguồn thức ăn thường xun khơng được đảm bảo, nên tình trạng người ăn
thịt người đã phát sinh và đã duy trì trong một thời gian rất lâu" [1, tr. 33].
Bước sang thời kỳ chiếm hữu nô lệ, điều kiện kinh tế xã hội thay đổi,
những quan hệ mới xuất hiện đã làm nảy sinh những quan niệm đạo đức mới.
Đương nhiên giai cấp chủ nô phải xây dựng hoặc ủng hộ những quan niệm
đạo đức nào có khả năng duy trì trật tự xã hội và biện minh cho sự thống trị
của họ. Những quan niệm đạo đức trong xã hội có giai cấp thì sẽ mang màu
sắc giai cấp. Ví dụ theo quan điểm của Platon, con người cần có đức tính như:
sự thơng thái, sự dũng cảm, sự điều độ, u chính nghĩa. Nhưng theo Platon,
"chỉ có tầng lớp quý tộc mới hội tụ được các đức tính trên, tầng lớp bình dân

9



chỉ có tính khuất phục cịn nơ lệ thì khơng có đời sống đạo đức vì họ chỉ là
"động vật biết nói" [47, tr. 184].
Trong xã hội phong kiến, các tầng lớp quý tộc, địa chủ, tăng lữ…
chiếm một phần nhỏ dân cư nhưng lại nắm giữ đại bộ phận của cải xã hội, chi
phối phần đông dân cư xã hội; người phụ nữ thì phải phụ thuộc vào nam
giới… nên đạo đức phong kiến phản ánh rõ nét tính trật tự đẳng cấp cũng như
sự bất bình đẳng nam nữ. Thời kỳ trung cổ ở Châu Âu, đạo đức chịu sự chi
phối của tôn giáo. Các giáo lý của Thiên chúa giáo trở thành những chuẩn
mực đạo đức bắt buộc. Tô-mát Đa-canh (Thomas D’Aquin), nhà tư tưởng lớn
nhất của Thiên chúa giáo thời Trung cổ cho rằng: sự phân chia đẳng cấp trong
xã hội là xuất phát từ ý của Chúa trời, "vượt ra khỏi trật tự xã hội và đẳng cấp
trong xã hội là có tội" [8, tr. 165] nếu người nào khơng tn theo thì buộc họ
phải có đạo đức "bằng cách dùng vũ lực và trừng phạt để đe dọa" [8, tr. 166].
Ở phương Đông, Ấn Độ là điển hình cho kiểu xã hội gắn liền với trật
tự đẳng cấp. Xã hội Ấn Độ được phân chia thành các đẳng cấp: Brahman
(tăng lữ), Ksatrya (các chiến binh), Vaisya (bình dân), Sudra (nơ tỳ). Theo
Will Duran trong cuốn "Lịch sử văn minh Ấn Độ" thì đạo đức gắn liền với các
đẳng cấp. Đạo đức (drama) là kỷ luật, là cách sống đã được vạch ra cho mỗi
đẳng cấp, ai ở đẳng cấp nào thì phải triệt để tuân thủ đạo đức của đẳng cấp ấy,
không được hành xử như những người ở đẳng cấp khác. Đặc biệt, sự phá bỏ
các hàng rào luân lý để quan hệ với một người ở đẳng cấp khác là sự vi phạm
đạo đức nghiêm trọng nhất.
Khi xã hội chuyển sang chế độ tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản thấy
rằng để vươn lên nắm quyền lực thì phải đánh đổ được thế giới quan và nhân
sinh quan của quý tộc phong kiến cũng như tôn giáo, vốn đang giữ vai trò chi
phối đời sống xã hội. Cần phải phê phán luân lý tôn giáo phong kiến, để xây
dựng một nền đạo đức mới. Cùng với sự chuyển biến sang chế độ tư bản, xã
hội Châu Âu cũng dần hình thành những chuẩn mực đạo đức mới như:


10


Tính thực tế, nếu như Thiên chúa giáo cho rằng đời sống trần gian chỉ
là tạm bợ, mọi người phải cư xử sao cho khi chết đi sẽ được hưởng phúc trên
thiên đàng thì giai cấp tư sản cho rằng đó chỉ là sự lừa dối, con người cần phải
xây dựng hạnh phúc ngay trên trần thế này. Theo B.Spinoza thì cần phải vứt
bỏ những quan niệm tội lỗi tơn giáo, con người nên "hưởng lạc thú trên đời
trần tục và xã hội loài người mang lại" [52, tr. 336].
Tự do là khẩu hiệu của cách mạng tư sản, bởi vì nó khơng chỉ mang
lại lợi ích cho cá nhân mà cịn giải phóng con người khỏi sự kìm kẹp của chế
độ phong kiến thúc đẩy chế độ tư bản phát triển. Vì vậy, tự do trở thành chuẩn
mực đạo đức được cả xã hội hướng đến, xâm phạm tư do của người khác là sự
vi phạm đạo đức và phải bị lên án mạnh mẽ. Theo John Locke thì trong trạng
thái tự nhiên con người hoàn toàn "tự do, bình đẳng, độc lập… khơng ai có
thể bị lơi ra ngoài trạng thái này để quy hàng… một người khác" [52, tr. 214].
Năm 1772, Diderot viết trong cuốn "Les E’leuthromanes": "Đứa con của thiên
nhiên ghê tởm cuộc sống nô lệ. Nó căm thù, khơng đội trời chung, mọi uy
quyền. Ách đeo cổ làm nó phẫn uất. Mỗi cưỡng bức, nó coi là một sự sỉ nhục,
ước vọng của nó: Tự Do!" [52, tr. 351]
Cùng với tự do là bình đẳng, đây chính là khẩu hiệu mà giai cấp tư
sản đề ra nhằm chống lại đạo đức đẳng cấp của xã hội phong kiến. Tác giả De
Maintenon viết:
Đừng bao giờ đả động đến dịng dõi q tộc của mình cả.
Nếu mình khơng có đạo đức thì đề cao dịng dõi cũng khơng đi đến
đâu. Chính đạo đức mới tạo ra dịng dõi q tộc chân chính… Q
tộc chẳng có nghĩa lý gì nếu khơng có đức hạnh, và chỉ có người
nào có đức hạnh mới được trọng vọng, kính nể [52, tr. 277].
Chế độ xã hội chủ nghĩa được xác định là chế độ của đông đảo các

tầng lớp nhân dân lao động, lấy việc phục vụ nhân dân làm mục tiêu tối cao.

11


Do đó, chế độ xã hội chủ nghĩa phải tơn vinh, bảo vệ những giá trị đạo đức
mới tiến bộ và hạn chế, gạt bỏ những cái lỗi thời, phản động.
Như vậy, đạo đức là sự phản ánh điều kiện kinh tế xã hội của từng giai
đoạn lịch sử, khi đời sống xã hội thay đổi, có cái mất đi, có cái mới xuất hiện
chứ khơng nhất thành bất biến. Tuy nhiên, như vậy khơng có nghĩa là đạo đức
chỉ là sự phản ánh một cách thụ động đời sống xã hội mà nó cịn có tính độc
lấp tương đối. Tính độc lập này thể hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, trong số các quan hệ xã hội, có các quan hệ mà xét về mặt
tính chất thì dù ở thời đại này hay thời đại khác là không khác nhau, những
chuẩn mực điều chỉnh các quan hệ này có giá trị trường tồn, vượt thời gian.
Ví dụ như thời nào thì của cải hợp pháp của một người cũng phải được tơn
trọng, có vay thì có trả … những hành vi trộm cắp, quỵt nợ thì thời nào cũng
bị lên án hết. Điều này tạo nên tính kế thừa về mặt đạo đức giữa các thời đại.
Các thời đại sau sẽ chọn lựa những giá trị đạo đức của thời đại trước còn phù
hợp với thời kỳ mới, kế thừa và phát huy chúng, dần dần hình thành nên nét
đặc trưng trong đạo đức của mỗi dân tộc. Chẳng hạn, khi nói đến truyền thống
đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta, chúng ta thường nghĩ tới: tinh thần u nước.
tinh thần đồn kết, lịng nhân ái, ý thức cộng đồng…
Thứ hai, tính độc lập tương đối của đạo đức cịn xuất phát từ việc, đạo
đức khơng phải là một bộ phận biệt lập của kiến trúc thường tầng, mà nó có
sự tác động qua lại với các nhân tố khác của kiến trúc thượng tầng như pháp
luật, khoa học, tơn giáo…. Chính sự tác động qua lại này, trong nhiều trường
hợp đã làm cho đạo đức có những sắc thái riêng chứa không phải là sự phản
ánh của một cách máy móc các quan hệ kinh tế. Ví dụ như theo tác giả Đỗ
Như Kim thì:

Thế kỷ XIX, Nho giáo bảo thủ với tính cách là hệ tư tưởng
chính thống đã làm xơ cứng và lỗi thời những chuẩn mực đạo đức
chính thống, khiến cho chúng khơng đáp ứng được các yêu cầu của

12


lịch sử, nghĩa là khơng kích thích được tinh thần tự cường của dân
tộc trước những thách thức của quá trình thực dân hóa [31, tr. 18].
Xét về mặt bản chất, quan điểm của chủ nghĩa Mác cho rằng bản chất của
đạo đức được thể hiện ở "tính thời đại, tính dân tộc và tính giai cấp" [23, tr. 34].
Tính thời đại của đạo đức lý giải tại sao ở các thời đại khác nhau thì sản
sinh ra các chuẩn mực đạo đức khác nhau. Theo Ăngghen, thực chất và suy đến
cùng thì các quy tắc đạo đức chính là sự phản ánh, là sản phẩm của các chế độ
kinh tế, các thời đại kinh tế. Từ các quan hệ kinh tế đặt ra các yêu cầu về tổ chức
xã hội, về ứng xử của con người ở thời kỳ đó. Ta có thể lấy ví dụ cho luận điểm
này là chế độ "tông pháp" của Trung Quốc. Trong các gia đình Trung Quốc thời
đó, con trai trưởng được hưởng quyền thừa kế gia tài đồng thời giữ việc thờ
cúng ông bà, cha me. Người con trưởng này rất có thế lực với các thành viên
khác trong gia đình, họ được tơn kính. Đối với phụ nữ thì phải nghe lời cha
anh lúc còn nhỏ, lớn lên đi lấy chồng thì trở thành "nữ nhân ngoại tộc"…
Tổ chức gia đình đó rất thích hợp với chế độ nơng nghiệp
để đất đai của gia đình khơng bị phân tán vào tay người ngoài, mà
sự khai thác chung được dễ dàng, sự tiêu pha đỡ tốn kém. Nó tạo
nên tinh thần gia tộc… và muốn cho chế độ tông pháp được vững,
đời Chu đã tạo ra chữ Hiếu và đề cao chữ Đễ; con phải hiếu với cha
mẹ, kẻ dưới phải tôn kính người trên… [32, tr. 71-72].
Như vậy, chính chế độ nông nghiệp đời Chu là nguyên nhân sâu xa
dẫn đến nhiều tiêu chuẩn đạo đức của thời đó.
Tính dân tộc của đạo đức lý giải vì sao giữa các dân tộc, có thể là ở

cùng trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, trong đời sống đạo đức lại
có sự khác biệt. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, đạo đức với tính cách là
một hình thái ý thức xã hội vừa chịu sự quy định của tồn tại xã hội, vừa chịu
sự tác động của các hình thái ý thức xã hội khác như pháp luật, tơn giáo,
chính trị, triết học…

13


Tổng thể những nhân tố ấy trong mỗi dân tộc là sự khác biệt
nhau, làm thành cái mà ngày nay chúng ta gọi là bản sắc dân tộc.
Bản sắc ấy, được phản ánh vào đạo đức tạo nên tính độc đáo của
các quan niệm, các chuẩn mực, cách ứng xử đạo đức, nghĩa là tạo nên
tính độc đáo trong đời sống đạo đức của mỗi dân tộc [23, tr. 36].
Ta có thể lấy ví dụ theo Jean - pierre Fichou trong cuốn Văn minh Hoa
Kỳ thì:
Hơn bất cứ một xã hội nào khác, xã hội Mỹ luôn luôn chạy
đua để thích nghi, để giành thắng lợi. Kẻ mạnh nuốt chửng người
yếu; đời là một cánh rừng rậm trong đó khơn thì sống, dại thì chết.
Nhà đại tư bản khơng làm gì khác hơn là tiêu diệt các đối thủ cạnh
tranh… Tất cả các điều trên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Thuyết
Darwin về xã hội được hình thành ở Mỹ bởi Spencer, người đã giải
thích học thuyết Darwin, rồi đi đến thuyết Darwin về xã hội: con
người sống trong xã hội cũng như trong rừng rú [12, tr. 41-42].
Tính giai cấp là khía cạnh quan trọng của đạo đức. Theo Ăngghen trong
tác phẩm Chống Đuy-rinh thì: "…cho tới nay xã hội đã vận động trong những sự
đối lập giai cấp, cho nên đạo đức cũng luôn là đạo đức của giai cấp" [2, tr. 137].
Các giai cấp có sự khác nhau về lợi ích ở nhiều lĩnh vực, trong đó quan trọng
nhất là lĩnh vực kinh tế, điều này dẫn đến cách đánh giá đúng - sai, lợi - hại,
thiện - ác của các giai cấp là khác nhau. Ý thức đạo đức bao giờ cũng là sự

phản ánh và bảo vệ cho lợi ích của từng giai cấp nhất định. Giai cấp thống trị,
dựa trên sức mạnh của pháp luật và bộ máy tuyên truyền, có khả năng áp đặt
hệ thống thang giá trị đạo đức của mình vào xã hội và buộc các thành viên xã
hội phải tuân theo, dần dà biến chúng thành thói quen trong xử sự của các cá
nhân. Do đó, các quan niệm đạo đức của giai cấp thống trị thường giữ vai trò
chủ đạo trong tâm lý xã hội. Bên cạnh đó, các giai cấp, tầng lớp khác trong xã
hội cũng có những quan niệm đạo đức của riêng mình. Tuy nhiên do khơng có
được những lợi thế như giai cấp thống trị nên đạo đức của các giai cấp khác,

14


tầng lớp khác thường không phổ biến và kém phát triển so với đạo đức của
giai cấp thống trị.
Xét về chức năng, đạo đức có những chức năng cơ bản là:
Thứ nhất, đạo đức có chức năng điều chỉnh hành vi của các cá nhân.
Đây là chức năng cơ bản nhất của đạo đức. Trong các quan hệ xã hội, xuất
phát từ quan niệm khác nhau, đặc biệt là vấn đề đạo đức mà xử sự của các chủ
thể không phải lúc nào cũng làm bên kia thỏa mãn mà có khi cịn phát sinh
thành các mâu thuẫn, xung đột. Chức năng điều chỉnh của đạo đức đảm bảo
sự hài hịa lợi ích giữa các cá nhân, đảm bảo trật tự và phát triển của xã hội.
Các quan niệm đạo đức khi được các cá nhân chấp nhận, nội tâm hóa thành
lương tâm. Đạo đức cịn tạo nên dư luận xã hội có khả năng điều chỉnh mạnh
mẽ đối với hành vi. Một mặt nó làm hình thành nên chuẩn giá trị trong đánh
giá, đâu là thiện, là đúng, đâu là ác, là sai. Mặt khác, áp lực của xã hội, trong
nhiều tình huống có khả năng buộc xử sự của các cá nhân phải theo chiều
hướng đạo đức, nếu khơng muốn bị lên án. Do đó, đạo đức tạo nên ảnh hưởng
nhiều mặt đối với hành vi của cá nhân như: "xác định phương án hành vi bởi
chuẩn mực đạo đức; tạo nên động cơ của hành vi bởi niềm tin, lý tưởng, kiểm
soát, uốn nắn hành vi bởi dư luận" [23, tr. 42]. Quá trình điều chỉnh hành vi

thông qua sự tự giác của lương tâm là điều tốt nhất. Đồng thời áp lực xã hội
cũng có vai trò rất mạnh mẽ để ngăn chặn những hành vi xấu và cổ vũ những
hành vi tốt. Trong một cộng đồng nếu đa phần mọi người đều có cách sống
đúng đắn thì những hành vi xấu sẽ trở nên lạc lõng và bị cơ lập. Ví dụ như
thời chiến tranh, mọi người đều quan niệm đã là thanh niên thì phải có trách
nhiệm lên đường bảo vệ Tổ quốc, tâm lý xã hội này đã làm cho người nào
muốn thoái thác trách nhiệm rất khó thực hiện vì sẽ bị cả cộng đồng nên án…
Thứ hai, đạo đức có chức năng giáo dục. Các cá nhân thường chịu
ảnh hưởng từ các quan niệm đạo đức và hành vi đạo đức của các chủ thể
khác. Người Việt có câu: "gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là nghĩa này.

15


Sự tác động mang tính giáo dục của đạo đức đến các cá nhân có thể bắt
nguồn từ nhiều chủ thể, nhưng trong đó, nhà nước giữ vai trị then chốt.
Thông qua công tác tuyên truyền, nhà nước định hướng xã hội đến những
giá trị tốt đẹp. Tuy nhiên, việc làm này phải đảm bảo tính thực tế. Tức là
việc đưa ra những chuẩn mực đạo đức nào cũng nên bắt đầu từ bản chất của
con người, giải quyết hài hịa mối quan hệ lợi ích của cá nhân và cộng
đồng… chứ không nên hô hào khẩu hiệu, nghe rất ghê gớm nhưng chẳng
thực tế chút nào thì rất khó để người ta thực hiện. Đối với các chủ thể có khả
năng giáo dục đạo đức cho các chủ thể khác như là nhà nước đối với xã hội,
cha mẹ đối với con, thầy cơ giáo với học trị, cấp trên đối với cấp dưới…
Bên cạnh việc tuyên truyền thì việc các chủ thể đó có thực hiện các hành vi
đạo đức một cách thực sự hay khơng mới có ý nghĩa quyết định. Người xưa
có câu "trăm nghe khơng bằng một thấy". Cho nên việc một hành vi đạo đức
được thực hiện có sức cảm hóa rất lớn, ngược lại chỉ nói mà khơng làm thì
chỉ đưa đến phản tác dụng mà thơi!
Thứ ba, đạo đức có chức năng nhận thức. Thông qua sự phản ánh tồn

tại xã hội, đạo đức thực hiện chức năng nhận thức đối với đời sống xã hội bên
ngoài (hướng ngoại) và nhận thức về bản thân (hướng nội). Khi các quan
niệm đạo đức được hướng ra bên ngồi, nó thể hiện ở sự tiếp nhận các chuẩn
mực đạo đức đã được xã hội thừa nhận như lẽ sống, thiện - ác … cũng như sự
đánh giá về suy nghĩ và hành động của các chủ thể khác. Ngược lại, quá trình
hướng nội giúp chủ thể đối chiếu, củng cố các quan niệm đạo đức của bản thân,
xem giữa chúng và đời sống xã hội là phù hợp hay khác nhau. Trong quá trình
này, chủ thể tự đánh giá về hành vi đạo đức của bản thân, từ đó phát triển thành
các nguyên tắc sống như: vì mình hay vì mọi người, bao dung hay khắc nhiệt, hy
sinh hay hưởng thụ… Quá trình nhận thức đạo đức đem lại tri thức đạo đức, ý
thức đạo đức cho chủ thể. Các cá nhân, nhờ tri thức đạo đức, ý thức đạo đức đã
nhận thức được mà tạo thành đạo đức cá nhân. Cá nhân hiểu và tin ở các

16


chuẩn mực, lý tưởng, giá trị đạo đức xã hội trở thành cơ sở để cá nhân điều
chỉnh hành vi, thực hiện đạo đức (thực hiện hóa đạo đức) [23, tr. 46-47].
Xét về vai trị, thơng qua nguồn gốc, bản chất, chức năng, ta thấy vai
trò lớn nhất của đạo đức là để điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội.
Đạo đức ra đời bắt nguồn từ nhu cầu tất yếu của đời sống xã hội. Ở đâu có đời
sống xã hội thì ở đó cần có đạo đức. Những chuẩn mực đạo đức không chỉ
giúp giữ trật tự xã hội, giải quyết các tranh chấp… mà còn hướng xã hội đến
những mục tiêu cao cả như nhân đạo, lương thiện.
Đạo đức còn thể hiện vai trò ở việc giúp cho từng cá nhân hoàn thiện
nhân cách. Sự tu dưỡng đạo đức giúp cho mỗi người hình thành lên lẽ sống
đúng đắn, có những xử sự tốt được mọi người tôn trọng.
Như vậy, đạo đức đã trở thành mục tiêu đồng thời là động lực để xã
hội phát triển. Bởi vì:
Lịch sử đã chứng minh đạo đức có vai trị tích cực trong đời

sống, nó như là một động cơ có sức mạnh thơi thúc con người đấu
tranh chống lại những cái ác, cái xấu … nó giữ gìn và phát triển
những cái tốt, cái thiện, làm cho xã hội ngày càng phát triển. Trong
thời đại ngày nay,… đạo đức đang tham gia tích cực vào cuộc đấu
tranh vì quyền con người, chống lại chủ nghĩa vơ nhân đạo, bảo vệ
mơi sinh, chống đói nghèo, tạo ra khả năng và điều kiện thuận lợi
để con người thực hiện nhu cầu của mình [22, tr. 23-24].
1.2. VỀ PHÁP LUẬT

Trong đời sống có nhà nước, pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự quan
trọng nhất điều chỉnh hành vi của con người. So với các quy phạm xã hội
khác, pháp luật có những ưu thế vượt trội, đồng thời cũng có những hạn chế
khơng thể chối cãi. Nhưng bất luận thế nào, pháp luật vẫn là phương tiện quan
trọng nhất mà nhà nước sử dụng để quản lý xã hội.

17


Xét về nguồn gốc, đã có nhiều quan điểm lý giải về sự ra đời của pháp luật.
Ở phương Đông, Trung Quốc là nơi quan niệm về pháp luật xuất hiện
rất sớm. Trong chương Hình pháp chí của sách Nhị thập tứ sử đề cập pháp
luật từ đời Hán đến đời Thanh, đều có những cách lý giải nhất quán về sự
xuất hiện của pháp luật. Sách Hán thư- Hình pháp chí trích dẫn từ sách Hồng
phạm: "… Bậc thánh nhân chọn lồi để chỉ đích danh, coi Vua là cha mẹ dân,
làm sáng rõ sự nhân ái, đạo đức. Ái phải kính thì khơng thất bại, đức cần uy
thì ngồi lâu bền. Cho nên đặt ra lễ để sùng kính, là ra hình để sáng uy". Trải
qua các đời, đến nhà Thanh, sách Thanh sử cảo- Hình pháp chí viết: " Trung
Quốc từ khi có văn tự đã dùng lễ giáo trị thiên hạ, dần dà chính sự ra đời, uốn
nắn lâu ngày, hình pháp xuất hiện. Dù chính hay hình, đều dùng để duy trì lễ
giáo khỏi bị thay đổi" [6, tr. 5]. Trong quan niệm của người Trung Quốc, Vua là

"Thiên tử", là người nhận "Thiên mệnh" từ trời, nên luật pháp suy cho cùng, là
phương tiện để thực thi "ý trời". Trong các văn bản của vua ban hành thường
mở đầu: "phụng thiên thừa vận…" là "tuân theo ý trời, thể theo thời vận…".
Tìm hiểu bộ luật Hăm-mu-ra-bi của Lưỡng hà cổ đại (thế kỷ 18-17
tr.CN) ta thấy người Lưỡng hà cổ đại cho rằng nguồn gốc pháp luật là từ thần
thánh. Trong phần mở đầu của bộ luật này, các nhà làm luật thời đó đã dẫn ra rất
nhiều thần thánh như là các đấng thiêng liêng đã trao sứ mệnh ban hành pháp
luật cho vua Hăm-mu-ra-bi. Ví dụ có đoạn, "… Vì hạnh phúc của loài người thần
Anu và thần Enlin đã ra lệnh cho trẫm, Hăm-mu-ra-bi, … phát huy chính nghĩa ở
đời, diệt trừ những kẻ gian ác không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh
không hà hiếp người yếu, soi đến dân đen, tỏa ánh sáng khắp mặt đất…" Thậm
chí, người ta đã thể hiện tinh thần này trong nét điêu khắc của bộ luật này trên
đá: "mặt trước phía trên phiến đá khắc hình thần mặt trời ngồi trên ngai trao
bộ luật cho vua Hăm-mu-ra-bi đứng đón trong tư thế nghiêm trang" [16, tr. 239].
Ở phương Tây, Montesquieu quan niệm về pháp luật ở nhiều cấp độ.
Thứ nhất, ông cho rằng pháp luật trước hết là những quy luật. Theo Montesquieu

18


thì: "Luật theo nghĩa rộng nhất là những quan hệ tất yếu trong bản chất của
sự vật" [36, tr. 37]. Thế giới được sáng tạo và tồn tại "thì phải có một cái lý
nguyên thủy và các quy luật, tức là các mối tương quan giữa cái lý thuyết
nguyên thủy ấy với các sự vật, và giữa các sự vật với nhau". Các quy luật này
do Thượng đế làm ra và sẽ chi phối pháp luật của các xã hội.
Thứ hai, là luật thiên nhiên, tức là những luật này gắn với bản chất tự
nhiên của con người trước khi hợp thành xã hội. Ở góc độ này, luật tự nhiên
bao gồm: Mong muốn được hịa bình, con người phải tự tìm cách để ni
sống, quan hệ nam nữ, nguyện vọng muốn được sống thành xã hội.
Thứ ba, là các luật thực tiễn, tức là pháp luật thực định. Theo Montesquieu,

khi con người tổ chức thành xã hội thì sự tranh chấp là khơng thể tránh khỏi
vì vậy phải thiết lập luật lệ giữa người với người. Pháp luật này có thể là luật
pháp của quốc gia hay luật quốc tế. Trong pháp luật quốc gia, quan trọng nhất
là luật chính trị (định rõ quan hệ giữa người cai trị với người bị trị) và luật dân
sự (định rõ quan hệ giữa các công dân). Sự ra đời của các luật cụ thể này bắt
nguồn từ ý chí chung của xã hội, từ sự thỏa thuận của xã hội. Montesqueieu
cho rằng: mọi ý chí cá nhân hịa nhập lại thành cái gọi là nhà nước dân sự và
pháp luật do nhà nước này ban hành là sự thể hiện về mặt pháp lý sự thỏa
thuận ý chí của các thành viên xã hội.
Khác với quan điểm trên, chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng nhà nước và
pháp luật là hai hiện tượng gắn bó mật thiết với nhau, pháp luật ra đời cùng
với nhà nước, nhà nước muốn tồn tại được và quản lý xã hội thì phải ban hành
pháp luật và đảm bảo cho nó được thực hiện cho nên "những nguyên nhân
làm phát sinh nhà nước cũng là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật".
Bởi vì khi xã hội cộng sản nguyên thủy phát triển đến một trình độ nhất định,
trải qua các lần phân cơng lao động, cùng với những nhân tố như tìm ra kim
loại, tù binh chiến tranh … làm xuất hiện chế độ tư hữu và xã hội bị phân chia
thành giai cấp. Đấu tranh giai cấp đã làm cho kết cấu xã hội cộng sản nguyên
thủy bị phá vỡ và xuất hiện nhà nước. Các tập quán vốn có trong xã hội không

19


còn đủ khả năng giải quyết các tranh chấp của đời sống xã hội. Nhà nước
đứng trước yêu cầu phải tìm ra cơng cụ hữu hiệu để quản lý. Lúc này đã xuất
hiện hai con đường hình thành nên pháp luật. Một mặt, nhà nước lựa chọn giữ
lại những tập quán có lợi cho giai cấp thống trị, đồng thời có khả năng điều
chỉnh các quan hệ xã hội, đảm bảo cho chúng trở thành những quy tắc xử sự
mang tính bắt buộc chung. Mặt khác, nhà nước đặt ra những quy tắc mới để
điều chỉnh những quan hệ mới phát sinh.

Do đó, xét một cách chung nhất thì pháp luật là những quy tắc xử
sự mang tính bắt buộc chung phản ánh đời sống kinh tế - xã hội do nhà
nước đặt ra và đảm bảo thực hiện nhằm trước hết thể hiện ý chí của giai
cấp thống trị.
Xét về bản chất, pháp luật là sản phẩm của nhà nước, nên cũng giống
như nhà nước, pháp luật luôn thể hiện tính giai cấp và tính xã hội.
Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở việc pháp luật luôn thể hiện và bảo
vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Giai cấp thống trị, thông qua nhà nước thể chế
hóa ý chí của mình thành pháp luật của nhà nước, để từ đó áp đặt ý chí này lên
tồn xã hội. Các quy phạm pháp luật định hướng cho các quan hệ xã hội vận
hành theo hướng mà giai cấp thống trị mong muốn. Khi nghiên cứu về các kiểu
pháp luật khác nhau, nhưng bất luận thế nào dù cơng khai hay che giấu… thì ở
kiểu pháp luật nào, tính giai cấp cũng là nét cơ bản trong bản chất của pháp luật.
Bên cạnh tính giai cấp, pháp luật cịn thể hiện tính xã hội. Trong đời
sống xã hội, con người có rất nhiều quan hệ xã hội, trong các quan hệ này, trải
qua thời gian, con người tìm ra những phương án xử sự hợp lý nhất. Khi nhà
nước thể chế hóa những phương án xử sự được số đơng trong xã hội chấp
nhận, thì chính là lúc nhà nước đã pháp lý hóa những sự chọn lọc của xã hội
thành các quy phạm pháp luật. Điều đó cho thấy pháp luật là sự phản ánh những
quy luật khách quan của xã hội. Đồng thời, ta cũng thấy rằng, pháp luật tuy là
công cụ của nhà nước nhưng nó khơng thể chỉ đơn thuần nói đến lợi ích của giai

20


×