Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bài thu hoạch, giới trong lđql bình đẳng giới trong quản lý ở nước ta, thực trạng và giải pháp góp phần cải thiện bình đẳng giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.55 KB, 13 trang )

1
BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG QUẢN LÝ Ở NƯỚC TA, THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP GĨP PHẦN CẢI THIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI


2
LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề bình đẳng giới đã và đang trở thành mối quan tâm chung của
hầu hết mọi quốc gia trên thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của việc
nâng cao bình đẳng giới, Đảng và Nhà nước ta đã xác định đây là một trong
những mục tiêu quan trọng trong chương trình phát triển của nước nhà.
Sinh thời Hồ Chủ tịch đã từng căn dặn: "Đảng và Chính phủ phải có
kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cân nhắc và giúp đỡ sao cho ngày càng
nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả công việc lãnh đạo". Hiện nay
Việt Nam là một trong những nước được Liên hợp quốc đánh giá cao trong
việc nỗ lực rút ngắn khoảng khách bình đẳng giới trong giáo dục, việc làm,
kinh tế, chăm sóc sức khoẻ sinh sản/ kế hoạch hố gia đình. Một trong
những lĩnh vực đáng chú ý hơn đó là vấn đề giới trong lãnh đạo quản lý.
Ðảng và Nhà nước ta luôn khẳng định: Nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia
quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội là một yêu cầu quan trọng để thực
hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện để phát huy tài năng,
trí tuệ và nâng cao địa vị của phụ nữ. Phụ nữ tham gia quản lý nhà nước là
một bảo đảm để các vấn đề giới được phản ánh trong quá trình ra quyết định,
là sự khẳng định về năng lực, trí tuệ của mình. Tuy nhiên, kết quả đó chỉ là
bước đầu, nó chưa thực sự mang tính bền vững và đang đặt ra nhiều vấn đề
cần lời giải đáp. Qua thực tế cho thấy, công tác quy hoạch cán bộ nữ chưa
được các cấp ủy đảng chú trọng đúng mức, bản thân cán bộ nữ chưa phát
huy hết vị trí, vai trị trong cơng tác quản lí, cịn mang tính thụ động; nhận
thức về giới cịn hạn chế. Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, tơi
lựa chọn vấn đề viết thu hoạch về: Bình đẳng giới trong quản lý ở nước ta Thực trạng và giải pháp góp phần cải thiện bình đẳng giới.



3

NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Một số khái niệm
- Giới: Là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa
nam giới và phụ nữ. Xã hội tạo ra và gán cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho
phụ nữ và nam giới các đặc điểm giới khác nhau. Bởi vậy, các đặc điểm giới
rất đa dạng và có thể thay đổi được.
 - Giới tính:  Là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ.
Giới tính là những đặc điểm đồng nhất mà khi chúng ta sinh ra đã có và
không thể thay đổi được.
- Quan hệ giới: Là các mối quan hệ xã hội giữa phụ nữ và nam giới,
đặc biệt là cách thức phân chia quyền lực giữa nam và nữ.
- Vai trò giới: Là những hoạt động khác nhau mà xã hội mong muốn
phụ nữ và nam giới thực hiện.
- Phân công lao động trên cơ sở giới: Là sự phân công việc và trách
nhiệm khác nhau giữa phụ nữ và nam giới
- Bình đẳng giới: Là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm
giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới.
Phụ nữ và nam giới có vị thế bình đẳng như nhau và cùng có điều
kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng và thực hiện các nguyện vọng của
mình; có cơ hội bình đẳng để tham gia, đóng góp và thụ hưởng các nguồn
lực xã hội và thành quả phát triển; được bình đẳng trong mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội và gia đình.
- Quản lí. được hiểu là q trình tác động liên tục, có tổ chức, có kế
hoạch, có hướng đích của chủ thể lên đối tượng theo một quy trình nhất định
nhằm đạt hiệu quả tối ưu so với yêu cầu đặt ra.



4
1.2. Vai trị của phụ nữ trong quản lí.
Số phụ nữ tham gia quản lý nhà nước hiện nay đã tăng nhiều so với
trước đây nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm. Bên cạnh đó, phụ nữ chủ yếu
đảm nhiệm cấp phó. Ðảng và Nhà nước ta ln quan tâm phát huy vai trò của
phụ nữ trong xã hội và trong quản lý nhà nước. Chỉ thị 37/CT-T.Ư ngày 16-51994 khẳng định: "Nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý nhà nước, quản
lý kinh tế - xã hội là một yêu cầu quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng,
dân chủ của phụ nữ, là điều kiện để phát huy tài năng, trí tuệ và nâng cao địa
vị của phụ nữ". Phụ nữ tham gia quản lý nhà nước là một bảo đảm để các vấn
đề giới được phản ánh trong quá trình ra quyết định, là sự khẳng định về năng
lực, trí tuệ của mình.
Sự gia tăng số lượng nữ tham gia quản lý nhà nước chứng tỏ chất
lượng, trình độ cán bộ lãnh đạo của nữ giới ngày càng nâng cao. Mặt bằng
học vấn này đã giúp phụ nữ tham gia ngày càng tốt hơn công tác quản lý nhà
nước. Theo đánh giá của Văn phòng Quốc Hội, việc tham gia xây dựng pháp
luật và chính sách, đóng góp ý kiến cho cơng tác quản lý nhà nước và tọa đàm
với cử tri của các nữ đại biểu Quốc Hội ngày càng có chất lượng. Vì vậy, các
chị càng thêm tự tin, trình bày ý kiến đại diện cho người dân và cho chính
giới nữ trong các kỳ họp của Quốc Hội.
Hiện nay, số cán bộ công chức (CBCC) nữ tham gia công tác quản lý
nhà nước trong hệ thống chính quyền các cấp nhiều hơn so với trước nhưng
chưa tương xứng lực lượng lao động và năng lực đóng góp của phụ nữ..
Trong thực tế, phụ nữ Việt Nam đang có mặt ở hầu hết cơ quan quản lý hành
chính, sự nghiệp và doanh nghiệp. Mặc dù Ðảng, Nhà nước đã có chủ trương
cụ thể, chính sách rõ ràng, song tỷ lệ nữ CBCC tham gia quản lý nhà nước
cịn ít. Tỷ lệ nữ CBCC là lãnh đạo trong các cấp ủy đảng, chính quyền, các
ngành và các cơ quan nghiên cứu khoa học lại càng thấp. Hơn nữa, nữ lãnh
đạo thường chỉ liên quan các lĩnh vực xã hội. Rất hiếm nữ CBCC làm lãnh



5
đạo trong lĩnh vực quản lý kinh tế, kế hoạch, nghiên cứu khoa học. Sự khác
biệt này đã hạn chế ảnh hưởng của phụ nữ trong nhiều lĩnh vực công tác. So
với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, số lượng nữ ở các cương vị quản
lý nhà nước chưa tương xứng vai trị, vị trí và những đóng góp của họ trong
các hoạt động phát triển. Có thể nói, đội ngũ cán bộ nữ giảm sút khơng chỉ ở
các cơ quan dân cử mà còn ở các bộ, ngành và cơ quan chính quyền. Sự thiếu
hụt cán bộ nữ trên một số lĩnh vực quan trọng làm cho việc hoạch định kế
hoạch, chính sách khơng có tiếng nói đại diện của phụ nữ, dẫn đến thực hiện
bình đẳng giới chưa đạt kết quả mong muốn.
Cán bộ nữ đã ít, lại bị hạn chế bởi tuổi về hưu và tuổi đề bạt. Hiện nay,
cơ cấu tuổi của cán bộ nữ khá cao, hầu hết cán bộ nữ làm quản lý đều ở tuổi
trên dưới 50, trong khi nhiều nữ thanh niên hiện nay ngại làm chính trị, chỉ
thích làm chuyên môn. Trong khi tỷ lệ cán bộ nữ vốn đã thấp, thì lãnh đạo là
nữ chủ yếu đảm nhiệm cấp phó giúp cho trưởng (nam). Ở những vị trí này,
phụ nữ khơng có thực quyền, quan niệm trọng nam, khinh nữ vẫn còn phổ
biến và coi phụ nữ chỉ là "giúp việc" cho nam giới. Cịn có hiện tượng xem
xét, cất nhắc chị em vào các vị trí lãnh đạo diễn ra khó khăn hơn so với nam
giới. Trong một cơ quan, phụ nữ thường bị nhìn nhận xét nét hơn, cơ quan
chủ quản chưa nhận thấy ở chị em một cách đầy đủ những điểm mạnh nổi bật
về chun mơn, uy tín.
2. THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG QUẢN LÍ Ở VIỆT
NAM
2.1.Thực trạng về bình đẳng giới trong quản lí ở Việt Nam
Nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành các chủ trương, chính
sách về bình đẳng giới để phụ nữ Việt Nam có cơ hội phát huy tài năng của
mình và tham gia những vị trí lãnh đạo chủ chốt các cơ quan Đảng, Nhà nước,
chính quyền các địa phương, các đơn vị, doanh nghiệp… Hàng loạt văn bản
pháp luật được ban hành nhằm nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội và



6
thực hiện bình đẳng giới như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Hơn
nhân và Gia đình, Luật Phịng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới.
Đặc biệt, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp đã quy định rõ phụ nữ có quyền bầu cử, ứng cử, cũng như các cơ
chế để đảm bảo phụ nữ được thực hiện những quyền đó.
Ngồi việc tham gia vào bộ máy cơ quan Nhà nước, phụ nữ Việt Nam
còn tham gia vào các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức nghề nghiệp và đặc biệt
tham gia vào hầu hết các ngành nghề, công việc, kể cả những lĩnh vực trước
đây chỉ dành cho nam giới. Với hơn 50% tỷ trọng lao động trong sản xuất
nông - lâm - ngư nghiệp, đội ngũ cán bộ nữ khoa học, phụ nữ nơng dân đã
đóng góp rất lớn vào thành tựu sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Sự đóng góp của đội ngũ lao động nữ trên lĩnh vực công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ cũng là động lực để phát triển kinh tế.
Nhiều chị đã phấn đấu vươn lên, giữ những cương vị chủ chốt trong hoạt
động quản trị doanh nghiệp. Ngày càng có nhiều tập thể và cá nhân khoa học
nữ có cơng trình nghiên cứu được nhận giải thưởng VIFOTEC của Liên hiệp
các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam, Giải
thưởng Kovalevskaia... Nhiều nhà khoa học nữ đã lập ra các hội nghề nghiệp,
câu lạc bộ, trung tâm nghiên cứu, tư vấn, phát huy trí tuệ, tài năng của mình
đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
Tuy nhiên, bất bình đẳng giới ở Việt Nam vẫn tồn tại trong nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội và là rào cản đối với sự phát triển của phụ nữ. Để phụ
nữ ngày càng khẳng định vị thế của mình trong gia đình và xã hội, nhất là vai
trò trong quản lý lãnh đạo, các cấp uỷ Đảng từ Trung ương đến cơ sở, cần
nhìn nhận, đánh giá đúng vị trí và tài năng của phụ nữ cũng như sự đóng góp
của họ để đưa vị thế xã hội của người phụ nữ Việt Nam lên một tầm cao mới.



7
2.2. Nguyên nhân của thực trạng.
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng phụ nữ ít tham gia quản lí,
và dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản:
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giữa phụ nữ và nam giới khơng có sự
khác biệt về mặt xã hội, mà chỉ có sự khác biệt về mặt sinh học. Tuy nhiên,
trong thực tế, cho đến bây giờ các định kiến giới vẫn cịn tồn tại và có thể gặp ở
nhiều nhóm xã hội: cả phụ nữ và nam giới, cả trong cán bộ lãnh đạo - những
người có vai trò quyết định đối với việc hoạch định và thực hiện chính sách đối
với phụ nữ và người dân.
Vậy thế nào là định kiến giới? Các định kiến giới là một tập hợp các
đặc điểm mà một nhóm người, một cộng đồng cụ thể nào đó gán cho là thuộc
tính của nam giới hay phụ nữ. Các quan niệm này thường sai lệch và hạn chế
những điều mà một cá nhân có thể làm. Ví dụ: một số định kiến coi phụ nữ là
phụ thuộc, yếu đuối, thụ động, dịu dàng và thứ yếu. Một số định kiến coi nam
giới là độc lập, mạnh mẽ, có năng lực, quan trọng hơn và là người ra quyết
định tốt hơn... Trong thực tế, những đặc điểm tính cách này khơng chỉ của
riêng nam giới hay phụ nữ, mà cả nam giới và phụ nữ đều có thể mang những
đặc điểm này. Tuy nhiên, những đặc tính đó lại thường bị gán cho nam hay nữ
dưới góc độ phê phán và làm cho họ bị thiệt thịi xét theo một khía cạnh nào
đó. Ví dụ, người ta hay cho rằng: phụ nữ không đủ mạnh để làm lãnh đạo, hay
nam giới khơng có khả năng chăm sóc con cái. Chính định kiến đó đã hạn chế
phụ nữ hoặc nam giới tham gia vào những cơng việc mà họ có khả năng hồn
thành một cách dễ dàng. Các định kiến giới hiện nay không chỉ gây bất lợi
cho phụ nữ mà ngay cả nam giới cũng bị bất lợi.
Một trong những định kiến giới biểu hiện khá rõ là gắn phụ nữ với vai
trò gia đình, coi việc nội trợ, chăm sóc gia đình, ni dạy con cái là của phụ
nữ. Đáng chú ý là, hiện nay nhiều người đang cổ suý cho tư tưởng đưa phụ nữ
quay trở về với gia đình. Từ suy nghĩ đó nhiều phụ nữ đã bị hạn chế trên con



8
đường học tập, lao động, phấn đấu và vươn lên trong sự nghiệp, giảm khả
năng đóng góp nhiều hơn về sức lực và trí tuệ cho xã hội.
Nhìn bề ngồi của cuộc sống hầu như thấy rằng phụ nữ đã được “lên
ngơi”, họ được bình đẳng lắm rồi. Trong tư tưởng của nam giới, với tư cách là
người chồng, có lẽ cũng khá nhiều người ủng hộ vợ tham gia hoạt động xã
hội. Nhưng khơng ít nam giới cho phép vợ “thoải mái” tham gia công việc xã
hội nhưng vẫn phải làm tốt việc nhà. Đàn ơng Việt Nam có định kiến giới gì
đâu! Nhưng vấn đề là họ muốn vợ của họ vừa là người xuất sắc ở cơ quan,
vừa là người bà, người mẹ chăm chỉ trong gia đình. Trong tình hình hiện nay,
do u cầu cơng việc, nhiều phụ nữ phải đầu tư nhiều thời gian mới nâng cao
được chun mơn, nghiệp vụ. Nếu chỉ cần có thêm một ít thời gian trong ngày
cơng việc của họ sẽ tốt hơn, có thể đem lại rất nhiều lợi ích cho nhiều người.
Nếu vừa làm tốt bổn phận trong gia đình vừa làm tốt cơng việc xã hội thì như
vậy, nhiều phụ nữ phải gánh vác gấp đôi trách nhiệm, bởi họ không những
làm việc để kiếm thu nhập, mà còn là người chủ yếu đảm đương các vai trị
làm mẹ, làm vợ trong gia đình. Nếu xét tương quan thời gian lao động trong
một ngày giữa phụ nữ và nam giới cho thấy, thời gian lao động của phụ nữ
nhiều hơn, bởi họ phải làm các công việc gia đình nhiều hơn (thời gian làm
việc trung bình của phụ nữ là 13 giờ/ngày trong khi của nam giới chỉ khoảng
9 giờ). Do vậy, phụ nữ ít có thời gian để học tập, nghỉ ngơi, giải trí và tham
gia hoạt động xã hội so với nam giới.
Gánh nặng công việc gia đình đã làm cho nhiều phụ nữ khơng thể vươn
xa trong sự nghiệp. Chúng ta đều biết ở thời kỳ CNH – HĐH và hội nhập kinh
tế quốc tế, cũng như nam giới, phụ nữ cần phải có kiến thức chiều sâu, trình
độ ngoại ngữ, tin học, sự nhạy bén và lăn lộn thực tế cuộc sống... Trong khi
đó, cơng việc gia đình vẫn là trách nhiệm nặng nề của người phụ nữ. Và cũng
chính vì vậy mà hậu quả là nhiều người phụ nữ giỏi giang, được học hành tử



9
tế đã phải nhường bước cho chồng và lui về chăm sóc gia đình, để giữ trịn
hạnh phúc.
Vì những lý do gia đình mà nhiều phụ nữ chấp nhận tụt hậu, hoặc phấn
đấu có chừng mực, chỉ ở mức độ hồn thành cơng việc. Đó cũng là lý do cùng
được đào tạo như nhau mà nam giới phát triển tốt hơn, có vị trí cao hơn, được
học hành đào tạo chun mơn cao hơn. Đó cũng là ngun nhân tụt hậu của giới
nữ trong giáo dục, đào tạo, trong khoa học, công nghệ và cả trong lãnh đạo và
quản lý.
Tại khơng ít tổ chức, cơ quan, một số phụ nữ không được đề bạt làm
lãnh đạo (ngay cả khi người phụ nữ này có trình độ và kinh nghiệm phù hợp)
bởi mọi người vẫn cho rằng, chỉ có nam giới mới nên làm việc “đại sự”, phụ
nữ thì chỉ nên làm việc cơng việc nhẹ nhàng để có thời gian dành cho gia
đình. Tư tưởng này khơng chỉ ở người dân, mà cả trong lãnh đạo, và đặc biệt
ngay cả trong một bộ phận phụ nữ cũng có định kiến với giới nữ của mình.
Ngồi hiện tượng níu kéo áo nhau ở một số phụ nữ, thì vấn đề ở đây vẫn là do
định kiến giới, coi nam giới ở vị trí lãnh đạo tốt hơn là phụ nữ nên trong các
kỳ bầu cử, những người gạt phụ nữ khỏi danh sách bầu cử có khi khơng phải
là nam, mà lại là nữ.
Không ủng hộ phụ nữ làm công tác xã hội là một trong những nguyên
nhân dẫn tới tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý còn thấp, chưa tương xứng
với năng lực và sự phát triển của lực lượng lao động nữ. Phụ nữ chiếm tỷ lệ
không thua kém trong nhiều ngành nghề và học tập trong các trường, lớp đào
tạo (đại học 47,23%; cao đẳng 50,01%), nhưng số nữ tham gia lãnh đạo, quản
lý đạt tỷ lệ thấp.
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Một là, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho người dân, cộng
đồng và xã hội thơng qua cơng tác tun truyền về giới góp phần thay đổi



10
nhận thức về giới. Từ nhận thức giới được thay đổi thơng qua hình tượng giới,
hành vi giới sẽ thay đổi dần theo hướng tiến bộ bình đẳng nam nữ.
Hai là, để có thể phát huy được vai trị và khả năng của phụ nữ, các
dịch vụ xã hội dành cho gia đình cần được phát triển một cách rộng rãi và phù
hợp với thu nhập để phụ nữ dễ dàng được tiếp cận. Tạo điều kiện cho phụ nữ
đầu tư sản xuất, kinh doanh, cải thiện thu nhập, có tiếng nói trong gia đình và
từ đó ít lệ thuộc hơn vào người chồng. Khắc phục về cơ bản tình trạng bất
bình đẳng trong một số lĩnh vực như: quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở, các
phúc lợi xã hội, chế độ bảo hiểm …
Ba là, phụ nữ cần được giảm bớt gánh nặng gia đình. Muốn vậy, khơng
chỉ chia sẻ, nam giới cần phải tham gia vào công việc gia đình cùng với phụ
nữ.
Bốn là, lãnh đạo ở những cơ quan, đơn vị có nhiều phụ nữ cần được
nâng cao nhận thức giới để từ đó có được cơng bằng giới trong tuyển dụng,
đào tạo, đề bạt. Đặc biệt, trên phạm vi toàn xã hội, cần tạo điều kiện để người
phụ nữ có thời gian làm cơng việc gia đình, khơng nên coi phụ nữ cũng như
nam giới trong việc phân cơng, địi hỏi, u cầu mà khơng tính đến việc người
phụ nữ phải thực hiện thiên chức làm mẹ.
Năm là, đối với bản thân phụ nữ, cũng cần có sự kết hợp hài hịa chức
năng xã hội và gia đình. Bởi đây là nét đặc trưng của phụ nữ nước ta. Là phụ
nữ thường phải có gia đình, phải sinh con và ni dạy con. Đối với phụ nữ,
dung hịa giữa gia đình và cơng việc xã hội là điều khơng mấy dễ dàng. Tuy
nhiên đã có nhiều phụ nữ biết cách giải quyết tốt hai chức năng này và đã trở
thành người mẹ hiền, vợ đảm, lại là nhà quản lý giỏi, nhà khoa học thành đạt.
Các giải pháp trên đây tưởng chừng khơng khó lắm khi thực hiện,
nhưng thực sự đây là cả một vấn đề đòi hỏi phải có sự thống nhất cao trong tư
tưởng và hành động của các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo, quản lý, của

người dân, đặc biệt của cả nam và nữ. Bởi vì, như Bác Hồ đã từng nói, trọng


11
trai, khinh gái là thói quen mấy ngàn năm để lại, nó ăn sâu trong nếp nghĩ
việc làm của người dân…, giải phóng phụ nữ đó là cuộc cách mạng to và khó.


12
KẾT LUẬN
Bình đẳng giới đã mở ra cơ hội cho phụ nữ phát huy sáng tạo, đóng góp
cơng sức, trí tuệ cho đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kế quả bước đầu,
do nhiều ngun nhân, cơng tác bình đẳng giới vẫn còn nhiều bất cập. Nhận
thức, thái độ và hành vi mang tính định kiến giới vẫn tồn tại ngay trong cán
bộ công chức. Khoảng cách giữa quy định của pháp luật về bình đẳng giới với
việc thực thi còn khá lớn, nhiều cán bộ vẫn lúng túng trong việc lồng ghép
giới vào các lĩnh vực đang quản lý hoặc đang thực hiện.
“Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, mỗi giới có vai trị riêng của
mình. Song để phụ nữ được bình đẳng với nam giới, khơng thể chỉ nghĩ giản
đơn mà quyền bình đẳng của phụ nữ phải được giải quyết trên cơ sở các biện
pháp tổng hợp về kinh tế, văn hóa xã hội”. Nhưng quan trọng nhất vẫn là phụ
nữ cần biết bứt phá ra khỏi những ràng buộc mang tính định kiến của xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời từng nói: “Giành lại quyền bình đẳng cho
phụ nữ là cuộc cách mạng lâu dài, to lớn và khó nhất.  Phụ nữ muốn được
bình đẳng khơng phải bảo Đảng và Chính phủ hay nam giới giải quyết mà
phải tự đấu tranh phấn đấu giành lấy”.
Mặt khác bình đẳng là một trong những quyền cơ bản của phụ nữ
một nước độc lập, tự do. Nhưng muốn được bình đẳng, phụ nữ cần phải
học. Học để có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động sáng tạo, có lối
sống văn hóa, có lịng nhân đạo, để tự tin khẳng định mình. Chỉ có tự do,

bình đẳng, phụ nữ mới thốt khỏi những rào cản mang tính định kiến của
xã hội, mới có điều kiện phát huy sáng tạo cá nhân mà thể hiện được tài
năng, nhiệt tình cống hiến ngày càng nhiều hơn cho đất nước.


13

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Giáo trình cao cấp lý luận chính trị, NXB lý luận chính trị, Hà Nội 2017.
2- Tập bài giảng: PGS.TS Lê Thị Thục, TS Lương Thu Hiền, Giám
đốc Trung tâm nghiên cứu giới và lãnh đạo nữ; TS Phùng Thị An Na, Bình
đẳng giới trong lãnh đạo quản lý, những vấn đề đặt ra và giải pháp.
3- Nghị quyết 11-NQ/TW, ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về Công
tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
4- Ḷt sớ 73/2006/QH 11 của Quốc hội về bình đẳng giới.
5- Một số Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, NXB. Chính
trị quốc gia.
6- Báo cáo tởng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về
“Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước”.



×