Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài thu hoạch, giới trong lãnh đạo quản lý thuận lợi và khó khăn đối với phụ nữ tham chính tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.52 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................3
1. Thực trạng phụ nữ tham chính ở Việt Nam..................................................3
2. Thuận lợi và khó khăn đối với phụ nữ tham chính tại Việt Nam..................5
2.1. Thuận lợi....................................................................................................5
2.2. Khó khăn....................................................................................................6
3. Một số định hướng giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia chính trị của
phụ nữ................................................................................................................7
KẾT LUẬN.....................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................11


MỞ ĐẦU
Chúng ta đã bước vào thế kỷ XXI – thời đại mà chúng ta gọi là kỷ
nguyên toàn cầu hóa hay thời đại của văn minh tiến bộ và trí tuệ. Tồn cầu
hóa là một cơ hội cho tất cả mọi người, đặc biệt mở ra cơ hội cho những
người phụ nữ tự tin tiến ra bên ngoài, phát huy khả năng của mình, khẳng
định giá trị của bản thân, nỗ lực cho sự bình đẳng của phụ nữ và đón nhận
những luồng văn hóa mới từ mọi nơi.
Nhìn lại những trang sử vẻ vang của dân tộc, chúng ta có thể thấy hình
ảnh những phụ nữ tiêu biểu cho những hy sinh, cống hiến to lớn của phụ nữ
Việt Nam vào sự nghiệp chung của cả dân tộc. Trong công cuộc đổi mới hôm
nay, hàng chục triệu phụ nữ đang có mặt trên khắp mọi lĩnh vực hoạt động
của đời sống xã hội, bằng bản lĩnh, tài năng, trí tuệ và sức lao động của mình
và đang khẳng định vị thế xứng đáng của mình trên tuyến đầu của sự nghiệp,
xây dựng một quốc gia phồn thịnh, một xã hội công bằng, văn minh và tiến
bộ. Thực tiễn đã cho thấy, hiện nay, xuất hiện ngày càng nhiều những nữ lãnh
đạo, quản lý trong vai trị chính khách, nhà ngoại giao, nhà quản lý, chủ
doanh nghiệp, anh hùng lao động...
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, vai trò của phụ nữ trong hoạt động


chính trị cũng đang đứng trước rất nhiều thách thức. Cụ thể, đội ngũ cán bộ
trẻ cịn ít, khó khăn trong tạo nguồn; điều kiện thể hiện năng lực và phát huy
vai trò còn hạn chế; vị thế lãnh đạo và quản lý chưa tương xứng với tiềm năng
to lớn của nguồn lực;… Cùng với đó, trong nhận thức định kiến giới là tư
tưởng trọng nam, khinh nữ, ảnh hưởng của nền văn hóa nho giáo. Đây cũng là
một vấn đề thực sự quan tâm, đây không chỉ là định kiến giới của xã hội, của
gia đình, của giới nam đối với giới nữ mà còn là định kiến, sự mặc cảm, tự ty
của bản thân chị em phụ nữ về năng lực lãnh đạo, quản lý của chính mình

1


hoặc sự tin tưởng của chính chị em vào năng lực lãnh đạo của lãnh đạo cùng
giới. Điều này dẫn đến tâm lý an phận, triệt tiêu ý thức phấn đấu của chị em.
Đây là một thách thức không nhỏ, và nó địi hỏi chị em phụ nữ phải vượt qua
những cản ngại từ chính bản thân mình.
Với mong muốn làm rõ hơn những thời cơ cũng như thách thức của
người phụ nữ khi tham gia làm chính trị, học viên lựa chọn nội dung “Thuận
lợi và khó khăn đối với phụ nữ tham chính tại Việt Nam” làm đề tài viết bài
thu hoạch.

2


NỘI DUNG
1. Thực trạng phụ nữ tham chính ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia được đánh giá có những quyết tâm chính trị cao
trong lĩnh vực bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong tham chính
nói riêng. Tinh thần bình đẳng cơ hội giữa nam và nữ trong chính trị đã được
khẳng định với việc đặt ra các chỉ tiêu cụ thể. (Chẳng hạn chỉ tiêu 1: phấn đấu

tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy đảng nhiệm kỳ 2016 - 2020 từ 25% trở lên; tỷ lệ
nữ đại biểu quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 2015 từ 30% trở lên và nhiệm kỳ 2016 - 2020 trên 35%; chỉ tiêu 2: phấn đấu
đến năm 2015 đạt 80% đến năm 2020 đạt trên 95% Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ;
chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 70% và đến năm 2020 đạt 100% cơ
quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có lãnh đạo chủ chốt là
nữ nếu ở cơ quan, tổ chức có tỷ lệ 30% trở lên nữ cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động). Kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược quốc gia bình
đẳng giới cho thấy, Việt Nam là một trong số ít nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội đạt trên 25%. Số đại biểu nữ
giữ các trọng trách quan trọng trong các cơ quan của Quốc hội có xu hướng
tăng lên.
So với các giai đoạn trước, trình độ học vấn và chuyên môn của đại biểu
phụ nữ đã từng bước được cải thiện và nâng cao. Trong bối cảnh hiện nay,
việc phụ nữ Việt Nam đã tham gia tích cực vào lãnh đạo, quản lý và bước đầu
được ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, so với tiềm năng và nguồn lực nữ
cán bộ trong hệ thống chính trị thì tỷ lệ cán bộ quản lý, lãnh đạo nữ còn thấp
so với đội ngũ lao động nữ và so với yêu cầu. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội xu
hướng tăng khơng bền vững và có dấu hiệu đi xuống và chưa đạt chỉ tiêu của

3


Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ. Tỷ lệ nam và nữ nắm giữ các vị
trí lãnh đạo, quản lý vẫn còn mất cân đối. Trong nhiều năm nay chưa có sự
tham gia của phụ nữ vào các chức danh như Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính
phủ. Đặc biệt, tỷ lệ cán bộ lãnh đạo nữ ở cấp xã, thôn rất thấp. Một trong
những nguyên nhân của tình trạng nói trên là sự hạn chế trong nhận thức của
xã hội về tầm quan trọng của việc phụ nữ tham gia vào đời sống chính trị và
cộng đồng; thiếu các cơ chế và điều kiện thuận lợi để phụ nữ thực hiện đầy đủ
quyền bầu cử, ứng cử của mình; bản thân phụ nữ, nhất là phụ nữ ở các vùng

nơng thơn, dân tộc thiểu số, cịn thiếu tự tin và ít được gia đình ủng hội tham
gia ứng cử. Vì vậy, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần thực hiện
các giải pháp đồng bộ và tích cực để tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào
các cơ quan dân cử trong các khoá tới đây. Trước mắt, cần nghiên cứu và xem
xét để điều chỉnh phù hợp đối với các quy định liên quan đến tuổi nghỉ hưu,
tuổi quy hoạch, tuổi bổ nhiệm đối với cán bộ nữ. Việc phụ nữ nghỉ hưu sớm
là rào cản mang tính luật pháp có tác động rất lớn đến con đường phát triển sự
nghiệp, sự thăng tiến của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý. Sự khác biệt
về tuổi hưu ảnh hưởng suốt cuộc đời lao động của người phụ nữ, góp phần tạo
ra những hình thức phân biệt, đối xử chính thức và khơng chính thức đối với
phụ nữ đến các vị trí cao cấp trong hệ thống chính trị. Tuổi nghỉ hưu thấp hơn
của phụ nữ dẫn đến chỗ, họ có ít năm làm việc hơn nam giới, có lương thấp
hơn và ít cơ hội tăng tối đa lương trong sự nghiệp. Cơ hội đào tạo cho phụ nữ
cũng ít đi vì các quy định thường giảm tuổi tham gia đào tạo cao hơn cho phụ
nữ sau khi 45 tuổi (với nam giới là sau 50 tuổi), do đó sự tiếp cận của họ tới
các vị trí cấp cao cũng giảm. Việc nghỉ hưu sớm cũng dẫn đến việc phụ nữ ít
có cơ hội để được bổ nhiệm vào các vị trí cấp cao so với nam giới. Theo Ngân
hàng thế giới, “khi có một chỗ trống trong vị trí quản lý và lãnh đạo của một

4


tổ chức, người quản lý thường xem xét tuổi tác của các ứng viên bởi người ta
trông đợi rằng người được thăng tiến sẽ làm việc ở vị trí đó trong một thời
gian dài”.
2. Thuận lợi và khó khăn đối với phụ nữ tham chính tại Việt Nam
2.1. Thuận lợi
Việt Nam có khung pháp lý thúc đẩy bình đẳng giới tương đối vững
chắc, trong đó có các quy định thúc đẩy bình đẳng giới về mặt chính trị. Điều
26 Hiến pháp 2013 nêu rõ, cơng dân nam nữ bình đẳng về mọi mặt; nhà nước,

xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai
trị của mình trong xã hội. Điều 11 Luật bình đẳng giới quy định bình đẳng
giới trong lĩnh vực chính trị. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn
2010-2020 coi việc nâng cao quyền năng chính trị cho phụ nữ là mục tiêu
hàng đầu. Mục tiêu 1 của Chiến lược nêu rõ: Tăng cường sự tham gia của phụ
nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách
giới trong lĩnh vực chính trị. Mục tiêu 1 của Chiến lược có 3 chỉ tiêu, trong đó
chỉ tiêu 1 là: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016 –
2020 từ 25% trở lên; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân
các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2015 từ 30% trở lên và nhiệm kỳ 2016 – 2020 trên
35%. Trước đó, Nghị quyết 11/NQ-TƯ của Bộ Chính trị ngày 27/4/2007 cũng
nhấn mạnh rằng, phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội và Hội
đồng nhân dân các cấp đạt từ 35% đến 40%;
Việt Nam đã ký nhiều công ước quốc tế như Cơng ước xóa bỏ mọi hình
thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), Cương lĩnh hành động Bắc
Kinh, Tuyên bố thiên niên kỷ, v.v, cam kết ủng hộ phụ nữ tham chính và nỗ
lực giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị. Việt Nam tích cực tham
gia Cương lĩnh hành động Bắc Kinh với 12 lĩnh vực quan tâm, trong đó có

5


vấn đề ra quyết định và cơ chế thể chế, bên cạnh các lĩnh vực quan tâm khác
như nghèo đói, giáo dục và đào tạo, sức khỏe, bạo lực, xung đột vũ trang,
kinh tế, quyền con người, truyền thông, môi trường và trẻ em gái. Gần đây
nhất, Việt Nam ký kết tham gia Chương trình nghị sự thế giới về phát triển
bền vững, trong đó có Mục tiêu 5: Trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái trên
toàn cầu, trong đó có chỉ tiêu đảm bảo phụ nữ có quyền tham gia đầy đủ, hiệu
quả, bình đẳng các cơ hội lãnh đạo và ra quyết định.
Để thúc đẩy phụ nữ tham chính, Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều

giải pháp quan trọng như khuyến khích phụ nữ tham chính, có các chính sách
hỗ trợ, đưa thêm phụ nữ vào danh sách ứng cử, khuyến khích đề bạt thêm phụ
nữ vào Đảng, v.v. Nhằm nâng cao năng lực cho các nữ ứng viên Đại biểu
Quốc hội và Đại biểu Hội đồng Nhân dân, chuẩn bị tốt cho kỳ bầu cử 2016,
Hội LHPN Việt Nam, phối hợp với UNDP và Bộ Ngoại Giao đã tổ chức
nhiều lớp tập huấn với nội dung hữu ích, trang bị cho các ứng cử viên nữ kiến
thức về hệ thống chính trị Việt Nam, về quy trình bầu cử, xây dựng chương
trình hành động, kỹ năng chuẩn bị cho hội nghị tiếp xúc cử tri và trình bày
chương trình hành động,…
2.2. Khó khăn
Những định kiến về văn hóa – xã hội và vai trị giới truyền thống.Tại
Việt Nam, vẫn tồn tại định kiến liên quan đến khả năng tham chính và năng
lực lãnh đạo của phái đẹp như việc cho rằng phụ nữ thiếu kiên quyết, dứt
điểm trong việc ra quyết định; hay quan niệm “nam trưởng, nữ phó” khiến
phụ nữ ít được ủng hộ vào các vị trí lãnh đạo có tầm ảnh hưởng lớn.Bên cạnh
đó, quan niệm về vai trị giới truyền thống cho rằng, phụ nữ đóng vai trị quan
trọng trong việc nội trợ, bếp núc, chăm sóc con cái, gắn chặt họ với thiên
chức của người mẹ, người vợ, người con, khiến vị trí lãnh đạo trên chính

6


trường của họ thường đứng sau nam giới. Thông thường, họ phải nỗ lực làm
việc gấp đôi mới được thừa nhận.
Khó khăn trong tiếp cận các chương trình giáo dục của trẻ em gái, đặc
biệt là ở các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa. Nghiên cứu của Viện LĐXH,
Bộ Lao động (2015) cho rằng mặc dù Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến
việc nâng cao quyền năng giáo dục cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái các vùng
sâu, vùng ra; việc tiếp cận các cơ hội, các chương trình giáo dục của trẻ em
gái cịn nhiều hạn chế. Phân tích số liệu thống kê từ Tổng điều tra Dân số và

Nhà ở năm 2016 của Tổng Cục Thống Kê cho thấy trẻ em gái vùng dân tộc
miền núi phía Bắc có: tỷ lệ chưa bao giờ đi học cao hơn so với các vùng khác
trong cả nước; tỷ lệ biết đọc biết viết thấp nhất trong cả nước; tỷ lệ biết đọc
biết viết thấp hơn trẻ em trai tại tất cả các tỉnh trong cùng vùng và càng học
cao trẻ em gái càng bỏ học nhiều hơn so với trẻ em trai. 
Rào cản về thể chế có ảnh hưởng khơng nhỏ tới khả năng tham chính
của phụ nữ. Sự khác biệt trong độ tuổi nghỉ hưu giữa nam giới và phụ nữ đã
hạn chế sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo cao cấp, hạn chế cơ
hội quy hoạch, bổ nhiệm của phụ nữ. Bên cạnh đó, tỷ lệ phụ nữ tham gia cấp
ủy Đảng còn thấp. Ở địa phương, tỷ lệ ủy viên nữ trong Đảng ủy cấp tỉnh chỉ
chiếm 11%, trong khi đó cấp quận, huyện là 15% và cấp xã phường là 18%.
Với mức tham gia cấp ủy Đảng hạn chế như vậy, thực sự phụ nữ chưa đại
diện đượclượng nữ đông đảo trong xã hội. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt cán bộ
nữ trong một số lĩnh vực quan trọng khiến việc hoạch định và thực thi chính
sách hạn chế.
3. Một số định hướng giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia chính
trị của phụ nữ

7


Phụ nữ muốn thăng tiến, muốn được nhìn nhận thì phải làm việc rất nỗ
lực và phải vượt qua nhiều thách thức hơn so với nam giới.
Trở ngại chủ quan có thể đến từ chính bản thân phụ nữ, khi họ khơng
vượt qua được áp lực từ chính mình. Các trở ngại khách quan phổ biến khác
có thể bao gồm những rào cản từ thể chế, chính sách, định kiến xã hội và áp
lực xã hội. Trên cơ sở nhận định như vậy, một số định hướng giải pháp có thể
được đưa ra nhằm khắc phục những rào cản khách quan và chủ quan, tạo điều
kiện cho phụ nữ tham gia ngày càng sâu rộng vào các hoạt động xã hội nói
chung và vào cơng tác lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị nói riêng.

Trên bình diện chung, cịn thiếu những chính sách cán bộ mang tính
đồng bộ, một số chính sách về cán bộ nữ trước đây chỉ nặng về huy động và
khai thác sự đóng góp của phụ nữ, thiếu những chính sách cụ thể trong chiến
lược xây dựng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đề bạt cán bộ nữ,
cũng như thiếu chính sách giúp giảm gánh nặng gia đình cho phụ nữ. Do vậy,
cần rà sốt, hồn thiện chính sách đối với phụ nữ nói chung và cán bộ nữ nói
riêng.
Những rào cản tiếp theo đối với phụ nữ làm quản lý xuất phát từ định
kiến xã hội. Để từng bước khắc phục rào cản này, cần tiếp tục nâng cao nhận
thức, quan điểm về bình đẳng giới và cơng tác cán bộ nữ trong các cấp ủy
đảng, chính quyền, các đồn thể và quần chúng nhân dân, tạo môi trường
thuận lợi, sự ủng hộ chung đối với phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ làm quản lý,
lãnh đạo.
Bắt nguồn từ những định kiến xã hội, phụ nữ cũng mang trong mình
những định kiến về chính bản thân họ, có xu hướng đánh giá thấp chính bản
thân mình. Phụ nữ dường như khơng sẵn sàng tự đề cao bản thân, hoặc thể
hiện các hành vi quả quyết, hay sẵn sàng chấp nhận rủi ro cần thiết dành cho

8


các chức vụ lãnh đạo. Bên cạnh đó, gánh nặng gia đình cũng là một trong
những rào cản lớn khiến cho nhiều phụ nữ ít có điều kiện phấn đấu hay không
dám làm quản lý. Mặc dù công cuộc giải phóng phụ nữ đã mở ra nhiều cơ hội
cho phụ nữ, nhưng rất nhiều phụ nữ vẫn nhận ra rằng mình phải là người hy
sinh để có thể cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình. Tuy nhiên, đối với phụ
nữ, khó khăn bắt đầu từ gia đình, nhưng thuận lợi cũng có thể bắt đầu từ đây.
Nếu được bố mẹ, chồng con ủng hộ và tạo điều kiện, người nữ cán bộ quản lý
sẽ vượt qua được các trở ngại và giải quyết tốt các nhiệm vụ quản lý.  Do vậy,
các giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào công tác lãnh đạo,

quản lý, cần hướng tới việc giúp phụ nữ khắc phục, vượt qua tâm lý mặc cảm,
tự ti, mạnh dạn phát huy thế mạnh cũng như giúp họ nhận được sự đồng thuận
từ gia đình để bớt đi gánh nặng tâm lý, nhận được sự chia sẻ để bớt đi gánh
nặng việc nhà.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng xây dựng và
phát triển các chính sách, chương trình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và bảo
đảm quyền cho phụ nữ. Xu hướng chung của phụ nữ làm lãnh đạo, quản lý ở
Việt Nam hiện nay là có sự gia tăng không đồng đều và khá chậm. Hiện nay,
thông qua việc tham gia lãnh đạo, quản lý, phụ nữ đã có nhiều đóng góp to
lớn cho xã hội. Tuy nhiên, tỷ lệ này không đồng đều ở các lĩnh vực và bị hạn
chế về số lượng, thậm chí, ở nhiều cơ quan, tổ chức, phụ nữ lãnh đạo, quản lý
ít có thực quyền. So với u cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, số lượng nữ
ở các cương vị quản lý như vậy chưa tương xứng. với vai trị, vị trí và những
đóng góp của họ trong các hoạt động phát triển. Sự thiếu hụt cán bộ nữ trên
một số lĩnh vực quan trọng làm cho việc hoạch định kế hoạch, chính sách
thiếu tiếng nói đại diện của phụ nữ, dẫn đến thực hiện bình đẳng giới về mọi
mặt chưa đạt kết quả mong muốn

9


KẾT LUẬN
Ở Việt Nam sự thiếu vắng phụ nữ trong vai trị lãnh đạo, quản lý bắt
nguồn từ tổng tích hợp nhiều yếu tố thuộc về văn hóa - xã hội, kinh tế, chính
trị và luật pháp. Vì vậy, để tạo những điều kiện và cơ hội bình đẳng thực sự
cho phụ nữ, đặc biệt trong lĩnh vực tham chính, Đảng và Nhà nước cần thực
thi đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chú trọng đến việc ban hành luật pháp,
thực thi, áp dụng pháp luật về bình đẳng giới trong đời sống thực tiễn.
Việc tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị là hết sức cần thiết,
nhằm đảm bảo tiếng nói đại diện, thể hiện tâm tư, nguyện vọng của nữ giới.

Trên thực tế, phụ nữ Việt Nam có cơ hội tham chính, quyền năng chính trị
của họ được thúc đẩy bởi quy định thuận lợi của luật pháp, chính sách, tuy
nhiên họ gặp khơng ít cản trở về thể chế, về quan niệm xã hội.
Hội nhập quốc tế và khu vực tạo nhiều vận hội mới, nhưng cạnh tranh
cũng gay gắt hơn nên những thách thức sẽ càng lớn đối với phụ nữ. Phụ nữ có
xuất phát điểm thấp hơn, nhiều cản trở hơn nên nguy cơ bị loại ra khỏi môi
trường cạnh tranh là lớn hơn. Trong thời gian tới, đất nước ta ngày càng hội
nhập mạnh mẽ hơn với nền kinh tế, khoa học, công nghệ thế giới mà đặc biệt
là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tri thức, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế
và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nữ
giới khơng những phải tích cực nâng cao kiến thức, kỹ năng mà còn phải rèn
cho mình ý chí quyết tâm cao. Hội nhập địi hỏi phụ nữ phải năng động, bản
lĩnh, tuân thủ các nguyên tắc quốc tế. Trao quyền là quan trọng nhưng phụ nữ
cần chuẩn bị tâm thế, năng lực để đón nhận và thực hiện quyền năng chính trị
được trao một cách hiệu quả nhất.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam [2016]: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Đỗ Thị Thanh Hương [2015], “Về sự thăng tiến trong công tác của nữ cán
bộ, cơng chức”, Tạp chí Thơng tin Khoa học Xã hội.
3. Đặng Ánh Tuyết [2015], Phụ nữ trong lãnh đạo quản lý công ở Việt Nam,
đề tài cấp bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
4. Đỗ Thị Thạch [2015], Phát huy nguồn lực trí thức nữ Việt Nam trong thời
kỳ Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia Hà nội.
5. Website: />

11



×