Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bài thu hoạch, ton giao va tin nguong đường lối của đảng cộng sản việt nam về tôn giáo, tín ngưỡng trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.81 KB, 13 trang )

1

MỤC LỤC
Phần I. MỞ ĐẦU...............................................................................................2
Phần II. NỘI DUNG........................................................................................4
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN.........................................4
1.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê nin về tơn giáo,
tín ngưỡng................................................................4
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo, tín ngưỡng......5
2. TƠN GIÁO, TÍN NGƯỠNG Ở VIỆT NAM......................7
2.1. Đặc điểm tơn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam........7
2.2. Quan điểm của Đảng đối với vấn đề tơn giáo, tín
ngưỡng.....................................................................8
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN TỚI
.................................................................................9
Phần III. KẾT LUẬN....................................................................................11
Phần 4. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................13


2

Phần I. MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia đa tơn giáo, tín ngưỡng. Lịch sử dựng nước
và giữ nước của dân tộc Việt Nam là lịch sử thống nhất và đồn kết của cộng
đồng dân tộc, giữa các tơn giáo và tín ngưỡng bản địa với các tơn giáo du
nhập từ bên ngoài. Các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã kề
vai, đoàn kết bên nhau đấu tranh giành độc lập dân tộc, tích cực tham gia vào
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cả 54 dân tộc anh em đã hình thành
một truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa, đó là xây dựng cuộc sống đan xen, hồ
bình, trong đó mỗi dân tộc đều có tơn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập qn và
văn hố khác nhau góp phần tạo nên bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam.


Mặc dù các tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam có nguồn gốc khác nhau,
có phương châm hành đạo khơng giống nhau nhưng khơng vì thế mà có sự
xung đột, phá hoại lẫn nhau để phát triển riêng mình, ngược lại trong quan hệ,
các tơn giáo ln có sự gắn kết, giao lưu và tìm hiểu về nhau để cùng truyền
đạt những tinh hoa của từng tơn giáo, từng tín ngưỡng. Đây là nét đẹp rất
riêng của các tơn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam. Theo thống kê, ở nước ta có
khoảng hơn 20 triệu tín đồ tơn giáo, chiếm khoảng 27% dân số cả nước.
Ngồi ra, ước tính hiện nay, 95% dân số nước ta có đời sống tơn giáo, tín
ngưỡng khác nhau. Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cả
nước hiện có khoảng 8.000 lễ hội, trong đó có 7.039 lễ hội dân gian, 332 lễ
hội lịch sử cách mạng, 544 lễ hội tôn giáo, 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài
vào và 40 lễ hội khác.
Đảng cộng sản Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam hiểu rõ nhu cầu tâm linh của nhân dân Việt Nam, đó là tín
ngưỡng truyền thống thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thành hồng, những vị đã có
cơng xây dựng q hương, đất nước; đó là tín đồ các tơn giáo, giáo phái ...


3

Tuy vậy, dù là tơn giáo nào, tín ngưỡng nào, từ đâu đến thì cộng đồng dân
tộc Việt cũng sẵn sàng chấp nhận miễn là tơn giáo, tín ngưỡng đó khơng xâm
phạm đến lợi ích quốc gia và đi ngược lại truyền thống văn hố dân tộc.
Chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước ta được xây dựng một mặt dựa
trên quan điểm cơ bản của học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về
tơn giáo, tín ngưỡng. Đồng thời, căn cứ vào đặc điểm tơn giáo, tín ngưỡng ở
Việt Nam. Tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta là tôn
trọng quyền tự do tơn giáo, tín ngưỡng của nhân dân.
Xuất phát từ những nội dung nêu trên, cùng những kiến thức đã lĩnh hội
được trong quá trình tham gia học tập chương trình Hồn chỉnh kiến thức cao

cấp lý luận chính trị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tơi lựa
chọn nội dung “Đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về tơn giáo, tín
ngưỡng trong giai đoạn hiện nay” để viết bài thu hoạch sau khi kết thúc
chuyên đề.


4

Phần II. NỘI DUNG
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
1.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê nin về tôn giáo, tín
ngưỡng
Trên lập trường duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác - Lênin đã kịch liệt
phản đối những hành vi cực đoan, tấn công trực diện vào tôn giáo một cách
thơ bạo. Bản thân tơn giáo khơng có tội và vì vậy, khơng nên phê phán tơn
giáo mà cần phê phán cái hiện thực đã làm nảy sinh tôn giáo. Việc phê phán
tôn giáo không thể được tiến hành trực diện mà cần “làm cho con người thoát
khỏi ảo tưởng, để con người tư duy, hành động, xây dựng tính hiện thực của
mình với tư cách một con người vừa thốt khỏi ảo tưởng và đạt đến tuổi có lý
trí; để con người vận động xung quanh bản thân mình, nghĩa là vận động
xung quanh cái mặt trời thật sự của mình. Tơn giáo chỉ là cái mặt trời ảo
tưởng, nó vận động xung quanh con người chừng nào con người còn chưa bắt
đầu vận động xung quanh bản thân mình” 1 . Như vậy, theo quan điểm của
C.Mác, tơn giáo chỉ thật sự mất đi khi con người ta tự nhận thức được về bản
thân mình, từ bỏ những ảo tưởng thần thánh để quay trở về với cuộc sống
hiện thực.
Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, thật sai lầm nếu cho rằng sẽ đánh
tan được những thiên kiến tôn giáo chỉ bằng tuyên truyền, giáo dục hay mệnh
lệnh hành chính. Tơn giáo là một hình thái ý thức xã hội nên về nguyên tắc,
nó chỉ thay đổi khi bản thân tồn tại xã hội được thay đổi, nó chỉ được giải

quyết khi bản thân hiện thực nảy sinh tôn giáo được cải tạo. Tôn giáo không
chỉ là một hình thái ý thức xã hội, mà cịn là một thiết chế xã hội, nó biến đổi
cùng với sự biến đổi của lịch sử. Do đó, cần căn cứ vào từng trường hợp cụ
1

 C.Mác và Ph.Ăngghen. Tuyển tập, t.1. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, tr.15


5

thể, trong những điều kiện cụ thể mà Nhà nước xã hội chủ nghĩa xác định thái
độ, cách ứng xử phù hợp.
Xuất phát từ nhận thức tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận
nhân dân, là nhu cầu hồn tồn chính đáng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa cần
phải tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tơn giáo, tín ngưỡng, khơng được
chống tơn giáo mà chỉ chống những hành vi lợi dụng tơn giáo, tín ngưỡng để
chống phá cách mạng, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc. Tuyệt đối khơng
được nóng vội, chủ quan trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo. V.I.Lênin
nhấn mạnh: “Những lời tuyên chiến ầm ĩ với chủ nghĩa duy tâm, những mệnh
lệnh ngăn cấm tơn giáo, tín ngưỡng là những hành vi dại dột, vơ chính phủ,
làm cho kẻ thù lợi dụng để kích động tình cảm tơn giáo của tín đồ, làm cho họ
ngày càng gắn bó với tơn giáo, xa lánh thậm chí đi đến chống lại công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đương nhiên, như vậy khơng có nghĩa là coi nhẹ
việc giáo dục chủ nghĩa vô thần khoa học, thế giới quan duy vật cho tồn dân,
trong đó có những tín đồ tơn giáo, việc làm đó góp phần nâng cao trình độ
kiến thức cho tồn dân”2.
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo, tín ngưỡng
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho thế hệ sau những di sản tư tưởng
quý giá, trong đó có những quan điểm của người về tín ngưỡng tôn giáo.
Những lời di huấn, các bài viết, những cử chỉ hành động cũng như phong

cách ứng xử của Người đối với các tơn giáo, tín đồ, chức sắc tôn giáo là
những bài học quý báu đối với chúng ta. Tư tưởng đồn kết tơn giáo, hịa hợp
dân tộc và tơn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do khơng tín
ngưỡng là nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo, tín
ngưỡng.

2

Giáo trình CNXH khoa học. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006. tr.236.


6

Năm 1945, chỉ một ngày sau khi đọc “Tuyên ngôn độc lập”, trong
phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (ngày 03/9/1945) Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã phát biểu: “Tơi đề nghị Chính phủ ta tun bố: Tín ngưỡng tự do,
lương giáo đồn kết”. Chính phủ bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do
thờ cúng của nhân dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Mọi người
Việt Nam đều có quyền tự do theo một tôn giáo hoặc không theo một tôn giáo
nào. Về vấn đề này Người nhấn mạnh: “Trong Hiến pháp ta đã định rõ: Tín
ngưỡng tự do. Nếu ai làm sai hiến pháp,... thì sẽ bị phạt”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo, tín ngưỡng khơng chỉ xuất phát từ
thực tế đất nước, từ truyền thống và tinh hoa văn hóa dân tộc, từ lý luận Mác Lê nin xem cách mạng là sự nghiệp của quần chúng... mà cịn từ tình cảm yêu
thương, lòng nhân ái của Người với đồng bào các tơn giáo. Chủ tịch Hồ Chí
Minh ln hướng những người có tín ngưỡng tơn giáo, cũng như những người
khơng có tín ngưỡng tơn giáo phải đồn kết để phấn đấu cho lợi ích chung của
dân tộc. Đối với những kẻ nhân danh tôn giáo làm tay sai cho địch, hại dân
hại nước, Người nói chúng khơng chỉ là “Việt gian mà còn là giáo gian” 3.
Người cho rằng dù cho văn hóa của lồi người rất đa dạng, nhưng con người
vẫn tin rằng bên cạnh  đời sống thực vẫn còn có thế giới “bên kia”- thế giới

tâm linh, gắn với đó là tín ngưỡng tơn giáo, là với khát vọng khám phá, tìm
kiếm và mong muốn giải thích, đây là một nhu cầu mãnh liệt mà khơng một ai
có thể ngăn cản được. Để làm tốt công tác quản lý về vấn đề tôn giáo và tâm
linh Nhà nước phải quan tâm chăm lo đến phần đời và phần đạo của quần
chúng nói chung và các tín đồ các tơn giáo nói riêng. Đảng và Nhà nước cần
phải quan tâm đến tơn giáo, tín ngưỡng một cách đầy đủ, để từ đó có những
chính sách định hướng hoạt động lành mạnh trong cuộc sống tín ngưỡng tâm
linh của nhân dân.
3

Hồ Chí Minh, Tồn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011.


7

2. TƠN GIÁO, TÍN NGƯỠNG Ở VIỆT NAM
2.1. Đặc điểm tơn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam
Với sự đa dạng các loại hình tơn giáo, tín ngưỡng. Dù có nguồn gốc
khác nhau, phương châm hành đạo không giống nhau nhưng tơn giáo, tín
ngưỡng ở Việt Nam cũng có một vài đặc điểm riêng, cơ bản sau:
Một là, Việt Nam là một quốc gia có nhiều hình thức tơn giáo, tín
ngưỡng khác nhau cùng tồn tại, đáp ứng nhu cầu tinh thần của đông đảo đồng
bào các dân tộc.
Hai là, các tơn giáo, tín ngưỡng có sự dung hợp, đan xen và hịa đồng,
khơng kỳ thị, tranh chấp và xung đột. Trong nhiều cộng đồng dân cư có sự
xen kẽ giữa người có tơn giáo và người khơng có tơn giáo. Ở nhiều nơi, trong
cùng một làng, xã, có nhóm tín đồ của tơn giáo này sống đan xen với nhóm
tín đồ của tôn giáo khác hoặc với những người không theo tơn giáo, và họ
sống hịa hợp với nhau trên nền tảng làng, xóm, dịng họ. 
Ba là, yếu tố nữ trong hệ thống tơn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam khá

điển hình và rõ nét, phản ánh vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội ta.
Bốn là, tơng giáo, tín ngưỡng ở nước ta có một nội dung thấm đậm tính
nhân văn, đạo lý. Đó là: thần thánh hố những người có cơng đối với cộng
đồng, làng xã, dân tộc, quốc gia.
Năm là, tín đồ các tơn giáo, người có tín ngưỡng ở Việt Nam hầu hết là
nông dân lao động.
Sáu là, các tôn giáo ở Việt Nam có mối quan hệ quốc tế rộng rãi. Ở
Việt Nam có nhiều tơn giáo ngoại nhập (Phật giáo, Thiên chúa giáo ...), do đó
đều có mối quan hệ đồng đạo với các tơn giáo ở nước ngồi.
Bảy là, trong lịch của dân tộc, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách
lợi dụng tơn giáo, tín ngưỡng và các vấn đề liên quan đến tơn giáo, tín
ngưỡng để xâm lược, đô hộ nước ta, hoặc gây mất ổn định an ninh chính trị,


8

trật tự, an tồn xã hội, phá hoại cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa. Với chiêu bài "tự do tôn giáo", "nhân quyền", chúng
xun tạc, bóp méo đường lối, chính sách tự do tơn giáo, tín ngưỡng của
Đảng và Nhà nước ta, âm mưu tạo ra lực lượng và xây dựng ngọn cờ trong
tơn giáo hịng lật đổ Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
2.2. Quan điểm của Đảng đối với vấn đề tơn giáo, tín ngưỡng
Tơn giáo, tín ngưỡng là một trong những vấn đề được Đảng ta, đứng
đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm giải quyết trong quá trình tiến hành
cách mạng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Những quan
điểm về tôn giáo của Đảng được thể hiện nhất quán, xuyên suốt trong quá
trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Mặc dù mỗi tôn giáo ở Việt Nam đều có
những đặc điểm riêng nhưng cùng tồn tại trong lịng dân tộc Việt Nam, ngay
cả trong những thời điểm khó khăn nhất, đại đa số đồng bào các tôn giáo đều
đứng về phía cách mạng, ủng hộ cách mạng, cùng tồn dân đánh thắng qn

xâm lược và tích cực tham gia xây dựng, phát triển đất nước. Đảng khẳng
định: “Tín ngưỡng, tôn giáo đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”.
Đảng ln thực hiện nhất qn chính sách về tơn giáo và đảm bảo
quyền tự do tín ngưỡng. Chống mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng,
đồng thời chống việc lợi dụng tín ngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích của tổ
quốc và nhân dân. Trong cơng tác tôn giáo, Đảng quán triệt vừa phải quan
tâm giải quyết hợp lý nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng, vừa phải kịp thời
đấu tranh chống thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo phá hoại cách mạng. Đồng
thời, Đảng ta cũng khẳng định công tác tôn giáo là trách nhiệm của tồn bộ hệ
thống chính trị Việt Nam.
Đảng ta chỉ rõ đồng bào các tôn giáo là một bộ phận trong khối đại
đồn kết tồn dân tộc, cũng có nghĩa là đã khẳng định đồng bào các tôn giáo


9

là một bộ phận không thể tách rời của khối đại đồn kết tồn dân tộc trong
q trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước khi trở thành tín đồ của một tôn
giáo, họ là công dân của nước Việt Nam, cùng chung lo tới vận mệnh của dân
tộc. Đảng ta khẳng định thực hiện nhất qn chính sách tơn trọng quyền tự do
tơn giáo, tín ngưỡng, quyền được sinh hoạt tơn giáo bình thường theo đúng
pháp luật của đồng bào có đạo và sự bình đẳng giữa các tơn giáo. Tơn trọng
quyền tự do tơn giáo, tín ngưỡng trước hết là tạo điều kiện, đảm bảo cho quần
chúng có đạo được tham gia sinh hoạt tơn giáo bình thường theo đúng pháp
luật. Mặt khác, phải chăm lo đến lợi ích thiết thân của bộ phận quần chúng
đặc thù này. Nghĩa là phải chủ động giải quyết kịp thời những nhu cầu sinh
hoạt tín ngưỡng chính đáng của đồng bào có đạo đúng với pháp luật. Trong
đó, quan trọng nhất là chăm lo nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho họ.
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN TỚI

Cùng với sự nghiệp đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy, Đảng ta đã
từng bước đổi mới về vấn đề tơn giáo, tín ngưỡng. Trong q trình đó, tư duy
lý luận của Đảng ta về vấn đề tơn giáo, tín ngưỡng ngày càng được thể hiện
một cách đầy đủ, hoàn thiện hơn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI, Đảng chỉ rõ: "Tiếp
tục hồn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan
điểm của Đảng"4.
Tôn giáo, tín ngưỡng khơng đơn thuần chỉ là vấn đề đời sống tâm linh,
tinh thần, mà còn là vấn đề văn hố, đạo đức, lối sống. Thơng qua sinh hoạt
vật chất và tinh thần của con người, tơn giáo, tín ngưỡng đã góp phần tơ
đượm thêm sắc mầu cho văn hố dân tộc. Trên tinh thần đó, Đảng ta coi
những giá trị văn hố, đạo đức tốt đẹp của tơn giáo, tín ngưỡng có thể được
tiếp thu, vận dụng vào cơng cuộc xây dựng xã hội mới. Tuy nhiên, mọi hoạt
4

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội lần thứ XI, Nxb CTQG, HN, 2011, tr.245.


10

động văn hố của tơn giáo phải đặt trong khn khổ pháp luật, thể hiện sự
trân trọng, giữ gìn, bảo lưu những giá trị văn hoá của dân tộc, làm cho văn
hoá thực sự là mục tiêu, động lực của sự phát triển. Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XII của Đảng, vấn đề tơn giáo, tín ngưỡng tiếp tục được khẳng định:
“Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tơn giáo”.
Chính sách tơn giáo, tín ngưỡng là vấn đề lớn và hệ trọng, có tác động
sâu sắc đến đời sống tâm linh, sinh hoạt văn hố, tình hình an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội của từng địa phương và của cả nước. Giải quyết đúng
hay sai, phù hợp hay không phù hợp những vấn đề có liên quan đến tơn giáo,
tín ngưỡng đều ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình ổn định chính trị, trật tự an

tồn xã hội của quốc gia và từng địa phương. Những năm qua, Đảng và Nhà
nước ta đã có nhiều nghị quyết, quyết định, chỉ thị liên quan đến vấn đề tơn
giáo, tín ngưỡng. Đó là những định hướng và cơ sở pháp lý cơ bản, quan
trọng để các cấp, các ngành, các địa phương nghiên cứu, quán triệt và tổ chức
thực hiện tốt nhiệm vụ có tầm quan trọng chiến lược này. Trên cơ sở các mục
tiêu, quan điểm của Đảng về chính sách tơn giáo, tín ngưỡng, Trong giai đoạn
tới cần tiến hành một số nội dung sau:
Một là, các tổ chức cơ sở Đảng và cả hệ thống chính trị cần phải nắm
vững và thực hiện tốt chính sách dân tộc, tơn giáo, tín ngưỡng theo đúng quan
điểm của Đảng và Nhà nước ta. Tích cực nâng cao nhận thức và trách nhiệm
đối với cơng tác tơn giáo, tín ngưỡng trong tình hình mới.
Hai là, giải quyết tốt mối quan hệ giữa thực hiện chính sách tự do tơn
giáo, tín ngưỡng, tự do khơng tơn giáo, tín ngưỡng với chính sách đại đồn
kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.
Ba là, tích cực chăm lo xây dựng củng cố hệ thống chính trị các cấp,
nhất là ở cơ sở vững mạnh về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình
hình mới.


11

Phần III. KẾT LUẬN
Vấn đề tơn giáo, tín ngưỡng được Đảng ta trong suốt các kỳ Đại hội
đặc biệt quan tâm. Bởi vì, ở nước ta, tơn giáo và dân tộc có mối quan hệ
khăng khít với nhau. Để phát huy sức mạnh đại đồn kết dân tộc thì phải đoàn
kết được toàn dân, mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân - giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức, trong đó có đồng bào các tơn giáo. Giải quyết
tốt vấn đề tôn giáo sẽ tạo tiền đề quan trọng để thực hiện đại đoàn kết dân tộc.
Đại hội XII của Đảng khẳng định: Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật
về tơn giáo, tín ngưỡng, phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của

các tôn giáo. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt
theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công
nhận theo quy định của pháp luật. Đồng thời, chủ động phòng ngừa, kiên
quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tơn giáo, tín ngưỡng để chia rẽ,
phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt động tơn giáo, tín ngưỡng
trái quy định của pháp luật.
Quan điểm Đại hội XII của Đảng về vấn đề dân tộc, tơn giáo, tín
ngưỡng là hồn tồn đúng đắn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất
nước và nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân. Thế nhưng hiện nay, các thế
lực thù địch vẫn cố tình xuyên tạc vấn đề dân tộc, tôn giáo ở nước ta. Họ
dựng lên rằng, Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách “độc tài cai trị”,
“đàn áp tôn giáo”, “đàn áp dân tộc”… Họ đưa ra chiêu bài đòi “tự do tơn
giáo”, địi “quyền tự trị cho từng dân tộc”; kích động thành lập cái gọi là
“Vương quốc Mông tự trị” ở Tây Bắc; “Nhà nước Đề Ga độc lập” ở Tây
Nguyên, với “Tin lành Đề ga” làm quốc đạo… Thực chất, đây là thủ đoạn
nham hiểm, lợi dụng vấn đề dân tộc, tơn giáo, tín ngưỡng để kích động, chia
rẽ các dân tộc, tôn giáo nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây


12

mất ổn định chính trị, xã hội… Song trước những chính sách đúng đắn của
Đảng, Nhà nước về tơn giáo và tinh thần yêu nước, đoàn kết của đồng bào tôn
giáo, các thế lực thù địch đã thất bại trong âm mưu lợi dụng tơn giáo, tín
ngưỡng để chống phá cách mạng Việt Nam
Có thể khẳng định rằng chính sách tự do tơn giáo, tín ngưỡng là tư
tưởng cơ bản của Đảng và Nhà nước ta thể hiện quan điểm trước sau như
một: tín ngưỡng hay khơng tín ngưỡng là sự lựa chọn tự do của con người,
bởi vì tơn giáo là niềm tin và tồn tại như một nhu cầu tinh thần của quần
chúng. Thái độ của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề tự do tôn giáo luôn

luôn rõ ràng và phân minh. Một mặt, Đảng và Nhà nước ta tơn trọng tự do tơn
giáo, tín ngưỡng. Mặt khác, lại nghiêm cấm việc kỳ thị hoặc xúc phạm người
có tơn giáo, tín ngưỡng. Đồng thời, cũng nghiêm cấm việc lợi dụng tự do tơn
giáo, tín ngưỡng để làm trái pháp luật làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia,
đến trật tự công cộng, ảnh hưởng đến sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc,
xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự của công dân hoặc
trái với thuần phong mỹ tục./.


13

Phần 4. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Nghị quyết số 24 ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị về Tăng cường cơng
tác tơn giáo trong tình hình mới.
(2) Chỉ thị số 37/BCT ngày 02/7/1998 của Bộ Chính trị về cơng tác tơn giáo
trong tình hình mới.
(3) Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khoá IX) về Cơng tác tơn giáo.
(4) Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo, Uỷ Ban thường vụ Quốc hội số
21/2004/PL-UBTVQH11, 2004.
(5) Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, H.2006.
(6) Văn kiện Đại hội XI, Đại hội XII của Đảng, Nxb CTQG, H.2016.
(7) Giáo trình: Đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về một số lĩnh vực
chủ yếu của đời sống xã hội, NXB Lý luận chính trị, H.2016.



×