Lịch sử
ngày Quốc tế PN 8/3 và
khởi nghĩa 2 Bà Trưng,
một số vấn đề liên quan
đến BĐG
Hội nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
ngày 28/2/2011
3 nội dung:
Lịch sử ngày quốc tế phụ nữ 8/3 và khởi
nghĩa hai bà trưng.
Vấn đề BĐG, thành tựu, khó khăn, thách
thức mà phụ nữ phải đối mặt.
Một số hoạt động trọng tâm của Hội Phụ
nữ trong thời gian tới.
1/ Lịch sử ngày quốc tế phụ nữ 8/3 và khởi nghĩa Hai
bà Trưng
.
Lịch sử ngày quốc tế phụ nữ 8/3 :
Cuối thế kỷ 19 nền kỹ nghệ phát triển mạnh ở các
nước phương Tây, thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em
vào các nhà máy, xí nghiệp. Bọn chủ trả lương rất
rẻ mạt, đời sống của phụ nữ -trẻ em vô cùng cực
khổ. Căm phẫn trước sự đè nén áp bức cùng cực
đó, ngày 8/3 năm 1899 nữ công nhân ở các thành
phố Chi ca gô, Nữu ước - Mỹ, rồi lan sang các
thành phố ở Đức cùng đứng lên đấu tranh đòi tăng
lương, giảm giờ làm, mặc dầu bọn tư bản thẳng tay
đàn áp, chị em vẫn đoàn kết chặt chẽ, bền bỉ đấu
tranh, buộc bọn chủ tư bản phải nhượng bộ.
Từ phong trào xuất hiện 2 nữ chiến sĩ cách
mạng lỗi lạc là bà Clarazetkin và bà
Giôgialucxambua. Hai bà thấy được sức
mạnh đông đảo của phụ nữ lao động, sự
cần thiết phải có một tổ chức dành cho phụ
nữ, phải huy động sự tham gia của phụ nữ
để góp phần giành thắng lợi cho cách mạng
vô sản, sau một thời gian chuẩn bị đến năm
1907, 2 bà đã phối hợp với bà Cơ rúp xcai a
( vợ đồng chí Lê Nin) vận động thành lập
Ban thư ký phụ nữ quốc tế.
Đến năm 1910 Đại hội quốc tế phụ nữ
XHCN họp tại Côpen-haghen ( Đan Mạch)
đã quyết định lấy ngày 8/3 làm ngày “
Quốc tế phụ nữ” với các khẩu hiệu đậm
chất nhân văn nhưng không kém phần
quyết liệt:
- Ngày làm 8h
- Việc làm ngang nhau
- Bảo vệ bà mẹ và trẻ em.
Nhìn lại khẩu hiệu đoàn kết đấu tranh của
phụ nữ cách đây 101 năm cho thấy, ngày
nay phụ nữ trên thế giới đã được hưởng
nhiều quyền lợi của sự tiến bộ và phát
triển xã hội. Những nguyện vọng của phụ
nữ ngay nay đã vượt xa rất nhiều nguyện
vọng về bình đẳng trong lao động của phụ
nữ cách đây một thể kỷ. Vấn đề BĐG và
tăng quyền năng cho PN đã được coi là
những mục tiêu quan trọng để đạt được
sự phát triển bền vững và nâng cao địa vị
của phụ nữ trên mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt
được, thế giới hiện nay vẫn còn phải đối
mặt với một số thách thức về vấn đề giới.
Trong khi nhiều quốc gia đã có tổng thống,
thủ tướng và cả tỷ lệ nữ Đại biểu quốc hội
cao, số nữ sinh nhiều hơn nam sinh, thì vẫn
còn nhiều quốc gia phụ nữ chưa có quyền đi
bầu cử, chiếm tỷ lệ mù chữ cao, nghèo khổ,
bệnh tật, bóc lột sức lao động, bị phân biệt
đối xử.... vì vậy những khẩu hiệu của Đại
hội PN cách đây 101 năm vẫn nguyên giá
trị.
Lịch sử cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
Theo sử sách ghi lại vào tháng 3 năm 40
cách đây 1971 năm Hai Bà Trưng đã lãnh
đạo nhân dân Giao chỉ cùng các quận Cửu
Châu, Nhật Nam, hợp phố đứng lên chống lại
áp bức bóc lột của nhà Đông hán.
Hai Bà Trưng thuộc dòng dõi Hùng Vương,
chị là Trưng Trắc, em là Trưng Nhị, Bà trưng
Trắc có chồng là Thi Sách lạc tướng huyện
Chu Diên, hai họ đang mưu toan việc lớn thì
Thi Sách bị thái thú Tô Định giết hại.
Nợ nước, thù nhà, trước sự bóc lột tàn ác
của chính quyền đô hộ. Hai bà đã phất cờ
khởi nghĩa. Trong lễ xuất quân tại cửa
sông Hát( Phúc Thọ- Hà Tây) Bà Trưng
Trắc dõng dạc tuyên bố trước ba quân
tướng sĩ, trong đó có rất nhiều nữ tướng.
Một xin rửa sạch thù nhà
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này
Dưới sự lãnh đạo tài tình của Hai Bà chỉ
trong một thời gian ngắn toàn bộ lãnh thổ
nước ta gồm 65 huyện/ thành đã được
thu phục, Bà Trưng Trắc được suy tôn lên
làm vua lấy hiệu là Trưng Vương- đóng đô
ở Mê Linh. Sau 3 năm xưng vương nhà
Hán lại đem quân sang đàn áp, quân ta
chống trả ác liệt, song vì thế cùng lực tận
quân 2 bà bị thua, Hai bà Trưng đã gieo
mình xuống dòng sông Hát tự vẫn.
Tuy cuộc khởi nghĩa của 2 bà bị thất bại,
nhưng lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam
và thế giới lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là
phụ nữ, xưng vương dựng nước cũng là
phụ nữ, thật là vẻ vang, tự hào cho phụ
nữ Việt nam.
2/ Vấn đề BĐG, thành tựu, thách thức:
- Bản chất của BĐG là sự thừa nhận và coi
trọng như nhau các đặc điểm giống và khác
nhau giữa phụ nữ và nam giới. Phụ nữ và
nam giới có vị thế bình đẳng như nhau và
cùng:
+ Có điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả
năng và thực hiện các nguyện vọng của
mình;
+ Có cơ hội bình đẳng để tham gia, đóng góp
và thụ hưởng các nguồn lực xã hội và thành
quả phát triển.
+ Được bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội và gia đình.
Từ những năm 1970 của thế kỷ 20 những nhà
đấu tranh vì quyền của phụ nữ đã nhận thấy
vai trò của PN thường ít được nhìn nhận trong
quá trình phát triển của xã hội. Thành quả
của PN thường gắn với việc chăm sóc trẻ em,
chăm sóc gia đình... trong khi đó lại coi nhẹ
vai trò, trách nhiệm và những đóng góp của
PN vào nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực
nông nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng
này nên Liên Hợp Quốc đã triệu tập:
HN thế giới lần thứ 1 tại Mexico vào năm
1975 với chủ đề: Bình đẳng, phát triển, hòa
bình và lấy năm 1975 là năm quốc tế phụ nữ;
ra đời Quỹ PT của LHQ cho PN(UNIFEM);
quyết định từ 1975-1985 là thập kỷ phụ nữ.
Hội nghị lần thứ 2 được tổ chức vào năm
1980 tại Copenhagen- Đan Mạch, thông qua
Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối
xử với PN (CEDAW). Đây là 1 văn kiện quốc tế
tổng hợp nhất và duy nhất chuyên để thúc
đẩy và bảo vệ các quyền con người của PN
(VN ký vào 29/7/1980 và Quốc hội phê chuẩn
3/1982)
Hội nghị lần thứ 3 tại Nairobi-kenia vào năm
1985, đã đánh giá thập kỷ dành cho PN và
đề ra Chiến lược hướng về tương lai Narobi
vì STBPN đến năm 2000.
Hội nghị lần thứ tư tại Bắc kinh vào năm
1995. HN có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với
Cương lĩnh hành động Bắc Kinh vì bình đẳng,
phát triển và hòa bình của LHQ vì phụ nữ với
12 lĩnh vực cần quan tâm, trong đó có nêu
những vấn đề về đói nghèo, bạo lực tình
dục, xóa mù chữ, buôn bán PN-Te ...có 189
quốc gia thành viên thông qua trong đó có
Việt Nam cam kết thực hiện.