BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI T RƯỜNG
CỤC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
F*G
B¸o c¸o tæng kÕt
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC THI
LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC, XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC
PHỤC VỤ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
Chủ nhiệm đề tài: ĐỖ THỊ BÍCH NGỌC
Cơ quan chủ trì: CỤC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
6316
07/3/2007
Hµ Néi - 2006
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC TỪ
NĂM 1999 ĐẾN NAY……………………………………………………………… 7
A. Tình hình thực hiện việc bảo vệ tài nguyên nước………………………7
I. Tình hình thực hiện các quy định của Luật về bảo vệ tài nguyên nước 7
II. Một số tồn tại trong việc bảo vệ tài nguyên nước……………………… 14
1. Thực thi các quy định về bảo vệ tài nguyên nước 14
2. Quản lý nhà nước về tài nguyên nước 15
3. Chấp hành pháp luật về tài nguyên nước 15
B. Tình hình thực hiện việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước……… 16
I. Một vài nét về khai thác, sử dụng tài nguyên nước 16
II. Tình hình thực hiện các quy định của Luật về khai thác, sử dụng TNN…17
III. Một số tồn tại trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước……………… 25
C. Tình hình thực hiện việc khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;
phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ, lụt……………………………….27
I. Tình hình thực hiện việc khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi…………27
1. Tình hình thực hiện quy định của Luật về khai thác và bảo vệ CTTL 27
2. Một số tồn tại trong quản lý, khai thác, bảo vệ công trình thuỷ lợi 31
II. Tình hình thực hiện việc phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ, lụt và tác hại
khác do nước gây ra 33
1. Tình hình thực hiện các quy định của Luật về phòng, chống, khắc phục
hậu quả lũ, lụt và tác hại khác do nước gây ra 33
2. Những tồn tại trong việc phòng, chống lũ, lụt và tác hại khác do nước
gây ra 37
D. Tình hình quản lý nhà nước về tài nguyên nước…………………….387
I. Chức năng quản lý nhà nước về TNN theo sự phân công của Chính phủ 38
1. Vài nét về chức năng quản lý nhà nước về TNN trước khi có Nghị quyết
số 02/2002/QH11 38
2. Chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước sau khi có Nghị quyết
số 02/2002/QH11 39
II. Tình hình thực hiện các quy định của luật về quản lý nhà nước về TNN 40
III. Đề xuất, kiến nghị của các Sở Tài nguyên và Môi trường………………45
Đ. Tình hình thực hiện việc thanh tra, kiểm tra về tài nguyên nước… 47
I. Tình hình thực hiện các quy định của Luật về thanh tra, kiểm tra về TNN.47
1. Công tác thanh tra, kiểm tra về TNN trước khi thành lập Bộ TN&MT 47
2. Công tác thanh tra, kiểm tra về TNN của Bộ Tài nguyên & Môi trường49
II. Những tồn tại, khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra về tài
nguyên nước…………………………………………………………………51
2
CHƯƠNG II. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI
NGUYÊN NƯỚC ĐỐI VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC CÓ LIÊN QUAN…………………
52
A. Đề xuất giải pháp phối hợp quản lý giữa lĩnh vực tài nguyên nước và
lĩnh vực môi trường……………………………………………………… 52
I. Về cơ chế phối hợp quản lý……………………………………………… 52
1. Sự cần thiết phải có cơ chế phối hợp quản lý tài nguyên nước và môi
trường 52
2. Cách tiếp cận đề xuất cơ chế phối hợp quản lý 53
3. Nguyên tắc xây dựng cơ chế phối hợp quản lý 53
4. Nội dung khung cơ chế phối hợp quản lý
II. Phối hợp quản lý tài nguyên nước và môi trường……………………… 54
1. Các giải pháp chung 54
2. Các giải pháp cụ thể 55
B. Đề xuất giải pháp phối hợp quản lý giữa lĩnh vực tài nguyên nước và
lĩnh vực đất đai…………………………………………………………… 57
C. Đề xuất giải pháp phối hợp quản lý giữa lĩnh vực tài nguyên nước và
lĩnh vực khoáng sản……………………………………………………… 60
I. Một số vấn đề liên quan trong quản lý tài nguyên nước và tài nguyên
khoáng sản 60
II. Phối hợp quản lý tài nguyên nước và tài nguyên khoáng sản 60
1. Về quy hoạch 61
2. Về quản lý cấp giấy phép thăm dò, khai thác 62
3. Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 63
D. Đề xuất giải pháp phối hợp quản lý giữa lĩnh vực tài nguyên nước và
lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng……………………………………… 63
I. Bảo vệ nguồn nước trong quy hoạch, khai thác, phát triển tài nguyên rừng
đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn 63
II. Phối hợp quản lý tài nguyên nước và tài nguyên rừng………………… 64
Đ. Đề xuất giải pháp phối hợp quản lý giữa lĩnh vực tài nguyên nước và
lĩnh vực khai thác, bảo vệ công trình thuỷ lợi…………………………….66
I. Về xây dựng chính sách, pháp luật……………………………………… 67
II. Về quy hoạch…………………………………………………………… 67
III. Về thu thập, quản lý thông tin, dữ liệu………………………………… 68
IV. Về tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức cộng đồng… 68
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT TÀI
NGUYÊN NƯỚC…………………………………………………………………
70
A. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước…………………………………… 70
I. Xác định những vấn đề ưu tiên và kế hoạch hoá việc quản lý tổng hợp tài
nguyên nước…………………………………………………………………70
II. Hoàn thiện thể chế và hành lang pháp lý quản lý tổng hợp lưu vực sông . 71
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của quản lý tài nguyên nước theo lưu vực
sông 71
3
2. Tăng cường thể chế quản lý tổng hợp lưu vực sông 73
B. Bảo vệ tài nguyên nước; phòng, chống ô nhiễm, suy thoái nguồn
nước………………………………………………………………………….74
I. Những nguyên tắc cơ bản của khung chính sách quốc gia về bảo vệ TNN.74
II. Đề xuất các giải pháp phòng, chống ô nhiễm, suy thoái nguồn nước……77
1. Giải pháp về cơ chế, chính sách 77
2. Giải pháp khoa học- kỹ thuật - công nghệ 78
3. Giải pháp về nguồn nhân lực 78
4. Giải pháp về cơ sở hạ tầng 79
5. Giải pháp về thông tin, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng 80
6. Giải pháp về phối hợp - hợp tác 80
7. Giải pháp về kinh tế - tài chính 81
C. Kinh tế, tài chính về tài nguyên nước………………………………….82
I. Dịch vụ nước…………………………………………………………… 82
1. Dịch vụ nước là hàng hoá 82
2. Bảo đảm khai thác, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước, kết hợp chặt chẽ
hai mặt kinh tế, xã hội của dịch vụ nước 83
3. Xoá bỏ bao cấp, thực hiện xã hội hoá hoạt động bảo vệ, khai thác TNN
và dịch vụ cung ứng nước 83
4. Thực hiện quản lý NN tập trung thống nhất, có hiệu lực, hiệu quả cao.84
II. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về tài nguyên nước 82
1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách quản lý nhà nước 84
2. Tạo điều kiện, môi trường và khuyến khích ngành kinh tế nước nhiều
thành phần hình thành và hoạt động 85
3. Xây dựng, ban hành chính sách tài chính tích cực 86
III. Phí, lệ phí, thuế trong quản lý tài nguyên nước………………………….87
1.Ý nghĩa của việc đưa phí, lệ phí, thuế vào quản lý 87
2. Về phí, lệ phí trong lĩnh vực tài nguyên nước 87
3. Về thuế tài nguyên nước 88
D. Quản lý nước dưới đất………………………………………………….89
I. Tóm tắt tình hình quản lý nước dưới đất 89
II. Một số kiến nghị sửa đổi các quy định về nước dưới đất 90
1. Các quy định về cơ chế, chính sách 91
2. Các quy định khác 91
Đ. Quản lý nguồn nước quốc tế……………………………………………92
I. Quản lý nhà nước thống nhất về hợp tác sông quốc tế 92
II. Tổ chức công tác hợp tác sông quốc tế một cách chuyên nghiệp 93
III. Hợp tác sông quốc tế là vấn đề chính sách quốc gia lâu dài…………….94
IV. Tiếp cận vấn đề hợp tác sông quốc tế trong thời đại hội nhập………… 94
KẾT LUẬN…………………………………………………………………… 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………… 98
4
MỞ ĐẦU
Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 20/5/1998 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999
đã góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của
các cơ quan nhà nước và mọi tổ chức, cá nhân trong bảo vệ, khai thác, sử dụng
tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
Việc thực thi Luật trong những năm qua đã có nh
ững kết quả tích cực, góp phần
phục vụ có hiệu quả sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Hiện nay, chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước đã có sự thay
đổi. Bộ Tài nguyên và Môi trường là một bộ mới được thành lập, có chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức tại Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày
11/11/2002 của Chính phủ. Bộ TN & MT “là cơ quan của Chính phủ thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên phạm vi cả nước”.
Việc đánh giá tình hình thực hiện Luật Tài nguyên nước là cần thiết nhằm
đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý tài nguyên nước trên cơ sở những quan điểm
cơ bản trong đường lối, chính sách của Nhà nước đã được Luật quy định; đồ
ng
thời tìm ra những biểu hiện, nguyên nhân dẫn tới việc thực thi Luật chưa đáp
ứng yêu cầu quản lý tài nguyên nước trong tình hình mới của nước ta hiện nay.
Cùng với sự phát triển mọi mặt của đất nước, các yêu cầu về bảo vệ, khai
thác, sử dụng và phát triển tài nguyên nước ngày càng phong phú và phức tạp,
đòi hỏi quản lý phải nâng lên một bước mới, đáp ứng những yêu cầu đ
ó. Mặt
khác, hệ thống pháp luật đã và đang thay đổi theo hướng hoàn thiện từng bước
cơ chế quản lý nhà nước bằng pháp luật. Nhiều luật liên quan trực tiếp đến Luật
Tài nguyên nước đã được sửa đổi, bổ sung. Trước thực trạng thay đổi và phát
triển trên, một số nội dung của Luật Tài nguyên nước không còn phù hợp với
tình hình hiện nay, cần có sự nghiên cứu và xem xét để sử
a đổi, bổ sung nhằm
đáp ứng các yêu cầu về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng TNN; phù hợp với
tiến trình cải cách hành chính và đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu, đánh giá tình hình
thực thi Luật Tài nguyên nước, xây dựng cơ sở khoa học phục vụ sửa đổi, bổ
sung” được thực hiện theo Thuyết minh đề tài nghiên cứ
u khoa học và phát triển
công nghệ năm 2004 được Bộ phê duyệt ngày 29 tháng 11 năm 2004 do chuyên
viên Đỗ Thị Bích Ngọc làm Chủ nhiệm đề tài, Hợp đồng nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ số 370/BTNMT-HĐKHCN ngày 29 tháng 11 năm 2004
ký giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Cục Quản lý tài nguyên nước.
Mục tiêu của đề tài: Thông qua việc nghiên cứu, đánh giá tình hình thực
thi Luật Tài nguyên nước, thực trạng quản lý nhà nước về TNN và những yêu
cầu mới
đặt ra cho quản lý TNN, phân tích và xác định những mặt tích cực trong
Luật, những kết quả đạt được, những nội dung còn hạn chế, thiếu tính khả thi để
xây dựng cơ sở khoa học - thực tiễn cho việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Luật.
5
Nội dung nghiên cứu của đề tài:
1. Điều tra, đánh giá tình hình thực thi Luật Tài nguyên nước trong quá trình
thực hiện từ năm 1999 đến nay.
2. Đề xuất giải pháp phối hợp quản lý nhà nước về tài nguyên nước đối với
một số lĩnh vực liên quan đến tài nguyên nước.
3. Nghiên cứu, xây dựng cơ sở khoa học phục vụ sửa đổi, bổ sung Luật.
4.
Đề xuất xây dựng các giải pháp khoa học, những nội dung chủ yếu cần
sửa đổi, bổ sung Luật Tài nguyên nước để phù hợp với tình hình hiện nay
về quản lý tài nguyên nước.
Các phương pháp mà đề tài áp dụng, bao gồm:
- Phương pháp nghiên cứu, thu thập, tổng hợp thông tin, tài liệu về tình hình
thực hiện Luật Tài nguyên nước trong những năm qua.
- Phương pháp chuyên gia phân tích, tổng hợp và đánh giá.
- Phươ
ng pháp hội thảo.
Các sản phẩm của đề tài:
1. Báo cáo tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện Luật Tài nguyên nước
từ năm 1999 đến nay
2. Báo cáo tổng hợp, đề xuất giải pháp phối hợp quản lý nhà nước về tài
nguyên nước đối với một số lĩnh vực liên quan đến tài nguyên nước
3. Báo cáo đề xuất những nội dung chủ yếu cần sửa đổi, b
ổ sung Luật Tài
nguyên nước
4. Báo cáo tổng kết đề tài
Nội dung công việc:
- Điều tra, nghiên cứu, thu thập, tổng hợp thông tin, tài liệu; đánh giá tình
hình thực hiện Luật Tài nguyên nước từ năm 1999 đến nay.
- Đề xuất giải pháp phối hợp quản lý nhà nước về tài nguyên nước đối với
một số lĩnh vực có liên quan.
- Nghiên cứu, xây dựng cơ sở khoa học, đề xuất một số nội dung sửa đổi,
bổ sung Luật Tài nguyên nước để phù hợp tình hình hiện nay về quản lý TNN.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Chủ nhiệm đề tài cùng các cộng
tác viên đã khẩn trương thu thập các tài liệu liên quan đến nội dung đề tài tại các
đơn vị trong Bộ, cơ quan ngoài Bộ, các Sở Tài nguyên &MT, đồng thời phối
hợp v
ới các đơn vị, cá nhân trong và ngoài Bộ hoàn thành 21 chuyên đề sau:
1. Đánh giá tình hình xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật TNN.
2. Đánh giá tình hình thực hiện việc bảo vệ tài nguyên nước.
3. Đánh giá tình hình thực hiện việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
4. Đánh giá tình hình thực hiện việc khai thác và bảo vệ công trình thuỷ
lợi, phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ, lụt.
6
5. Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở Việt Nam.
6. Đánh giá tình hình triển khai nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra về TNN.
7. Tổng quan về cơ cấu tổ chức quản lý TNN ở một số nước trong khu
vực.
8. Đề xuất giải pháp phối hợp quản lý TNN đối với lĩnh vực khoáng sản.
9. Đề xuất giải pháp phối hợp quản lý tài nguyên nước đối với lĩnh vự
c
khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
10. Đề xuất giải pháp phối hợp quản lý TNN đối với lĩnh vực đất đai.
11. Đề xuất giải pháp phối hợp quản lý TNN đối với lĩnh vực môi trường.
12. Đề xuất giải pháp phối hợp quản lý tài nguyên nước đối với lĩnh vực
bảo vệ và phát triển rừng.
13. Tổng quan cơ chế tổ chức qu
ản lý tài nguyên nước theo lưu vực ở
Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.
14. Nghiên cứu cơ sở pháp lý quốc tế về bảo vệ nguồn nước trên đất liền
của Việt Nam.
15. Tổng quan tình hình quản lý lưu vực sông hiện nay ở Việt Nam.
16. Đề xuất giải pháp phòng, chống ô nhiễm, suy thoái tài nguyên nước
hiện nay ở Việt Nam.
17. Đề xuất giải pháp quản lý nước dưới đất trong tình hình mới.
18. Nghiên cứu, đề xuấ
t các biện pháp đồng bộ hoá các quy định của pháp
luật trong lĩnh vực tài nguyên nước.
19. Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý nguồn nước quốc tế trong
hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam.
20. Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp kinh tế, tài chính để tăng cường
hiệu lực quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam.
21. Nghiên cứu, đề xuất về quản lý tổng hợp TNN trong Luật TNN.
Báo cáo tổ
ng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài được hoàn thành tại Cục
Quản lý tài nguyên nước bởi tập thể tác giả: Đỗ Thị Bích Ngọc, Vũ Tiến Lực,
TS. Trần Nhơn, Bà Đỗ Hồng Phấn và các cán bộ khác của Cục. Ngoài ra, còn có
sự tham gia của các cộng tác viên của Vụ Đất Đai, Vụ Môi trường, Cục Địa chất
và Khoáng sản Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Cục Thuỷ lợi (B
ộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) v.v… Trong quá trình thực hiện, nhóm tác
giả luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Cục Quản lý tài nguyên nước. Nhóm tác giả thực hiện đề tài xin bày tỏ lòng biết
ơn chân thành tới các đơn vị và cá nhân trên.
Báo cáo này tóm tắt kết quả thực hiện đề tài với những nội dung sau đây:
Chương I. Đánh giá tình hình thực hiện Luật Tài nguyên nước từ
năm 1999 đến nay.
Chươ
ng II. Đề xuất giải pháp phối hợp quản lý nhà nước về tài
nguyên nước đối với một số lĩnh vực có liên quan.
Chương III. Đề xuất một số nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Tài
nguyên nước.
7
CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
TỪ NĂM 1999 ĐẾN NAY
Luật Tài nguyên nước đến nay đã thi hành được hơn tám năm, nhiều nội
dung quy định trong Luật đã được thi hành, một số nội dung đã và đang được
thực hiện ở những mức độ nhất định.
Trong khuôn khổ của một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, báo cáo này
tổng hợ
p các nội dung chính trong việc thực hiện Luật Tài nguyên nước thông
qua việc thu thập, nghiên cứu, tổng hợp thông tin, tài liệu, phân tích và đánh giá
về tình hình thực thi Luật trong những năm qua.
Việc nghiên cứu, đánh giá bao gồm những nội dung sau đây:
- Bảo vệ tài nguyên nước;
- Khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
- Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; phòng, chống, khắc phục hậu
quả lũ, lụt và tác hại khác do nướ
c gây ra;
- Quản lý nhà nước về tài nguyên nước;
- Thanh tra, kiểm tra về tài nguyên nước.
Những nội dung này được nghiên cứu, đánh giá theo các điều trong Luật,
theo trình tự đi từ thực trạng, đánh giá thực trạng, nêu những kết quả đạt được,
những khó khăn, tồn tại trong quá trình thực hiện.
Báo cáo này cũng tổng hợp các kiến nghị của địa phương về quản lý tài
nguyên nướ
c. Đây là những tư liệu mang tính thực tiễn, giúp cho công tác quản
lý tài nguyên nước ở Trung ương sát hợp với nhu cầu của địa phương.
A. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VIỆC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT VỀ BẢO VỆ
TÀI NGUYÊN NƯỚC
Chương II. Bảo vệ tài nguyên nước của Luật gồm 10 điều (từ Điều 10
đến Điều 19), bao gồm: trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước; phòng, chống suy
thoái, cạn kiệt nguồn nước; bảo vệ nước dưới đất; bảo vệ chất lượng nước; bảo
vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt; bảo vệ chất lượng nước trong sản xu
ất
nông nghiệp, nuôi, trồng thuỷ, hải sản, sản xuất công nghiệp, khai khoáng; bảo
vệ chất lượng nước trong các hoạt động khác; bảo vệ nguồn nước ở đô thị, khu
dân cư tập trung; xả nước thải vào nguồn nước; quyền và nghĩa vụ của tổ chức,
cá nhân được phép xả nước thải.
* Về trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước:
Trách nhiệm bảo vệ
tài nguyên nước thuộc về mọi cơ quan, tổ chức, cá
nhân. Tuy nhiên ý thức của tổ chức, cá nhân trong bảo vệ tài nguyên nước,
8
phòng, chống ô nhiễm nguồn nước còn chưa cao, hiện trạng ô nhiễm nguồn
nước ngày càng gia tăng và phức tạp.
Để bảo vệ chất lượng nguồn nước, giảm thiểu và khắc phục ô nhiễm chất
lượng nước, trong thời gian qua nước ta đã thực hiện các hoạt động:
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật:
+ Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Chính
ph
ủ Quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước;
+ Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ
về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
+ Nghị định số 149/2004/NĐ- CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính
phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả
nước thải vào nguồn nước;
+ Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt "Kế ho
ạch xử lý triệt
để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng";
+ Nghị định số 34/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực tài nguyên nước;
+ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 (thay thế Luật Bảo vệ môi trường
năm 1993);
+ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều củ
a Luật Bảo vệ môi trường;
+ Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã ban hành các quy định
hoặc chỉ thị về tăng cường quản lý tài nguyên nước trên địa bàn, trong đó có các
nội dung về bảo vệ tài nguyên nước, tạo dựng cơ sở pháp lý cho địa phương và
cụ thể hoá nh
ững quy định về bảo vệ tài nguyên nước của Luật (UBND các tỉnh,
thành phố: Hà Nội, Hà Tây, Bắc Giang, Thanh Hoá, thành phố Hồ Chí Minh, Bà
Rịa - Vũng Tàu, Hậu Giang, Bình Phước v.v…).
- Thực hiện các quy định của Luật Bảo vệ môi trường và Luật Tài nguyên
nước, trong mấy năm qua, Nhà nước đã từng bước xây dựng và kiện toàn hệ
thống tổ chức quản lý bảo vệ chất lượng nước các cấp trên toàn quốc v
ới sự
thành lập Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trước đây, Bộ Tài nguyên và
Môi trường năm 2002. Việc thành lập Bộ TN&MT là một bước tiến mới trong
việc thống nhất quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, tạo cơ hội cho
Việt Nam khắc phục dần tình trạng ô nhiễm, suy thoái nguồn nước.
- Công tác giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng trong bảo vệ TNN,
phòng, chống và khắc phục ô nhiễ
m nguồn nước cũng được tăng cường hơn
trước bằng các hình thức in ấn sách, phổ biến về bảo vệ tài nguyên nước trên các
phương tiện phát thanh, truyền hình v.v
9
- Nhà nước đã đầu tư, khuyến khích đầu tư, nâng cấp các hệ thống xử lý
nước thải của các khu đô thị, khu công nghiệp v.v
- Từng bước xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi
trường và nguồn nước theo tinh thần Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg.
* Về phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước:
Về cơ bản, các hoạt động bả
o vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước đều
dựa trên các quy hoạch như: quy hoạch thuỷ lợi, quy hoạch phòng, chống lũ,
quy hoạch phát triển thuỷ điện v.v… Tuy nhiên, việc phê duyệt quy hoạch mới
được thực hiện ở mức xem xét và cho chủ trương để thực hiện những dự án công
trình theo quy hoạch, chưa có quy định pháp luật cụ thể.
Theo báo cáo của các Sở Tài nguyên và Môi trường thì những hành vi làm
suy thoái nguồn nước chủ
yếu là phá rừng đầu nguồn, rừng khoanh nuôi bảo vệ
hoặc lưu vực của các hồ chứa để làm nương rẫy, gây cạn kiệt nguồn nước, bồi
lấp lòng hồ nhanh (như hồ Hồng Sạt - Điện Biên). Tình trạng cạn kiệt, tắc nghẽn
dòng chảy là do hệ thống sông ngòi ít được nạo vét kịp thời, do lấn chiếm lòng
sông bởi các vật cản kiến trúc (móng nhà, mô đất, l
ều quán v.v…) và các vật cản
khác như đăng, đó, vó bè, lưới… là hết sức phổ biến.
Việc bảo vệ TNN, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước gắn với
việc bảo vệ và phát triển rừng đã được thực thi bằng nhiều chương trình của Nhà
nước như chương trình 135 về xoá đói, giảm nghèo và phủ xanh đất trống, đồi
trọc. Nhận thức sâu sắc mối quan h
ệ giữa tài nguyên rừng và tài nguyên nước,
Nhà nước đã ban hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ số 661/QĐ - TTg ngày 29/7/1998 về dự án trồng 5 thiệu ha
rừng; Chương trình 327 của Chính phủ thực hiện việc giao đất, giao rừng cho
dân nuôi trồng, khai thác và bảo vệ v.v… Tuy nhiên, qua thực tế thì bảo vệ
TNN, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước không chỉ gắn với việc b
ảo
vệ và phát triển rừng mà cần có những quy định về ngưỡng khai thác, dòng chảy
tối thiểu của sông.
Hiện nay, suy thoái nguồn nước ở một số sông đang được sự quan tâm của
nhiều người bao gồm cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu trong
và ngoài nước. Nhà nước cũng có nhiều hoạt động để cố gắng từng bước giải
quyết vấn đề này, cụ thể
là:
- Xây dựng các chương trình, dự án để tăng cường bảo vệ lưu vực, chống
suy thoái nguồn nước, như các chương trình, dự án phủ xanh đất trống, đồi trọc,
trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, các dự án xoá đói giảm nghèo v.v Nhờ vậy,
tình hình mặt đệm của một số lưu vực sông đã được cải thiện đáng kể, như một
số
tỉnh miền núi của lưu vực sông Hồng: Lạng Sơn, Hoà Bình, Sơn La. Mức phủ
rừng của toàn quốc tăng lên đáng kể, theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, năm
2005 là 37,7%, khu vực Đông Bắc là 44,1%, Tây Bắc là 41,5%, Tây Nguyên là
55% v.v Điều này có ảnh hưởng đáng kể đến hạn chế suy thoái nguồn nước
trên các lưu vực sông.
10
- Tiến hành các hoạt động, thực hiện các đề tài, dự án quản lý tổng hợp tài
nguyên và môi trường lưu vực các sông: Hồng - Thái Bình, Cửu Long, Đồng
Nai, Đáy, Cầu, Vu Gia - Thu Bồn, Serepok Năm 2005, Bộ Tài nguyên và Môi
trường đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định quản lý tổng hợp lưu vực sông.
Việc thực hiện quản lý tổng hợp lưu vực sông là một trong những bước đi quan
trọng để
tăng cường quản lý, bảo vệ lưu vực và nâng cao hiệu quả sử dụng nước,
đất và các tài nguyên liên quan khác.
- Thiết lập mạng quan trắc ở một số địa phương để phục vụ công tác quản
lý, bảo vệ TNN. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Chính phủ dự thảo
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới quan trắc
tài nguyên và môi trường quốc gia. Bên cạ
nh đó, thông tin truyền thông cũng
được tăng cường có tác dụng hỗ trợ cho bảo vệ TNN. Đặc biệt, hiện đã có hệ
thống quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, trong đó có quản lý TNN
từ Trung ương tới địa phương là một công cụ quan trọng để thực thi Luật Tài
nguyên nước.
Việc xây dựng các công trình thuỷ lợi, khôi phục nguồn nước bị suy thoái,
cạn kiệt cũng đã đượ
c đẩy mạnh. Hàng năm, Nhà nước và nhân dân đã đầu tư
hoàn thiện nhiều công trình thuỷ lợi với số vốn chiếm khoảng 10% ngân sách
nhà nước.
* Về bảo vệ nước dưới đất:
Các quy định tại Điều 12 của Luật đã được thực thi mạnh mẽ thông qua
các hoạt động:
- Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để bảo vệ nước dưới đất:
+ Quyết định số 05/2003/QĐ-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành Quy định về cấp phép thăm dò, khai thác và hành nghề
khoan nước dưới đất;
+ Chỉ thị số 02/2004/CT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất;
+ Nghị định số 149/2004/NĐ-CP;
+ Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thự
c hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP.
- Tổ chức nhiều lớp tập huấn về quản lý TNN cho cán bộ các Sở Tài
nguyên và Môi trường ở ba miền Bắc, Trung, Nam và các cơ quan có liên quan.
- Tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức và công dân thực hiện pháp luật về
TNN: Cục Quản lý tài nguyên nước đã phối hợp với VTV2 - Đài THVN, Đài
Tiếng nói VN, một số Báo để tăng cường tuyên truyền phổ biến kiế
n thức và
pháp luật liên quan đến TNN.
- Kiểm tra, thanh tra tình hình khoan, thăm dò, khai thác, sử dụng và bảo
vệ nước dưới đất tại các địa phương.
11
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có văn bản quy định về bảo vệ nước dưới
đất trong quá trình khoan thăm dò, khảo sát, xử lý nền móng, thi công xây dựng
công trình ngầm cũng như thăm dò, khảo sát khoáng sản và các hoạt động khác
ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước dưới đất. Để đẩy mạnh việc thực thi các
quy định của Luật về bảo vệ nước dưới đất, c
ần tiếp tục xây dựng văn bản pháp
luật và văn bản kỹ thuật, tổ chức thực hiện có hiệu quả để nâng cao hiệu lực thi
hành trong cuộc sống.
* Về bảo vệ chất lượng nước:
Nội dung của Điều này đã được cụ thể hoá trong nhiều văn bản nhưng tập
trung nhiều nhất trong Nghị định số 34/2005/NĐ-CP về x
ử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực TNN, Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT hướng dẫn thực
hiện Nghị định này, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực môi trường.
Nhà nước đã tiến hành nhiều hoạt động như: trong các dự án phát triển
kinh tế - xã hội đều có nội dung về phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt
nguồn nước. Trong các dự án quy hoạch quản lý các khu công nghiệ
p, du lịch,
khu dân cư tập trung, bệnh viện nói chung đều chú ý tới bảo vệ TNN, phòng,
chống ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước. Tuy nhiên, việc đầu tư cho bảo vệ TNN
trong các dự án còn hạn chế về mặt kinh phí. Việc bảo đảm không gây ô nhiễm
nguồn nước đối với các hoạt động thải nước tập trung từng bước được thực hiện
theo các quy định về bảo vệ môi trườ
ng, về cấp phép xả nước thải vào nguồn
nước.
Đối với các nguồn xả nước thải phân tán của các hộ sản xuất nông nghiệp
thì dư lượng của các loại nông dược như phân bón, thuốc trừ sâu, hoá chất bảo
vệ thực vật chảy vào kênh tiêu nước đang là khó khăn cho việc bảo đảm không
gây ô nhiễm nguồn nước. Vấn đề này cần được pháp luật về bả
o vệ môi trường
quy định ngay từ khâu quản lý các loại nông dược, quản lý quy trình sử dụng
nông dược nhằm hạn chế tối đa lượng thải vào nguồn nước.
Để thực thi điều này, các văn bản dưới luật của Luật Tài nguyên nước,
Luật Bảo vệ môi trường đã có những quy định cụ thể hơn, trong đó có những
chế tài về xử phạt vi phạ
m hành chính trong lĩnh vực TNN, lĩnh vực môi trường.
* Về bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt:
Chất lượng nước mặt ở phần thượng lưu của hầu hết các sông, nói chung
vẫn tốt, trừ một số khu vực bị ô nhiễm cục bộ. Tuy nhiên, ở vùng hạ lưu các
sông lớn, nhất là khi dòng sông chảy qua các khu công nghiệp, đô thị lớn, chất
lượng nước đ
ã bị suy giảm. Nước ở một số sông bị ô nhiễm với mức độ cao, kéo
dài và có xu hướng ngày càng tăng đã làm ảnh hưởng đến khả năng sử dụng
nguồn nước sông để cấp nước sinh hoạt ở nhiều địa phương như Hà Nam, Đồng
Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chất lượng nước dưới đất nhìn chung đáp ứng được yêu cầu sử dụng,
trong đ
ó có cấp nước sinh hoạt. ở một số nơi do khai thác, sử dụng quá mức,
12
thiếu quy hoạch nên đã gây ra nhiễm bẩn, nhiễm mặn và mực nước bị hạ thấp
như ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, một số khu vực ở đồng bằng sông Cửu
Long, Tây Nguyên.
Các nội dung của Điều này còn chung chung, chưa được cụ thể hoá và có
biện pháp tuyên truyền, phổ biến để mọi người dân thực hiện, trừ việc cấm xả
nước thả
i, đưa chất thải gây ô nhiễm vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh
hoạt đã được quy định tại Nghị định số 34/2005/NĐ-CP. Để bảo vệ nguồn nước
sinh hoạt, khoản 2 Điều 14 của Luật quy định: “uỷ ban nhân dân các cấp quy
định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trong phạm vi địa phương”
nhưng hầu hết các đị
a phương chưa xác định được. Chỉ ở những nơi mà theo
luật tục (Luật tập quán) làng, xã có quy định xung quanh các giếng làng phải
được giữ gìn sạch sẽ thì về cơ bản nhân dân tôn trọng quy định này.
* Về bảo vệ chất lượng nước trong sản xuất nông nghiệp, nuôi, trồng
thuỷ, hải sản, sản xuất công nghiệp, khai khoáng:
Việc thực thi quy định này rất khó khăn và đang có những vấn
đề đặt ra:
- Đối với các nguồn xả phân tán từ sản xuất nông nghiệp, nuôi, trồng
thuỷ, hải sản thì chưa có quy định chặt chẽ, cụ thể để kiểm soát dư lượng của
nông dược, của thức ăn nuôi, trồng thuỷ, hải sản, các chất độc hại xử lý dịch
bệnh tôm, cá; chưa có chính sách cụ thể cho việc phòng, chống ô nhiễm nguồn
nước từ các ho
ạt động này;
- Đối với các nguồn xả tập trung từ các khu công nghiệp, khu đô thị thì rất
ít nơi thực hiện được việc xử lý nước thải; nước thải không qua xử lý hoặc xử lý
chưa đạt tiêu chuẩn xả ra sông đã gây ô nhiễm nguồn nước.
Ngoài ra, ô nhiễm nguồn nước còn từ khai thác quặng sắt, măng gan,
thiếc, các chất tẩy rửa, từ các hoá chất bảo vệ th
ực vật v.v… Các làng nghề
truyền thống chế biến nông sản, thực phẩm, dệt, nhuộm, thủ công mỹ nghệ
v.v… xả trực tiếp nước thải không qua xử lý vào nguồn nước. Các bãi rác thải
đô thị ở khu vực ngoại thành bị nước mưa ngấm qua rồi chảy tràn trên mặt đất
trước khi tập trung vào hồ, ao, sông, suối gây ô nhiễm nước mặt, một phần ngấm
xuống đấ
t gây ô nhiễm nước dưới đất.
Hệ thống thoát nước mưa và nước thải chưa được tách riêng, đã quá cũ và
quá tải. Khi có mưa lớn, nước ngập úng nhiều khu vực nội thành, dẫn đến tình
trạng ô nhiễm nước dưới đất.
Tại tỉnh Quảng Ninh, khu vực Đông Triều, Uông Bí, Hoành Bồ, thị xã
Cẩm Phả và một phần huyện Yên Hưng là những vùng nước bị ô nhiễm mạ
nh
do tình trạng khai thác than, nước bị axit hoá mạnh, nhiều hồ bị thu hẹp do đất,
đá thải của than trôi lấp, dung lượng nước ở các hồ bị giảm như hồ Yên Lập, hồ
Nội Hoàng. Để bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm cũng như giữ được dung
lượng ở các hồ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã giao Sở Công nghiệp, Sở
TN&MT khoanh các vùng cấm và hạn chế ho
ạt động khai thác khoáng sản. Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 491/2002/QĐ-TTg ngày 13 tháng 5
13
năm 2002 về vùng cấm và hạn chế hoạt động khoáng sản nhằm bảo vệ các di
tích lịch sử, bảo vệ rừng phòng hộ- nguồn sinh thuỷ để bảo vệ các hồ chứa nước.
* Bảo vệ chất lượng nước trong các hoạt động khác:
Đó là các hoạt động: giao thông thuỷ, thể thao, giải trí, du lịch, y tế, an
dưỡng, nghiên cứu khoa học v.v… không được gây ô nhiễm nguồn nước c
ũng
đang được thể chế hoá đan xen trong các quy định của luật, văn bản dưới luật
của từng ngành. Nghị định số 34/2005/NĐ-CP đã quy định các mức phạt tiền và
các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các vi phạm gây ô nhiễm nguồn nước.
* Bảo vệ nguồn nước ở đô thị, khu dân cư tập trung:
Quy định này tập trung chủ yếu vào hai nộ
i dung sau đây:
- Thứ nhất: Quy định trách nhiệm của uỷ ban nhân dân các cấp cần phải
có kế hoạch và tổ chức thực hiện xử lý nước thải ở đô thị, khu dân cư tập trung,
bảo đảm tiêu chuẩn cho phép trước khi xả vào nguồn nước;
- Thứ hai: Nghiêm cấm các hành vi gây bồi lấp lòng dẫn, san lấp ao, hồ
công cộng trái phép.
UBND các cấp ở hầu hết các đô thị l
ớn, các khu dân cư tập trung ở những
mức độ khác nhau đều nhận thức được tầm quan trọng của việc xử lý nước thải;
phòng, chống ô nhiễm nguồn nước. Tuy nhiên để có quy hoạch, kế hoạch xử lý
nước thải và theo đó tổ chức thực hiện là cả một quá trình cần có đầu tư kinh phí
lớn, đồng bộ; phải có sự phối kết hợp giữa nhiề
u cơ quan chức năng như quản lý
tài nguyên nước, quản lý môi trường, giao thông công chính v.v…
Cho tới thời điểm hiện nay ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số
đô thị lớn khác đã và đang triển khai thực hiện việc xử lý nước thải, xây dựng
một số công trình xử lý, tiêu và dẫn nước thải thành phố. Các khu công nghiệp
tập trung phải đề ra biện pháp xử lý nước thải ngay trong giai đo
ạn tiền khả thi.
Việc thực thi điều khoản nghiêm cấm các hành vi gây bồi lấp lòng dẫn,
san lấp ao, hồ công cộng trái phép đang còn rất phức tạp. Hầu hết các khu ngoại
ô của các thành phố lớn đều có tình trạng các mương, kênh, cống tiêu thoát nước
bị lấn chiếm, xây dựng, cơi nới công trình gây tắc nghẽn dòng chảy, gây ô
nhiễm chính những khu dân cư đó.
Ở các đô thị lớn, Nhà nước
đã đầu tư kinh phí rất lớn để tiêu thoát nước,
xây dựng những công trình tiêu thoát nước như kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè ở TP
Hồ Chí Minh, hệ thống tiêu thoát nước Tô Lịch-Kim Ngưu, cải tạo các hồ trước
mùa mưa bão ở Hà Nội (Thanh Nhàn, Thiền Quang, Thành Công ). Các hoạt
động này là những bước thi hành nghiêm túc Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo
vệ môi trường, đồng thời tạo điều kiện sống ngày một tốt hơn cho dân cư
đô thị.
* Về xả nước thải vào nguồn nước:
- Thực thi quy định của Luật về: “Chính phủ quy định cụ thể việc cấp
phép xả nước thải vào nguồn nước”, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng
14
và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 149/2004/NĐ-CP trong đó có các quy
định về cấp phép xả nước thải vào nguồn nước với các nội dung: nguyên tắc và
căn cứ cấp phép, thẩm quyền cấp phép, thời hạn, gia hạn giấy phép, thu hồi và
đình chỉ hiệu lực giấy phép, quyền và nghĩa vụ của chủ giấy phép v.v… Để cụ
thể hoá về trình tự, thủ tục cấp phép, mẫu h
ồ sơ, giấy phép xả nước thải v.v…
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký ban hành Thông tư số
02/2005/TT-BTNMT hướng dẫn thực hiện Nghị định này. Tuy nhiên, hiện còn
thiếu các văn bản kỹ thuật làm cơ sở cho cấp phép xả nước thải như: tiêu chuẩn,
quy trình, quy phạm, phương pháp xác định khả năng tiếp nhận nước thải của
nguồn nước, quy chế giám sát chất lượng nước thải v.v…
- Cục Quản lý tài nguyên nước vẫn thường xuyên nghiên cứu, thẩm định,
cho ý kiến về xả nước thải đối với các dự án xây dựng các khu công nghiệp, khu
đô thị, quy hoạch tổng thể phát triển các khu kinh tế v.v… Cục Quản lý tài
nguyên nước, Thanh tra Bộ đã và đang tiến hành các cuộc kiểm tra, thanh tra đối
với các hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước.
Theo báo cáo của các Sở TN&MT thì phần lớn các cơ
sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ khi đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động đã thực hiện nghiêm túc
Luật Bảo vệ môi trường về việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, đầu
tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý chất thải đạt tiêu chẩn cho phép trước khi
thải ra môi trường. Tuy nhiên, việc thực thi Luật Tài nguyên nước lại không tốt,
nước thải không qua xử lý hoặc xử
lý không đạt tiêu chuẩn cho phép vẫn hằng
ngày xả vào sông, hồ gây ô nhiễm nguồn nước và hiện nay nhiều cơ sở có xả
nước thải vẫn không xin phép theo quy định của Luật.
* Về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép xả nước thải:
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép xả nước thải được cụ
thể hoá tại Điều 17 và Đ
iều 18 của Nghị định số 149/2004/NĐ-CP.
- Về lệ phí cấp phép xả nước thải vào nguồn nước: là một trong những nội
dung của dự thảo Thông tư liên bộ giữa Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi
trường về chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí cấp các loại giấy phép
đang được hoàn chỉnh.
II. MỘT SỐ TỒN TẠI TRONG VIỆC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC
1. Thực thi các quy định về bảo vệ tài nguyên nước
Luật Tài nguyên nước đến nay đã thi hành được hơn 8 năm, bước đầu đã
đưa công tác bảo vệ chất lượng nước vào quỹ đạo chung và dần có nề nếp. Tuy
nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số tồn tại sau đây:
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý và bảo
vệ TNN còn thiếu và chưa
đồng bộ. Nhiều văn bản hướng dẫn Luật chưa được
ban hành (ví dụ: văn bản về phí, lệ phí, chính sách tài chính về TNN) hoặc ban
hành quá chậm khiến cho việc thực thi các điều luật trong cuộc sống là rất khó
khăn.
15
- Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, đô thị hoá, một số quy định về bảo
vệ tài nguyên nước trong Luật hiện không còn phù hợp, chưa rõ ràng, cụ thể,
nhất là những nội dung liên quan tới việc kiểm soát các các loại nông dược như
phân bón, thuốc trừ sâu v.v gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến các mục
đích sử dụng nước tiêu từ nông nghiệp; một số nội dung còn bỏ trố
ng hoặc thực
hiện chưa mạnh mẽ. Luật Tài nguyên nước chưa quy định rõ ràng, cụ thể về giáo
dục cộng đồng trong bảo vệ tài nguyên nước. Công tác tuyên truyền, giáo dục ý
thức cộng đồng chưa được triển khai mạnh mẽ là một trong những nguyên nhân
làm cho Luật Tài nguyên nước chưa thực sự đi vào cuộc sống.
Luật Bảo vệ môi trường mới đã được ban hành, thay thế Luậ
t Bảo vệ môi
trường năm 1993, trong đó có những nội dung mới, liên quan đến bảo vệ tài
nguyên nước, ví dụ: bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước
khác; quản lý nước thải v.v Do đó, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các quy
định về bảo vệ tài nguyên nước trong Luật.
- Mặc dù Luật Tài nguyên nước đã nêu rõ vai trò của việc xây dựng và
thực hiện chiến lược, k
ế hoạch, quy hoạch phát triển, khai thác, sử dụng tổng
hợp, quản lý và bảo vệ nguồn nước nhưng quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
nói chung còn riêng rẽ theo ngành và vẫn còn thiếu. Việc này dẫn tới việc khai
thác, sử dụng tài nguyên nước chưa hợp lý, khó quản lý chất lượng và số lượng.
Điều này cũng làm hạn chế hiệu quả thực thi của Luật trên thực tế.
2. Quản lý nhà nước về
tài nguyên nước
- Bộ máy quản lý tài nguyên và môi trường đã hình thành tại các cấp. Tuy
nhiên, đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn về tài nguyên nước còn quá
ít, nhất là ở cấp địa phương. Việc quản lý, kiểm soát ô nhiễm nước mới tập trung
ở khu vực đô thị và đoạn sông xung quanh thành phố và khu công nghiệp; biến
đổi chất lượng nước và ô nhiễm nước trong các hệ thống thuỷ lợi, các vùng nông
thôn hiện chưa được quan tâm tho
ả đáng.
- Chức năng quản lý, bảo vệ TNN còn do nhiều cơ quan thực hiện, chưa
thống nhất. Ví dụ: việc cấp phép xả nước thải vào nguồn nước hiện nay do
ngành tài nguyên và môi trường thực hiện, cấp phép xả nước thải vào công trình
thuỷ lợi do ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện.
- Công tác thanh tra, kiểm tra về tài nguyên nước chưa được triển khai
mạnh, chưa có thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước.
3. Chấp hành pháp lu
ật về tài nguyên nước
Việc chấp hành pháp luật về TNN, nhất là về bảo vệ TNN ở nước ta vẫn
còn nhiều hạn chế do các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Các quy định của pháp luật chưa đầy đủ, chưa mang tính cưỡng chế cao.
Các văn bản về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TNN ban hành chậm
cũng là nguyên nhân làm giảm hiệu quả thực thi Luật.
- Người dân còn ít được giáo dục, nâng cao nhậ
n thức về bảo vệ tài
nguyên nước, do vậy ý thức bảo vệ tài nguyên nước chưa cao./.
16
B. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VIỆC KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI
NGUYÊN NƯỚC
I. MỘT VÀI NÉT VỀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
Thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội Đảng lần thứ VI và VII đề ra,
những năm vừa qua nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trên nhiều
lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế và xã hội, trong đó có sự đóng góp tích cực của bộ
máy nhà nước.
Quản lý tài nguyên nước đã trở thành một vấn đề cấp thiết ở toàn cầu nói
chung và ở Việt Nam nói riêng. Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản quy
phạm pháp luật liên quan đến nguồn nước, có nội dung tiến bộ theo cơ chế quản
lý mới, dần từng bước đáp ứng các yêu cầu thực tế như: Pháp lệnh Đê điều năm
1989, Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản năm 1989, Luật Bảo vệ
môi trường năm 1993, Pháp l
ệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi năm
1994, Pháp lệnh Phòng, chống lụt bão năm 1995 v.v Các văn bản này đã nâng
cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong việc
khai thác, bảo vệ nguồn nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do
nước gây ra nhằm phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo
đảm an toàn xã hội và an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, các văn bản trên mới chỉ
điều chỉnh từng mối quan hệ riêng
biệt về nước. Trước khi Luật Tài nguyên nước ra đời, TNN đã và đang được
khai thác, sử dụng cho các mục đích khác nhau như sinh hoạt, nông nghiệp,
công nghiệp, khai khoáng, phát điện, giao thông thuỷ, nuôi trồng thuỷ sản v.v…
Việc khai thác, sử dụng TNN mang tính tổng hợp chưa có khung pháp lý điều
chỉnh. Từng ngành kinh tế khai thác, sử dụng nước theo những mục đích riêng
củ
a ngành, ít có sự phối hợp trong khai thác, sử dụng.
Các mối quan hệ về nước luôn có mối gắn bó mật thiết với nhau: giữa
khai thác, sử dụng và bảo vệ; giữa sử dụng các mặt lợi và phòng, chống các tác
hại do nước gây ra; giữa số lượng và chất lượng; giữa các hoạt động sử dụng
nước với nhau, do vậy đòi hỏi phải có luật về nước điều ch
ỉnh một cách toàn
diện và đồng bộ các mối quan hệ nói trên để tránh chồng chéo, mâu thuẫn.
Luật Tài nguyên nước ra đời trong bối cảnh như vậy. Việc ban hành Luật
đã đánh dấu một sự kiện rất quan trọng trong quản lý TNN của Việt Nam. Luật
điều chỉnh một cách toàn diện các hoạt động bảo vệ, khai thác, sử dụng tài
nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do n
ước gây ra; khai
thác và bảo vệ công trình thủy lợi; quản lý nhà nước về tài nguyên nước; hợp tác
quốc tế; thanh tra chuyên ngành v.v
Luật quy định TNN thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản
lý. Mọi tổ chức, cá nhân được quyền khai thác, sử dụng TNN cho đời sống và
sản xuất, đồng thời có trách nhiệm bảo vệ TNN, phòng, chống và khắc phục hậu
quả tác hại do nước gây ra theo quy định pháp luật. Nhà nước bả
o hộ quyền lợi
hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Nước
17
là tài nguyên được quản lý thống nhất bao gồm cả nước mặt, nước dưới đất,
nước mưa, nước biển; cả số lượng và chất lượng. Với tính chất trên, Luật Tài
nguyên nước phản ánh đúng nhu cầu quản lý nước là quản lý tài nguyên thống
nhất, không quản lý chia cắt theo từng mục đích sử dụng. Mục tiêu quan trọng là
đưa việc khai thác, sử dụng vào một khung thể chế
pháp luật thống nhất theo
tinh thần chủ đạo: TNN được khai thác, sử dụng tổng hợp cho các mục đích và
được quản lý thống nhất.
Khai thác, sử dụng mặt lợi của nước phải đi đôi với bảo vệ cả về số lượng
và chất lượng, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, tái tạo nguồn nước
bằng cả biện pháp công trình và phi công trình, tiến hành lồng ghép các ch
ương
trình phát triển nông, lâm, ngư kết hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Trên thực tế, nước dùng cho phát điện, giao thông, sinh hoạt, nông
nghiệp, công nghiệp, thuỷ sản đã và đang chiếm vị trí then chốt về chất lượng và
số lượng cũng như về hiệu ích kinh tế. Thực tế này đặt ra cho việc quản lý phải
đổi mới về mặt tổ chức để bả
o đảm khai thác, sử dụng tổng hợp, khai thác tốt
hơn nữa tiềm năng của nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều công
việc thuộc lĩnh vực quản lý TNN đã được triển khai theo quy định của Luật.
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT VỀ KHAI
THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
Chương III. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước của Luật gồm 16 điều
(từ Điều 20 đến Điều 35), bao gồm những nguyên tắc cơ bản về điều hoà, phân
phối TNN; chuyển nước từ lưu vực sông này sang lưu vực sông khác; quyền và
nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước; cấp phép khai thác, sử
dụng TNN; khai thác, sử dụng nước cho các mục đ
ích: sinh hoạt, sản xuất nông
nghiệp, sản xuất muối và nuôi trồng thuỷ, hải sản, sản xuất công nghiệp, khai
khoáng, thuỷ điện, giao thông thuỷ và các mục đích khác; gây mưa nhân tạo;
quyền dẫn nước chảy qua; thăm dò, khai thác nước dưới đất; bổ sung, thay đổi
mục đích, quy mô khai thác, sử dụng TNN.
* Về điều hoà, phân phối tài nguyên nước:
Việc điều hoà, phân phối TNN theo quy định tại
Điều 20 của Luật bao
gồm hai nội dung cơ bản:
- Phải căn cứ vào quy hoạch lưu vực sông, tiềm năng thực tế của nguồn
nước, bảo đảm nguyên tắc công bằng, hợp lý;
- Trong trường hợp thiếu nước, việc điều hoà, phân phối phải ưu tiên cho
mục đích sinh hoạt. Chính phủ quy định cụ thể việc điều hoà, phân phối TNN.
Tuy nhiên, việ
c thực thi quy định này trên thực tế còn gặp nhiều trở ngại:
- Chưa có văn bản quy định về điều hoà, phân phối đã nêu tại khoản 1
Điều 20 của Luật.
- Còn thiếu các thông tin, dữ liệu về TNN, chưa có đủ số liệu tin cậy về
TNN trên phạm vi toàn quốc. Trong nội dung này, để thực thi Luật, Nhà nước
18
cần đầu tư cho việc điều tra, khảo sát, đánh giá tiềm năng TNN ở các lưu vực
sông làm cơ sở cho quản lý và làm căn cứ để điều hoà, phân phối TNN. Ngoài
ra, Chính phủ cần quy định cụ thể việc điều hoà, phân phối tài nguyên nước theo
quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật.
Việc thực thi đầy đủ các quy định tại Điều 20 c
ần phải được đẩy mạnh các
khâu điều tra, đánh giá tình hình khai thác, sử dụng TNN, xây dựng quy định
phân bổ nguồn nước, điều tra, đánh giá tiềm năng thực tế của các lưu vực sông.
Tuy nhiên thực tế các năm qua, trong tình hình thiếu nước, cơ quan quản
lý tài nguyên nước đã có những hoạt động thực thi việc điều hoà, phân phối
nước trong điều kiện hiện có về tài li
ệu; đã có sự điều hành giữa cấp nước cho
sinh hoạt, bảo đảm nước cho canh tác nông nghiệp, duy trì lưu lượng và mực
nước cần thiết cho các hồ chứa lớn để phát điện v.v…
* Về chuyển nước từ lưu vực sông này sang lưu vực sông khác:
Chuyển nước giữa các lưu vực sông đã được áp dụng. ở một số lưu vực
sông tình trạng thiếu n
ước đã trở thành phổ biến như lưu vực sông Cái Phan
Rang. Việc đưa nước từ lưu vực sông Đồng Nai sang (thông qua thuỷ điện Đa
Nhim) đã góp phần cải thiện tình trạng cấp nước của hệ thống công trình thuỷ
lợi Nha Trinh - Lâm Cấm có nhiệm vụ chính là tưới 12.800 ha đất canh tác. Một
số dự án chuyển nước lưu vực khác cũng đang được nghiên cứu để gi
ải quyết
nước cho các vùng thiếu nước như vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ, vùng phía Bắc
tỉnh Quảng Ngãi.
Tuy nhiên, khó khăn trong việc thực thi Điều 21 còn rất lớn vì Chiến lược
quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 mới được ban hành, quy hoạch
khung, quy hoạch phân bổ TNN, quy hoạch bảo vệ là những căn cứ để thực hiện
việc chuyển nước lưu vực sông theo quy định của Luật đ
ang được xây dựng.
* Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài
nguyên nước:
Nội dung này đã được cụ thể hoá tại Điều 6, 17 và 18 Nghị định số
149/2004/NĐ-CP. Nghị định này đã quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của tổ
chức, cá nhân khai thác, sử dụng TNN; các trường hợp khai thác, sử dụng TNN
quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình không phải xin phép.
Luật quy
định tổ chức, cá nhân phải thực hiện nghĩa vụ tài chính, tuy
nhiên các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành các quy định về quyền và nghĩa
vụ tài chính trong khai thác TNN, cung ứng và sử dụng dịch vụ nước lại thiếu và
chưa đồng bộ. Ngân sách nhà nước vẫn phải gánh chịu hầu hết các khoản vốn
đầu tư phát triển và chi phí vận hành các công trình cấp, thoát nước.
* Về cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nướ
c:
- Từ khi Luật Tài nguyên nước có hiệu lực đến trước khi thành lập Bộ Tài
nguyên và Môi trường, công tác cấp phép được giao cho ngành nông nghiệp và
phát triển nông thôn. Công tác cấp phép chủ yếu được triển khai đối với nước
19
dưới đất theo Quyết định số 357-NN/QLN/QĐ ngày 13 tháng 03 năm 1997 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Quy định tạm thời về
thực hiện chế độ cấp phép thăm dò, khai thác, hành nghề khoan nước ngầm và
đăng ký công trình khai thác nước ngầm. Thời điểm này, do chưa có hướng dẫn
cụ thể, chi tiết nên việc cấp phép khai thác, sử dụng nước mặt và xả nước thả
i
vào nguồn nước chưa được triển khai mạnh.
Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thoả thuận việc sử dụng nước mặt cho các
đơn vị như: cấp nước sinh hoạt và cho các khu công nghiệp ở TP Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng, Thái Nguyên, Dung Quất, khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc
v.v… và xả nước thải cho 5 đơn vị. Các tỉnh Thanh Hoá, Đồng Nai đã cấp phép
khai thác, sử dụng nước mặt; ở t
ỉnh Quảng Ninh, Sở Nông nghiệp và PTNT đã
cấp phép khai thác nước mặt trên sông Hà Cối.
- Hiện nay, công tác cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên
nước, xả nước thải vào nguồn nước do ngành tài nguyên và môi trường thực
hiện và nội dung này được quy định tại Nghị định số 149/2004/NĐ-CP, được cụ
thể hoá về trình tự, thủ tục cấp phép, hồ sơ đề nghị cấp phép và mẫu các loại
giấy phép tạ
i Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và
Môi trường, UBND các tỉnh, thành phố đang tiến hành cấp và gia hạn giấy phép
cho các tổ chức, doanh nghiệp. Tính đến cuối 2006, Bộ đã cấp được 29 giấy
phép thăm dò, khai thác nước dưới đất; 32 giấy phép hành nghề khoan; 04 giấy
phép khai thác, sử dụng nước mặt và 02 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
Đặc biệt, để phân cấp thẩm quyền cấp phép, tăng cường trách nhi
ệm cho
cấp dưới, ngày 24 tháng 7 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & MT đã ký
Quyết định số 969/QĐ-BTNMT về việc uỷ quyền cho Cục trưởng Cục Quản lý
tài nguyên nước cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng TNN và hành nghề khoan
nước dưới đất; Đến tháng 12 năm 2006, Uỷ ban nhân dân các tỉnh Nam Định,
Long An, Bạc Liêu đã uỷ quyền cấp phép cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
* Về khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt:
Nộ
i dung này được thể hiện khá phong phú trong các hoạt động của Nhà
nước từ trung ương đến địa phương. Nhà nước đã ưu tiên đầu tư khai thác, sử
dụng TNN cho mục đích sinh hoạt; đã đầu tư hỗ trợ các dự án cấp nước sinh
hoạt, nước sạch, ưu tiên đối với vùng khan hiếm nước, vùng có điều kiện kinh tế
- xã hội khó khăn.
- Về cấp nước s
ạch cho đô thị: hiện có 67 công ty cấp nước với hơn 240
hệ thống cấp nước lớn với tổng lượng nước cấp 3,2 triệu m
3
/ngày và hơn 150 hệ
thống cấp nước tập trung nhỏ 433.000m
3
/ngày.
Từ 1991 - 2002 đã đầu tư khoảng 1,2 tỷ USD trong đó vốn trong nước
chiếm 30%, vốn nước ngoài chiếm 70%.
Tính đến năm 2002 đã có 56% dân số ở đô thị được sử dụng nước sạch
trong đó các thành phố lớn đạt 70% - 75%; các thành phố loại 2, thị xã, tỉnh lỵ
đạt 39%; các đô thị nhỏ đạt 18%.
20
- Về cấp nước sạch nông thôn: Theo số liệu của Trung tâm Nước sạch và
Vệ sinh môi trường nông thôn, tính đến năm 2003, cả nước có 34,6/63,8 triệu cư
dân nông thôn được cấp nước sạch (đạt 55%); từ 1999 - 2003 có thêm 14 triệu
dân nông thôn được sử dụng nước sạch, đạt tỷ lệ tăng trưởng 4,4%/năm; 36/61
tỉnh đạt tỷ lệ dân được cấp nước sạch là 54%. Mục tiêu phát triển về c
ấp nước
sạch của Việt Nam là: bảo đảm 60% dân cư nông thôn được cấp nước sạch vào
năm 2005 với số lượng 50 lít/ngày/người và 85% vào năm 2010 với số lượng 60
lít/ngày/người. Tỷ lệ này cần đạt 80% ở dân cư đô thị vào năm 2005; chú trọng
các công trình nước sạch cho nhà trẻ, trường học, trạm xá; chú trọng các công
trình nước sạch cho hộ nghèo, những vùng xa trung tâm.
* Về khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sả
n xuất nông nghiệp:
Việc khai thác, sử dụng TNN cho sản xuất nông nghiệp có những bước
phát triển mới so với trước khi Luật được ban hành.
- Về pháp luật, Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi (sửa đổi
năm 2001) đã cụ thể hoá các nội dung cơ bản của Luật Tài nguyên nước về khai
thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, đồng thời tạo khung pháp lý quan trọng cho
việc khai thác, sử dụ
ng TNN phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Nhà nước và nhân dân đã đầu tư xây dựng nhiều hệ thống công trình
thuỷ lợi, tới năm 2003, bảo đảm tưới cho hơn 1 triệu ha rau màu và cây công
nghiệp, 7,65 triệu ha lúa (2,89 triệu ha lúa đông-xuân, 2,25 triệu ha lúa hè-thu,
2,51 triệu ha lúa mùa) và tiêu cho 1,71 triệu ha đất nông nghiệp (Chiến lược
phát triển thủy lợi đến năm 2020). Nhu cầu nước tưới năm 2000 là 76,6 tỷ m
3
,
chiếm 84% tổng nhu cầu sử dụng nước của toàn xã hội và mục tiêu về an ninh
lương thực dự kiến đến năm 2010, lượng nước dùng cho ngành nông nghiệp ước
tính là 90,4 tỷ m
3
trong đó cho trồng trọt là 88,8 tỷ m
3
và chăn nuôi là 1,6 tỷ m
3
.
Tuy nhiên, thực thi khoản 2 Điều 26 của Luật: “… khai thác, sử dụng
TNN để sản xuất nông nghiệp phải có biện pháp tiết kiệm nước…, không gây ô
nhiễm nguồn nước” còn ở mức hạn chế. Một số hệ thống thuỷ lợi đã thiết kế với
khả năng tưới lớn hơn vùng canh tác (hồ Núi Cốc); một số hệ thống kênh,
mương dẫ
n nước chưa có biện pháp giữ gìn nước, còn để thất thoát, lãng phí. Sử
dụng hoá chất trong nông nghiệp chưa được kiểm soát chặt chẽ đã gây ô nhiễm
nguồn nước, ảnh hưởng đến hoạt động sử dụng nước tiêu của hệ thống thuỷ lợi.
* Về khai thác, sử dụng TNN cho sản xuất muối và nuôi trồng thuỷ,
hải sản:
- Luật quy định Nhà nước có chính sách khuyến khích khai thác, sử
dụng
nước biển để sản xuất muối, có đầu tư khoa học công nghệ vào một số vùng để
sản xuất muối chất lượng cao phục vụ sản xuất công nghiệp, giảm nhập khẩu.
Việc đầu tư khoa học cũng như đầu tư phát triển công trình hạ tầng cơ sở để khai
thác nước biển cho sản xuất muối chưa được quan tâm m
ột cách thoả đáng.
Việc quy hoạch khai thác, sử dụng nước biển để sản xuất muối chưa được
thực hiện tốt, chưa kết hợp việc khai thác tiềm năng đa dạng của các vùng sinh
21
thái đới bờ, tiềm năng của tài nguyên nước vùng nội thuỷ và lãnh hải để khai
thác các nguồn lợi thuỷ, hải sản.
- Về cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản: Theo số liệu của Tổng Cục Thống
kê, năm 2005, cả nước có 960.000 ha mặt nước nuôi thả thuỷ sản, trong đó có
677.000 ha nuôi thả thủy sản nước lợ, nguồn nước ngọt lấy từ nước m
ặt tại các
hệ thống thuỷ lợi và nước dưới đất lấy bằng các lỗ khoan hoặc từ ao hồ tự nhiên.
Có 1 triệu km
2
mặt nước biển đang được tổ chức nuôi, trồng, khai thác, đánh bắt
đem lại nguồn lợi lớn hàng năm cho đất nước. Hiện có hơn 100.000 ha mặt nước
các hồ chứa lớn song tổ chức nuôi, trồng, khai thác hiệu quả còn thấp và khó
khăn do sự phối hợp giữa các ngành dùng nước chưa được thống nhất ngay từ
khi thu dọn lòng hồ. Trong tương lai, diện tích mặt nước này có thể
tăng thêm
gấp 2 đến 3 lần, do đó cần có cơ chế, chính sách tổ chức quản lý, sử dụng, khai
thác hợp lý để mang lại lợi ích to lớn hơn.
- Ở một số vùng, việc khai thác tiềm năng nước mặn, nước lợ để nuôi,
trồng thuỷ, hải sản đã có nhiều mâu thuẫn với canh tác nông nghiệp, trồng rừng
ngập mặn. Đây là một vấn đề đặ
t ra cho hệ thống pháp luật về TNN, tài nguyên
rừng, môi trường, thuỷ sản, đặc biệt đối với những vùng ven biển.
Luật Thuỷ sản có những quy định phù hợp với Luật Tài nguyên nước, ví
dụ Điều 6 về hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thuỷ sản, Điều 7 về bảo vệ
môi trường sống của các loài thuỷ sản…
* Về khai thác, sử dụng TNN cho sản xuấ
t công nghiệp, khai khoáng:
Trong sử dụng nước cho công nghiệp thì trên 86% lượng nước dùng cho
công nghiệp được lấy từ nước mặt, khoảng 11% được lấy từ nước dưới đất, chưa
đầy 2% được lấy từ nước biển (sản xuất muối).
Hiện nay, nước ta có khoảng 90 khu công nghiệp tập trung, được xây
dựng trên khắp cả nước. Các khu công nghiệp được sử dụng chủ yếu gần các đ
ô
thị lớn, do vậy nguồn cung cấp nước thường do các công ty cấp nước chịu trách
nhiệm. Một số ít khu công nghiệp và các xí nghiệp công nghiệp có hệ thống cấp
nước riêng. Nhu cầu bình quân về cấp nước của các khu công nghiệp là 50
m
3
/ngày đêm. Lượng sử dụng nước của 9 khu công nghiệp trọng điểm (Giấy Bãi
Bằng, khu CN Việt Trì, Phân đạm Bắc Giang, Hanel Hà Nội, khu CN Dung
Quất, Supe Phốt phát Lâm Thao, Xi măng Hoàng Thạch, Phân lân Văn Điển,
khu CN Suối Dầu Khánh Hoà) là 150.000 m
3
/ngày đêm và được khai thác chủ
yếu từ sông; chỉ có 35.000 m
3
/ngày đêm được khai thác từ nước dưới đất.
Phương pháp tái sử dụng nước cũng đã được nghiên cứu và sử dụng, ví dụ
như tái sử dụng nước làm mát máy ở Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại để tưới cho
lúa. Tuy nhiên, lượng nước tái sử dụng còn rất hạn chế, chưa có quy định
khuyến khích sử dụng tiết kiệm nước, sử dụng nước tuần hoàn, dùng l
ại nước.
Việc khai thác khoáng sản ở quy mô nhỏ lẻ, tự phát của nhân dân cần
được quản lý chặt chẽ hơn vì thực tế đã xảy ra ở nhiều nơi các hoạt động này,
không chỉ vi phạm Luật Khoáng sản mà còn gây ô nhiễm nguồn nước.
22
* Về khai thác, sử dụng nguồn nước cho thuỷ điện:
Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích khai thác, sử dụng nước
cho thuỷ điện, đã đầu tư xây dựng các công trình thuỷ điện lớn, vừa và nhỏ từ
các nguồn ngân sách, đưa tỷ trọng sản lượng điện từ thuỷ điện vào điện lưới
quốc gia ngày một lớ
n, đáp ứng từng bước nhu cầu về điện của nhân dân và các
ngành trong cả nước. Hiện nay, cả nước đã có 10 nhà máy thuỷ điện lớn đang
hoạt động như Hoà Bình (1920 MW), Yaly (720 MW), Trị An (400 MW), Hàm
Thuận (300 MW), Đa Mi (175 MW), Đa Nhim (160 MW), Thác Bà (108
MW)… với tổng công suất là 4.069 MW và hàng trăm thuỷ điện nhỏ với tổng
công suất khoảng 46 MW. Từ đây đến hết năm 2020 sẽ xây dựng thêm nhiều
nhà máy thu
ỷ điện với tổng công suất là 11.137,5 MW nâng tổng công suất thuỷ
điện được khai thác lên khoảng 15.200 MW. Các hồ chứa thuỷ điện thường là
các hồ chứa đa mục tiêu, chủ yếu là phát điện, chống lũ. Tổng công suất các nhà
máy thuỷ điện ở Việt Nam hiện nay đạt khoảng 4.115 MW.
Việc xây dựng công trình thuỷ điện lớn và vừa được cân nhắc, tính toán
về
quy hoạch và bảo đảm môi trường sinh thái bền vững. Việc vận hành công
trình thuỷ điện lớn và vừa đã tuân thủ quy trình do cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt. Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển thuỷ điện nhỏ; đã phân
cấp thẩm quyền cấp phép khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công
suất dưới 2.000kW để tăng cường trách nhiệm cho chính quyền địa phương.
* Về khai thác, sử dụng nguồn nước cho giao thông thuỷ:
- Về pháp luật, Quốc hội mới ban hành Luật Giao thông đường thuỷ nội
địa. Đây là một thể hiện rõ vai trò quan trọng của TNN trong sự nghiệp phát
triển giao thông vận tải thuỷ. Luật Giao thông đường thuỷ nội địa có những quy
định phù hợp với Luật Tài nguyên nước như:
“Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ n
ội địa phải
căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch lưu vực sông, các
quy hoạch khác có liên quan và nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh”
(Khoản 1 Điều 10), và:
“Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận
tải trong việc xây dựng quy hoạch phát triển lưu vực sông, quản lý khai thác tài
nguyên có liên quan đến luồng và hành lang bảo vệ luồng, bảo đảm an ninh
giao thông, bảo v
ệ môi trường trên đường thuỷ nội địa” (Khoản 6 Điều 99).
- Mặc dù ở nước ta đã có nhiều hồ chứa lớn đã và đang khai thác đem lại
nhiều lợi ích chống lũ, phát điện, cấp nước, song hiệu quả về giao thông thuỷ
trên mặt hồ còn thấp.
- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thuỷ nội địa đến năm
2020 đã xác lậ
p các tuyến vận tải, các thông số về đội tàu, tải trọng, cùng các
thông số kỹ thuật kèm theo làm cơ sở để xác định nhu cầu nước cho ngành vận
tải đường sông. Mặc dù hiện nay số liệu về nhu cầu sử dụng nước của ngành vận
tải đường sông chưa được tính toán cụ thể nhưng có thể nhận thấy nhu cầu đó
23
rất lớn trong tương lai. Trong các năm trước đây, hầu hết các phương tiện vận tải
thuỷ đều có trọng lượng dưới 100 tấn, mớn nước đa số dưới 1,5m. Hiện nay,
phương tiện vận tải tự hành phát triển mạnh về tải trọng và chủng loại, mớn
nước lớn hơn 2m. Sản lượng vận tải tăng trưởng hàng năm gầ
n 10% làm gia
tăng nhu cầu nước để bảo đảm độ sâu chạy tàu.
* Về khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích khác:
Trong phát triển du lịch và giải trí, lượng nước yêu cầu không lớn so với
nông nghiệp nhưng đòi hỏi chất lượng cao. Nhiệm vụ của một số hồ chứa từ chỉ
phục vụ tưới nay đã phải phục vụ cho du lịch, giải trí nh
ư hồ chứa Đồng Mô tỉnh
Hà Tây. Các hồ chứa phục vụ du lịch thường yêu cầu mực nước hồ ổn định do
đó khó kết hợp sử dụng phục vụ tưới tiêu, chống lũ hay phát điện.
Khai thác, sử dụng TNN cho các mục đích khác như nghiên cứu khoa
học, an dưỡng, thể thao, giải trí, du lịch, làm nhà trên mặt nước v.v nhìn chung
đã theo quy định của Luật. Tuy nhiên, ở một số n
ơi, việc xây dựng nhà bên cạnh
hồ chứa nước còn chưa nghiêm túc thực hiện việc xử lý nước thải sinh hoạt, gây
ô nhiễm cục bộ như tại hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc), Núi Cốc (Thái Nguyên).
Để thực thi nghiêm túc quy định này của Luật cần phải có những quy định
cụ thể về trách nhiệm của UBND. Chính quyền địa phương khi tiến hành giải
toả những nhà làm trên mặt nước mà gây ô nhiễ
m phải gắn với việc bố trí địa
bàn sống để di dời những hộ dân này.
* Về gây mưa nhân tạo:
Các hoạt động gây mưa nhân tạo đang ở mức dự kiến kế hoạch nghiên
cứu, xây dựng hoàn thiện công nghệ làm mưa nhân tạo; chưa có hoạt động gây
mưa nhân tạo nào được tiến hành từ khi Luật ban hành.
* Về quyền dẫn nước chảy qua:
Các hoạ
t động thực tế liên quan đến quyền dẫn nước chảy qua được quy
định trong Bộ luật Dân sự được thực hiện phù hợp với Luật Tài nguyên nước.
Thông thường, sự tắc nghẽn dòng chảy tự nhiên do các hoạt động lấn
chiếm trái phép đất công gây ra và được xử lý theo pháp luật về đất đai, xây
dựng v.v Nghị định số 34/2005/NĐ-CP có quy định cụ thể các mức phạt tiền
và bi
ện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi ngâm tre, nứa, lá, gỗ, đay,
tràm; cắm đăng, đáy hoặc các vật cản khác gây cản trở dòng chảy sông ngòi; đổ
các chất phế thải vào sông ngòi, ao, hồ, đầm công cộng v.v…
* Về thăm dò, khai thác nước dưới đất:
Thực thi quy định này của Luật đã có nhiều hoạt động được triển khai:
- Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Bộ Tài nguyên và Môi tr
ường
đã ban hành các văn bản: Quyết định số 05/2003/QĐ-BTNMT; Chỉ thị số
02/2004/CT-BTNMT; Nghị định số 149/2004/NĐ-CP và Thông tư số
02/2005/TT-BTNMT.
24
Ở địa phương, các tỉnh, thành phố đã ban hành các văn bản về quản lý,
thăm dò, khai thác nước dưới đất; các văn bản về tăng cường công tác quản lý
tài nguyên nước, trong đó có các quy định về thăm dò nước dưới đất, ví dụ:
+ Chỉ thị số 20/2004/CT-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương về
việc tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất;
+ Quyết định s
ố 19/2004/QĐ-UB ngày 12/5/2004 của UBND tỉnh Hưng
Yên ban hành Quy định về cấp phép thăm dò, khai thác và hành nghề khoan
nước dưới đất trên địa bàn tỉnh;
+ Quyết định số 92/2004/QĐ-UB ngày 26/5/2004 của UBND tỉnh Lâm
Đồng ban hành Quy định về cấp phép thăm dò, khai thác, hành nghề khoan và
đăng ký công trình khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng v.v…
+ Quyết định số 195/2005/QĐ-UBND ngày 22/11/2005 của UBND thành
phố Hà Nội quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác TNN, xả nước thải vào
nguồn nước; cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn TP Hà Nội;
+ Quyết định số 17/2006/QĐ-UBND ngày 09/02/2006 của UBND thành
phố Hồ Chí Minh về việc ban hành quy định về quản lý tài nguyên nước trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh v.v
Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà
Tây, Bắc Giang, TP Hồ Chí Minh v.v… đã có kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ
thị số 02/2004/CT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ
quan quản lý tài nguyên nước đã triển khai hoạt động thanh tra, kiểm
tra tình hình thăm dò, khai thác nước dưới đất nhằm phát hiện và xử lý triệt để
các vi phạm. Các địa phương cũng có những hoạt động chủ động trong việc đề
xuất các biện pháp quản lý nước dưới đất.
Tuy nhiên, thực trạng thăm dò, khai thác nước dưới đất tràn lan đang ngày
càng gia tăng, ở nhiều địa phương tình trạng khoan, thăm dò quy mô nhỏ
đang
gây ra những khó khăn cho công tác quản lý. Hiện vẫn còn thiếu các văn bản
hướng dẫn kỹ thuật phục vụ cấp phép thăm dò, khai thác nước dưới đất như: về
nội dung, mức độ yêu cầu đối với điều tra, đánh giá nước dưới đất; quy trình
thăm dò, đánh giá trữ lượng nước dưới đất; hướng dẫn lập quy hoạch phát triển,
khai thác, sử dụ
ng, bảo vệ nước dưới đất; quan trắc động thái, giám sát sụt lún…
Giải pháp của tình trạng này là: thực thi Nghị định số 149/2004/NĐ-CP, Nghị
định số 34/2005/NĐ-CP; tăng cường thanh tra, kiểm tra; xây dựng đội ngũ quản
lý TNN đủ mạnh ở trung ương và địa phương để thi hành pháp luật; sửa đổi, bổ
sung những quy định về nước dưới đất trong Luật.
* Về bổ sung, thay đổi m
ục đích, quy mô khai thác, sử dụng tài
nguyên nước, bao gồm hai nội dung:
- Thứ nhất: tổ chức, cá nhân khi bổ sung, thay đổi mục đích, quy mô khai
thác, sử dụng thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Thứ hai: nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp
luật.