Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Ảnh hưởng của mùa vụ đến tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở gà lai( mía x lương phượng sasso ) nuôi trong nông hộ tại xã quyết thắng TP thái nguyên và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.68 KB, 44 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Từ, các cụm
từ viết tắt
Ý nghĩa của từ, cụm từ viết tắt
Cs
Cộng sự
KL
Khối lƣợng
Nxb
Nhà xuất bản
LP
Lƣơng Phƣợng
E
Emeria
KHKT
Khoa học kỹ thuật
E.coli
Escherichia coli

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN
Trang
Bảng 1.1: Lịch dùng vắc xin cho đàn gà 10
Bảng 1.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 12
Bảng 4.1: Ảnh hƣởng của mùa vụ đến tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm Cầu trùng qua
kiểm tra mẫu phân 25
Bảng 4.2: Ảnh hƣởng của vụ Hè Thu đến tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm bệnh Cầu
trùng ở gà thí nghiệm theo lứa tuổi 26
Bảng 4.3: Ảnh hƣởng của Vụ Thu Đông đến tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm bệnh Cầu
trùng ở gà thí nghiệm theo lứa tuổi 27
Bảng 4.4: Ảnh hƣởng của Mùa vụ đến tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua


các tuần tuổi 29
Bảng 4.5: Sinh trƣởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 30
Bảng 4.6: Tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm 32
Bảng 4.7: Tiêu tốn thức ăn/kg khối lƣợng tăng 33
Bảng 4.8: Chi phí trực tiếp cho 1kg gà thịt xuất bán 34

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG KHÓA LUẬN
Trang
Hình 4.1: Biểu đồ cƣờng độ nhiễm Cầu trùng qua kiểm tra mẫu phân lô I 26
Hình 4.2: Biểu đồ cƣờng độ nhiễm Cầu trùng qua kiểm tra mẫu phân lô II 26
Hình 4.3: Đồ thị sinh trƣởng của gà thí nghiệm 31

MỤC LỤC
Trang
Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
1.1. ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ QUYẾT THẮNG 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1
1.1.1.1. Vị trí địa lý 1
1.1.1.2. Đặc điểm khí hậu 1
1.1.1.3. Điều kiện đất đai 1
1.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của xã Quyết Thắng 2
1.1.2.1. Tình hình xã hội 2
1.1.2.2. Tình hình kinh tế 3
1.1.3. Tình hình phát triển sản xuất 4
1.1.3.1. Về chăn nuôi 4
1.1.3.2. Về trồng trọt 6
1.1.4. Nhận định chung 6
1.1.4.1. Thuận lợi 7
1.1.4.2. Khó khăn 7
1.2. CÔNG TÁC PHỤC VỤ VÀ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ

THUẬT VÀO SẢN XUẤT 8
1.2.1. Phƣơng hƣớ ng 8
1.2.2. Kết quả thực hiện 8
1.2.2.1. Công tác chăn nuôi 8
1.2.2.2. Chẩn đoán và điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm 10
1.2.2.3. Các công tác khác 11
1.2.3. Kết luận 12
Phần 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 13
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 13
2.1.2. Mục tiêu của đề tài 14
2.1.3. Mục đích nghiên cứu 15
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 15
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 15
2.2.1.1. Đại cƣơng về cơ thể gia cầm 15
2.2.1.2. Những hiểu biết về bệnh Cầu trùng gia cầm 16
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 17
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc 17
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc 19
2.2.3. Một vài nét về gà thí nghiệm 20
2.3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21
2.3.2. Đối tƣợng nghiên cứu 22
2.3.3. Nội dung nghiên cứu 22
2.3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 22
2.3.4.1. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi 23
2.3.4.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu 24
2.4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25
2.4.1. Ảnh hƣởng của mùa vụ đến tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm Cầu trùng của gà thí nghiệm 25
2.4.1.1. Tỷ lệ nhiễm Cầu trùng của gà thịt thí nghiệm qua kiểm tra phân 25
2.4.1.2. Ảnh hƣởng của mùa vụ đến tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm cầu trùng ở gà thí

nghiệm qua các tuần tuổi 26
2.4.2. Tỷ lệ nuôi sống gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 29
2.4.3. Khối lƣợng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 30
2.4.4. Khả năng tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm 31
2.4.4.1. Khả năng tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm 31
2.4.4.2. Tiêu tốn thức ăn/kg khối lƣợng tăng 32
2.4.5. Ảnh hƣởng của thuốc phòng trị Cầu trùng đến chi phí trực tiếp cho 1kg gà thịt 34
2.5. KẾT LUẬN - TỒN TẠI 35
2.5.1. Kết luận 35
2.5.2. Tồn tại 35
2.5.3. Đề nghị 35
TI LIU THAM KHẢO 36


1
Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT

1.1. ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ QUYẾT THẮNG
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Quyết Thắng là xã miền Tây trực thuộc thành phố Thái Nguyên, cách
trung tâm thành phố khoảng 6 km.
- Phía tây nam giáp với xã Phúc Trìu.
- Phía tây giáp với xã Phúc Xuân.
- Phía bắc giáp với xã Phúc Hà.
- Phía đông giáp với phƣờng Thịnh Đán - thành phố Thái Nguyên
1.1.1.2. Đặc điểm khí hậu
Xã Quyết Thắng nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt
độ trong năm dao động tƣơng đối cao, thể hiện qua 2 mùa rõ rệt đó là mùa hè

và mùa đông. Về mùa hè khí hậu nóng ẩm, mƣa nhiều, mƣa lớn vào tháng 4
đến tháng 8. Mùa đông do chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt
độ nhiều khi xuống dƣới 10
0
C, mỗi đợt gió mùa về thƣờng kèm theo mƣa
nhỏ. Do độ ẩm bình quân tƣơng đối cao (cao nhất vào tháng 3, tháng 4 trong
năm), quỹ đất rộng cho nên xã có điều kiện phát triển trồng trọt đặc biệt là cây
ăn quả và cây lâm nghiệp.
Điều kiện khí hậu, đất đai của xã rất thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp với cơ cấu cây, con phong phú và đa dạng. Tuy nhiên điều kiện đó
cũng gây ra nhiều khó khăn cho chăn nuôi. Về mùa đông khí hậu thƣờng lạnh,
hay thay đổi đột ngột, về mùa hè nhiệt độ nhiều lúc lên cao, trời nắng nóng
gây bất lợi tới khả năng sinh trƣởng, sức chống chịu bệnh tật của gia súc gia
cầm. Ngoài ra việc chế biến, bảo quản nông sản, thức ăn chăn nuôi gặp rất
nhiều khó khăn.
1.1.1.3. Điều kiện đất đai
Xã Quyết Thắng có tổng diện tích là 9,3 km
2
trong đó diện tích đất
trồng lúa, trồng hoa màu là 565 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 199 ha, đất
chuyên dùng là 170 ha.

2
Diện tích đất của xã khá lớn trong đó chủ yếu là đất đồi bãi, độ dốc lớn
lại thƣờng xuyên bị xói mòn, rửa trôi nên độ màu mỡ kém dẫn đến năng suất
cây trồng còn thấp, việc canh tác còn gặp nhiều khó khăn.
Cùng với sự gia tăng dân số, xây dựng cơ sở hạ tầng nên diện tích đất
nông nghiệp và đất hoang hóa có xu hƣớng ngày một giảm, gây khó khăn cho
việc chăn nuôi. Chính vì thế trong những năm tới cần có sự kết hợp chặt chẽ
giữa ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi. Việc nuôi con gì, trồng cây gì phải

đƣợc cân nhắc tính toán kỹ.
1.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của xã Quyết Thắng
1.1.2.1. Tình hình xã hội
Xã Quyết Thắng có tổng dân số là 10500 ngƣời với 2700 hộ trong đó
có 80 % số hộ sản xuất nông nghiệp, số còn lại là ở thành thị sản xuất công
nghiệp, dịch vụ
Cơ cấu kinh tế hiện nay đang có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang
các ngành công nghiệp và dịch vụ. Trong địa bàn xã có một số nhà máy nhƣ:
nhà máy Z115, nhà máy chế biến xuất khẩu chè Hoàng Bình… đã tạo công ăn
việc làm và thu nhập cho nhiều lao động của xã.
Trên địa bàn xã còn có nhiều trƣờng học nhƣ: Trƣờng Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, trƣờng trung học phổ thông vùng cao Việt Bắc trƣờng
trung học cơ sở, trƣờng tiểu học. Những điều kiện đó đã giúp cho dân trí của
xã đƣợc nâng lên rõ rệt, chất lƣợng dạy và học ngày càng đƣợc nâng cao.
Nhìn chung mức sống và trình độ dân trí của ngƣời dân ngày càng đƣợc
nâng cao, hệ thống điện đƣợc nâng cấp, cung cấp tới tất cả các hộ dân, đƣờng
giao thông đƣợc bê tông hóa tới từng xóm, ngõ.
Trạm y tế mới của xã đƣợc khánh thành và bắt đầu hoạt động vào tháng 6
năm 2009, sạch đẹp với nhiều trang thiết bị hiện đại, thƣờng xuyên khám chữa
bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là ngƣời già, bà mẹ và trẻ em.
Tuy nhiên việc dân cƣ phân bố không đều đã gây ra không ít khó khăn
cho phát triển kinh tế cũng nhƣ quản lý xã hội của xã. Khu vực nhà máy,
trƣờng học, trung tâm dân cƣ tập trung đông, dân từ nhiều nơi đến học, làm
việc nên quản lý xã hội ở đây khá phức tạp. Chính vì vậy đòi hỏi hoạt động

3
của các ban ngành phải thƣờng xuyên, liên tục, tích cực và đồng bộ thống
nhất từ trên xuống, đồng thời liên kết phối hợp với các địa phƣơng trong và
ngoài tỉnh, đƣa nếp sống văn hóa mới phổ biến trong toàn xã tiến tới xây
dựng con ngƣời văn hoá, gia đình văn hoá, thôn xóm văn hoá và xã văn hoá.

Từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của ngƣời dân đồng thời đẩy mạnh lao
động sản xuất, tạo công ăn việc làm cho những lao động dƣ thừa, từng bƣớc
đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
1.1.2.2. Tình hình kinh tế
Quyết Thắng là một xã trực thuộc thành phố Thái Nguyên, cơ cấu
kinh tế đa dạng với nhiều thành phần kinh tế cùng hoạt động: Công nghiệp
- Nông nghiệp - Dịch vụ luôn có mối quan hệ hữu cơ hỗ trợ, thúc đẩy nhau
cùng phát triển.
Về sản xuất nông nghiệp: Khoán tới tay ngƣời lao động, sản xuất nông
nghiệp vẫn là chủ yếu (chiếm khoảng 80% số hộ là sản xuất nông nghiệp) với
sự kết hợp hài hòa giữa chăn nuôi và trồng trọt.
Về lâm nghiệp: Việc trồng cây gây rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc
đã đƣợc tiến hành cách đây gần 10 năm, hiện nay đã phủ xanh đƣợc phần lớn
diện tích đất trống đồi núi trọc và đã có một phần diện tích đến tuổi khai thác.
Về dịch vụ: Đây là một ngành mới đang có sự phát triển mạnh, tạo
thêm việc làm và góp phần nâng cao thu nhập cho ngƣời dân.
Nhìn chung kinh tế của xã đang trên đà phát triển, tuy nhiên quy mô
sản xuất chƣa lớn, chƣa có sự quy hoạch chi tiết, đây cũng là hạn chế của
xã. Đối với hộ sản xuất nông nghiệp, thu nhập bình quân lƣơng thực là
300 kg/ngƣời/năm, chăn nuôi chủ yếu ở quy mô nhỏ. Tổng thu nhập bình
quân trên 650.000 đ/ ngƣời/ tháng.
Trong những năm gần đây mức sống của nhân dân đã đƣợc nâng lên rõ
rệt, hầu hết các gia đình đã có các phƣơng tiện nghe nhìn nhƣ: Ti vi, đài, sách
báo đa số các hộ gia đình đã mua đƣợc xe máy và nhiều đồ dùng đắt tiền.
Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã đƣợc đầu tƣ phát triển đặc biệt là giao thông,
thủy lợi phục vụ cho sự phát triển mọi mặt của đời sống, kinh tế, văn hóa xã
hội của nhân dân.

4
1.1.3. Tình hình phát triển sản xuất

Kinh tế của xã trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ, do vậy
mức sống của nhân dân dân đã đƣợc nâng lên từng bƣớc rõ rệt. Có đƣợc điều
đó là nhờ vào chính sách phát triển sản xuất, xã hội hợp lý. Xã có chủ trƣơng
tăng thu nhập bình quân trên đầu ngƣời thông qua việc tăng cƣờng phát triển
chăn nuôi, trồng trọt. Nguồn lao động chủ yếu của xã vẫn tập trung vào sản
xuất nông nghiệp nên việc phát triển nông nghiệp vẫn là chính. Xã đã thực
hiện tốt công tác phục vụ sản xuất nhƣ cải tạo, tu bổ hệ thống thủy lợi, giao
thông, cho vay vốn phát triển sản xuất, đƣa ra cơ cấu vật nuôi cây trồng hợp
lý, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất
cây trồng vật nuôi.
1.1.3.1. Về chăn nuôi
Ngành chăn nuôi cung cấp nhu cầu thực phẩm cho xã cũng nhƣ các
vùng lân cận, ngành chăn nuôi sử dụng lực lƣợng lao động dƣ thừa, tăng thu
nhập cho nhân dân, đồng thời sử dụng các sản phẩm của ngành trồng trọt vào
chăn nuôi, làm tăng giá trị sản phẩm, biến các phế phụ phẩm của ngành trồng
trọt có giá trị thấp thành các sản phẩm có giá trị kinh tế cho ngƣời lao động.
* Chăn nuôi trâu bò
Tổng đàn trâu bò trong xã có trên 1835 con trong đó chủ yếu là trâu,
đàn trâu, bò đƣợc chăm sóc khá tốt, song do mùa đông lƣợng thức ăn tự nhiên
ít, việc sản xuất và dự trữ thức ăn còn hạn chế, nên một số nơi trâu còn bị đói
rét. Công tác tiêm phòng đã đƣợc ngƣời dân chú trọng hơn trong vài năm trở
lại đây nên không có dịch bệnh xảy ra trong địa bàn xã. Nhờ sự tƣ vấn của
cán bộ thú y xã chuồng trại đã đƣợc xây dựng tƣơng đối khoa học, đồng thời
công tác vệ sinh cũng đã đƣợc tăng cƣờng, giúp đàn trâu, bò của xã ít mắc
bệnh ngay cả trong vụ đông xuân.
Tuy nhiên, việc chăn nuôi trâu bò theo hƣớng công nghiệp của xã chƣa
đƣợc ngƣời dân chú ý. Xã có khả năng nuôi đƣợc bò hƣớng sữa, hƣớng thịt song
do nhiều yếu tố khách quan nên vấn đề này chƣa đƣợc quan tâm phát triển. Công
tác chọn giống, lai tạo và mua các giống bò hƣớng sữa, hƣớng thịt chƣa đƣợc
chú ý, tầm vóc cũng nhƣ tính năng sản xuất của trâu bò còn nhiều hạn chế.


5
* Chăn nuôi lợn
Tổng đàn lợn hiện có của xã là 1465 con. Trong đó Công tác giống lợn
đã đƣợc quan tâm, chất lƣợng con giống tốt, nhiều hộ gia đình nuôi lợn giống
Móng Cái, Yorkshire, Landrace, nhằm chủ động các con giống và cung cấp
lợn giống cho nhân dân xung quanh. Việc phát triển đàn lợn của xã có thuận
lợi là do có Trung tâm thực hành thực nghiệm của trƣờng Đại học Nông Lâm,
Đại học Thái Nguyên nằm trong địa bàn của xã. Đây là nơi cung cấp con
giống khá tin cậy, đảm bảo về số lƣợng và chất lƣợng.
Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn xã vẫn còn một số hộ dân chăn nuôi
lợn theo phƣơng thức tận dụng các phế phẩm phụ của ngành trồng trọt, tận
dụng thức ăn thừa vì thế năng suất chăn nuôi không cao.
Trong những năm tới mục tiêu của xã là đẩy mạnh chăn nuôi lợn theo
hƣớng công nghiệp, hiện đại.
* Chăn nuôi gia cầm
Chăn nuôi gia cầm của xã có một vị trí quan trọng, trong đó gà chiếm
chủ yếu, trên 90%, sau đó là vịt. Đa số các gia đình chăn nuôi theo hƣớng
quảng canh, do đó năng suất thấp, mặt khác lại không quản lý đƣợc dịch
bệnh, tỷ lệ chết lớn cho nên hiệu quả còn thấp. Tuy nhiên vẫn có một số hộ
gia đình mạnh dạn đầu tƣ vốn xây dựng các trang trại có quy mô lớn, áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện tốt quy trình phòng trừ
dịch bệnh nên năng suất chăn nuôi gia cầm tăng lên rõ rệt, tạo ra nhiều sản
phẩm thịt, trứng và con giống.
Đa số các hộ chăn nuôi gia cầm đã ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc
tiêm phòng và chữa bệnh, nhất là sử dụng các loại vắc xin tiêm chủng cho gà
nhƣ vắc xin Newcastle, Gumboro, Đậu, cho ngan vịt nhƣ vắc xin Dịch tả vịt
Bên cạnh đó vẫn còn những gia đình áp dụng phƣơng thức chăn thả tự do, lại
không có ý thức phòng bệnh nên khi dịch bệnh xảy ra, bị thiệt hại kinh tế và
chính đây là nơi phát tán mầm bệnh rất nguy hiểm.

Ngoài việc chăn nuôi gà, lợn, trâu, bò nhiều hộ gia đình còn đào ao thả
cá, trồng rừng kết hợp với nuôi ong lấy mật, nuôi hƣơu lấy nhung để tăng
thu nhập, cải thiện đời sống.

6
* Công tác thú y
Công tác thú y và vệ sinh thú y là vấn đề rất quan trọng và không thể thiếu
đƣợc trong quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm, nó quyết định sự thành bại của
ngƣời chăn nuôi, đặc biệt trong điều kiện chăn nuôi tập trung với quy mô lớn.
Ngoài ra nó còn ảnh hƣởng lớn đến sức khoẻ cộng đồng. Nhận thức đƣợc điều
đó nên những năm gần đây lãnh đạo xã rất quan tâm đến công tác thú y.
Căn cứ vào lịch tiêm phòng, hàng năm xã đã tổ chức tiêm phòng cho
đàn gia súc, gia cầm và tiêm phòng dại cho 100 % chó nuôi trong xã.
Ngoài việc đẩy mạnh công tác tiêm phòng, cán bộ thú y xã còn chú
trọng công tác kiểm dịch do vậy không để xảy ra các dịch bệnh lớn trong xã.
Tuy nhiên cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền lợi ích của việc vệ
sinh thú y giúp ngƣời dân hiểu và chấp hành tốt pháp lệnh thú y.
1.1.3.2. Về trồng trọt
Xã có diện tích trồng lúa và hoa màu lớn, đó là điều kiện thuận lợi cho
việc phát triển nông nghiệp với phƣơng châm thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật, mạnh dạn đƣa các giống lúa mới cho năng suất cao vào
sản xuất. Bên cạnh đó còn trồng xen canh với các cây lƣơng thực khác nhƣ
ngô, khoai, sắn
Diện tích đất trồng cây ăn quả của xã khá lớn song còn thiếu tập trung,
còn lẫn nhiều cây tạp, lại chƣa đƣợc thâm canh nên năng suất thấp. Sản xuất
còn mang tính tự cung tự cấp là chủ yếu. Vấn đề trƣớc mắt là xã phải quy
hoạch lại vƣờn cây ăn quả và có hƣớng phát triển hợp lý.
Trong mấy năm gần đây trong xã còn phát triển nghề trồng cây cảnh.
Đây là nghề đã và đang tạo ra nguồn thu nhập lớn cho ngƣời dân của xã.
Với cây lâm nghiệp, việc giao đất, giao rừng tới tay các hộ gia đình đã

thực sự khuyến khích, nâng cao trách nhiệm của ngƣời dân trong việc trồng
và bảo vệ rừng, nên đất trống đồi trọc đã đƣợc phủ xanh cơ bản và diện tích
rừng mới trồng này đƣợc chăm sóc, quản lý tốt.
1.1.4. Nhận định chung
Qua điều tra tình hình cơ bản của xã cho phép tôi đánh giá sơ bộ những
thuận lợi và khó khăn của xã.

7
1.1.4.1. Thuận lợi
Địa bàn xã gần trung tâm thành phố Thái Nguyên nên thuận lợi cho
việc giao lƣu, buôn bán cũng nhƣ phổ biến những tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Quyết Thắng là một xã nông nghiệp với diện tích lớn, mật độ dân số
không cao, khí hậu thuận lợi cho trồng trọt phát triển, tạo đà cho ngành chăn
nuôi phát triển.
Xã có độ ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình, năng động thuận lợi cho việc áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây
trồng, vật nuôi đƣa xã đi lên, đời sống nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện.
Trên địa bàn có nhiều trƣờng học, nhà máy nên trình độ dân trí ngày
càng đƣợc nâng cao. Đặc biệt trƣờng Đại học Nông Lâm nằm trên địa bàn của
xã giúp cho việc chuyển giao và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất có nhiều thuận lợi.
Chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc đã khá thuận lợi,
chính trị ổn định từ đó tạo tiền đề cho kinh tế và xã hội của xã phát triển.
1.1.4.2. Khó khăn
Chăn nuôi gia cầm vẫn chủ yếu là theo phƣơng thức chăn thả tự do nên
hiệu quả kinh tế chƣa cao, mặt khác còn gây khó khăn cho việc ngăn ngừa và
kiểm soát dịch bệnh.
Công tác tuyên truyền lợi ích của việc vệ sinh thú y chƣa thực sự hiệu
quả, ngƣời dân chƣa ý thức đƣợc vai trò quan trọng của công tác vệ sinh thú y.
Hàng năm tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, gây khó khăn lớn

cho cả chăn nuôi và trồng trọt. Khí hậu khắc nghiệt hay thay đổi ở một số
tháng gây ra nhiều bệnh tật, làm giảm khả năng sinh trƣởng phát triển của
vật nuôi, cây trồng.
Việc dân cƣ phân bố không đều gây khó khăn cho phát triển sản xuất
cũng nhƣ việc quản lý xã hội. Thói quen bảo thủ trong nếp sống sinh hoạt của
một số bộ phận dân cƣ cũng ảnh hƣởng lớn tới sản xuất.

8
1.2. CÔNG TÁC PHỤC VỤ V ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ
THUẬT VO SẢN XUẤT
1.2.1. Phƣơng hƣớ ng
Qua điề u tra nắ m vƣ̃ ng tì nh hì nh thƣ̣ c tế củ a xã, trên cơ sở đó đƣa tiế n bộ
kỹ thuật vào sản xuất nhằm rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, ý thƣ́ c tổ
chƣ́ c, tác phong nghề nghiệp của bản thân trong quá trình thực tập tốt nghiệp.
Công tá c phụ c vụ sả n xuấ t cụ thể nhƣ sau:
Tham gia vệ sinh phò ng dị ch, trồ ng và chăm só c cây ăn quả .
Phổ biế n và á p dụ ng quy trì nh chăn nuôi gà thịt , gà đẻ, ấp trứng, chƣ̃ a
mộ t số bệ nh ở gà , vịt, lợ n, trâu, nhằ m rè n luyệ n kĩ năng nghề nghiệ p , nâng
cao hiể u biế t, tiế p cậ n và nắ m vƣ̃ ng khoa họ c.
Tiế n hà nh chuyên đề nghiên cƣ́ u khoa họ c : Ảnh hưởng của mùa vụ
đến tỷ lệ và cường độ nhiễm Cầu trùng ở gà lai( Mía X Lương Phượng -
Sasso) nuôi trong nông hộ tại xã Quyết Thắng - TP Thái Nguyên và biện
pháp phòng trị.
1.2.2. Kết quả thực hiện
Trong suốt quá trình thực tập tại xã Quyết thắng, đƣợc sự giúp đỡ của
thầy giáo, cô giáo, của UBND xã Quyết Thắng cùng sự nỗ lực của bản thân
tôi đã đạt đƣợc kết quả cụ thể nhƣ sau:
1.2.2.1. Công tác chăn nuôi
Cùng với việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, chúng tôi đã tiến
hành nuôi gà theo quy trình cụ thể nhƣ sau:

 Ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi gà thịt
 Công tác chuẩn bị trƣớc khi nuôi gà
Trƣớc khi cho gà vào chuồng nuôi 5 ngày chúng tôi tiến hành công tác
vệ sinh, sát trung chuồng nuôi. Chuồng nuôi đƣợc quét dọn sạch sẽ, cọ rửa
bằng vòi cao áp và phun thuốc sát trùng Benkocid 30%, với nồng độ
50ml/20lít nƣớc, 1 lít dung dịch phun cho 4m
2
. Sau khi vệ sinh sát trùng
chuồng nuôi đƣợc khoá kín lại, kéo bạt và hệ thống rèm kín.

9
Tất cả các dụng cụ sử dụng trong chăn nuôi nhƣ: Máng ăn, máng uống,
chụp sƣởi , quay úm, bình pha thuốc … đều đƣợc cọ rửa sạch sẽ và phun
thuốc sát trùng trƣớc khi đƣa vào chuồng nuôi.
Đệm lót sử dụng là trấu khô, sạch đƣợc phun sát trùng trƣớc khi đƣa gà
vào một ngày, độ dày của đệm lót tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết.
Chuồng nuôi trƣớc khi đem gà con vào quây úm phải đảm bảo các
thông số kỹ thuật sau: Sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát về mùa hè và ấm áp về
mùa đông. Toàn bộ chuồng nuôi phải có rèm che có thể di động đƣợc, có hệ
thống đèn chiếu sáng và đèn sƣởi, có hệ thống quạt để chống nóng.
 Công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng
 Giai đoạn úm gà: Từ 1 - 21 ngày tuổi
Khi nhập gà con về cho ngay vào quây úm đã có sẵn nƣớc sạch đã pha
Bcomplex và Ampi - Coli. Để cho gà uống nƣớc sau khoảng 1h thì bắt đầu
cho ăn bằng khay ăn. Giai đoạn này luôn phải đảm bảo nhiệt độ luôn ổn định
cho gà con, nhiệt độ trong quây từ 32- 35
o
C sau đó nhiệt độ đƣợc giảm dần
theo tuổi của gà và đến tuần thứ 3 nhiệt độ trong quây úm còn khoảng 22
o

C.
Trong quá trình úm gà phải thƣờng xuyên theo dõi đàn gà để điều
chỉnh chụp sƣởi kịp thời để đảm bảo nhiệt độ theo độ tuổi của gà, ánh sáng
phải đảm bảo cho gà ăn uống bình thƣờng.
 Giai đoạn từ 21 - 77 ngày tuổi
Giai đoạn này gà sinh trƣởng với tốc độ rất nhanh, ăn nhiều do vậy
phải cung cấp cho gà đầy đủ thức ăn, nƣớc uống, gà đƣợc ăn uống tự do.
Thức ăn phải luôn sạch sẽ, mới để kích thích cho gà ăn nhiều, máng phải
đƣợc cọ rửa và thay nƣớc ít nhất 2 lần / ngày. Trong quá trình chăn nuôi phải
thƣờng xuyên theo dòi đàn gà, nắm rõ tình hình sức khoẻ của đàn gà để phát
hiện kịp thời, có biện pháp chữa trị những con ốm, áp dụng nghiêm ngặt quy
trình vệ sinh phòng dịch.
Trong quá trình chăn nuôi, nuôi dƣỡng đàn gà để phòng bệnh cho đàn
gà chúng tôi sử dụng các loại vắc xin sau:

10
Bảng 1.1: Lịch dùng vắc xin cho đàn gà
Ngày tuổi
Loại vắc xin
Phƣơng pháp dung
7 ngày tuổi
Lasota
Nhỏ mắt 1 giọt/con
Gumboro B lần 1
Nhỏ mồm 4 giọt/con
21 ngày tuổi
Lasota lần 2
Nhỏ mắt 1 giọt/con
Gumboro lần 2
Nhỏ mồm 4 giọt/con

42 ngày tuổi
Newcastle H1
Tiêm dƣới da 0,4ml/con

1.2.2.2. Chẩn đoán và điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm
 Bệnh Cầu trùng ở gà
Trong quá trình chăn nuôi đàn gà con, gà thịt và gà đẻ tôi gặp phải
trƣờng hợp nhƣ sau: Khi quan sát thấy trong đàn gà có một số con có biểu
hiện kém ăn, lông xù, mào và niêm mạc nhợt nhạt, phân loãng hoăc sệt, phân
có màu sôcôla, có trƣờng hợp phân gà có lẫn máu.
Sau một vài ngày gà gầy dần rồi chết, mổ khám quan sát thấy có nhiều
điểm trắng trên niêm mạc ruột, niêm mạc ruột dày lên, manh tràng bị sƣng to.
Những biểu hiện trên rất giống với triệu trứng và bệnh tích của bệnh Cầu
trùng nên tôi chẩn đoán đàn gà bị mắc bệnh Cầu trùng và tiến hành điều trị
cho cả đàn. Liệu trình điều trị cụ thể nhƣ sau:
Rigecoccin - WS : Liều 1g/4 lít nƣớc uống
Vinacoc. ACB : Liều 2g/1 lít nƣớc uống
Cho gà uống liên tục trong 3 - 5 - 7 ngày thì gà khỏi bệnh và trở lại dùng
liều phòng, sử dụng thuốc theo liệu trình 2 ngày dùng thuốc 3 ngày nghỉ. Trong
các phác đồ điều trị tôi thấy Vinacoc.ACB có hiệu quả cao hơn cả.
 Bệnh Bạch lỵ ở gà con
Trong quá trình nuôi dƣỡng đàn gà tôi thấy ở giai đoạn úm có một số
gà con có biểu hiện sau: Mệt mỏi ủ rũ bỏ ăn, gà con tụ lại từng đám, phân tiêu
chảy có màu trắng, phân dính bết quanh lỗ huyệt. Tiến hành mổ khám thấy
gan, phổi sƣng, có nhiều điểm hoại tử màu trắng, lòng đỏ chƣa tiêu hết. Qua
những triệu trứng và biểu hiện bệnh tích trên tôi chẩn đoán đây là bệnh bạch
lỵ gà con và tiến hành điều trị theo phác đồ sau:

11
+ Ampi - coli 1g/1lit nƣớc uống, B - comlex 1g / 3lít nƣớc cho gà uống

liên tục trong 5 ngày, tỷ lệ khỏi bệnh 97,6 %.
+ Colistin 1g/2 lít nƣớc, cho gà uống liên tục 3 - 5 ngày. Tỷ lệ khỏi
bệnh 96%
 Bệnh hô hấp mãn tính ở gà (CRD - hen gà)
Cũng trong quá trình nuôi gà con, gà thịt và gà đẻ tại trang trại tôi đã
gặp phải trƣởng hợp gà có các biểu hiện: thở khò khè, tiếng ran sâu, há mồm
ra để thở, gà hay cạo mỏ xuống đất, đứng ủ rũ, có con chảy nƣớc mắt, nƣớc
mũi. Mổ khám gà chết thấy khí quản đầy dịch keo nhầy, màng túi khí đục.
Với những biểu hiện trên tôi chẩn đoán là gà bị mắc bệnh CRD. Khi gặp
những trƣờng hợp nhƣ vậy tôi đã tiến hành điều trị bằng một trong những
phác đồ nhƣ sau:
+ Anti - CRD 2 g/1 lít nƣớc uống, B.complex 1gam/3 lít nƣớc uống.
+ Tylosin 98 % 2 g/1 lít nƣớc uống, B.complex 1gam/3 lít nƣớc uống.
+ WA.Doxytylan 1 g/5kgTT/ngày.
Sử dụng trong 3 - 5 ngày liên tục gà khỏi bệnh. Trong các phác đồ đã
sử dụng tôi nhận thấy phác đồ Tylosin 98 % 2 g/1lít nƣớc uống, B-complex 1
g/3 l nƣớc uống có hiệu quả cao hơn cả, gà khỏi bệnh nhanh với tỷ lệ khỏi
bệnh cao, tới 99.0 %.
1.2.2.3. Các công tác khác
Ngoài công việc chăm sóc, nuôi dƣỡng và theo dõi đàn gà thí nghiệm
trong thời gian thực tập tôi luôn cố gắng học hỏi, rèn luyện để nâng cao năng
lực chuyên môn, tay nghề:
+ Phòng bệnh bằng vaccine cho đàn gà thịt 7, 14, 21 và 42 ngày tuổi.
+ Chăm sóc nuôi dƣỡng và điều trị bệnh cho đàn gà đẻ.
+ Ấp trứng gà.
+ Phun thuốc sát trùng vệ sinh chuông trại chăn nuôi.
+ Nuôi đàn gà hậu bị

12
Bảng 1.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất


Diễn giải

Nội dung
Số lƣợng
Khỏi/ an toàn
Số lƣợng
Tỷ lệ (%)
1. Công tác chăn nuôi



Nuôi gà hậu bị
1015
975
96,05
Nuôi gà đẻ
400
390
97,5
Nuôi gà thịt
1750
1701
97,2
2. Phòng chữa bệnh ở gà



Tiêm vaccine Newcastle
2676

2676
100
Chủng vaccine Gumboro
2676
2676
100
Chủng vaccine IB- ND
2676
2676
100
Chủng Đậu gà
1000
1000
100
3. Công việc khác



Ấp trứng
25200
2112
83,8
Sát trùng chuồng trại
800m
2



1.2.3. Kết luận
Qua 6 tháng thực tập tại xã Quyết Thắng - Thành phố Thái Nguyên

đƣợc sự giúp đỡ, tạo điều kiện của chính quyền địa phƣơng, đặc biệt là sự chỉ
bảo và hƣớng dẫn tận tình của thầy giáo, cô giáo hƣớng dẫn, tôi đã bƣớc đầu
tiếp cận thực tiễn sản xuất, vận dụng những kiến thức đã đƣợc hoc ở nhà
trƣờng để rèn luyện chuyên môn củng cố những kiến thức đã đƣợc học của
mình. Ngoài ra, qua đợt thực tập này giúp tôi có nhiều kiến thức, kinh nghiệm
thực tiễn sản xuất, kinh nghiệm cuộc sống. Tôi thấy yêu ngành, yêu nghề, say
mê với công việc, tích luỹ đƣợc rất nhiều kiến thức thực tiễn phục vụ cho
công việc, cho nghề nghiệp sau này.


13
Phần 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tên đề tài: “Ảnh hưởng của mùa vụ đến tỷ lệ và cường độ nhiễm Cầu
trùng ở gà lai (Mía X Lương Phượng - Sasso) nuôi trong nông hộ tại xã
Quyết Thắng, TP Thái Nguyên và biện pháp phòng trị”

2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong ngành chăn nuôi, chăn nuôi gia cầm chiếm một vị trí rất quan
trọng, các sản phẩm của chăn nuôi gia cầm luôn có đƣợc vị trí tiêu thụ đứng
hàng đầu so với các sản phẩm động vật khác , sản phẩm gia cầm không chỉ có
hàm lƣợng dinh dƣỡng cao, cân đối mà còn chế biến đƣợc nhiều món ăn ngon
phù hợp với thị yếu của ngƣời tiêu dùng. Bên cạnh đó chăn nuôi gia cầm phù
hợp với thị yếu của ngƣời chăn nuôi, chi phí đầu tƣ thấp, quay vòng vốn
nhanh góp phần cải thiện đời sống của ngƣời chăn nuôi. Ngành chăn nuôi còn
cung cấp các sản phẩm phụ cho ngành công nghiệp chế biến và nguồn phân
bón dồi dào cho ngành trồng trọt…. Chính vì lẽ đó mà trong những năm gần
đây, chăn nuôi gia cầm rất đƣợc chú trọng đầu tƣ, nhiều giống mới đƣợc tạo
ra, đƣợc nhập ngoại về nƣớc ta, những tiến bộ di truyền mới đã nâng cao chất

lƣợng và năng suất của các giống gia cầm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho
ngƣời chăn nuôi.
Ở nƣớc ta chăn nuôi gà chiếm một vị trí rất quan trọng, hiện nay có rất
nhiều giống gia cầm đang đƣợc nuôi ở nƣớc ta đặc biệt là các giống gà lông
màu có tốc độ sinh trƣởng tốt, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu Việt Nam,
điển hình là giống gà Sasso và Lƣơng Phƣợng.
Gà Sasso do hãng SASSO sản xuất, đƣợc nuôi trong điều kiện nông hộ
tại Pháp. Giống gà này có ƣu điểm đồng đều về ngoại hình, lông màu vàng,
chân, da và mỏ đều có màu vàng.
Gà Lƣơng Phƣợng có đặc điểm dễ nuôi, nhanh lớn, ít bệnh tật, năng
suất cao, thích nghi với điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Tuy nhiên nhƣợc điểm
là chất lƣợng thịt chƣa đƣợc thơm ngon, do lớp mỡ dƣới da còn nhiều.

14
Gà Mía là một trong những giống gà nội có chất lƣợng thịt thơm ngon,
da dòn, mỡ dƣới da ít, ngoại hình đẹp, sức khoẻ tốt, thích hợp với điều kiện
bán chăn thả và đƣợc thuần hoá từ lâu ở vùng Đƣờng Lâm - Sơn Tây - Hà nội.
Trong những năm gần đây nƣớc ta đã nhập một số giống gà thả vƣờn từ nƣớc
ngoài ( Tam Hoàng, Sasso, Lƣơng Phƣợng, Kabir…) để đáp ứng nhu cầu của
ngƣời tiêu dùng. Các giống gà nhập ngoại trên đã góp phần nâng cao năng
xuất chăn nuôi gà thả vƣờn ở nƣớc ta. Tuy nhiên, các giống gà địa phƣơng
vẫn đƣợc coi trọng hơn, do vậy cần có giống gà vừa cho năng xuất cao vừa có
chất lƣợng tốt để đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy khi tiến hành lai tạo giữa gà trống Mía và
gà mái Lƣơng Phƣợng - Sasso tạo ra con lai có sức sản xuất thịt cao, chất
lƣợng thịt thơm ngon, khắc phục đƣợc nhƣợc điểm của các giống gà gốc. Nhờ
có giống gà Mía lai số lƣợng đàn gia cầm ở các tỉnh miền núi phía bắc đã tăng
lên đáng kể. Tuy nhiên cùng với sự phát triển nhanh của ngành chăn nuôi, đặc
biệt là chăn nuôi gia cầm thì dịch bệnh cùng diễn biến vô cùng phức tạp.
Trong đó bệnh Cầu trùng là một tác nhân gây thiệt hại lớn cho ngƣời chăn

nuôi gia cầm, làm giảm khả năng sinh trƣởng, giảm chất lƣợng thịt và trứng
gia cầm. Đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hƣởng của bệnh Cầu trùng đối với
chăn nuôi gia cầm. Liệu các phƣơng thức chăn nuôi khác nhau có ảnh huởng
tới tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm Cầu trùng trên đàn gà Mía lai hay không? Để có
thêm số liệu khoa học em tiến hành nghiên cứu đề tài tốt nghiệp “Ảnh hưởng
của mùa vụ đến tỷ lệ và cường độ nhiễm Cầu trùng ở gà lai (Mía X Lương
Phượng - Sasso) nuôi trong nông hộ tại xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên
và biện pháp phòng trị”
2.1.2. Mục tiêu của đề tài
+ Xác định cƣờng độ nhiễm và tỷ lệ nhiễm Cầu trùng ở gà lai (Mía
x Lƣơng Phƣợng).
+ Xác định đƣợc sự ảnh hƣởng của việc dùng thuốc trong phòng và trị
bệnh Cầu trùng.
+ Xác định ảnh hƣởng của việc dùng thuốc phòng và trị Cầu trùng tới
khả năng sinh trƣởng của gà lai

(Mía x Lương Phượng - Sasso).

15
+ Bản thân tập làm quen với công tác nghiên cứu khoa học
2.1.3. Mục đích nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu lấy đó làm cơ sở khoa học để đề xuất biện pháp
phòng và trị bệnh Cầu trùng cho gà đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời
chăn nuôi.
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIU
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1.1. Đại cương về cơ thể gia cầm
Gia cầm có nguồn gốc từ loài chim hoang dại. Gia cầm có nhiều đặc
điểm giống với bò sát đồng thời khác với gia súc và thú hoang là có bộ xƣơng
nhẹ, thân phủ lông vũ, chi trƣớc phát triển thành cánh để bay và là loài đẻ

trứng sau ấp nở thành gia cầm non. Quá trình trao đổi chất của gia cầm lớn,
thân nhiệt cao (40 - 42
0
C) nhờ đó mà gia cầm sinh trƣởng nhanh.
Gia cầm có cấu tạo đầy đủ các cơ quan bộ phận nhƣ: hệ tiêu hóa, hô
hấp, bài tiết, tuần hoàn, sinh dục. Nhƣng cấu tạo giải phẫu sinh lý gia cầm lại
có nhiều điểm khác với gia súc. Đặc biệt là hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ sinh
dục… trong đó:
- Hệ hô hấp của gia cầm gồm: xoang mũi, khí quản, phế quản phổi và 9
túi khí chính nhờ đó mà cơ thể gia cầm nhẹ có thể bay đƣợc, bơi đƣợc, hơn nữa
dịch hoàn của gia cầm nằm trong mà quá trình sinh sản vẫn diễn ra bình thƣờng.
- Hệ tiêu hóa: cũng có nhiều điểm khác về cấu tạo chức năng, nó bao
gồm: khoang miệng, hầu, thực quản trên, diều, thực quản dƣới, dạ dày tuyến,
dạ dày cơ, ruột non, manh tràng, trực tràng, lỗ huyệt, tuyến tụy và gan.
Khoang miệng của gia cầm không có môi và răng, hàm ở dạng mỏ chỉ
có vai trò lấy, thu nhận thức ăn, không có tác dụng nghiền nhỏ. Thức ăn vào
miệng đƣợc thấm nƣớc bọt, sau đƣợc nuốt xuống thực quản, thực quản phình
to tạo thành diều. Trong diều thức ăn đƣợc thấm ƣớt, làm mềm và một phần
hydrat cacbon đƣợc phân hủy dƣới tác dụng của men amylase (quá trình
đƣờng hóa) tạo ra quá trình vi sinh vật diều. Thức ăn từ diều qua dạ dày tuyến
tƣơng đối nhanh. Dịch vị của dạ dày tuyến có HCl và men pepsin tham gia
phân giải protein thành pepton. Sau đó thức ăn đƣợc nghiền nhỏ và thấm đều

16
dịch vị. Ở dạ dày cơ dƣới tác dụng của HCl và men pepsin protein tiếp tục
đƣợc phân huỷ, hydrat cacbon cũng đƣợc phân giải nhờ tác dụng của vi sinh
vật trong thức ăn. Thức ăn từ dạ dày cơ đƣợc chuyển xuống ruột non dƣới tác
dụng của dịch ruột, dịch tụy và dịch mật các chất dinh dƣỡng cơ bản trong
thức ăn đƣợc chuyển hóa tạo thành những chất dễ hấp thu.
Ở ruột non quá trình tiêu hóa diễn ra là chủ yếu, glucid đƣợc phân giải

thành đƣờng đơn. Lipit thành glyxerin và acid béo, protein thành các peptid
và các acid amin để cơ thể hấp thu và lợi dụng đƣợc.
Ở manh tràng quá trình phân giải các chất trên còn tiếp tục diễn ra nhờ
men ở đƣờng ruột tồn tại và do vi sinh vật tiết ra nhƣng rất ít. Quá trình tiêu
hóa chất xơ của gia cầm cũng nhờ tác dụng của hệ vi sinh vật lên men nhƣng
hoạt động kém.
Thức ăn qua đƣờng tiêu hóa của gà rất nhanh (gà con 2 - 4 giờ, gà lớn 4
- 5 giờ). Do đặc điểm này mà khi gà nuốt phải noãn nang Cầu trùng thì noãn
nang sẽ cùng thức ăn chuyển theo đƣờng tiêu hóa xuống ruột non, manh
tràng, trực tràng, nên quá trình xâm nhập, gây bệnh của Cầu trùng xảy ra
nhanh, vòng đời của Cầu trùng ngắn (5 - 7 ngày).
2.2.1.2. Những hiểu biết về bệnh Cầu trùng gia cầm
2.2.1.2.1. Đặc tính chung của bệnh Cầu trùng ở gia cầm
Bệnh Cầu trùng là một loại bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm rất nguy
hiểm ở động vật nuôi thuần chủng, hoang thú và con ngƣời do một nhóm
nguyên sinh đơn bào ngành Protozoa, lớp Sporozoa, bộ Coccidae, chủng
Eimeria, 2 giống Eimeria và Isospora. Bệnh có thể gây chết nhiều súc vật, tỷ
lệ chết cao, đặc biệt là ở súc vật non. Ở gà và thỏ, bệnh gây thiệt hại lớn nhất
(tỷ lệ chết cao ở gà con, thỏ con có thể lên tới 80 - 100 %).
Khi Cầu trùng mới theo phân ra ngoài là một kén hay là noãn nang
(Oocyst) là những bào tử trùng hình bầu dục, hình trứng hay hình cầu. Có 3
lớp vở: Lớp ngoài cùng rất mỏng, bên trong có chứa nguyên sinh chất lổn
nhổn thành hạt, giữa nguyên sinh chất có chứa một nhân tƣơng đối to.
Cầu trùng thuộc giống Eimeria thì nhân và nguyên sinh chất sẽ hình
thành 4 bào tử, mỗi bào tử hình thành 2 bào tử con. Bào tử con có hình lê,

17
chính bào tử con này sẽ xâm nhập vào niêm mạc ruột, tổ chức gan và gây ra
những tổn thƣơng bệnh lý.
Cầu trùng giống Isospora thì nhân và nguyên sinh chất phân chia thành

hai bào tử, mỗi bào tử phân chia thành 4 bào tử con và cũng xâm nhập vào
niêm mạc ruột.
Cùng là gia cầm nhƣng mỗi loài lại có một số loài Cầu trùng ký sinh
riêng. Cầu trùng gà không ký sinh ở ngan, ngỗng Trên cùng cơ thể nhƣng mỗi
loài Cầu trùng lại ký sinh trên một vị trí nhất định: Cầu trùng ký sinh ở manh
tràng không ký sinh ở ruột non và ngƣợc lại ở gà mọi lứa tuổi đều bị nhiễm Cầu
trùng, nhƣng ở mỗi lứa tuổi mức độ nhiễm khác nhau. Gà con bị nhiễm nặng và
chết nhiều hơn ở gà lớn, gà trƣởng thành chủ yếu là vật mang trùng.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo Đào Trọng Đạt (1985-1989) [2], các cơ sở chăn nuôi gà công
nghiệp áp dụng trộn Furazolidon, Rigecoccin, Sulfaquinoxalin vào thức ăn
hàng ngày cho gà con từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 60 theo lịch trình 2.2.2 hoặc
3.3.3 kết hợp với vệ sinh chuồng trại thay đệm lót chuồng theo định kỳ. Quy
trình này đã bảo vệ đƣợc 80 - 90 % số con ấp nở trong 2 tháng.
Lê Văn Năm (1990) [10], cho biết nguyên tắc phòng bệnh Cầu trùng
bằng thuốc phải dùng từ 5 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi đối với gà thịt, sau đó
cứ một tháng phải tiếp dùng thuốc 3 - 4 ngày, kể cả thời gian gà đẻ. Việc
dùng thuốc phải đúng theo các chỉ dẫn mới đạt kết quả.
Một nghiên cứu khác của Lê Văn Năm và cộng sự (1990) [10], cho biết
trong nhiều trƣờng hợp, mặc dù đã phòng Cầu trùng bằng thuốc chặt chẽ
nhƣng bệnh vẫn có thể xảy ra, đặc biệt là gà ỉa máu tƣơi hoàn toàn. Trong
trƣờng hợp này, tác giả cho rằng nguyên nhân ỉa máu tƣơi không chỉ do
E.tenella mà còn có sự kế phát bệnh do E.coli gây hoại huyết kết hợp.
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [6] và nhiều tác giả khẳng định:
bệnh Cầu trùng thƣờng gây bệnh nặng ở gà con, gà lớn thƣờng mang căn
bệnh và là nguồn gieo truyền căn bệnh làm ô nhiễm môi trƣờng. Vì vậy biện
pháp quan trọng là phòng bệnh cho gà con không bị nhiễm Cầu trùng.

18

Theo Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lƣu (2000) [23], cho biết bệnh lây
truyền chủ yếu qua phân và bệnh phân tán noãn nang ra môi trƣờng bên ngoài
và gà cảm nhiễm ăn phải. Noãn nang của Cầu trùng rất bền vững ở môi
trƣờng bên ngoài, các chất sát trùng thông thƣờng rất ít có tác dụng hoặc tác
dụng rất hạn chế.
Dƣơng Công Thuận (1995) [21], đối với gà nội nuôi chăn thả tự do,
bệnh Cầu trùng ít gây tác hại hơn. Nguyên nhân gà đƣợc chăn thả ở bãi rộng,
có ánh nắng trực tiếp nên nang trứng Cầu trùng bị tiêu diệt một phần. Mặt
khác gà đƣợc phân tán, vận động nhiều nhiều sức đề kháng đƣợc tăng lên có
sức chống. Hơn nữa gà từ nhỏ đã đƣợc tiếp xúc với một số lƣợng ít Cầu trùng
nên đã có sức miễn dịch nhất định. Tuy vậy khi bị nhiễm liều cao gà vẫn có
thể mắc. Đối với gà giống công nghiệp nuôi nhốt lồng hoặc chuồng, bệnh có
khả năng xảy ra nặng hơn. Bản thân giống gà kém sức đề kháng với bệnh, lại
nuôi nhốt nên bệnh dễ có điều kiện lây. Gà đã bị bệnh dù có chữa khỏi cũng
ảnh hƣởng nhiều đến sức lớn, do đó tốt nhất phải phòng bệnh là chính.
Phan Lục, Bạch Mạch Điều (1999) [7], tiến hành nghiên cứu Cầu trùng
gia cầm bằng phƣơng pháp xét nghiệm phân tìm noãn nang ở gà Tam Hoàng,
gà AA, gà Ai Cập, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, đà điểu, chim bồ câu Pháp từ 1
- 8 tuần tuổi đƣợc nuôi tập trung ở Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ
Phƣơng (Viện chăn nuôi). Ở mỗi loại tuổi, gia cầm đều đƣợc xét nghiệm trên
240 con (phân phối đều ở mỗi lứa tuổi là 30 con), kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
Các loài gia cầm trên đều bị nhiễm Cầu trùng từ 8 - 56 ngày tuổi. Mức độ
nhiễm bệnh tăng dần từ 8 - 28 ngày tuổi; ở tuần tuổi thứ 4 (22 - 28 ngày tuổi)
gà Tam Hoàng nhiễm 100 %, gà Ai Cập nhiễm 93,30 % và gà AA nhiễm 90
%; chim bồ câu cũng bị nhiễm 100 %. Nhƣ vậy các loài gia cầm trên đều bị
nhiễm với cƣờng độ cao.
Phạm Gia Ninh, Nguyễn Đức Tâm (2000) [14], mặc dù bình thƣờng,
bệnh Cầu trùng gắn liền với chăn nuôi thâm canh cải tiến trong đó một số
lƣợng lớn gà nuôi chung với nhau. Điều quan trọng là phải biết rằng bất kỳ
điều kiện nào dẫn tới việc nuôi quá đông và tích tụ ô nhiễm phân trong môi

trƣờng đều có thể là tiền đề của căn bệnh quan trọng này, vì vậy các ổ dịch
bệnh Cầu trùng có thể xảy ra ở thôn xóm cũng nhƣ ở các xí nghiệp hiện đại.

19
Hoàng Thạch và cs (1999) [17], cho biết gà ở các lứa tuổi đều có thể bị
nhiễm Cầu trùng, tuy tác hại của bệnh có khác nhau tuỳ theo chủng loại Cầu
trùng và lứa tuổi gà mắc bệnh. Thƣờng gà non bị nhiễm nặng hơn gà lớn.
Nguyễn Hữu Vũ, Phạm Sỹ Lăng (1997) [24], cho biết tỉ lệ chết do
E.tenella gây bệnh ở gà đến 12 tuần tuổi là 50 %.
+ Gà nuôi trên nền xi măng lót trấu tỷ lệ nhiễm Cầu trùng nhƣ sau: Ở
21 ngày tuổi nhiễm Cầu trùng với tỷ lệ 14,55 %; Ở 28 ngày tuổi nhiễm Cầu
trùng với tỷ lệ 59,15 %.
+ Gà nuôi trên lồng sắt: ở 42 ngày tuổi chƣa phát hiện thấy noãn nang
Cầu trùng. Sau 42 ngày tuổi cho xuống nền xi măng là 1 tuần sau (Ở 49 ngày
tuổi nhiễm Cầu trùng với tỷ lệ 30 %).
Theo Lê Văn Năm, Nguyễn Thị Hƣơng (1996) [12], cho biết cách sử
dụng thuốc đạt hiệu quả, quy trình phòng - trị khi sử dụng thuốc nhƣ sau:
+ Giai đoạn 1 - 4 tuần tuổi nên dùng những thuốc có khả năng tiêu diệt
Cầu trùng khi chúng đang nằm trong giai đoạn phát triển thể phân lập. Đó là
các loại thuốc: Cocci - stop - Esb3, monenzin, cocci - stop - 2000, coccibio,
Biasul, Coccitrim
+ Giai đoạn từ 28 - 60 ngày tuổi là giai đoạn gà có nhiều thay đổi về
sinh lý và cũng là giai đoạn Cầu trùng dễ xẩy ra nhất ta nên dùng các loại
thuốc nhƣ: Sulfatyl, Anticoccid, A.S.F20, Coyden 25, Coccimed, Furaporol,
A.S.Poultry, Rigecoccin, Furazolidon, Amprolium, Darvisul
+ Giai đoạn sau 60 ngày tuổi có thể dùng Regecoccin, Furazolidon,
Sulfatyl, Salinomycin
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Kolapxki N.A, Paskin P. I. (1980) [27], bệnh Cầu trùng gà một bệnh ở
gà con từ 10 đến 18 ngày tuổi. Đôi khi bệnh cũng có ở gà 4 - 6 tháng tuổi.

Trong điều kiện các cơ sở chăn nuôi gia cầm, gà 3 - 4 tuần tuổi nhạy cảm và
nhiễm bệnh Cầu trùng nặng nhất với tỷ lệ chết cao.
Theo Or low (1975) [29], bệnh Cầu trùng chủ yếu ở gia cầm non. E.
tenella là loài gây bệnh mạnh nhất, phổ biến nhất ở gà một tháng tuổi. E.
maxima gây bệnh cho gà 1,5 - 2 tháng tuổi. Gia cầm non mắc bệnh, gia cầm
lớn là vật mang trùng. Chuồng trại chật, ẩm ƣớt, thức ăn thiếu dinh dƣỡng sẽ

20
tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, diễn biến bệnh nặng thêm. Các ổ dịch
Cầu trùng thƣờng thấy vào mùa xuân và mùa thu.
Mới đây nhất là tác giả Archie Hunter (2000) [25] cho biết: Để phòng
chống bệnh Cầu trùng cho gà tốt, nhất là gà con không tiếp xúc với số lƣợng
noãn nang lớn trong môi trƣờng. Điều này có thể thực hiện đƣợc nhờ vệ sinh
tốt, ngăn ngừa sự tích tụ phân trong chuồng, giữ cho môi trƣờng luôn luôn
khô. Ví dụ nhƣ: Máng nƣớc không bị rò gỉ, tác giả còn nhấn mạnh: Đối với gà
thịt nuôi trên đệm lót dày là điều kiện lý tƣởng cho bệnh Cầu trùng bùng phát
nên biện pháp phổ biến là cho gà thịt uống thuốc diệt Cầu trùng trong suốt đời
sản xuất. Ông đƣa ra một số thuốc sau: Quinolones, Ionphores,
Sulphonamides… tác giả còn cho biết ở Mỹ vắc xin sống đã phát triển
là hỗn hợp noãn nang Emeria phổ biến nhất. Cách sử dụng là pha vào nƣớc
cho gà từ 5 - 9 ngày tuổi uống và nó có hiệu quả cho tất cả các loại gà nhƣ gà
thịt, gà đẻ, gà giống.
2.2.3. Một vài nét về gà thí nghiệm
Giống gà Sasso: Gà sasso do hãng Sasso( Selection Avicole de La
sarthe et du Sud Ouset) của Pháp Tạo ra. Mục tiêu của hãng là nhân giống,
chọn lọc, lai tạo và cung cấp các tổ hợp lai gà thịt lông màu có thể nuôi thâm
canh thả vƣờn. Gà Sasso có khả năng thích nghi cao, dễ nuôi ở các điều kiện
nóng ẩm, gà Sasso có sức đề kháng tốt, chất lƣợng thịt thơm ngon, giữ đƣợc
hƣơng vị vốn có của các giống gà địa phƣơng.
Giống gà Lƣơng Phƣợng: Gà Hoa Lƣơng Phƣợng gọi tắt là gà Lƣơng

Phƣợng có xuất sứ từ vùng ven sông Lƣơng Phƣợng - Trung Quốc. Đây là
giống gà thịt long màu do xí nghiệp gà thành phố Nam Ninh - Quảng Tây -
Trung Quốc lai tạo thành công sau 10 năm nghiên cứu, sử dụng dòng trống
địa phƣơng với gà nhập nội. Giống gà Lƣơng Phƣợng đã đƣợc nhiều nƣớc
nhập và lai tạo để nuôi thảvƣờn, nuôi bán chăn thả. Qua thử nghiệm ở trong
và ngoài nƣớc nhƣ Việt Nam, Lào, Thái Lan xí nghiệp giống Nam Ninh đã
đƣa ra một số chỉ tiêu sản xuất của giống gà Lƣơng Phƣợng.
Gà Lƣơng Phƣợng đƣợc nhập khẩu vào Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế
Quảng Ninh vào năm 1998. Trung tâm nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc đã nhập
1900 con nuôi tại trại thí nghiệm và đƣợc nhân dân ta nuôi tại nhiều nơi.

×