1
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
cs : Cộng sự
Ha : Hetta
HĐND : Hội đồng nhân dân
QĐ : Quyết định
STT : Số thứ tự
UBND : Ủy ban nhân dân
VCK : Vật chất khô
2
MỤC LỤC
Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
1.1. Điều tra cơ bản 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội 1
1.1.1.1. Tình hình chung 1
1.1.1.2. Điều kiên khí hậu thủy văn 1
1.1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp 2
1.2. Nhận định chung 4
1.2.1. Thuận lợi 4
1.2.2. Khó khăn 5
1.3. Phục vụ sản xuất 5
1.3.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất 6
1.3.2. Biện pháp thực hiện 6
1.3.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 7
1.3.3.1. Công tác chăn nuôi 7
1.3.3.2. Công tác thú y 8
1.4. Kết luận và kiến nghị 13
1.4.1. Kết luận 13
1.4.2. Đề nghị 14
Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 15
2.1. Đặt vấn đề 15
2.2.1. Mục đích của đề tài 16
2.2.2. Ý nghĩa của đề tài 16
2.2. Tổng quan tài liệu 16
2.2.1. Khái niệm chung về sinh trưởng và phát triển 16
2.2.1.1. Khái niệm về sinh trưởng và phát triển 16
2.2.1.2. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển 17
2.2.2. Đặc điểm của một số cây cỏ nghiên cứu 19
2.2.2.1. cây keo dậu 19
2.2.2.2. Cỏ voi 20
2.2.2.3. Cỏ gà 20
3
2.2.3. Tình hình nghiên cứu về cây thức ăn gia súc trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.3.1. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc trên thế giới 21
2.2.3.2.Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc ở Việt Nam 25
2.2.3.3. Tình hình nghiên cứu sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn
chăn nuôi ở Việt Nam 27
2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 32
2.3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 32
2.3.2. Nội dung nghiên cứu 33
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu 33
2.3.3.1. Thu thâp số liệu 33
2.3.3.2. Các chỉ tiêu 33
2.3.3.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 33
2.4. Kết quả và thảo luận 36
2.4.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Quài Cang 36
2.4.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Quài Cang 37
2.4.2.1. Sản xuất trồng trọt 37
2.4.2.2. Tình hình chăn nuôi trâu, bò. 38
2.4.2.3. Tình hình phân bố nguồn thức ăn cho trâu, bò tại địa phương 44
2.4.3. Điều tra một số cây cỏ tự nhiên được dùng làm thức ăn cho trâu bò 44
2.4.3.1. Thành phần các cây cỏ tự nhiên làm thức ăn cho trâu bò 44
2.4.3.2. Năng suất cỏ tự nhiên trên bãi chăn thả tính trên 1 m
2
cỏ 46
2.4.4. Khả năng sản xuất của cỏ trồng 47
2.4.4.1. Kết quả về chiều cao tái sinh của cỏ voi 47
4.3.2.2. Kết quả về năng suất chất xanh của cỏ voi 48
4.3.2.3. Kết quả về cường độ tái sinh của cỏ voi 49
2.4.5. Một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng thiếu thức ăn tại địa phương 50
2.5. Kết luận và đề nghị 52
2.5.1. Kết luận 52
2.5.2. Tồn tại 52
2.5.3. Kiến nghị 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
4
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 13
Bảng 2.1. Sản lượng VCK và chất lượng những loài cỏ trên vùng đất thấp vào
45 ngày cắt 23
Bảng 2.2. Sản lượng VCK của cỏ Ghinê tía cắt sau 30 ngày 24
Bảng 2.3. Phân bổ sử dụng đất canh tác xã Quài Cang 36
Bảng 2.4. Cơ cấu cây trồng của xã Quài Cang năm 2011 37
Bảng 2.5. Diễn biến đàn trâu, bò, ngựa của huyện Tuần Giáo 38
Bảng 2.6. Số lượng trâu bò của xã Quài Cang trong các năm 40
Bảng 2.7. Mục đích chăn nuôi trâu, bò tại xã Quày Cang qua các năm 41
Bảng 2.8. Quy mô chăn nuôi trâu bò của xã Quày Cang qua các năm 42
Bảng 2.9. Đánh giá thể trạng bò qua các tháng trong năm 42
Bảng 2.10. Công tác thú y cho bò 43
Bảng 2.11. Đánh giá tình hình phân bố thức ăn xanh cho bò qua các tháng 44
Bảng 2.12. Thành phần các cây cỏ được dùng làm thức ăn cho trâu bò tại Bản Khá 45
Bảng 2.13. Năng suất cỏ tự nhiên trên bãi chăn thả tính trên 1 m
2
cỏ 46
Bảng 2.14. Chiều cao tái sinh của cỏ voi qua 3 lứa liên tiếp 47
Bảng 2.15. Năng suất chất xanh của cỏ voi 48
Bảng 2.16. Cường độ tái sinh của cỏ voi 49
Bảng 2.17. Thành phần dinh dưỡng của cỏ voi 50
5
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Đánh giá thể trạng bò qua các tháng điều tra 43
Hình 2.2. Tình hình phân bố thức ăn xanh cho bò qua các tháng 44
Hình 2.3. Năng suất cỏ tự nhiên trên bãi chăn thả 46
Hình 2.4. Chiều cao tái sinh của cỏ voi qua 3 lứa liên tiếp 47
Hình 2.5. Năng suất chất xanh của 3 lứa cắt của cỏ voi 48
Hình 2.6. Cường độ tái sinh cỏ voi 49
6
DANH MỤC CÁC ẢNH
Ảnh 1: Bãi cỏ tự nhiên tại Quài Cang
Ảnh 2: Rào cỏ
Ảnh 3: Trồng cây Keo dậu
Ảnh 4: Trồng cỏ voi
1
Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN
1.1.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội
1.1.1.1. Tình hình chung
Quài Cang là một xã vùng thấp của huyện Tuần Giáo nằm ở phía bắc của
huyện, có trục đường quốc lộ 6A đi qua địa bàn xã. Địa bàn xã tương đối
rộng: Phía bắc giáp với xã Quài Nưa của huyện Tuần Giáo - tỉnh Điện Biên;
Phía nam giáp với Thị trấn Tuần Giáo - tỉnh Điện Biên; Phía đông giáp ới xã
Tỏa Tình - Tuần Giáo - Điện Biên; Phía tây giáp với xã Mường Thín - Tuần
Giáo - Điện Biên.
Tổng diện tích tự nhiên là 3.903,68 ha, trong đó:
Đất nông nghiệp là: 1.242,89 ha.
Đất lâm nghiệp là: 1.126,20 ha.
Đất phi nông nghiệp la: 116,82 ha.
Đất khác là: 1.417,77 ha.
Với tổng số hộ là 1.358 hộ.
Tổng số khẩu là 7.278 khẩu.
Tổng số địa bàn dân cư trong xã gồm 22 bản gồm có 02 dân tộc an hem
cùng chung sống đó là: Dân tộc Thái và Dân tộc Kinh. Trong đó dân tộc Thái
chiếm 94,8%, dân tộc kinh chiếm 5,2%.
Đời sống của nhân dân chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi.
Quài Cang là xã thuộc khu vực II là một trong những xã nghèo được
hưởng chương trình 135 giai đoạn II theo Quyết định số 113/2007QĐ - TTg
ngày 20 tháng 07 năm 2007 của thủ tướng Chính phủ.
1.1.1.2. Điều kiên khí hậu thủy văn
Khí hậu huyện Tuần Giáo thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, mùa hè chịu
ảnh hưởng của gió gió lào khô và nóng. Khí hậu Tuần Giáo chia thành 2 mùa
ro rệt, mùa mưa (từ tháng 5 - 9), mùa khô (từ thang 10 - 4). Nhiệt độ trung
bình 18,2
0
C, độ ẩm 87%, lượng mưa trung bình là 1,805 mm/năm.
2
Nhìn chung với điều kiện khí hậu của huyện là phù hợp với phát triển
các loại cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới phát triển. Tuy nhiên, do mưa lớn
và tập trung vào các tháng 5 - 9 và rét lạnh vào mùa đông, nên trong những
năm qua thiệt hại do mưa lũ và rét đậm tới sản xuất trồng trọt và chăn nuôi là
khá lớn. Chính vì vậy, tỉnh cần có kế hoạch tuyển chọn tập đoàn giống cây
trồng, vật nuôi có khả năng chịu lạnh, dự trữ thức ăn cho trâu bò trong mùa
đông để hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, khí hậu.
1.1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
a. Ngành trồng trọt
Tổng diện tích đất canh tác xã Quài Cang năm 2011: 1.304,49 ha, với
tổng sản lượng lương thực cây có hạt: 1.751 tấn.
Trong đó:
+ Tổng diện thích sản xuất lúa chiêm xuân là: 152 ha, năng suất 60 tạ/ha
theo chỉ tiêu của huyện giao, đã thực hiện 152 ha, trong đó 02 ha bị chết rét
chuyển sang trồng màu, diện tích lúa chiêm xuân thu hoạch 150 ha, năng suất
bình quân đạt: 44 tạ/ha, sản lượng thu: 660 tấn, đạt 72% kế hoạch huyện giao,
giảm 22,4% so với năm 2010.
+ Tổng diện tích lúa mùa là: 235 ha, năng suất 48 tạ/ha theo chỉ tiêu
huyện giao, đã thực hiện 240,49 ha, trong đó diện tích bị sâu bệnh 82,3 ha,
tổng diện tích lúa mùa 158,19 ha, năng suất đạt 25 tạ/ha, sản lượng thu 400
tấn, đạt 35,4% kế hoạch huyện giao, giảm 64,6% so với năm 2010.
+ Tổng diện tích ngô là: 334 ha, năng suất 23 tạ/ha theo chỉ tiêu của
huyện giao, đã thực hiện 272 ha, năng suất 23 tạ/ha, sản lượng thu 625 tấn,
đạt 81% kế hoạch huyện giao, tăng 4,7% so với năm 2010.
+ Tổng diện tích lúa nương là: 52 ha, năng suất 13 tạ/ha theo chỉ tiêu
của huyện giao, đã thực hiện được 60 ha, năng suất 11 tạ/ha, sản lượng thu 66
tấn, đạt 89% kế hoạch huyện giao, giảm 17% so với năm 2010.
+ Tổng diện tích khai hoang là: 81 ha, đạt năng suất 15 tạ/ha, sản lượng
thu 141 tấn.
3
+ Tổng diện tích sắn là: 170 ha, năng suất 13 tạ/ha theo chỉ tiêu của
huyện giao, đã thực hiện 121 ha, năng suất 63 tạ/ha, sản lượng thu 762 tấn,
đạt 72% kế hoạch huyện giao.
- Cây công nghiệp ngắn ngày:
+ Cây đậu tương: 200 ha, năng suất 62 tạ/ha theo chỉ tiêu của huyện
giao, đã thực hiện 240 ha, năng suất 13 tạ/ha, sản lượng thu 312 tấn, đạt 120%
kế hoạch huyện giao, tăng 15% so với năm 2010.
+ Cây lạc: 69 ha, năng suất 9 tạ/ha theo chỉ tiêu của huyện giao, đã thực
hiên 69 ha, năng suất 8,5 tạ/ha, sản lượng thu 58,6 tấn, đạt 94% kế hoạch
huyện giao, giảm 14% so với năm 2010.
+ Cây rau mầu các loại là: 42 ha, năng suất 15 tạ/ha sản lượng thu 63 tấn.
+ Cây công nghiệp khác:
Tích cực chỉ đạo, vận động nhân dân thâm canh, chăm sóc cây công
nghiệp hiện có, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài huyện
đầu tư phát triển cây chè, cà phê, cây ăn quả chất lượng cao và thực hiện
trồng mới cây công nghiệp đảm bảo đúng quy hoạch.
Năm vừa qua, chè và cà phê đều được mùa và được giá, thu nhập của
người trồng chè, cà phê được nâng lên, nhiều hộ gia đình trở lên khá, giàu từ
việc trồng chè và cà phê.
Tổng thu nhập bình quân đầu người trên năm la: 242 kg/người/năm
Phương hướng và nhiệm vụ cho năm 2012 của toàn xã là:
+ Phấn đấu nâng tổng sản lượng lương thực là: 3.326 tấn.
+ Lúa xuân: 154 ha, năng suất 60 tạ/ha, sản lượng thu ước đạt 924 tấn.
+ Lúa mùa: 240,49 ha, năng suất 40 tạ/ha, sản lượng ước đạt 1.554 tấn.
+ Lúa nương: 25 ha, năng suất 13 tạ/ha, sản lượng thu ước đạt 67 tấn.
+ Ngô: 334 ha, năng suất 23 tạ/ha, sản lượng thu ước đạt 768 tấn.
+ Sắn: 170 ha, năng suất 62 tạ/ha, sản lượng thu ước đạt 10.540 tấn.
+Lạc: 69 ha, năng suất 9 tạ/ha, sản lượng thu ước đạt 62.1 tấn.
+ Đậu tương: 200 ha, năng suất 13 tạ/ha, sản lượng thu ước đạt 260 tấn.
+ Rau mầu các loại: 40 ha, năng suất 12 tạ/ha.
4
b. Ngành chăn nuôi
Tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển chăn nuôi theo kế
hoạch trong năm 2011 của xã đã đạt được kết quả như sau:
+ Tổng đàn trâu là: 745 con, chỉ tiêu giao là 1.143 con đạt 65% kế
hoạch, giảm 4% so với năm 2010 do chết dịch và chết rét.
+ Tổng đàn bò là: 188 con, chỉ tiêu giao la 329 con đạt 57% kế hạch
lý do giảm do chết dịch và chết rét.
+ Tổng đàn lợn là: 1.522 con, chỉ tiêu giao la 2.042 con, đạt 75% kế hoạch.
+ Tổng đàn gia cầm là: 29.000 con.
Phương hướng và nhiệm vụ cho năm 2012 là:
+ Tăng đàn trâu: 800 con, tốc độ tăng đàn 6%.
+Tăng đàn bò: 200 con, tốc độ tăng đàn 5%.
+ Tăng đàn lợn: 1.822 con, tốc độ tăng đàn 16%
+ Tăng đàn gia cầm: 31.000 con, tốc độ tăng đàn 6,5%.
c. Công tác chăn nuôi thú y
Làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, tổ chức
tốt công tác tiêm phòng dịch cho gia súc, gia cầm.
Công tác kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm
dịch được duy trì thường xuyên.
1.2. NHẬN ĐỊNH CHUNG
1.2.1. Thuận lợi
- Đảng và Nhà nước đã có những chư trương, chính sách ưu tiên phát
triển kinh tế - xã hội đối với miền núi. Xã luôn nhận được sự quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo sát sao của huyện ủy, HĐND, UBND huyện và các cơ quan
chuyên môn của huyện đã góp phần tạo điều kiện cho xã Quài Cang thực hiện
tốt nhiệm vụ kinh tế - xã hội.
- Nhân dân các dân tộc trong xã luôn thực hiện tốt mọi chủ trương,
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Trình độ dân trí của người dân
được nâng lên. Tình hình an ninh trên địa bàn xã cơ bản ổn định và giữ vững.
5
- Các cấp, các ngành của tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo, tạo
điều kiện cho huyện phát triển sản xuất nông lâm nghiệp; đặc biệt là các xã
vùng đặc biệt khó khăn đã góp phần làm thay đổi cơ cấu cây trồng, tập
quán canh tác.
- Diện tích tự nhiên rộng, dân số đông, đất đai, khí hậu thuận lợi cho
phát triển nông lâm nghiệp. Nhân dân cần cù, chịu khó trong lao động.
- Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm
nghiệp đã làm tăng năng suất, sản lượng cây trồng, góp phần quan trọng trong
công tác xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống nhân dân.
1.2.2. Khó khăn
- Tình hình diễn biến khí hậu, thời tiết ngày càng phức tạp, bất lợi cho
sản xuất nông lâm nghiệp; sâu bệnh hại cây trồng, vật nuôi diễn ra trên diện
rộng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
- Trình độ dân trí giữa các vùng không đồng đều, do đó việc tiếp thu các
quy trình kỹ thuật, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, việc vận
động nhân dân thay đổi phong tục sản xuất lạc hậu còn gặp nhiều khó khăn.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ và áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm.
- Địa bàn huyện rộng, giao thông đi lại khó khăn, nhất là trong những
tháng mùa mưa đã ảnh hưởng nhiều đến công tác lãnh đạo và chỉ đạo của
huyện cũng như các ban ngành trong huyện.
- Công tác quản lý Nhà nước một số ngành, lĩnh vực còn yếu, công
tác phối hợp giữa các phòng ban, đơn vị với các xã, thị trấn còn hạn chế.
Một số xã chưa chủ động triển khai nhiệm vụ, vẫn còn tư tưởng trông chờ,
ỷ lại cấp trên.
1.3. PHỤC VỤ SẢN XUẤT
Được sự đồng ý của ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, sự quan
tâm giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn cùng với sự giúp đỡ của phòng
Nông nghiệp & Phát Triển Nông Thôn huyện Tuần Giáo và các ban ngành
6
các xã đến thực tập. Để đảm bảo thời gian và nội dung thực tập tốt nghiệp mà
nhà trường đề ra, đồng thời vận dụng kiến thứ đã học vào thực tiễn sản xuất,
góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành chăn nuôi, trên cơ sở nắm bắt tình
hình cơ bản của địa phương tôi đã xây dựng nội dung thực tập tốt nghiệp của
mình như sau.
1.3.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất
- Tìm hiểu kỹ tình hình chăn nuôi thú y tại xã Quài Cang - huyện Tuần
Giáo để thấy được những mặt thuận lợi, khó khăn.
- Tham gia đầy đủ các hoạt động về thú y.
- Thực hiện các nhiệm vụ về công tác vệ sinh thú y, tiến hành các biện
pháp phòng bệnh cho gia súc, gia cầm và tham gia công tác tiêm phòng và
chữa trị cho những con vật bị mắc bệnh. Phổ biến những kiến thức thông
thường về chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho vật nuôi nhằm nâng
cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi.
- Vận động bà con đưa các giống mới vào sản xuất và loại bỏ những
con không đạt tiêu chuẩn đồng thời vận động người dân xây dựng chuồng trại
đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. Hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp
vệ sinh, phòng dịch bệnh, định kỳ tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm.
1.3.2. Biện pháp thực hiện
Để thực hiện tốt khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi xây dựng phương
pháp thực hiện như sau:
- Nghiên cứu tình hình thực tiễn trên địa bàn một số xã thực tập, làm cơ
sở cho việc xây dựng kế hoạch công tác cụ thể và thực hiện đúng theo kế
hoạch đã đề ra.
- Bám sát địa bàn, đi sâu vào thực tế sản xuất chăn nuôi thú y, không
ngại khó khăn vất vả, nắm bắt những bệnh thường xảy ra trong vùng thông
qua các cán bộ chuyên môn.
- Đi đến từng hộ gia đình làm kinh tế giỏi thuộc những xã mà mình thức
tập kết hợp với tuyên truyền, phổ biến những tiến bộ khoa học kỹ thuật thông
qua các đợt tiêm phòng và điều trị bệnh cho gia súc. Giải thích cho nhân dân
7
thấy rõ được sự tác hại và nguy hiểm của dịch bệnh ở gia súc, gia cầm gây
thiệt hại lớn về kinh tế để từ đó biết cách phòng chống và phổ biến rộng rãi
cho mọi người cùng học.
- Nắm bắt chủ trương kế hoạch tiêm phòng hàng năm của cán bộ cơ sở
kết hợp với người dân, học hỏi kinh nghiệm những người đi trước.
- Tích cực tìm kiếm, đọc và nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành nhằm
nâng cao kiến thức bản thân, phục vụ cho công việc thực tập và nghề nghiệp
sau này.
- Nhiệt tình với công việc, tâm huyết với nghề, sẵn sàng giúp đỡ người
dân khi cần đến. Biết lắng nghe ý kiến của người dân để từ đó phát hiện
những mặt mạnh cũng như vướng mắc của địa phương về công tác chăn nuôi
thú y rồi tìm cách tháo gỡ khó khăn vướng mắc đó.
- Khi tiến hành công việc phải hòa mình vào tập thể, hòa nhã với mọi
người và đồng nghiệp, khiêm tốn học hỏi. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho
công việc của mình.
- Tranh thủ sự giúp đỡ của cán bộ cơ sở và các thầy cô giáo trong khoa,
đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn PGS - TS. Phan Đình Thắm
- Tham gia đầy đủ các phong trào tại nơi thực tập, giúp người dân trong
sản xuất như: gặt lúa, bẻ ngô, tra ngô, hướng dẫn trồng cỏ cho nông hộ, tạo
tình cảm tốt đẹp, thân thiện với nhân dân trên địa bàn.
1.3.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Trong thời gian thực tập tại cơ sở từ ngày 26/12/2011 - 11/6/2012, với
những kiến thức đã được học cùng với sự phấn đấu nỗ lực của bản thân, đồng
thời được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn và sự chỉ bảo nhiệt tình
của cán bộ thú y cơ sở tại địa phương nơi tôi thực tập, tôi đã đạt được một số
kết quả như sau:
1.3.3.1. Công tác chăn nuôi
- Tuyên truyền vận động bà con loại thải những giống gia súc không đủ
tiêu chuẩn, áp dụng phương pháp truyền giống nhân tạo để cải tạo và nâng
cấp chất lượng đàn giống địa phương.
8
- Vận động người dân xây dựng chuồng trại đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
đạt tiêu chẩn vệ sinh thú y như: nền chuồng làm nền si măng hay nền gạch,
mái tôn, có hàng rào che chắn giúp thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Chuồng trại phải thường xuyên quét dọn tránh ẩm ướt, xử lý các chất thải
trong chăn nuôi. Đặc biệt là phải tiêm phòng vaccine cho đàn gia súc, gia cầm
đối với các bệnh thường xảy ra.
+ Đối với chăn nuôi lợn: Lợn con khi sinh trưởng thường hay mắc bệnh
phân trắng và bệnh phó thương hàn. Chúng tôi đã hướng dẫn người dân tiêm
Dextran - Fe để bổ sung sắt cho lợn con vào thời gian lợn được 3 - 10 ngày
tuổi và tiêm phòng bệnh phó thương hàn vào lúc 18 ngày tuổi và 25 ngày tuổi,
nếu cai sữa cho lợn con muộn thi có thể lùi lại lịch tiêm 4 - 5 ngày. Hướng
dẫn người dân sử dụng thức ăn tổng hợp và khẩu phần ăn hợp lý cho lợn, theo
dõi lợn nái đến thời kỳ động dục, chọn thời điểm phối giống thích hợp để đạt
năng suất sinh sản cao, theo dõi lợn nái thời gian đẻ, cách đỡ đẻ cho lợn con.
Khuyến cáo người dân cho lợn con bú sữa đầu để lợn con phát triển đồng đều,
hướng dẫn người dân cách ủ ấm cho lợn con, cách tập cho lợn con ăn sớm, ăn
đúng và đủ khẩu phần theo giai đoạn phát triển.
+ Đối với chăn nuôi bò: Vận động người dân chú trọng trong việc nuôi
dưỡng chăm sóc cho đàn bò nhất là trong vụ đông xuân thức ăn khan hiếm,
hướng dẫn cho bà con kỹ thuật ủ xanh hoặc phơi khô thức ăn để dự trữ trong
mùa đông như: phơi rơm khô, cỏ khô… Đồng thời hướng dẫn người dân cách
bổ xung thức ăn tinh, củ, quả vào khẩu phần hàng ngày đối với bò ở từng giai
đoạn và tránh cho bò ăn phải những thức ăn mốc hỏng. Khi thấy gia súc có
biểu hiện khác thường cần báo ngay cho cán bộ thú y để có biện pháp sử lý
kịp thời. Vận động bà con vệ sinh chuồng trại và tiêm phòng đầy đủ cho đàn
bò để tránh dịch bệnh xảy ra.
1.3.3.2. Công tác thú y
a. Kết quả kiểm tra dịch bệnh
- Qua nghiên cứu điều tra cơ bản về công tác thú y chúng tôi thấy trên
địa bàn huyện Thuận Châu còn xảy ra một số bệnh như sau:
+ Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò, lợn
+ Bệnh lở mồm long móng
9
+ Bệnh phó thương hàn
+ Bệnh lợn con phân trắng
+ Bệnh ký sinh trùng: Ve, ghẻ, rận
+ Bệnh ký sinh trùng đường máu.
b. Kết quả công tác tiêm phòng
- Trong những năm qua công tác thú y đã có những chuyển biến tích
cực, đại bộ phận nhân dân trong huyện đã nhận thức đúng mức về tầm quan
trọng của công tác thú y trong chăn nuôi.
Tiêm phòng là công việc cần chú trọng đầu tiên, là khâu quan trọng
đảm bảo an toàn dịch bệnh cho dàn gia súc, gia cầm. Bởi vậy, nếu công tác
tiêm phòng không được tiến hành triệt để thường xuyên thì dịch bệnh liên tiếp
xảy ra. Chính vì vậy mà hàng năm Chi cục Thú y có tổ chức hai đợt tiêm
phòng vào vụ xuân hè và vụ thu đông cho đàn gia súc, gia cầm. Ngoài ra, cán
bộ thú y cơ sở còn thường xuyên tiêm phòng bổ sung cho đàn gia súc, gia
cầm. Mặc dù còn nhiều khó khăn về trang thiết bị nhưng trạm thú y huyện
cùng ban thú y xã đã triển khai tiêm phòng đúng lịch đạt tỉ lệ cao. Các loại
bệnh như: Lở mồm long móng, tụ huyết trùng, phó thương hàn đã cơ bản
được khống chế, không bùng phát ổ dịch mới.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và thực
hiện mục tiêu khống chế dịch bệnh, với phương châm phòng bệnh hơn chữa
bệnh. Trong đợt thực tập vừa qua chúng tôi đã cố gắng tham gia cùng với cán
bộ thú y xã đã tiêm phòng được những bệnh như sau:
+ Đối với trâu bò: Tiêm vaccine tụ huyết trùng và vaccine lở mồm
long móng.
+ Đối với lợn: Tiêm vaccine tụ - dấu và vaccine lở mồm long móng.
c. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh
Chẩn đoán, điều trị bệnh cho gia súc là vấn đề hết sức quan trọng trong
chăn nuôi. Nếu chẩn đoán đúng và chữa bệnh kịp thời sẽ giúp gia súc chóng khỏi
bệnh, phục hồi sức khỏe, giảm thiệt hại về kinh tế cho người dân.Trong đợt thực
tập tại cơ sở, chúng tôi đã gặp và điều trị một số bệnh ở gia súc như sau:
10
- Bệnh tụ huyết trùng trâu bò:
Bệnh tụ huyết trùng trâu bò là bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida
gây ra, có các triệu chứng như sốt cao 41 - 42
o
C, ít vận động, niêm mạc mắt
mũi đỏ ửng, nước mắt, nước mũi chảy nhiều, gia súc thở nhanh, nước dãi
chảy nhiều, chân run rẩy…
Chúng tôi đã gặp một số trường hợp bò bị bệnh cũng có các triệu trứng
tương tự như trên, chúng tôi chẩn đoán gia súc mắc bệnh tụ huyết trùng và
đưa ra phác đồ điều trị như sau:
Penicillin: 10.000 UI/ Kg TT.
Streptomycin: 20 mg/ Kg TT.
Pha với nước cất hoặc vitamin B1 tiêm bắp, kết hợp với B - Complex
trợ sức, trợ lực cho con vật, tiêm 2 lần/ ngày.
Sau 3 - 5 ngày điều trị con vật đã có tiến triển tốt, giảm bớt các triệu
chứng và khỏi bệnh.
Kết quả: Điều trị 5 con, khỏi 5 con đạt tỷ lệ 100%.
- Bệnh lợn con phân trắng:
Bệnh này thường xuất hiện vào 3 - 21 ngày tuổi, do khẩu phần ăn của
lợn mẹ tăng đột ngột hoặc trong khẩu phần ăn của lợn mẹ không đủ chất dinh
dưỡng hoặc thức ăn không đảm bảo vệ sinh.
Bệnh lợn con phân trắng còn xảy ra do các nguyên nhân như:
+ Do điều kiện vệ sinh dinh dưỡng: nhân tố bẩm sinh do quá trình
chăm sóc, nuôi dưỡng lợn mẹ không đầy đủ, nhất là giai đoạn có chữa, lợn mẹ
bị thiếu chất dinh dưỡng, khoáng, nhất là Fe, Co, Ca, Vitamin B12… làm bào
thai phát triển kém, do đó ấu súc mới sinh dễ bị bệnh phân trắng lợn con.
+ Do rối loạn trao đổi chất vì lợn con bú sữa mẹ kém phẩm chất, thiếu
chất dinh dưỡng nhất là thiếu Fe. Khi còn bú mẹ, lợn con rất cần nước, thiếu
nước chúng sẽ uống nước bẩn…
+ Do đặc điểm sinh lý lợn con: khi mới sinh, cơ thể lợn con chưa phát
triển hoàn chỉnh về hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch. Trong dạ dày lợn con thiếu
11
axit HCL nên Pepsinnozen tiết ra không trở thành men Pepsin hoạt động
được. Khi thiếu pepsin, sữa mẹ không được tiêu hoá và bị kết tủa dưới dạng
cazein, gây rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy phân màu trắng (màu của cazein chưa
được tiêu hoá). Hơn nữa khi mới sinh vỏ não và các trung tâm điều tiết thân
nhiệt của lợn con chưa hoàn chỉnh, do vậy nó không kịp thích nghi với sự thay đổi
bất thường của thời tiết, khí hậu. Hơn nữa lượng mỡ dưới da của lợn con lúc mới
sinh chỉ có khoảng 1%. Lúc khí hậu thay đổi, lợn con mất cân bằng giữa hai quá
trình sản nhiệt và thải nhiệt. Đặc điểm này đã lý giải tại sao bệnh này lại hay xảy
ra hàng loạt, ồ ạt khi khí hậu thời tiết thay đổi thất thường.
+ Do vi khuẩn đường ruột thường là kế phát. Khi sức đề kháng của lợn
con giảm, E.coli, Salmonella phát triển nhanh chóng gây bội nhiễm, tăng
động lực gây bệnh.
Bệnh biểu hiện với các triệu chứng sau:
Bệnh gặp nhiều ở lợn từ sơ sinh cho đến 21 ngày tuổi. Lợn kém bú, rồi
bỏ hẳn, ủ rũ, đi đứng siêu vẹo. Lợn đi ỉa, da khô nhăn nheo, đầu to bụng hóp,
lợn gầy sút rất nhanh, hậu môn thường dính bết phân. Niêm mạc mắt lợn nhợt
nhạt, 4 chân lạnh, thở nhanh. Lợn rặn rất nhiều khi ỉa. Màu phân lúc đầu xanh
đen sau đó chuyển sang sám rồi chuyển sang màu sám như cứt cò, có mùi
tanh, khắm đặc trưng. Phân dính nhiều vào đít. Lợn con bị bệnh thường hay
khát nước, nên tìm nước bẩn trong chuồng uống, làm bệnh nặng thêm nếu
không đảm bảo đủ nước sạch. Đôi khi có lợn nôn ra sữa chưa tiêu hoá nên có
mùi chua. bệnh kéo dài 2 - 4 ngày, lợn suy nhược nhanh, co giật, run rẫy và
chết. Tỷ lệ chết 50 - 80%. Thể kéo dài gặp nhiều ở lợn từ 22 ngày tuổi. Bệnh
có thể kéo dài từ 7 - 10 ngày. Lợn con vẫn bú nhưng giảm dần đi. Phân màu
trắng đục, trắng vàng. Nhiều con mắt có dử và vầng thâm xung quanh. Lợn
suy dinh dưỡng, niêm mạc nhợt nhạt, nếu chữa trị không kịp thời lợn thường
bị chết sau 1 tuần bị bệnh. Lợn con từ 45 - 50 ngày vẫn còn bú mẹ cũng bị
bệnh ỉa phân trắng với các triệu chứng nhẹ hơn. Nếu bệnh kéo dài, lợn sẽ bị
còi cọc.
12
Điều trị: Bệnh lợn con phân trắng có rất nhiều thuốc điều trị, nếu phát
hiện sớm điều trị kịp thời thì tỷ lệ khỏi bệnh cao.
+ Phòng bệnh: phòng bệnh bằng vệ sinh chuồng trại, giữ cho nền
chuồng luôn khô thoáng. Thực hiện tốt cả 3 khâu: chống lạnh, chống ẩm và
chống bẩn, chuồng trại thoáng mát mùa hè, ấm mùa đông…
+ Trị bệnh:
Dùng thuốc uống: Ampi - septol 1g/ 10Kg TT
Genta - costrim 1g/ 10Kg TT
Dùng thuốc tiêm: Genorfcoli 1ml/ 7 - 10 Kg TT
B.complex 2ml/ 10 Kg TT
Kết quả: Sau khi điều trị 1 đàn 10 con thì có 8 con khỏi bệnh, đạt
tỷ lệ 80%.
- Bệnh phó thương hàn lợn:
Bệnh phó thương hàn là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn
Salmonella Choleraesuis (vi khuẩn phó thương hàn lợn) gây ra. Lợn ở mọi lứa
tuổi đều có thể mắc bệnh, phổ biến là lợn con từ cai sữa đến 4 tháng tuổi, ít
khi xảy ra ở lợn đến 6 tháng tuổi.
Có các triệu chứng như: Lợn sốt cao từ 41 - 41.5
0
C. Lợn đi táo bón, bí
đại tiện, nôn mửa. Sau đó, heo tiêu chảy phân lỏng màu vàng có mùi rất thối,
trên da tụ máu thành từng nốt, đỏ ửng rồi chuyển thành màu tím xanh ở tai,
bụng, mặt trong đùi ngực.
Điều Trị: Cloramphenicol, liều 1ml/20 kg TT.
Gentamycine với liều 20-50 mg/kg TT, 2 lần/ngày
Kết hợp thuốc bổ trợ: Vitamin B1 2,5%, liều 5ml/con/2-3 tháng tuổi
Vitamin C 5%, liều 5-10 ml/ con.
Tiêm 2 lần/ngày.
Liệu trình điều trị 3-5 ngày liên tục.
Kết quả: Điều trị 3 con thì có 2 con khỏi đạt tỷ lệ 63.3%.
Ngoài ra tôi còn tham gia vào một số công tác khác như: Đỡ đẻ và cắt
nanh cho lợn con, tiêm Dextran - Fe cho lợn con sau khi sinh, thiến lợn đực.
13
Mặc dù còn nhiều hạn chế, song tôi đã cố gắng vận dụng những kiến
thức đã học, kết hợp tham khảo tài liệu chuyên môn và học hỏi kinh nghiệm
của những người đi trước nên tay nghề của tôi cũng được tăng lên và cũng rút
ra được những kinh nghiệm quý báu cho bản thân.
Bảng 1.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Nội dung công việc
Số lƣợng gia
súc, gia cầm
(con)
Kết quả
Số lƣợng
(con)
Tỷ lệ
(%)
1. Tiêm phòng
An toàn
Vaccine tụ huyết trùng trâu
475
475
100
Vaccine lở mồm long móng trâu
475
475
100
Vaccine tụ huyết trùng bò
153
153
100
Vaccine lở mồm long móng bò
161
161
100
2. Ðiều trị bệnh
Khỏi
Bệnh tụ huyết trùng ở bò
5
5
100
Bệnh lợn con phân trắng
10
8
80
Bệnh phó thương hàn ở lợn
3
2
63.3
3. Các công tác khác
An toàn
Thiến lợn đực
11
11
100
Ðỡ đẻ và bấm nanh cho lợn
9
9
100
Tiêm Dextran - Fe cho lợn con
10
10
100
1.4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.4.1. Kết luận
Qua đợt thực tập tại cơ sở, được sự quan tâm giúp đỡ của cô giáo hướng
dẫn, các thầy, cô giáo trong khoa cũng như các cán bộ thú y xã Quài Cang
cũng như của huyện Tuần Giáo, với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã thu được
một số kết quả nhất định trong công tác phục vụ sản xuất. Mặc dù kết quả đạt
được chưa cao nhưng qua đó tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm cho bản
thân và góp phần bổ sung vào lượng kiến thức đã học ở trường.
14
- Về chuyên môn: Phải luôn luôn học hỏi trau dồi kiến thức khoa học,
học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ vào
sản xuất không ngại khó.
- Trong cuộc sống: Phải hòa mình, gần gũi với mọi người, tìm hiểu
phong tục tập quán của nhân dân, vận động giúp đỡ người dân áp dụng khoa
học kỹ thuật váo sản xuất
1.4.2. Đề nghị
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân áp dụng những
khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất. Thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y
trong chăn nuôi, cần quan tâm hơn nữa về các bệnh xảy ra trên trâu bò cũng
như trên lợn để từ đó có kế hoạch phòng bệnh hiệu quả.
Hàng năm mở các lớp tập huấn cho người dân cũng như bổ xung
thêm cán bộ thú y có chuyên môn về các xã để giúp bà con.
Kiểm dịch chặt chẽ động vật, sản phẩm động vật ra vào tỉnh cũng
như huyện, nhất là những vùng thường xảy ra dịch bệnh để tránh lây lan
dịch bệnh.
Tạo điều kiện cho người dân vay vốn để đầu tư nâng cấp, xây dựng
chuồng trại, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân, cung cấp giống
tốt, các loại thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y đạt tiêu chuẩn
15
Phần 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tỉnh Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc dân số đang
sống bằng nghề nông. Nền sản xuất nông nghiệp của Điện Biên hiện nay chủ
yếu vẫn là trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó chăn nuôi trâu bò vẫn giữ vai trò
quan trọng, nhằm mục đích cung cấp thực phẩm, sữa, sức kéo, phân bón phục
vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhu cầu cung cấp sức kéo đã giảm do có
máy móc cơ khí nhỏ đang thay thế dần trong các khâu sản xuất nhưng nhu cầu
tiêu dùng thực phẩm lại tăng rất nhanh. Vì vậy chủ trương của tỉnh, các huyện
và các xã trong những năm tới vẫn xác định tiếp tục phát triển chăn nuôi trâu
bò, nhất là đàn bò thịt.
Xã Quài Cang - Huyện Tuần giáo được coi là xã thuần nông của tỉnh
Điện Biên, xã có diện tích đất thích hợp cho trồng cỏ và các bãi chăn thả cho
trâu bò, đó là những lợi thế cho phát triển chăn nuôi trâu bò của xã. Tuy nhiên
những lợi thế đó chưa được khai thác triệt để, chưa được sử dụng có hiệu quả,
còn để lãng phí trong khi nguồn thức ăn thô cho trâu bò đang bị thiếu trầm
trọng nhất là vào mùa đông. Sự khan hiếm thức ăn thô trong vụ đông xuân là
hạn chế chủ yếu, đã làm cho chăn nuôi trâu bò của xã kém phát triển, nhất là
trong mấy năm qua.
Để giải quyết vấn đề thiếu thức ăn thô xanh trong vụ đông xuân, đã có
một số giải pháp như trồng cây vụ đông, sử dụng nước tưới, phát triển cây cỏ
có nguồn gốc từ vùng ôn đới. Tuy nhiên các giải pháp trên đều có những hạn
chế nhất định: Cây ngô đông chỉ cho thu cắt một lần mà đầu tư gieo trồng khá
lớn; nước tưới cho đồng cỏ thiếu chủ động và làm tăng giá thành sản xuất
thức ăn xanh; cỏ ôn đới, hiện nay nước ta không sản xuất được hạt giống và
chỉ thích nghi được với vùng cao có khí hậu mát như Mộc Châu. Trong khi đó
ở Việt Nam có một số giống cây thức ăn chăn nuôi nhập nội từ lâu, đã thích
nghi với điều kiện khí hậu Việt Nam, đồng thời một số cây bản địa phát triển
16
tốt trong vụ đông xuân lại chưa được nghiên cứu sâu, nhân rộng. Nguồn phụ
phẩm nông nghiệp dồi dào nhưng chưa được khai thác triệt để và sử dụng có
hiệu quả cho mục đích chăn nuôi.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiện trạng nguồn thức ăn cho trâu, bò trong vụ đông tại xã Quài
Cang - huyện Tuần Giáo - tỉnh Điện Biên và giải pháp phát triển”.
2.2.1. Mục đích của đề tài
- Đánh giá được hiện trạng nguồn thức ăn cho trâu, bò của xã Quài
Cang - huyện Tuần Giáo - tỉnh Điện Biên.
- Tuyển chọn 1 - 2 giống cỏ có năng suất cao trong vụ đông xuân tại xã
Quài Cang - huyện Tuần Giáo - tỉnh Điện Biên.
- Giải pháp phát triển tình hình chăn nuôi trâu, bò xã Quài Cang - huyện
Tuần Giáo - tỉnh Điện Biên.
2.2.2. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu: Kết quả của đề tài là những
thông tin khoa học bổ sung và làm sáng tỏ hơn nhũng yếu tố liên quan đến sự
sinh trưởng và phát triển của nguồn thức ăn cho trâu bò trong vụ đông.
- Ý nghĩa trong thực tiễn: Giúp người chăn nuôi biết được về nguồn
thức ăn, các giống cỏ có năng suất, giá trị dinh dưỡng cao trong vụ đông cho
trâu, bò và từ đó đề ra các giải pháp phát triển nghề chăn nuôi trâu, bò tại xã
Quài Cang - huyện Tuần Giáo - tỉnh Điện Biên.
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2.1. Khái niệm chung về sinh trƣởng và phát triển
2.2.1.1. Khái niệm về sinh trưởng và phát triển
Sự sinh trưởng và phát triển của cây là kết quả hoạt động tổng hợp của
các chức năng sinh lý trong cây. Do đó việc điều khiển sinh trưởng, phát triển
của cây trồng sao cho thu được năng suất cây trồng cao nhất là một việc rất
khó khăn nhưng cũng rất quan trọng. Muốn điều khiển được sinh trưởng, phát
triển của cây trồng thì phải hiểu biết sâu sắc về bản chất của quá trình này,
trên cơ sở đó có những biện pháp tác động thích hợp nhất.
17
Cho đến nay, sinh trưởng và phát triển của thực vật nói chung, cây thức
ăn chăn nuôi nói riêng được hiểu dưới các định nghĩa khác nhau. Nhưng phần
lớn các nhà khoa học đều thống nhất định nghĩa về sinh trưởng và phát triển
như sau:
Sinh trưởng là sự tạo mới các yếu tố cấu trúc một cách không thuận
nghịch của tế bào, mô và toàn cây, kết quả dẫn đến sự tăng về số lượng, kích
thước, thể tích, sinh khối của chúng.
Phát triển là quá trình biến đổi về chất bên trong tế bào, mô và toàn cây
để dẫn đến sự thay đổi về hình thái và chức năng của chúng.
Ví dụ về sự sinh trưởng có thể xem sự phân chia và sự già của tế bào, sự tăng
kích thước của quả, lá, hoa, sự nảy lộc đâm chồi, đẻ nhánh… Các biểu hiện đó
không thể đảo ngược được. Còn tất cả những biểu hiện có liên quan đến biến
đổi chất để làm thay đổi hình thái và chức năng của tế bào, của cơ quan … thì
được xem là sự phát triển. Ví dụ như sự nảy mầm của hạt có thể xem đó là một
bước nhảy vọt từ một hạt có hình thái và chức năng xác định, nhưng khi nảy
mầm thì lập tức biến thành một cây con có hình thái và chức năng hoàn toàn
khác so với hạt, một cây con hoàn chỉnh, có khả năng thực hiện các chức năng
của một cơ thể thực vật bình thường. Sự ra hoa cũng vậy, là một bước ngoặt
chuyển từ giai đoạn sinh trưởng các cơ quan dinh dưỡng sang giai đoạn mới
tức hình thành cơ quan sinh sản. Đây là kết quả của một quá trình biến đổi về
chất liên tục và lâu dài để có được những cơ quan sinh sản có chức năng hoàn
toàn thay đổi… Trên mức độ tế bào thì phân hoá tế bào thành các mô chức
năng riêng biệt cũng được xem là quá trình phát triển của tế bào.
2.2.1.2. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
Tuy nhiên, về ranh giới giữa quá trình sinh trưởng và phát triển thật khó
mà xác định. Giữa sinh trưởng và phát triển của thực vật có mối quan hệ rất
mật thiết, đây là hai mặt của một quá trình biến đổi phức tạp trong cơ thể, nó
có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau và không thể tách rời nhau được. Có thể xem
đây là hai mặt của một quá trình biến đổi chất và lượng, một cặp phạm trù
18
trong triết học: Sự biến đổi về chất đến một mức độ nhất định tất yếu phải dẫn
đến sự thay đổi về lượng, ngược lại sự biến đổi về lượng tạo điều kiện thuận
lợi cho sự biến đổi về chất. Sinh trưởng - sự tạo mới các yếu tố cấu trúc, là
tiền đề cho sự phát triển bởi vì có sinh trưởng mới có phát triển. Ngược lại
phát triển, sự biến đổi chất trong quá trình tạo mới đó, có ảnh hưởng thúc đẩy
sự sinh trưởng.
Quá trình sinh trưởng của cây biểu hiện dưới rất nhiều hình thức,
nhưng trong lĩnh vực cây thức ăn chăn nuôi chỉ đề cập về sự tăng kích thước
và sinh khối một cách đơn thuần, ví dụ như: chiều cao cây, tốc độ sinh trưởng,
tốc độ đẻ nhánh, năng suất chất xanh, năng suất chất khô.
Trong đời sống của cây người ta chia ra hai giai đoạn chính: giai đoạn
sinh trưởng, phát triển dinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng, phát triển sinh
sản. Trong giai đoạn thứ nhất thì hoạt động sinh trưởng, phát triển của các cơ
quan dinh dưỡng: rễ, thân, lá là ưu thế. Còn giai đoạn thứ hai thì sự hình
thành, sự sinh trưởng và phân hoá các cơ quan sinh sản, cơ quan dự trữ là ưu
thế. Người ta có thể điều khiển cây trồng sao cho tỷ lệ giữa hai giai đoạn đó
thích hợp nhất với mục đích kinh tế của con người. Chẳng hạn, với các cây
trồng lấy thân, lá, củ (phần lớn cây thức ăn chăn nuôi nằm trong nhóm này)
thì phải kéo dài giai đoạn thứ nhất và ức chế giai đoạn thứ hai. Muốn vậy
người ta phải sử dụng các yếu tố dinh dưỡng chủ yếu là phân nitơ, nước, độ
dài ngày không thích hợp và kể cả yếu tố giống cây trồng. Nếu trong thời kỳ
đầu mà thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu nitơ và nước thì cây chẳng
những sinh trưởng còi cọc mà rất chóng ra hoa kết quả.
Với các cây lấy hạt thì phải điều khiển sao cho giai đoạn đầu phát triển
đến một mức độ nhất định, có đủ bộ thân lá thì mới ra hoa kết quả để tăng
cường khả năng quang hợp và tích lũy cho cơ quan sinh sản và dự trữ. Muốn
vậy người ta bón đủ và đúng tỷ lệ N, P, K trong giai đoạn đầu để giúp cây
sinh trưởng, phát triển cân đối. Nếu giai đoạn đầu có ưu thế thì phải tìm cách
hạn chế, ngăn cản sự tăng trưởng mạnh của thân lá có thể dẫn đến sự lốp đổ
bằng cách: tạo khô hạn, bón vôi, cắt bớt lá…
19
Dựa theo chu kỳ sống của cây thức ăn chăn nuôi mà người ta chia ra
cây một năm và cây nhiều năm. Cây một năm là cây kết thúc chu kỳ sống
trong năm đó mà không bắt buộc kéo sang năm khác, thuộc nhóm này gồm
một số giống cao lương, ngô, một số giống đậu đỗ.
Cây nhiều năm là những cây chu kỳ sống của chúng kéo dài nhiều năm,
có thể cho hoa quả nhiều lần và kéo dài hàng chục năm.
2.2.2. Đặc điểm của một số cây cỏ nghiên cứu
2.2.2.1. cây keo dậu
Leuceana leucocephala (Cây Keo dậu) có nguồn gốc từ Trung Mỹ và
Mexico, người Tây Ban Nha đưa hạt đến Philipin, từ đó nó được phát triển
rộng rãi trong các vùng nhiệt đới trên thế giới, Đông Nam Á, Australia vào
cuối thế kỷ 19.
Keo dậu là cây thân gỗ nhẵn, không có gai. Cây cao từ 7-18m, có từ 8-
23 đôi kép lông chim, lá chét dài 8-16mm .
Hoa có màu vàng kem hình cầu. Quả dẹt dài 13-18cm, ra thành chùm
có từ 15-30 hạt, quả khi chín tự tách vỏ văng hạt ra ngoài, hạt màu nâu có lớp
vỏ sừng cứng không thấm nước. Rễ có thể đâm sâu từ 2,5-4m.
Keo dậu được nhiều nước nhiệt đới và bán nhiệt đới trồng làm cây thức
ăn cho chăn nuôi. Năng suất ngọn lá (50-70 cm) biến động từ 45-65 tấn/ha,
tuỳ thuộc vào giống. Hàm lượng chất dinh dưỡng chứa trong ngọn lá tươi bao
gồm: vật chất khô 25-28%, hàm lượng protein thô 22-23%, khoáng tổng số
khá cao 10-11.5%. Một số giống có chứa hàm lượng mimosine từ 2.5-3.7%.
Leuceana leucocephala phân bố lên đến độ cao trên 1000m nhưng
không chịu được sương muối. Keo dậu thích hợp nhất với nhiêt độ không khí
25-30
0C
, là cây ưa ẩm nhưng đất phải thoát nước, thoáng khí. Thích nghi trong
phạm vi lượng mưa từ 650-3000mm/năm. Yêu cầu thành phần hóa học đất là
trung tính, pH trên 5,2, giàu lân và canxi. Trên đất trung tính, giàu lân và
canxi, giàu mùn, thoáng khí, thoát nước Keo dậu cho năng suất cao và thảm
bền ổn định lên tới trên 10 năm.