1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước, nền nông nghiệp nước ta đã có những bước phát triển
nhanh, đạt được nhiều thành tựu đáng nghi nhận. Từ một nước có một nền
nông nghiệp lạc hậu, tự cung, tự cấp. Quy mô nhỏ, chúng ta đã vươn lên dần
dần để trở thành một nước có nền công nghiệp hàng hóa, đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia và có tỉ suất hàng hóa ngày càng lớn, có vị thế đáng kể
trong khu vực thế giới. Nước ta đã trở thành một trong những nước đứng đầu
về xuất khẩu gạo, điều, tiêu, thủy hải sản,…trên thị trường quốc tế.
Đồng hành cùng người nông dân để chia sẻ những thuận lợi, khó khăn
trên con đường hướng tới một nền nông nghiệp hiệu quả và bền vững là
những cán bộ, nhân viên, tình nguyện viên hệ thống khuyến nông - khuyến
ngư Việt Nam. Nghị định 13/CP do Chính phủ ban hành ngày 2/3/1993 quyết
định thành lập hệ thống khuyến nông. Từ đó, khuyến nông luôn đảm nhận vai
trò của mình là đào tạo, rèn luyện tay nghề cho nông dân, cung cấp kiến thức
kỹ thuật, những kinh nghiệm về sản xuất
Đối với nông nghiệp nông thôn: trong những năm tới vẫn phải coi trọng
công nghiệp hóa, hiện đâị háo nông nghiệp nông thôn là một trọng điểm quan
trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo đó, nền nông nghiệp đã và đang ngày một đi
lên, sản lượng lương thực ngày một tăng, số lượng vật nuôi cũng được gia
tăng theo từng năm. Bằng việc đưa các chương trình triển khai tại các địa
phương phương khu vực nông thôn trong cả nước đã đạt nhiều kết quả đáng
kể. Các mô hình, các cây trồng, giống vật nuôi đã được đưa về tận các thôn,
xã,…tạo điều kiện phát triển cho người nông dân.
Những địa pương được đưa về các mô hình đã cho thấy ngay được hiệu
quả,từng bước đi lên. Xã Bàn Đạt - huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên là
1
2
một trong các xã mà số lượng mô hình được đưa về nhiều, nghành nghề chủ
yếu của xã vẫn là nông nghiệp. Trong những năm gần đây xã đã có rất nhiều
thay đổi so với những giai đoạn trước. Từ những nghành nghề thủ công may
mặc hay trồng trọt, chăn nuôi so tới buôn bán đều có những thay đổi tích cực.
Đặc biệt, về sản lượng lương thực thực phẩm ngày một tăng, số lượng gia súc,
gia cầm tăng lên,cơ cấu cây trồng, vật nuôi đang dần được chuyển dịch theo
hướng có lợi,nâng cao năng suất và sản lượng, đồng thời góp phần sử dụng
hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tận dụng triệt để các nguồn tài
nguyên thiên nhiên có sẵn, góp phần làm cho kinh tế hộ nông dân đi lên trông
thấy. Vừa mang lại hiệu quả về việc làm, vừa góp phần tích cực vào việc xóa
đói giảm nghèo mà Đảng và Nhà nước hướng tới.
Trong các mô kình xã đã và đang triển khai cho bà con nông dân được
sự hưởng ứng và tham gia nhiệt tình của bà con rất đông đó là mô hình chăn
nuôi gà thả vườn. Nghề chăn nuôi gà thả vườn xuất hiện ở Bàn Đạt khoảng 10
năm gần đây, cho tới nay mô hình này đã có mặt ở khắp cả xã, số lượng mô
hình ngày càng tăng lên. Đây là một hướng đi mới, được xã chủ trương đẩy
mạnh phát triển, xã đã có những hỗ trợ cho các gia đình tham gia vào mô hình
nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để cho các hộ nông dân phát triển và mở
rộng diện tích các mô hình.
Gà là một loại vật dễ nuôi, dễ tiêu thụ hiện nay, nguồn thức ăn phổ
biến, tận dụng các nguồn nông nghiệp như lúa, ngô,….Vậy làm sao để nghề
chăn nuôi gà ngày một được nhân rộng ra nhiều địa phương, làm sao để nghề
là một hướng đi mới nhằm tăng thêm thu nhập cho người dân không chỉ có
trong huyện Phú Bình mà còn mở rộng ra nhiều địa phương khác, làm thế nào
cho nghề trở thành một giả pháp thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo mà
Đảng và Nhà nước đã đặt ra.
Trước tình hình đó, đẻ khắc phục được những khó khăn, thực trạng trên
tôi đi tới thực hiện đề tài : “Đánh giá hiệu quả mô hình chăn nuôi gà thả
vườn tại xã Bàn Đạt, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”.
2
3
1.2. Mục đích, mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đánh giá hiệu quả mô hình chăn nuôi gà thả vườn tại xã Bàn Đạt,
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và kể từ đó đề ra một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà thả vườn tại xã nói riêng và ở khu vực trung
du miền Bắc nói chung.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Đánh giá điều kiện tự nhirn kinh tế - xã hội của xã Bàn Đạt huyện
Phú Bình.
- Đánh giá thực trạng các mô hình chăn nuôi gà thả vườn tại xã
Bàn Đạt.
- Đánh giá hiệu quả của mô hình.
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình.
+ Đánh giá hiệu quả môi trường của mô hình.
+ Đánh giá hiệu quả xã hội của mô hình.
- Đánh giá khả năng nhân rộng của mô hình.
- Đánh giá tính bền vững của mô hình.
- Đánh giá khả năng nhân rộng của mô hình.
- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện mô hình.
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả mô hình trên toàn địa bàn.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Giúp sinh viên củng cố lý thuyết, rèn luyện kỹ năng đã học về công tác
khuyến nông.
Giúp sinh viên nắm được các phương pháp học, phương pháp làm việc
và nghiên cứu khoa học trong thực tiễn sản xuất.
Trong quá trình thực hiện đề tài giúp sinh viên có điều kiện học hỏi,
củng cố kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho bản thân sau khi ra trường sẽ
thực hiện tốt công việc với đúng chuyên nghành của mình.
3
4
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Qua đề tài, giúp cho người nông dân hiểu biết thêm những lợi ích kinh
tế và lợi ích khác mà mô hình chăn nuôi gà mang lại nhằm nhân rộng ra nhiều
địa phương khác trên toàn huyện Phú Bình nói riêng và toàn tỉnh Thái
Nguyên nói chung.
- Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở cho các cấp chính quyền địa phương,
các nhà đầu tư đưa ra những quyết định mới, hướng đi mới để xây dựng kế
hoạch phát triển, mở rộng mô hình trên toàn địa bàn nghiên cứu cũng như khu
vực nông thôn khác mà láu là cây trồng chính.
- Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở dự liệu sau này phục vụ cho những hộ
nông dân tham khảo, tìm hiểu trước khi quyết định tham gia chăn nuôi hay để
mở rộng diện tích chăn nuôi gà của gia đình mình, cũng như để lựa chọn
nghành nghề cho phù hợp với điều kiện của địa phương, kinh tế gia đình và
nhu cầu thị trường.
4
5
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
2.1.1. Đánh giá khuyến nông
2.1.1.1. Khái niệm đánh giá
- Đánh giá dự án là nhìn nhận và phân tích toàn bộ quá trình triển khai
thực hiện dự án, các kết quả thực hiện cũng như hiệu quả thực tế đạt được của
dự án trong mối quan hệ với nhiều yếu tố, so sánh với mục tiêu ban đầu.
- Đánh giá là so sánh những gì đã thực hiện bằng nguồn lực của thôn
bản và những hộ trợ từ bên ngoài với những gì thực sự đã đạt được.
- Đánh giá để khẳng định sự thành công hay thất bại của hoạt động
khuyến nông so với kế hoạch ban đầu.
- Đánh giá dự án người ta có thể hiểu như sau:
Là quá trình thu nhập và phân tích thông tin để:
Liệu dự án có thể đạt được kết quả và tác động đã đề ra hay không
Mức độ mà dự án đã đạt được so với mục tiêu của dự án thông qua các
hoạt động đã chỉ ra trong tài kiệu dự án.
Đánh giá sử dụng các phương pháp nghiên cứu để điều tra một cách có
hệ thống các kết quả và hiệu quả của dự án. Nó cũng có thể điều tra những
vấn đề có thể làm chậm tiến độ thực hiện dự án nếu như các vấn đề này không
được giải quyết kịp thời.
Đánh giá yêu cầu phải lập kế hoạch chi tiết và có chiến lược lấy mẫu
theo phương pháp thống kê.
Đánh giá có thể tiến hành đo lường định kì theo từng giai đoạn thực
hiện dự án.
Đánh giá phải tập trung vào các chỉ số kết quả và đánh giá tác động của
dự án.
5
6
2.1.1.2 Các loại đánh giá
* Đánh giá tiền khả thi/khả thi
Đánh giá khả thi là đánh giá tính khả thi của hoạt động hay dự án, để
xem xét xem liệu dự án hay hoạt động có thể thực hiện được hay không
trong từng điều kiện cụ thể nhất định. Loại này đánh giá thường do tổ chức
tài trợ thực hiện.Những tổ chức này sẽ phân tích các khả năng thực hiện của
dự án hay hoạt động làm căn cứ cho phép duyệt hay không để cho dự án vào
thực hiện.
* Đánh giá thực hiện
- Đánh giá định kì : Là đánh giá từng giai đoạn thực hiện, có thể là
đánh giá toàn bộ các công việc ở từng giai đoạn nhất định. Nhìn chung, đánh
giá định kỳ thường áp dụng cho những dự án có thời gian thực hiện lâu dài.
Tùy theo dự án mà có thể các khoảng thời gian để đánh giá định kì, có thể 3
tháng, 6 tháng hay một năm một lần. Mục đích của đánh giá định kì để tìm ra
những điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn, thuận lợi trong một thời kì
nhất định để có thể thay đổi hay điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với những
gì đã đề ra và cho những giai đoạn kế tiếp.
- Đánh giá cuối kỳ: Là đánh giá cuối cùng khi kết thúc dự án hay hoạt
động. Đây là đánh giá toàn diện tất cả các hoạt động và kết quả của dự án.
Mục đích đánh giá cuối kỳ là nhằm nhìn nhận lại toàn bộ quá trình thực hiện
dự án, những thế mạnh, điểm yếu, những thành công và những gì chưa đạt
được so với dự kiến, tìm ra những nguyên nhân, những bài học để đúc rút ra
những kinh nghiệm cho dự án hay hoạt động khác.
- Đánh giá tiến độ thực hiện: Là việc xem xét thời gian thực tế triển
khai thực hiện các nội dung của dự án hay hoạt động có đúng với thời gian
hay không, diễn ra nhanh hay chậm so với kế hoạch,….
- Đánh giá tình hình chi tiêu tào chính: Là việc xem xét lại việc sử
dụng kinh phí chi tiêu có đúng nguyên tắc đã được quy định hay không để
có những điều chỉnh và đúc rút kinh nghiệm cho những dự án hay hoạt
động khác.
6
7
- Đánh giá về tổ chức thực hiện: Là đánh giá về tổ chức phối hợp thực
hiện giữa các thành phần tham gia, xem xét và phân tích công tác tổ chức,
cách phối hợp các thành phần tham gia. Ngoài ra có thể xem xét việc phối
hợp các dự án hay hoạt động khác nhau trên cùng một địa bàn và hiệu quả của
việc phối hợp đó.
- Đánh giá kỹ thuật dự án: là xem xét lại những kỹ thuật mà dự án đã
đưa vào có phải là mới hay không. quá trình thực hiện các khâu kỹ thuật có
đảm bảo đúng quy trình đã đặt ra hay không.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường: vấn đề môi trường là
vấn đề bức thiết hiện nay của toàn thể nhan loại chính vì vậy mà bất kỳ dự án
nào cũng phải quan tâm tới vấn đề này.
- Đánh giá khả năng mở rộng: là quá trình xem xét kết quả của dự án
hay hoạt động có thể áp dụng rộng rãi hay không, nếu có thể áp dụng thì cần
điều kiện kiện gì hay không.
- Đánh giá tác động: đánh giá khả năng nhận thức của người dân trong
quá trình thực hiện mô hình.
- Đánh giá trong và đánh giá ngoài: Do nguồn gốc xuất xứ của đoàn
đánh giá
* Tổng kết
Thông thường sau khi kết quả một dự án hay hoạt động, người ta
thường tổ chức những hội nghị tổng kết để cùng nhau nhìn nhận lại quá trình
thực hiện, đánh giá những thành công hay thất bại của dự án và lấy đó làm bài
học cho dự án hoạt động sau này.
Tổ chức hội nghị tổng kết thường gồm các công việc sau:
+ Xác định những người tham gia
+ Thành lập ban tổ chức hội nghị
+ Công tác chuẩn bị hội nghị
+ Các nội dung chính của hội nghị
Trong tổng kết, một văn kiện quan trọng cần được chuẩn bị thông qua
đó là báo cáo tổng kết. Báo cáo tổng kết cần đạt được mục tiêu:
7
8
- Đánh giá thành tựu, các hoạt dộngđã hoàn thành, đồng thời phân tích
các thiếu sót, tồn tại từ đó rút kinh nghiệm.
- Mục tiêu, kế hoạch cho giai đoạn kế tiếp.
2.1.1.3. Tiêu chí đánh giá
* Khái niệm tiêu chí:
- Tiêu chí: như là một hệ thống các chỉ tiêu, chỉ số có thể định lượng
được dùng để đánh giá hay phân loại một hoạt động hay dự án nào đó.
* Các đặc điểm của tiêu chí đánh giá
- Đối với các chỉ tiêu mang tính định lượng
Là các tiêu chì có thể đo đếm được cụ thể, các tiêu chí này thường sử
dụng để kiểm tra tiến độ công việc. Thông tin cần cho các chỉ tiêu này có thể
thực hiện được thông qua việc thu thập số liệu qua sổ sách kiểm tra hoặc
phỏng vấn, …Cũng có thể đo lường trực tiếp trên đồng ruộng, tăng trọng của
vật nuôi, năng suất của cây trông,
- Đối với các chỉ tiêu định tính
Là các chỉ tiêu không thể đo đếm được. Nhóm chỉ tiêu này thường phản
ánh chất lượng của công việc dựa trên định tính nhiều hơn: cây sinh trưởng
nhanh hay chậm, màu quả đẹp hay xấu, mầu lông vật nuôi đâm nhạt, …Việc
xác định chỉ tiêu này thường thông qua phỏng vấn, quan sát và nhận định của
người tham gia giám sát cũng như người dân.
* Các loại tiêu chí dùng cho đánh giá
Các loại chỉ tiêu này dùng cho hoạt động đánh giá là các chỉ tiêu mang
tính toàn diện hơn. Việc xác định các chỉ tiêu đánh giá phải căn cứ vào mục
đích và hoạt động của dự án, thường có các nhóm chỉ tiêu sau:
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả các hoạt động khuyến nông theo mục
tiêu đã đề ra: diện tích, năng suất, cơ cấu, đầu tư, sử dụng vốn,…
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của mô hình hay hoạt động khuyến
nông: tổng thu, tổng chi, thu - chi, hiệu quả lao động, hiệu quả đồng vốn,…
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng của dự án hay hoạt động khuyến
nông đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội; ảnh hưởng đến môi trường đất
8
9
(xói mòn, độ phì, độ che phủ,…), ảnh hưởng đến đời sống (giảm nghèo, tạo
công ăn việc làm, bình đẳng giới,…)
- Các chỉ tiêu đánh giá phục vụ cho quá trình xem xét, phân tích hoạt
động khuyến nông với sự tham gia của cán bộ khuyến nông và nông dân.
* Các vấn đề đánh giá chung và mối liên hệ của chúng
- Xác định vấn đề:
a. Tính thích ứng
- Dự án này có ý nghĩa trong môi trường hoàn cảnh của nó hay không
- Tính thích ứng liên quan đến các chính sách hợp tác, phát triển mục
đích, mục tiêu chung cùng với các kết quả của dự án có phù hợp với các yêu
cầu mong muốn của những người được hưởng lợi và môi trường chính sách
của dự án hay không.
b. Sự tác động
- Điều gì sẽ xảy ra hoặc có khả năng xảy ra như một kết quả/hậu quả
của dự án.
- Các tác động liên quan: liệu có một sự thay đổi tích cực nào tác động
lên đời sống xã hội sau khi các can thiệp được thực hiện? Khi xem xét cần
chú ý tới tác động đã được dự kiến.
c. Tính bền vững
- Các yếu tố được đánh giá là bền vững: Môi trường chính sách, tính
khả về kinh tế và tài chính, năng lực thể chế và khía cạnh văn hóa - xã hội, sự
tham gia và quyền sở hữu, vấn đề giới, môi trường và công nghệ thích hợp?
- Điều gì đã và sẽ xảy ra đối với các tác động của dự án sau khi sự hỗ
trợ từ bên ngoài kết thúc.
2.1.2. Hiệu quả
Hiệu quả là khái niệm chung để chỉ các kết quả hoạt động của các sự
vật, hiện tượng bao gồm: Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường.
9
10
2.1.2.1. Hiệu quả kinh tế
* Một số lý luận chung về hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh mặt chất lượng
của các hoạt động kinh tế, chất lượng của các hoạt động này chính là quá trình
tăng cường khai thác hợp lý và khơi dậy tiềm năng sẵn có của con người, tự
nhiên để phục vụ cho lợi ích của con người.
- Các sản xuất và quản lý kinh tế cần phải nâng cao chất lượng các hoạt
động kinh tế nhằm đạt được mục tiêu là với khối lượng tài nguyên nguồn lực
nhất định tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa có giá trị lớn nhất. Nói cách
khác là ở một khối lượng và giá trị sản phẩm nhất định thì phải làm thế nào để
chi phí sản xuất là thấp nhất.
Như vậy quá trình sản xuất là quá sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố
nguồn lực đầu vào và khối lượng sản phẩm đầu ra, kết quả cuối cùng của mối
liên hệ này là thể hiện hiệu quả kinh tế trong sản xuất, với cách xem xét này,
hiện nay có nhiếu ý kiến thống nhất với nhau về hiệu quả kinh tế, có thể khai
thác hiệu quả kinh tế như sau:
+ Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết
quả đạt được với lượng chi phí bỏ ra hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả
đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là
phần của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan này cần xét cả về tương đối
và tuyệt đối, cũng như xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó. Một
phương án đúng hay một giải pháp kinh tế cao là được tương quan tối ưu giữa
kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
+ Hiệu quả kinh tế trước hết được xác định bởi sự so sánh tương đối
(thương số) giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Với cách biểu hiện này đã chỉ rõ được mức độ hiệu quả của việc sử dụng các
nguồn lực sản xuất khác nhau. Từ đó so sánh được hiệu quả kinh tế của các
quy mô sản xuất khác nhau, những nhược điểm của cách đánh giá này là
không thể hiện được quy mô của hiệu quả nói chung.
10
11
Cách đánh giá khác về hiệu quả kinh tế nữa là được đo bằng hiệu số
giữa kết quả sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
+ Cách xem xét khác về hiệu quả kinh tế là so sánh giữa mức độ biểu
hiện của kết quả và chi phí để đạt được kết quả đó. Biểu hiện của cách đánh
giá này có thể so sánh về số tương đối và số tuyệt đối giữa hai tiêu thức đó.
Cách đánh giá này có ưu thế khi xem xét hiệu quả kinh tế của việc đầu tư theo
chiều sâu hoặc trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tức là nghiên
cứu hiệu quả của phần chi phí đầu tư tăng thêm. Tuy nhiên hạn chế của cách
đánh giá này là không xem xét đến hiệu quả kinh tế của tổng chi phí bỏ ra.
Như vậy hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh mặt
chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc trưng của nền sản xuất
xã hội, quan niệm về hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh tế khác nhau sẽ
không giống nhau. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, mục đích yêu cầu
của một đất nước, một vùng, một ngành sản xuất cụ thể mà được đánh giá
theo những góc độ khác nhau.
* Bản chất của hiệu quả kinh tế trong nền sản xuất xã hội:
Là thực hiện yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian lao động trong sử
dụng các nguồn lực xã hội. Điều đó chính là hiệu quả của lao động xã hội và
được xác định tương quan so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với
hao phí bỏ ra.
Trên quan điểm toàn diện, có ý kiến cho rằng hiệu quả kinh tế không
thể bỏ qua mục tiêu nâng cao trình độ văn hóa, xã hội và đáp ứng nhu cầu
ngày một tốt hơn cùng với việc tạo ra môi trường bền vững. Điều đó thể hiện
mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường
hiện tại và lâu dài. Đó là quan điểm đúng và đủ trong kinh tế vĩ mô và kinh tế
vi mô phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay.
* Một số công thức tính hiệu quả kinh tế:
+ Công thức 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa giá trị
kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó:
11
12
Hiệu quả kinh tế =
Kết quả thu được
Chi phí sản xuất
C
Q
H
=
Trong đó:
H: Hiệu quả kinh tế
Q: Kết quả thu được
C: Chi phí sản xuất
+ Công thức 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng hiệu số giữa giá trị
kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó:
Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được - Chi phí sản xuất
H = Q - C
+ Công thức 3: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa phần
tăng thêm của kết quả đạt được so với phần tăng thêm của chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó hay là mối quan hệ tỷ số giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ
sung. Nó được so sánh cả về số tương đối và số tuyệt đối.
Trong đề tài tôi sử dụng hai công thức tính toán hiệu quả kinh tế đây
cũng là công thức thông dụng mà mọi người thường sử dụng.
* Một số công thức có liên quan
- Doanh thu = Giá cả đơn vị * Lượng hàng hóa tiêu thụ (thống kê
nông nghiệp)
- Giá thành = Đơn giá * Số lượng (kế toán trang trại)
Tốc độ phát triển liên hoàn phản ánh sự biến động của hiện tượng giữa
hai thời gian gần nhau:
Công thức tính như sau:
1
−
=
i
i
i
y
y
t
Trong đó: ti: Tốc độ phát triển liên hoàn
y
i
: mức độ của kỳ nghiên cứu
12
13
y
i-1
: mức độ của kỳ đứng trước kỳ nghiên cứu
- Tốc độ phát triển trung bình: là trị số đại biểu của các tốc độ phát triển
liên hoàn. Vì tốc độ phát triên liên hoàn có quan hệ tích nên để tính tốc độ
phát triển bình quan người ra sử dụng công thức sau:
1
21
,
−
=
n
n
tttt
2.1.2.2. Hiệu quả về xã hội
Hiệu quả xã hội của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, của bất kỳ
mô hình nào đó thì đó chính là khả năng tạo việc làm thường xuyên, tạo cơ
hội để mọi người dân trong vùng đều có việc làm và từ đó tăng thu nhập.
Không ngừng nâng cao mức sống cả về vật chất lẫn tình thần trên cơ sở đó
thực hiện công bằng dân chủ, công bằng xã hội.
2.1.2.3. Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường trong sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo cho môi
trường sinh thái ngày càng được bảo vệ và cải thiện, phát triển nông nghiệp
nông thôn theo hướng bền vững. Có nghĩa là phát triển liên tục trên cơ sở khi
thác hợp lý các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu hiện tại và bảo tồn chúng cho
các thế hệ tương lai.
Hiệu quả môi trường còn thể hiện mô hình không có tác động gây ô
nhiễm môi trường, vừa ít hoặc không được sử dụng các loại thuốc kích thích
cũng như các loại thuốc bảo vệ thực vật vì đây là nguyên nhân chính gây nên
sự ô nhiễm môi trường sống hiện nay.
2.1.3. Lý luận chung về mô hình
Thực tiễn hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội rất phong phú, đa
dạng và phức tạp, người ta có thể sử dụng nhiều công cụ và phương pháp
nghiên cứu để tiếp cận. Mỗi công cụ và phương pháp nghiên cứu có những ưu
thế riêng để sử dụng trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Mô hình là một trong
những phương pháp được sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên
cứu khoa học.
13
14
Theo các cách tiếp cận khác nhau thì mô hình có những quan niệm, nội
dung và cách hiểu riêng. Góc độ tiếp cận về mặt vật lý thì mô hình là vật cùng
hình dạng nhưng thu nhỏ lại. Khi tiếp cận sự việc để nghiên cứu thì coi mô
hình là sự mô phỏng cấu tạo và hoạt động của một vấn đề trình bày và nghiên
cứu (Trung tâm từ điển học (1997), từ điển Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng). Khi
mô hình hóa đối tượng nghiên cứu thì mô hình sẽ được trình bình đơn giản về
một vấn đề phức tạp, giúp cho ta dễ nhận biết được đối tượng nghiên cứu
(Paul A. Samuelson. Willam D.Nordhaus (2989), Kinh tế học, tập 2, Viện
quan hệ quốc tế Hà Nội) về một hệ thống các mối quan hệ hay tình trạng
kinh tế.
Như vậy mô hình có thể có những quan niệm khác nhau, sự khác nhau
đó là tùy thuộc vào góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu, nhưng khi sử
dụng mô hình người ta đều có chung một quan điểm là dùng để mô phỏng đối
tượng nghiên cứu (Dương Văn Hiểu (2001), nghiên cứu mô hình chăn nuôi bò
sữa ở một số vùng trọng điểm thuộc khu vực Bắc Bộ, Luận án Tiến Sỹ Kinh
tế, trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội).
Trong thực tế, để khái quát hóa các sự việc, hiện tượng, các quá trình,
cá mối quan hệ hay một ý tưởng nào đó, người ta thường thể hiện dưới dạng
mô hình. Có nhiều loại mô hình khác nhau, mỗi loại mô hình chỉ đặc trưng
cho một điều kiện sinh thái hay sản xuất nhất định nên không thể có mô hình
chung cho tất cả các điều kiện sản xuất khác nhau.
Do đó, ở mỗi góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu riêng, tùy thuộc
vào quan niệm và ý tưởng của người nghiên cứu mà mô hình được sử dụng
mô phỏng và trình bày là khác nhau. Song khi sử dụng mô hình để mô phỏng
đối tượng nghiên cứu, người ta thường có chung một quan điểm mà chúng tôi
đều thống nhất đó là: Mô hình là hình mẫu để mô phỏng hoặc thể hiện đối
tượng nghiên cứu, nó phản ánh những đặc trưng cơ bản nhất và giữ
nguyên được bản chất của đối tượng nghiên cứu.
* Mô hình sản xuất
14
15
Sản xuất là một hoạt động có ý thức, có tổ chức của con người nhằm
tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội bằng những tiềm năng, nguồn lực và
sức lao động của chính mình. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã
chứng minh sự phát triển của các công cụ sản xuất - yếu tố không thể thiếu
được cấu thành trong nền sản xuất. Từ những công cụ thô sơ, công cụ thường
ngày thay vào đó là các công cụ sản xuất hiện đại, công cụ đa năng, đã thay
thế một phần rất lớn cho lao động sống và làm giảm hao phí về lao động sống
trên một đơn vị sản phẩm. Trong sản xuất, mô hình sản xuất là một trong các
nội dung của kinh tế sản xuất, nó thể hiện được sự tác động qua lại của các
yếu tố kinh tế, ngoài những yếu tố kỹ thuật của sản xuất, do đó mà: Mô hình
sản xuất là hình mẫu trong sản xuất thể hiện sự kết hợp của các nguồn lực
trong điều kiện sản xuất cụ thể, nhằm đạt được mục tiêu về sản phẩm và
lợi ích kinh tế.
* Vai trò của mô hình
Mô hình là công cụ nghiên cứu khoa học.
Phương pháp mô hình hóa là nghiên cứu hệ thống như một tổng thể. Nó
giúp cho các nhà khoa học hiểu biết và đánh giá tối ưu hóa hệ thống. Nhờ các
mô hình mà ta có thể kiểm tra lại sự đúng đắn của các số liệu quan sát được
các giả định rút ra. Nó giúp ta hiểu sâu hơn các hệ thống phức tạp. Và một
mục tiêu khác của mô hình là giúp ta lựa chọn tốt nhất về quản lý hệ thống,
giúp ta chọn quyết định tốt nhất về quản lý hệ thống, giúp ta chọn phương
pháp tốt nhất để điều khiển hệ thống.
Việc thực hiện mô hình giúp cho các nhà khoa học cùng người nông
dân có thể đánh giá được sự phù hợp và khả năng nhân rộng của mô hình vật
nuôi tại khu vực nào đó. Từ đó đưa ra được quyết định tốt nhất nhằm đem lại
lợi ích tối đa cho nông dân, phát huy hiệu quả những gì nông dân đã có.
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Gà là một loại vật nuôi rất phổ biến, hiện nay gà được nuôi ở nhiều nơi,
nhiều khu vực, năng suất, sản lượng ngày một tăng. Không chỉ ở Việt Nam
15
16
mà ngay cả trên thế giới thì gà thịt là một loại thực phẩm hiện rất ưa chuộng,
nhất là những loại gà nuôi theo hình thức chăn thả. Những nghiên cứu về gà
ngày càng nhiều, nhiều loại gà đã được lai tạo để phù hợp với điều kiện của
từng vùng và đưa vào chăn nuôi nhằm phục vụ nhu cầu của con người.
Năng suất thịt của gà được biểu hiện bằng tỉ lệ thân thịt (tỉ lệ thịt xẻ): Tỉ
lệ các bộ phận như: nạc, mỡ, da …
Hệ số di truyền của rộng ngực (h
2
= 0,25) Kinh động từ 0,2 - 0,3; hệ số
di truyền của góc ngực h
2
= 0,4 (0,3 - 0,45). Người ta đánh giá sự phát triển
của cơ ngực bằng việc xác định góc ngực, góc ngực càng lớn thì khối lượng
cơ ngực và khối lượng cơ thể càng lớn và ngược lại.
Tác giả (A.L.J. Verei JKen, (1992), Khảo nghiệm cấu trúc cơ thể gà,
Viện chăn nuôi) cho rằng mối liên hệ tiến bộ di truyền giữa cấu trúc của cơ
thể với khối lượng cơ thể là 0,5. Với tổng số móc hàm là 0,45 và tỉ lệ thịt
ngực là 0,6. Khả năng di truyền được ước tính cho cấu trúc cơ thể Kinh động
từ 0,3 - 0,45. Kết quả này chỉ ra rằng sản lượng thịt ngực của các dòng gà
Broiler có thể được nâng lên bởi chọn lọc qua điểm cấu trúc cơ thể.
Với tiến độ di truyền hiện nay người ta đang mong đợi một cách tin
tưởng là các tỉ lệ được nâng cao ở gà Broiler là khối lượng sống tăng 59 gam.
Tiêu tốn thức ăn giảm 0,04 - 0,05 và cơ ngực sẽ tăng 0,2 - 0,3. Giữa các dòng
luôn có sự khác nhau về di truyền năng suất thịt xẻ, năng suất các phần thịt,
mỡ, da, xương …
Tỉ lệ thịt đùi ở gà trống thường cao hơn gà mái, tỉ lệ thịt ngực thì ngược
lại. Tỉ lệ mỡ gà mái thường cao hơn gà trống.
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về gà
2.3.1. Tình hình chăn nuôi gà thả vườn trên thế giới
Xu hướng tiêu dùng thịt gà trên thế giới ngày càng quan tâm đến chất
lượng thịt gà thả vườn. Vì vậy các giống gà thả vườn phát triển mạnh được
nuôi ở khắp các châu lục: Châu Âu (Pháp), Châu Phi (Trung Phi, Tunisie,
16
17
Maroc, …) và châu Á (Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt
Nam, Nhật Bản…).
Theo tài liệu của (Đoàn Xuân Trúc, (1999), Nghiên cứu tình hình chăn
nuôi trên thế giới, Nxb Nông nghiệp I) Pháp là một trong những nước nuôi
nhiều gà lông màu thả vườn chất lượng cao "Label Rouge" nhất thế giới và
cũng là nước đứng đầu thế giới về tiêu thụ thịt gà thả vườn. Năm 1996 số
lượng gà "Label Rouge" ở Pháp là 90 triệu con sản xuất trên 133 ngàn tấn thịt
(đã giết mổ) chất lượng cao, chiếm 20% sản lượng thịt gà và trên 10% tổng
sản lượng thịt gia cầm. Hiện nay, Pháp có trên 20 tập đoàn chuyên sản xuất
thịt gà chất lượng cao, bao gồm trên 6.000 chủ trang trại hay hợp tác xã
chuyên nuôi gà "Label Rouge", có 60 trạm ấp trứng, 120 nhà máy sản xuất
thức ăn và 110 nhà máy giết mổ chế biến thịt. Sản lượng thịt gà chất lượng
cao của nước này được tiêu thụ chủ yếu ở trong nước chỉ đạt 5 - 6% dành cho
xuất khẩu, trong đó có 2% là xuất sang Nhật dưới dạng đông lạnh.
Pháp cũng là một trong các quốc gia tạo ra nhiều giống gà thả vườn
như công ty Shaver tạo ra các giống gà Tripicobro có sức chịu nóng và sức
chịu ẩm độ cao, màu sắc lông vàng nâu và trắng, chân vàng. Hãng này còn tạo
ra giống gà Redbo có sắc lông nâu đỏ, ngoại hình gà đẹp, chân đều màu vàng.
Hãng ISA (Pháp) lai tạo giống Sasso và giống S457 nuôi thả vườn rất
tốt, sắc lông vàng, trắng, nâu, chân vàng, phù hợp với thị hiếu người tiêu
dùng.
Tại Nhật Bản vấn đề chăn nuôi gà có chất lượng cao cũng được chú
trọng. Hiện nay, thịt gà chất lượng cao chiếm tới 13% thị trường thịt ở Nhật
Bản và đang tăng trưởng với mức 10% hàng năm. Năm 1995, sản lượng thịt
gà chất lượng cao của Nhật là 20 ngàn tấn tăng 11% so với năm 1994 và
chiếm 13% tổng sản lượng thịt gà tiêu thụ.
Năm 1996, nước nhật nhập 547 ngàn tấn chủ yếu từ Mỹ, Brazil, Trung
Quốc, Thái Lan, … Năm 1997, tổng sản lượng thịt gà sản xuất tại Nhật Bản là
1.235 triệu tấn, đứng thứ 5 trên thế giới sau Mỹ, Trung Quốc, Brazil, Mehico.
17
18
Tuy vậy mới chỉ đáp ứng 65% nhu cầu trong nước và Nhật vẫn là nước nhập
khẩu nhiều thịt gà.
Nhật Bản là quốc gia phát triển cao nên nhu cầu tiêu dùng rất đa dạng
và đòi hỏi thực phẩm phải sạch, tươi và mang hương vị tự nhiên. Ngược lại,
xu hướng tiêu dùng thịt gà Broiler nuôi công nghiệp giảm dần do nhược điểm
như: Thịt nhão, bở, hương vị kém hấp dẫn, mỡ nhiều, tồn dư hàm lượng thuốc
trong thịt cao.
Trung Quốc là nước láng giềng kề cận với nước ta, có nhiều nét tương
đồng về phong tục tập quán, khí hậu, thời tiết, chế độ chính trị, … Theo tài
liệu của cục Khuyến Nông - Khuyến Lâm (199) thì Trung Quốc đã có chiến
lược phát triển gà thả vườn đi trước nước ta hơn chục năm nay, ngày nay
Trung Quốc cũng là một trong các quốc gia xuất khẩu nhiều thịt và trứng gà
của Châu Á. Trung Quốc cũng tạo ra được nhiều giống gà thả vườn chất
lượng cao như Tam Hoàng (dòng 882 và Jiangcun), Lương Phượng hoa, Phật
Sơn hoàng, …Gà Tam Hoàng có ưu điểm da vàng, lông vàng, chân vàng. Gà
Lương Phượng hoa có sắc lông phong phú rất giống đàn gà địa phương của ta
nhưng có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn, khối lượng cơ thể lớn hơn và khả
năng đẻ trứng cũng tốt hơn gà Ri của nước ta.
Giá bán thịt gà thả vườn ở Châu Âu thường cao hơn gấp 2 - 3 lần giá
bán thịt gà công nghiệp.
Ở Ethiopia, 99% tổng đàn gia gà của nước (56 triệu con) là gà địa
phương, được nuôi theo phương thức quảng canh, với quy mô đàn bình quân
6 con/1 hộ (Yami, 1995).
Ở Malaysia, gà thả vườn vẫn chiếm ưu thế, chỉ được nuôi theo phương
thức thâm canh, 15,4% nuôi bán thâm canh.
Thịt và trứng của gà địa phương ở Indonexia cũng gấp 58,5% trong
tổng số Protein động vật từ chăn nuôi của cả nước (Pambudy và Priatna,
1994). Ngày nay, một số nước dù có ngành chăn nuôi gà công nghiệp tiên
18
19
tiến, cũng hướng tới việc lai tạo những giống gà nuôi thả vườn như Sasso
của Pháp.
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.3.2.1. Khái niệm về gà thả vườn
Cụm từ "Gà thả vườn" ngày nay càng trở lên quen thuộc với nhiều
người. Cụm từ này được hình thành qua quá trình chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật vào sản xuất ở Long An từ năm 1992 - 1994 của Trung tâm nghiên cứu
và huấn luyện chăn nuôi Bình Thắng thuộc Viện Khoa học kỹ thuật Nông
nghiệp miền Nam.
Tác giả Nguyễn Duy Hoan và cs, (1999), Một số giống gà nuôi thả
vườn, cho biết gà thả vườn là giống gà có năng suất trung bình, vừa có thể
nuôi lấy trứng, vừa có thể nuôi lấy thịt, thích nghi tốt với lối chăn thả ở vườn,
bãi. Các giống gà trong nước hoặc nhập từ nước ngoài có thể sống và cho sản
phẩm trong điều kiện chăn nuôi tự nhiên và chăn thả ở vườn, đồi, ruộng lúa,
màu, … để gà kiếm ăn chủ yếu, gọi là gà thả vườn (còn gọi là chăn nuôi gà
quảng canh).
Đặc điểm của gà thả vườn là sức đề kháng bệnh tốt, giỏi kiếm ăn, nên
mặc dù tăng trọng kém thời gian nuôi kéo dài 3-4 tháng mới giết thịt được, đẻ
trứng ít nhưng chi phí thức ăn và thuốc thú y cho 1 đơn vị sản phẩm lại thấp
cho nên đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài ra, gà thả vườn còn có đặc điểm là thường có lông màu, da vàng,
chân mỏ vàng, thịt chắc và thơm ngon, trứng có lòng đỏ đậm nên người tiêu
dùng rất ưu chuộng. Vì vậy, giá bán gà thả vườn luôn cao hơn giá bán gà công
nghiệp từ 30-40%.
Như vậy, gà thả vườn thường có các giống gà lông màu, thích hợp nuôi
chăn thả (vườn, đồi, rừng, ruộng, bãi …), tự kiếm ăn là chính bổ sung thức ăn là
phụ, sức đề kháng tính thích nghi cũng cao hơn các giống và gà nuôi theo phương
thức công nghiệp, phẩm chất thịt và trứng cao, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
2.3.2.2. Khái quát về chăn nuôi gia cầm
19
20
Nhìn tổng quá ngành chăn nuôi gia cầm nước ta phát triển khá nhanh
và vững chắc cả về quy mô, sản lượng, chất lượng và hiệu quả. Tốc độ tăng
nhanh nhất là trong 10 năm đổi mới (1990 - 1999). Riêng đàn gà có 135,7
triệu con (1999) so với năm (1990) có 80,1 triệu con. Tốc độ tăng bình quân
hàng năm là 5,5%. Hiện nay gà thả vườn chiếm trên 70% vẫn là nguồn cung
cấp thịt, trứng cho xã hội.
Sản phẩm gia cầm cũng liên tục tăng cao, giai đoạn (1990 - 1999) thịt
gia cầm tăng từ 178,9 ngàn tấn lên 261,8 ngàn tấn, tốc độ tăng bình quân hàng
năm là 4,3%: trứng gia cầm 1,89 tỷ quả (1990) và 3,44 tỷ quả năm (1999) tốc
độ tăng bình quân hàng năm là 6,8%. Hiện nay gia cầm cung cấp 15 -16%
tổng thịt hơi các loại, tỉ lệ này cao hơn thịt trâu, bò và thấp hơn thịt lợn.
Mức tiêu thụ bình quân thịt và trứng gia cầm của mỗi người Việt Nam
hiện nay (1999) là 3,43kg thịt và 45,1 quả trứng, so với năm (1990) các mức
này là 2,52kg thịt và 2,86 quả trứng. Như vậy trong 10 năm chăn nuôi gia
cầm đã có bước tiến đáng kể trong đó phải kể đến chăn nuôi gà. Tuy nhiên
Việt Nam mới chỉ đứng hàng 47 trên thế giới và đứng thứ 5 ở ASIAN vè sản
xuất thịt và trứng gia cầm.
2.3.2.3. Kết quả nghiên cứu một số giống gà nội
Tập đoàn giống gà nội ở nước ta cũng rất phong phú, trong đó phải kể
đến các giống gà Ri (chiếm 70% đàn gà nội), gà Đông Tảo, gà Mía, gà Hồ, gà
Văn Phú, gà Ác, gà chọi… từ năm 1990 trở lại đây có nhiều công trình vè gà
thả vườn bao gồm các nghiên cứu bảo tồn quỹ gen vật nuôi và các nghiên cứu
khảo nghiệm, tạo các giống gà nhập nội.
- Gà Hồ có tầm vóc to, thể chất khỏe, hơi lùn, chân to, con trống có màu
lông đỏ tía, con mái lông vàng đậm, có cườm ở cổ, đầu lông cánh và lông đuôi
màu đen. Mào đơn, tích tai kém phát triển. Lúc trưởng thành gà trống nặng 3,8 -
4kg; gà mái 3,0 - 3,5kg, sản lượng trứng 40 - 50 quả/mái/năm, trứng 52 - 54 gam,
gà Hồ thích hợp với lối hăn thả vườn.
20
21
- Bùi Đứng Lũng, Trần Long, (1994) khi nghiên cứu về gà Mía cho biết
đây là giống gà nội, hướng thịt, tỉ lệ nuôi sống tương đối cao (do thích nghi
tốt). Khả năng sinh sản, cho thịt của gà Mía thấy rằng; Tốc độ tăng khối lượng
cơ thể lớn gấp 2 lần gà Ri. Năng suất thịt của gà Mía: khối lượng cơ thể sống
2056g; tỉ lệ thịt xẻ 72,41%; tỉ lệ thịt ngực 19,13%; tỉ lệ thịt đùi 18,23%; tỉ lệ
mỡ bụng 3,32%; tuổi đẻ bói 174 ngày; sản lượng trứng đạt 55 quả ở 06 tháng
để đầu.
- Gà Ri là giống gà phổ biến nhất ở nước ta. Khối lượng sơ sonh của gà
Ri nhỏ 26.72g; 18 tuần tuổi con trống đạt 1675,6g; con mái đạt 1247,3g. Tuổi
đẻ bói 113 ngày. Tiêu tốn thức ăn giai đoạn 0 - 9 tuồn tuổi là 1,98kg thức
ăn/con; 10 - 18 tuần tuổi là 3,83 - 4,25kg thắc ăn/con; Giai đoạn đẻ trứng tiêu
tốn 3.06kg thức ăn/10 quả trứng giống. Tỉ lệ nôi sống của gà Ri đạt 92,11%.
2.3.2.4. Kết quả nghiên cứu số giống gà nhập nội thả vườn.
Gà Tam Hoàng dòng 882 cho biết tỉ lệ nuôi sống đạt 95 - 98%; từ 6
tuần tuổi đến lúc giết thịt tỉ lệ sống đạt cao 99 - 100%. Khả năng sinh trưởng
của dòng 882 là cao nhất, đặc trưng cho ga Thạch Kỳ - Kabir, 15 tuần tuổi
đạt khối lượng 1822,7g, ngang với chỉ tiêu công bố ở Trung Quốc, tuổi giết
thịt tốt nhất là 11 - 13 tuần tuổi. Tiêu tốn thức ăn 3,17 - 3,61kg thức ăn/kg
trọng lượng.
Năng suất trứng nuôi tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy
Phương (viện chăn nuôi quốc gia) đạt 130 - 140 quả/mái/năm. Khối lượng
trứng 46 - 48g.
Về giống gà Tam Hoàng dòng Jiangcun vàng. Nuôi tại Trung tâm
nghiên cứu gia cầm Thụy Phương cho biết gà trống có khối lượng 6 tuần tuổi
đạt 576-610g. Tuổi phát dục (gà trống biết gáy và đạp mái) ở 11 tuần tuổi, gà
mái đẻ bói lúc 133-137 ngày tuổi. Sản lượng trứng đạt 154-155 quả/mái ở 66
tuần tuổi, cao hơn dòng 882. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 2,9-3,0kg
thức ăn. Khả năng cho thịt của gà Tam Hoàng dòng Jiangcun ở 15 tuần tuổi
đạt 1807,5 gam, thấp hơn dòng 882. Tỉ lệ nuôi sống ở giai đoạn gà con đạt 97-
21
22
98%; giai đoạn sau đạt 100%. Tiêu tốn thức ăn ở 15 tuần tuổi là 3,6 - 3,9kg
thức ăn/kg trọng lượng.
Gà Lương Phượng xuất sứ từ Trung Quốc có hình dáng bề ngoài gần
giống gà Ri của nước ta. Lông màu vàng tuyền, vàng đốm hoa hoặc đen đốm
hoa, có nhiều màu sắc lông khác nhau như một vườn hoa nên còn gọi là gà
hoa Lương Phượng. Gà có mào, yếm, mặt, tích tai màu đỏ. Gà trống mào đơn
ngực nở lưng thẳng, lông đuôi vươn cong, chân cao vừa phải; gà mái đầu nhỏ,
thân hình chắc, chân thấp, da gà Lương Phượng màu vàng, thịt mịn, thơm
ngon. Gà Lương Phượng có tỉ lệ sống cao đạt 91 - 95% trong điều kiện chăn
nuôi nông hộ, thích hợp với các phương thức chăn nuôi khác nhau ở điều kiện
khí hậu Việt Nam. Sản lượng trứng đạt 158,63 quả/48 tuần đẻ. Gà nuôi sinh
sản tại 20 tuần tuổi khối lượng bình quân gà mái đạt 2145 gam; gà trống đạt
3079 gam.
Theo tài liệu của Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thanh
Sơn, Đoàn Xuân Trúc, (1999), cho biết tháng 7/1999 lần đầu tiên giống gà
Kabir của Israsel được nhập vào Việt Nam với 5000 mái dòng mẹ và 600
trống dòng bố. Số gà này được nuôi ở Xí nghiệp gà giống Châu Thành thuộc
Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam với mục đích tạo ra loại gà siêu thịt lông
trắng và gà mái lông màu (Label Rouge) nuôi tại trang trại. Qua 1 năm theo
dõi, gà Kabri thả vườn thích hợp với điều kiện khí hậu nuôi dưỡng ở nước ta
và được người chăn nuôi ưa chuộng. Kết quả nuôi thử nghiệm gà Kabri bố mẹ
ở Việt Nam cho thấy chúng có khả năng sinh sản tốt, các chỉ tiêu về sinh sản
đều hơn hẳn các giống gà lông màu khác nhập vào Việt Nam. Gà Kabri
thương phẩm thích hợp với phương thức nuôi công nghiệp, nuôi trang trại bán
chăn thả và nuôi chăn thả vườn. Nuôi chưn thả khối lượng thấp hơn khoảng
15% so với nuôi nhốt xong thịt chức, thơm ngon, giá thành thấp do giảm được
chi phí thức ăn. Thịt gà Kabri hấp dẫn vì da vàng, thịt mịn, thơm ngon có
hương vị gần giống như gà Ri. Gà Sasso của Pháp nuôi thử nghiệm tại Thái
Nguyên cho kết quả tốt cụ thể ở 9 tuần tuổi, khối lượng bình quân cơ thể đạt
1954,28 gam; tỉ lệ nuôi sống đạt 92,5%; tiêu tốn thức ăn 2,55kg thức ăn/kg
trọng lượng.
22
23
2.3.2.5. Kết quả nghiên cứu số giống gà lai thả vườn (giữa gà nhập nội và gà nội)
Khả năng cho thịt của con lai giữa gà Đông Tảo và gà Tam Hoàng, kết
quả cho thấy gà lai F1 ở 11 tuần tuổi ưu thế lai đạt 4,96 - 6,07% và tuần tuổi
là 6,24 - 6,92%. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối tăng dần từ 1 - 12 tuần tuổi đạt
27,79 gam/con/ngày.
Tiêu tốn thức ăn ở gà lai là 3,89kg thức ăn/kg trọng lượng. Chỉ số sản
xuất ở gà lai F1 là 66,28 với chế độ dinh dưỡng năng lượng trao đổi 3105
KCal/kg thức ăn, Protein 17%. Năng suất thịt gà lai F1 như sau: Tỉ lệ thịt xẻ
70,9 - 72,0%; tỉ lệ thịt ngực 16,35 - 17,6%; tỉ lệ thịt đùi 22,48 - 22,70%; tỉ lệ
mỡ bụng 1,48 - 1,81%; tỉ lệ nuôi sống của gà lai F1 đạt 95,56 - 97,78%.
- Giống gà thả vườn cải tiến BT1 do Trung tâm nghiên cứu và Huấn
luyện chăn nuôi Bình Thắng - Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền
Nam tạo ra từ năm 1991. Xuất sứ từ 2 giống gốc RhodeRi (mái) và Goldline
54 (trống) qua nhiều thế hệ chọn lọc trên các chỉ tiêu kinh tế cũng như sức đẻ
trứng và tốc độ sinh trưởng cũng như màu sắc lông, da phù hợp với thị hiếu
của người nông dân.
Thông qua việc nghiên cứu các tài liệu và tham khảo kết quả nghiên
cứu của các tác giả trong và ngoài nước chúng tôi thấy rằng: Việc nghiên cứu
gà thả vườn hiện nay là vấn đề có tính chiến lược đứng trước ngưỡng cửa hội
nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ở nước ta trên 70% dân số
là sống bằng nghề nông, điều đó đồng nghĩa với việc trên 70% khối lượng sản
phẩm chăn nuôi được sản xuất từ đơn vị kinh tế nông hộ. Vì vậy, vấn đề
nghiên cứu cải tiến điều kiện kinh tế nông hộ nói chung và nghiên cứu hệ
thống gà thả vườn nói riêng sẽ tạo ra nội lực rất lớn trong tương lai, góp phần
tăng thực phẩm cho xã hội và vươn tới xuất khẩu.
23
24
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Mô hình chăn nuôi gà thả vườn.
- Phạm vi nghiên cứu: Các thôn có mô hình trên địa bàn xã Bàn Đạt,
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu trên địa bàn xã Bàn Đạt, huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian nghiên cứu: Từ 10/02/2012 đến 19/05/2012
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã Bàn Đạt, huyện
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
* Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
* Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội
* Nhận xét ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội
của xã tới việc phát triển mô hình.
- Thuận lợi
- Khó khăn
3.3.2. Đánh giá thực trạng các mô hình chăn nuôi gà thả vườn trên địa bàn
xã nghiên cứu
- Tổng số hộ tham gia thực hiện mô hình trong xã giai đoạn 2009 đến
đầu tháng 5 năm 2012.
- Diện tích chăn nuôi của toàn xã giai đoạn 2009 đến đầu tháng 5
năm 2012.
- Hiệu quả thu được của mô hình trong giai đoạn 2009 đến đầu tháng 5
năm 2012.
24
25
3.3.3. Đánh giá hiệu quả của mô hình chăn nuôi gà thả vườn
3.3.3.1. Hiệu quả kinh tế
* Các chỉ tiêu theo dõi
- Diện tích
- Năng suất
- Giá thành - giá bán
- Các khoản chi phí:
+ Xây dựng chuồng trại
+ Mua giống
+ Mua thức ăn
+ Công lao động
+ Chi phí khác liên quan
- Hiệu quả kinh tế
+ Tổng doanh thu
+ Tổng chi phí
+ Lợi nhuận
3.3.3.2. Hiệu quả môi trường
- Đánh giá tình hình sử dụng các loại thuốc phòng trừ dịch bệnh và
thuốc kích thích trong chăn nuôi.
- Đánh giá hình hình sử dụng các loại thuốc khử trùng chuồng trại chăn
nuôi (có hay không, liều lượng sử dụng).
3.3.3.3. Hiệu quả xã hội
- Đánh giá khả năng tạo công ăn việc làm cho người nông dân.
- Đánh giá khả năng nâng cao nhận thức cho người dân tham gia.
- Đánh giá sự bình đẳng giới khi tham gia thực hiện mô hình.
3.3.4. Đánh giá tính bền vững của mô hình
3.3.5. Đánh giá khả năng nhân rộng của mô hình
* Đánh giá mức độ chấp nhận của người dân và sự tham gia của họ vào
mô hình.
* Đánh giá mức độ quan tâm của người dân với mô hình.
25