Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế nông hộ các xã vùng ven lòng hồ thủy điện huyện na hang tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.77 KB, 68 trang )

PHẦN I:
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài:
Sau hơn 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có
những chuyển biến mạnh mẽ. Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã được
nhường chỗ cho nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự điều tiết
của Nhà nước. Cơ chế mới đã tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam
phát triển mạnh mẽ. Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã được nhường
chỗ ho nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự điều tiết của Nhà
nước. Đặc biệt là nền kinh tế nông nghiệp đã có những bước nhảy vượt
bậc mà nền kinh tế hộ nông dân đóng vai trò quyết định.
Kinh tế hộ nông dân nước ta đã đạt được những thành quả to lớn, góp
phần quan trọng tạo nên sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế đất nước.
Khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp- nông thôn, phát
huy những lợi thế vốn có của đất nước, tạo công ăn việc làm, từng bước
làm tăng thu nhập cho lao động làm nông nghiệp là những mục tiêu mà
kinh tế hộ nông dân nước nhà về cơ bản đã làm dược trong thời gian qua.
Tuy nhiên, cũng từ những kết quả đạt được đó, trên con đường phát triển
kinh tế hộ nông dân nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi chúng
ta làm tốt hơn nữa trong thời gian tới như ruộng đất cho người nông dân,
vốn, tín dụng cho hộ nông dân, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, thị
trường cung ứng đầu tư vào, đầu ra, nâng cao trình độ tay nghề, kiến thức
cho người lao động trong nông nghiệp nông thôn.
Na Hang là một huyện miền núi nằm ở đầu nguồn sông Gâm phía cuối
Tỉnh Tuyên Quang. Cũng như các huyện miền núi khác, Na Hang là một
huyện thuần nông với hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông
.nghiệp của huyện là kinh tế hộ nông dân. Nông nghiệp là ngành luôn
đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của toàn thể nhân dân và
hộ nông dân cũng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số hộ gia đình có
trong toàn huyện. Tuy nhiên, với dự án “ Xây dựng thủy điện Tuyên
Quang” của chính phủ được xây dựng trên địa bàn huyện được khởi công


từ 22/12/2002 và hoàn thành năm 2008 với diện tích mặt mặt nước lên tới
hơn 8000 ha và đã phải giải tỏa rất nhiều đất sản xuất của các hộ nông
dân sinh sống ven long hồ. Nền sản xuất nông nghiêp kinh tế hộ nông dân
gặp nhiều khó khăn với những nguyên nhân như thiếu đất sản xuất, khó
khăn trong viêc tìm ra hướng sản xuất trong hoàn cảnh mới…Từ những
vấn đề bức xúc thực tế hiện nay trong phát triển kinh tế của địa phương
em đã chọn đề tài:
“ Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế nông hộ các xã
vùng ven lòng hồ thủy điện huyện Na Hang- Tỉnh Tuyên Quang”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Thông qua quá trình thực tập tại địa phương nghiên cứu, đánh giá
những thực trạng và tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện
từ đó đưa ra những giải pháp mang tính thiết thực nhằm giải quyết các
vấn đề khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế nông hộ tại huyện trong
thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Thu thập, phân tích và đánh giá thực trạng kinh tế nông hộ tại vùng
lòng hồ huyện Na Hang.
- Tìm hiểu thuận lợi khó khăn nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của
người dân tại vùng ven vòng hồ thủy điện trong vấn đề phát triển
kinh tế hộ gia đình
- Đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế cho người dân tại vùng
ven lòng hồ thủy điện Na Hang
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp cho sinh viên phần nào thấy được những khó khăn cũng như
tiềm năng, nguồn lực tại địa bàn nghiên cứu, từ đó có những giải pháp
nhằm phát triển kinh tế nông thôn tại địa phương.
- Quá trình thực hiện đề tài thực tập sẽ nâng cao năng lực cũng như

rèn luyện kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân mỗi
sinh viên.
- Đề tài cũng được coi là một tài liệu tham khảo cho Trường, Khoa, các
cơ quan trong ngành và sinh viên các khóa tiếp theo.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài có thể là cơ sở khắc phục những vấn đề bất cập mà kinh tế
nông hộ đang gặp phải.
- Đề tài có thể đưa ra những định hướng, giải pháp thiết thực giúp
người dân địa phương phát triển kinh tế.








PHẦN II:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1.Một số khái niệm
2.1.1.1. Các khái niệm về hộ:
Trong điều 107 dự thảo ghi: “Hộ gia đình mà các thành viên cùng
đóng góp công sức, tài sản chung để hợp tác kinh tế chung trong hoạt
động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc trông một số lĩnh vực kinh
doanh khác do pháp luật quy định, là chủ thể trong các quan hệ dân sự
đó; hộ gia đình mà đất ở được giao cho nông hộ cũng là chủ thể trong
quan hệ dân sự liên quan đến đất ở đó”.
Liên hiệp quốc cho rằng: “Hộ là những người cùng sống chung
dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”.

Tại cuộc thảo luận quốc tế lần thứ IV về quản lý nông trại tại Hà
Lan năm 1980 đưa ra khái niệm: “Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có
có liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng và hoạt động
khác”.
Có quan niệm lại cho rằng hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế mà các thành
viên dự trên cơ sở kinh tế chung,các nguồn thu nhập có các thành viên
cùng sang tạo ra và cùng sử dụng chung.Quá trình sản xuất hộ được tiến
hành một cách độc lập và các thành viên của hộ thường có cùng huyết
thống,thường cùng sống chung một ngôi nhà.Hộ cũng là một đơn vị để tổ
chức lao động,tồn tại như một đơn vị kinh tế cơ sở với chế độ tự cấp,tự
túc,tự sản,tự tiêu.
Trên góc độ ngân hàng , “ Hộ sản xuất” là một thuận ngữ được dùng
trong hoạt động cung ứng vốn tín dụng cho hộ gia đình để làm kinh tế
chung cho cả hộ.
Hiện nay trong các văn bản Việt Nam, hộ được xem như một chủ thể
trong các quan hệ dân sự do pháp luật quy định và được định nghĩa là một
đơn vị mà các thành viên có hộ khẩu chung, tài sản chung và hoạt động
kinh tế chung.
2.1.1.2. Các khái niệm về hộ nông dân:
Tác giả Frank Ellis định nghĩa như sau: “ Hộ nông dân là các hộ
gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm sinh nhai trên những mảnh đất của
mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất thường nằm
trong hệ thống kinh tế lớn hơn. Nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia
cục bộ vào các thụ trường và có xu hướng hoạt động với không hoàn hảo
cao”.
Ở Việt Nam theo nhà khoa học Lê Đình Thắng (năm 1993) cho
rằng: “ Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong
nông nghiệp và nông thôn”.
2.1.1.3. Các khái niệm về kinh tế hộ nông dân
Theo “Kinh tế hộ nông dân” xuất bản năm 2002 của TS.Đỗ Văn

Viện và Th.S Đặng Văn Tiến thì “Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ
chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội. Trong đó các nguồn lực sản
xuất như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của
ăn chung để tiến hành sản xuất, có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà,
ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh là tùy thuộc vào chủ
hộ. Được nhà nước thừa nhận và tạp điều kiện để phát triển”.
Theo GS – TS Trần Đình Đằng “ Kinh tế hộ nông dân là một hình
thức kinh tế cơ bản và tự chủ trong nông nghiệp, được hình thành và tồn
tại khách quan lâu dài trên cơ sở sức lao động, đất đai và tư liệu dản
xuất khác của gia đình là chính”. Ông cũng đã nghiên cứu về thực trạng
kinh tế hộ gia đình của các nước trên thế giới và Việt Nam, định hướng
và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ, lựa chọn thị trường, tổ
chức các điều kiện để tiêu thụ sản phẩm.
2.1.2. Đặc trƣng hộ nông dân
Kinh tế hộ nông dân gồm có 6 đặc trưng sau:
- Có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu, quá trình quản lý
và sử dụng các yếu tố sản xuất. Sở hữu trong hộ nông dân là sở hữu
chung, có nghĩa là mọi thành viên trong hộ đều có quyền sở hữu chung
với những tư liệu vốn có, cũng như các tài sản khác của hộ. Mặt khác do
dựa trên cơ sở kinh tế chung và có cùng chung một ngân quỹ nên mọi
người trong hộ đều có ý thức trách nhiệm rất cao và việc bố trí sắp xếp
công việc cũng rất linh hoạt, hợp lý. Từ đó dẫn đến hiệu quả sử dụng các
nguồn lực trong nông hộ rất cao.
- Lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bó chặt chẽ
trong nông hộ, mọi người thường gắn bó với nhau theo quan hệ huyết
thống, kinh tế nông hộ lại tổ chức với quy mô nhỏ hơn các loại hình kinh
doanh khác nên việc điều hành quản lý cũng đơn giản hơn. Trong nông
hộ chủ hộ vừa là người điều hành, người quản lý sản xuất vừa là người
trực tiếp tham gia lao động sản xuất, dẫn đến tính thống nhất giữa lao
động trực tiếp và lao động quản lý là rất cao.

- Kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh rất cao. Do
kinh tế hộ có quy mô nhỏ nên dẽ điều chỉnh hơn so với các doanh nghiệp
nông nghiệp khác. Nếu gặp điều kiện thuận lợi hộ có thể tập trung mọi
nguồn lực vào sản xuất để mở rộng san xuất, khi gặp điều kiện bất lợi họ
có thể dễ dàng thu hẹp quy mô, thậm trí có thể trở về sản xuất tự cung, tự
cấp.
- Có sự gắn bó chặt chẽ giữa kết quả sản xuất với lợi ích người lao
động. Trong kinh tế hộ mọi người gắn bó với nhau trên cả cơ sở kinh tế
lẫn huyết tộc và có ngân quỹ chung nên dễ dàng có được sự nhất trí, đồng
tâm, hiệp lực để cùng nhau phát triển kinh tế hộ của mình. Vì vậy có sự
gắn bó chặt chẽ giữa kết quả sản xuất với người lao động. Lợi ích kinh tế
đã thực sự trở thành động lực thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân, là
nhân tố nâng cao hiệu quả sản xuất của kinh tế hộ.
- Kinh tế hộ là đơn vị sản xuất nhỏ nhưng lại rât hiệu quả, quy mô
nhỏ nhưng lại không đồng nghĩa với sự lạc hậu, năng suất thấp. Trên
thực tế nông hộ vẫn có thể áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công
nghệ mới để nâng cao năng suất lao động. Trong thực tế đã chứng minh
nông hộ là đơn vị sản xuất kinh doanh thích hợp nhất với đặc điểm trong
sản xuất nông nghiệp.
- Kinh tế hộ nông dân sử dụng các lao động và tiền vốn của chủ hộ
là chủ yếu.
2.1.3. Phân loại hộ nông dân
2.1.3.1. Phân loại theo tính chất ngành nghề sản xuất
- Hộ thuần nông: Chỉ sản xuất thuần túy là nông nghiệp, loại hộ này
đang có xu hướng giảm.
- Hộ nông nghiệp ngành nghề: ngoài sản xuất nông nghiệp còn thêm
một số ngành nghề như rèn, mộc, buôn bán vật tư nông nghiệp.
- Hộ kiêm sản xuất nông nghiệp và dịch vụ: Ngoài sản xuất nông
nghiệp họ còn buôn bán các loại hàng hóa phục vụ cho nhu cầu hàng
ngày của con người và cho sản xuất nông nghiệp.

2.1.3.2. Phân loại theo mục tiêu và cơ chế hoạt động của nông hộ
- Hộ nông dân hoàn toàn tự cung tự cấp không phản ứng với thị trường
bên ngoài, đây là những hộ nông dân tự làm ra của cải vật chất đáp ứng
nhu cầu hàng ngày.
- Hộ nông dân bắt đầu phản ứng với thị trường: Họ có tham gia vào thị
trường nhưng ít.
- Hộ nông dân sản xuất hàng hóa là chủ yếu: Họ tham gia mạnh mẽ vào
những hoạt động và biến đổi cuat thị trường.
2.1.3.3. Phân loại theo mức thu nhập của hộ
- Hộ khá
- Hộ trung bình
- Hộ nghèo
2.1.4. Những nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển của kinh tế hộ nông
dân.
2.1.4.1. Các yếu tố chủ quan
- Đất đai: Đất đai là tư liệu sẩn xuất chủ yếu và quan trọng không có gì có
thể thay thế được đối với sản xuất nông nghiệp. Sẽ không có sản xuất
nông ngiệp nếu như không có đất đai, số lượng và chất lượng sẽ quy định
lợi thé so sánh của mỗi vùng,miền trong sản xuất nông nghiệp. Hướng sử
dụng đất đai quy định các hướng sử dụng tư liệu sản xuất khác, chất
lượng đất tốt hay xấu ảnh hưởng rất lớn đến năng xuất cây trồng vật nuôi.
Vì vậy với một diện tích đất canh tác có hạn cần có kế hoạch sử dụng sao
cho phù hợp để có hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Vốn đầu tư sản xuất: Vốn là giá trị của toàn bộ đầu tư đầu vào, bao gồm
những tài sản, vật phẩm trong kinh doanh. Cũng như các ngành sản xuất
khác, trong nông nghiệp vốn là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và
lưu thông hàng hóa. Vốn quyết định đến quy mô sản suất từ đó ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh, ảnh
hưởng đến khả năng khai thác các nguồn vào trong sản xuất. Vốn được
xếp vào các yếu tố chủ quan vì chủ hộ có quyền huy động hoặc quyết

định phân bổ vốn theo chu kỳ sản xuất. Vốn được tạo ra từ hai nguồn cơ
bản là vốn tự có và vốn vay. Việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không nó
quyết định đến sự phát triển của kinh tế hộ.
- Lao động: Lao động là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất,
không có lao động thì không thể có hoạt động sản xuất, đặc biệt trong sản
xuất nông nghiệp, cũng như đất đai lao động ảnh hưởng đến thu nhập trên
cả hai mặt lượng và chất.
+ Mặt lượng của lao động: Thể hiện mức độ đầu tư lao động vào công
việc cụ thể. Nếu hộ càng nhiều lao động thì thu nhập của hộ càng cao.
+ Mặt chất của lao động: Thê hiện sự hiểu biết của người lao động trong
công việc sản xuất kinh doanh của mình, nắm được quá trình sinh trưởng
và phát triển của vật nuôi, cây trồng từ đó có biện pháp tác động, chăm
sóc khoa học và mang lại hiệu quả cao. Chất lượng lao động còn thể hiện
ở khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, am hiểu thị trường và chính sách
của nhà nước thể hiện ở kinh nghiệm trong sản xuất.
2.1.4.2. Các yếu tố khách quan
- Thị trường: Thị trường là nơi diễn ra trao đổi hàng hóa, thị trường có tác
động rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh thông qua cơ chế thay đổi
giá cả.Giá cả lại phụ thuộc vào quy luật cung cầu trên thị trường. Có hai
loại thi trường là thị trường đầu vào và thị trường đầu ra.
+ Đối với thị trường đầu ra (Thị trường tiêu thụ sản phẩm, nó phản ánh
cung sản phẩm). Trong nông nghiệp cung về sản phẩm thường là cung
muộn, hơn nữa sản phẩm trong nông nghiệp thường khó bảo quản, vì vậy
rủi ro do thị trường đem lại là rất lớn. Bên cạnh đó thị trường cạnh tranh
các sản phẩm trong nông nghiệp là thị trường hoàn hảo, nên người nông
dân không thể kiểm soát được thị trường, vì vậy sự tác động của thị
trường làm cho thu nhập của nông hộ không ổn định.
+ Đối với thị trường các yếu tố đầu vào, giá cả đầu vào trên thị trường
ảnh hưởng trực tiếp đên chi phí sản xuất của nông hộ, vì thế nó tác động
rất lớn đến quy mô sản xuất, đến mức độ đầu tư của nông dân. Nếu giá cả

đầu vào trong một giai đoạn tăng bất thường sẽ làm cho chi phí đầu tư
tăng lên dẫn đến hiệu quả sản xuất giảm xuống.
-Điều kiện tự nhiên: Do đối tượng sản xuất nông nghiệp là sinh vật sống.
trong quá trình sing trưởng và phát triển phụ thuộc nhiều vào điều kiện
ngoại cảnh như khí hậu, thời tiết, môi trương… Nếu gặp điều kiện thuận
lợi phù hợp với giai đoạn phát triển của cây trồng vật nuôi thì sẽ cho năng
suất cao và ngược lại. Như vậy trong sản xuất nông nghiệp thì điều kiện
tự nhiên là yếu tố quyết định khá lớn đến kết quả sản xuất cây trồng của
nông hộ.
- Chính sách nhà nước: Chính sách kinh tế là công cụ đắc lực của chính
phủ. Trong quản lý kinh tế mỗi chính sách ban hành đều có tác động rất
lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh dù lớn hay nhỏ. Nếu chính sách
đúng đắn phù hợp với điều kiện sản xuất và ngược lại. Vì vậy chính sách
có ảnh hưởng tương đối lớn đến sản xuất của nông hộ. Trong quá trình
phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam, Nhà nước đã chứng tỏ được
vai trò của mình trong quản lý kinh tế. Nó thể hiện rõ nét nhất ở chính
sách ruộng đất trong công cuộc đổi mới. Chính sách đã làm thay đổi thu
nhập của toàn bộ cư dân trong nông thôn. Ngoài ra nhà nước còn có
những chính sách bảo vệ lợi ích thiết thực của người nông dân như đặt
giá trần, giá sàn…
- Ngoài các yếu tố trên, kinh tế nông hộ còn chịu ảnh hưởng của các
phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa…

2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Khái quát sự phát triển của kinh tế hộ nông dân trên thế giới
2.2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân ở các nước trong khu
vực và thế giới
- Hà Lan: là một quốc gia nhỏ, lao động nông nghiệp chiếm 5,7% dân số,
hàng năm một lao động nông nghiệp làm ra khối lượng sản phẩm có thể
nuôi 112 người và chỉ đứng sau Đan Mạch (160 người). Năm 1960 Hà

Lan có 300.000 nông trại, bình quân đất canh tác 9 ha/hộ. Những năm
gần đây còn 138.000 nông trại, bình quân 16 ha/hộ. Các nông trại được tổ
chức gọn nhẹ, sử dụng lao động gia đình là chính, chỉ thuê 1-2 lao động
trong vòng một tháng vào thời điểm thu hoạch. Trong các nông trại có đủ
máy móc cần thiết và đạt trình độtiên tiến trên thế giới. Nguyên nhân
thành công của hộ nông dân Hà Lan là: có đầu óc kinh doanh, biết tổ
chức sản xuất, nắm bắt thực tế, yêu lao động, say mê với nghề nông.
- Mỹ: quốc gia có nền công nghiệp hung mạnh bậc nhất thế giới, đồng
thời là nước điển hình về việc hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp và nông
thôn. Hàng năm sản xuất nông nghiệp Mỹ tạo ra một khối lượng nông sản
đạt giá trị xuất khẩu 36 tỷ USD. Quyết định thành công của nền nông
nghiệp Mỹ thuộc về các nông trại gia đình. Nười Mỹ cho rằng: Nông trại
gia đình là linh hồn của nền nông nghiệp Mỹ. Năm 1978 Mỹ có khoảng
2,8 triệu nông trại với khoảng 4,4 triệu lao động, năm 1987 còn 2.178.100
nông trại với 3,308 triệu lao động chiếm gần 2% dân số. Giảm dần qua
các năm, đến năm 1992 còn 1.925.000 nông trại. Trong tổng số 1.733.683
nông trại nhỏ thì có tới 1.721.816 là nông trại gia đình chiếm 93,3%. Xu
hướng ở Mỹ là giảm số lượng nông trại, tăng nhanh quy mô đất canh
tác/nông trại, năm 1940 là 40ha, năm 1950 là 80ha, năm 1960 là 120 ha,
những năm gần đây khoảng 150-200 ha. Nông trại gia đình Mỹ sở hữu
228.576.692 ha đất canh tác, đại bộ phận các nông trại là của gia đình với
vợ chồng và con cái. Có khoảng 85% chủ nông trại tự canh tác trên mảnh
đất của mình, còn lại 15% canh tác trên đất thuộc các tập đoàn cong nông
nghiệp. Hiện nay Mỹ có khoảng 1.797 nông trại là một lớn có trên 10 lao
động và sở hữu 4.527.466ha đất canh tác. Bên cạnh các nông trại là một
số xí nghiệp nông nghiệp tư sản, đó là những điểm sản xuất và kinh
doanh những sản phẩm mà từng nông trại không đủ sức làm và là những
ngành nghề có tính chuyên môn hóa cao. Trình độ phát triển nông nghiệp
ở Mỹ rất cao, sản phẩm nông nghiệp dồi dào, có khả năng cạnh tranh lớn
trên thị trương quốc tế.

- Các nước châu Á: Nhật Bản, năm 1970 có 5,3 triệu nông trại, với quy
mô canh tác 1.06 ha/hộ. Năm 1885conf 4,2 triệu hộ với quy mô đất canh
tác 1,2 ha/hộ. Đến năm 1993 còn 3,7 triệu nông trại chủ yếu là nông trại
hộ gia đình. Hàn Quốc năm 1953 có 2.249 trang trại nông hộ, những năm
gần đây còn 0,3 triệu nông hộ với quy mô trang trại 0,9 ha/hộ. Thái Lan
với 3,214 triệu nông hộ(1970) tăng 4,5 triệu nông hộ (1990), bình quân
ruộng đất 5,6 ha/hộ. Trung Quốc với số dân khoảng 1,3 tỷ người trong đó
75% số dân sống ở nông thôn, canh tác trên 93,33 triệu ha đất, bình quân
0,13 ha/người. Tổng diện tích gieo trồng 146,46 triệu ha. Nông hộ Trung
Quốc đã và đang sở hữu 70,4% máy kéo lớn và trung bình, 96,18% máy
kéo nhỏ, 74,4% ô tô vận tải dùng trong nông nghiệp, 72,53% máy bơm
nước. Trung Quốc là nước chủ trương thiết lập ở nông thôn cơ chế kinh
doanh hai tầng: Kinh doanh phân tán của kinh tế hộ gia đình nông dân và
kinh doanh thông nhất của kinh tế tập thể. Năm 19978 thu nhập thuần túy
bình quân mỗ nông dân là 134 nhân dân tệ/năm, năm 1990 đã đạt 630 tệ.
Nếu loại trừ yếu tố giá cả thu nhập tăng 2,2 lần, bình quân hàng năm tăng
10,7%. Tuy vậy thu nhập của hộ còn chênh lệch giữa các vùng, dân số
tăng quá nhanh, thể chế kinh tế hai tầng và hệ thống dịch vụ nông thôn
chưa được kiện toàn, tỷ giá sản phẩm công nghiệp dãn ngày một rộng gây
bất lợi cho người nông dân.


2.2.1.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ nông dân ở một số nước trên
thế giới.
Hà Lan:
Tài nguyên thiên nhiên về nông nghiệp của Hà Lan thiếu hụt. Đất ít lại
trũng, thường xuyên bị uy hiếp của ngập lụt, nhưng Hà Lan đã tìm tòi, tự
khẳng định những lợi thế so sánh của chính mình để phát triển nền nông
nghiệp theo chiến lược của một nền nông nghiệp hướng ra xuất khẩu, dựa
vào những ý tưởng sau đây:

- Nâng cao sức cạnh tranh quốc tế:
Hà Lan thông qua chính sách lớn" nhập lớn, xuất lớn " để phát huy
lợi thế so sánh tự thân, tăng sức canh tranh quốc tế.
Trên thị trường thế giới, Hà Lan có nhiều mặt hàng nông sản và hàng
thực phẩm có sức cạnh tranh cao. Chẳng hạn, ngoài mặt hàng hoa cắt tươi
và củ hoa nổi tiếng thế giới, còn xuất khẩu nhiều chồi giâm và hạt giống
hoa, năm 2002 kim ngạch xuất khẩu chồi giâm và hạt hoa đã đạt 122 triệu
USD, tăng 43% so với năm trước đó. Xuất khẩu các mặt hàng khoai tây,
cà chua, trứng gà, pho mát, bia, đứng hàng đầu thế giới. Ngành sản xuất
khẩu quan trọng nhất của Hà Lan gồm 3 lĩnh vực: sản phẩm hoa- rau-cây
cảnh; thịt; sữa và trứng
- Dựa vào vốn và kỹ thuật cao, trong đó nổi bật nhất là hoa và cây
cảnh là những ngành sản xuất đòi hỏi nhiều vốn và kỹ thuật, đồng thời
phải có một hệ thống dịch vụ cao cấp mới có thể vận chuyển những mặt
hàng này ra nước ngoài. Một thí dụ khác là về khoai tây, vốn là một loại
"thực phẩm bình dân" của thế giới, giá cả bình thường, nhưng do Hà Lan
tạo được giống khoai tây có kích cỡ đều đặn, vỏ nhẵn bóng được coi là "
lương thực thứ hai " được thế giới ưa chuộng, từ đó có thị trường xuất
khẩu ổn định, nhất là cung cấp cho nhu cầu chế biến thức ăn nhanh.
- Đổi mới phương thức sản xuất, để tăng sức cạnh tranh:
Hà Lan dùng vốn và công nghệ cao để thay thế có hiệu quả nguồn
quỹ đất hiếm hoi, sử dụng nhà kính để sản xuất cà chua, dưa, ớt quanh
năm, tiết kiệm đất, tăng hiệu suất đất. Phương thức sản xuất gà đẻ trứng,
lợn thịt cũng được cải tiến để bảo vệ môi trường, đảm bảo yêu cầu sức
khoẻ động vật và và chất lượng quốc tế, có hiệu quả cao.
- Tăng giá trị gia tăng nhờ vào chế biến sâu:
Trải qua mấy trăm năm cải tiến các công nghệ truyền thống về chế
biến pho mát, bơ, sữa tạo được uy tín quốc tế. Công nghệ chế biến ca cao,
ca phê từ thời kỳ thực dân vẫn còn phát huy tác dụng trong công nghiệp
chế biến hiện nay. Nhiều loại nguyên liệu không sản xuất được hoặc thiếu

thì dựa vào nhập khẩu, thông qua chế biến sâu, đã vươn ra chiếm lĩnh thị
trường thế giới với giá trị gia tăng rất lớn.
- Phát triển kết cấu hạ tầng và áp dụng thành tựu cao và mới về khoa học-
công nghệ:
Năm 1995, Chính phủ Hà Lan quyết định xây dựng công trình chỉnh trị
dòng sông, hoàn thành vào năm 2015, vốn đầu tư 500 triệu Eurô. Để
phòng chóng thiên tai khắc nghiệt.
Nhà nước coi trọng nhiệm vụ cải tạo đất, hàng năm đầu tư 140 triệu Eurô,
bình quân 4000 Eurô/ha năm. Nhà nước còn tài trợ chỉnh lý đất đai, biến
các thửa ruộng nhỏ liên kết thành thửa lớn liền nhau, xây dựng hệ thống
kênh rạch, đảm bảo yêu cầu cơ giới hoá.
Động mạch lớn của nền kinh tế là mạng lưới giao thông hiện đại được
hoàn chỉnh. Hà Lan có 2800 km đường sắt, 110.000 km đường bộ, trong
đó có 2400 km đường cao tốc. Đường hàng không đứng thứ 9 thế giới,
với 80 hãng hàng không có 230 tuyến bay đến khắp các nước.
Quỹ đất ít, "tấc đất, tấc vàng", Hà Lan đã áp dụng công nghệ "dùng vốn
thay đất". Để tạo ra hiệu suất cao của đất, ở Hà Lan, đã hình thành hệ
thống nhà kính với công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới. Nhà kính đã tiết
kiệm đất ( thậm chí có nơi không dùng đất ), lại có thể khống chế hoàn
toàn điều kiện tự nhiên. Trong nhà kính đã lắp đặt các thiết bị hiện đại, tự
động hoá, thông qua máy tính và hệ thống máy móc khác để điều chỉnh
nhiệt độ, độ ẩm, chiếu sáng, nước, thức ăn trong nhà kính, tạo ra một môi
trường ưu việt, loại trừ hoàn toàn các yếu tố bất lợi của điều kiện tự nhiên
(Hà Lan vốn là một nước không sản xuất được phong lan, nhưng nhờ nhà
kính khắc phục được những trở ngại đến sự sinh trưởng phát triển của hoa
lan nhiệt đới, á nhiệt đới, nên những năm gần đây Hà Lan đã sản xuất
được 200 triệu hoa lan, đứng thứ 9 thế giới ).
Tốc độ phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp Hà Lan được
xếp vào những nước hàng đầu thế giới, đặc biệt là thành tựu tạo giống và
nhà kính, với phương thức đầu tư tập trung vốn và chất xám, theo hướng

đầu tư cao, thu nhập cao, hiệu suất cao.
Với quỹ đất ít, Hà Lan áp dụng công nghệ "tăng diện tích đất", tập trung
áp dụng các biện pháp thâm canh cao, nâng cao năng suất trên đơn vị
diện tích, tạo ra năng suất cao gấp nhiều lần năng suất bình quân thế giới

Thái Lan:
Trong những năm gần đây Thái Lan là nước đứng đầu trong xuất khẩu
gạo trên thế giới. Là một nước có nền nông nghiệp phát triển ổn định. Ở
Thái Lan kinh tế nông hộ phát triển mạnh và hầu hết là các nông trại sản
xuất hàng hóa. Để thúc đẩy kinh tế nông hộ phát triển Chính phủ Thái
Lan đã có những điều tiết vĩ mô như sau:
- Năm 1977 chính phủ Thái Lan đã đưa ra chính sách đa dạng hóa
nền kinh tế theo hướng sản xuất sản phẩm xuất khẩu khuyến khích hộ gia
đình vừa chuyển dịch cơ cấu kinh tế vừa nâng cao giá trị nông sản và
hàng hóa có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
- Chính sách giá cả thị trường: Khi giá cả nông sản thấp, chính phủ
thường dùng quỹ bình ổn giá bằng cách đặt mức giá tối thiểu, tạo nhu cầu
dự trữ và điều tiết hạn ngạch xuất khẩu gạo, đặc biệt để hạn chế tối đa sự
bóc lột của tầng lớp trung gian, thương nhân. Chính phủ hạ thấp giá mua
vật tư, nâng giá bán buôn nông sản.
+ Về mặt thị trường Chính phủ không ngừng nâng cấp và hoàn thiện hệ
thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, phát triển hệ thống đại lý tạo nên
kênh phân phối hệ thống liên tục từ nông thôn lên thành thị, các thành
phố lớn. Tăng cường thông tin thị trường, quảng cáo và tổ chức các khóa
đào tạo để nâng cao kiến thức cho người sản xuất.
- Chính sách đầu tư cho nông nghiệp: Đầu tư cho nông nghiệp chiếm tỷ
trọng đáng kể trong tổng đầu tư của chính phủ và tập chung vào 3 lĩnh
vực lớn đó là : đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn đối với các trung
tâm kinh tế để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tươi sống. Khoản
đầu tư thứ hai mà chính phủ Thái Lan hết sức coi trọng đó là xây dựng hệ

thống thủy lợi. Bên cạnh đó Chính phủ còn quan tâm cung ứng phân bón
cho các nông trại phát triển sản xuất.
- Chính sách tín dụng nông nghiệp: Thái Lan là nước khá thành công
trong lĩnh vực cung cấp tín dụng nông nghiệp thông qua các tổ chức tín
dụng như ngân hàng quốc gia, ngân hàng thương mại, ngân hàng nông
nghiệp và các hợp tác xã nông nghiệp. Ngoài ra các tổ chức phi Chính
phủ khác tham gia cung cấp tín dụng cho nông nghiệp với lãi xuất phù
hợp với điều kiện người sản xuất.
- Chính sách giải quyết việc làm: Họ giải quyết việc làm trên cơ sở phát
triển đa dạng hóa kinh tế nông thôn, quan tâm đến phát triển công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống.
Trung quốc
Thu nhập và phân phối thu nhập tại các khu vực nông thôn:
Tổng thu nhập: Tổng thu nhập của kinh tế nông thôn trong năm 2005
chiếm tới 17.528,9 tỷ nhân dân tệ, tăng 16% so với năm trước đó ( dựa
trên giá của năm được quy định

2.2.2. Khái quát sự phát triển kinh tế hộ nông dân ở nƣớc ta.
- Trong thời kỳ Pháp thuộc: Ở thời kỳ này, tuyệt đại bộ phận nông dân đi
làm thuê cho địa chủ, một bộ phận rất ít nông dân sản xuất hàng hóa nhỏ
theo kiểu cổ truyền với kinh nghiệm và kỹ thuật thô sơ. Trong thời kỳ này
chính phủ đưa ra chính sách giảm tô, giảm tức cho nông dân, động viên
tăng gia sản xuất thực hiện tiết kiệm nhờ vậy mà sản lượng quy thóc năm
1954 đạt 3 triệu tấn, tăng 13,7% so với năm 1946.
- Từ năm 1955- 1959: Sau khi miền bắc hoàn toàn giải phóng, Đảng và
Chính phủ đã thực hiện chính sách cải cách với mục đích “ người cày có
ruộng”. Năm 1957 cải cách ruộng đất cơ bản đã được hoàn thành. Cải
cách ruộng đất đã chia 81 vạn hecta ruộng, 74 nghìn con trâu bò cho 2,1
triệu hộ nông dân. Kết quả là hộ nông dân có đất canh tác, trâu bò để sản
xuất đời sống kinh tế có phần cải thiện.

- Từ 1960- 1980: Đây là giai đoạn chúng ta tiến hành cải cách ruộng đất,
thực hiện tập thể hóa một cách ồ ạt, xong đây cũng chính là lúc tập thể
bộc lộ rõ tính yếu kém của mình, thời kỳ này kinh tế nông hộ không được
coi trọng. Đây là thời kỳ xuống dốc của nền nông nghiệp nước ta.
- Từ 1981- 1987: Chỉ thị 100CT/TW được ban bí thư trung ương Đảng
ban hành, quyết định thực hiện chế độ khoán sản phẩm cuối cùng đến
nhóm và người lao động, đây là việc làm có ý nghĩa trong việc thực hiên
quyền tự chủ trong sản xuất của hộ nông dân, đời sống nhân dân phần
nào được cải thiện, nhờ vậy mà sản lượng lương thực tăng lên liên tiếp (
mỗi năm tăng gần 1 triệu tấn năm 1985 đạt 15.875 triệu tấn).
- Từ 1988 đến nay: Ngày 05/05/1988 Bộ chính trị và Ban Chấp Hành
Trung Ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 10 về “ Đổi mới quản lý kinh
tế trong nông nghiệp nông thôn”. Thừa nhận kinh tế hộ là đơn vị kinh tế
cơ bản trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn đổi mới. Hộ
gia đình được giao quyền sử dụng đất lâu dài, hộ trở thành đơn vị kinh tế
độc lập. Từ một nước thiếu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu lương
thực, năm 1989 xuất khẩu được 1,4 triệu tấn gạo, năm 1990 được 1,6
triệu tấn gạo, đến năm 2003 Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn
thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan. Kinh tế hộ gia đình đã có những đóng
góp lớn cho nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất hàng hóa khoảng trên
50%, cà phê 45%, cao su 85%, chè trên 60%, điều trên 90%. Tuy nhiên,
vẫn còn một bộ phận không nhỏ hộ gia đình đang loay hoay trong cảnh
sản xuất tự cấp, tự túc, thậm chí còn nhiều hộ sản xuất tự nhiên, nhất là ở
vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nền kinh tế hàng hóa phát triển
cũng đồng thời dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo. Về lương thực, thực
phẩm tỷ lệ hộ nghèo cả nước là 28,9%, trong đó nông thôn là 35,7% (thấp
nhất là vùng Đông Nam Bộ 22%, cao nhất là vùng Tây Bắc 68,7%)
Hiện nay nước ta có trên 13 triệu hộ nông dân, lực lượng này là
nền tảng của nền kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, giữ vững
an ninh chính trị- xã hội. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc

xây dựng mô hình kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp hàng hóa là rất cần
thiết.

2.2.3. Một số mô hình phát triển của kinh tế hộ nông dân
2.2.3.1. Mô hình sản xuất chuyên canh trong nông nghiệp
Chuyên chăn nuôi: Bò sữa; cá, tôm, cua; hươu, trăn, rắn mô hình này
đang phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Đồng bằng
sông Hồng (ĐBSH), ven biển miền Trung
Chuyên trồng trọt: Chè, cà phê, cao su mô hình này chủ yếu ở Trung du
miền Núi phía Bắc, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ. Đây là mô hình các hộ
kinh tế làm vệ tinh nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến.
Mô hình hộ gia đình chuyên canh nông nghiệp phù hợp và phổ biến ở gần
các đô thị, doanh nghiệp (cao su, chè, cà phê, bông, mía đường hoặc xí
nghiệp chế biến giấy). Mô hình kinh tế hộ loại này thường có quy mô lớn,
khối lượng hàng hóa nhiều, cho thu nhập ổn định, đời sống người dân
được cải thiện. Tuy nhiên, dễ gặp rủi ro do giá cả biến động theo thị
trường, ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, khí hậu.
2.2.3.2. Mô hình sản xuất lúa nước – nuôi cá nước ngọt – chăn nuôi gia
cầm
Phát triển chủ yếu ở vùng ĐBSH và ĐBSCL, các tỉnh vùng trũng trồng
một vụ lúa không chắc ăn. Mô hình này thực sự có hiệu quả. Doanh thu
nhiều hộ hàng năm đạt hàng trăm triệu đồng, thu nhập đạt hàng chục triệu
đồng. Đây là những nông hộ cung cấp lượng nông sản hàng hóa lớn cho
xuất khẩu, tuy nhiên những vấn đề như dịch bệnh, giá cả bấp bênh và
thiếu thông tin về thị trường có ảnh hưởng lớn đến sự bền vững của mô
hình.
2.2.3.3. Mô hình hộ liên kết chăn nuôi lợn theo phương thức bán công
nghiệp – thâm canh lúa, màu
Mô hình này đã và đang phát triển có hiệu quả ở ĐBSH… Loại mô hình
này cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các hộ, giữa hộ với các chủ thể thu

gom, chế biến, xuất khẩu. Để mô hình phát triển cần đảm bảo quy trình
kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh, chuồng trại hiện đại; có giống
lợn và giống lúa tốt. Bên cạnh đó các chủ hộ cũng cần xác định quy mô
hợp lý, chủ động nguồn thức ăn và nắm chắc thông tin thị trường tiêu thụ.
2.2.3.4. Mô hình sản xuất cây giống (cây trồng nông, lâm nghiệp), vật
nuôi (lợn giống, gia cầm giống và các giống vật nuôi thủy đặc sản)
Đây là mô hình phát triển sản xuất giống cây trồng ở trung du miền núi
(giống cà phê, cao su, chè, cây ăn quả các loại); giống vật nuôi ở ĐBSCL,
ĐBSH, ven biển (giống tôm, cua, cá ba ba). Mô hình này rất hấp dẫn về
các loại giống mới, đặc sản, giống sạch, có chất lượng và sản lượng cao,
có giá trị trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Mô hình này cho lãi
cao nhưng chủ hộ phải có vốn lớn, nắm vững khoa học và công nghệ
(KH&CN), việc nhân rộng không dễ.
2.2.3.5. Mô hình nuôi bò sữa – chế biến – tiêu thụ tại chỗ
Mô hình này được phát triển ở ngoại thành Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh hoặc các vùng có khí hậu thuận lợi như Mộc Châu (Sơn La), Vĩnh
Phúc, Lâm Đồng. Nếu chế biến và marketing tốt, có trang thiết bị hiện
đại, tổ chức quản lý tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thì mô hình này sẽ đạt
hiệu quả và phát triển bền vững. Tuy nhiên, hiện nay mô hình này đang
gặp khó khăn do giá cả biến động theo chiều không có lợi cho nông dân.
2.2.3.6. Mô hình chuyên canh rau, hoa, quả xuất khẩu dịch vụ thương
mại tại nhà
Mô hình này đang phát triển mạnh tại vùng ven thành phố Đà Lạt (Lâm
Đồng), vùng có khí hậu á nhiệt đới: Sa pa (Lao Cai), Lạng Sơn, Cao
Bằng, Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Lục Ngạn (Bắc Giang ) Để mô hình này
phát triển, các hộ cần nâng cao hơn nữa chất lượng, hình thức, khả năng
bảo quản và uy tín trên thị trường.
2.2.3.7. Mô hình nông – lâm kết hợp
Loại mô hình này được phát triển rộng rãi ở vùng trung du và miền núi.
Cây trồng gồm: Cây rừng, đỗ đậu, cây ăn quả, cây dược liệu, cây công

nghiệp, cây đặc sản Vật nuôi gồm trâu, bò, lợn, dê, gia cầm, chim, thú
rừng… Hoạt động lâm nghiệp gồm: Bảo vệ, khai thác, trồng, sơ chế,
chăm sóc, cải tạo rừng… Phương thức canh tác đặc trưng là canh tác trên
đất dốc.
Hiện nay, một số nơi đã xuất hiện các nghề như dịch vụ du lịch sinh thái,
sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu. Mô hình này còn khó khăn về vốn,
khả năng ứng dụng KH&CN, hạ tầng cơ sở…
2.2.3 8. Mô hình sản xuất nông nghiệp kiêm ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp
Mô hình này thường hoạt động thành làng, gần đây có nơi đã phát triển
thành quy mô nhiều làng, xã. Dù hoạt động tiểu thủ công nghiệp có phát
triển, nhưng đa phần các hộ gia đình đều không quên giữ đất để sản xuất
và chăn nuôi nhằm tự túc lương thực, thực phẩm. Mô hình này đang có
những tồn tại về mặt bằng sản xuất, gây ô nhiễm môi trường, rất cần có
quy hoạch lại.
2.2.3.9. Mô hình sản xuất – kinh doanh tổng hợp
Mô hình này hình thành ở các thị tam, thị tứ hoặc các trung tâm cụm xã
theo đầu mối giao thông. Sản xuất nông lâm nghiệp – kinh doanh tổng
hợp là mô hình kinh tế hộ ngày càng có hiệu quả ở nhiều địa phương,
nhất là ở các tỉnh trung du, miền núi.
Xu hướng phát triển các hộ gia đình này sẽ thành các trang trại gia đình
hoặc doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời với quy mô và có vốn lớn, các hộ
này còn kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng
hoặc thu gom, chế biến sản phẩm.








PHẦN III
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hộ dân thuộc các xã vùng ven lòng hồ thủy điện huyện Na Hang-
tỉnh Tuyên Quang
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi nội dung
- Tình hình sản xuất kinh doanh của nông hộ
- Tình hình sử dụng các nguồn lực của nông hộ
- Tìm hiểu các giải yếu tố tác động đến kinh tế hộ nông dân để đưa
ra giải pháp phát triển cho tương lai
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
- Số liệu về tình hình sản xuất được thu thập trong giai đoạn 2009-
2011
- Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 2/2012 đến tháng 5/2012
3.2.3. Phạm vi không gian
- Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện tập trung ở 3 xã: xã
Năng Khả, xã Sơn Phú, xã Thanh Tương
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu
3.3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Các thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ các bài báo, bài viết, các
báo cáo, các văn bản đã được công bố. Trong quá trình xử lý tài liệu em
có chọn lọc và loại bỏ những thông tin, số liệu không cần thiết trên cơ sở
tôn trọng tài liệu gốc
3.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Tiến hành điều tra thu thập số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh của
các hộ nông dân tại địa bàn trong phạm vi nghiên cứu.
3.3.1.3. Phương pháp chọn mẫu

- Địa bàn chọn huyện Na Hang làm địa bàn nghiên cứu, chọn 3 xã vùng
ven lòng hồ làm địa bàn điều tra.
- Chọn mẫu điều tra: Chọn 60 hộ trong 3 xã thuộc vùng ven lòng hồ làm
mẫu điều tra, mỗi xã chọn 20 hộ.
3.3.2. Phƣơng pháp xử lý thông tin số liệu
- Số liệu, thông tin thứ cấp: Được phân tích, tổng hợp sao cho phù hợp
với các mục tiêu của đề tài.
- Số liệu, thông tin sơ cấp: Được xử lý trên bảng tính Excel, phần mềm
SPSS
3.3.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu
3.3.3.1. Phương pháp phân tích so sánh
- Các số liệu phân tích được so sánh qua các năm, các chỉ tiêu để thấy
được những thực trạng liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
3.3.3.2. Phương pháp phân tích thống kê
- Từ các chỉ tiêu đã tính, tiến hành phân tích sự biến động về tình hình
kinh tế- xã hội qua các năm trong phạm vi nghiên cứu.
3.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích của đề tài
3.4.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất kinh doanh của
nông hộ
- Diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ
- Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên/khẩu
- Số nhân khẩu bình quân/hộ
- Số lao động bình quân/hộ
- Trình độ văn hóa của chủ hộ hay của lao động chính
3.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh mức thu nhập của nông hộ
- Tổng thu nhập của hộ
- Thu nhập tính trên nhân khẩu
3.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và các công thức tính
- GO ( giá trị sản xuất): Là toàn bộ giá trị của tài sản vật chất và dịch vụ
lao động nông nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định, thường là một

năm. Đối với GO nông nghiệp gồm có:
+ Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
+ Giá trị sản xuất ngành nghề
+ Giá trị sản xuất buôn bán- dịch vụ
Công thức:
GO=

PiQi.

Qi: khối lượng sản phẩm thứ i
Pi: Giá bán sản phẩm thứ i
- IC ( chi phí trung gian) : là toàn bộ chi phí phục vụ cho quá trình sản
xuất của nông hộ ( không bao gồm trong đó giá trị lao động thuế, chi phí
tài chính, khấu hao). Trong nông nghiệp chi phí trung gianbao gồm các
khoản chi nguyên vật liệu như giống, phân bón, thước trừ sâu…
Công thức: IC=

Ci

Ci là khoản chi phí thứ i trong một quá trình sản xuất
- VA ( Giá trị gia tăng) : Là kết quả cuối cùng thu được sau khi trừ đi chi
phí trung gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nao đó
Công thức: VA= GO – IC
GO là giá trị sản xuất
IC là chi phí trung gian
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


4.1. Điều kiện tự nhiên chung của huyện Na Hang

4.1.1. Vị trí địa lý:
Vùng ven lòng hồ huyện Na Hang- tỉnh Tuyên Quang bao gồm 10
đơn vị hành chính là các xã miền núi thuộc huyện Na Hang, là một huyện
vùng cao của tỉnh Tuyên Quang. Huyện nằm cách thành phố Tuyên
Quang 110 km về phía Bắc, tiếp giáp với các huyện của 3 tỉnh: Bắc Cạn-
Cao Bằng- Hà Giang, cụ thể:
- Phía Bắc giáp các huyện Bắc Mê- Hà Giang và huyện Bảo Lạc- Cao
Bằng
- Phía nam giáp huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang;
- Phía đông giáp huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn;
- Phía Tây giáp huyện Lâm Bình, huyện Chiêm Hóa của tỉnh Tuyên
Quang.

4.1.2. Địa hình, thổ nhƣỡng
Về địa hình: Có đặc trưng của vùng núi cao chia làm hai dạng chủ
yếu
- Địa hình thung lũng: Đây là các thung lũng nằm kẹp giữa các khe
núi hình thành các ruộng bậc thang, các bãi trồng rau màu và các tụ điểm
dân cư.
- Địa hình núi cao: Chủ yếu là các đồi núi có độ dốc lớn, phân làm
hai loại: Đồi núi đất và đồi núi đá vôi. Đặc điểm của địa hình này là độ
dốc lớn, địa hình chia cắt, đi lại và canh tác khó khăn. Xã có thôn Bản
Bung nằm trong rừng đặc dụng có độ cao trên 370 m so với mựa nước
biển, địa hình bằng phẳng tạo nên một vùng sinh thái đặc trưng.
Quá trình hình thành đất tại vùng chủ yếu là quá trình Ferarit hoá, đất có
thành phần cơ giới tự nhiên nhẹ đến trung bình, tầng dầy nhiều mùn, hơi
chua, độ pH từ 4,5 - 6, độ ẩm tương đối cao, thích hợp với nhiều loại cây
trồng và thuận lợi cho phát triển nghề rừng. Do địa hình của vùng chủ
yếu là đồi núi và sông ngòi chính vì vậy diện tích đất sử dụng trong nông
nghiệp còn hạn chế chưa thực sự đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất của người

nông dân, địa hình đồi núi dốc nên thường xảy ra lũ quét vào mùa mưa
gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp
4.1.3. Khí hậu thủy văn
Về khí hậu: Vùng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm
2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, mùa mưa thường từ tháng 4 đến tháng
9 hàng năm, khí hậu nóng ẩm, lượng mưa cả năm thường tập trung vào mùa
này (Chiếm khoảng 75% đến 80% lượng mưa cả năm). Mùa khô khí hậu
khô hanh và kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa thấp, nhiệt
độ có thể xuống thấp hơn 4
o
C.
- Nhiệt độ trung bình năm 23,4
0
C, độ ẩm không khí 80-86%, lượng
mưa trung bình 1.800 - 2.200 mm, số giờ nắng bình quân 1.436 giờ/năm,
tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 6, 7, 8, 9.
Về thuỷ văn: Các xã thuộc vùng lòng hồ có nguồn nước tự nhiên
tương đối thuận lợi với hệ thống suối và các khe nước từ núi chảy ra là
nguồn nước chủ yếu để dùng cho sinh hoạt và tưới nước cho cây trồng,
tuy nhiên về mùa khô một số suối, khe thường khô cạn không đủ nước
cho sản xuất nông nghiệp.
4.1.4. Tình hình sử dụng đất đai
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện qua các năm 2009-
2011

Năm



Chỉ tiêu

2009
2010
2011
So sánh ( % )
Diện tích
(ha)

cấu
(%)
Diện tích
(ha)

cấu
(%)
Diện tích
(ha)

cấu
(%)
10/09
11/10
BQ
Tổng
diện
tích đất
tự
nhiên
146481,97
100
86353,73

100
86353,73
100
58,95
100
79,48
1. Đất
nông
nghiệp
134587,63
91,88
79853,97
92,47

79850,89
92,47
59,32
99,99
79,65
1.1. Đất
trồng
cây
hàng
năm
7038,93
5,23
3814,33
4,78
3814,04
4,78

54,89
99,99
77,44
1.2. Đất
trồng
cây lâu
năm
1884,22
1,4
851,02
1,06
848,92
1,06
45,16
99,75
72,45
1.3. Đất
lâm
nghiệp
125624,09
93,34
75149,72
94,11
75149,03
94,11
59,82
99,99
79,91
1.4. Đất
nuôi

trồng
thủy sản
13,45
0,01
21,9
0,03
21,9
0,03
162,82
100
131,41
1.5. Đất
nông
nghiệp
khác
26,92
0,02
17
0,02
17
0,02
63,15
100
81,57
2. Đất
phi
nông
nghiệp
9565,27
6,53

5461,43
6,32
5467,22
6,33
57,09
100,11
78,6
2.1. Đất

827,35
9,12
290,54
5,32
290,33
5,31
35,12
99,93
67,52
2.2. Đất
chuyên
dùng
6949,17
72,65
4115,68
75,36
4127,99
75,51
59,22
100,29
79,75

2.3. Đất
sông
suối và
mặt
nước
chuyên
dùng
1174,61
12,28
1019,55
18,67
1012,59
18,52
86,79
99,32
93,05
2.4. Đất
phi
nông
569,13
5.95
35,66
0,65
36,31
0,66
6,26
101,82
54,04
nghiệp
khác

3. Đất
chưa sử
dụng
2329,06
1.59
1038,33
1,21
1035,62
1,20
44,58
99,74
72,16
3.1. Đất
bằng
chưa sử
dụng
256,66
11,02
103,71
9,99
103,43
9,99
40,40
99,73
70,06
3.2. Đất
đồi núi
chưa sử
dụng
1429,81

61,39
610,76
58,5
610,33
58,93
42,71
99,93
71,32
3.3. Núi
đá
không
có rừng
cây
642,58
27,59
323,86
31,19
321,86
31,08
50,39
99,38
74,88











( Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Na Hang )

Nhƣ ta đa biết,đất đai là tƣ liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông
nghiệp, nó vừa là tƣ liệu lao động vừa là tƣ liệu sản xuất, vừa là đối
tƣợng lao động. Do đó đất đai là một trong những yếu tố ảnh hƣởng
đến khả năng sinh trƣởng và phát triển của cây trồng và từ đó quyết
định đế năng xuất cây trồng. Na Hang là một huyện miền núi do đó đất
đai vẫn chƣa thực sự đáp ứng đƣợc về chất lƣợng và diện tích phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp.
Qua bảng 4.1: Ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của huyện năm
2009 là 146481,97ha, tuy nhiên do năm 2010 với quyết định cắt một phần
diện tích của huyện Na Hang thành lập huyện mới Lâm Bình vì thế diện
tích huyện năm 2010 giảm xuống còn 86353,73 ha không có biến động so
với năm 2011. Trong đó đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất 79850,89,
chiếm 92,47% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện giảm 3,08ha so với
năm 2010 nguyên nhân là do kinh tế huyện ngày càng phát triển, dân số
tăng làm cho diện tích đất bị trưng dụng ngày càng tăng. Trong diện tích
đất nông nghiệp thì diện tích đất trồng cây hàng năm chiếm 4,78 % chủ
yếu là cây lúa. Đất trồng cây lâu năm chiếm 1,06 %. Chiếm tỷ lệ cao nhất
là đất lâm nghiệp chiếm 94,11%. Ngoài ra còn có đất nuôi trồng thủy sản,
đất nông nghiệp khác chiếm tỷ lệ không đáng kể.
Nhóm đất phi nông nghiệp năm 2011 có diện tích 5.467,22 ha
chiếm 6,33 diện tích đất tự nhiên tăng 0,1% so với năm 2010. Ngoài ra
còn có nhóm đất chưa sử dụng có diện tích 1035,62 chiếm 1,20 tổng diện
tích đất tự nhiên toàn huyện giảm 2,71ha so với năm 2010.
Như vậy qua bảng 3.1 cho thấy tình hình sử dụng đất của huyện
tương đối ổn định. Diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất. Trên
địa bàn nuyện chưa có sự chuyển dịch về cơ cấu cây trồng, đất canh tác

vãn chủ yếu là trồng lúa.



4.2. Điều kiện kinh tế xã hội
4.2.1. Dân số và lao động
Huyện Na Hang có 13 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 12 xã
tất cả đều được xếp vào diện miền núi. Tổng diện tích đất tự nhiên của
huyện là 86353.73 ha, dân số của huyện tính đến năm 2011 là 42.567
người, trong đó có hơn 28000 lao động.
Huyện Na Hang là nơi tập chung sinh sống của chủ yếu các dân tộc
thiểu số, đa số là dân tộc tày. Nguồn thu nhập chủ yếu của người dân
trong huyện chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp. Trình độ lao động còn
thấp, đa số là lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề. Cùng với đất
đai, lao động là yếu tố đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất
nông nghiệp nhất là trong hoàn cảnh trình độ cơ giới hóa của nước ta còn
thấp.
Tình hình dân số và lao động của các xã thuộc ven lòng hồ qua 3
năm 2009- 2011 được thể hiện ở bảng 4.2

×