1
Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN
1.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam
có tọa độ ở 16-16,8 vĩ độ bắc và 107,8-108,2 độ kinh Đông. Diện tích của tỉnh
là 5.053,99 km
2
. Thừa Thiên Huế giáp tỉnh Quảng Trị về phía Bắc, phía Đông
giáp biển Đông, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, phía
Tây giáp dãy Trường Sơn và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Thừa Thiên
Huế cách Hà Nội 654 km, Nha Trang 627 km và thành phố Hồ Chí Minh
1.071 km.
1.1.1.2. Khí hậu
Thừa Thiên Huế có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Vùng duyên đồng bằng
có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, trời nóng oi bức có khi lên
tới gần 40
0
C. Từ tháng 8 đến tháng 1 là mùa mưa, bão lụt nhiệt độ thường dao
động quanh 19,7
0
C, lạnh nhất là 8,8
0
C. Vùng núi mưa nhiều, khí hậu mát,
nhiệt độ thấp nhất là 9
0
C và cao nhất là 29
0
C
1.1.2. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế có hệ thống đầm phá rộng lớn với hơn 3200 ha ao hồ
phục vụ nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên những năm gần đây do môi trường bị
ô nhiễm và dịch bệnh thường xuyên xảy ra trên đối tượng nuôi là tôm sú cũng
như nhiều đối tượng nuôi khác làm ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả kinh tế. Do
đó để phát triển bền vững thì hình thức nuôi xen ghép giữa tôm sú, cá, cua…
đang được rất chú trọng. Bước đầu hình thức nuôi này đã mang lại hiệu quả
đáng khích lệ.
1.1.3. Kết quả tìm hiểu tình hình hoạt động của Trung tâm Giồng Thủy
sản nƣớc lợ - mặn tỉnh Thừa Thiên Huế
1.1.3.1. Tìm hiểu sơ lược về Trung tâm Giống Thủy sản nước lợ-mặn tỉnh
Thừa Thiên Huế
Trung tâm Giống Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập tháng
6 năm 2006. Đến tháng 8 năm 2008 đổi tên thành Trung tâm Giống Thủy sản
nước lợ mặn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2
Hình 1.1. Sơ đồ Trung tâm Giống Thủy sản nước lợ- mặn tỉnh Thừa
Thiên Huế
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung Tâm
Giống Thủy sản nước lợ- mặn tỉnh Thừa Thiên Huế:
- Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có tài
khoản và con dấu riêng để hoạt động.
- Tổng cán bộ công nhân viên hiện nay của Trung tâm là 10 người.
1.1.3.2. Đặc điểm, tình hình hoạt động trại thực nghiệm Phú Hải
Trại thực nghiệm Phú Hải thuộc xã Phú Hải, huyện Phú Vang, tỉnh
Thừa Thiên Huế - là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa
Thiên Huế.
Trại có diện tích 3 ha, trong đó 1,5 ha để xây dựng văn phòng, nhà ở,
phòng nuôi cấy tảo, nhà xưởng, hệ thống bể lọc khu ương nuôi…
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thuận lợi cho trại thực nghiệm Phú Hải
Vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp biển Đông
- Phía Tây giáp phá Tam Giang
- Phía Nam giáp xã Phú Diên
- Phía Bắc giáp xã Phú Thuận
Nguồn nước
- Nguồn nước mặn: Trại nằm sát biển, lại được đặt cách xa khu dân đông
dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp, xa cửa sông nên nguồn nước được đảm bảo
chất lượng về các yếu tố môi trường: độ mặn 30- 32%o, PH 7,9-8,2…
Các bước của hệ thống cấp nước tại trại thực nghiệm Phú Hải được
hoạt động theo sơ đồ sau:
Trung tâm giống thủy sản nước lợ mặn
tỉnh Thừa Thiên Huế
Trại Tân Mỹ
Trại thực nghiệm sản xuất giống
Phú Hải
3
Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống cấp nước trại thực nghiệm Phú Hải
- Nguồn nước ngọt: trại có nguồn nước ngầm dồi dào, đảm bảo tiêu
chuẩn chất lượng nước. Thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất
Kinh tế xã hội
- Giao thông
Trại nằm trong vùng đồng bằng ven biển, đầm phá của tỉnh và nằm sát
tỉnh lộ 10, cắt ngang quốc lộ 49 nên thuận lợi cho vận chuyển cung cấp giống
cho bà con
Trại nằm sát tỉnh lộ 10, cắt ngang quốc lộ 49 nên thuận lợi đi lại
- An ninh trật tự được bảo đảm
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngày càng được củng cố hơn nhằm đảm bảo
yêu cầu kỹ thuật chuyên môn trong sản xuất giống
- Hệ thống điện hoàn chỉnh
- Luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, sự hỗ trợ tích cực của
các chương trình dự án ( đề tài nghiên cứu sinh sản giống tôm Rảo, đề tài nuôi
cá đặc hữu vùng đầm phá …), ban lãnh đạo Trung tâm luôn nắm rõ tình tình,
chịu khó tìm tòi nghiên cứu để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Nước biển
Túi lọc tinh
Máy bơm
Bể lọc thô
Bể lọc tinh
Bể chứa
4
1.1.3.3.Sơ đồ trại thực nghiệm Phú Hải
* Chú thích
1. Văn phòng
2. Nhà ăn
3. Phòng cấy nuôi tảo
4. Khu ương
5. Khu cho đẻ
6. Bể lắng, chứa nước
7. Khu nuôi vỗ bố mẹ
8. Ao nuôi
9. Bể lắng
10. Bể ương ấu trùng tu hài giai đoạn sống đáy
11. Máy phát điện
10
10
10
10
10
10
1
2
3
10
10
4
5
10
10
6
10
10
7
10
10
10
9
10
10
10
10
10
10
10
10
8
8
11
5
1.1.3.4. Kết quả đạt được trong những năm qua và định hướng phát triển
trong thời gian tới của trại thực nghiệm Phú Hải
Kết quả đạt được trong những năm vừa qua của trại thực nghiệm Phú Hải:
- Trong những năm qua, trại đã dần khắc phục những khó khăn để thể hiện
vai trò, nhiệm vụ trong việc nghiên cứu, sản xuất cung ứng giống thủy sản trên địa
bàn tỉnh.
- Hàng năm cung cấp tôm sú giống ( Post 15) chất lượng cao cho bà
con nông dân.
- Nghiên cứu và tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất giống tôm
Rảo (Metapenaeus ensis), tôm Rằn (Penaeus semisulcatus).
- Tiếp nhận và sản xuất thành công giống Cua xanh (Scylla spp).
- Tiếp nhận thành công quy trình sản xuất giống hàu Thái Bình Dương
bước đầu đã sản xuất được 80 vạn con hàu giống cở 0,3cm và đã hỗ trợ,
hướng dẫn kỹ thuật nuôi thử nghiệm tại Lộc Bình - Phú Lộc.
- Kết hợp với Trung tâm Phát triển nghề cá và Đa dạng sinh học Vịnh
Bắc Bộ đã tìm hiểu và thực hiện sản xuất nhân tạo giống Tu Hài.
- Tư vấn kỹ thuật cho các trại sản xuất giống, người nuôi trồng thủy sản
trên địa bàn toàn tỉnh.
- Lưu giữ 200.000 con cá dìa giống (cỡ 3-5 cm) qua lụt nhằm cung cấp
cho bà con ngư dân.
- Nghiên cứu lưu giữ giống tảo làm thức ăn tươi sống cho ấu trùng
Tôm, nhuyễn thể…
- Cử cán bộ đi tham quan học tập các mô hình sản xuất giống ở các tỉnh
khác (mô hình sản xuất giống cá Đối Mục - Quảng Bình, sản xuất Hàu Thái Bình
Dương - Vũng Tàu, sản xuất Tu Hài - Khánh Hòa) tạo điều kiện cho cán bộ kỹ
thuật nắm bắt được các công nghệ sản xuất giống mới, áp dụng vào thực tế sản
xuất tại Thừa Thiên Huế.
Các định hướng phát triển của trại của trại thực nghiệm Phú Hải trong
thời gian tới:
- Lưu giữ cá hương một số đối tượng bản địa có giá trị kinh tế như: cá
dìa, nâu, hồng…phục vụ cho nhu cầu chuyển đổi đa dạng hóa đối tượng nuôi
và hình thức nuôi trên địa bàn.
6
- Cung ứng tôm giống chất lượng cao ( 20 - 30 triệu con post15/năm),
cua, hàu Thái Bình Dương, hàu Cửa Sông…
- Tiếp nhận công nghệ sản xuất giống tôm chân trắng do Viện nghiên
cứu thủy sản III chuyển giao, tôm bố mẹ nhập từ Hawoai.
- Đào tạo kỹ thuật sản xuất thức ăn tươi sống (Tảo, luân trùng, Artemia,
Copepoda) trong nuôi trồng thủy sản cho các trại sản xuất giống thủy sản trên
địa bàn.
- Tập huấn kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm nhuyễn thể.
(Hàu Thái Bình Dương, Tu Hài, Nghêu, Vẹm vỏ xanh, Hàu Cửa Sông, Ốc
Hương…) cho các nông, ngư dân tham gia nuôi trồng thủy sản.
- Tiếp nhận chuyển giao công nghệ sinh sản nhân tạo giống mới: Sinh
sản nhân tạo giống Hàu Cửa Sông (Crassotrea rivularis Gould, 1861).
- Xây dựng mở rộng trại trên quỹ đất đã được cấp phù hợp với đặc điểm
sinh học của từng đối tượng nghiên cứu (sản xuất giống cá Mú, sản xuất Nghêu
Bến Tre ).
- Bên cạnh đó Trung tâm còn tranh thủ các nguồn hỗ trợ, hợp tác của
các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông
Thông, Cục Nuôi Trồng Thủy Sản…để phát huy vai trò là đơn vị nghiên cứu,
tiếp nhận, chuyển giao công nghệ sinh sản nhân tạo giống mới, phù hợp với
Quyết định số 332/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt ngày 03
tháng 3 năm 2011 Nhằm mục đích thực hiện vai trò là đơn vị tiên phong trong
việc nghiên cứu sản xuất các đối tượng nuôi mới, đa dạng hóa đối tượng sản
xuất, trau dồi tay nghề cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, trong năm 2011 này
Trung tâm đã chủ động hợp tác với Trung tâm Phát triển nghề cá và Đa dạng
sinh học Vịnh Bắc Bộ để nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo Tôm Sú
(penaeus monodon Fabricius,1798) tại tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ cho nhu
cầu giống Tôm Sú đang là đối tượng thủy sản nuôi chủ yếu hiện nay.
1.1.4. Đánh giá chung
1.1.4.1. Thuận lợi
- Trại có đường giao thông thuận lợi.
- Có nguồn nước chủ động, xa khu dân cư, khu công nghiệp lên chất
lượng nước được đảm bảo.
7
- Trại nằm ở khu vực an ninh tương đối ổn định.
1.1.4.2. Khó khăn
- Khu vực trại thực nghiệm nằm hơi xa khu điều hành.
- Xa khu dân cư lên việc mua sắm phục vụ sinh hoạt cho cán bộ trại
còn gặp nhiều khó khăn.
- Trang thiết bị của trại tuy luôn được đầu tư, nâng cấp hàng năm
nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng tối đa nhu cầu sản xuất giống bằng công
nghệ tiên tiến. Dẫn đến còn làm thủ công nhiều công tác, chính vì thế mà tốn
nhiều sức lao động.
- Con giống sản xuất ra vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng của
khu vực vì thế vẫn phải nhập thêm các đối tượng là tôm Sú và Cua bể ở Đà
Nẵng về bán cho người dân.
1.2. NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất
- Vệ sinh bể đẻ, bể ương.
- Theo dõi kiểm tra sức khỏe tôm bố mẹ.
- Cho tôm đẻ.
- Ương ấu trùng Tôm.
- Chăm sóc và phòng trị bệnh cho ấu trùng.
1.2.2. Phƣơng pháp tiến hành
- Không ngại vất vả đi sâu vào thực tiễn sản xuất tại Trung tâm, tích lũy
kinh nghiệm thực tế cho bản thân.
- Học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước.
- Thu thập tài liệu tìm hiểu kỹ trước khi làm , vừa làm, vừa học.
- Tham khảo ý kiến tranh thủ sự giúp đỡ của Trung tâm.
- Thường xuyên xin ý kiến của giáo viên hướng dẫn.
- Mạnh dạn trong thao tác kỹ thuật.
- Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ của mình để phấn đấu hoàn thành đạt
kết quả tốt nhất.
- Khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt đợt thực tập.
8
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất
Bảng 1.1. Công tác phục vụ sản xuất
Nội dung công việc
Kết quả đạt đƣợc
- Cọ rửa bể chứa, bể nuôi tôm bố mẹ,
bể ương nuôi ấu trùng
- Cọ rửa liên tục được 5 bể chứa thể
tích 25 m
3
, 20 bể tôm bố mẹ 3 m
3
.
- Vệ sinh nhà, xưởng
- Vệ sinh một khu nhà ở, 1 khu điều
hành, 1 phòng tảo, và 2 khu sản xuất.
- Sàng lọc cát
- Rửa cát định kỳ cấp vào bể lọc.
- Mắc đường ống cấp nước mặn
- Mắc 1 đường ống cấp nước mặn
vào hệ thống bể lọc.
- Nuôi vỗ tôm bố mẹ
- Nuôi vỗ 16 con tôm bố mẹ, trọng
lượng trung bình 100- 110g/con.
- Ương nuôi ấu trùng
- Trung bình mỗi con đẻ 70 vạn ấu
trùng / 1 lần đẻ.
- Đóng gói xuất tôm giống
- Trung bình mỗi lần xuất đươc >300
vạn tôm giống.
- Tham gia xuất bán 3 đợt tôm đẻ.
1.3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1.3.1. Kết luận
- Trong đợt thực tập em đã tham gia vệ sinh 25 bể chứa, bể đẻ, bể
ương nuôi.
- Tham gia sản xuất thức ăn tươi sống là tảo và Artemia.
- Tham gia cho tôm đẻ 3 đợt.
- Tiến hành cắt mắt và cấy tinh.
1.3.2. Đề nghị
- Phòng nuôi cấy tảo còn rất lạc hậu và thiếu quản lý vì thế cần nâng
cấp hơn để đáp ứng đủ thức ăn tươi sống trong quá trình ương nuôi.
- Cố gắng hạ độ mặn xuống thấp hơn để phù hợp với độ mặn khi
nuôi thả.
9
Phần 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đề tài “ Tìm hiểu kỹ thuật sản xuất giống tôm Sú Penaeus monodon
Fabricius,1798 tại trại thực nghiệm Phú Hải - Trung Tâm Giống Thủy
Sản nƣớc lợ-mặn tỉnh Thừa Thiên Huế ”
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
2.1.1. Đặt vấn đề
Nuôi trồng thủy sản đã và đang được xem là một trong những ngành
kinh tế mũi nhọn để phát triển nền kinh tế đất nước. Với tiềm năng lớn về đất
đai, diện tích mặt nước và lao động, lại nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa
Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản đặc biệt là
hải sản. Trong những năm gần đây, do thu nhập của người dân tăng và tình
hình dịch bệnh của gia súc, gia cầm nên nhu cầu về mặt hàng thủy sản ngày
càng nhiều hơn. Do đó việc mở rộng nuôi trồng thủy sản là một trong những
hướng phát triển chiến lược để nâng cao chất lượng thực phẩm cho con người.
Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa
sông, lạch, hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển. Trong nội địa hệ thống sông ngòi
kênh rạch chằng chịt và các hồ thủy lợi, thủy điện, đã tạo cho nước ta có tiềm
năng lớn về diện tích mặt nước. Trước những thuận lợi đó nghề nuôi tôm
ngày càng phát triển và trở thành mặt hàng xuất khẩu chính thu ngoại tệ cho
đất nước trong lĩnh vực nông nghiệp.
Một khi nghể nuôi tôm đã phát triển ở mức độ cao, thì kỹ thuật nuôi và
kỹ thuật quản lý môi trường, cùng với việc sản xuất con giống để đảm bảo
thành công cho một vụ nuôi là một việc làm hết sức cần thiết.
Hơn nữa, những năm gần đây nghề nuôi tôm gặp rất nhiều khó khăn về
vấn đề môi trường ,dich bệnh xảy ra thường xuyên.Ở xã Phú Hải- Thừa Thiên
Huế theo báo cáo thống kê nuôi trồng thủy sản năm 2010, hầu hết các hộ nuôi
trồng thủy sản đều lỗ vốn, làm cho người dân rất dè rặt khi bỏ vốn đầu tư nuôi
thủy sản. Có thể nói nghề nuôi tôm Việt Nam đang vấp phải những khó khăn
lớn là sự mâu thuẫn giữa diện tích nuôi tôm càng mở rộng thì năng suất tôm
nuôi càng giảm. Và một trong những nguyên nhân đáng quan tâm là chất
lượng con giống kém phát triển.
10
Tôm sú có kích thước lớn, tăng trọng nhanh, thịt thơm ngon được thị
trường ưa chuộng. Khi tham gia nuôi trồng đem lại nhiều lợi nhuận cho người
dân, chính vì thế nó đang là đối tượng tôm nuôi chủ yếu hiện nay.
Nhằm phát triển nghề nuôi trồng thủy sản bền vững khắc phục phần
nào suy thoái nguồn lợi, nguồn cung ứng giống không đủ , đặc biệt là chất
lượng con giống. Người ta đã áp dụng quy trình sinh sản nhân tạo cho nhiều
đối tượng nuôi trong đó có tôm sú.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn với nguyện vọng của bản thân, tôi quyết
định chọn đề tài “ Tìm hiểu quy trình sản xuất giống tôm sú Penaeus
monodon Fabricius, 1798 tại trại thực nghiệm Phú Hải - Trung Tâm Sản
Xuất Giống Thủy Sản nƣớc lợ- mặn tỉnh Thừa Thiên Huế ”
2.1.2. Mục đích của việc nghiên cứu
- Tìm hiểu được quy trình sản xuất giống tôm sú.
- Vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế sản xuất.
- Rèn luyện, học tập từ thực tiễn nâng cao năng lực của bản thân.
2.1.3. Mục tiêu của việc nghiên cứu
- Nắm được quy trình sản xuất giống tôm sú.
- Kiểm tra, theo dõi được chất lượng tôm sú bố mẹ.
- Theo dõi được quá trình phát triển ấu trùng tôm.
- Hiểu về các bệnh thường gặp trong quá trình sản xuất giống tôm sú.
- Đánh giá được chất lượng tôm giống.
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2.1. Đặc điểm sinh học của tôm Sú
2.2.1.1. Hệ thống phân loại
Tôm sú có kích thước lớn nhất trong họ tôm he (Penaeide).
Tôm sú có tên khoa học là: Penaeus monodon.
Tên địa phương: tôm sú, tôm he, tôm giang, tôm cỏ…
Tên tiếng anh: Giant tiger prawn, tiger prawn, jumpo tiger prawn.
Năm 1798, Fabricius là người đầu tiên mô tả loài này và đặt tên là
11
Penaeus monodon, có hệ thống phân loại như sau:
Ngành chân khớp: Arthropoda
Lớp bơi lội: Crustaceace
Bộ mười chân: Decapoda
Bộ phụ: Natanticea
Nhóm họ: Penaeidea
Họ: Penaeidea
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus monodon Fabricius, 1798
Hình 2.1. Hình dạng ngoài của tôm sú (Penaeus monodon)
2.2.1.2. Đặc điểm phân bố
Tôm sú có tên khoa học là Penaeus monodon, là loài rộng muối, rộng nhiệt.
Trên thế giới: tôm sú sống ở Ấn Độ, Tây Thái Bình Dương, Đông và
Nam Châu Phi, từ Pakistan đến Nhật Bản, từ quần đảo Malaysia đến Bắc
Austraylia. Đặc biệt tập trung ở vùng Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia,
Malaysia… (Trần Minh Anh 1989) [9].
Ở Việt Nam, tôm sú (Penaeus monodon) phân bố ở miền Trung từ Quảng
Bình đến Vũng Tàu, Kiên Giang.Trong những năm gần đây, có sự chuyển giống
từ miền Trung vào nuôi ở miền Nam ( Lục Minh Diệp 2003) [3].
Sự phân bố ở độ sâu của tôm he tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển.
Giai đoạn ấu trùng và giai đoạn đầu của Postlarvae tôm sống trôi nổi ở tầng
mặt và tầng giữa, cuối giai đoạn Postlarvae, tôm chuyển sang sống đáy. Ở
tôm sú (Penaeus monodon) giai đoạn ấu niên và thiếu niên tôm sống ở độ sâu
không quá 6m đến giai đoạn trưởng thành tôm có xu hướng di chuyển càng xa
bờ sống ở vùng triều ngoài khơi. Độ sâu tối đa bắt gặp tôm he phân bố ở độ
12
sâu 180m, ngoài độ sâu này thì không có tôm sinh sống (Lục Minh Diệp
2003) [3].
2.2.1.3. Đặc điểm sinh học
* Đặc điểm hình thái cấu tạo.
Xét về cấu tạo ngoài thì tôm chia làm 2 phần
- Phần đầu ngực: Có các đôi phần phụ:
+ Hai đôi mắt kép có 2 cuống mắt
+ Hai đôi râu: Anten 1 (A1) và anten 2 (A2). A1 ngắn, đốt 1 lớn và có
hốc mắt, có 2 nhánh ngắn. A2 nhánh ngoài biến thành vảy râu, nhánh trong
kéo dài. Hai đôi râu có nhiệm vụ khứu giác và giữ thăng bằng.
+ Ba đôi hàm: 1 đôi hàm lớn, đôi hàm nhỏ 1 và 2
+ Ba đôi chân hàm: Giúp cho việc giữ mồi và ăn mồi, đồng thời giúp
cho việc bơi lội của tôm.
+ Năm đôi chân bò hay chân ngực giúp cho tôm bò trên mặt đáy. Nhiều
loài ba đôi chân bò 1, 2, 3 có đốt bàn và đốt ngón cấu tạo dạng kìm để bắt và
giữ mồi, 2 đôi 4 và 5 không có cấu tạo dạng kìm.
- Phần đầu ngực được bao phủ và bảo vệ bởi vỏ giáp đầu ngực rất cứng.
- Ở tôm cái, giữa góc chân ngực 4 và 5 có thelycum (bộ phận nhận và
giữ túi tinh).
- Phần bụng: Chia làm 7 đốt:
+ Năm đốt đầu mỗi đốt mang 1 đôi chân bụng.
+ Đốt 7 biến thành telson hợp với đốt chân đôi tạo thành đuôi giúp cho
tôm chuyển động lên xuống và búng nhảy.
- Ở tôm đực 2 nhánh của đôi chân bụng 1 biến thành petasma và 2
nhánh trong của đôi chân bụng 2 biến thành phụ bộ đực, là cơ quan sinh dục
đực bên ngoài của tôm he.
* Nhu cầu sinh thái của tôm sú.
Tôm sú là loài rộng muối, rộng nhiệt, nó thích hợp với một số yếu tố
môi trường:
- Nhiệt độ: 12-37
o
C, tốt nhất là 26-30
o
C.
- Độ mặn: 5-38
‰ , tốt nhất là 20-30‰
- pH: 7-9, tốt nhất 7,5-8,5.
13
- Hàm lượng oxy hòa tan(DO): 3-15mgO
2
/l tốt nhất 5-10mgO
2
/l.
* Đặc điểm dinh dưỡng.
-Tôm sú là loài ăn tạp, đặc biệt ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước, giun
nhiều tơ, nhuyễn thể, tảo lục, tảo khuê, mảnh vụn hữu cơ… thường ăn vụn
vào lúc sáng sớm và chiều tối.
- Giai đoạn Zoea ăn thực vật phù du. Ấu trùng Mysis ăn chủ yếu là
động vật phù du. Hậu ấu trùng Postlasvae ăn thiên về động vật.
* Đặc điểm sinh trưởng và phát triển.
Vòng đời tôm sú chia ra làm 6 thời kỳ:
- Phát triển phôi: Trứng tôm sú hình cầu, màu vàng xanh, đường kính
trung bình 0,3mm. Thời gian để phôi phát triển qua hai giai đoạn tế bào, giai
đoạn phôi nang và thời điểm xuất hiện Nauplius trong trứng là 0,5:1,5:8 giờ
sau khi đẻ xong.
- Ấu trùng: Ấu trùng tôm lột xác nhiều lần, phát triển qua các giai đoạn
Nauplius, Zoea, Mysis.
+ Giai đoạn Nauplius: Ấu trùng biến thái qua 6 giai đoạn phụ.
Nauplius mới nở hình quả lê, qua 5 lần lột xác biến đổi dần và trở nên dài ra.
Nauplius sống phù du trôi nổi ở tầng trên, dinh dưỡng chủ yếu bằng noãn
hoàng, vận động theo kiểu zichzắc, không định hướng, không liên tục, hướng
quang mạnh. Cuối N6 thì hệ tiêu hóa bắt đầu hình thành và hoạt động.
Bảng 2.1. Thời gian biến thái của ấu trùng Nauplius
Loài
Nhiệt độ nước(
o
C)
Thời gian(giờ)
Tôm sú
(P. monodon)
28-29
27-28
<27
40-42
48-52
48-60
+ Giai đoạn Zoea: Trải qua ba giai đoạn biến thái phụ: Z
1
, Z
2
, Z
3
. Cơ thể
bao gồm ba phần rõ rệt (đầu- ngực- bụng).
Zoea bơi nhờ hai đôi râu (đôi 1 phân đốt, đôi 2 phân nhánh, bơi lội có
định hướng về phía trước. Ấu trùng Zoea bắt đầu ăn thức ăn ngoài hình thức
ăn lọc. Do ăn mồi liên tục nên đuôi phân dài (Lục Minh Diệp 2003) [3].
14
Ba giai đoạn phụ của ấu trùng Zoae được phân biệt nhờ sự xuất hiện
của chùy trán, cuống mắt kép, sự phân đốt của phần bụng và sự phát triển của
gai cứng, gai bên các đốt bụng.
Thời gian phát triển các giai đoạn phụ là từ 30-48h tùy theo nhiệt độ.
+ Giai đoạn Mysis: Trãi qua ba giai đoạn biến thái phụ: Cơ thể ấu
trùng đã giống dạng tôm trưởng thành hơn so với Zoea. Mysis sống ở tầng
trên. Đặc trưng là bơi ngược về sau, đầu chuối xuống dưới. Phân biệt các giai
đoạn phụ của Mysis dựa vào sự xuất hiện và phân đốt của chân bơi.
Mysis 1: Chưa có mầm chân bụng.
Mysis 2: Mầm chân bụng có một đốt.
Mysis 3: Mầm chân bụng có hai đốt.
- Giai đoạn hậu ấu trùng Postlarvae: Hình dạng giống tôm trưởng
thành nhưng chưa hoàn thiện về màu sắc. Postlarvae bơi thẳng có định hướng
về phía trước, hoạt động bơi lội chủ yếu nhờ vào chân bụng. Cơ thể có một
đường sắc tố kéo dài ở mặt bụng từ đầu râu đến cuối telson. Lúc đầu, đường
sắc tố có màu đỏ sau chuyển sang màu đen. Tuổi Postlarvae được tính theo
ngày kể từ ngày biến thành Postlarvae đầu tiên. Từ P1-P5 chúng sống trôi nổi,
P5 trở lên chúng sống đáy.
- Giai đoạn ấu niên: Từ P5-P20 tôm chuyển sang sống đáy, giai đoạn
này tôm bắt đầu bò bằng chân bò và bơi bằng chân bơi, thường thì trong bể
ương tôm hay bám thành.
- Giai đoạn thiếu niên: Tôm bắt đầu ổn định về tỷ lệ và bây giờ đã phân
biệt được tôm đực và tôm cái dựa vào petasma con đực và thelycum con cái.
- Giai đoạn sắp trưởng thành: Giai đoạn này đặc trưng bởi sự chín
sinh dục có nghĩa là con đực bắt đầu có tinh trùng nằm trong túi tinh và con
cái giao vĩ thì có túi tinh.
- Giai đoạn trưởng thành: Là giai đoạn chín sinh dục hoàn toàn, di cư
xa bờ tới vùng biển sâu để sinh sản.
15
Hình 2.2. Các giai đoạn phát triển của tôm sú thể hiện qua vòng đời
* Đặc điểm sinh sản
Sinh sản nhân tạo tôm sú giống là 1 vấn đề quan trọng làm tiền đề
quyết định cho các công đoạn sản xuất sau. Chất lượng tôm mẹ ảnh hưởng rất
lớn đến kết quả của việc ương nuôi ấu trùng, góp phần quan trọng trong việc
thành công hay thất bại sau này. Tuổi thành thục của tôm đực và tôm cái là
khoảng 1 tuổi.
Phân biệt tôm đực và tôm cái:
-Tôm đực:
+ Cơ quan sinh dục phụ của tôm đực là Petasma: Nằm giữa gốc chân
bò thứ nhất, Petasma giúp cho việc đưa các bó tinh từ tôm đực sang tôm cái.
+ Cơ quan sinh dục của tôm đực: Một đôi tuyến nhiều phân thùy, một
đôi ống dẫn tinh và một đôi túi tinh. Túi tinh đổ ra gốc chân bò thứ năm.
- Tôm cái:
+ Cơ quan sinh dục phụ của tôm cái là thelycum. Thelycum nằm ở gốc
chân bò thứ 5. Thelycum là nơi nhận và giữ các bó tinh trùng.
+ Cơ quan sinh dục của tôm cái là một đôi buồng trứng phân thùy và
ống dẫn trứng. Ống dẫn trứng mở ra ở gốc chân bò thứ 3.
16
Hình 2.3. Cơ quan sinh dục ngoái của tôm sú cái và đực
Các giai đoạn phát triển của buồng trứng.
- Giai đoạn I: Giai đoạn chưa phát triển.
Buồng trứng nhỏ, mảnh, trong suốt không thể nhìn thấy qua lớp vỏ.
- Giai đoạn II: Giai đoạn đang phát triển.
Buồng trứng bắt đầu lớn lên, trải rộng ra khoang giáp đầu ngực, chạy
dọc phía trên ruột tới đuôi. Buồng trứng có màu hơi xanh ôliu.
- Giai đoạn III: Giai đoạn gần chín.
Buồng trứng dày, trải rộng về phía trước, dễ nhìn qua lớp vỏ.
- Giai đoạn IV: Giai đoạn chín.
Buồng trứng có màu xanh ô liu đậm lấp đầy khoảng trống phía trên và
trong khoang đầu ngực. Phân thùy rõ ở đốt bụng 1.
- Giai đoạn V: Giai đoạn vừa đẻ xong.
Buồng trứng nhão, có màu xám. Nhiều người cho rằng giai đoạn này
tương tự giai đoạn I.
Hình 2.4. Các giai đoạn phát triển của buồng trứng tôm sú
17
Một số tập tính sinh sản của tôm sú
- Hiện tượng giao vĩ: Khi tôm cái vừa lột xác, tôm đực thường giao vĩ
để đưa tinh cho tôm cái: Các bó tinh với sự giúp đỡ của Petasma được đưa
vào thelycum. Hiện tượng giao vĩ là cần thiết cho quá trình sinh sản, nếu tôm
cái có buồng trứng phát triển tốt mà không qua giao vĩ thì khi đẻ không nở ra
được ấu trùng. Trong sinh sản tôm sú nhân tạo, nếu tôm cái không giao vĩ
được thì phải tiến hành cấy tinh.
Hình 2.5. Hiện tượng giao vĩ ở tôm sú
- Khả năng đẻ trứng của tôm sú: Cơ thể từ 300.000- 1.000.000
trứng/tôm mẹ. Khả năng đẻ trứng của tôm mẹ cũng khác nhau theo môi
trường sống: Vùng biển sâu, đầm nuôi quảng canh, cửa sông…
- Mùa đẻ: Ở vùng biển miền Trung, mùa đẻ rộ của tôm sú từ tháng 2
đến tháng 5 và từ tháng 7 đến tháng 9. Ở khu vực miền Nam, mùa đẻ tự nhiên
của tôm sú có thay đổi chút ít, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết hàng năm.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới
2.2.2.1. Trên thế giới
- Nghề nuôi tôm trên thế giới đã xuất hiện cách đây nhiều thế kỉ, nhưng
mãi đến năm 1930 nghề nuôi tôm hiện đại mới ra đời. Khi các nhà khoa học
Nhật Bản sản xuất được giống tôm nhân tạo thành công.
- Năm 1933 tiến sĩ Motasakiu Fujinaga nghiên cứu công trình này, đến
6/1934 cho tôm he Nhật Bản Penaeus japonicus cho đẻ, ương nuôi thành
công ấu trùng Zoea đến giai đoạn Mysis. Trong thí nghiệm ban đầu do thiếu
hiểu biết về dinh dưỡng nên phần lớn ấu trùng chỉ ở giai đoạn Zoea và dưới
10% chuyển sang Mysis.
18
- Năm 1942 Fujimaga với sự kiên trì và đúc kết qua nhiều lần thất bại ông
đã khám phá ra loại tảo khuê Skeletonema costatum và chactoceros làm thức ăn
cho ấu trùng Zoea nên tỷ lệ sống đạt trên 30% chuyển sang giai đoạn Mysis.
- Năm 1946 Fujimaga đã nghiên cứu tìm ra ấu trùng Nauplius của
Artemia làm thức ăn tốt cho giai đoạn Mysis. Nhưng đến năm 1956 ông mới bắt
đàu thí nghiệm và thu được kết quả cao. Từ đó đến mãi năm 1964 quy trình sản
xuất giống và ương ấu trùng tôm Penaeus japonicus mới được hoàn thành. Đến
năm 1967 dược công bố tại hội sinh học thế giới tổ chức tại Mêhico.
- Cũng trong thời gian này năm 1963 Hearry - Cook (Người Mỹ) cùng
với sự cộng tác của Fujimaga đã cho đẻ và ương thành công trên đối tượng
Penaeus setifeua và Penaeus ortecus. Trên cơ sở này quy trình bể nhỏ được
hình thành ở Mỹ sau đó lan rộng ra nhiều quốc gia cải tiến như Philippin, Đài
Loan, Thái Lan…
- Khoảng 50 quốc gia trên thế giới có khả năng sản xuất tôm giống.
Những nước có tiềm năng lớn với số lượng quan trọng hơn cả.
- Tại các quốc gia Đông Bán Cầu nhất là tại các nước Châu Á có tổng
sản lượng nuôi tôm chiếm tới 80% toàn thế giới: Trung Quốc, Indonesia, Thái
Lan, Ấn Độ, Philippin, Đài Loan,Việt Nam, Nhật Bản.
- Tại các quốc gia Tây Bán Cầu sản xuất chiếm 20% sản lượng nuôi
tôm còn lại 99% sản lượng này xuất phát từ Châu Mỹ La Tinh đứng đầu là
Ecuado chiếm 71% sau đó Colombia, Meehico, Peru, Brazil, Honduras,
Guatemata.
- Theo thống kê của FAO trên thế giới, có khoảng 343 loài có giá trị
kinh tế, trong đó có 110 loài thuộc họ tôm he thuộc giống Penaeus, khoảng 27
loài thuộc giống Metapenaeus.Có 23 loài trong 50 loài thuộc 2 giống này có
khoảng 20 loài thích hợp cho nghề nuôi trồng thủy sản vì chúng thích nghi
với điều kiện trong ao nuôi. Trong 27 loài thuộc Penaeus có 21 loài đã được
nghiên cứu nuôi thành thục sinh sản nhân tạo hoàn chỉnh.
(Nguồn: Thông tin truyên đề, Bộ Thủy sản số 4 năm 2003).
2.2.2.2. Tình hình sản xuất tôm bột ở Việt Nam.
Theo nghị quyết số 224/1999/QĐ-TTg ngày 8/12/1999 của thủ tướng
chính phủ phê duyệt chương trình phát triển NTTS thời kỳ 1999-2000 diện
19
tích NTTS cả nước đạt 85.000 ha và sản lượng NTTS là 1.150.000 tấn vào
năm 2006. Giống là khâu đầu tiên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả nuôi trồng
trong năm 2005. Mỗi năm 24 tỷ con giống phục vụ cho phát triển NTTS.
Đến nay trên toàn quốc có trên 2.500 trại sản xuất giống tôm sú đã sản
xuất trên 10 tỷ tôm giống Postlarvae cho nhu cầu nuôi tôm cả nước.
Sự đột phá của công nghệ nuôi tôm nhân tạo đã tạo tiền đề và có ảnh
hưởng quyết định để phát triển nuôi tôm ở Việt Nam. Phạm Khánh Ly cho
biết từ năm 1971 trạm nghiên cứu NTTS nước lợ (sau này là viện nghiên cứu
Hải Sản) và Trường ĐHTS nghiên cứu tôm he sinh sản nhân tạo với đối
tượng tôm Penaeus merguiensis và Metapenaeus ensis tại Qúy Kim- Bãi
Cháy nhưng ấu trùng chỉ phát triển đến giai đoạn Zoea, chuyển sang giai đoạn
Mysis thì kết thúc.
Đến năm 1974, với sự giúp đỡ của chuyên gia Nhật Macno Kasumi đã
sản xuất được 65.000 Postlarvae (Penaeus orientalis). Ở các bể 10m
3
, 1,5
triệu post Penaeus mergiuensis ở bể 200m
3
theo kiểu Nhật Bản cùng với việc
cho tôm đẻ trạm, đã thành công trong nghiên cứu nuôi luân trùng Branchionus
làm thức ăn cho ấu trùng tôm. Sự thành công của nghiên cứu, gây nuôi thức
ăn cho ấu trùng là một trong những nguyên nhân trực tiếp đến kết quả cho đẻ
thành công trong các năm 1974-1977.
Năm 1981-1982 được sự giúp đỡ của chuyên gia FAO và viện nghiên
cứu NTTS nước lợ Hải Phòng, trại tôm giống Qui Nhơn bắt đầu cho đẻ và
thành công đối tượng Penaeus merguiensis và Penaeus monodon.
Năm 1983 trại thực nghiệm cửa Bé Nha Trang của Trường ĐHTS đã
cho đẻ thành công đối tượng Penaeus merguiensis và Penaeus monodon.
Riêng các tỉnh Miền Trung có diều kiện thuận lợi để sản xuất tôm sú.
Khánh Hòa được coi là trung tâm sản xuất tôm sú của cả nước với 1.019 trại,
sản xuất 3,2 tỷ tôm giống Postlarvae
15
.
Tỉnh Bà Rịa -VũngTàu 210 trại sản xuất 1.5 tỷ con tôm sú, tôm thẻ.
Ninh thuận co 250 trại giống sản xuất 1,3 tỷ con giống Postlarvae
15
. Bình
Thuận có 125 trại sản xuất 0,8 tỷ tôm giống Postlarvae
15
. Đà Nẵng 200 trại
sản xuất 0,7 tỷ tôm giống Postlarvae
15
.
20
Các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long trước kia nhập giống ở Miền
Trung đến nay Cà Mau có 354 trại sản xuất 1 tỷ giống Postlarvae
15
. Bạc Liêu,
Bến Tre sản xuất trên 150 triệu Postlarvae
15
. Trà Vinh, Kiên Giang cũng bước
đầu sản xuất tôm sú.
Riêng các tỉnh phía Bắc sản xuất giống tôm sú chưa được ổn định sản
lượng các loại tôm sú giống còn thấp Hải Phòng sản xuất được 37 triệu
Postlarvae
15
/ năm. Ngoài ra cũng thành công trong công nghệ sản xuất giống
tôm he, tôm rảo, tôm càng xanh, nhưng chưa đáp ứng đủ.
Sản xuất giống tôm sú trong những năm qua được xem như là có nhiều
bước đột phá nhất cả về mặt công nghệ và sản xuất giống hàng năm từ chỗ
giống tôm sú hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên thì đến năm 2000 sản lượng
tôm sú giống của cả nước đạt trên 10 tỷ Postlarvae
15
. Nhưng đến năm 2003 cả
nước đã có hơn 5000 trại giống. Nhưng vẫn tập trung chủ yếu ở Miền Trung
và Miền Nam với sản lượng đạt 25 tỷ tôm Postlarvae
1
.
2.3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đàn tôm Sú bố mẹ đã qua tuyển chọn đưa vào nuôi vỗ và cho đẻ tại trại
thực nghiệm Phú Hải - Trung Tâm Giống Thủy Sản nước lợ, mặn tỉnh Thừa
Thiên Huế.
2.3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.3.2.1. Địa điểm
Trại thực nghiệm Phú Hải- Trung Tâm Giống Thủy Sản nước lợ, mặn tỉnh
Thừa Thiên Huế. Thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.3.2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 26/12/2011 - 11/6/2012
2.3.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.3.1. Nội dung nghiên cứu
- Kỹ thuật tuyển chọn tôm bố mẹ.
- Kỹ thuật cho tôm đẻ.
- Kỹ thuật ương nuôi và chăm sóc ấu trùng.
- Quản lý bệnh trong bể ương.
- Thu hoạch, vận chuyển postlarvae.
21
2.3.4. Các phƣơng pháp chính đã áp dụng
2.3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu cần thiết
- Phương pháp gián tiếp:
+ Được lấy từ các các tài liệu tổng hợp tình hình sản xuất của cơ sở
trong nhiều năm
+ Trao đổi với các cán bộ kỹ thuật để thu thập các thông tin và tư liệu
càn thiết về quy trình kỹ thuật đang được áp dụng tại cơ sở
- Phương pháp trực tiếp: bản thân trực tiếp tham gia sản xuất ở cơ sở
để thu thập các dẫn liệu cần thiết của quy trình kỹ thuật:
+ Tìm hiểu vè hệ thống công trình và trang thiết bị.
+ Tìm hiểu về kỹ thuật xử lý nước.
+Kỹ thuật nuôi vỗ tôm bố mẹ.
+ Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng.
2.3.4.2. Các phương pháp tính toán số liệu
* Phương pháp kiểm tra các yếu tố môi trường nước
Bảng 2.2. Dụng cụ, thời gian, số lần đo các yếu tố môi trƣờng
Yếu tố
Số lần đo/
ngày
Giờ (h)
Dụng cụ đo
Độ chính
xác
Nhiệt độ (
0
C)
2
6h, 14h
Nhiệt kế
thủy ngân
1
0
C
Độ mặn (
0
/
00
)
1
14h
Sali kế
1‰
pH
2
6h, 14h
pH kế
0,1đv
Kiềm(mgCaCO
3
/L)
2
6h, 14h
Test kiềm
0,5
NH
3
Đo trước
khi thay
nước
Bộ hóa chất
so màu NH
4
và NH
3
.
0,5mg/l
* Phương pháp xác định mật độ ấu trùng
Tiến hành định lượng ấu trùng có trong 100ml tại 5 điểm lấy mẫu, sử
dụng phương pháp tính trung bình cộng, ta có được lượng ấu trùng trung bình
có trong 100ml.
22
Xác định lượng ấu trùng có trong bể ương:
Số lượng ấu trùng trong cốc 100ml
Số lượng ấu trùng= x V( bể)
(ấu trùng) V(Cốc)
* Thời gian chuyển giai đoạn của ấu trùng
Quy ước: khi trong bể xuất hiện 50% ấu trùng ở giai đoạn mới thì ta
lấy thời điểm đó làm mốc để tính thời gian biến thái của ấu trùng. Tính
theo công thức:
T= T
1
- T
2
T: thời gian chuyển giai đoạn.
T
1:
thời gian ở giai đoạn trước 50% ấu trùng chuyển giai đoạn.
T
2
:
:
thời gian ở giai đoạn sau 50% ấu trùng chuyển giai đoạn.
* Kiểm tra tăng trưởng ấu trùng tôm
Tiến hành đo chiều dài của ấu trùng (2 ngày đo một lần) từ giai đoạn
P
1
- P
X
. Mỗi lần đo 30 con, lấy trung bình cộng.
* Phương pháp xác định tỷ lệ sống của ấu trùng qua từng giai đoạn
S (%) =
S2 (ấu trùng)
x 100
S1 (ấu trùng)
S
1
: Tổng số ấu trùng ở giai đoạn trước.
S
2
: Tổng số ấu trùng ở giai đoạn sau.
* Tỉ lệ thành thục sau cắt mắt (TLTT)
TLTT (%) =
Số tôm thành thục (con)
x 100
Số tôm sống (con)
* Tỉ lệ đẻ (TLĐ)
Tỉ lệ đẻ (%) =
Số tôm đẻ
x 100
Số tôm thành thục
Số tôm đẻ (con)
Số tôm thành thục (con)
2.3.4.3. Phương pháp phân tích số liệu và xử lý kết quả thu được
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học của Nguyễn
Văn Thiện (1977) và bằng phần mềm Excel
23
2.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.4.1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƢỚC VÀ VỆ SINH TRẠI
2.4.1.1. Xử lý các chất cặn bả, phù sa và khử trùng nước:
-Xử lý nước là khâu đầu tiên quan trọng quyết định sự thành công hay
thất bại của quá trình sản xuất. Mục đích diệt các mầm bệnh và các loại vi
khuẩn và virus có trong nguồn nước để được nguồn nước sạch, đồng thời đạt
các tiêu chuẩn thủy lý, thủy hóa: độ mặn, hàm lượng NH
3
, H
2
S, NO
2
…phù
hợp cho từng giai đoạn: nuôi vỗ, cho đẻ, ương ấu trùng, đảm bảo theo yêu cầu
sử dụng.
* Các bước xử lý
- Bước 1: Bơm nước biển lên bể lắng
- Bước 2: Bơm nước từ bể lắng sang bể xử lý
- Bước 3: Bơm nước từ bể lắng sang bể lọc.
Đưa nước qua bể lọc thô
ống thông hơi
_________________
4_
3
2
1
Hình 2.6. Cấu trúc bể lọc thô
Chú thích : 1: 15 cm đá 4* 6 cm
2:10 cm đá 1*2 cm
3:10 cm cát lớn
4: 50 cm cát nhỏ
- Đưa nước qua bể lọc tinh
24
ống thông hơi
Cấp nước vào tầng lọc
35 cm cát nhỏ
10 cm cát lớn
Lưới mùng
15 cm đá 1*2 cm
Hình 2.7. Cấu trúc bể lọc tinh
- Đưa nước qua túi siêu lọc
Bước 4 : đưa nước vào bể chứa
Hình 2.8. Lọc cát trước khi đưa vào bể
2.4.1.2.Vệ sinh trại sau mỗi đợt sản xuất hay đầu đợt sản xuất mới
Trong sản xuất tôm giống, khâu vệ sinh trại có ý nghĩa rất quan trọng,
nó quyết định sự thành bại của đợt sản xuất vì mầm bệnh được tiêu diệt triệt
để hay không là do khâu vệ sinh trại, việc vệ sinh không kỹ sẽ dẫn đến:
- Mầm bệnh đợt sản xuất củ sẽ lây sang đợt sản xuất mới.
25
- Sự nhờn thuốc của mầm bệnh đợt sản xuất mới sẽ làm cho thuốc sử
dụng không phát huy tác dụng.
Do các yêu cầu trên nên việc xử lý vệ sinh trại giống kỹ trước khi đi vào
sản xuất phải hoàn toàn tiêu diệt được mầm bệnh mới và cũ. Gồm các bước:
- Vệ sinh hệ thống bể lọc, bể chứa: Thông thường phải ngâm tẩy rửa hệ
thống bể lọc, ngâm và rửa cát, đá, ráp tầng lọc và thực hiện khử trùng tầng lọc.
- Vệ sinh hệ thống bể nuôi:
+ Bể tôm giống:
Sau khi xuất post xong ta tháo cạn nước trong bể, dùng nước tạt quanh
bể, sau đó hòa xà phòng với nước ngọt, dùng khăn lau khắp bể, tạt nước cho
sạch. Tiếp tục chà rửa bằng Iodine 10 ppm, tạt nước cho sạch. Đánh formol
(0,3L với 20L nước). Cuối cùng là dùng bạt đậy lại.
Đầu đợt sản xuất ta tiến hành giở bạt ra, dùng nước tạt đến khi nào
không còn formol thì bắt đầu lắp dây khí, tiến hành cấp nước đã được xử lý
vào bể.
+ Bạt: Chà rửa bằng xà phòng, sau khi ngâm Chlorine xong tiến hành
phơi khô và đem vào đậy bể.
+Bể tôm mẹ: Thường xuyên chà rửa bằng Iodine, 2-3 ngày dùng
Chlorine tưới quanh đường đi.
Tất cả các dụng cụ như: lưới, vợt, thau, chậu… phục vụ cho sản xuất
đều phải ngâm Chlorine rửa sạch và phơi khô trước khi đưa vào sử dụng cho
đợt sản xuất mới.
2.4.2. KỸ THUẬT TUYỂN CHỌN VÀ NUÔI VỖ TÔM BỐ MẸ
Phong trào sản xuất tôm giống thương phẩm ở Việt Nam đã và đang
phát triển mạnh, đòi hỏi nguồn cung cấp tôm bố mẹ lớn. Nhưng việc sử dụng
tôm bố mẹ ngoài tự nhiên bị hạn chế bởi tính mùa vụ và tập tính sinh sản. Mặt
khác các bãi tôm đã khai thác khá triệt để. Bởi vậy vấn để nghiên cứu tạo
nguồn tôm bố mẹ nhân tạo đã được đặt ra từ lâu.
Năm 1943, Panous đã phát hiện ra nuôi tôm thành thục bằng phương
pháp cắt mắt. Từ đó đến nay, phương pháp này đã được hoàn thiện dần và
được áp dụng thành công ở nhiều nước.