Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Tình hình nhiễm bệnh đường hô hấp ở lợn nuôi tại hợp tác xã phúc giang ngọc đường hà giang và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.67 KB, 63 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐVT : Đơn vị tính
HTX : Hợp tác xã
KL : Khối lượng
LMLM : Lở mồm long móng
Nxb : Nhà xuất bản
THCS : Trung học cơ sở
CS : Cộng sự
TT : Thể trọng

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 27
Bảng 2.1. Tình hình nhiễm bệnh hô hấp ở lợn ở HTX Phúc Giang 47
Bảng 2.2. Tỷ lệ lợn nhiễm bệnh đường hô hấp theo lứa tuổi 48
Bảng 2.3. Tỷ lệ lợn nhiễm bệnh đường hô hấp theo tháng 49
Bảng 2.4. Tỷ lệ nhiễm bệnh hô hấp theo mùa trong năm 50
Bảng 2.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm bệnh hô hấp theo tình trạng vệ sinh 51
Bảng 2.6. Tỷ lệ và những biểu hiện lâm sàng của lợn nhiễm bệnh hô hấp 52
Bảng 2.7. Hiệu quả điều trị của hai loại thuốc Matylan và Gentamycin
ở lợn mắc bệnh đường hô hấp 53
Bảng 2.8. Tỷ lệ tái nhiễm bệnh đường hô hấp ở lợn và hiệu quả
điều trị lần 2 54
Bảng 2.9. Chi phí thuốc thú y 55
MỤC LỤC
Phần 1. CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
1.1. Điều tra cơ bản 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1
1.1.2. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội 3
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp 7


1.2. Nhận định chung 8
1.2.1. Thuận lợi 8
1.2.2. Khó khăn 8
1.2.3. Phương hướng sản xuất 9
1.3. Nội dung thực hiện 9
1.3.1. Nội dung công tác 9
1.3.2. Biện pháp thực hiện 9
1.4. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 10
1.4.1. Công tác chăn nuôi 10
1.4.2. Công tác thú y 18
1.4.3. Công tác khác 26
1.5. Kết luận - tồn tại - đề nghị 27
1.5.1. Kết luận, tồn tại 27
1.5.2. Đề nghị 28
Phần 2. CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 29
2.1. Đặt vấn đề 29
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu 30
2.1.2. Ý nghĩa khoa học và cơ sở thực tiễn 30
2.2. Tổng quan tài liệu 30
2.2.1. Vai trò và chức năng sinh lý của bộ máy hô hấp 30
2.2.2. Tìm hiểu một số vi khuẩn đường hô hấp và bệnh do chúng
gây ra 31
2.2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 39

1
2.3. Đối tượng, nội dung, địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu 41
2.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 41
2.3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 41
2.3.3. Nội dung nghiên cứu 41
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu 42

2.3.5. Phương pháp so sánh hiệu quả điều trị bệnh đường hô hấp
bằng Matylan và Gentamycin 42
2.3.6. Các chỉ tiêu theo dõi 44
2.3.7. Phương pháp theo dõi từng chỉ tiêu 44
2.4. Kết quả và phân tích kết quả 47
2.4.1. kết quả điều tra tỷ lệ nhiễm bệnh hô hấp ở lợn thịt nuôi tại
HTX Phúc Giang 47
2.4.2. Kết quả điều tra tình hình nhiễm bệnh hô hấp của lợn theo lứa tuổi 48
2.4.3. Kết quả điều tra tình hình nhiễm bệnh hô hấp của lợn theo
theo tháng 49
2.4.4. Nhiễm bệnh đường hô hấp theo mùa trong năm 50
2.4.5. Tỷ lệ theo tình trạng vệ sinh thú y 51
2.4.6. Biểu hiện lâm sàng của lợn nhiễm bệnh hô hấp 52
2.4.7. Kết quả theo dõi điều trị của hai loại thuốc Matylan và
Gentamycin ở lợn mắc bệnh đường hô hấp 52
2.4.8. Kết quả theo dõi tỷ lệ tái nhiễm bệnh đường hô hấp ở lợn và
hiệu quả điều trị lần 2 54
2.4.9. Chi phí thuốc điều trị bệnh đường hô hấp 55
2.5. Kết luận, tồn tại và đề nghị 56
2.5.1. Kết luận 56
2.5.2. Tồn tại 56
2.5.3. Đề nghị 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58



1
Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN

1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực Bắc của Tổ quốc, có vị
trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Phía Bắc và Tây có đường biên giới giáp
với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dài 274 km; phía Đông giáp tỉnh
Cao Bằng; phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh
Lào Cai và Yên Bái. Hà Giang cách thủ đô Hà Nội 320 km về phía Bắc theo
quốc lộ 2.
Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.945,8 km
2
. Tại điểm cực Bắc của
lãnh thổ Hà Giang, cũng là điểm cực Bắc của Tổ quốc, có vĩ độ 23
0
13’00”;
điểm cực Tây, có kinh độ 104
0
24’05”; mỏm cực Đông có kinh độ 105
0
30’04”
(theo Bộ kế hoạch và đầu tư, 2011) [20].
Thành phố Hà Giang rộng 130,3 km², nằm ở trung tâm của tỉnh Hà Giang,
cách biên giới Việt Nam - Trung Quốc gần 20 km và cách Hà Nội 318 km.
Ba phía Bắc, Tây và Nam giáp với huyện Vị Xuyên.
Phía Đông giáp huyện Bắc Mê.
Thành phố được thành lập ngày 27 tháng 9 năm 2010. Tổ chức hành
chính, Thành phố Hà Giang có 5 phường và 3 xã. Danh sách các xã, phường:
Phường Trần Phú, Phường Minh Khai, Phường Nguyễn Trãi, Phường Quang
Trung, Phường Ngọc Hà, Xã Phương Thiện, Xã Phương Độ, Xã Ngọc Đường.
1.1.1.2. Điều kiện khí hậu - thủy văn
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về

cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn, song
cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc,
nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc,

2
Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,6
0
C - 23,9
0
C, biên độ nhiệt trong
năm có sự dao động trên 10
0
C và trong ngày cũng từ 6 - 7
0
C. Mùa nóng nhiệt
độ cao tuyệt đối lên đến 40
0
C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp
tuyệt đối là 2,2
0
C (tháng 1).
Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú. Toàn tỉnh đạt bình quân lượng
mưa hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm, riêng Bắc Quang hơn 4.000 mm, là
một trong số trung tâm mưa lớn nhất nước ta. Dao động lượng mưa giữa các
vùng, các năm và các tháng trong năm khá lớn. Năm 2001, lượng mưa đo
được ở trạm Hà Giang là 2.253,6 mm, Bắc Quang là 4.244 mm, Hoàng Su Phì
là 1.337,9 mm… Tháng mưa cao nhất ở Bắc Quang (tháng 6) có thể đạt trên
1.400 mm, trong khi đó lượng mưa tháng 12 ở Hoàng Su Phì là 3,5 mm, ở
Bắc Mê là 1,4 mm…
Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũng

không lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 87 - 88%, thời điểm
thấp nhất (tháng 1, 2, 3) cũng vào khoảng 81%.
Các hướng gió ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng. Thung
lũng sông Lô quanh năm hầu như chỉ có một hướng gió Đông Nam với tần
suất vượt quá 50%. Nhìn chung gió yếu, tốc độ trung bình khoảng 1 -
1,5m/s. Đây cũng là nơi có số ngày giông cao, tới 103 ngày/năm, có hiện
tượng mưa phùn, sương mù nhiều nhưng đặc biệt ít sương muối. Nét nổi
bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài,
nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống (Bộ kế
hoạch và đầu tư, 2011) [20].
1.1.1.3. Điều kiện địa hình đất đai
Do cấu tạo địa hình phức tạp, thiên nhiên tạo ra và ưu đãi cho Hà Giang
một nguồn tiềm năng to lớn về khí hậu, đất đai, tài nguyên và khoáng sản,…
Từ những đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình Hà Giang được chia thành

3
ba vùng với những điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khác biệt, mỗi vùng
có tiềm năng và thế mạnh riêng đó là:
- Vùng I: Là vùng cao núi đá phía Bắc gồm 4 huyện: Đồng Văn, Mèo
Vạc, Yên Minh và Quản Bạ. Diện tích toàn vùng là 2.352,7 km
2
, dân số trên
20 vạn người chiếm xấp xỉ 34,3% dân số toàn tỉnh.
- Vùng II: Là vùng cao núi đất phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì
và Xín Mần. Diện tích tự nhiên 1.211,3 km
2
, dân số chiếm 15,9%.
- Vùng III: Là vùng núi thấp gồm các huyện: Bắc Quang, Vị Xuyên,
Bắc Mê, Quang Bình và thị xã Hà Giang là vùng trọng điểm kinh tế của Hà
Giang. Diện tích tự nhiên 4.320,3 km

2
, dân số chiếm 49,8%. Điều kiện tự
nhiên thích hợp với các loại cây nhiệt đới, thuận lợi cho việc phát triển nghề
rừng, trồng các loại cây nguyên liệu giấy như bồ đề, mỡ, thông và đây cũng là
vùng tre, nứa, vầu, luồng lớn nhất trong tỉnh,… Ngoài ra đây còn là vùng
trồng các loại cây ăn quả có múi như cam, quýt, chanh,… (nguồn Bộ kế
hoạch và đầu tư, 2011) [20].
1.1.2. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 5 năm gần đây của Hà Giang
đạt 10,5%.
 Sản xuất từ Nông - Lâm nghiệp
Nông nghiệp vẫn là thế mạnh và còn có tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế
trong nhiều năm tới. Bởi vậy tỉnh đã tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất Nông
- Lâm nghiệp một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, trồng
và bảo vệ rừng,…
Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng trong ngành sản xuất Nông -
Lâm nghiệp vẫn giữ được ổn định. Diện tích, năng suất, sản lượng các loại
cây trồng chính vẫn tăng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2002 sản lượng
lương thực đạt 22,3 vạn tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 350kg/ năm.

4
Các loại cây công nghiệp chủ lực cũng tăng đáng kể. Cây chè có 1,3 vạn ha,
sản lượng đạt 2,3 vạn tấn búp tơi. Đặc biệt giống chè San Tuyết được khuyến
khích phát triển. Cây đậu tương có 9.200 ha, sản lượng đạt 6.800 tấn. Cây ăn
quả có 9.000 ha, trong đó có 4.400 ha là cam quýt, sản lượng 1,6 vạn tấn.
Chăn nuôi cũng được chú trọng, giữ được độ tăng trưởng đàn tử 3 - 5%/ năm.
Đàn trâu hiện có 129.800 con, đàn bò có 62.500 con, đàn dê có 76.000 con.
Về lâm nghiệp, công tác trồng, chăm sóc, khoanh nuôi và bảo vệ rừng
đã được các cấp, các ngành quan tâm. Năm 2002 trồng rừng tập trung được
4.500 ha, chăm sóc 5.600 ha, khoanh nuôi phục hồi

28.000 ha, bảo vệ rừng được 84.000 ha,… Đến nay diện tích rừng của
tỉnh có 309.600 ha, độ che phủ đạt 39,1%.
Đến năm 2010, tỉnh sẽ tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hoá. Tăng diện tích và sản lượng cây lương thực nhằm đảm bảo an
ninh bền vững lương thực. Xây dựng vùng ngô hàng hoá 1 vạn ha, sản lượng
2-3 vạn tấn/ năm. Phát triển diện tích cây chè lên 2 vạn ha, sản lượng 6-8 vạn
tấn búp tơi/ năm. Đây là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Phát triển
mạnh cây đậu tương, mỗi năm trồng 1 vạn ha, sản lượng 1 vạn tấn/ năm.
Nâng diện tích cây ăn quả có múi lên 1,5 vạn ha. Trồng 2.000 ha tre măng các
loại để có sản phẩm l,5 - 2 vạn tấn/ năm. Tích cực trồng rừng, khoanh nuôi,
bảo về, nâng độ che phủ lên 60% vào năm 2010.
 Công nghiệp - xây dựng
Trong những năm qua, ngành công nghiệp và xây dựng đã có bước
phát triển đáng kể. Tốc độ tăng trưởng cao. Trong 5 năm gần đây tốc độ tăng
trưởng bình quân đạt 16,5%/ năm. Các sản phẩm trọng yếu đều tăng so với
năm 2001. Xi măng tăng 22 nghìn tấn; gạch tăng 12 triệu viên; giấy đế tăng 1
nghìn tấn; quặng các loại tăng 10 nghìn tấn. Một số lĩnh vực sản xuất công
nghiệp phát triển mạnh như khai thác, chế biến khoáng sản; sản xuất vật liệu
xây dựng; chế biến chè; sản xuất giấy,…

5
Về giao thông, xây dựng trong những năm qua cũng có bước tiến.
Mạng lưới giao thông phát triển. 100% số xã có trường học 2 tầng, 90% số xã
có trạm xá xây kiên cố. Trong những năm tới tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tốc độ
tăng trưởng sản xuất công nghiệp và xây dựng. Tập trung vào một số lĩnh vực
trọng yếu như chế biến nông sản thực phẩm; chế biến thức ăn gia súc; sản
xuất vật liệu xây dựng. Đặc biệt là khai thác, chế biến khoáng sản. Phấn đấu
giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt tốc độ tăng bình quân 15-
20%/năm, tăng tỷ trọng trong GDP từ 21,88% năm 2002 lên 30% năm 2010.
Phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn bảo đảm 70% số thôn bản có

đường ô tô, 100% số xã có trường học, trạm xá, trụ sở xây 2 tầng. Các thôn
bản có trụ sở xây cấp 4 trở lên
 Thương mại - dịch vụ
Hoạt động của ngành thương mại - dịch vụ cũng đã có bước phát triển.
Đã mở rộng buôn bán trao đổi hàng hoá trong và ngoài nước. Tổng mức bán lẻ
hàng hoá năm 2002 đạt 558,4 tỷ đồng, trong đó kinh tế nhà nước chiếm 40%.
Kim ngạch xuất - nhập khẩu tăng. Tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế chiếm 32%.
 Văn hoá, xã hội
Thành phố Hà Giang rộng 130,3 km² và có 67 nghìn nhân khẩu gồm 22
sắc tộc khác nhau trong đó người Kinh chiếm 55,7% và người Tày chiếm
22%. (nguồn ) [21].
Toàn tỉnh đạt chuẩn quốc gia phổ cập tiểu học (từ năm 1999). Y tế tập
trung đầu tư chăm sóc sức khoẻ cộng đồng tốt hơn. Các vấn đề xã hội được
giải quyết kịp thời.
Trong những năm tới, tỉnh tập trung đẩy mạnh phổ cập trung học cơ sở.
Đến năm 2007 đạt chuẩn quốc gia phổ cập THCS, năm 2010 có 1/3 số xã đạt
chuẩn quốc gia trung học phổ thông. Tỷ lệ trẻ em được huy động đến trường
đạt trên 97%. Thực hiện xã hội hoá giáo dục. Thực hiện tốt các mục tiêu chư-

6
ơng trình y tế quốc gia. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Thực hiện tốt
công tác kế hoạch hóa gia đình, hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên mỗi năm từ 0,5
đến 0,7%. Nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Năm 2010 tỷ lệ phủ
sóng phát thanh và truyền hình đạt 100%, đảm bảo 80% số hộ được sử dụng
điện và được xem truyền hình. Phấn đấu giảm nhanh tỷ lệ hộ đói nghèo. Năm
2005 không còn hộ đói, hộ nghèo giảm còn dưới 10%. Năm 2010 sẽ có 50%
số hộ khá, giàu.
Có thể nói trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của Hà
Giang đã thu được những kết quả khả quan. Kinh tế tăng trưởng, cơ sở hạ
tầng được củng cố và phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện. Tỷ lệ đói

nghèo đã giảm xuống còn 18%. Chính trị ổn định, trật tự xã hội, an ninh biên
giới được giữ vững.
1.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của hợp tác xã
Trại chăn nuôi của HTX Phúc Giang thuộc xã Ngọc Đường thành phố Hà
Giang thành lập năm 2010, trang trại được thành lập dựa vào đầu tư của dự án
“Đầu tƣ xây dựng trang trại chăn nuôi lợn hƣớng nạc kết hợp sản xuất chế
biến thức ăn hỗn hợp” của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Giang kết hợp
với Viện Khoa học Sự sống Đại học Thái Nguyên, với mô hình chăn nuôi công
nghiệp do HTX quản lý. Trại thành lập với mục đích xây dựng trại thành một
trong những mô hình kiểu mẫu của tỉnh về chăn nuôi lợn ngoại, nhằm cung cấp
sản phẩm thịt lợn có chất lượng tốt cung cấp cho thị trường.
Ban lãnh đạo trại bao gồm: Chủ nhiệm HTX là anh Đỗ Đăng Luyện,
Phó chủ nhiệm HTX là anh Nguyễn Văn Minh, trưởng trại là anh
Lù Văn Phương, ngoài ra còn có các cán bộ công nhân viên của HTX.
1.1.2.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật
Trại chăn nuôi của HTX được xây dựng trên một mảnh đất rộng
5400m
2
trong đó tổng diện tích chuồng trại là 756m
2
phần lớn diện tích còn

7
lại là vườn cây ăn quả và vườn trồng rau phục vụ cho cán bộ công nhân viên
của HTX. HTX còn xây dựng 1 kho chứa cám, nhà ở và phòng làm việc cho
cán bộ công nhân viên của HTX.
Các công nhân kỹ thuật của trại đã được HTX cử đi đào tạo thực tế ở
các trang trại lớn tại Thái Nguyên.
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
1.1.3.1. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt

Với diện tích vườn rộng thì trại trồng một số cây ăn quả như: na, bưởi,
quất hồng bì và một số cây công nghiệp như: keo, mỡ,… một phần đất vườn
dùng để trồng rau, tùy theo mùa mà trồng các loại rau khác nhau như: mùa
Xuân thì trồng chủ yếu là xu hào và cải bắp, mùa Hè trồng rau muống, rau
đay, rau ngót, rau bí,… trồng rau để phục vụ cho công nhân viên trong trang
trại là chủ yếu.
1.1.3.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi
Trang trại chăn nuôi một số động vật như: gà, lợn.
- Chăn nuôi gia cầm:
Chủ yếu là phục vụ cho công nhân viên trong trang trại. Trang trại nuôi
một số giống gà như: gà Ai Cập với số lượng 50 con với mục đích lấy trứng,
300 gà Lương Phượng và gà Sasso để lấy thịt.
- Chăn nuôi lợn:
Trang trại đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Hiện tại lợn thịt
cung cấp ra thị trường 24.943 kg thịt ra thị trường. Trang trại chăn nuôi lợn với
hình thức chăn nuôi công nghiệp, sản xuất theo quy trình khép kín nhưng quy
mô còn nhỏ. Hiện tại trang trại đang nuôi 4 con lợn đực và 52 con lợn nái.
+ Chăn nuôi lợn đực giống: Hiện tại trại có 4 con lợn đực giống, 1 con
Duroc, 1 con Landrace, 1 con Pidu 50 (50% máu Pietrain 50% máu Duroc), 1
con Pidu 75 (75% máu Pietrain 25% máu các giống Duroc, Yorkshire,
Hampshire). Cả 4 con lợn đực đều được nhập từ trung tâm giống lợn
DABACO Bắc Ninh.

8
+ Chăn nuôi lợn nái: Hiện trại có 52 con lợn nái, toàn bộ số lợn nái
thuộc dòng nái C22 và được nhập từ trung tâm giống lợn PIC Đồng Giao -
Ninh Bình.
1.2. NHẬN ĐỊNH CHUNG
1.2.1. Thuận lợi
Trại chăn nuôi có một địa hình tương đối bằng phẳng, phù hợp cho việc

xây dựng trại cùng với hệ thống đường giao thông thuận tiện cho việc sản xuất.
- HTX có đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình năng động có trình độ chuyên môn.
- Trại đã mạnh dạn áp dụng những thành tựu nghiên cứu mới vào chăn
nuôi và cách quản lý mới tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển.
- Trại luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của chi cục khuyến nông và
các cấp chính quyền địa phương.
1.2.2. Khó khăn
- Trang trại đặt tại một xã miền núi có địa hình phức tạp, dân cư thưa,
phân bố không đều gây khó khăn cho công tác quản lí và sản xuất.
- Trang trại đang trong quá trình xây đựng nên cơ sở vật chất còn nhiều
hạn chế.
- Trang trại được đặt tại địa phương miền núi nên một số cơ sở vật chất
phục vụ cho chăn nuôi đều phải vận chuyển từ các địa phương khác đến như: các
loại thuốc thú y, các loại vaccine, các loại máng ăn, khung chuồng,…
- Ngoài ra, trại được đặt ở gần khu dân cư cho nên vấn đề vệ sinh
phòng dịch còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc diệt chuột để phòng sự lây
lan dịch bệnh.
- Công tác tiêm phòng trên đàn vật nuôi trong vùng chưa được triệt để,
vệ sinh phòng dịch chưa tốt, công tác tuyên truyền cho người dân xung quanh
trại còn hạn chế.

9
1.2.3. Phƣơng hƣớng sản xuất
Trại chăn nuôi của HTX Phúc Giang được xây dựng là một mô hình
chăn nuôi kiểu mẫu của tỉnh Hà Giang. Sản xuất với mục đích nâng cao đời
sống của cán bộ công nhân viên của HTX bằng những sản phẩm xuất bán ra
thị trường và đem lại công ăn việc làm cho con em địa phương.
Trại luôn mạnh dạn áp dụng những thành tựu khoa học và tiến bộ kỹ
thuật vào sản xuất, nhằm mục đích thúc đẩy sản xuất phát triển và cung cấp
cho thị trường sản phẩm thịt ngày một tốt hơn.

1.3. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1.3.1. Nội dung công tác
- Theo dõi tỷ lệ nhiễm bệnh đường hô hấp trên đàn lợn từ 2 đến 5
tháng tuổi nuôi tại hợp tác xã.
- Theo dõi Biểu hiện triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh đường hô hấp.
- Đánh giá hiệu lực điều trị của hai loại thuốc Matylan và Gentamycin.
- Áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất.
1.3.2. Biện pháp thực hiện
- Theo dõi tỷ lệ nhiễm bệnh đường hô hấp ở lợn từ 2 đến 5 tháng tuổi
nuôi tại hợp tác xã.
- Theo dõi tỷ lệ nhiễm hội chứng hô hấp theo lứa tuổi.
- Theo dõi tỷ lệ nhiễm hội chứng hô hấp qua các tháng.
- Theo dõi tỷ lệ nhiễn hội chứng hô hấp theo mùa trong năm.
- Theo dõi tỷ lệ nhiễm bệnh hô hấp theo tình trạng vệ sinh.
- Theo dõi hiệu lực của hai loại thuốc Matylan và Gentamycin.
- Tuân thủ nghiêm túc nội quy, quy chế của cơ sở thực tập.
- Mạnh dạn áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Bám sát cơ sở sản xuất, phát huy những thuận lợi và khắc phục những
khó khăn để hoàn thành tốt công việc.

10
1.4. KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.4.1. Công tác chăn nuôi
Nhằm nâng cao trình độ và tay nghề với mỗi sinh viên trong quá
trình học tập tại giảng đường, sinh viên cần vận dụng các kiến thức đã học,
không ngừng học hỏi, chăm chỉ thực hành tại nơi thực tập. Các công tác
chăn nuôi tại trại thực hiện tốt.
* Công tác giống
Công tác giống tại trại rất được chú ý, giúp cho đàn lợn phát triển
nhanh về số lượng và chất lượng của đàn lợn tại trại.

Các lợn nái được đánh số thẻ và có sổ theo dõi sát xao về thời gian
động dục, ngày động dục, ngày phối giống, giờ phối giống.
Tại trại lợn nái được phối giống theo phương pháp thụ tinh nhân tạo,
khi lợn động dục cuối ngày thứ 2 thì tiến hành phối giống, phối lặp lại vào
ngày hôm sau. Mỗi chu kỳ động dục thường phối 3 lần để nâng cao tỷ lệ
thụ thai.
- Công tác truyền giống nhân tạo cho lợn nái: Thụ tinh nhân tạo bằng
phương pháp truyền giống.
+ Trước khi phối cho lợn nái thì vệ sinh sạch sẽ âm hộ, lau khô bằng vải
mềm, sau đó cho vào chuồng phối.
+ Kiểm tra liều tinh chuẩn bị phối, nâng nhiệt độ của liều tinh lên 37
0
C
+ Đeo găng tay, rửa ống dẫn tinh bằng nước sinh lý, sau đó cho một
chút Gel bôi trơn vào đầu ống dẫn tinh quản hoặc cho vài giọt tinh vào ống
dẫn tinh quản và âm hộ lợn cái cho trơn.
+ Đưa ống dẫn tinh vào cổ tử cung, lúc đầu ống dẫn tinh chếch 45
0
, sau
đó song song với cơ thể. Khi đưa vào thì đồng thời xoay nhẹ ống dẫn tinh
quản ngược chiều kim đồng hồ. Lúc rút ra thuận chiều kim đồng hồ. Khi đã
đưa dẫn tinh quản vào cổ tử cung và cắm liều tinh vào ống dẫn tinh rồi hướng

11
lên trên để tinh dịch dễ chảy vào cổ tử cung, có thể dùng kim 16 hoặc kéo làm
thủng một lỗ ở đáy liều tinh cho tinh dịch từ lọ dễ chảy vào tử cung lợn nái.
+ Sau khi đã bơm hết tinh trong lọ vào trong tử cung lợn cái cần để tinh
quản trong đường sinh dục con cái khoảng 5 - 10 phút, đồng thời xoa nhẹ 2 mông
hoặc dưới bụng để kích thích sự co bóp của tử cung nhằm hạn chế chảy ngược.
Với hình thức thụ tinh nhân tạo trong thời gian thực tập tôi đã thực hiện

trên 17 nái đạt 14 nái tỷ lệ đạt 82,3%
* Công tác chăm sóc nuôi dưỡng các loại lợn
Trong kỹ thuật nuôi dưỡng lợn nái ngoại thì các yếu tố kỹ thuật là rất
quan trọng đối với sự thành công của một cơ sở chăn nuôi lợn. Giống, thức
ăn, chuồng trại, thú y, công tác quản lý sẽ quyết định đến năng suất và chất
lượng, giá thành và lợi nhuận. Với yêu cầu như vậy trang trại của HTX cũng
đã tiến hành phân loại lợn để có kế hoạch và phương pháp chăm sóc cho
đúng, để đàn lợn tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng là ít nhưng vẫn đảm
bảo nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của đàn lợn.
Trong quá trình làm việc hàng ngày luôn làm đủ đúng các công tác
chăm sóc lợn tại trại.
Sáng sớm dậy kiểm tra đàn lợn, kiểm tra tình hình bệnh tật, tình hình an
ninh trại lợn, sau đó cho lợn ăn và điều trị bệnh cho đàn lợn nếu có.
Công tác vệ sinh chuồng trại luôn được chú ý, sau khi cho lợn ăn thì cùng
công nhân ra làm công tác vệ sinh chuồng trại.
Ngoài công tác chăm sóc chung cho đàn lợn thì từng loại lợn có quá trình
chăm sóc nuôi dưỡng khác nhau.
a. Đối với lợn nái hậu bị
Việc nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái hậu bị phải đúng kỹ thuật, đảm bảo
lợn không được quá béo hoặc quá gầy. Lợn nái béo sẽ động dục thất thường
hay không động dục, hay phối đi phối lại nhiều lần, tỷ lệ thụ thai kém, hay
chết phôi, nuôi con vụng, còn quá gầy sẽ gây nên hiện tượng không động

12
dục hay chậm động dục hoặc động dục không đều đặn, giảm khả năng sinh
sản, hay tốc độ sinh trưởng chậm không đủ tiêu chuẩn phối giống (mặc dù
đã đến tuổi phối giống). Cho nên việc nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái hậu bị
rất quan trọng.
Buổi sáng kiểm tra tình hình bệnh tật, tình hình an ninh thì phải kiểm
tra lợn động dục, dựa vào biểu hiện của lợn và âm hộ để kiểm tra động dục

hoặc dùng lợn đực để kiểm tra.
Lợn động dục chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn trước chịu đực: lợn thay đổi về tính nết, kém ăn, tai, đuôi ve
vẩy, thích gần lợn đực, thích nhẩy lên lưng con khác, âm hộ đỏ sưng mọng, có
nước nhờn chảy ra nhưng chưa chịu cho con đực nhảy.
Giai đoạn chịu đực: giai đoạn này biểu hiện của lợn cái là ăn ít hoặc bỏ ăn,
thả ra thì chạy ngay lại chuồng lợn đực, đuôi cong lên, hiện tượng són đái, âm hộ
chuyển màu sẫm hoặc màu mận chín, chẩy dịch nhờn, chân choãi rộng ra. Lợn
đực lại gần thì đứng im cho phối, thời gian này kéo dài khoảng 2 ngày.
Giai đoạn sau chịu đực: giai đoạn này lợn nái trở lại trạng thái bình
thường, ăn uống dần trở lại như cũ. Âm hộ giảm độ nở se nhỏ, thâm, đuôi cúp
không cho con đực nhảy lên phối giống.
Giai đoạn này nuôi để lợn phát triển theo hướng giữ làm giống là không
nuôi béo. Chế độ ăn là: mỗi ngày cho ăn 2 bữa, mỗi bữa 0,9kg với năng lượng
trao đổi 2.950 Kcal/ 1kg, protein thô 14,5%, nước uống tự do.
Cho ăn khẩu phần như trên đến lúc trước khi động dục 10 ngày, tức là
sau động dục lần 1 là 11 ngày thì ta cho ăn khẩu phần ăn tăng lên là 3
kg/con/ngày. Đến lúc động dục lần 2 thì ta cho phối bằng phương pháp thụ
tinh nhân tạo.
b. Chăn nuôi lợn nái chửa
Sau khi lợn nái phối giống có kết quả, hợp tử bám chặt và làm tổ ở tử
cung và bắt đầu phát triển bình thường. Đồng thời các cơ quan bộ phận liên

13
quan (nhau thai, bọc ối, niệu, tử cung và bầu vú) đều được phát triển trong
thời gian 114 ngày. Trong thời gian có chửa lợn nái có nhiều đặc điểm thay
đổi, do vậy việc chăm sóc nuôi dưỡng chúng phải phù hợp và đảm bảo để có
số con sơ sinh cao; trọng lượng trung bình của lợn con cai sữa cao; lợn con
sinh ra khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt. Lợn mẹ phát triển bình thường, dự
trữ đủ chất dinh dưỡng để tiết sữa nuôi con sau này, ít bị hao mòn.

Theo Phạm Hữu Doanh và CS, 1997 [3] yêu cầu chính của giai đoạn
nuôi này cần đảm bảo đủ dinh dưỡng để bào thai phát triển và cho sinh trưởng
của lợn mẹ đẻ lứa đầu, do cơ thể lợn mẹ còn tăng trưởng.
Lợn nái chửa cần được chăm sóc chu đáo, tránh va chạm và không vận
chuyển xa, dễ gây xảy thai.
Trước khi đẻ 2 tuần, chuyển lợn sang ô nuôi lợn đẻ và nuôi con.
Tẩy giun sán nhằm tránh lây từ mẹ sang con.
Trước khi đẻ 1 tuần, giảm thức ăn đạm để phòng bệnh viêm vú do căng
sữa sau khi đẻ.
Lợn chửa cần cho thêm rau xanh. Ăn rau nhằm bổ sung một số nguyên
tố cho lợn nái, đồng thời tăng độ choán trong dạ dày để lợn không có cảm
giác đói. Cần tăng chất khoáng và vitamin để lợn chuyển hóa tốt thức ăn và
phòng táo bón.
Cần chú ý đề phòng lợn sẩy thai: không cho thức ăn ôi mốc, thiếu các
nguyên tố khoáng và vitamin, nền chuồng trơn, dốc.
Thời gian chửa của lợn nái chia ra làm 2 giai đoạn, giai đoạn chửa kỳ I
là lợn nái có chửa 84 ngày đầu tiên và giai đoạn chửa kỳ II là thời gian từ
ngày chửa thứ 85 đến ngày đẻ.
Tại trại dinh dưỡng cho nái chửa chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn chửa
kỳ I và giai đoạn chửa kỳ II.
Nuôi dưỡng: + Trong giai đoạn chửa kỳ I bào thai chưa phát triển
mạnh, vì vậy nhu cầu dinh dưỡng chủ yếu cho lợn nái giai đoạn này là để duy

14
trì cơ thể lợn nái, một phần không đáng kể dùng để nuôi thai. Đối với lợn nái
tơ chửa lần đầu dưới 24 tháng tuổi, có thể tăng khẩu phần lên 10-15%, vì
ngoài việc nuôi bào thai còn cho sự phát triển cơ thể của lợn nái. Thức ăn cho
lợn nái giai đoạn này cần đảm bảo năng lượng trao đổi 2800 Kcal, tỷ lệ
protein 13%, mức cho ăn tùy theo thể trạng của nái gầy hay béo mà ta cho ăn
khác nhau từ 1,8 - 2,2 kg/con/ngày, nước uống tự do.

+ Giai đoạn chửa kỳ II tốc độ phát triển của bào thai rất nhanh vì vậy
cần cung cấp chất dinh dưỡng cho bào thai phát triển ở giai đoạn cuối để lợn
con sinh ra đạt được khối lượng sơ sinh cao. Thức ăn cung cấp cho nái cần
thỏa mãn nhu cầu duy trì cơ thể lợn nái (như kỳ I) đồng thời đảm bảo cho thai
phát triển với tốc độ nhanh, thức ăn cần đảm bảo tỷ lệ protein 15%, năng
lượng trao đổi 3000 Kcal, mức cho ăn tùy thuộc vào thể trạng của nái mà ta
cho ăn từ 2,5 - 3 kg/con/ngày, nước uống tự do.
Chú ý khi xác định lượng thức ăn cho lợn nái chửa trong một ngày
chúng ta chú ý đến yếu tố khối lượng của cơ thể lợn nái, thể trạng của lợn nái,
tình trạng sức khỏe, nhiệt độ môi trường.
c. Chăn nuôi lợn nái nuôi con
Khẩu phần ăn phải đảm bảo protein thô 15 - 16% và năng lượng trao
đổi 3000 Kcal. Thức ăn hỗn hợp.
Theo Trần Văn Phùng và CS, 2004 [10] thì:
- Ngày lợn nái cắn ổ đẻ: cho nái ăn ít (0,5kg) hoặc không cho ăn, cho
uống nước tự do
- Sau ngày đẻ thứ 1, 2 và 3 cho ăn thức ăn hỗn hợp tương ứng là 1, 2, 3
kg/nái/ngày.
- Từ ngày nuôi con thứ 4 đến ngày nuôi con thứ 7 cho ăn ở mức 4
kg/nái/ngày.
- Từ ngày thứ 8 đến ngày cai sữa cho ăn theo công thức.

15
- Lượng thức ăn/nái/ngày = 2 kg + (số con x 0,35 kg/con).
- Một ngày cho lợn ăn 2 bữa (sáng, chiều), đối với nái gầy cho ăn thêm
0,5kg, đối với nái béo thì bớt đi 0,5 kg thức ăn/ ngày.
- Đối với những lợn nái có số con lớn hơn 10, đàn con mập, lợn mẹ gầy
thì cho lợn mẹ ăn theo khả năng (không hạn chế) bằng cách tăng số bữa
ăn/ngày cho lợn mẹ.
- Lợn nái sau tách con: trước cai sữa một ngày giảm lượng thức ăn của

lợn mẹ đi 20 - 30%, ngày cai sữa cho ăn ít hoặc nhịn ăn, uống nước hạn chế
để tránh hiện tượng sốt sữa. Sau ngày cai sữa cho ăn 1 - 2kg sau đó duy trì ở
mức 3 - 4kg.
d. Chăm sóc lợn nái chửa và lợn nái nuôi con
- Hiện tượng sắp đẻ: Theo Phạm Hữu Doanh và CS, 1997 [3] khi thấy
lợn căng bầu vú, nặn đầu vú có sữa trong tiết ra (sữa đầu), mông bị sụt là lợn
sắp đẻ (khoảng sau 2-3 giờ). Trước đó khoảng 2 ngày, âm hộ lợn sưng to, lợn
đi lại quanh chuồng, bỏ ăn, ỉa phân cục không vào chỗ nhất định, ủi máng ăn,
máng uống kể cả nền chuồng. Khi lợn tìm chỗ nằm, âm hộ chảy nước nhờn là
lợn bắt đầu đẻ.
- Lợn đẻ: Khi trực đỡ lợn đẻ cần tuân thủ những bước sau.
Bƣớc 1. Chuẩn bị dụng cụ bao gồm:
- Thùng úm, bóng đèn hồng ngoại, kìm cắt nanh, kìm cắt đuôi, kìm
bấm tai, panh, kẹp, kim, xi lanh, bột rắc lợn con.
- Cồn Iot sát trùng, các loại thuốc thú y cần thiết
- Rẻ lau, bao tải lót ổ úm và sàn đẻ
Thùng úm đã được kỳ cọ sạch, sát trùng, phơi khô. Các dụng cụ đỡ đẻ
đã được rửa sạch, hấp tiệt trùng, trước khi sử dụng ngâm cồn Iot.
Bƣớc 2. Thao tác đỡ đẻ:
- Đi lại làm việc nhẹ nhàng tránh sốc, khó chịu cho lợn mẹ, tạo mọi
điều kiện cho lợn mẹ đẻ một cách thoải mái và tự nhiên.

16
- Vệ sinh lợn nái trước khi đẻ: vệ sinh bộ phận sinh dục và bầu vú bằng
VIKON, rửa sạch và lau khô.
- Khi lợn mẹ sinh con dùng rẻ sạch lau khô nhanh mồm, mũi và toàn
thân lợn con, sau đó thả lợn con vào thùng có chứa bột rắc lợn con xoa bột
toàn thân trừ mồm mũi và mắt, sau đó thả vào ổ úm.
- Nếu lợn mẹ có cơn dặn yếu dẫn đến khó đẻ cần hỗ trợ bằng tiêm
Oxytoxin với liều 4 ml/con.

- Trường hợp lợn mẹ khó đẻ do thai to hoặc thai không thuận, sau 15
phút mới được phép can thiệp bằng tay cho ra con.
- Sau khi đẻ khoảng 2/3 lượng thai, cho lợn con bú sữa đầu để kích
thích lợn đẻ và ra nhau thai.
- Đẻ xong kiểm tra lần cuối, nếu thấy lợn mẹ còn cơn dặn nhẹ là còn
con hoặc sót nhau.
Chuẩn bị khăn hoặc vải mềm để lau khô lợn con mới sinh.
Thời gian đẻ từ 2 - 3 tiếng, nếu lâu từ 8 - 10 tiếng là lợn mẹ yếu, có thể
do suy dinh dưỡng hoặc bị bệnh. Trường hợp này lợn con dễ bị ngạt chết. Khi
đẻ lợn nằm nghiêng một phía, bốn chân duỗi thẳng, thỉnh thoảng lưng co,
bụng thót rặn đẻ, lúc đó là con sắp ra. Nếu bình thường cứ để lợn đẻ tự nhiên,
không can thiệp. Khi đẻ lợn nái ít quan tâm đến con đẻ ra, lợn mẹ khi trở
mình dễ đè chết con, cần theo dõi sát sao.
Lợn nái thường đẻ vào chiều tối và đêm, ít khi đẻ ban ngày và sáng
sớm. Cần phải trực theo dõi chăm sóc đến lúc đẻ xong.
Nếu lợn đẻ bọc thì phải xé bọc sau khi bọc ra khỏi âm hộ để lợn con
khỏi chết ngạt. Nếu lợn con bị ngạt có thể hà hơi vào mồm lợn con, nâng hai
chân trước lên xuống trong 5 phút, lợn sẽ sống và khoẻ dần.
Nhau thai là 1 thành phần trong bào thai, nặng từ 2,0 - 5,5 kg ở lợn lai,
lợn ngoại, từ 0,5 - 1 kg ở lợn nội. Nhau thai càng nặng thì con to và khoẻ.

17
Nhau thai ra sau cùng là lợn con khoẻ, nhau ra từng đoạn là đàn con
yếu. Cần theo dõi để lấy hết nhau, chăm sóc nái và đàn con.
Nhau thường ra sau khi đẻ con cuối cùng 15 - 20 phút. Không để lợn
mẹ ăn nhau ảnh hưởng đến tiết sữa.
Bƣớc 3. Thao tác bấm nanh:
- Cắt nanh: Sử dụng kìm bấm sắc không cùn, mẻ nhúng kìm vào cồn
Iot. Cắt sát lợi, không vặn lay hàm, cắt dứt khoát tránh vỡ dập nanh lợn con
dễ dẫn đến viêm lợi. Sau khi cắt xong dùng tay xoa vào chỗ cắt lấy những

mảnh răng vụn sắc khi nào lợi bằng thì thôi.
- Thao tác cắt đuôi, rốn: sau khi dùng dụng cụ cắt xong phải nhỏ cồn
sát trùng vào những vị trí đã cắt.
e. Chăm sóc lợn nái sau khi đẻ và lợn con theo mẹ
Sau khi ra nhau dùng nước ấm rửa sạch vú và âm hộ. Cho uống đầy đủ
nước sạch có pha điện giải vì sau khi đẻ lợn thường khát do mất máu.
Hàng ngày theo dõi lợn nái có bị viêm tử cung, âm hộ có mủ chảy ra không?
Nếu bị viêm vú thì vú sưng đỏ, nóng cần đo nhiệt độ hàng ngày sau khi
đẻ 2 - 3 ngày.
- Chăm sóc lợn con theo mẹ: Cân khối lượng sơ sinh. Loại bỏ những
con sơ sinh quá yếu, quá nhỏ mà không thể khắc phục được.
Đối với những con lợn sơ sinh nhỏ phải cố định bú ở vú đầu.
Đối với lợn con mới sinh ra ta phải chú ý đến nhiệt độ của thùng úm để
đảm bảo nhiệt độ 33 - 35
0
C trong hai ngày đầu và giảm dần xuống ngày thứ 7
từ 24 - 26
0
C.
Trong 7 ngày đầu chăm sóc thường xuyên và quan sát lợn sơ sinh, kiểm
tra những biểu hiện bất thường của đàn lợn con, phát hiện những con xù lông,
kém ăn để điều trị kịp thời, giai đoạn này lợn con non nớt rất hay bị đè nhất là
vào mùa nóng cần có những biện pháp chống chết đè.

18
Khi lợn con được 3 ngày tuổi tiến hành tiêm Dextran - Fe phòng thiếu
sắt cho lợn con và cho uống Baycoc phòng bệnh cầu trùng.
Khi lợn con được 5 ngày tiến hành thiến con đực. Trước khi thiến cần
vệ sinh ô chuồng sạch sẽ, tiêm thuốc bổ hỗ trợ lợn con.
Tăng cường cho lợn tập ăn sớm từ 5 - 7 ngày tuổi, trộn men tiêu hóa

vào thức ăn. Trộn thuốc điện giải vào nước uống, tăng sức đề kháng chống
stress đặc biệt với các ổ lợn mắc bệnh.
Tiêm phòng và điều trị các bệnh xảy ra: Tiến hành tiêm phòng định kỳ
các loại vaccine như xuyễn, phó thương hàn, dịch tả, tụ huyết trùng và lepto.
1.4.2. Công tác thú y
 Công tác tiêm phòng
Công tác tiêm phòng trong chăn nuôi là hết sức quan trọng giúp con vật
đề kháng tốt với bệnh tật. Trong quá trình làm đề tài đã thực hiện tiêm phòng
cho đàn lợn như sau:
Trại chăn nuôi đã thực hiện nghiêm ngặt lịch tiêm phòng cho toàn bộ
đàn lợn trong trại. Hàng năm đàn lợn tiêm vaccine vào vụ Đông Xuân và Hè
Thu thường vào tháng 2 - 3 và tháng 8 - 9.
- Lợn nái được tiêm vacxin phòng các bệnh: Lepto, đóng dấu, E.coli,
dịch tả, tụ huyết trùng, giả dại và trị nội ngoại ký sinh trùng theo một quy
trình nhất định.
+ Lợn nái phối lứa đầu và đang mang thai.
3 - 4 tuần trước khi phối tiêm vaccine đa giá (Farrowsure) phòng bệnh
lepto, đóng dấu, pavo (khô thai), bảo vệ thai.
2 tuần trước khi phối tiêm vaccine dịch tả.
6 tuần trước khi đẻ tiêm vaccine E.coli.
5 tuần trước khi đẻ tiêm vaccine đa giá (Aradicater) phòng THT, viêm
teo mũi và tiêm vaccine dịch tả.

19
4 tuần trước khi đẻ tiêm vaccine Giả dại, LMLM.
2 - 3 tuần trước khi đẻ tiêm vaccine E.coli, vaccine đa giá (Aradicater)
phòng THT, viêm teo mũi.
10 ngày trước khi đẻ trị nội, ngoại ký sinh trùng cho lợn mẹ.
+ Lợn nái nuôi con
Ngày đẻ tiêm thuốc bổ (Catosal) + tiêm kháng sinh + uống điện giải.

10 - 14 ngày sau đẻ tiêm vaccine đa giá (Farrowsure) phòng bệnh lepto,
đóng dấu, pavo (khô thai), bảo vệ thai lứa tiếp theo.
15 ngày sau đẻ tiêm ADE tăng tiết sữa, tụ thai, mắn đẻ.
Đối với lợn nái đẻ lứa thứ 2 trở đi không cần tiêm vaccine E.coli và
Aradicater và lúc trước khi đẻ 5, 6 tuần.
Trong quá trình thực tập tôi đã tham gia tiêm phòng cho đàn lợn nái:
Farrowsure 15 liều, E.coli 30 liều, Dịch tả 25 liều, LMLM 40 liều tỷ lệ an
toàn đạt 100%.
- Lợn con được tiêm vaccine và các thuốc kháng sinh phòng bệnh:
7 ngày tuổi: Tiêm vaccine suyễn lần 1.
14 ngày tuổi: Tiêm vaccine dịch tả lần 1.
21 ngày tuổi: Tiêm vaccine phó thương hàn lần 1 và vaccine suyễn lần 2.
28 ngày tuổi: Tiêm vaccine phó thương hàn lần 2.
35 ngày tuổi: Tiêm vaccine dịch tả lần 2 và vaccine lở mồm long móng.
60 ngày tuổi: Tiêm vaccine dịch tả lần 3 và tụ dấu.
Trong quá trình thực tập, tôi đã tham gia tiêm vaccine cho đàn lợn con:
vaccine suyễn tiêm được 215 liều, dịch tả tiêm được 350 liều, phó thương hàn
tiêm được 215 liều, độ an toàn đạt 100%.
 Công tác điều trị bệnh
Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn tôi còn tham gia điều trị
một số bệnh mà đàn lợn mắc phải.

20
 Bệnh lợn con phân trắng:
Bệnh xảy ra trong giai đoạn lợn con theo mẹ, chủ yếu vào thời gian lợn
con được 3 - 21 ngày tuổi.
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu vào vụ Đông Xuân, Xuân Hè là
những lúc thời tiết thay đổi đột ngột, những ngày ẩm ướt, độ ẩm cao. Bệnh
xảy ra chủ yếu ở giai đoạn lợn con từ sơ sinh đến cai sữa.
+ Nguyên nhân

Bệnh do trực khuẩn E.coli gây ra, bệnh do E.coli là bệnh truyền nhiễm
cấp tính, đặc trưng là ỉa chảy, nhiễm trùng và nhiễm độc huyết. Bệnh xảy ra
chủ yếu đối với lợn con giai đoạn theo mẹ.
Ngoài nguyên nhân do E.coli thì bệnh còn gây ra bởi các nguyên
nhân khác:
Sàn chuồng bẩn làm cho bầu vú lợn mẹ bẩn và khi lợn con bú sẽ làm
cho vi khuẩn E.coli xâm nhập vào đường tiêu hóa.
Do lợn mẹ ít sữa, khiến lợn con đói, lợn gặm nhấm sàn chuồng tạo điều
kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Do lợn mẹ viêm vú làm cho thành phần, chất lượng sữa thay đổi, dẫn
đến lợn con bị rối loạn tiêu hóa.
Do việc chăm sóc, nuôi dưỡng lợn mẹ trong thời gian mang thai không
tốt, làm cho bào thai phát triển không bình thường, lợn con sinh ra yếu. Hoặc
trong thời kỳ nuôi con lợn mẹ ăn uống kém, ốm. Do đó không đủ sữa cho con
bú, dẫn đến sức đề kháng của lợn con giảm dẫn đến lợn mắc bệnh.
Do không vệ sinh sạch sẽ máng tập ăn, vòi nước uống làm lợn con lây
bệnh cho nhau.
Vi khuẩn E.coli sau khi xâm nhập vào cơ thể, bắt đầu phát triển ở ruột non
và sản sinh độc tố gây viêm niêm mạc ruột, dẫn đến lợn con ỉa phân trắng.

21
+ Triệu chứng: Lợn con bị bệnh thường bú kém, ăn kém, ỉa phân lỏng
hoặc nhão có màu trắng, xanh hoặc vàng, đuôi và hậu môn dính phân, phân
tanh mùi thối khắm, nếu không phát hiện kịp thời lợn con gầy sút nhanh
chóng, xù lông.
+ Phòng bệnh: Vệ sinh khô chuồng trại, thu dọn phân, giữ nền chuồng
luôn khô ráo, giữ ấm cho lợn con, vệ sinh cho lợn nái trước và sau đẻ.
Thường xuyên lau sàn lợn con.
+ Điều trị: Dùng 3 phác đồ điều trị như sau:
Phác đồ 1:

Cho lợn con uống Baytril 0.5% hoặc Baycoc 5% với liều lượng 1 ml/2 kg
thể trọng cho uống liên tục 3 ngày.
Phác đồ 2:
Norgencin: dạng nước cho uống 0,5 - 1ml/con/lần, ngày 2 lần, dùng
liên tục 3 - 5 ngày. Thành phần của Norgencin: Norfloxacin, Atropinsulphate.
Phác đồ 3:
COLI ORAN cho uống trực tiếp trong 2 - 4 ngày
Lợn con dưới 10 ngày tuổi 3 - 7 giọt/con/lần.
Lợn con trên 10 ngày tuổi 9 - 13 giọt/con/lần. (Thành phần thuốc:
Colistine sulfate 45MUI, M.Parahydroxybenzoate 2,4mg, Acid sorbic 1.600mg,
dung môi dạng siro vừa đủ 100ml).
Trong quá trình thực tập, tôi đã tham gia điều trị 115 con lợn phân
trắng, tỷ lệ khỏi đạt 100%.
 Bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa
+ Nguyên nhân: Do vi khuẩn đường tiêu hóa gây nên, do thay đổi thức
ăn đột ngột, môi trường sống thay đổi bất thường, vệ sinh chuồng trại kém, do
thời tiết, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng,…

×