BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN VĂN CAO
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC ðIỂM DỊCH TỄ,
BỆNH LÝ CỦA BỆNH KÝ SINH TRÙNG ðƯỜNG
MÁU DO ðƠN BÀO GÂY RA Ở GÀ THẢ VƯỜN
TẠI HUYỆN LẠNG GIANG TỈNH BẮC GIANG
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: THÚ Y
Mã số : 60.64.01.01
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN THỌ
HÀ NỘI - 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và
chưa từng ñược công bố trong bất kỳ luận văn nào khác.
Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Văn Cao
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời ñầu tiên em xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến thầy, người
hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Văn Thọ, khoa thú y, Trường ðại
Học Nông Nghiệp Hà Nội ñã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Ban giám hiệu trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, Viện ñào tạo
sau ñại học, Khoa Thú y cùng các thầy cô giáo ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi
và giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia ñình, bạn bè, các
anh chị em ñồng nghiệp, những người luôn ñộng viên, giúp ñỡ tôi vượt
qua mọi khó khăn trong quá trình học tập, nghiên cứu ñể hoàn thành tốt
bản luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Văn Cao
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
iii
MỤC LỤC
Lời cam ñoan………………………………………………………… i
Lời cảm ơn…………………………………………………………………….ii
Mục lục………………………………………………………………………iii
Danh mục bảng……………………………………………………………….vi
Danh mục ảnh……………………………………………………………….vii
Danh mục viết tắt………………………………………………………… viii
1. MỞ ðẦU i
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2. Mục ñích nghiên cứu 2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Tình hình chăn nuôi gà trên thế giới và ở Việt Nam 3
2.1.1 Tình hình chăn nuôi gà trên thế giới 3
2.1.2. Tình hình chăn nuôi gà tại Việt Nam 6
2.1.3. Tình hình phát triển chăn nuôi gà thả vườn của bắc giang 15
2.1.4. Tình hình chăn nuôi của huyện Lạng Giang trong 3 năm
2010-2012. 16
2.1.5. Thực trạng chăn nuôi và các bệnh thường gặp ở 3 xã của
huyện Lạng Giang 17
2.2. Tổng quan các ñơn bào ký sinh trong máu gà 22
2.2.1. Giống Haemoproteus 22
2.2.2 . Giống Plasmodium 23
2.2.3. Giống Trypanosoma (Trypanosome) 25
2.2.4. Giống Leucocytozoon 25
2.3. Nghiên cứu về ký sinh trùng ñường máu ở gà trên thế giới và
ở Việt Nam
28
2.3.1. Nghiên cứu trên thế giới 28
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
iv
2.3.2. Một số nghiên cứu trong nước 32
3. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
3.3. ðối tượng nghiên cứu 34
3.4. Nội dung 34
3.5. Phương pháp nghiên cứu 34
3.5.1. Lấy mẫu theo phương pháp chọn mẫu có chủ ñích 34
3.5.2. Phương pháp làm tiêu bản máu ñàn 34
3.5.3. Phương pháp nhuộm giemsa 34
3.5.4. Phương pháp ñịnh loại ký sinh trùng 35
3.5.5. Phương pháp làm tiêu bản vi thể 35
3.5.6. Phương pháp mô tả triệu chứng gà mắc bệnh ký sinh trùng
ñường máu.
38
3.5.7. Phương pháp ñiều trị thực nghiệm 38
3.6. Tiến hành thí nghiệm 38
3.6.1. Xác ñịnh thành phần loài ký sinh trùng ñường máu 38
3.6.2. Nghiên cứu mùa bệnh 38
3.6.3. Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của gà nhiễm ñơn bào ký
sinh trong máu gà 38
3.6.4. Theo dõi chỉ tiêu huyết học 39
3.6.5 Thử nghiệm thuốc ñiều trị 39
3.7 Xử lý số liệu 39
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 40
4.1. Thành phần loài ñơn bào ký sinh trong máu gà 40
4.2. Tỷ lệ và cường ñộ nhiễm ký sinh trùng ở máu gà 41
4.3. Tỷ lệ gà nhiễm leucocytozoon theo tháng tuổi 43
4.4. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ñường máu theo ñịa hình 44
4.5. Triệu chứng, bệnh tích của gà mắc bệnh do Leucocytozoon 45
4.5.1. Triệu chứng lâm sàng 45
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
v
4.5.2. Bệnh tích ñại thể 49
4.5.3. Bệnh tích vi thể 53
4.6. Chỉ tiêu huyết học ở gà bị bệnh do Leucocytozoon. 55
4.7. Thuốc ñiều trị 58
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
vi
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
Bảng 3.1: Tình hình phát triển gia cầm của tỉnh Bắc Giang (con). 15
Bảng 3.2 : Tình hình chăn nuôi huyện Lạng giang 2010-9/2012 16
Bảng 3.3: Tình hình chăn nuôi của 3 xã A,B,C thuộc huyện Lạng Giang -
Bắc Giang 18
Bảng 3.4: Các bệnh thường gặp ở gà thuộc 9 hộ chăn nuôi của 3 xã có quy mô
ñầu kỳ là 1000 con. 19
Bảng 4.1. Thành phần loài ký sinh trùng trong máu gà 40
Bảng 4.2. Tỷ lệ và cường ñộ nhiễm ký sinh trùng ñường máu ở gà 41
Bảng 4.3: Tỷ lệ gà bệnh nghi do leucocytozoon gây ra theo tháng tuổi. 43
Bảng 4.4. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ñường máu theo ñịa hình 44
Bảng 4.5. Triệu chứng lâm sàng của gà mắc bệnh do Leucocytozoon 46
Bảng 4.6. Bệnh tích ñại thể ở gà bị nhiễm Leucocytozoon 50
Bảng 4.7. Bệnh tích vi thể trên một số cơ quan ở gà nhiễm Leucocytozoon 53
Bảng 4.8. Một số chỉ tiêu sinh lý máu gà khỏe và gà nhiễm Leucocytozoon 56
Bảng 4.9. Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu bạch cầu của gà 57
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
vii
DANH MỤC ẢNH
STT Tên ảnh Trang
Ảnh 4.1: Gà ủ rũ, chậm chạp, kém hoạt ñộng, tụm lại thành từng nhóm 47
Ảnh 4.2. Gà kém ủ rũ, mào nhợt nhạt, rụt cổ, thỉnh thoảng rùng mình 48
Ảnh 4.3. Gà bị liệt chân, vận ñộng kém, lông xù 48
Ảnh 4.4. Xuất huyết cơ dưới da 51
Ảnh 4.5. Gan hoại tử có những ñiểm lấm tấm 52
Ảnh 4.6. Lách sưng to, mềm 52
Ảnh 4.7. Cơ ngực xuất huyết 53
Ảnh 4.8. Tế bào nhu mô lách bị thoái hóa 54
Ảnh 4.9. Từng ñám tế bào gan bị hoại tử 54
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
1
1. MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp trong ñó ngành chăn nuôi có vai trò
hết sức quan trọng. Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là
nghề sản xuất truyền thống lâu ñời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong
tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nước ta. Chăn nuôi gà từ lâu ñã
ñược coi trọng, chỉ ñứng sau chăn nuôi lợn về mức ñộ quy mô và ngày càng
phát triển mạnh mẽ do nhu cầu của thị trường rất bền vững.
Theo số liệu của Trung tâm tin học và thống kê (Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, 2011), tính ñến tháng 4/2011 nước ta có khoảng 293,7 triệu
gia cầm, tăng 5,87% cùng kỳ năm 2010 và sản lượng thịt hơi tăng 16,8% so
cùng kỳ năm 2010. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008) ñã ñịnh
hướng trong chiến lược phát triển chăn nuôi: ñàn gia cầm nước ta phấn ñấu
tăng bình quân 5%/năm, ñến năm 2020 có trên 300 triệu con, trong ñó gà nuôi
công nghiệp chiếm khoảng 33%. Như vậy, ở thời ñiểm hiện nay cũng như
ñịnh hướng ñến năm 2020, gà thả vườn, thả ñồi vẫn chiếm ưu thế. Mô hình
nuôi gà thả vườn, thả ñồi có ưu ñiểm là vốn ít, dễ chăm sóc, sử dụng thức ăn
công nghiệp, hoặc tận dụng các phụ phế phẩm trong công - nông nghiệp. Với
những vùng trung du, thuận lợi trong chăn nuôi gà là nhờ có ñồi ñất rộng rãi,
nên việc chăn thả gà không gây ảnh hưởng nhiều ñến môi trường chung
quanh. Cách chăn thả và quy trình cho ăn bảo ñảm thịt gà chắc, thơm, gà béo,
da vàng mà thịt không nhạt. Chăn nuôi gà vấn ñề nan giải là dịch bệnh, nhưng
từ nhiều năm gần ñây do môi trường chăn nuôi thoáng rộng, dân cư phân tán,
nên ñàn gia cầm ít xảy ra dịch bệnh, một số bệnh thường hay mắc phải ở gà
thả vườn là cầu trùng và bệnh CRD. Ðặc biệt, ñịa hình chăn thả gà ñồi có ñộ
dốc cao, nên khi mưa phân gà và rác bẩn ñều ñược rửa trôi, môi trường nuôi
thả gà luôn sạch.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
2
Ngành chăn nuôi hiện nay ñang phải ñối mặt với rất nhiều khó khăn như
vấn ñề dịch bệnh, thức ăn, ñiều kiện vệ sinh trong chăn nuôi…Trong ñó dịch
bệnh là một trong những nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả sản xuất của
ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gà nói riêng. Ví dụ dịch cúm gia cầm
hàng năm khiến nước ta phải thiêu hủy hàng trăm ngàn gà, vịt, và một số gia
cầm khác; bệnh cầu trùng gà là bệnh rất phổ biến và ñược xem là một trong
những bệnh gây tác hại lớn trong chăn nuôi bởi hàng năm gây thiệt hại kinh tế
15 – 20 % tổng ñàn gà. Những năm gần ñây bệnh ñơn bào kí sinh ở máu gà là
một trong các bệnh gây nên thiệt hại một mức ñộ nhất ñịnh cho chăn nuôi gà.
Tuy bệnh ít phát thành dịch song lại gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế vì khi bị
bệnh gà mệt mỏi, chán ăn, thiếu máu… và ñặc biệt bệnh làm giảm sức ñề
kháng của ñàn gà khiến cho gà dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Hiện nay ở
nước ta bệnh ñơn bào kí sinh ở máu gà là một bệnh khá mới và chưa có nhiều
tài liệu ñầy ñủ về bệnh. Trên những cơ sở ñó chúng tôi thực hiện ñề tài
“Nghiên cứu một số ñặc ñiểm dịch tễ, bệnh lý của bệnh ký sinh trùng
ñường máu do ñơn bào gây ra ở gà thả vườn tại huyện Lạng Giang tỉnh
Bắc Giang và biện pháp phòng trị” với hy vọng sẽ tìm ra những vấn ñề mới
về bệnh này và từ ñó ñề ra biện pháp phòng chống hiệu quả.
1.2. Mục ñích nghiên cứu
Trên những cơ sở trên, tôi thực hiện ñề tài nhằm ñánh giá tình hình
nhiễm kí sinh trùng ñường máu ở gà chăn nuôi thả ñồi, quan sát triệu chứng
và bệnh lý học từ ñó góp phần cung cấp một số tài liệu tham khảo cho những
người nghiên cứu sau này. Mặt khác tôi còn nghiên cứu phác ñồ ñiều trị tích
cực từ ñó ñưa ra biện pháp phòng trị thích hợp nhằm mục ñích giảm thiệt hại
kinh tế cho người chăn nuôi.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình chăn nuôi gà trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1 Tình hình chăn nuôi gà trên thế giới
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới - FAO năm
2009, về chăn nuôi gà ñứng số một làTrung Quốc với 4.702,2 triệu con gà,
nhì Indonesia 1.341,7 triệu, ba Brazin 1.205,0 triệu, bốn Ấn ðộ 613 triệu và
năm Iran 513 triệu con gà. Việt Nam về chăn nuôi gà có 200 triệu con ñứng
thứ 13 thế giới. Với số lượng gia cầm như trên, sản lượng thịt gà trên thế giới
là 79,5 triệu tấn trên tổng sản lượng thịt sản xuất năm 2009 của thế giới là 281
triệu tấn, như vậy trong cơ cấu về thịt thì thịt gà chiếm 28,5%. Năm nước có
nhiều thịt gà nhất ở Châu Á: thứ nhât Trung Quốc 11,4 triệu tấn, thứ hai Iran
1,6 triệu tấn, thứ ba Indonesia 1,4 triệu tấn, thứ tư Nhật Bản 1,39 triệu tấn, thứ
năm Turkey 1,29 triệu.
Phương thức chăn nuôi hiện nay của các nước trên thế giới vẫn có ba
hình thức cơ bản ñó là: i) Chăn nuôi quy mô công nghiệp thâm canh công
nghệ cao ii) Chăn nuôi trang trại bán thâm canh và iii) Chăn nuôi nông hộ quy
mô nhỏ và quảng canh.
- Phương thức chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn thâm canh sản
xuất hàng hóa chất lượng cao chủ yếu ở các nước phát triển ở Châu Âu,
Châu Mỹ, Châu Úc và một số nước ở Châu Á, Phi và Mỹ La Tinh. Chăn
nuôi công nghiệp thâm canh các công nghệ cao về cơ giới và tin học ñược
áp dụng trong chuồng trại, cho ăn, vệ sinh, thu hoạch sản phẩm, xử lý môi
trường và quản lý ñàn. Các công nghệ sinh học và công nghệ sinh sản ñược
áp dụng trong chăn nuôi như nhân giống, lai tạo nâng cao khả năng sinh
sản và ñiều khiển giới tính.
- Chăn nuôi bán thâm canh và quảng canh gia súc gia cầm tại phần lớn
các nước ñang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh và các nước Trung
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
4
ðông. Trong chăn nuôi quảng canh, tận dụng, dựa vào thiên nhiên sản phẩm
chăn nuôi năng xuất thấp nhưng ñược thị trường xem như là một phần của
chăn nuôi hữu cơ.
- Chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi sạch ñang ñược thực hiện ở một số nước
phát triển, sản phẩm chăn nuôi ñược người tiêu dùng ưu chuộng. Xu hướng
chăn nuôi gắn liền với tự nhiên ñang ñược ñặt ra cho thế kỷ 21 không chăn
nuôi gà công nghiệp trên lồng tầng và không chăn nuôi heo trên nền xi măng.
Tuy nhiên chăn nuôi hữu cơ năng xuất thấp, giá thành sản phẩm chăn nuôi
cao thường là mâu thuẫn với chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn do ñó ñang là
thách thức của nhân loại trong mở rộng quy mô và phổ cập chăn nuôi hữu cơ.
Tổ chức FAO (Sere và Steinfeld, 1996) ñã xác ñịnh có 3 hệ thống chăn nuôi
chính: hệ thống công nghiệp, hệ thống hỗn hợp và các hệ thống chăn thả.
- Hệ thống chăn nuôi công nghiệp là những hệ thống các vật nuôi ñược
tách khỏi môi trường chăn nuôi tự nhiên, toàn bộ thức ăn, nước uống… do
con người cung cấp và có hệ thống thu gom chất thải. Các hệ thống này cung
cấp trên 50% thịt lợn và thịt gia cầm toàn cầu, 10 % thịt bò và cừu. Các hệ
thống này thải ra một lượng chất thải ñộc hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng nhất.
- Hệ thống hỗn hợp, là hệ thống trang trại trong ñó có cả sản xuất trồng
trọt và chăn nuôi. ðây là hệ thống cung cấp 54% lượng thịt, 90% lượng sữa
cho toàn thế giới. ðây cũng là hệ thống chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ ở các nước
ñang phát triển.
- Hệ thống chăn thả là hệ thống chăn nuôi mà trên 90% thức ăn cho vật
nuôi ñược cung cấp từ ñồng cỏ, bãi chăn thả… dưới 10% còn lại ñược cung
cấp từ các cơ sở khác. Các hệ thống này chỉ cung cấp ñược cho thế giới 9%
tổng sản phẩm thịt toàn cầu, nhưng là nguồn thu nhập chính của trên 20 triệu
gia ñình trên thế giới.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
5
Có một xu thế ñáng chú ý, ñó là chăn nuôi theo phương thức nuôi nhốt
công nghiệp ñang bị giảm mạnh tại phương tây (do những hậu quả nặng nề về
môi trường và xã hội) thì lại ñang bùng lên, phát triển mạnh ở châu Á, nơi mà
các nhà chăn nuôi có thể tiến hành kinh doanh theo phương thức ấy mà ít bị
can thiệp bởi các cá nhân và phong trào phản ñối về sự vi phạm quyền lợi
ñộng vật và tàn phá môi trường.
Ở Trung Quốc cũng như nhiều nước ñang phát triển khác, người ta ñã cơ
bản chuyển từ sản xuất tại các nông trại truyền thống, chăn thả nhỏ lẻ
sang trang trại quy mô lớn, gần 60% trứng của Trung Quốc sản xuất năm
2005 ñã ñược sản xuất trong các trang trại có từ 500 mái ñẻ trở lên. Ở các
nước ñang phát triển, các trang trại chăn nuôi lớn chủ yếu nằm trong các khu
vực gần hay ngay trong các thành phố lớn, gây ô nhiễm môi trường nặng nề,
ñây cũng là thách thức lớn của thế kỷ 21.
Trong thời gian gần ñây, trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều bệnh
dịch mới, ñiển hình là dịch cúm gia cầm, chúng lây lan rất nhanh trong ñiều
kiện chăn nuôi chật chội, tập trung ñông ñúc. Việc sử dụng thuốc kháng sinh
tràn lan trong các trang trại công nghiệp ñã làm cho hiện tượng nhờn thuốc trở
nên phổ biến. Từ giữa tháng 11/2003 ñến tháng 2/2004, ở Thái Lan, ñể ngăn
chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm, người ta ñã hủy diệt của gần một nửa
trong tổng số ñàn gà ñẻ 30 triệu con của nước này. Một vấn ñề nóng là sự
tăng giá lương thực, thực phẩm trong thời gian gần ñây ñã thúc ñẩy người tiêu
dùng lựa chọn các loại thịt giá rẻ hơn, chẳng hạn như thịt gà. Sản lượng
thịt gia cầm toàn cầu trong năm 2007 là 93 triệu tấn, tăng 4% hàng năm. Hoa
Kỳ là nước sản xuất các sản phẩm gia cầm lớn nhất thế giới, tiếp theo là các
nước Argentina, Brazil, Trung Quốc, Philippin, và Thái Lan. Ấn ðộ có mức
tăng chậm hơn vì sự lây lan mạnh của vi rút H5N1, dịch cúm gia cầm ñã giết
hàng triệu gia cầm.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
6
Theo số liệu thống kê năm 2010 dân số của toàn cầu hiện nay trên 6,7 tỷ
người, dự báo mỗi năm dân số thế giới tăng 0,7-0,8 triệu. Châu lục có cư dân
lớn nhât ñó là Châu Á với số lượng 4.166,0 triệu người tiếp ñến là Châu Phi
có 1.033,7 triệu dân, Châu Âu 732,7 triệu, Mỹ La Tinh 588,6 triệu, Bắc Mỹ
351,6 triệu và Châu ðại Dương 35,8 triệu người. Tính riêng Châu Á ñã chiếm
trên 60% dân số thế giới, nếu cả Châu Á và Châu Phi chiếm trên 70% dân số
toàn cầu. Năm cường quốc về dân số trên thế giới số một là Trung Quốc
1.332,0 triệu người, tiếp theo là Ấn ðộ 1.177,8 triệu người, thứ ba là Hoa Kỳ
311,1 triệu, bốn Indonesia 243,7 triệu và thứ năm Brazin 201,7 triệu người.
Theo số liệu thống kê thế giới dự kiến ñến năm 2050 dân số toàn cầu có số
lượng trên 9,5 tỷ người, như vậy áp lực về lương thực ngày càng lớn, ñòi hỏi con
người phải tìm ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng suất sản suất lương thực
trong ñó có nghành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói chung.
Như vậy trong tương lai ngành chăn nuôi gia cầm vẫn ñóng vai trò quan
trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho con người.
2.1.2. Tình hình chăn nuôi gà tại Việt Nam
Ở nước ta hiện nay chăn nuôi gà ñứng thứ hai sau chăn nuôi lợn. Tổng
ñàn gà có trên 200 triệu con, hàng năm sản xuất khoản trên 198,2 nghìn tấn
thịt, chiếm 11,58% lượng thịt sản xuất cho nhu cầu trong nước. Trong ñó gà
thả vườn chiếm 70% gà công nghiệp chỉ có 30%.
Hiện nay ở Việt Nam ñang tồn tại 3 phương thức chăn nuôi gà chủ yếu
ñó là: Chăn nuôi truyền thống (chăn nuôi quảng canh) chăn nuôi bán chăn thả
và chăn nuôi công nghiệp.
- Chăn nuôi truyền thống (còn gọi là chăn nuôi thả vườn hay chăn nuôi
quảng canh) là phương thức chăn nuôi có từ lâu ñời và vẫn tồn tại phát triển ở
hầu khắp vùng thôn quê Việt Nam. ðặc ñiểm của phương thức chăn nuôi này
là ñầu tư vốn ban ñầu ít, ñàn gà ñược thả rông, tự tìm kiếm thức ăn là chính và
cũng tự ấp và nuôi con; chuồng trại ñơn giản, vườn thả không có hàng rào bao
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
7
che; thời gian nuôi kéo dài; ñối với gà thịt thường nuôi tới 6-7 tháng mới ñạt
khối lượng ñể giết thịt. Do chăn thả tự do, mỗi trường chăn nuôi không ñảm
bảo vệ sinh dịch tể khiến ñàn gà dễ mắc bệnh, dễ chết nóng, chết rét, tỷ lệ
nuôi sống thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Tuy vậy phương thức chăn nuôi
này có những ưu ñiểm nhất ñịnh như phù hợp với các giống gà ñịa phương
chất lượng thịt gà thơm ngon; vốn ñầu tư không ñòi hỏi lớn (chủ yếu là tiền
mua giống ban ñầu). Chính vì thế ñối với các nông hộ nghèo phương thức
chăn nuôi này dễ áp dụng và hộ nào cũng có thể nuôi vài ba chục con gà. Mặc
dù chưa ñạt năng suất cao và hiệu quả kinh tế thu ñược chưa lớn, song hầu hết
số hộ lao ñộng nông nghiệp thường áp dụng phương thức chăn nuôi này bởi
vậy hàng năm ñã sản xuất ra khoảng 65% số lượng ñầu con gà thịt ở Việt
Nam. Theo số lượng thống kê năm 1999, có khoảng 70 triệu con gà ñược sản
xuất theo phương thức này.
- Phương thức nuôi gà bán chăn thả là phương thức chăn nuôi có sự kết
hợp khá nhuần nhuyễn những kinh nghiệm nuôi gà truyền thống và kỹ thuật
nuôi dưỡng tiên tiến. ðiều ñó có nghĩa là chế ñộ dinh dưỡng và quy trình
phòng bệnh cho ñàn gà ñã ñược coi trọng hơn. Gà thả vườn, thả ñồi bao gồm
các giống gà nội như gà ri, gà Mía, gà ðông Tảo, gà Tàu Mục tiêu của chăn
nuôi mang ñậm tính sản xuất hàng hoá, chứ không thuần tuý là sản xuất tự
cung tự cấp. Gà ñược nuôi theo từng lứa, mỗi lứa từ 200, 500, thậm chí 1000
con. ðể áp dụng phương thức chăn nuôi này, ngoài yêu cầu phải có vườn rộng
(tối thiểu 100-200m
2
, tuỳ thuộc quy mô ñàn gà) và ñược bao bọc bởi hàng rào
bằng tre, nứa hoặc lưới mắt cáo ñể thả gà lúc thời tiết ñẹp, thì cần phải ñầu tư
xây dựng và mua sắm chuồng trại, cùng các dụng cụ máng ăn, máng uống và
hệ thống sưởi ấm cho chúng lúc còn nhỏ tuổi cho ñàn gà. Ngoài lượng thức ăn
có sẵn trong tự nhiên như giun, dế, sâu bọ, rau, cỏ mà ñàn gà tự kiếm ăn ñược,
thì lượng thức ăn do người chăn nuôi cung cấp là rất quan trọng, có như vậy
mới rút ngắn ñược thời gian nuôi mỗi lứa và tăng năng suất của chúng. Tại
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
8
một số vùng quê ven sông, ven bãi, ven cánh ñồng sau mỗi vụ thu hoạch, sáng
sớm người nông dân chở gà ñến thả vào các ñịa ñiểm ñó, tối lại chở gà về
chuồng. ðây là biện pháp nhằm tận dụng thêm thức ăn sẵn có trong tự nhiên,
ñể giảm chi phí thức ăn cần cung cấp. So với phương thức chăn nuôi gà
truyền thống (chăn nuôi quảng canh), phương thức chăn nuôi bán thâm canh,
ñàn gà tăng trọng nhanh hơn, tỷ lệ nuôi sống cao hơn, khống chế ñược bệnh
tật tốt hơn, thời gian nuôi mỗi lứa ngắn hơn ñạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
Những năm gần ñây phương thức chăn nuôi này ñã và ñang ñược áp
dụng rộng rãi tại các vùng ðồng bằng, Trung du, ven ñô thị trong các nông hộ
có ñiều kiện về vốn và diện tích vườn tương ñối lớn. Hàng ngàn trang trại ñã
ñược xây dựng với quy mô chăn nuôi từ 500 - 2000 con/lứa và trang trại
thường có từ 1 - 3 lứa. Các giống gà lông màu nhập nội như Tam hoàng.
Lượng phượng, Kabir, gà lai ñang ñược sử dụng nhiều cho phương thức chăn
nuôi này. Theo ước tính có khoảng 10 - 15% số lượng gà trong cả nước ñược
nuôi theo phương thức này là 14 triệu con (năm 1999). Nhưng hiện nay mô
hình này ñang thể hiện rõ ưu thế của nó và ngày càng phát triển rộng rãi trên
khắp cả nước.
- Chăn nuôi gà công nghiệp là phương thức chăn nuôi gà ñã bắt ñầu
chính thức hình thành từ năm 1974 tại Việt Nam, mặc dù trước ñó vào cuối
thập niên 60 một số ñàn gà công nghiệp lần ñầu tiên ñã ñược nhập vào miền
Nam Việt Nam, song không phát triển ñược.
Từ năm 1990 ñến nay hàng loạt các giống gà bố mẹ và thương phẩm nổi
tiếng của thế giới ñã ñược nhập vào Việt Nam như gà giống thịt Arbor Acres,
ISA-MPK, Avian, Ross 208, Lohmann Meat; gà hướng trứng Goldline, ISA
Brown, Hyline, Brown-Nick, Babcock B-380. . . tạo nên sự ña dạng và phong
phú về chủng loại con giống ở nước ta. Bên cạnh ñó, một số giống gà lông
màu nuôi theo phương thức công nghiệp cũng ñã và ñang ñược nhập vào thị
trường Việt Nam như gà Sasso, gà Kabir, ISA-JA57, Tam Hoàng 882, Lương
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
9
Phượng. Tuy chủng loại giống rất phong phú, song hiện nay mỗi năm Việt
Nam chỉ sản xuất ñược 32 - 35 triệu con gà thịt công nghiệp chiếm 24% tổng
số gà các loại và tổng số thịt chiếm 33%.
Dẫu rằng ñã hình thành từ năm 1974, nhưng ngành chăn nuôi gà công
nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa phát triển mạnh mẽ như các nước trong khu vực,
mà thậm chí vẫn trong tình trạng non yếu với bao bước thăng trầm: con giống,
chuồng trại và quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, sau ñó nhờ sự giúp ñỡ của
nước Cộng Hoà Cu Ba, nghành chăn nuôi gà công nghiệp phát triển dần lên.
Tới năm 1988 ngành chăn nuôi gà công nghiệp Việt Nam bắt ñầu gặp khó
khăn lớn do biến ñộng giá cả vật tư, nguyên liệu thức ăn và do thay ñổi cơ chế
quản lý khiến mức sản xuất thịt, trứng gà công nghiệp giảm sút nghiêm trọng
vào các năm 1989 - 1991. Cho tới nay tuy còn gặp nhiều khó khăn và vẫn còn
chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng sản phẩm thịt gà, trứng gà nói chung,
ngành chăn nuôi gà công nghiệp ñã có những bước phát triển mới ngang tầm
với các nước trong khu vực.
Tình hình phát triển ñàn gia cầm trong những năm qua:
- Tốc ñộ phát triển: tổng ñàn gia cầm năm 2001 là 218 triệu con, năm
2003 là 254 triệu con, có tốc ñộ tăng ñàn 2001 - 2003 là 9%/năm.
- Dịch cúm gia cầm xảy ra cuối năm 2003 ñã làm giảm tổng ñàn xuống
219 triệu con vào cuối năm 2004, tỷ lệ giảm 13,8%.
- Sản lượng thịt trứng: Năm 2003 có tổng ñàn gia cầm lớn nhất trong
những năm qua, sản lượng thịt cao nhất ñạt 272,7 ngàn tấn và 4,85 tỷ quả
trứng. Trước khi dịch cúm gia cầm xảy ra sản lượng thịt gia cầm chiếm 16 -
17% tổng sản lượng thịt các loại.
- Phương thức chăn nuôi gia cầm chủ yếu là chăn nuôi nhỏ ở nông hộ,
nuôi vịt thả rông chiếm ñến xấp xỉ 70% ở gà và 92 - 93% ở vịt. Chăn nuôi gia
cầm bán công nghiệp và công nghiệp ñã hình thành nhiều trang trại, xí nghiệp
chuyên doanh gà, vịt ở các vùng và có xu hướng phát triển trong quy hoạch
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
10
chuyển ñổi chăn nuôi cả nước ñã có 2.837 trang trại gia cầm.
- Năng suất chăn nuôi: chất lượng giống, kỹ thuật chăn nuôi ñã ñược cải
thiện một bước, nhiều chỉ tiêu năng suất ñạt mức bình quân của thế giới như
gà thịt nuôi 45 ngày tuổi ñạt 2,2 - 2,3kg/con, thức ăn tiêu tốn 2,1 - 2,2kg/con
tăng khối lượng; gà trứng nhiều ñàn ñạt 280-300 quả/mái/năm; tiêu tốn
thức ăn hỗ hợp 1,7 - 1,8kg/10 quả trứng. Kết quảñạt ñược là các công nghệ
chăn nuôi gia cầm tiên tiến ñược ứng dụng như nuôi chuồng kín, chuồng lồng,
thức ăn chất lượng tốt, nước uống sạch cung cấp tự ñộng ñầy ñủ, khống
chế ñược dịch bệnh.
Một số tồn tại:
- Chăn nuôi gia cầm ở các vùng cơ bản vẫn còn là chăn nuôi nông hộ quy
mô nhỏ, phân tán và chưa ñược ñầu tư về khoa học công nghệ, năng suất thấp
và luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Chăn nuôi trang trại có xu thế
phát triển, nhưng chưa có quy hoạch, còn là tự phát, số lượng trang trại còn ít,
quy mô nhỏ cho nên chưa có thể thực hiện chuỗi dây chuyền sản phẩm từ
trang trại chăn nuôi ñến bàn ăn.
- Giống gia cầm năng suất cao phải nhập giống trong nước chưa ñược
chọn lọc, cải tạo nhiều năng suất còn thấp, giá thành sản phẩm cao, chất
lượng thịt trứng và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa ñạt yêu cầu của hội nhập
và cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Dịch bệnh chưa ñược khống chế và kiểm soát, ñặc biệt là dịch cúm gia
cầm có nguy cơ tái phát rất cao, làm giảm hiệu quả và tính bền vững trong
chăn nuôi.
- Giết mổ, chế biến gia cầm mới khởi ñầu ñang còn nhiều khó khăn trong
thói quen tiêu thụ, buôn bán gia cầm sống, giết mổ thủ công, phân tán ñây là
nguyên nhân gây lây lan bệnh dịch.
Những khó khăn trong giai ñoạn hiện nay là ảnh hưởng của lạm phát,
làm cho chi tiêu của người tiêu dùng không tăng mà lại giảm cho nên người
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
11
chăn nuôi bị thiệt thòi do giá thực phẩm giảm. Giá thức ăn liên tục tăng, các
loại nguyên liệu thức ăn tăng cao, về vốn thì ngân hàng thắt chặt tín dụng, khó
khăn vay vốn. Nhiều trang trại phải bỏ trống chuồng do thiếu vốn, lãi suất
cao, chưn nuôi không hiệu quả. Từ khi gia nhập WTO, sản phẩm chăn nuôi
như thịt gà phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm nhập khẩu của nước ngoài
ngày càng nhiều có giá thấp (thịt ñùi gà giá 1,1-1,3 USD/kg).
ðịnh hướng phát triển chăn nuôi gia cầm trong chiến lược phát triển
chăn nuôi:
- ðổi mới và phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng trang trại, công
nghiệp và chăn thả có kiểm soát, hạn chế hình thức nuôi vịt chạy ñồng không
có giải pháp kiểm soát dịch bệnh.
- Xây dựng một số vùng trọng ñiểm chăn nuôi gia cầm ở những nơi
có ñiều kiện sinh thái, ñất ñai, nguồn nước tốt như trung du, ñồng bằng sông
Hồng, sông Cửu Long… phải tổ chức chăn nuôi trang trại, công nghiệp ñảm
bảo an toàn sinh học.
Phấn ñấu ñưa ñàn gà 152 triệu con năm 2006 lên 306 triệu con năm
2020, sản lượng thịt gà 538,9 ngàn tấn năm 2006 lên 948,8 ngàn tấn năm
2020 và 2,4 tỷ quả trứng lên 12 tỷ quả trứng tương ứng năm 2006. Riêng ñàn
vịt giảm dần từ 62,6 triệu con còn 52,3 triệu con năm 2020. Trong ñó ñàn
thuỷ cầm nuôi công nghiệp tăng từ 4,5 triệu con chiếm 7,1% năm 2006 lên
13,1 triệu con chiếm 25% năm 2020.
Tuy nhiên ngành chăn nuôi còn là chăn nuôi nhỏ, phân tán, tận
dụng ñang chiếm tỷ lệ cao; quản lý khoa học công nghệ, trang thiết bị cho
chăn nuôi, thú y, chế biến thực phẩm chưa tiên tiến, năng suất thịt, trứng còn
thấp, giá thành cao. Dịch bệnh lây lan truyền nhiễm chưa kiểm soát ñược, vệ
sinh an toàn thực phẩm ñang là nỗi lo của người tiêu dùng.
Giải pháp tổ chức thực hiện:
- Quy hoạch chăn nuôi gia cầm phù hợp với ñặc ñiểm sinh thái và lợi thế
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
12
từng vùng cho an toàn sinh học, bền vững, bảo vệ môi trường lâu dài. Vùng
chăn nuôi gia cầm gắn với vùng sản xuất nguyên liệu thực ăn, cơ sở giết mổ,
chế biến an toàn dịch bệnh, gắn với thị trường tiêu thụ.
- Từng ñịa phương có các bước trong quy hoạch, dành quỹ ñất cho vùng
chăn nuôi gia cầm tập trung phù hợp với vệ sinh môi trường có ñịnh hướng
lâu dài chăn nuôi tập trung quy mô lớn, nhất là các vùng gần thị trường tiêu
thụ, vùng chăn nuôi phải dễ dàng kiểm soát dịch bệnh.
- Khuyến khích chuyển dịch chăn nuôi trang trại công nghiệp lên trung
du còn nhiều quỹ ñất, những nơi còn nhiều ñất trống, ñất hoang… cho
thuê ñất dài hạn.
- Chăn nuôi gia cầm nông hộ riêng rẽ cần tổ chức lại nuôi nhốt, nuôi
trong khu có tường bao, hàng rào bao quanh ñểñàn gia cầm ñược kiểm soát
dịch bệnh, không thả rông. Mở cuộc vận ñộng trong thôn làng "hai không, ba
có" là không thả rông, không dùng chất cấm; có chuồng trại, có tiêm phòng,
có giải pháp an toàn sinh học.
- Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, các tiến bộ kỹ thuật về giống,
thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh, nhất là chăn nuôi trang
trại công nghiệp ñể tăng năng suất thịt trứng của ñàn gia cầm, giá thành sản
phẩm hạ,ñáp ứng thị hiếu tiêu dùng trong nước và tiến ñến xuất khẩu. Xây
dựng và chuyển giao các mô hình chăn nuôi gia cầm trứng, thịt phù hợp với
các vùng sinh thái.
- Tổ chức quản lý chăn nuôi ngành hàng theo chuỗi liên kết dọc giữa sản
xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, trongñó các doanh nghiệp chế biến, tiêu
thụ giữ vai trò chủ ñạo trong khâu ñặt hàng, tiêu chuẩn nguyên liệu… hình
thành mối liên kết ngay trong tổ chức sản xuất của từng yếu tố, từng khâu ñầu
vào mà giữ vai trò trọng tâm là các Hiệp hội, hợp tác xã, hộ trang trại.
- Trong chiến lược phát triển chăn nuôi của nhà nước nêu rõ vai trò của
các Hội, Hiệp hội chuyên ngành ñối với phương thức hoạt ñộng phù hợp với
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
13
kinh tế thị trường phải thực sự ñại diện cho quyền lợi và lợi ích hợp pháp của
hội viên, làm ñầu mối tạo diễn ñàn chung khâu nối các nhà quản lý, khoa học,
doanh nghiệp và hộ chăn nuôi ñể tìm những giải pháp hữu hiệu thúc ñẩy sản
xuất phát triển.
- ðào tạo, tập huấn kiến thức và tay nghề cho cán bộ chăn nuôi thú y cơ
sở, cho người chăn nuôi nông hộ, trang trại nhằm ñáp ứng yêu càu cấp bách
nâng cao trình ñộ áp dụng kỹ thuật vào các công ñoạn chăn nuôi gia cầm ñể
tăng năng suất, an toàn dịch bệnh, chăn nuôi có hiệu quả.
- Trong an toàn dịch bệnh chú trọng chủ trương tập huấn truyền thông
"thay ñổi hành vi phòng chống cúm gia cầm" do tổ chức USAID tài trợ, Viện
Phát triển giáo dục Hoa Kỳ chỉ ñạo kỹ thuật, Hiệp hội chăn nuôi gia cầm là
một ñơn vị phối hợp thực hiện ở một số tỉnh ñạt hiệu quả tốt và tiếp tục trong
thời gian tới, trong ñó có phần thí ñiểm xây dựng câu lạc bộ "gia cầm" ở thôn,
xã bước ñầu ñáp ứng yêu cầu của hội viên về phòng chống cúm gia cầm trong
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm, hỗ trợ nhau trong chăn
nuôi gia cầm, gia súc.
- ðưa vào quy trình thực hành chăn nuôi gia cầm an toàn tại Việt Nam
(VIETGAHP) ñể quản lý và theo dõi, ñánh giá việc thực hiện các quy trình
công nghệ phù hợp với từng vùng ñể khuyến khích và bổ sung biện pháp cho
phát triển.
Một số giải pháp về kỹ thuật
- Về giống:
+ Giống nội: ở các ñịa phương khuyến khích các trung tâm, công ty,
trang trại nông hộ ñầu tư mở rộng trại nuôi các giống nội, chọn lọc nâng cao
năng suất giống bản ñịa, cung cấp giống cho chăn nuôi, tránh ñồng huyết, cận
huyết. Các cơ sở giống trung ương ñầu tư nghiên cứu, phát triển các giống
bản ñịa ñể cung ứng gà, vịt bố mẹ cho các trang trại nhân giống.
+ Giống ngoại: Nhập nội giống ông bà, bố mẹ các giống gia cầm có năng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
14
suất cao và còn thiếu ñể cung cấp giống thương phẩm cho nhu cầu chăn nuôi.
+ Sử dụng các tổ hợp lai phù hợp giống ngoại với giống nội… ở từng
vùng ñạt năng suất cao.
- Về công nghệ chuồng trại:
+ Chuồng trại chăn nuôi ñược quy hoạch, thiết kế phù hợp với ñiều kiện
vùng sinh thái ñảm bảo gia cầm sinh trưởng, sinh sản tốt, thuận lợi cho quản
lý và thực hiện các giải pháp an toàn sinh học. Nhất thiết phải có hệ thống xử
lý môi trường và vệ sinh phòng bệnh thú y.
+ Áp dụng kiểu chuồng thích hợp thông thoáng tự nhiên, chuồng kín
thông thoáng nhân tạo, phù hợp với phương thức chăn nuôi công nghiệp, bán
công nghiệp, có sân vườn rào dậu ñược kiểm soát.
- Về thức ăn:
+ Chủ ñộng nguồn nguyên liệu bố trí lại cơ cấu cây trồng, chuyển ñổi
tăng diện tích trồng ngô, ñậu tương.
+ Giám sát, kiểm tra cơ sở sản xuất thức ăn ñảm bảo chất lượng và vệ
sinh an toàn.
- Về thú y và thanh toán dịch cúm gia cầm:
+ Tăng cường tiêm phòng các bệnh. Về cúm thực hiện 2 ñợt tiêm phòng
nghiêm túc trong năm và thường xuyên kiểm tra kháng thể cúm ñể tiêm bổ
sung ñạt tỷ lệ ñàn gia cầm ñược tiêm cao.
+ Kiểm tra, giám sát ñiều kiện chăn nuôi, vệ sinh của các hộ, các trại an
toàn sinh học, kiểm soát lưu thông tiêu thụ sản phẩm gia cầm, chăn nuôi công
nghiệp và chăn nuôi chăn thả có kiểm soát.
Theo chiến lược chăn nuôi mà Chính phủ ñã ñề ra, ta thấy mô hình chăn
nuôi gà thả vườn, thả ñồi chiếm tỷ lệ lớn trong ngành chăn nuôi gà (gần 70%).
Như vậy mô hình chăn nuôi bán chăn thả (hay mô hình chăn nuôi gà thả
vườn, thả ñồi khác với mô hình nuôi gà thả vườn truyền thống) ñã thể hiện
ñược nhiều ưu ñiểm so với mô hình chăn nuôi truyền thống và mô hình chăn
nuôi công nghiệp vì hiệu quả sản xuất cao (gà lớn nhanh, chất lượng thịt
tốt…) trong khi vốn ñầu tư thấp, ít công chăm sóc và ñặc biệt là ít dịch bệnh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
15
xảy ra. Những ñiều ñó là cơ sở ñể mô hình chăn nuôi bán thả vườn tiến tới
chăn nuôi sạch theo hướng an toàn sinh học. Nhưng mô hình này chỉ áp dụng
ở những vùng ñồng bằng hoặc trung du ñồi núi rộng rãi. ðó luôn là hai mặt
của một vấn ñề.
2.1.3. Tình hình phát triển chăn nuôi gà thả vườn của bắc giang
Bắc Giang có diện tích tự nhiên 386163 ha hay 3861,63 km
2
. Trong ñó
ñất nông nghiệp là 272913,3 ha chiếm 71,04%, số còn lại là rừng ñồi, ñất phi
nông nghiệp và ñất ñô thị. Dân số Bắc Giang tính ñến 31/12/2010 là 1567557
người, mật ñộ dân số trung bình là 407,1 người/km
2
. ðây là tỉnh có mật ñộ
dân số khá cao so với các tỉnh trung du khác.
Bắc Giang có 1 thành phố; 4 huyện niềm núi gồm: Lục Ngạn, Lục
Nam, Sơn ðộng và Yên Thế; 5 huyện ñồng bằng gồm: Hiệp Hoà, Yên Dũng, Việt
Yên, Tân Yên và Lạng Giang (theo số liệu của niên giám thống kê 2010).
Những năm gần ñây tỉnh uỷ và UBND Bắc Giang ñã có những quyết
sách táo bạo, quyết tâm giảm dần tỷ trọng trồng trọt, nhưng lại phát triển chăn
nuôi. ðây là hướng ñi mang tính ñột phá nhằm nâng cao thu nhập và sống của
gần 80% dân số là nông dân của tỉnh. Xu thế phát triển chăn nuôi mạnh mẽ
của tỉnh Bắc Giang ñược thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1: Tình hình phát triển gia cầm của tỉnh Bắc Giang (con).
Năm Gia cầm/gà(triệu/con)
thịt hơi gia cầm
(tấn)
quả trứng(triệu
quả)
2005 9075/7486 8731 87542
2009 14481/12522 23027 113183
2010 15424/13526 28027 128752
(Niên giám thống kê của tỉnh năm 2010)
Qua bảng 2.1 ta thấy tỉnh Bắc Giang ñã chú trọng phát triển ngành chăn
nuôi một cách mạnh mẽ và trở thành 1trong 2 tỉnh phát triển chăn nuôi mạnh
nhất (sau ðồng Nai) ñứng trên cả Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh.
Trong xu thế phát triển chăn nuôi toàn diện, tỉnh Bắc Giang ñã tận dụng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
16
tốt vườn ñồi ñể vừa phát triển cây ăn quả vừa phát triển chăn nuôi gà thả
vườn. ðến nay tỉnh Bắc Giang ñã ñứng hàng số 1 về chăn nuôi gà. Năm 2009
ñả sản xuất ra 23037 tấn thịt gia cầm hơi, 113183.000 quả trứng. Năm 2010
Bắc Giang sản xuất 28027 tấn gia cầm hơi và tiêu thụ 128725.000 quả trứng
ñưa tổng thu nhập ngành chăn nuôi ngang bằng và ñang có xu thế vượt ngành
trồng trọt. Thật hiếm có tỉnh nào lại phát triển ngành chăn nuôi gà mạnh như
Bắc Giang.
2.1.4. Tình hình chăn nuôi của huyện Lạng Giang trong 3 năm 2010-2012.
Huyện Lạng Giang là 1 huyện miền núi nhưng có vị trí ñịa lý thuận lợi
cho giao lưu kinh tế. Lạng Giang giáp với huyện Yên thế và Huyện Hữu Lũng
Tỉnh Lạng Sơn có ñường quốc lộ 1a chạy qua. ðây là huyện có truyền thống
lâu ñời, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. hiện nay nhờ vào cơ chế ñổi mới của
nhà nước nên ñời sống của người dân có nhiều thay ñổi ñáng kể. Bên cạnh
ñẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn khác huyện cũng chú trọng
phát triển chăn nuôi hàng hóa trong ñó có chăn nuôi gà thả vườn nhờ ñó mấy
năm gần ñây chăn nuôi gia trại, trang trại gà phát triển mạnh mẽ, ñời sống
người dân ñược cải thiện, số người giàu có thu nhập từ chăn nuôi gà tăng lên
nhanh chóng.
Ở huyện Lạng Giang ñã và ñang hình thành các ñội thu gom, bán buôn
bán lẻ sản phẩm chăn nuôi ñến các ñịa phương khác trong phạm vi cả nước.
việc làm này ñã trực tiếp giúp người chăn nuôi yên tâm phát triển ñàn, có lẽ vì
thế mà chăn nuôi gà thả vườn ngày một phát triển bền vững.
Bảng 2.2 : Tình hình chăn nuôi huyện Lạng giang 2010-9/2012
Số ñầu gia súc gia cầm(làm tròn số)
Năm
Gia cầm (triêu con) Lợn(nghìn con) Trâu bò(nghìn con)
2010 1.494 181.500 33.022
2011 1.598 181.913 31.705
9/2012 1.75 198.470 34.000
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
17
Nhìn vào số liệu bảng 2.2 ta thấy ngay quy mô chăn nuôi gà của riêng
huyện Lạng Giang ñã gần bằng 1/4 với huyện Yên Thế là huyện có quy mô chăn
nuôi gà thả vườn lớn nhất tỉnh và so với 2 tỉnh có ngành chăn nuôi gà phát triển
nhất nước ñó là tỉnh ðồng Nai 12-13 triệu gia cầm/năm và Hà Nội 11,5-12 triệu
gia cầm/năm( niên giám thống kê 2010, 2011của tổng cục thống kê). Riêng 6
tháng ñầu năm 2011 cả huyện Lạng Giang ñã nuôi và xuất bán ñược 2,1 triệu tấn
trong ñó 95% là gà( số liệu do trạm thú y lạng Giang cung cấp)
2.1.5. Thực trạng chăn nuôi và các bệnh thường gặp ở 3 xã của huyện
Lạng Giang.
ðể nắm bắt thực trạng bệnh dịch chúng tôi ñược Trạm thú y huyện Lạng
Giang giới thiệu ñến khảo sát tại 3 xã chăn nuôi gà phát triển nhất như sau:
- Xã Quang thịnh( xã A) có diện tích 1.130ha 9400 nhân khẩu thuộc
2.260 hộ. Trong ñó có 560 hộ nuôi gà, chiếm 24.78%. Số lượng gà hiện có
135.000 con trong kỳ, tức khoảng 405.000 nghìn gà/năm. Như vậy bình quân
số gà hiện có trong 1 hộ 1 kỳ là 241 con.
- Xã ðào Mỹ (xã B) có diện tích 830ha 8500 nhân khẩu thuộc 2000 hộ
trong ñó có 250 hộ nuôi gà chiếm 12.5%. Số gà hiện có trong kỳ là 60.000
con hay khoảng 200.000 con/năm. Bình quân số gà trên 1 hộ chăn nuôi là 240
con trên kỳ.
- Xã Hương sơn (xã C) có diện tích 37.000ha 14.000 khẩu thuộc 4.000
hộ. ðây là xã có diện tích rộng nhất huyện và nhiều ñồi núi, trong xã có 1300
hộ nuôi gà chiếm 32.5%. Số gà hiện có trong kỳ khoảng 420584 con hay
975.000 con/năm. Số gà bình quân mỗi hộ nuôi trong 1 kỳ khoảng 334 con.
Quan sát kỹ chúng tôi thấy: Mặc dù 3 xã có ñịa lý nằm cách xa nhau
nhưng ñều có tới 24,78% , 12.5%, 32.5% số hộ nuôi gà mang tính nghề
nghiệp. Họ nuôi gà từ nhiều năm nay và vẫn có ý ñịnh tiếp tục theo ñuổi nghề
chăn nuôi gà vườn ñồi này. Các hộ chăn nuôi chủ yếu là thả vườn, mỗi gia
ñình có 1-2 quả ñồi, trên ñồi là vườn cây nhãn hoặc vải, gà ñược nuôi úm