Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Ngụy sử và công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, các giá trị lịch sử của Cách mạng Việt Nam trước những luận điệu xuyên tạc lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.33 KB, 16 trang )

“NGỤY SỬ” VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA
ĐẢNG, CÁC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM
TRƯỚC NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC LỊCH SỬ
Loại bài viết: Báo điện tử.
“Ngụy sử” là con bài trong chiến lược “Diễn biến hịa bình” của các thế
lực ngoại bang nhằm chống phá chế độ ở những quốc gia nhất định để đạt
được mục đích chính trị. Ở Việt Nam, chúng phủ nhận vai trò lãnh đạo của
Đảng và tiêm nhiễm những luận điệu xuyên tạc lịch sử vào tiềm thức của
quần chúng nhân dân.

“NGỤY SỬ” VÀ BÀI HỌC VỀ TÔN TRỌNG LỊCH SỬ
Trong cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, chúng ta có thể thấy nó xuất phát
từ nhiều nguyên nhân khách quan. Phía Nga hay Ukraine đều có những lập
luận và lập trường nhất quán của riêng của mình. Nhưng một trong những
nguyên nhân cốt yếu và sâu xa nhất hình thành nên cuộc chiến này là vấn đề
“ngụy sử” đã và đang đầu độc cả dân tộc Ukraine.
Lịch sử hay sử học là một môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt
là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên
quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu
thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thơng tin về những sự kiện này. Đó là
các sự kiện đã diễn ra trong quá khứ cho đến hiện tại, không thể thay đổi
trong không gian và thời gian nhất định. Các sự kiện này được ghi chép một
cách tuyệt đối, chính xác và khách quan.
Nhà thơ Abutalip từng có câu nói mà có lẽ đã trở thành chân lý: “Nếu anh
bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”.
Việc xuyên tạc sự thật, bịa đặt lịch sử, bóp méo lịch sử, xét lại lịch sử chính là
một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của Liên bang Cộng
1


hịa xã hội chủ nghĩa Xơ viết và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trong


những năm 90 của thế kỷ trước. Ở hiện tại, khi xem xét lại tồn bộ q trình
khách quan thúc đẩy cuộc chiến cũng như hồn cảnh hiện tại của Ukraine vào
câu nói ấy thì lại càng thấy nó chính xác đến từng câu từng chữ.
Chúng ta thường nghĩ rằng, khi Adolf Hilter chết thì Đức Quốc xã lẫn chế
độ phát xít của ơng ta đã vĩnh viễn biến mất khỏi thế giới này. Nhưng phát xít
là một hệ tư tưởng cực đoan chứ khơng phải là một tượng đài làm bằng đá. Vì
thế mà nó đã ngã xuống nhưng những mầm mống của nó thì vẫn cịn tồn tại
dai dẳng đến tân ngày hơm nay. Nó như một loại cỏ dại, có nhổ cũng không
thể nhổ sạch được. Những người một khi đã được tiêm nhiễm loại tư tưởng
bênh hoạn này thì rất khó để gạt nó ra khỏi đầu.
Chủ nghĩa phát xít không tự dưng từ trên trời rơi xuống, cũng không từ
ngoài mà truyền vào. Các lực lượng mang tư tưởng chủ nghĩa tư tưởng dân
tộc cực đoan, chủ nghĩa phát xít cũ vốn đã tồn tại từ lâu trong lịng Ukraine,
đến nay thì những kẻ đã chĩa súng vào đồng bào của mình ấy đã chết nhưng
những tư tưởng bệnh hoạn của chúng lại trỗi dậy ở Ukraine. Sự kiện này xuất
phát từ sự ngụy tạo cũng như xét lại lịch sử của chính Ukraine đã tẩy não giới
trẻ, phủi sạch những giá trị mà Liên bang Xô viết đã để lại cho Ukraine, kéo
đổ tượng đài của chiến sĩ hồng quân Liên Xô, của lãnh tụ Lenin với cái cớ là
“giải trừ chủ nghĩa cộng sản” trong tiếng hô vang “Vinh quang Ukraine”, coi
quá khứ gắn với Nga Sa hồng, với Liên Xơ và Liên bang Nga là thời kỳ
“nhục nhã, đáng xấu hổ”, “chống lại sự độc lập tự do của Ukraine”. Chúng ra
sức truyền bá tư tưởng bài Nga đến cùng và ca ngợi những tội ác mà chủ
nghĩa phát xít, chế độ Đức Quốc xã dưới sự lãnh đạo của Adolf Hitler đã gây
ra cho thế giới này. Những gã đồ tể, những gã đao phủ mà tay chúng đã
nhuốm máu đồng bào, dân tộc mình “bỗng dưng” trở thành “anh hùng dân
tộc” hay “lãnh tụ vĩ đại”. Chúng có lẽ đã qn hoặc cố tình phủ nhận rằng các
thế hệ cha ông của chúng đã phải hi sinh biết bao nhiêu xương máu để đẩy lùi
2



bước tiến của quân đội Đức Quốc xã, đánh bại những tư tưởng bệnh hoạn của
chủ nghĩa phát xít để cứu rỗi nhân loại và lưu danh muôn đời sau với cuộc
chiến tranh vệ quốc vĩ đại của những người chiến sĩ hồng qn Liên Xơ. Đó
là sự quay lưng phản Tổ quốc, dân tộc và cả tổ tiên của chúng.
Đại diện tiêu biểu và cực đoan nhất cho chủ nghĩa phát xít này trong quá
khứ là UPA, và kế thừa chúng hiện tại là Tiểu đoàn Azov, những kẻ mà được
chính quyền Ukraine coi như là một bộ phận quan trọng của lực lượng vũ
trang quốc gia Ukraine bất chấp chúng đã có những tội ác chiến tranh cũng
như mang tư tưởng của phát xít. Chúng xuống tay khơng thương tiếc, gây ra
những cuộc thảm sát đẫm mãu nhắm vào những người dân thường nói tiếng
Nga ở vùng Donbass thuộc Ukraine kéo dài suốt từ 2014 cho đến nay. Chỉ có
những kẻ mang tư tưởng phát xít bệnh hoạn và cực đoan mới đủ sự nhẫn tâm
để nhắm vào những người dân thường vơ tội trong đó có cả người già, phụ nữ
và trẻ em, những người mà trước đó vốn cũng là một phần mấu thịt của
Ukraine.
Sự trỗi dậy của tân phát xít bắt đầu từ việc đầu độc dân chúng, đặc biệt là
giới trẻ ca ngợi chủ nghĩa phát xít. Khi mà chúng đã tạo được sự ảnh hưởng
với qn đội thì tiếp sau đó việc chúng thành cơng chi phối chính quyền Kiev.
Sự chi phối của phát xít với xã hội Ukraine đã thấy rõ, bắt đầu từ bộ môn lịch
sử trong ghế nhà trường. Sự tấn cơng có hệ thống bắt đầu từ hệ tư tưởng,
quyết tâm giáo dục cho giới trẻ Ukraine ngập tràn sự thù hận dân tộc với
người Nga. Quốc hội Ukraine cịn thơng qua điều luật quốc gia về việc “lên
án và cấm tuyên truyền quảng bá tư tưởng và các biểu tượng của chủ nghĩa
Phát xít và Cộng sản”, chính thức tuyên chiến với Nga và đánh đồng chủ
nghĩa Cộng sản với phát xít. Điều này đã chính thức đẩy mạnh bơi nhọ hình
ảnh Liên Xơ, coi Liên Xơ là tội phạm khủng bố nhà nước tương đương với
chế độ phát xít độc tài và thổi bùng ngọn lửa thù hận với người Nga trong
quần chúng Ukraine.
3



Ukraine khơng phải là một nước phát xít kiểu như Đức Quốc xã. Tuy vậy,
có thể khẳng định rằng, mầm mống phát xít đã tồn tại trong lịng Ukraine từ
rất lâu và đã lớn dần trong thời gian qua. Ban đầu chỉ là quân cờ để chống
Nga, đến nay chúng đã dần đi sâu vào nội bộ chính quyền Ukraine. Qua đây,
có thể thấy được rằng tác hại kinh hồng của việc xem nhẹ lịch sử và xét lại
lịch sử đã phá hỏng cả một thế hệ và tương lai của một đất nước.
Từ tình hình thế giới để thấy được rằng, “ngụy sử” là một thứ dịch bệnh
còn nguy hiểm và khó đối phó hơn rất nhiều so với dịch bệnh Covid-19. Việt
Nam không phải một ngoại lệ, cũng tồn tại một bộ phận không nhỏ những
thành phần mang mầm mống của những kẻ ngụy tạo lịch sử, những kẻ đang
cho rằng cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ của cha ông
là “hành động đánh đuổi đi nền văn minh hiện đại ra khỏi đất nước”.
Ngày 7/5/2022, Sở Văn hóa – thể thao Hà Nội yêu cầu tạm dừng triển lãm
hội họa Điện Biên Phủ khai mạc chiều ngày 7/5/2022 tại Hà Nội để thành lập
hội đồng thẩm định lại một số bức tranh trong triển lãm. Một trong những bức
tranh chính của triển lãm là hình ảnh bức tranh anh bộ đội Việt Nam giương
cao lá quân kỳ rách nát của họa sĩ Mai Duy Minh. Có những ý kiến của một
số nghệ sĩ cho rằng Sở Văn hóa – thể thao Hà Nội đã quá cứng nhắc, dập
khuôn và không hiểu hết được “giá trị nghệ thuật của bức tranh”. Có nhà báo
cịn nói rằng: “Thật q kinh ngạc vì mức độ tối tăm của một số người”. Thế
nhưng nếu nó sai lệch so với lịch sử thì liệu có thể coi nó là nghệ thuật
khơng? Với người lính, qn kỳ là một thứ rất thiêng liêng, từ các bức ảnh
chụp thực tế, có thể thấy những lá quân kỳ được bộ đội Việt Nam giữ gìn rất
cẩn thận để mang trong các đợt xung phong tiến công chứ không thể rách theo
kiểu “nát” như trong bức tranh dù thời chiến có khốc liệt đến mấy. Còn nữa
chân dung của anh bộ đội cũng rất tệ hại, thậm chí cịn bị phê bình như là xác
sống của phương Tây. Qua các bức ảnh, hay trong các thước phim tư liệu của
Việt Nam hay ở cả phía Pháp.
4



Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Hoàng Đăng Vinh, người
đã trực tiếp bắt sống tướng De Castries, đã có dịp hội ngộ với viên tướng này
khi hịa bình đã được lặp lại, được chính tên bại tướng này ca ngợi rằng: “Tôi
rất hân hạnh nếu được chỉ huy những người lính dũng cảm như anh”. Đáp lại,
Đại tá Vinh nói: “Ơng nói láo, ơng khơng đủ tư cách để chỉ huy những người
như tơi, chính tơi đã vào hầm và tóm cổ ơng ra!”. De Castries cũng đã từng
cay đắng thừa nhận rằng: “Người ta có thể đánh bại một đồn qn, nhưng
khơng thể khuất phục cả một dân tộc”; và câu nói để đời: “Tơi vinh hạnh khi
thua trận trước Đại tướng Võ Nguyên Giáp”. Chính người Pháp, những kẻ bại
trận cịn ca ngợi những hình tượng bộ đội cụ Hồ, những người đã chiến thắng
họ, vậy tại sao có một họa sĩ người Việt lại tơ vẽ hình tượng bộ đội cụ Hồ hết
sức bôi bác như vậy?
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh, người anh cả vĩ đại của Quân
đội nhân dân Việt Nam vốn xuất thân từ một giáo viên môn lịch sử. Đại tướng
cũng đã từng chia sẻ rằng, nhờ việc nghiên cứu lịch sử mà mình mới có thể
trau dồi những kiến thức quân sự, nghệ thuật chiến tranh được đúc kết từ thời
xa xưa của cả Việt Nam lẫn quốc tế để áp dụng một cách sáng tạo những kiến
thức ấy vào thực tiễn chiến trường Việt Nam. Chính những trang sử ấy đã làm
nên những chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu của quân và dân
Việt Nam trước chủ nghĩa thực dân và đế quốc và mở ra những trang sử mới
huy hoàng hơn cho nhân dân Việt Nam và cho tầng lớp nhân dân bị áp bức
trên toàn thế giới.
Năm 1976, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã để lại những phát biểu hùng
hồn và để đời tại Algeria, rằng bọn thực dân, đế quốc như những đứa học sinh
hư hỏng, chúng không chịu học và tiếp thu những bài học có căn cứ lịch sử
mà chúng ta đã tống cho chúng, sự thảm bại của chúng ở Algeria, Cuba và
Việt Nam. Đó là những sự kiện đã góp phần vào sự sụp đổ của chủ nghĩa thực


5


dân cũng như sự sụp đổ không thể tránh khỏi của chủ nghĩa thực dân mới và
ví chúng như những học sinh hư hỏng muốn ở lại lớp (lưu ban).

6


BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG VÀ CÁC GIÁ TRỊ LỊCH
SỬ VIỆT NAM TRƯỚC NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC LỊCH SỬ
Đối với vấn nạn xuyên tạc lịch sử ở Việt Nam, trước hết, những kẻ cơ hội
chính trị lấp liếm đánh tráo cho rằng “thành quả cuộc Cách mạng Tháng Tám
năm 1945 ở Việt Nam là sự ăn may của Cộng sản Việt Minh”. Họ lập luận,
Việt Minh đã nhanh tay cướp lấy thành quả của đồng minh chống phát xít, khi
qn đồng minh chưa kịp vào Đơng Dương để giải giáp quân Nhật. Song nhìn
tổng thể cục diện bấy giờ cho thấy, dù yếu tố quốc tế, yếu tố khách quan có
quan trọng đến đâu thì cũng khơng được phép cường điệu nó. Bằng chứng
cho thấy, thời cơ lịch sử thuận lợi được mở ra và nhân dân Việt Nam đã đem
sức ta giải phóng cho ta, giành được chính quyền, tun bố độc lập. Vì vậy
phải khẳng định yếu tố chủ quan là quan trọng nhất. Hơn nữa phân tích sâu
hơn, lúc đó khơng chỉ có lực lượng yêu nước cách mạng tập hợp dưới ngọn cờ
đại nghĩa của Mặt trận Việt Minh do Đảng Cộng sản Đơng Dương lãnh đạo,
cịn có giáo phái Cao Đài, Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội, Việt Nam
quốc dân Đảng và nhiều lực lượng khác nhưng họ đã không thể tập hợp được
lực lượng, khơng giành được chính quyền. Như vậy, yếu tố chủ quan quan
trọng nhất ở đây chính là sự quy tụ đại nghĩa dân tộc dưới ngọn cờ duy nhất
đó là ngọn cờ của Mặt trận Việt Minh, đó chính là đường lối đúng đắn của
Đảng Cộng sản Đông Dương. Việc họ xuyên tạc lịch sử Cách mạng Tháng
Tám là muốn phủ nhận ý nghĩa, tính chất chính đáng của việc Việt Nam tuyên

bố độc lập và giành chính quyền để hướng tới âm mưu lật đổ chế độ, thực
chất đây là mưu đồ chính trị của những người bất mãn với chế độ chính trị
của Việt Nam.
Các thế lực thù địch, phần tử cơ hội đưa ra các luận điệu phủ nhận thành
quả của công cuộc đổi mới. Họ cho rằng, công cuộc đổi mới ở Việt Nam thực
ra đi theo chủ nghĩa tư bản. Đổi mới chuyển từ kinh tế bao cấp kế hoạch hoá
tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là chuyển sang
7


chủ nghĩa tư bản, vì kinh tế thị trường là của tư bản, gắn kinh tế thị trường với
định hướng xã hội chủ nghĩa là “đầu Ngơ mình Sở”, cuối cùng kinh tế thị
trường sẽ “nuốt chửng” định hướng xã hội chủ nghĩa. Có người cịn đưa ra lý
luận kỳ lạ gọi là lý thuyết “đằng sau quay”, cho rằng công cuộc đổi mới chẳng
qua là quay về chủ nghĩa tư bản, mô tả “Các nước xã hội chủ nghĩa trong khi
xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đi vào ngõ cụt và phải đằng sau quay”. Việt
Nam chưa vào chủ nghĩa xã hội cho nên mới đứng ở hàng đầu cơng cuộc đi
vào chủ nghĩa tư bản... Có một giáo sư từng nói một câu rất hay: “Những kẻ
cuồng tín thường khen tư bản đến tột cùng, mà khơng biết rằng bản chất của
tư bản phải gắn liền với giá trị thặng dư, khơng bóc lột thì sẽ đi ăn cướp”.
Đương nhiên cái gì cũng sẽ có mặt tốt và mặt xấu. Họ có cái gì hay, cái gì tốt
thì chúng ta nên học hỏi và áp dụng vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể ở nước ta.
Nhưng đi lừa lọc hay bóc lột hay đi ăn cướp thì cần phải lên án. Cịn những
kẻ khơng chăm lo đi làm ăn, phát triển kinh tế cho đất nước mà chỉ nhận viện
trợ của Mỹ và phương Tây để ca ngợi chủ nghĩa tư bản thì khơng đủ tư cách
lên tiếng dạy người khác về cách làm kinh tế.
Đặc biệt, cứ đến dịp kỷ niệm 30/4 hằng năm, ngày mà đất nước thống
nhất, non sông liền một dải lại xuất hiện những cụm từ cũ rích, cố tình tơ vẽ
lại những quan điểm sai lầm, nhắc lại những từ ngữ như “tháng Tư đen”,
“tháng Tư là tháng vo gạo bằng nước mắt”, “mùa quốc hận”, ... Nhiều trang

mạng viết cuộc kháng chiến thực chất chỉ là nội chiến, là chiến tranh ủy
nhiệm, chiến tranh ý thức hệ nên khơng có gì đáng tự hào. Một số ít người tự
cho mình là cấp tiến, tùy tiện phán xét quá khứ, cho rằng kỷ niệm ngày chiến
thắng này không phải là một việc “tử tế”. Tuy nhiên, chính Cựu Thủ tướng
chế độ Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ đã từng nhận xét về việc gọi
ngày 30/4 là “quốc hận” và đòi “phục quốc” là sai lầm. Ông cho rằng, “Thống
nhất xứ sở là nhiệm vụ lịch sử của mỗi một người con Việt Nam nhưng chúng
tôi đã không làm được, những người anh em phía bên kia đã làm được, phải
chấp nhận đó là lịch sử và đất nước đã được thống nhất rồi. Vậy mà còn quay
8


ra nói phục quốc? Nước Việt Nam có mất cho Tây hay cho Tàu đâu mà đòi
phục quốc?”
Âm mưu của những kẻ truyền bá “Cách mạng Trắng” đã định rõ: “Nếu
muốn cho Việt Nam có một Mikhail Gorbachev thì phải tạo cơ hội và nuôi
dưỡng môi trường cho một Mikhail Gorbachev được nảy sinh ở Việt Nam” đã
và đang được các thế lực thù địch ráo riết thực hiện trong thời gian qua. Một
số đối tượng muốn “xét lại chiến thắng”, lợi dụng chiêu bài “hồ giải, hịa hợp
dân tộc” để đề nghị trong nước không kỷ niệm ngày 30/4 cho “các bác cờ
vàng” vui lòng; lãnh đạo Đảng, Nhà nước phải có lời xin lỗi vì sau 30/4/1975
đã “tập trung cải tạo” những sĩ quan ngụy Sài Gịn có nhiều nợ máu quá lâu.
Đánh tráo khái niệm cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược thành
“cuộc nội chiến Nam Bắc”, “miền Bắc xâm lượng miền Nam” cho đến “quốc
gia miền Bắc xâm lược quốc gia miền Nam” để bao biện cho những ngộ
nhận, mơ hồ trong đánh giá về tầm vóc chiến thắng, về khát vọng thống nhất
của toàn thể nhân dân ta. Một số đối tượng phản động ở trong, ngồi nước
cịn xun tạc cho rằng: “Cuộc chiến tranh Việt Nam mang tính chất ủy
nhiệm” hay “cuộc chiến ý thức hệ”. Gần đây nhất, chúng tuyên truyền luận
điệu đánh đồng và trắng trợn cho rằng, công cuộc đấu tranh phòng, chống

tham nhũng, tiêu cực và làm trong sạch nội bộ của Đảng ta là công cuộc thực
hiện “Cách mạng Trắng” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trong bối cảnh trước thềm Đại hội XIII của Đảng, các thế lực thù địch,
phản động, phần tử cơ hội chính trị càng tăng cường ra sức nhào nặn, bóp
méo thơng tin, xuyên tạc, chống phá các quan điểm, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước; chúng tập trung cơng kích dự thảo các
văn kiện trình Đại hội, xuyên tạc rằng các văn kiện lần này vẫn là “bổn cũ viết
lại”, “sao chép theo lối mịn”, khơng có gì mới, khơng biết tiếp thu những tinh
hoa của nhân loại; các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng ta đưa ra
trong dự thảo văn kiện là “bất khả thi”, “khơng có cơ sở để thực hiện”... Cùng
9


với đó, chúng tấn cơng vào đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ của Đảng, nhất
là cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược; liên tục tung tin giả về thân thế, sự nghiệp,
tài sản, “sai phạm” của lãnh đạo cấp cao; xuyên tạc công tác nhân sự của
Trung ương, cơng tác phịng, chống tham nhũng, tiêu cực làm trong sạch
Đảng, ... hịng gây bất ổn chính trị - xã hội, gây ra những khó khăn, thách thức
khơng nhỏ cho công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc được viết nên bởi lớp lớp
những chiến công oanh liệt, những hi sinh xương máu để chống lại những đạo
quân xâm lược có âm mưu thơn tính đất nước ta. Từ gần 1000 năm Bắc thuộc
cho đến những cuộc viễn chinh của vó ngựa Mơng – Ngun, rồi sau này là
những cuộc tấn công của quân Xiêm, cuộc “khai phá văn minh” của Thực dân
Pháp sau đó là Phát xít Nhật thế chân. Sau Thế chiến II, Pháp lại quay trở lại
âm mưu cướp nước ta một lần nữa, chiến lược ngăn phong trào cộng sản tràn
xuống Đông Nam Á của Đế quốc Mỹ và Ngụy, cuộc chiến chống chế độ diệt
chủng Khmer Đỏ do Pol Pot cầm đầu ở biên giới Tây Nam, rồi lại phải căng
mình ra trong cuộc chiến tranh biên giới với “người hàng xóm phương Bắc”
như họ vẫn “thường xuyên” gây ra với nước ta mỗi khi họ có cơ hội. Tuy

nhiên, khơng một đội qn nào có thể đánh bại được ý chí bất khuất, lịng u
nước nồng nàn của dân tộc ta. Có một học giả phương Tây đã từng nói với tác
giả bài viết rằng: “1000 năm có thể là quá thừa thãi để đồng hóa một dân tộc,
trừ dân tộc Việt Nam. Vó ngựa Mơng Cổ có thể hủy diệt và thơn tính cả châu
Á và châu Âu nhưng là khi vó ngựa Mơng Cổ chưa bước đến lãnh thổ Đại
Việt. Tập đồn cứ điểm Điện Biên Phủ nếu khơng đặt ở Việt Nam, nó sẽ là
pháo đài “bất khả xâm phạm”. Và khi Mỹ đã đem B-52 ra chiến trường, họ có
thể chiến thắng bất kỳ quân đội nào trên thế giới, ngoại trừ Quân đội nhân dân
Việt Nam. Chỉ có quân dân Việt Nam mới có thể tạo ra những sự kiện làm
rung chuyển Nhà Trắng và Lầu Năm Góc, khiến Mỹ và phương Tây chết
lặng”. Đó là truyền thống hào hùng của dân tộc Việt Nam mà bất kỳ người
dân Việt Nam nào cũng có thể tự hào với bạn bè quốc tế.
10


“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Những thành tựu có được của đất nước Việt Nam khẳng định tính đúng
đắn của con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta lựa chọn. Chỉ
có những kẻ phản bội, lịng dạ xấu xa, vô trách nhiệm với Tổ quốc, với quê
hương mới cố tình phủ nhận lịch sử, phủ nhận truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, phủ nhận sự thật khách quan trong quá trình phát triển của đất nước.
Những người Việt Nam u nước chân chính khơng bao giờ chấp nhận hành
động của một số ít những kẻ cố tình mưu toan lội ngược dịng lịch sử. Sự
xun tạc lịch sử có thể hủy hoại cả một tương lai của cả một thế hệ, một
quốc gia như những gì chúng ta đã thấy ở Ukraine hiện nay. Tôn trọng và
phát huy giá trị lịch sử, truyền thống dân tộc, thành quả cách mạng trong xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc là lương tâm, trách nhiệm, là niềm tự hào của mỗi
người dân Việt Nam.


MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG,
CÁC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA DÂN TỘC TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY
Về chính sách đối ngoại, trước hết chúng ta phải nhận thức sâu sắc rằng
Việt Nam có một vị trí địa chính trị hết sức quan trọng. Được Mỹ coi như là
“trung tâm mới” trong chính sách xoay trục tại châu Á – Thái Bình Dương,
nhất là khi Tổng thống Joe Biden cùng với đảng Dân chủ lên cầm quyền ở
Mỹ. Việc Mỹ xây dựng khu phức hợp đại sứ quán tại Hà Nội thậm chí quy
mơ cịn lớn hơn đại sứ qn của Mỹ đặt tại London (Anh) đã minh chứng cho
tầm quan trọng của Việt Nam trong khu vực. Trong khi đó, Việt Nam ln
giữ chính sách trung lập, khơng liên minh qn sự, còn Anh vốn từ lâu là một
11


đồng minh thân cận của Mỹ. Nhưng chúng ta không vì thế mà gây mất hịa
khí với Trung Quốc dù quan hệ Mỹ - Trung đang hết sức căng thẳng trong
thời đại hiện nay.
Chính sách ngoại của Việt Nam là chung hịa, cân bằng lợi ích, làm bạn
với tất cả các nước. Chúng ta có mối quan hệ ngoại giao, thủy chung với Liên
Xô trước đây và nước Nga bây giờ, đặc biệt dưới thời của “đồng chí”
Vladimir Putin nhưng chúng ta vẫn là đối tác quan trọng với Mỹ; chúng ta là
anh em khối xã hội chủ nghĩa với Triều Tiên nhưng lại là bạn hàng lớn của
Hàn Quốc; chúng ta là đối tác chiến lược toàn diện với Ấn Độ nhưng lại là
bằng hữu lớn của Palestine, … Chính sách ngoại giao của Việt Nam như
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng phát biểu, là “ngoại giao cây tre”,
mềm mỏng, khéo léo và cương nhu đúng lúc đã góp phần giúp đất nước ta
tăng trưởng vượt bậc dù có đơi chút trùng xuống vì dịch bệnh hồnh hành,
đưa đất nước có vị thế và tiềm lực mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử.
Việc khơng nghiêng về bất cứ bên nào trong chính sách ngoại giao, đối
ngoại quốc phịng “bốn khơng” của Việt Nam quan trọng hơn hết là giữ được
hịa bình và ổn định chính trị cho đất nước để đất nước còn phát triển. Những

miếng bánh vẽ mà các nước lớn đưa cho chúng ta không phải tự dưng từ trên
trời rơi xuống. Như đã nói, tư bản có bản chất gắn liền với giá trị thặng dư,
khơng cái gì họ đưa ra là miễn phí, họ chỉ làm khi nó phục vụ cho lợi ích của
nước họ. Chúng ta tôn sùng lợi ích của quốc gia, chứ không đi theo quốc gia
này để chống lại quốc gia khác. Bài học từ chính sách ngoại giao “tồi tệ” của
Ukraine chính là bài học đắt giá gần đây nhất cho các quốc gia khác trong
công tác ngoại giao với các nước lớn. Chúng ta hòa nhập chứ khơng hịa tan,
khơng chấp nhận để đất nước xinh đẹp của mình trở thành chiến trường giữa
các nước lớn.
Điều đó thức tỉnh mọi người rằng, khơng một kẻ thù nào, thế lực nào có
thể phá hoại được sự nghiệp của chúng ta, trừ khi chúng ta tự phá hủy sự
12


nghiệp của chúng ta. Lời cảnh báo đó vẫn khơng mất đi tính thời sự của nó.
Hồ Chí Minh thường gắn liền khoa học với chính trị và đạo đức. Người
thường xuyên nhấn mạnh, chủ nghĩa cá nhân là “giặc nội xâm” nguy hiểm
nhất, nó phá từ trong phá ra. Xét đến cùng, muốn bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng, muốn đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch thì phải
kiên quyết chống lại chủ nghĩa cá nhân tinh vi, thâm độc trong mỗi con người,
nhất là trong cán bộ, đảng viên, trong đội ngũ những người làm lý luận, làm
công tác tư tưởng của Đảng.
Trong bối cảnh tình hình phức tạp đó, để bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng, đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc của các thế thù địch, cần
tập trung nỗ lực, sinh lực của chúng ta vào việc nâng cao nhận thức khoa học
và bác bỏ những gì phản khoa học trên các vấn đề cốt yếu sau đây:
Một là, luận chứng và khẳng định bản chất cách mạng, khoa học và nhân
văn của chủ nghĩa Mác - Lênin, của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh. Từ đó bác bỏ luận điệu của kẻ thù rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin là lỗi
thời, là phá sản, là đã cáo chung cùng với sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội,

tư tưởng Hồ Chí Minh là “bản sao” của chủ nghĩa Mác - Lênin. Sự lựa chọn
con đường của Hồ Chí Minh là sai lầm, là sự nhầm đường của Việt Nam, phải
theo một lý luận khác, con đường khác mà thực chất là đưa Việt Nam vào quỹ
đạo của chủ nghĩa tư bản. Đây là điều tệ hại, nguy hiểm nhất mà chúng ta
phải vạch trần và phê phán, để giữ vững niềm tin vào lý tưởng.
Hai là, luận chứng và khẳng định sứ mệnh và trách nhiệm lịch sử của
Đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc và nhân dân chống lại sự xuyên tạc
thâm độc của kẻ thù muốn hạ thấp và phủ nhận vai trị của Đảng, tấn cơng vào
địa vị duy nhất cầm quyền của Đảng, coi Đảng là có tham vọng quyền lực,
độc đốn, chun chế, độc tài, kìm hãm tự do, dân chủ, cản trở phát triển Việt
Nam tới văn minh, hiện đại theo trào lưu thế giới tiên tiến mà Mỹ và hệ giá trị
Mỹ là tiêu biểu. Đây là sự cố tình xuyên tạc sự thật lịch sử, kích động và mị
13


dân, nhất là tiêm nhiễm nọc độc vào lớp trẻ, trong thanh niên sinh viên, trí
thức, văn nghệ sĩ trẻ. Chúng cố tình che giấu sự thật về Đảng lãnh đạo, cầm
quyền là chính danh, chính đáng và xứng đáng theo sự ủy thác của dân tộc và
nhân dân, là hợp hiến, hợp pháp. Chúng thổi phồng những khuyết điểm,
xuyên tạc nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong công cuộc xây
dựng, chỉnh đốn Đảng. Đây là mắt xích xung yếu trong nhận thức và hành
động của chúng ta hiện nay.
Ba là, phải luận chứng khoa học để làm sáng tỏ lý luận chủ nghĩa xã hội
Việt Nam, lý luận đổi mới, hội nhập, phát triển, hiện đại hóa Việt Nam trong
thế kỷ XXI. Từ đó củng cố niềm tin khoa học trong Đảng, trong dân về tính
tất yếu lịch sử, bản chất ưu việt, triển vọng tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam, chủ động tiến công, bác bỏ mọi âm mưu thâm độc của kẻ thù muốn
Đảng ta, nhân dân ta từ bỏ lý tưởng, mục tiêu chủ nghĩa xã hội, đi theo chủ
nghĩa tư bản phương Tây theo các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây. Chúng
ta cần đặc biệt khai thác giá trị, sức sống, ý nghĩa tư tưởng, đạo đức, phong

cách Hồ Chí Minh về chủ đề quan trọng này. Các tác phẩm lý luận của Tổng
Bí thư gần đây cung cấp cho chúng ta những luận cứ quan trọng đó cần chú
trọng nhận thức và truyền bá sâu rộng.
Bốn là, vạch trần và bác bỏ những sự ngụy tạo, giả dối mà kẻ thù rêu rao
hiện nay, muốn phủ nhận các giá trị văn hóa tinh thần, truyền thống đạo đức,
cho rằng, trong thời đại chuyển đổi số, Cách mạng công nghiệp 4.0, công
nghệ, thông tin là tất cả, tối ưu, không cần hệ tư tưởng, giải thể ý thức hệ để
hịa nhập, hội nhập, khơng có rào cản. Đây lại là một thủ đoạn thâm độc khác
và vô cùng nguy hiểm, rất dễ thâm nhập vào lớp trẻ và trong nhiều giai tầng
xã hội. Đề cao lợi ích vật chất, tuyên truyền lối sống hưởng thụ, khuynh
hướng kỹ trị, cuối cùng vẫn là phủ nhận chủ nghĩa xã hội. Phải khẳng định
các giá trị tinh thần, phải coi trọng đạo đức và văn hóa, phải giữ vững niềm

14


tin để xã hội, con người không chệch hướng, ngăn chặn sự phát triển xấu,
hoang dã, bản năng, phản phát triển.
Năm là, vạch trần thủ đoạn ly gián giữa Đảng với nhân dân và Quân đội,
sự xuyên tạc tình hình phát triển của xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19
vừa qua. Chính là chủ nghĩa yêu nước, truyền thống nhân nghĩa của dân tộc
ta, phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam đã là sức mạnh và động lực
giúp cho Việt Nam vượt qua thảm họa, tất cả vì cuộc sống hạnh phúc của
nhân dân, tạo nên sức sống, đà tăng trưởng khởi sắc của Việt Nam. Đó là năm
vấn đề cốt yếu phải quan tâm để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay.

Danh mục các nguồn tài liệu trích dẫn, tham khảo:
- Kênh Youtube Battle Cry – Người kể sử (2022) - “Ngụy sử đã đầu độc
dân tộc Ukraine như thế nào?”

- Báo Thanh Niên (2022) – Bài phỏng vấn Thượng tướng Nguyễn Chí
Vịnh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên thường vụ
Quân ủy Trung ương, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về cuộc
chiến Nga - Ukraine
- Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (26/05/2022) –
“Xuyên tạc lịch sử, một trong những thủ đoạn phá hoại về tư tưởng
của các thế lực thù địch hiện nay”;
- Học viện Chính trị Công an nhân dân (đăng trên website – 26/05/2022)
- “Bảo vệ nên tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm
sai trái, thù địch trong tình hình mới”;
- Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên thường vụ
Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân

15


dân Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo 35, Quân ủy Trung ương – Bài
phát biểu tổng kết nhiệm vụ năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022;
- Thiếu tướng, PGS, TS. Nguyễn Bá Dương, phụ trách nhóm chuyên gia
Ban chỉ đạo 35, Quân ủy Trung ương (2021 - 2022) – “Bảo vệ nội
dung đặc biệt quan trọng trong nền tảng tư tưởng của Đảng ta”.
BÀI DỰ THI BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI THÙ ĐỊCH

Đề tài: “NGỤY SỬ” VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG
CỦA ĐẢNG, CÁC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM
TRƯỚC NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC LỊCH SỬ

Thông tin tác giả:
Họ và tên


Nguyễn Duy Anh

Năm sinh

2002

Đơn vị công tác

B15D52

Chức vụ

Học viên

Cấp bậc

Học viên

Số điện thoại
E-mail

0912610180


16




×