Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

(Luận văn thạc sĩ) bệnh viêm ruột truyền nhiễm parvovirus trên chó tại phòng khám thú y lê thị hồng nhung, đại từ, thái nguyên biện pháp phòng, trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 56 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

DƯƠNG THỊ LIỄU
Tên đề tài:
“BỆNH VIÊM RUỘT TRUYỀN NHIỄM PARVOVIRUS TRÊN CHĨ
TẠI PHỊNG KHÁM THÚ Y LÊ THỊ HỒNG NHUNG, ĐẠI TỪ,
THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP PHỊNG, TRỊ”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Thú y

Lớp:

TY 49 N03

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2017 - 2022



Giảng viên hướng dẫn: TS. PHẠM DIỆU THÙY

Thái Nguyên, năm 2022

n


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, cùng với sự nỗ lực của
bản thân, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các
thầy giáo, cơ giáo, sự động viên khích lệ của gia đình, người thân và bạn bè
Nhân dịp hồn thành khóa luận tốt nghiệp, cho phép em được gửi lời
cảm ơn tới Ban Giám hiệu Nhà trường, khoa Chăn nuôi- Thú y Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, các thầy, cô giáo; trực tiếp là cô hướng dẫn
TS. Phạm Diệu Thuỳ người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ
em trong quá trình học tập cũng như đi đến báo cáo tốt nghiệp
Em cũng xin chân thành cảm ơn chị Lê Thị Hồng Nhung, chủ phòng
khám Thú y Lê Thị Hồng Nhung- Đại Từ - Thái Ngun cùng tồn thể nhân
viên của phịng khám đã tạo điều kiện về cơ sở, kỹ thuật để em hoàn thành đề
tài được giao
Em cũng xin được bày tỏ lịng biết ơn đối với gia đình và người thân,
cùng bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần, giúp
em vượt qua mọi khó khăn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng em xin kính chúc các thầy, cơ và cán bộ công nhân viên của
khoa, của trường luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Do trình độ bản thân cịn hạn chế và thời gian thực tập có hạn nên đề tài
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của

các thầy cơ, các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 06 tháng 06 năm 2022
Sinh viên

Dương Thi Liễu

n


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. v
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................. vii
Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu ................................................................................... 1
1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 1
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
2.1. Địa điểm thực tập ....................................................................................... 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 3
2.1.2. Kinh tế - xã hội ....................................................................................... 4
2.1.3. Mơ tả sơ lược về phịng khám thú cưng.................................................. 4
2.2. Một số tư liệu về lồi chó ........................................................................... 5
2.2.1. Tìm hiểu chung về lồi chó ..................................................................... 5
2.2.2. Đặc điểm sinh lý của chó ........................................................................ 8

2.3. Bệnh do Parvovirus trên chó ................................................................... 11
2.3.1. Lịch sử bệnh .......................................................................................... 11
2.3.2. Phân loại và một số đặc tính sinh học của virus ................................... 12
2.3.3. Dịch tễ học ............................................................................................ 13
2.3.4. Cách sinh bệnh ...................................................................................... 13
2.3.5. Triệu chứng ........................................................................................... 13
2.3.6. Bệnh tích ............................................................................................... 15
2.3.7 Chẩn đoán............................................................................................... 15
2.3.8. Điều trị................................................................................................... 16

n


iii

2.3.9. Phòng bệnh ............................................................................................ 17
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG – ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG PHÁP TIẾN
HÀNH ............................................................................................................. 20
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 20
3.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 20
3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 20
3.4.1. Chẩn đốn lâm sàng chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do
Parvovirus ....................................................................................................... 20
3.4.2. Phương pháp chẩn đoán bệnh bằng test CPV ....................................... 21
3.4.3. Khảo sát tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus ......................................... 22
3.4.4. Phương pháp điều trị ............................................................................. 22
3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 22
Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................... 23
4.1. Kết quả công tác thú y.............................................................................. 23

4.2. Kết quả thực hiện chuyên đề nghiên cứu ................................................. 25
4.2.1. Kết quả khảo sát một số bệnh của chó tại phịng khám thú y Lê Thị
Hồng Nhung- Đại Từ- Thái Nguyên ............................................................... 25
4.2.2. Điều tra tình hình chó mắc bệnh Parvovirus tại phịng khám .............. 27
4.3.2. Tỷ lệ chó mắc bệnh Pavovirus theo giới tính ....................................... 29
4.3.3. Tỷ lệ chó mắc bệnh Parvovirus theo lứa tuổi ....................................... 31
4.3.4. Xác định tỷ lệ nhiễm giữa chó được tiêm phịng và chó chưa tiêm phịng . 32
4.4. Theo dõi triệu chứng điển hình của chó mắc bệnh Parvovirus ............... 33
4.5. Kết quả nghiên cứu một số bệnh tích đại thể ở chó mắc bệnh do
Parvovirus ....................................................................................................... 37
4.6. Thử nghiệm một số phác đồ điều trị chó bị mắc bệnh Parvovirus .......... 39

n


iv

Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 42
5.1. Kết luận .................................................................................................... 42
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 43
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

n


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Lịch tiêm phòng bệnh của phịng khám ......................................... 17

Bảng 4.1: Kết quả chó được tiêm phịng......................................................... 23
Bảng 4.2. Kết quả chăm sóc, ni dưỡng, vệ sinh phịng bệnh cho chó ........ 24
Bảng 4.3: Kết quả chẩn đốn bệnh của chó tới khám chữa bệnh tại phòng
khám thú y Lê Thị Hồng Nhung ..................................................................... 25
Bảng 4.4. Kết quả tỷ lệ chó mắc bệnh Parvovirus theo giống ...................... 28
Bảng 4.5: Tỷ lệ chó bệnh Pavovirus theo giới tính (%) ................................. 30
Hình 4.3 Tỷ lệ chó mắc bệnh Parvovirus theo giới tính ................................. 30
Bảng 4.6. Tỷ lệ chó mắc bệnh Parvovirus theo lứa tuổi................................. 31
Bảng 4.7: Tỷ lệ giữa chó chưa được tiêm phịng bệnh và đã tiêm phịng ...... 32
Hình 4.5: Tỷ lệ giữa chó chưa được tiêm phòng bệnh và đã tiêm phòng ....... 33
Bảng 4.8. Các triệu chứng điển hình ở chó mắc bệnh Parvovirus ................. 34
Hình 4.6: Tỷ lệ % các triệu chứng điển hình. ................................................. 34

n


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ mắc các nhóm bệnh của chó được khám và điều trị tại
phịng khám Thú y Lê Thị Hồng Nhung ......................................................... 26
Hình 4.2: Tỷ lệ chó mắc bệnh Parvovirus theo giống .................................... 28
Hình 4.3 Tỷ lệ chó mắc bệnh Parvovirus theo giới tính ................................. 30
Hình 4.4: Tỷ lệ chó mắc bệnh Parvovirus theo lứa tuổi ................................. 31
Hình 4.5: Tỷ lệ giữa chó chưa được tiêm phòng bệnh và đã tiêm phòng ....... 33
Hình 4.6: Tỷ lệ % các triệu chứng điển hình. ................................................. 34

n



vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cs

: Cộng sự

KT

: Kháng thể

KN

: Kháng nguyên

CPV

: Canime Parvovirus

n


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong chăn nuôi, từ xa xưa chó đã được con người thuần hóa, cùng với
lịch sử phát triển của lồi người chó được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực

khác nhau như nghiên cứu y học, địa chất, giải trí, an ninh quốc phịng.... Khi
xã hội càng tiến bộ thì con người càng chú trọng đến đời sống tinh thần hơn,
phong trào nuôi thú cưng phát triển một cách mạnh mẽ. Đặc biệt là nuôi chó một lồi vật rất đáng u, thơng minh, trung thành, một người bạn thân thiết
không thể thiếu của nhiều gia đình.
Cũng như trên thế giới thì tại Việt Nam phong trào ni chó cảnh rất phát
triển, đặc biệt ở các thành phố. Việc chăm sóc sức khỏe cho chó cũng được coi
trọng, quan tâm. Một trong những bệnh truyền nhiễm hay gặp đó là bệnh viêm
ruột truyền nhiễm do Parvovirus.
Để hiểu biết hơn về nguyên nhân, đặc điểm, triệu chứng của bệnh viêm
ruột truyền nhiễm do Parvovirus trên chó, cũng như các biện pháp can thiệp
phòng và điều trị nên em tiến hành thực hiện đề tài: “Bệnh viêm ruột truyền
nhiễm Parvovirus trên chó tại phịng khám thú y Lê Thị Hồng Nhung, Đại Từ,
Thái Nguyên biện pháp phòng, trị.”
1.2. Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1. Mục tiêu
- Xác định được tình hình nhiễm bệnh viêm ruột truyền nhiễm Parvovirus
trên chó tại phịng khám thú y Lê Thị Hồng Nhung, Đại Từ, Thái Nguyên
- Đưa ra được biện pháp phòng và điều trị bệnh viêm ruột truyền nhiễm
Parvovirus trên chó.

n


2

1.2.2. Yêu cầu
- Khám bệnh, chăm sóc và điều trị, ni dưỡng, vệ sinh, phịng bệnh cho
chó mèo tại phịng khám
- Xác định tỷ lệ mắc các bệnh của chó đến khám chữa tại phòng khám
- Biết cách phòng và điều trị bệnh cho thú cưng đến khám tại phòng khám.


n


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Địa điểm thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Phịng khám thú y Lê Thị Hồng Nhung thuộc Thị trấn Hùng Sơn, huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên,
cách thành phố Thái Nguyên 25 km, có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc huyện Đại Từ là huyện Định Hóa
- Phía Nam giáp thành phố Phổ n và thành phố Thái Ngun
- Phía Đơng của huyện là huyện Phú Lương
- Phía Tây Bắc và Đơng Nam của huyện Đại Từ là tỉnh Tuyên Quang và
Phú Thọ
2.1.1.2. Điều kiện khí hậu
Phịng khám thú y Lê Thị Hồng Nhung nằm trên địa bàn thị trấn Hùng
Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Ngun do đó khí hậu của phịng khám mang
tính chất đặc trưng của tỉnh Thái Ngun, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời
tiết chia làm 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông song chủ yếu là hai mùa chính:
mùa mưa và mùa khô.
2.1.1.3. Điều kiện đất đai
Đại Từ là một huyện của tỉnh Thái Ngun, có tổng diện tích đất tự
nhiên là khoảng 57,790 ha trong đó, đất nơng nghiệp chiếm 28,3%, đất lâm
nghiệp chiếm 48,43%, đất chuyên dùng 10,7% và đất thổ cư là 3,4%. Đại Từ
có mật độ đường giao thông khá cao so với các huyện trong tỉnh, tổng chiều

dài đường bộ trên địa bàn khoảng gần 600km. Đặc biệt Đại Từ có 32km đường
quốc lộ 37 chạy dài suốt huyện, 33,5km đường sắt từ Quán Triều - Núi Hồng
đây là một thuận lợi lớn trong việc phục vụ sản xuất, giao thương hàng hóa.

n


4

2.1.2. Kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Tình hình xã hội
- Dân cư: Dân số huyện Đại Từ khoảng 160,598 người (năm 2012). Các
dân tộc chủ yếu tại địa bàn huyện là Kinh, Nùng, Tày… phân bố khá đồng đều
trên toàn huyện.
- Về văn hóa: trên địa bàn có 162 di tích lịch sử văn hóa đã kiểm kê và 4
di tích văn hóa xếp hạng cấp quốc gia.
2.1.2.2. Tình hình kinh tế
- Nông nghiệp: cây trồng thế mạnh của huyện là cây lương thực (lúa,
ngô) và cây chè.
2.1.3. Mô tả sơ lược về phòng khám thú cưng
Phòng khám thú y Lê Thị Hồng Nhung - thị trấn Hùng Sơn - Đại Từ Thái Nguyên được đưa vào hoạt động từ năm 2020. Ngồi cơng việc chăm sóc,
spa làm đẹp cho thú cảnh, phòng khám còn thực hiện khám chữa, điều trị bệnh
cho động vật đặc biệt là cho chó, mèo trong khu vực thị trấn Hùng Sơn và các
xã lân cận…
* Chức năng, nhiệm vụ:
- Tư vấn, khám chữa, phòng bệnh và các dịch vụ về chăn nuôi thú y cho chó,
mèo trên địa bàn huyện.
- Là địa điểm giúp sinh viên thực tập và nghiên cứu.
* Cơ cấu phòng khám
- Chủ cơ sở gồm chị Lê Thị Hồng Nhung và chị Nguyễn Thị Thùy Linh

- Một sinh viên thực tập.
* Cơ sở vật chất:
Trong thời gian hoạt động, phòng khám đã đầu tư nhiều trang thiết bị
hiện đại cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh trên đàn chó mèo trên
địa bàn huyện Đại Từ.

n


5

Phịng khám có đầy đủ các trang thiết bị như máy siêu sâm, xét
nghiệm máu,…
2.2. Một số tư liệu về lồi chó
2.2.1. Tìm hiểu chung về lồi chó
Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới thì nguồn gốc của lồi chó hiện nay
chính là một số lồi chó sói sống hoang dã.
Ở nước ta theo các nhà khảo cổ học, chó được nuôi vào khoảng 3000 –
4.000 năm trước công nguyên.
2.2.1.1. Một số giống chó chính trên thế giới
Theo Câu lạc bộ chó Kiểng Hoa Kỳ thì trên thế giới có khoảng 150 giống
chó và được chia thành 6 nhóm: chó thơng minh, chó làm việc, chó thể thao,
chó săn, chó chăn giữ gia súc, chó cảnh:
- Chó có bộ lơng cứng và mỏng, được nhân giống để phục vụ săn bắt là
những chú chó thơng minh
- Nhóm chó làm việc có thân hình, thể lực rất khoẻ mạnh đặc biệt là rất rất
nghe lời
- Những chú chó được nhân giống để tha những con vịt và những chim
hoang dã mà thợ săn bắt được gọi là những chú chó thể thao
- Chó có khứu giác rất tốt, chúng giúp thợ săn lần ra được dấu vết của thỏ

và những loài động vật nhỏ bé khác được xếp vào nhóm chó săn
- Nhóm chó chăn giữ gia súc là những chú chó được nhân giống để trơng
giữ những vật ni trong các trang trại
- Nhóm chó cảnh là những chú chó có thân hình đẹp và nhỏ nhắn, đại diện
của nhóm chó này gồm: giống chó Chihuahua, Japanese, Pekingese, Boston
Terrier....

n


6

2.2.1.2. Một số giống chó ni ở Việt Nam
a. Các giống chó địa phương
- Chó Phú Quốc
Là giống chó riêng của đảo Phú Quốc, Việt Nam. Có bộ lơng sát và ngắn
với các xốy lơng trên lưng khó có thể nhầm với các giống chó khác. Thể lực
bền dẻo dai, tốc độ nhanh, di chuyển linh hoạt, biết leo trèo, nhảy cao, bơi lội,
khả năng phối hợp tác chiến bầy đàn tốt, biết cách chăm sóc và bảo vệ chủ là
những đặc điểm nổi bật của giống chó Phú Quốc.
- Chó H’mơng cộc đi
Chó Mơng Cộc: Ngoại hình của chúng khá đặc trưng với vẻ chắc nịch,
đầy cơ bắp và chiếc đi cụt ngộ nghĩnh. Tai có hình tam giác, nhọn, luôn
dựng đứng. Chúng được biết đến với bản năng bảo vệ lãnh thổ và có một trí
nhớ rất tốt, đặc biệt là nhớ đường. Chiều cao 55 - 60 cm, nặng 18 - 20 kg. Chó
đực phối giống được ở 16 - 18 tháng tuổi, chó cái sinh sản ở độ tuổi 12 - 15
tháng. Chó cái đẻ 5 - 8 con, trung bình 6 con (Tơ Du, Xn Giao, 2006, [5]).
- Chó Dingo Đơng Dương
Chó Dingo Đơng Dương thuần có 4 chân đi bít tất trắng và đi bơng
lau, chóp đi có màu trắng. Chúng được ni chủ yếu ở vùng trung du và miền

núi của nước ta để trơng nhà hoặc đi rừng. Chó có 2 màu lơng là vàng và đen.
b. Các giống chó nhập ngoại
- Giống chó becgie Đức
Chó Becgie Đức đẹp và thơng minh, đánh hơi giỏi, luôn vui tươi, tự tin,
dũng cảm và trung thành. Chó có tầm vóc lớn, bộ lơng ngắn, mềm, màu đen
sẫm ở thân và mõm; đầu, ngực và 4 chân có màu vàng sẫm. Đây là giống chó
thích nghi tốt với khí hậu nước ta. Do có nhiều ưu điểm nên chó Berger Đức
thường được ni để bảo vệ nhà kho, bảo vệ trong an ninh – quốc phòng.

n


7

- Chó Rottweiler
Rottweiler bắt nguồn từ con Mastiff của Ý, nó được tạo giống ở Đức tại
thị trấn Rottwell. Chúng đã bị tuyệt giống vào năm 1800, sau đó nhờ sự nhiệt
tình của người làm cơng tác giống ở Stuttgart mà giống chó này đã được phổ
biến trở lại vào đầu thế kỷ XX.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (1992) [8], chó Rottweiler có thể trạng khỏe,
rất vạm vỡ, đầu dài gần bằng sọ, mõm phát triển, mặt hơi gãy. Mặt màu nâu
đen, tai hình tam giác và cụp về phía trước, lưng phẳng, cổ và lưng tạo thành
một đường phẳng, cấu trúc cơ thể có dạng hình vng, chân trước khá cao, vai
cao trung bình 69,5 cm, chúng nặng từ 48 - 60 kg đối với con trưởng thành. Bộ
lông ngắn cứng và rậm rạp, màu lông đen với một ít đốm vàng ở gần hai mắt,
trên má, mõm, ngực và chân.
- Chó Poodle
Được sinh ra ở những vùng đầm lầy hoang dã nước Đức, Pháp. Giống
chó Poodle có 3 kích thước phổ biến: Toy Poodle có chiều cao tối đa khoảng
25 cm khi đứng, và nặng từ 2 - 5 kg khi trưởng thành. Vì rất nhỏ nhắn xinh xắn

nên Toy hầu như chỉ được nuôi để làm thú cưng. Miniature Poodle có chiều
cao tối đa khoảng 40 cm và nặng tối đa 9 kg. Standard Poodle lớn nhất trong 8
họ Poodle với chiều cao phổ biến khoảng 40 cm, cá biệt những con cao nhất có
thể cao tới 50 cm và nặng tới 35 kg. Giống chó Poodle nổi tiếng vì sự tinh
nghịch, vui vẻ và cực kỳ thơng minh, có khả năng đi bằng 2 chân sau. Xét về
việc huấn luyện, Poodle là một học sinh xuất sắc. Chúng rất biết vâng lời, dễ
huấn luyện và nhanh nhẹn (Encyclopedia Britannica (2011) [23])
- Chó Fox
Đây là giống chó có nguồn gốc từ Pháp, được chia thành hai loại Fox là
Fox lợn và Fox hươu. Một loại mõm nhỏ, chân khẳng khiu như hươu, một loại

n


8

mõm vẩu, béo trịn. Chúng có bộ lơng ngắn, màu trắng, màu vàng da bò hoặc pha
trắng vàng. Fox là giống chó tinh nghịch dễ ni và ít cơng chăm sóc.
2.2.2. Đặc điểm sinh lý của chó
2.2.2.1. Thân nhiệt
Vũ Như Quán (2013) [16], cho biết thân nhiệt là nhiệt độ cơ thể gia súc
được đo qua trực tràng trong lúc con vật yên tĩnh. Theo Vũ Như Quán (2011)
[15], thân nhiệt của gia súc ổn định, chỉ thay đổi trong phạm vi hẹp tùy thuộc
vào tuổi, trạng thái sinh lý, bệnh lý, trạng thái thần kinh, theo mùa. Giống cao
sản có thân nhiệt cao hơn giống thấp sản, gia súc non có thân nhiệt cao hơn gia
súc trưởng thành vì cường độ trao đổi chất mạnh hơn, sau khi ăn, trong thời
gian động dục, khi có thai thì thân nhiệt tăng lên.
Sự điều hòa thân nhiệt phụ thuộc vào tương quan giữa hai quá trình sinh
nhiệt và tỏa nhiệt dưới sự điều khiển của hệ thần kinh và thể dịch. Theo Trần
Cừ và Cù Xuân Dần (1975) [2], Khi hai quá trình sinh nhiệt và tỏa nhiệt mất

cân bằng con vật có thể rơi vào trạng thái bệnh lý.
Theo Vũ Như Quán (2011) [15], ở trạng thái sinh lý bình thường thân
nhiệt của chó là 38 - 39°C. Hồ Văn Nam (1997) [10], cho biết, trong tình trạng
bệnh lý thân nhiệt có sự thay đổi tùy vào tính chất và mức độ của bệnh.
Sự giảm thân nhiệt thường do mất máu, bị nhiễm lạnh do một số hóa
chất tác dụng, do giảm quá trình sinh nhiệt, sốc hoặc sau cơn kịch phát của
bệnh nhiễm khuẩn làm hạ huyết áp, suy tim mạch, gặp trong các bệnh thần
kinh bị ức chế nặng như thủy thũng não.
Sự tăng nhiệt độ thường gặp khi nhiệt độ môi trường quá cao, gặp trong
bệnh cảm nắng, cảm nóng, các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, vi rút, do ký
sinh trùng... gây nên trạng thái sốt cao.
Nhiệt độ của cơ thể chó bình thường cịn thay đổi bởi các yếu tố như tuổi
(con non có thân nhiệt cao hơn con trưởng thành), tính biệt (con cái có thân

n


9

nhiệt cao hơn con đực), khi vận động nhiều hay có thai thân nhiệt của chó cũng
cao hơn bình thường.
Ý nghĩa chẩn đoán: Theo Nguyễn Thị Ngân và cs (2016) [12], thơng qua việc
kiểm tra thân nhiệt của chó ta có thể xác định được con vật có bị sốt hay
không. Nếu thân nhiệt tăng 1 - 2°C là sốt nhẹ. Nếu thân nhiệt tăng 2 - 3°C là
hiện tượng sốt cao. Qua đó có thể sơ chẩn được nguyên nhân, tính chất và mức
độ tiên lượng, đánh giá được hiệu quả điều trị tốt hay xấu.
2.2.2.2. Tần số hô hấp (lần/phút)
Theo Trần Cừ và Cù Xuân Dần (1975) [2], tần số hơ hấp là số lần thở ra,
hít vào trong một phút trong lúc con vật yên tĩnh. Tần số hô hấp phụ thuộc vào
cường độ trao đổi chất, giống, tuổi, tầm vóc, thời tiết, trạng thái sinh lý, trạng

thái bệnh lý.
Ở trạng thái sinh lý bình thường, chó con có tần số hơ hấp từ 18 - 20
lần/phút, chó to có tần số hơ hấp từ 10 - 20 lần/phút, giống chó nhỏ có tần số
hơ hấp từ 20 - 30 lần/phút.
- Tần số hô hấp phụ thuộc vào:
Nhiệt độ mơi trường: Khi thời tiết q nóng, chó phải thở nhanh để thải
nhiệt, nên tần số hô hấp tăng.
Thời gian trong ngày: Ban đêm và sáng chó thở chậm hơn buổi trưa và
buổi chiều.
Tuổi tác: Con vật càng lớn tuổi thì tần số hơ hấp càng chậm.
Ngồi ra những con vật khi mang thai hoặc lúc sợ hãi cũng làm tần số hô
hấp tăng lên.
- Ý nghĩa chẩn đoán: Theo Nguyễn Thị Ngân và cs (2016) [12], ở trạng
thái bệnh lý tần số hô hấp thay đổi gọi là hô hấp bệnh lý. Tần số hô hấp tăng
trong trong những bệnh làm thu hẹp diện tích hơ hấp ở phổi (viêm phổi, lao
phổi), làm mất đàn tính ở phổi (phổi khí thũng), những bệnh hạn chế phổi hoạt

n


10

động (chướng hơi dạ dày, đầy hơi ruột). Những bệnh có sốt cao, bệnh thiếu
máu nặng, bệnh ở tim, bệnh thần kinh hay quá đau đớn. Tần số hô hấp giảm
trong những bệnh hẹp thanh khí quản (viêm, phù thũng), ức chế thần kinh
(viêm não, u não, xuất huyết não, thủy thũng não); do trúng độc, chức năng
thận rối loạn, bệnh ở gan nặng, liệt sau khi đẻ hoặc các trường hợp sắp chết.
Trong bệnh xeton huyết ở bò sữa, viêm não tủy truyền nhiễm của ngựa, tần số
hô hấp giảm rất rõ.
2.2.2.3. Tần số tim mạch (nhịp tim)

Theo Nguyễn Tài Lương (1982) [7], tần số tim mạch là số lần co bóp
của tim trong một phút (lần/phút), khi tim đập thì mỏm tim hoặc thân tim chạm
vào thành ngực, vì vậy mà ta có thể dùng tay, áp tai hoặc dùng tai nghe áp vào
thành ngực vùng tim để nghe được tiếng tim. Khi tim co bóp sẽ đẩy một lượng
máu vào động mạch làm mạch quản mở rộng, thành mạch căng cứng. Sau đó
nhờ vào tính đàn hồi, mạch quản tự co bóp lại cho đến thời kỳ co tiếp theo tạo
nên hiện tượng động mạch đập. Dựa vào tính chất này ta có thể tính được nhịp
độ mạch sẽ tương đương với mạch tim đập. Mỗi loài gia súc khác nhau thì tần
số tim mạch cũng khác nhau, sự khác nhau này cũng biểu hiện ở từng lứa tuổi
trong một lồi động vật, tính biệt, thời điểm, nhịp mạch đập tương ứng với nhịp
tim. Tuy vậy, tần số tim mạch của động vật chỉ dao động trong một phạm vi
nhất định.
Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2016) [18], ở trạng thái sinh lý bình
thường: Chó nhỏ 100 - 130 lần/phút, chó lớn 70 - 100 lần/phút.
Ở chó, mèo vị trí tim đập động là khoảng sườn 3 - 4 phía bên trái, tần số
tim thể hiện tần số trao đổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý của tim cũng như
của cơ thể. Theo Nguyễn Tài Lương (1982) [7], tần số tim phụ thuộc vào tầm
vóc của vật ni, độ béo gầy, lứa tuổi, giống lồi. Ở trạng thái sinh lý bình
thường có hai cơ chế điều hịa tim mạch bằng thần kinh và thể dịch. Chó con

n


11

có tần số tim đập lớn hơn chó già, chó hoạt động nhiều thì tần số tim mạch đập
tăng lên. Khi cơ thể bị một số bệnh về máu như: Thiếu máu, mất máu, suy tim,
viêm cơ tim, viêm bao tim cũng làm tần số tim mạch tăng lên.
Ý nghĩa chẩn đoán: Theo Nguyễn Thị Ngân và cs (2016) [12], qua việc
bắt mạch có thể khám tim và tình trạng toàn thân của cơ thể. Tần số mạch tăng

do các bệnh truyền nhiễm cấp tính, viêm cấp tính, các trường hợp thiếu máu,
hạ huyết áp và các bệnh làm tăng áp lực xoang bụng. Tần số mạch giảm trong
trường hợp bệnh làm tăng áp lực sọ não, huyết áp tăng hay do trúng độc hại.
2.2.2.4. Tuổi thành thục sinh dục và chu kỳ lên giống
Theo Trần Tiến Dũng và cs (2001) [3], tuổi thành thục về tính cịn phụ
thuộc vào giống chó. Giống chó nhỏ thường thành thục sớm hơn giống chó to.
Theo Nguyễn Hữu Nam và cs (2016) [11], thời gian thành thục của chó là:
Chó đực: 8 - 10 tháng tuổi, những lần phóng tinh đầu tiên của chó đực
vào lúc khoảng 8 - 10 tháng. Tuy nhiên, việc thụ tinh của chó đực có hiệu quả
bắt đầu từ 10 - 15 tháng.
Chó cái: 9 - 15 tháng tuổi tùy theo giống và cá thể, có khi lên đến 24
tháng. Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2015) [17], chu kỳ lên giống ở chó cái
thường xảy ra mỗi năm 2 lần, trung bình khoảng 6 - 8 tháng. Thời gian động
dục từ 12 - 21 ngày, giai đoạn thích hợp phối giống là từ 9 - 13 ngày sau khi có
biểu hiện động dục.
2.3. Bệnh do Parvovirus trên chó
2.3.1. Lịch sử bệnh
Theo Nguyễn Văn Biện (2001) [1], bệnh xuất hiện đầu tiên vào năm
1978, sau đó lan dần trên phạm vi toàn thế giới. Đầu năm 1979 bệnh đã xuất
hiện ở Úc, Bỉ, Anh, Pháp. Bệnh đã được ghi nhận lần đầu tiên ở nước ta vào
năm 1990 trên chó nghiệp vụ.
Chó ở mọi lứa tuổi đều nhạy cảm với bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh có thể lên

n


12

đến 50%, tỷ lệ tử vong trên chó con từ 50 - 100%.
2.3.2. Phân loại và một số đặc tính sinh học của virus

a) Phân loại
Parvovirus thuộc họ: Parvoviridae, giống: Parvovirus, lồi: Canine
Parvovirus type 2
b) Các đặc tính sinh học của Parvovirus
* Hình thái và cấu trúc
Parvovirus là một DNA đơn, khơng có vỏ bọc, có đường kính 20nm,
32 capsomers.

Parvovirus Type 2
Parvovirus có đề kháng mạnh với mơi trường bên ngồi. Trong phân thì
virus có thể tồn tại hơn 6 tháng ở nhiệt độ phịng. Nó đề kháng với tác động của
chloroforme, acide và nhiệt độ (56oC trong 30 phút) theo Mochizuki M, San
Gabriel MC, et al (1993) [22]
Đặc tính nuôi cấy: Virus chỉ nhân lên trong nhân tế bào và gây bệnh tích
trên tế bài lympho, tế bào ruột của chó trong thời kỳ cai sữa và trên tế bào tim
chó trong giai đoạn chó con chưa cai sữa.
Khả năng miễn dịch: Sau khi bị bệnh, chó có miễn dịch kéo dài trong 3
năm, hiệu giá kháng thể cao. Chó con sinh ra trong khoảng thời gian này cảm
nhiểm lúc 9 - 12 tuần. Sau 2 - 3 năm thì hiệu giá kháng thể sẽ giảm thấp, chó
con sinh ra có thể cảm nhiễm Parvovirus sớm hơn vào lúc 5 - 6 tuần tuổi.
Chó con có miễn dịch thụ động do mẹ truyền. Kháng thể này tồn tại

n


13

khoảng 9 ngày và thường được bài thải vào khoảng tuần thứ 10 hay 11 sau khi sinh.
2.3.3. Dịch tễ học
Chất chứa căn bệnh: Virus tồn tại nhiều trong phân, nước tiểu.

Cách truyền lây: Lây trực tiếp từ chó mắc bệnh và gián tiếp qua môi
trường, con người, dụng cụ chăm sóc.
Đường xâm nhập: chủ yếu bằng đường mũi, miệng.
Vật cảm thụ: tất cả các giống chó ở mọi lứa tuổi, chó non từ 2-6 tháng
tuổi là mẫn cảm nhất.
Tính cảm thụ: Parvovirus có tính cảm thụ cao đối với những quần thể
chó chưa nhiễm có thể lên tới 100%
Chó con có miễn dịch thụ động từ mẹ truyền qua sữa đầu giúp thú phòng
chống bệnh và kháng thể mẹ truyền sẽ được loại thải hết trong khoảng 6-10
tuần tuổi, lúc này chó con sẽ trở lên thụ cảm nhất.
2.3.4. Cách sinh bệnh
Virus xâm nhập vào cơ thể bằng đường miệng và mũi, thải ra ngoài qua phân.
Sau khi Parvovirus xâm nhập vào cơ thể, đầu tiên virus nhân lên tại các
mô bạch huyết hầu họng, gây nhiễm trùng huyết vào ngày thứ hai và ngày thứ
năm, từ đó tạo phản ứng miễn dịch và kháng thể có thể xuất hiện vào ngày thứ
năm và thứ sáu. Virus được thải qua phân từ ngày thứ tư sau đó giảm dần và hết
vào khoảng ngày thứ chín.
2.3.5. Triệu chứng
Dạng điển hình (viêm dạ dày ruột xuất huyết)
Giai đoạn đầu chó thể hiện các triệu chứng như ủ rũ, mệt mỏi, bỏ ăn,
nằm lì một chỗ, nơn mửa cho đến khi hết thức ăn trong dạ dày. Thân nhiệt tăng
dần sau đó tăng cao. Thông thường cơn sốt kéo dài từ khi chó bắt đầu mệt tới
lúc chó ỉa chảy nặng, thân nhiệt chỉ giảm khi chó kiệt sức và lịm dần đi. Khi
chó ỉa chảy nặng, phân có mùi thối khắm đặc trưng, trong phân lúc đầu có màu

n


14


xám vàng, về sau có máu tươi hoặc đã phân huỷ thành máu cá, niêm mạc
đường ruột bong ra lẫn máu trong phân (Lê Thanh Hải và cs (1998) [6]). Chó
thường chết do ỉa chảy mất nước, mất cân bằng điện giải, sốc do nội độc tố
hoặc nhiễm trùng thứ phát. Những con khỏi bệnh có miễn dịch lâu dài.
Huyết học: cơ thể con vật mất nước trầm trọng, thân nhiệt tăng (50%), số
lượng bạch cầu giảm (60-70% tổng số các trường hợp) trong đó chủ yếu giảm
bạch cầu trung tính và tế bào lympho đơi khi chỉ cịn ít hơn 400-500 bạch
cầu/mm3 trong những trường hợp nghiêm trọng.
Thể quá cấp: con vật chết sau 3 ngày do truỵ tim mạch.
Thể cấp tính:
Theo Nguyễn Như Pho (2003) [13], đây là bệnh lây lan nhanh và tỷ lệ
chết cao. Tiêu chảy nghiêm trọng, gây xuất huyết, hoại tử đường ruột hoặc
viêm cơ tim.
Chết sau 5-6 ngày do hạ huyết áp và do kế phát vi khuẩn. Tỷ lệ chết cao
trên chó từ 6-10 tuần tuổi, chó đã qua 5 ngày mắc bệnh thì thường có tỉ lệ sống
cao hơn.
Dạng tim mạch
Đây là một dạng rất hiếm gặp, xảy ra cả ở trên chó có kháng thể mẹ
truyền và khơng có kháng thể mẹ truyền. Dạng này thường thấy trên chó 2
tháng tuổi. Chó nhiễm bệnh thường chết đột ngột phù thũng phổi gây suy hô
hấp trong thời gian ngắn. Xuất hiện những tạp âm ở tim và những biến đổi về
nhịp tim do những biến đổi về bệnh tích ở van tim và cơ tim.
Dạng kết hợp viêm cơ tim và viêm ruột
Thường gặp ở chó 6-16 tuần tuổi, thể hiện một trạng thái bệnh rất nặng:
tiêu chảy dữ dội, phân có máu, sụt huyết áp, loạn nhịp tim, mạch loạn và yếu,
làm chết 100% chó bệnh sau 20-24 giờ theo Nguyễn Quốc Doanh và cs
(2013)[4].

n



15

Dạng thầm lặng
Dựa vào những nghiên cứu huyết thanh học cho thấy một số chó mẫn
cảm với bệnh nhưng khơng có biểu hiện triệu chứng
2.3.6. Bệnh tích
Bệnh tích đại thể
Niêm mạc ruột: xuất huyết, lông nhung đường ruột bị bào mịn.
Lách có hình dạng và màu sắc khơng đồng nhất.
Dạ dày: niêm mạc xuất huyết một phần hay toàn bộ.
Gan có thể sưng, túi mật căng.
Hạch bạch huyết: phù thũng, xuất huyết.
Thể tim: phù thũng phổi, viêm cơ tim.
Bệnh tích vi thể
Ruột: Hoại tử biểu mô tuyến Lieberkun, lông nhung đường ruột bị bào mòn
Cơ quan lympho: hạch lympho và hạch bạch huyết bị hoại tử
Dạng tim: Viêm cơ tim khởi phát, phân tán nặng nề.
2.3.7 Chẩn đoán
Chẩn đoán lâm sàng
Chẩn đoán lâm sàng dựa vào dịch tễ học, triệu chứng, bệnh tích:
+ Mức độ lây nhiễm lớn.
+ Thường gây ra trên chó từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi.
+ Tỷ lệ tử vong cao (trên 90-100 %).
+ Điều trị tốt khi mới phát hiện.
Chẩn đoán phân biệt một số bệnh khác gây viêm ruột trên chó:
+ Viêm ruột do Coronavirus: lây lan nhanh, tiêu chảy từ 6-14 ngày, tỷ lệ
chết thấp
+ Viêm ruột do Rotavirus: gây tiêu chảy nhưng cách sinh bệnh chưa được
biết rõ ràng


n


16

+ Viêm ruột trong bệnh Care: phân màu cà phê, bệnh thường có dấu hiệu
thần kinh và nốt sài ở da, tăng sinh các tổ chức dưới da ở bàn chân
+ Viêm dạ dày ruột trong bệnh Leptospira gây ra: bệnh gây suy thận và
nhiễm trùng huyết, tiến trình bệnh diễn ra nhanh
Chẩn đốn trong phịng thí nghiệm
- Tìm virus trong phân: nuôi cấy trên môi trường tế bào khi tiến hành cần
lưu ý rằng sự tiêm chủng vacxin virus nhược độc dẫn đến bài thải virus trong 4
– 10 ngày vì có thể dẫn tới dương tính giả.
- Chẩn đoán huyết thanh học: Dùng phả ứng HI cho kết quả tương đối
chính xác, thao tác dễ thực hiện. Trên thực tế thường dùng test ELISA để
chẩn đoán.
- Chẩn đoán bằng kit test CPV (Canine Parvovirus One – step Test Kit):
Phát hiện kháng nguyên Parvovirus trong các mẫu phân, cho kết quả sau
khoảng 3 phút
Tóm lại, ở chó bị bệnh thì ta có thể tìm virus trong phân, đối với chó bệnh
bị chết ta tiến hành mổ khám và chẩn đốn mơ học (ruột và cơ quan lympho).
2.3.8. Điều trị
Bệnh khơng có thuốc điều trị đặc hiệu, điều trị chủ yếu là trợ sức trợ lực
để nâng cao sức đề kháng và điều trị triệu chứng như cầm nôn, cầm ỉa chảy để
con vật có thể chiến thắng khỏi căn bệnh nguy hiểm này. Nếu con vật được trải
qua điều trị, trong khoảng thời gian từ 5-7 ngày thì mới có hy vọng cho con
vật. Sử dụng kết hợp các biện pháp sau:
Truyền dịch để bù lại lượng nước mất do nôn mửa, tiêu chảy
Chống nôn: Sử dụng Atropin sulfat.

Chống vi khuẩn bội nhiễm: Sử dụng Ampicilline hoặc Gentamycine,
Tylosin, Spectomycin
Phương pháp trợ sức: dùng vitamin B, vitamin C, vitamin K.

n


17

Bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột: Smecta.
2.3.9. Phòng bệnh
a) Phịng bệnh bằng vệ sinh
- Sát trùng chuồng ni chó bằng nước Javen pha lỗng 1/30.
- Cách ly những chó mới bắt về
- Tắm rửa thường xuyên cho chó sạch sẽ. Người cũng là vật trung gian
truyền bệnh khi tiếp xúc với chó mắc bệnh.
b) Phịng bệnh bằng vắc-xin
Biện pháp phịng bệnh hiệu quả nhất chính là phịng bệnh bằng vắc-xin
Bảng 2.1: Lịch tiêm phòng bệnh của phòng khám
Lứa
tuổi

6 tuần tuổi

8 tuần tuổi

12 tuần tuổi

Hằng năm


Vắc-xin

5 bệnh

7 bệnh

7 bệnh

7 bệnh

- Care virus
- Parvovirus
- Viêm gan
truyền nhiễm
- Ho cũi chó
- Phó cúm
- Leptospira
- Coronavirus

- Care virus
- Parvovirus
- Viêm gan
truyền nhiễm
- Ho cũi chó
- Phó cúm
- Leptospira
- Coronavirus

Phịng
bệnh


- Care virus
- Parvovirus
- Viêm gan
truyền nhiễm
- Ho cũi chó
- Phó cúm

- Care virus
- Parvovirus
- Viêm gan
truyền nhiễm
- Ho cũi chó
- Phó cúm
- Leptospira
- Coronavirus

Thời gian tiêm phòng vắc-xin từ 6, 8, 12 tuần tuổi, sau đó là tiêm
nhắc lại mỗi năm một lần. Mũi thứ nhất là mũi 5 bệnh, 2 mũi tiếp theo là
mũi 7 bệnh mỗi mũi tiêm cách nhau 21 ngày và tiêm nhắc lại ở các năm
tiếp theo.
Khó khăn lớn nhất trong việc phòng bệnh bằng vắc-xin là sự tồn tại của
kháng thể mẹ truyền, khi ngay lúc mất kháng thể mẹ truyền này thì tiêm phịng

n


×