Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Chợ nông thôn một không gian công cộng cho sự hình thành dư luận xã hội (nghiên cứu trường hợp chợ mai trang và chợ mộc, huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.58 KB, 22 trang )

1
Chợ nông thôn - một không gian công cộng cho
sự hình thành dư luận xã hội (Nghiên cứu
trường hợp chợ Mai Trang và chợ Mộc, huyện
Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An)

Nguyễn Thị Bích Thủy

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Xã hội học
Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 60 31 30
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Quý Thanh
Năm bảo vệ: 2012

Abstract. Tìm hiểu cơ cấu, thành phần của người dân tham gia vào các cuộc thảo luận.
Xác định được những chủ đề được người dân quan tâm chú ý và đem ra thảo luận. Đưa
ra nguồn thông tin của những chủ đề trên. Tìm hiểu con đường lan truyền thông tin từ
cá nhân này đến cá nhân khác trong quá trình thảo luận ở chợ.

Keywords. Xã hội học; Chợ nông thôn; Dư luận xã hội; Giao tiếp xã hội; Nghệ An

Content.

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Không gian công cộng (public space) là nơi chốn mà mọi người có thể tự do thoải
mái đến đó không phân biệt giới tính, độ tuổi, học vấn, dân tộc, mức sống. Ở đó công
chúng có thể tự do bàn luận những vấn đề xã hội hay riêng tư mà họ quan tâm. Nói cách
khác các không gian công cộng có thể được xem như là “c v chung cho
nhu cu ca nhii s dng vi
i vc hay hong ca
mng ti nh


th
ci gi ch [43]. Các không gian công cộng có thể
kể đến như là: công viên, đường phố, quảng trường, chợ,…
DLXH có vai trò to lớn đối với sự phát triển vị thế của người dân trong đời sống
thời sự, trong khi đó không gian công cộng góp phần rất lớn vào sự hình thành DLXH.
Song những nghiên cứu về không gian công cộng ở nước ta chủ yếu là về mảng kiến
trúc, quy hoạch và quản lý đô thị. Có rất ít nghiên cứu về không gian công cộng ở góc độ
khoa học xã hội. Hơn nữa, về vai trò của chợ nông thôn như một không gian công cộng
đối với sự hình thành DLXH thì hầu như chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam đề cập
đến. Chợ ở nông thôn là một không gian quan trọng, nó không chỉ là một thiết chế kinh
tế - xã hội mà còn giúp cho người dân gặp gỡ, thảo luận, trao đổi những vấn đề họ cùng
2
quan tâm. Những người dân dễ dàng trao đổi ý kiến với nhau bởi đa phần trong số họ
đều quen biết, có mối quan hệ lâu dài. Vì vậy, chợ nông thôn là một trong những không
gian giúp cho DLXH hình thành. Ngoài ra, ở nước ta có tới 60,4 triệu người chiếm
70,5% (trong tổng số 85,7 triệu người) sinh sống tại nông thôn [42], cho nên việc điều
tra, nắm bắt những ý kiến người dân nông thôn, cũng như xem xét việc hình thành
DLXH từ những luồng ý kiến trên là rất quan trọng. Đó là những lý do khiến tác giả lựa
chọn đề tài nghiên cứu: “Ch  mng cho s 
hi” (nghiên cứu tại chợ Mai Trang và chợ Mộc, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ
An).
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu tiếp cận từ góc độ lý thuyết về ng của Habermas để
nhìn nhận, đánh giá sự hình thành DLXH ở các chợ khu vực nông thôn. Tìm hiểu quá
trình hình thành DLXH về những vấn đề xã hội cụ thể, ngoài ra còn tìm hiểu chủ đề, thời
gian, nguồn thông tin,… thảo luận của người dân.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu quá trình hình thành DLXH ở các chợ thuộc khu vực
nông thôn tỉnh Nghệ An qua đó tác giả mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các

nhà nghiên cứu về DLXH, các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng
của chợ nông thôn trong việc tạo môi trường cho sự giao tiếp, thảo luận, trao đổi thông
tin để từ đó hình thành nên những luồng ý kiến thống nhất về một vấn đề chung;
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thành phần người dân tham gia vào quá trình trao đổi,
thảo luận ở chợ nông thôn; các vấn đề mà người dân quan tâm, thảo luận; nguồn thông
tin cho các thảo luận; tác động của truyền thông đại chúng đối với quá trình hình thành
DLXH. Đặc biệt, nghiên cứu nhằm tìm hiểu mô hình, con đường lan truyền của một số
vấn đề xã hội cụ thể giữa các cá nhân thông qua giao tiếp, thảo luận tại chợ tạo thành ý
kiến chung và tạo cơ sở hình thành nên DLXH.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ cấu, thành phần của người dân tham gia vào các cuộc thảo luận.
- Xác định được những chủ đề được người dân quan tâm chú ý và đem ra thảo
luận.
- Đưa ra nguồn thông tin của những chủ đề trên.
- Tìm hiểu con đường lan truyền thông tin từ cá nhân này đến cá nhân khác trong
quá trình thảo luận ở chợ.
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Sự hình thành Dư luận xã hội ở nông thôn thông qua
không gian công cộng là chợ nông thôn
4.2. Khách thể nghiên cứu:
+ Những người kinh doanh ở chợ.
+ Những người mua hàng, sử dụng dịch vụ ở chợ.
3
+ Nhóm cán bộ quản lý chợ.
4.3. Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: nghiên cứu tại chợ Mai Trang và chợ Mộc của huyện Nghi Lộc,
tỉnh Nghệ An.
+ Thời gian: từ tháng 05/2011 đến tháng 04/2012.

5. Câu hỏi nghiên cứu
: Đặc điểm xã hội của những người tham gia thảo luận ở
hai chợ Mai Trang và chợ Mộc?
:
- Người dân thường quan tâm, thảo luận những vấn đề nào? Có sự khác nhau về
vấn đề thảo luận giữa hai chợ của hai xã hay không?
- Nguồn thông tin của các vấn đề thảo luận là từ đâu?
 : Con đường lan truyền thông tin trong cuộc thảo luận,
trao đổi giữa các cá nhân dẫn đến hình thành DLXH diễn ra như thế nào? Có sự khác nhau
giữa chợ Mai Trang và chợ Mộc không?
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Người dân có giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn khác nhau thì sự tham gia thảo
luận khi đi chợ Mai Trang và chợ Mộc của họ cũng khác nhau.
- Khi thảo luận tại hai chợ, người dân quan tâm đến nhiều chủ đề, trong đó có:
giá cả hàng hóa, sự kiện trong xóm làng, thời sự,… Mức độ quan tâm tới các chủ đề này
của người dân ở chợ Mai Trang khác với người dân ở chợ Mộc.
- Nguồn thông tin cho các chủ đề thảo luận từ truyền thông đại chúng, giao
tiếp cá nhân và từ việc bản thân trực tiếp chứng kiến hay xảy ra trong đời sống gia
đình.
- Con đường lan truyền thông tin tại chợ diễn ra khá phức tạp, đan chéo và khó
kiểm soát.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Các tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu gồm: Báo cáo tình hình phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương; niên giám thống kê của huyện Nghi Lộc – tỉnh Nghệ
An; số liệu từ ban quản lý chợ hai xã Nghi Xuân và Nghi Thái;…
7.2. Phương pháp quan sát
Quan sát có sự ghi chép nhằm xây dựng ý tưởng cho nghiên cứu cũng như hiểu rõ
cách thức, nguồn thông tin, thành phần tham gia thảo luận trong quá trình hình thành
DLXH tại chợ nông thôn.

Các loại quan sát được sử dụng trong nghiên cứu:
- Quan sát thành phần của những người tham gia thảo luận ở chợ.
- Quan sát cách thức trao đổi bàn bạc, thái độ của người dân khi thảo luận.
- Quan sát quá trình trao đổi, thảo luận, chuyển tải thông tin về một vấn đề xã hội
từ cá nhân này sang cá nhân khác.


4
7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Đây là phương pháp chủ yếu, quan trọng nhất của nghiên cứu. Tác giả tiến hành
điều tra, thu thập thông tin bằng đề cương các nội dung cần thu thập với mẫu thuận tiện.
Tiến hành phỏng vấn 40 trường hợp gồm:
- Những người kinh doanh ở chợ:
Chợ Mai Trang: 6 người; Chợ Mộc: 8 người.
- Những người mua hàng, sử dụng dịch vụ ở chợ
Chợ Mai Trang: 13 người; Chợ Mộc: 11 người.
- Những người trông xe, cán bộ quản lý chợ
Chợ Mai Trang: 1 người; Chợ Mộc: 1 người.
Cơ cấu giới tính của mẫu định tính:
- Chợ Mai Trang: 4 nam; 16 nữ
- Chợ Mộc : 3 nam; 17 nữ.
7.4. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi
Những thông tin thu thập được từ phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi
mang tính định lượng sẽ bổ sung bằng chứng cho việc chứng minh những luận điểm của
đề tài. Số người được hỏi: 120 người (60 trường hợp ở xã Nghi Xuân, 60 trường hợp ở
xã Nghi Thái). Mẫu bảng hỏi được trình bày trong mục Phụ lục.
Cơ cấu mẫu khảo sát định lượng (đơn vị tính: %)

Chợ Mai Trang
Chợ Mộc

Giới tính
Nam
31,7
6,7
Nữ
68,3
93,3
Tuổi
Dưới 25 – 35 tuổi
16,7
20,0
Từ 35 – 45 tuổi
25,0
28,3
Từ 45 – 55 tuổi
23,3
30,0
Trên 55 tuổi
35,0
21,7
Trình độ học vấn
Tiểu học
8,3
5,0
Trung học cơ sở
36,7
48,3
Trung học phổ thông
35,0
35,0

Trên trung học phổ thông
20,0
11,7
Tình trạng hôn nhân
Hiện có vợ/chồng
85,0
95,0
Hiện không có vợ/chồng
15,0
5,0
Nghề nghiệp
Công nhân và thợ thủ công
5,0
8,3
Nông dân
26,7
26,7
Công chức và viên chức
18,3
5,0
Buôn bán và dịch vụ
40,0
48,3
Lao động tự do
3,3
3,3
5
Nội trợ
6,7
8,3


NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1i
- DLXH chính là ý kiến còn lại sau quá trình thảo luận trao đổi trong xã hội. Nói
cách khác nó là kết quả của quá trình thảo luận xã hội. Quá trình thảo luận này dài hoặc
ngắn và theo hình thức nào tùy theo bối cảnh thời sự - kinh tế - xã hội và đặc điểm văn
hóa và tính thuần nhất của mỗi quốc gia [32, tr.46].
n
Theo Allport và Postman, hai nhà tâm lý học xã hội người Mỹ thì tin đồn là “một
sự khẳng định về một chủ đề được quan tâm mà không có đủ bằng chứng đáng tin cậy
được đưa ra”… tốc độ lan truyền của tin đồn “về một chủ đề lan truyền trong một nhóm,
tỷ lệ thuận với tầm quan trọng và sự mập mờ của chủ đề này trong cuộc sống các thành
viên đó” [32, tr.54-55].
 lui
Quá trình phát triển DLXH là một quá trình biện chứng. Quá trình hình thành
DLXH có các giai đoạn sau:
1. Các cá nhân biết đến sự kiện/vấn đề.
2. Hình thành ý kiến cá nhân trên cơ sở tâm thế và tiền tâm thế của họ. Có thể
nhận thấy rằng giai đoạn 1 và 2 diễn ra gần như đồng thời.
3. Sự tương tác các ý kiến, tạo thành ý kiến chung của nhóm nhỏ rối tới nhóm
lớn.
4. Hình thành ý kiến chung gọi là DLXH.
Tuy nhiên, đến đây, sự phát triển DLXH không phải đã dừng lại mà tiếp tục. Nó
phụ thuộc cách thức giải quyết (những vấn đề mà DLXH đề cập đến).
5.1. Nếu vấn đề DLXH đề cập tới được giải quyết triệt để và thoả đáng, DLXH sẽ
theo hướng bị triệt tiêu, hình thành DLXH mới ủng hộ cách giải quyết.
5.2. Nếu vấn đề không được giải quyết triệt để và thoả đáng, thì một mặt, DLXH

cũ vẫn tồn tại và cường độ được tăng cường, mặt khác, xuất hiện DLXH mới về cách
thức giải quyết [32, tr.191-192].
ng
Không gian công cộng là không gian phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều
người. Có hai thể loại không gian công cộng chính:
- Không gian “vật thể” ví dụ như quảng trường, đường phố, công viên;
- Không gian “phi vật thể” ví dụ như các diễn đàn trên Internet, hay các cuộc đối
thoại tranh luận trên báo chí, tivi.
Sự hình thành, phát triển, và thay đổi của không gian công cộng phụ thuộc vào sự
phát triển và đặc điểm của đời sống công cộng, vốn không giống nhau giữa các nền văn
hóa khác nhau và ở các thời điểm khác nhau [43].
6
1.1.1.5. Ch 
- Chợ là “nơi gặp nhau giữa cung và cầu các hàng hoá, dịch vụ, vốn; là nơi tập
trung hoạt động mua bán hàng hoá giữa người sản xuất, người buôn bán và người tiêu
dùng. Quy mô, tính chất của chợ phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế. Chợ có vai trò
chủ yếu là nơi tiêu thụ hàng hoá, đồng thời cũng có ảnh hưởng kích thích ngược lại đối
với sản xuất. Quy mô và tính chất của chợ rất đa dạng: có chợ nông thôn tự sản tự tiêu,
có loại chợ mang tính chất khu vực hay một vùng rộng lớn. Thông thường, mặt hàng
mua bán ở chợ rất phong phú, nhiều loại. Nhưng cũng có chợ chỉ mua bán những mặt
hàng nhất định như chợ trâu bò, chợ gạo, chợ vải, Tuỳ theo điều kiện, địa điểm và nhu
cầu, Chợ có thể họp hằng ngày, nhưng cũng có chợ chỉ họp theo phiên nhất định trong
tháng, có chợ một năm chỉ họp mấy ngày Tết. Vì vậy, có thể xem chợ là sự phản ánh
trình độ phát triển và nếp sống kinh tế - xã hội của một địa phương” [36, tr.486].
- Chợ nông thôn là chợ xã của các huyện và ở khu vực ngoại thành, ngoại thị [18,
tr.1].
1.1.2. Chợ nông thôn dƣới góc nhìn từ lý thuyết về lĩnh vực công cộng của Jürgen
Habermas
Jürgen Habermas (sinh 18/06/1929) là một nhà xã hội học và triết học người Đức.
Ông được biết đến với nghiên cứu khái niệm lĩnh vực công cộng trong tác phẩm The

Structural Transformation of the Public Sphere (Sự biến đổi cấu trúc của lĩnh vực công
cộng). Các tác phẩm của ông tập trung vào cơ sở của lý thuyết xã hội và nhận thức luận,
những phân tích về các xã hội tư bản tiên tiến và nền dân chủ, pháp quyền trong phạm vi
phát triển văn hóa - xã hội và thời sự đương thời, đặc biệt là thời sự Đức [45].
J.Habermas là người phát triển khái niệm lĩnh vực công cộng (public spheres).
Theo Habermas, lĩnh vực công cộng là “mn tho 
c thiho thun thng nhng” [32, tr.87]. Tại
đây, các cá nhân có thể chia sẻ quan điểm của mình một cách tự do với nhau. Các lĩnh
vực công cộng là một khu vực trong đời sống xã hội nơi mọi người có thể gặp gỡ nhau
và tự do thảo luận và xác định các vấn đề xã hội, và qua đó ảnh hưởng đến cuộc thảo
luận về hành động thời sự. Các lĩnh vực công cộng có thể được xem như là “m
i hi tham gia thi s c th hi
tin” và “mc ci sn 
” [46].
Không gian công cộng (public space) là không gian mà ở đó các cá nhân có thể
thảo luận về các vấn đề thuộc địa hạt “lĩnh vực công cộng” (public sphere), tức là không
gian công cộng chính là môi trường thuận lợi, là nơi chốn lý tưởng cho các cá nhân đến,
gặp gỡ và bàn luận về các chủ đề thuộc lĩnh vực công cộng. Chợ nông thôn là một không
gian công cộng khá rộng lớn với đầy đủ các thành phần dân cư. Mọi người có thể tự do
đi vào mua bán cũng như bàn bạc, trao đổi thông tin. Theo quan điểm của Habermas thì
chợ chính là không gian công cộng cho các cá nhân thảo luận các vấn đề thuộc địa hạt
của lĩnh vực công cộng.


7
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Lƣợc sử tình hình nghiên cứu
- Nghiên cứu về không gian công cộng
Các nghiên cứu về không gian công cộng hiện nay chủ yếu là những nghiên cứu
thuộc lĩnh vực xây dựng, kiến trúc, quy hoạch quản lý đô thị. Nghiên cứu về không gian

theo hướng khoa học xã hội rất ít. Trước tiên, phải kể đến nghiên cứu của Nguyễn Quý
Thanh – Trịnh Ngọc Hà với đề tài: “ 
ng hi”. Nghiên cứu này tập trung vào sự hình
thành DLXH thông qua không gian bán công cộng là quán cà phê.
Nghiên cứu của Mai Văn Hai – Nguyễn Hồng Giang với đề tài: “
 m Hi g”
(Nghiên cứu trường hợp khu đô thị mới Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội). Qua việc khảo
sát ở khu đô thị mới Văn Quán, Hà Nội đề tài đã mô tả thực trạng của việc xây dựng, sử
dụng cũng như tâm tư, nguyện vọng của cư dân đối với không gian công cộng trong các
khu cư trú của họ.
Những nghiên cứu của ngành xây dựng, kiến trúc về không gian công cộng có thể
kể đến nghiên cứu của Phạm Trọng Thuật (2002): “T chng trong
   ti”, luận án tiến sĩ kiến trúc, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Trên cơ sở khảo sát thực tế, luận án đã xác định thực trạng cụ thể của hệ thống không
gian công cộng tại đơn vị xây dựng có quy hoạch từ trước đến nay.
- Nghiên cứu về sự hình thành DLXH
Đề tài nghiên cứu cấp viện năm 2008 của Viện Xã hội học trực thuộc Viện Khoa
học Xã hội Việt Nam do Trần Cao Sơn làm chủ nhiệm: “
hi  ” (trường hợp Tân Hồng – Phù Lưu, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
Nghiên cứu DLXH nông thôn để nhận biết suy nghĩ, nguyện vọng, quan điểm của người
nông dân là khâu không thể thiếu trong xây dựng chính sách. [29].
Đề tài nghiên cứu khoa học do Nguyễn Đình Tấn làm chủ biên “
u tra DLXH v ct c c Lc” đã đưa ra
những ý kiến, đánh giá của người dân với các thủ tục hành chính. Cụ thể là sự phản ánh,
nhận xét của người dân về thái độ và hành vi của các cán bộ hành chính trong quá trình
tiếp dân để giải quyết các thủ tục hành chính [30].
Đề tài của Trần Thị Hồng Thúy –Ngọ Văn Nhân làm chủ nhiệm: “ng ca
i vt c c” đã
phân tích thực trạng, tác động của DLXH đối với ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ
cấp xã, bao gồm tác động tích cực và tiêu cực và các giải pháp sử dụng DLXH để nâng

cao ý thức pháp luật của cán bộ cấp xã trên địa bàn HN.
- Nghiên cứu về chợ nông thôn
Cuốn sách “Ch  i” của Lê Thị Mai là một trong
những nghiên cứu tiêu biểu về chợ nông thôn, là công trình được biên soạn trên cơ sở
luận án tiến sĩ xã hội học năm 2003 với đề tài “Ch  ng
i kinh t -  h. Nghiên cứu này tập trung vào việc tìm hiểu
nguồn gốc xã hội của chợ quê; cấu trúc xã hội các quan hệ thương mại và hành vi ứng
8
xử của chủ thể kinh tế tại chợ quê; tìm hiểu những kiểu/ mô hình hành vi kinh tế khác
nhau trước tác động của những yếu tố can thiệp,…[17, tr.12].
Nghiên cứu của Lê Thái Thị Băng Tâm và Phạm Thị Thanh Huyền: “Chợ nông
thôn Bắc Bộ trong phát triển kinh tế thị trường ở nông thôn Việt Nam – Nghiên cứu
trường hợp tại chợ cây số 6 – xã Hóa Thượng – Đồng Hỷ - Thái Nguyên”. Chợ nông
thôn Bắc Bộ có ảnh hưởng rất lớn làm biến đổi quá trình sản xuất – lưu thông hàng hóa
và lối sống của cộng đồng địa phương [13].
Những nghiên cứu trên tập trung vào những vấn đề: vai trò, tác động của DLXH
đối với một lĩnh vực cụ thể; không gian công cộng dưới góc độ quản lý đô thị; không
gian bán công cộng và sự hình thành DLXH; vai trò của chợ quê trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh tức là quan tâm tới chức năng kinh tế của chợ còn chức năng văn hóa –
xã hội chưa được quan tâm nhiều,… chưa có nghiên cứu nào tập trung vào nghiên cứu
quá trình hình thành DLXH thông qua không gian công cộng là chợ nông thôn.
1.2.2. Bối cảnh địa bàn nghiên cứu
1.2.2.1. Huyện Nghi Lộc – tỉnh Nghệ An
Nghi Lộc là một huyện ven biển ở tỉnh Nghệ An. Huyện lỵ là thị trấn Quán Hành.
Huyện Nghi Lộc phía Đông trông ra biển Đông và giáp thị xã Cửa Lò, phía Đông Nam
giáp huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), phía Nam giáp thành phố Vinh và huyện Hưng
Nguyên, phía Tây Nam giáp huyện Nam Đàn, phía Tây giáp huyện Đô Lương, phía Tây
Bắc giáp huyện Yên Thành, và phía Bắc giáp huyện Diễn Châu. Năm 2008: diện tích tự
nhiên trên 34.000 ha, dân số hơn 200.000 nhân khẩu.
Huyện Nghi Lộc hiện nay có 27 chợ, với mức độ sầm uất và phát triển khác nhau.

Hiện tại trên địa bàn huyện chưa có siêu thị, hoạt động mua bán của người dân chủ yếu
diễn ra tại chợ.
1.2.2.2. Xã Nghi Xuân và xã Nghi Thái – huyện Nghi Lộc

Nghi Xuân là xã nằm phía Đông Nam của huyện Nghi Lộc. Phía Đông giáp
Phường Nghi Hòa, Nghi Hải – thị xã Cửa Lò, phía Tây giáp xã Nghi Phong, phía Nam
giáp xã Phúc Thọ, phía Bắc giáp xã Nghi Thạch. Xã được chia thành 16 đơn vị xóm
hành chính, với nhiều ngành nghề khác nhau, là địa danh có truyền thống cách mạng
kiên cường, có 2 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, đã hai lần được Nhà nước phong
tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Mức sống người dân nhìn chung khá cao, đặc biệt là khu vực thị tứ của xã
(mặt đường Vinh – Cửa Hội), truyền thông đại chúng phát triển với hệ thống loa
phát thanh của xóm, truyền hình cáp – kỹ thuật số, mạng internet phổ biến ở các hộ
dân khu vực này. Chợ Mai Trang có diện tích nằm toàn bộ trên địa bàn xã Nghi
Xuân.

Nghi Thái là một xã thuộc vùng biển nằm ở phía Đông Nam huyện Nghi Lộc,
cách thành phố Vinh 15km, phía Bắc và phía Nam xã có đường tỉnh lộ 535 và đường
Sinh Thái Nam Đàn – Cửa Hội chạy qua thuận lợi cho việc lưu thông, phát triển kinh tế
- xã hội, dịch vụ, thương mại, du lịch, thu hút lao động trong giai đoạn mới. Phía Đông
9
giáp xã Phúc Thọ huyện Nghi Lộc, phía Tây giáp xã Hưng Lộc – thành phố Vinh, phía
Nam giáp xã Hưng Hòa – thành phố Vinh, phía Bắc giáp xã Nghi Phong.
Hệ thống phương tiện truyền thông đại chúng ở mức trung bình, chủ yếu là:
truyền hình, radio, báo in,… internet chưa phát triển, quán internet ít, không có nhiều hộ
gia đình nối mạng cá nhân. Chợ Mộc có diện tích nằm toàn bộ trên địa bàn xã Nghi
Thái.
CHƢƠNG 2: SỰ HÌNH THÀNH DƢ LUẬN XÃ HỘI
THÔNG QUA KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG LÀ CHỢ NÔNG THÔN
2.1. Một số nét về chợ nông thôn ở hai xã Nghi Xuân – xã Nghi Thái

Chợ Mai Trang
Chợ Mộc
- Chợ được xây dựng khang trang hơn
nhiều so với những chợ nông thôn
thuộc các xã khác của huyện Nghi Lộc.
- Diện tích 8.000 m
2
. Số hộ kinh doanh
thường xuyên khoảng 750 – 800 hộ.
- Chợ họp 30 phiên/tháng, họp cả ngày.
- Mỗi phiên chợ có khoảng 2000 lượt
người đến trao đổi, mua bán hàng hóa.
- Mỗi tháng nộp cho ngân sách xã
khoảng 10 triệu đồng.
- Cơ sở hạ tầng của chợ Mộc khá sơ sài,
không khang trang, rộng rãi như chợ Mai
Trang, chủ yếu là các mái che tạm bợ.
- Diện tích 4.542 m
2
. Số hộ kinh doanh
thường xuyên từ 350 – 500 hộ.
- Chợ chỉ họp một buổi, vào buổi sáng,
khoảng từ 6h đến 10h sáng.
- Mỗi phiên chợ có hơn 1000 lượt người
đến trao đổi, mua bán hàng hóa.
- Mỗi tháng thu lệ phí khoảng 6,3 triệu
đồng.

2.2. Quá trình hình thành Dƣ luận xã hội tại chợ nông thôn
2.2.1. Chủ thể của Dư luận xã hội

Chủ thể của DLXH là đơn vị xã hội mà ý kiến được coi là dư luận (ý kiến) xã hội chứ
không phải là một dạng ý kiến nào khác [32, tr.48].
Qua khảo sát bằng phỏng vấn sâu, quan sát chúng tôi nhận thấy phụ nữ thường
hay trao đổi, thảo luận ở chợ hơn nam giới; những người thường xuyên đi chợ hay trao
đổi, nói chuyện với những người khác hơn là những người ít đi chợ, những người có độ
tuổi cao hơn thường nói chuyện, trao đổi thảo luận nhiều ở chợ hơn những người có độ
tuổi thấp hơn,… Đặc tính của người dân nông thôn là hòa nhã, dễ gần, đi chợ họ có thể
hỏi thăm, nói chuyện với những người không quen thân. Tuy nhiên để nói chuyện lâu và
truyền tải những thông tin mà người dân cho là “” hay “” thì họ chỉ
trao đổi với những người họ cho là đáng tin cậy, hơn nữa chỉ những người thân quen thì
họ mới dành thời gian dài để trao đổi, thảo luận với nhau: “

  






  xung quanh,  


 ,   

 ,  


  (PVS số 12, nữ, 31 tuổi, bán bánh và mía ở chợ, xóm Xuân Tân – xã
Nghi Xuân). Trong giao tiếp nam giới và nữ giới có những điểm khác nhau. Phụ nữ
10

thường rất dễ biểu lộ cảm xúc, đặc biệt là những thông tin mang tính “lây lan”, họ cũng
có khuynh hướng dễ bắt chuyện. Khi thảo luận đàn ông hay thích đưa ra các cuộc tranh
luận và tạo ra các chủ đề để tranh luận, trong khi nữ giới thường “buôn dưa lê” với câu
chuyện của mình.
Không chỉ khác nhau về cơ cấu nam và nữ khi tham gia thảo luận, mà giữa nam
và nữ cũng có sự quan tâm khác nhau đến các vấn đề xã hội. Theo quan điểm của các
nhà tâm lý học, về mặt nhận thức nam giới chú ý đến cái tổng quát, cốt yếu; lý luận theo
nguyên tắc, phán đoán khách quan hơn, vì dựa trên sự kiện, coi việc làm quan trọng hơn
lời nói. Còn nữ giới lại chú ý đến mọi chi tiết, suy nghĩ bằng trực giác, phán đoán
thường chủ quan hơn, vì dựa trên tình cảm, xem lời nói là quan trọng.
Không chỉ có sự khác nhau về giới tính, trình độ học vấn trong việc lựa chọn các vấn đề
xã hội để thảo luận, mà những người có độ tuổi khác nhau thì việc lựa chọn các vấn đề xã hội
thảo luận cũng khác nhau. Độ tuổi của các tầng lớp nhân dân cũng liên quan đến quá trình hình
thành DLXH. Ở các độ tuổi khác nhau, chủ thể của DLXH có nhu cầu, kinh nghiệm sống, mục
đích sống khác nhau. Công chúng trẻ tuổi hay hướng sự đánh giá, phán xét vào việc học hành,
nghề nghiệp, thăng tiến, họ chưa đủ kinh nghiệm từng trải về thời sự để có thể tham gia đánh
giá, phán xét các sự kiện, hiện tượng. Ở độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi, công chúng có kinh nghiệm
sống, từng trải, do đó họ đánh giá vấn đề bình tĩnh hơn, sâu sắc hơn, thận trọng hơn [14, tr.32].
Nhìn chung, ở hai chợ Mai Trang và chợ Mộc có sự khác nhau về đặc điểm chủ
thể của DLXH, cụ thể là về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn. Giữa nam và nữ có sự
quan tâm khác nhau tới các chủ đề thảo luận ở chợ, sự khác biệt này ở chợ Mai Trang rõ
rệt hơn so với chợ Mộc. Nữ giới thường quan tâm tới những sự kiện liên quan tới đời
sống của họ, còn nam giới lại thường quan tâm tới các vấn đề thời sự, thời sự - xã hội.
Những người có độ tuổi càng cao càng có sự quan tâm tới các vấn đề sức khỏe, y tế.
Những người có trình độ học vấn cao thường quan tâm tới các vấn đề thời sự trong
nước, thời sự quốc tế, còn những người có trình độ học vấn thấp hơn lại thường quan
tâm tới những sự kiện xảy ra trong xóm làng hay vấn đề văn hóa lối sống. Tuy nhiên tất
cả đều có một điểm chung là dành mối quan tâm đặc biệt cho vấn đề giá cả hàng hóa và
ít quan tâm nhất tới vấn đề tôn giáo tín ngưỡng.
2.2.2 Khách thể của Dư luận xã hội

Khách thể của DLXH đó chính là những sự kiện, vấn đề mà nó đề cập đến. Xét
về bản chất đó là sự kiện, vấn đề mà người ta cảm thấy là có ý nghĩa với họ hoặc động
chạm tới lợi ích chung. Nhưng nếu như người tiếp cận thông tin không tìm thấy ý nghĩa
khi cá nhân hóa thông tin về sự vi phạm lợi ích chung thì về cơ bản họ sẽ không phản
ứng hoặc phản ứng không mạnh mẽ [32, tr.51].
Theo kết quả khảo sát thì các cuộc thảo luận, trao đổi thông tin của người dân ở
chợ Mai Trang và chợ Mộc tập trung vào các chủ đề sau:





11











Sơ đồ 2.1: Các chủ đề thảo luận của ngƣời dân ở chợ Mai Trang và chợ Mộc
Sau đây là bảng số liệu thể hiện các vấn đề người dân quan tâm thảo luận ở hai
chợ:
Bảng 2.5: Các vấn đề thảo luận ở hai chợ (Đơn vị tính: %)
Chủ đề thảo luận
Chợ Mai

Trang
Chợ Mộc
Mức độ
chênh lệch
1. Vấn đề giá cả hàng hóa
93,3
100,0
- 6,7
2. Tội phạm, pháp luật
68,3
76,7
- 8,4
3. Sức khỏe, y tế
83,3
75,0
8,3
4. Sự kiện xảy ra trong xóm làng
58,3
78,3
- 20,0
5. Thời sự trong nước
71,7
61,7
10,0
6. Thời sự quốc tế
56,7
33,3
23,4
7. Văn hóa lối sống
63,3

75,0
- 11,7
8. Tôn giáo, tín ngưỡng
20,0
20,0
0,0
Mức độ quan tâm thảo luận các vấn đề ở chợ của người dân ở hai chợ có sự khác
nhau. Trong khi người đi chợ ở chợ Mai Trang lựa chọn thảo luận nhiều tới các vấn đề:
1, 3, 5, 2, 7 thì người đi chợ ở chợ Mộc lại lựa chọn thảo luận nhiều tới các vấn đề: 1, 4,
2, 7.
Trong đó, có thể nhận thấy vấn đề giá cả hàng hóa là vấn đề được đại đa số
người dân ở cả hai chợ quan tâm. Số người đi chợ quan tâm thảo luận về vấn đề giá cả
hàng hóa ở chợ Mai Trang là 93,3%, trong khi đó mức độ quan tâm tới chủ đề này của
người dân chợ Mộc cao hơn 6,7% khi tất cả người dân đi chợ đều lựa chọn thảo luận
chủ đề này (100,0%), người dân dành nhiều quan tâm tới vấn đề giá cả hàng hóa khi họ
thảo luận ở chợ: “k  u nh 
D, c
na  ” (PVS số 1, nam, 70 tuổi,
nông dân, xóm Phong Hồ, xã Nghi Xuân).
Khách thể của DLXH ở chợ Mai Trang và chợ Mộc có sự khác nhau. Người dân
ở chợ Mai Trang quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề thời sự, chính trị, còn người dân ở
chợ Mộc lại quan tâm nhiều hơn tới các chủ đề sự kiện trong xóm làng hay văn hóa lối
sống. Chợ Mộc là chợ mang tính chất truyền thống, có từ rất lâu đời, hàng quán trong
Vấn đề giá cả
hang hóa
Chủ đề
thảo luận
Vấn đề giá cả
hàng hóa
Tội phạm,

pháp luật
Sức khỏe, y tế
Tôn giáo,
tín ngƣỡng
Sự kiện xảy ra
trong xóm làng
Văn hóa
lối sống

Thời sự quốc tế
Thời sự
trong nƣớc
12
chợ được xây dựng rất sơ sài, chủ yếu chỉ là những gian hàng được dựng một cách tạm
bợ, đa phần người dân buôn bán ở khu vực đất trống, không có mái che. Người dân đi
chợ đa phần cũng thuần nông, trình độ học vấn thấp hơn ở chợ Mai Trang. Trong khi đó
chợ Mai Trang là chợ sầm uất, hàng quán xây dựng kiên cố, có cả đình chợ, người dân
buôn bán cố định trong chợ thì hầu hết có nhà lợp, có mái che. Chợ rộng rãi, mặt hàng
phong phú, sức mua của người dân cũng cao hơn hẳn chợ Mộc. Trong khi chợ Mộc chỉ
có một cửa ra vào, thì chợ Mai Trang có đến tận bốn cửa ra vào ở bốn hướng. Khi quan
sát và phỏng vấn cũng nhận thấy số người mua bán ở chợ Mai Trang nhiều hơn ở chợ
Mộc. Điều này xuất phát từ nhiều lý do, thứ nhất chợ Mai Trang là chợ họp cả ngày
không như chợ Mộc chỉ họp theo phiên (chợ họp từ 5 giờ sáng đến khoảng 10 giờ trưa
hàng ngày), thứ hai quy mô chợ Mai Trang lớn hơn nhiều, thứ ba ở gần chợ Mộc có một
chợ họp cả ngày mới mở cách đây một vài năm là chợ Lò Vôi, nên số lượng người đến
chợ Mộc cũng giảm bớt đi so với trước đây. Việc số lượng người tham gia mua bán
hàng hóa, dịch vụ ở chợ nhiều hơn đã tạo điều kiện cho việc trao đổi, bàn luận ở chợ
của người dân tại chợ Mai Trang cũng diễn ra nhiều và sôi nổi hơn, các vấn đề xã hội
được đề cập đến cũng phong phú, đa dạng và mang tính cập nhật hơn.
2.2.3. Khuynh hướng, cường độ của Dư luận xã hội và con đường lan truyền thông

tin
Khuynh hướng của DLXH thể hiện ở chỗ nó luôn tỏ thái độ đồng tình, phản đối
hay lưỡng lự đối với vấn đề xã hội mà nó đề cập đến. Cường độ là đặc tính thể hiện sức
căng về ý kiến của DLXH [32, tr.52-53]. Con đường lan truyền thông tin ở chợ nông
thôn diễn ra theo những cách thức khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Khuynh
hướng, cường độ cũng như con đường lan truyền thông tin cần được xem xét đối với
những vấn đề xã hội cụ thể mà người dân đem ra thảo luận tại chợ.
Khi đề cập đến con đường lan truyền thông tin, hay quá trình truyền thông ở chợ
nông thôn, chúng ta nhận thấy có thể áp dụng mô hình dòng truyền thông hai bậc của
Elihu Katz – giáo sư chuyên nghiên cứu về truyền thông tại Đại học Pennsylvania [33]:














Sơ đồ 2.2: Mô hình dòng truyền thông hai bậc của Elihu Katz
Dòng truyền thông bậc 1
Dòng truyền thông bậc 2
Các phƣơng tiện
truyền thông
đại chúng


Các thủ lĩnh ý kiến
(Opinion leaders)

Công chúng
13
Quá trình truyền thông ở chợ nông thôn có một số nét tương tự với mô hình dòng
truyền thông hai bậc của Elihu Katz. Khi một người dân đóng vai trò là thủ lĩnh ý kiến
tiếp nhận được nguồn thông tin (có thể thông qua kênh giao tiếp cá nhân hoặc từ các
phương tiện truyền thông đại chúng), thủ lĩnh này sẽ hình thành ý kiến dựa trên kinh
nghiệm, hiểu biết, học vấn của mình. Sau đó khi người này đi chợ, có tham gia trao
đổi thảo luận với những người khác, người thủ lĩnh ý kiến này sẽ truyền thông tin về
vấn đề đã tiếp nhận được. Trong quá trình truyền thông này, người thủ lĩnh sẽ lồng ý
kiến chủ quan của mình vào. Như vậy, khi tiếp nhận thông tin từ thủ lĩnh ý kiến, những
người dân khác đồng thời cũng được tiếp nhận ý kiến của thủ lĩnh. Hơn nữa thủ lĩnh ý
kiến đa phần lại là những người hiểu biết hơn họ về vấn đề đó, cho nên người dân sẽ
hình thành quan điểm dựa trên sự ảnh hưởng ý kiến này. Điều này lý giải vì sao đối với
những vấn đề, sự kiện nhất định, người dân nông thôn lại có những ý kiến tương đồng
nhau.
Con đường vận động từ ý kiến cá nhân thành ý kiến của nhóm để hình thành nên
DLXH là một quá trình biện chứng. Mặc dù sự phát triển của DLXH được xác định bởi
các quy luật khách quan, song trong một xã hội phát triển có định hướng thì quá trình
hình thành DLXH theo con đường tự phát tất yếu cần tới sự điều khiển của hoạt động
quản lý và tổ chức xã hội.




















Sơ đồ 2.3: Mô hình khái quát về sự trao đổi thông tin ở chợ nông thôn
1

Trên đây là mô hình lý tưởng về sự trao đổi, truyền tải thông tin ở chợ nông thôn
mà nhà nghiên cứu đưa ra. Ở mô hình này bác Lý đóng vai trò là thủ lĩnh ý kiến
(opinion leader). Bác tiếp nhận thông tin từ phương tiện truyền thông đại chúng và/hoặc


1
Tên các nhân vật không phải là tên thật
Bác Lý (Thủ
lĩnh ý kiến)
Chị
Lan
Bà Huệ
Bác
Biên

Bác
Nga

Vinh

Loan
Ông
Đoan
Chị Bé
Bà Mỹ
Anh
Hòa
Phƣơng tiện
truyền thông đại
chúng
Kênh giao tiếp
cá nhân
Chợ
14
qua kênh giao tiếp cá nhân từ ngoài bên ngoài chợ (dòng truyền thông bậc 1). Sau khi
tiếp nhận thông tin, bác Lý dựa trên sự hiểu biết, kinh nghiệm, kiến thức của bản thân
để hình thành ý kiến của cá nhân mình. Sau đó khi đi chợ bác sẽ chuyển tải thông tin
cho những người khác là chị Lan, bác Biên, bà Huệ kèm theo đó là ý kiến riêng của bác
Lý (dòng truyền thông bậc 2). Chị Lan, bác Biên, bà Huệ sẽ thảo luận, trao đổi với thủ
lĩnh ý kiến, các cá nhân này sẽ ảnh hưởng từ quan điểm ý kiến của bác Lý, sau đó họ lại
chuyển tải thông tin mà họ tiếp nhận được cùng với ý kiến của họ đến các cá nhân khác.
Trong quá trình này, các cá nhân có sự trao đổi, thảo luận chéo, đan xen, phức tạp, nhờ
đó thông tin được lan tỏa và được truyền tải đi khắp chợ. Tuy nhiên, việc thông tin có
giữ được “nguyên dạng” như ban đầu hay không thì phải tùy thuộc vào từng trường hợp
cụ thể.


Hộp 1
9 giờ sáng ngày 23 tháng 11 năm 2011, bác B.T.Đ 59 tuổi, trú tại xóm
Xuân Sơn xã Nghi Xuân đi chợ như thường lệ. Bác là bệnh binh, bây giờ có làm
thêm ở xã là quét sân vào buổi sáng cho Ủy ban xã. Sáng dậy bác quét sân xong
về nhà soạn sửa công việc, ăn sáng và cứ tầm 9 giờ sáng hàng ngày bác lại đi mua
hàng ở chợ Mai Trang. Chợ Mai Trang cách nhà bác khoảng 800m, bác thường đi
bộ. Bác không đi đường chính, mà đi đường tắt băng qua cánh đồng trước nhà, đi
thêm một đoạn là đến chợ. Khi gần đến chợ bác gặp Bác N.T.L là bạn sinh hoạt
cùng chi hội phụ nữ xóm với bác. Hai bác chào nhau, bác L. có thông báo về việc
chiều nay xóm có tổ chức họp Hội phụ nữ. Bác Đ. thắc mắc với bác L. lý do vì
sao Hội phụ nữ lại họp đột xuất, bác L. liền kể cho bác Đ. nghe về vụ đánh ghen
của một phụ nữ trong chi hội. Chẳng là bà M. có chồng ngoại tình, bà M. bắt
được quả tang rồi làm to chuyện lên, hai vợ chồng bà M. đã làm đơn ly hôn, cho
nên chiều nay chi Hội phụ nữ xóm phải họp để hòa giải. Nghe được chuyện này,
bác Đ. tỏ ra rất bất ngờ vì ông H. chồng bà M. tuổi đã khá cao, vậy mà vẫn còn
sinh chuyện ngoại tình. Bàn luận chuyện gia đình ông H. và bà M. một lúc thì bác
L. chào bác Đ. để về vì nhà đang có khách, hẹn chiều nói chuyện tiếp.
Sau khi gặp bác L. bác Đ. tiếp tục đi đến chợ. Vào đến cổng chợ, bác gặp
bác L. là người trông giữ xe, hai người chào hỏi. Sau đó bác Y. hỏi chuyện bác Đ.
về việc xã đang chuẩn bị xây trạm xá ngay trước cửa nhà bác Đ. Bác Y. cho rằng
việc xây trạm xá trước nhà bác Đ. thì sẽ rất đông vui, không vắng vẻ như trước
nữa. Bác Đ. nghe bác Y. nói vậy cũng hưởng ứng, và nói thêm xây trạm xá sẽ tiện
hơn trong việc khám chữa bệnh của bà con trong xã. Tuy nhiên, sau đó bác Y. hỏi
bác Đ. về công trình thoát nước của trạm xá vì mối lo ô nhiễm môi trường. Bác Đ.
trả lời rằng thực ra thì bác cũng không biết chính xác, song bác nghe nói là trạm
xá có xây dựng một đường ống ngầm để thoát nước. Cũng như bác Y., bác Đ.
cũng có mối lo về nguồn nước sẽ bị ô nhiễm sau khi trạm xá xã được xây. Bác Y
còn nói thêm rằng, nếu như không có công trình thoát nước thì sẽ rất ô nhiễm, vì
nước thải của trạm xá thường rất bẩn, mất vệ sinh. Sau đó, bác Đ. chào bác Y. để

tiếp tục vào chợ mua hàng.
15
.… …… .… .… …… .… .… …… .…


Đƣờng đến chợ
…… ……. ……
Chợ Mai Trang
Bác Đ. tiếp tục vào chợ, trước hết bác vào hàng tôm cá ở đầu chợ mua cá
biển, sau đó sang hàng thịt và cuối cùng đến hàng rau ở cuối chợ, theo bác hàng
rau ở cuối chợ là do người nhà trồng được đi bán, nên rau rẻ và an toàn hơn. Đi
mỗi hàng bác lại trao đổi, hỏi thăm sức khỏe, công việc làm ăn với người bán
hàng hay người mua hàng mà bác quen. Đi qua đình chợ bác gặp bác H. bán hàng
khô. Vì là chỗ thân quen nên bác đứng lại trao đổi, chuyện trò, nhân tiện bác Đ.
mua của bác H. một chai mắm tôm. Bác H. có hỏi bác Đ. về việc xã sắp xây dựng
trạm xá trước nhà bác Đ. Hai bác có trao đổi, thảo luận và thống nhất cho rằng
việc xây trạm xá ngay trong khu vực dân cư là rất tiện cho việc khám chữa bệnh
cho người dân, nhưng xã phải quan tâm tới hệ thống xử lý nước thải.
Khi bác Đ. đi rồi thì bác H. có bàn luận chuyện xây trạm xá với người bán
hàng bên cạnh và một người đến mua hàng. Mọi người đều quan tâm đến việc
trạm xá sẽ được xây dựng, vì trạm xá hiện tại rất nhỏ, việc khám chữa bệnh cho
người dân không được đảm bảo.
Khoảng 10 giờ 30 phút bác Đ. bắt đầu ra về. Hôm nay, bác bảo giá cả ở
chợ không thay đổi so với hôm qua. Hôm nay có cá nục tươi ngon và giá cả phải
chăng nên bác mua thêm về cho một đứa cháu học trên thành phố Vinh. Trên
đường về bác đi nhanh hơn vì trời đã gần trưa, hôm nay bác có chuyện trò thêm
với mấy người bạn ở chợ nên về hơi muộn so với những ngày khác.

Có thể mô hình hóa trường hợp 1 như sau:














Sơ đồ 2.7: Con đƣờng đi chợ và trao đổi thông tin của bác B.T.Đ
Nhà nghiên cứu có đi cùng bác B.T.Đ đi chợ trong một số buổi, tuy nhiên trong
số đó nhà nghiên cứu thấy trường hợp nêu trong hộp là điển hình cho việc trao đổi
thông tin mang tính chất hình thành DLXH. Còn những trường hợp khác bác B.T.Đ có
trao đổi, bàn luận với những người khác khi bác đi chợ nhưng những cuộc tranh luận
chưa hướng vào những sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội để nhằm góp phần hình
thành DLXH, do vậy nhà nghiên cứu đã lựa chọn trường hợp đã nêu ở hộp 1. Theo quan
sát và cảm nhận của nhà nghiên cứu thì bác B.T.Đ là người khá nhiều tuổi, tuy nhiên
Bác Đ.
Thảo luận, trao
đổi với bác L.
Bác L.
Thảo luận, trao
đổi với bác Y.
Bác Y.
Thảo luận, trao
đổi với bác H.
Bác Y.

Bác Đ.
Đường đi chợ
16
trình độ hiểu biết của bác cao, bác có hơn 30 năm tuổi Đảng, bác thường xuyên theo dõi
báo đài, tivi nên bác nắm bắt các thông tin kinh tế - xã hội khá nhanh nhạy, hơn nữa tính
tình ôn hòa, dễ gần vì vậy khi đi chợ bác trò chuyện, thảo luận rất nhiều với mọi người.
Trong hộp 1 là con đường truyền tải thông tin của bác B.T.Đ về vấn đề xây dựng trạm
xá của xã Nghi Xuân ngay mảnh đất đối diện nhà bác. Bác đã trao đổi với bác L. ngay
trên đường đi chợ. Khi vào chợ bác lại thảo luận thêm về vấn đề này với bác Y. và bác
H. Sau đó bác ra về, và bác lại thảo luận vấn đề này với một vài người khác trên đường
về, và những người trong gia đình cũng như hàng xóm láng giềng. Trong khi đó bác Y.
và bác H. ở lại chợ cũng có trao đổi vấn đề xây trạm xá với một vài người khác. Như
vậy, chúng ta nhận thấy ở đây sự kiện xây trạm xá xã đã được bác B.T.Đ đóng vai trò là
nguồn phát chuyển tải cho mọi người, sau đó những người tiếp nhận được từ bác Đ. lại
chuyển tải những thông tin này cho những người khác. Đây là một trong những cơ sở
thông tin giúp hình thành DLXH về việc xây dựng trạm xá của xã Nghi Xuân.
2.2.4. Nguồn thông tin cho các thảo luận
Nguồn thông tin đầu tiên cho DLXH là từ các phương tiện truyền thông đại
chúng. Trong xã hội hiện đại, truyền thông đại chúng có vai trò rất quan trọng đối với
đời sống xã hội. Quá trình truyền thông đại chúng không chỉ đơn giản là quá trình truyền
tin mà thông qua các hoạt động của nó, hệ thống chân lý, giá trị, chuẩn mực xã hội được
xây dựng và duy trì. DLXH là sự thể hiện tâm trạng xã hội, phản ánh sự đánh giá của các
nhóm xã hội lớn, của nhân dân nói chung về các hiện tượng đại diện cho lợi ích xã hội
cấp bách trên cơ sở các quan hệ xã hội đang tồn tại. Đối với DLXH, truyền thông đại
chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và thể hiện. Bản thân DLXH
là tập hợp các quan điểm, nhận xét, đánh giá mang tính chủ quan của nhiều người về
một sự việc, sự kiện nhưng nó lại là một hiện tượng xã hội tồn tại một cách khách quan.
Sự hình thành DLXH thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng có mối liên hệ
ngược. Nghĩa là các phương tiện truyền thông đại chúng không chỉ tạo nên DLXH mà
DLXH cũng sẽ tác động ngược trở lại tới hoạt động của truyền thông đại chúng.

Nguồn thông tin thứ hai góp phần hình thành DLXH là thông qua giao tiếp cá
nhân. Giao tiếp là mối quan hệ qua lại giữa con người với con người, thể hiện sự tiếp
xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó mà con người trao đổi với nhau về thông
tin, về cảm xúc, tri giác, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. Giao tiếp là điều kiện tồn
tại của cá nhân và của xã hội loài người, nhu cầu giao tiếp là một trong những nhu xã
hội cơ bản xuất hiện sớm nhất của con người. Nhờ giao tiếp, con người gia nhập vào
mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hoá xã hội, quy tắc đạo đức, chuẩn mực xã hội, đồng
thời nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu so sánh với người khác vơí chuẩn
mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình như một nhân cách để hình thành thái độ, giá trị,
cảm xúc. DLXH hình thành và phát tán qua các kênh giao tiếp: “ yi
ngu tho lun  ch  giao ti
 ng ki  
 ” (PVS số 16, nữ 45 tuổi, nội trợ, xóm
Xuân Sơn – xã Nghi Xuân).
17
Ngoài hai nguồn tin từ phương tiện truyền thông đại chúng và giao tiếp cá nhân
còn có nguồn thông tin từ việc bản thân trực tiếp chứng kiến và xảy ra trong cuộc sống
của cá nhân/ gia đình. Hai nguồn này nhìn chung cung cấp thông tin về các chủ đề thảo
luận ít hơn nguồn thông tin từ truyền thông đại chúng và giao tiếp cá nhân. Những sự
kiện, hiện tượng nảy sinh từ hai nguồn này cũng ít khi hình thành DLXH, chủ yếu đó là
những vấn đề cục bộ, cá nhân. Cũng có thể đó là những vấn đề quan tâm của dư luận,
tuy nhiên trường hợp này không nhiều. Hơn nữa vấn đề xã hội từ bản thân trực tiếp
chứng kiến hay xảy ra trong cuộc sống gia đình chủ yếu là nguồn thông tin cho các chủ
đề như sự kiện trong xóm làng, sức khỏe y tế,…
Có sự khác nhau về nguồn thông tin cho các chủ đề thảo luận giữa chợ Mai
Trang và chợ Mộc, điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.6: Nguồn thông tin của các vấn đề thảo luận ở hai chợ (Đơn vị tính: %)
Vấn đề xã hội
Nguồn thông tin
Các phƣơng

tiện truyền
thông đại
chúng
Giao tiếp cá
nhân
Bản thân trực
tiếp chứng
kiến
Trong cuộc
sống của cá
nhân/gia
đình
Chợ
Mai
Trang
Chợ
Mộc
Chợ
Mai
Trang
Chợ
Mộc
Chợ
Mai
Trang
Chợ
Mộc
Chợ
Mai
Trang

Chợ
Mộc
1. Vấn đề giá cả hàng hóa
63,3
35,0
90,0
95,0
71,7
60,0
15,0
16,7
2. Tội phạm, pháp luật
60,0
60,0
55,0
48,3
16,7
11,7
8,3
11,7
3. Sức khỏe, y tế
50,0
28,3
61,7
55,0
21,7
23,3
46,7
36,7
4. Sự kiện xảy ra trong xóm

làng
15,0
8,3
53,3
70,0
38,3
38,3
25,0
13,3
5. Thời sự trong nước
71,7
60,0
18,3
21,7
3,3
1,7
6,7
8,3
6. Thời sự quốc tế
56,7
28,3
13,3
13,3
0,0
6,7
6,7
8,3
7. Văn hóa lối sống
23,3
21,7

51,7
65,0
23,3
51,7
21,7
10,0
8. Tôn giáo, tín ngưỡng
6,7
3,3
18,3
15,0
3,3
1,7
10,0
3,3

Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy trước hết là nguồn thông tin của chủ đề giá cả hàng
hóa nhiều nhất là từ giao tiếp cá nhân - ở chợ Mai Trang chiếm 90,0%, còn chợ Mộc
nhiều hơn với 95,0%. Nguồn thông tin từ việc bản thân trực tiếp chứng kiến cho vấn đề
giá cả hàng hóa đứng vị trí thứ hai: chợ Mai Trang chiếm 71,7% còn chợ Mộc chiếm
60,0%. Đứng thứ ba mới là nguồn thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng:
chợ Mai Trang nhiều hơn với 63,3%, chợ Mộc ít hơn với 35,0%. Qua khảo sát và như
trên đã phân tích giá cả hàng hóa là chủ đề được người dân quan tâm thảo luận nhiều
nhất khi đi chợ. Người dân biết được những thông tin về giá cả chủ yếu là do họ trao đổi,
tiếp nhận với những người khác, ngoài ra khi họ đi chợ trực tiếp mua bán các hàng hóa,
dịch vụ thì bản thân họ cũng nhận biết được sự lên xuống của giá cả hàng hóa. Các
phương tiện truyền thông đại chúng cũng thường xuyên đưa tin về vấn đề giá cả như: sự
lên xuống của giá vàng, giá USD, giá xăng dầu, giá rau củ quả,… cho nên đây cũng là
18
nguồn thông tin quan trọng cho thảo luận về vấn đề giá cả hàng hóa của người dân: “N

. 














, ng 










. Ho
















. 










,  ”(PVS số 15, nữ,
53 tuổi, bán hàng, xóm Xuân Sơn – xã Nghi Xuân).
2.2.5. Vấn đề tin đồn
Ở chợ nông thôn qua quá trình khảo sát nhận thấy rằng bên cạnh tạo điều kiện
thuận lợi cho việc người dân trao đổi, thảo luận hình thành ý kiến chung, hình thành
DLXH thì chợ nông thôn cũng là môi trường hình thành của tin đồn. Tin đồn chủ yếu
dựa vào cảm xúc chủ quan nên tin đồn có tính tự phát lớn, lan truyền nhanh. Tin đồn

thường bị xuyên tạc bởi tính chủ quan của người truyền tin.
Theo Allport và Postman – hai nhà tâm lý học xã hội người Mỹ thì “Tin 

” [32, tr.54]. Tin đồn cũng có những vai trò xã hội như tin
tức nhưng nó chỉ xuất hiện ở những nơi mà các nguồn tin chính thức không có hoặc
không đáng tin cậy. Tin đồn là một sản phẩm tâm lý xã hội, do đó nó phụ thuộc
nhiều vào trạng thái tâm lý của cá nhân người tiếp nhận và đưa tin. Vấn đề mà tin
đồn đề cập đến càng quan trọng, càng hấp dẫn với cá nhân bao nhiêu, càng mơ hồ
bao nhiều thì càng nhiều tin đồn xuất hiện bấy nhiêu.
Trong quá trình khảo sát tại hai chợ, chúng tôi cũng tiếp cận được những luồng
thông tin chưa chính xác về các vấn đề xã hội được người dân đồn đại liên quan đến các
sự việc như: ma quỷ xuất hiện; tin đồn về các vụ án, vụ tai nạn; về kiện cáo, tranh chấp,
mâu thuẫn; về mối quan hệ trong gia đình; về các diễn viên, ngôi sao ca nhạc, … Người
dân nông thôn có trình độ học vấn trung bình khá thấp, nên họ sẽ dễ tin vào những tin
tức được truyền tải qua kênh giao tiếp cá nhân và khó có khả năng kiểm chứng sự tin
cậy của nguồn thông tin đó, vì vậy tin đồn sẽ dễ dàng lan tỏa. Nếu như DLXH đề cập
đến những vấn đề thuộc “lĩnh vực công cộng” thì vấn đề mà tin đồn đề cập đến bao gồm
cả những vấn đề thuộc “lĩnh vực công cộng” và “lĩnh vực cá nhân”. Đối với tin đồn
những người truyền tin đóng vai trò như “máy thu phát”. Tin đồn có tác động rất lớn tới
đời sống kinh tế - xã hội của người dân, có những tin đồn có ích, nhưng cũng có những
tin đồn có tác động ngược lại.

KẾT LUẬN
Đề tài đã hướng đến giái quyết các câu hỏi nghiên cứu về ch th DLXH, k
DLXH và 
Trước tiên là vấn đề Nhìn chung, ở hai chợ Mai Trang và chợ
Mộc có sự khác nhau về đặc điểm chủ thể của DLXH, cụ thể là về giới tính, độ tuổi,
trình độ học vấn. Giữa nam và nữ có sự quan tâm khác nhau tới các vấn đề thảo luận,
trao đổi ở chợ, sự khác biệt này ở chợ Mai Trang rõ rệt hơn so với chợ Mộc. Nữ giới
thường quan tâm tới những sự kiện liên quan tới đời sống của họ, còn nam giới lại

thường quan tâm tới các vấn đề thời sự, thời sự - xã hội. Những người có độ tuổi càng
19
cao càng có sự quan tâm tới các vấn đề sức khỏe, y tế. Những người có trình độ học vấn
cao thường quan tâm tới các vấn đề thời sự trong nước, thời sự quốc tế, còn những
người có trình độ học vấn thấp hơn thì thường quan tâm tới những sự kiện xảy ra trong
xóm làng hay vấn đề văn hóa lối sống. Tuy nhiên tất cả đều có một điểm chung là dành
mối quan tâm đặc biệt cho vấn đề giá cả hàng hóa và ít quan tâm nhất tới vấn đề tôn
giáo tín ngưỡng.
Thứ hai, đề tài hướng đến tìm hiểu Khách thể của DLXH ở hai
chợ có một số nét khác nhau. Người dân ở chợ Mai Trang quan tâm nhiều hơn tới các
vấn đề thời sự, còn người dân ở chợ Mộc lại quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề về sự
kiện trong xóm làng hay văn hóa lối sống. Sự tham gia trao đổi, thảo luận của người dân
hai chợ có sự khác nhau.
Câu hỏi nghiên cứu cuối cùng đề cập đến  Nhà nghiên
cứu tìm hiểu các khía cạnh: khuynh hướng, cường độ, con đường chuyển tải thông tin,
nguồn thông tin cho thảo luận, vấn đề tin đồn. Sự trao đổi thông tin trong chợ diễn ra
phức tạp, có những trường hợp cá nhân tiếp nhận thông tin không phải trực tiếp từ người
nắm giữ thông tin mà vô tình họ nghe được, rồi họ lại nói chuyện, trao đổi với những
người khác. Trong nhiều trường hợp thông tin bị biến đổi khi chuyển tải từ người này qua
người khác. Có những cá nhân tiếp nhận được những thông tin về các vấn đề xã hội sau
đó họ sẽ tiếp tục thảo luận với những cá nhân khác, thông tin sẽ được chuyển tải đi rất
nhiều nơi trong chợ. Song cũng có những cá nhân họ tiếp nhận thông tin nhưng họ giữ lại
không trao đổi với những người khác. Tiếp đến là yếu tố nguồn thông tin, cơ sở hình
thành DLXH chính là từ thực tiễn, từ sự biến đổi của thực tế xã hội, và được phản ánh
qua các kênh khác nhau: phương tiện truyền thông đại chúng, giao tiếp cá nhân, bản thân
trực tiếp chứng kiến hay xảy ra trong đời sống gia đình.
quá trình khảo sát nhà nghiên cứu nhận thấy rằng bên cạnh việc tạo điều kiện
thuận lợi cho việc người dân trao đổi, thảo luận hình thành ý kiến chung, hình thành
DLXH thì chợ nông thôn cũng là môi trường hình thành tin đồn. Thực tế ở hai chợ Mai
Trang và chợ Mộc người dân cũng thường trao đổi, thảo luận những tin đồn. Mặt

bằng dân trí của người dân nông thôn chưa cao nên việc nghe và tin vào tin đồn
khá nhiều.
Tóm lại, chợ nông thôn là một không gian công cộng đặc biệt quan trọng của xã
hội nông thôn. Ngoài việc đóng vai trò là tổ chức kinh tế, chợ nông thôn còn thể hiện
những nét văn hóa – xã hội, ngoài ra nó còn là một trung tâm trao đổi thông tin, giao tiếp
giữa các cá nhân với nhau, do đó chợ nông thôn là môi trường thuận lợi tạo điều kiện
cho sự hình thành DLXH.

References.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Chung Á – Nguyễn Đình Tấn (1998), , NXB Thời sự quốc
gia, Hà Nội.
2. Bernard Berelson (1986), , Nguyễn Quý Thanh biên dịch.
20
3. Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010 (2005) - Ban hành kèm theo Quyết
định số 219/2005/ QĐ-TTg ngày 09/09/2005 của Thủ tưởng Chính phủ.
4. Bùi Quang Dũng (2004), “Những
nghiên cứu chọn lọc về xã hội học nông thôn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr 29 –
46.
5. Bùi Quang Dũng (2000), , Tạp chí Xã
hội học, số 1 (69), tr 36 – 40.
6. Phạm Đi (2010), , Tạp chí Lý luận thời sự và truyền
thông, số 11, tr 37 – 41.
7. Từ Điển (1996), , NXB Thống kê, Hà Nội.
8. E.A Capitonov (2000),  , Nguyễn Quý
Thanh biên dịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
9. Nguyễn Hồng Giang (2008), 
  
, Luận văn thạc sĩ ngành Xã hội học, trường ĐH KHXH &

NV, ĐHQGHN.
10. Đỗ Thị Thanh Hà (2010), 
, Tạp chí Tuyên giáo của Ban Tuyên giáo trung ương, số 9, tr 70 – 72.
11. Trần Thị Hồng (2009), 
 
Khai  Luận văn thạc sĩ ngành Xã hội học, trường ĐH
KHXH & NV, ĐHQGHN.
12. Trần Thị Hiên (2009), 

Luận văn thạc sĩ ngành Xã hội học, trường
ĐH KHXH & NV, ĐHQGHN.
13. Tô Duy Hợp (2004), Tìm hiểu sự thay đổi cơ cấu xã hội ở nông thôn trong thời kỳ
đổi mới, , NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội, tr 151 – 177.
14. Phạm Thị Thanh Huyền (2010),  
                  
 - , Khóa luận tốt nghiệp Đại học, ngành Xã hội học,
ĐHKHXH & NV, ĐHQGHN.
15. Lương Khắc Hiếu (1999), , NXB Thời sự
Quốc gia, Hà Nội.
16. Lê Ngọc Hùng (2002), 
, Tạp chí Tâm lý học, số 4, tr 6 – 11.
17. Trần Lan Hương (1995),  
, Tạp chí Xã hội học, số 2, tr 51 – 54.
18. Lê Thị Mai (2004),    
NXB Thế giới, Hà Nội.
21
19. Nghị định số114/2009/NĐ-CP (2009) ngày 23/12/2009 sửa đổi bổ sung một số điều
của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản
lý chợ.

20. Mai Quỳnh Nam (2000), 
, Tạp chí Tâm lý học, số 2, tr 50 – 54.
21. Mai Quỳnh Nam (1996), , Tạp chí Xã hội
học, số 1, tr 3 – 7.
22. Mai Quỳnh Nam (1995),          
, Tạp chí Xã hội học, số 1, tr 3- tr 8.
23. Mai Quỳnh Nam (2006), ,
Tạp chí nghiên cứu Luật pháp, số 1, tr 53 – 58.
24. Ngọ Văn Nhân (2008), Tạp
chí Triết học, số 3, tr 25 – 32.
25. Trần Hữu Quang (2006), NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
26. Phạm Văn Quyết – Nguyễn Quý Thanh (2001), 
, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
27. R.N.Safanov (1977),         Ban Xã hội học
dịch, TP Hồ Chí Minh.
28. Bùi Hoài Sơn (2006), , NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
29. Trần Cao Sơn (2008)
 , Đề tài cấp Viện, Viện Xã hội học
– Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội.
30. Nguyễn Đình Tấn – Lê Ngọc Hùng (2004), 
, NXB Lý luận thời sự, Hà
Nội.
31. Nguyễn Ngọc Thanh – Nguyễn Thế Thắng (2004), , NXB
Thống kê, Hà Nội.
32. Nguyễn Quý Thanh – Trịnh Ngọc Hà (2009), “
 Tạp chí Xã
hội học số 2, tr 72 – 81.
33. Nguyễn Quý Thanh (2006), , NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
34. Nguyễn Quý Thanh (2008),      

, Đại học Quốc gia Hà Nội.
35. Hoàng Bá Thịnh (2006), , Tạp chí
Khoa học xã hội và nhân văn.
36. Lưu Minh Trị (1997),  
, NXB Thời sự Quốc gia, Hà Nội.
37. Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (1995), 
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
38. Nguyễn Đức Truyến (1999),          
 , Tạp chí Xã hội học, số 1 (65), tr 40 – 53.
22
39. Lê Thị Tuyền (2007), 
 
Luận văn thạc sĩ ngành Xã hội học, trường ĐH KHXH & NV, ĐHQGHN.
40. Ủy ban Nhân dân xã Nghi Thái (2010), 
 .
41. Viện Dư luận xã hội – Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (1989),  
, Hà Nội.

Tài liệu tham khảo từ Internet
42. Tổng cục thống kê,  các kết quả chủ
yếu, tr 33: x?tabid=512&idmid=5&ItemID=9812, truy cập
ngày 20/5/2011.
43. Từ điển mở Wikipedia tiếng Việt: Mục từ “Không gian công cộng”,

truy cập ngày 25/05/2011.
44. Từ điển mở Wikipedia tiếng Việt: “Chợ”,
truy cập ngày 22/05/2011.
45. Từ điển mở Wikipedia tiếng Việt: “Jurgen Habermas”,
truy cập ngày 22/05/2011.
46. Từ điển mở Wikipedia tiếng Anh: “Pulic sphere”,

truy cập ngày 20/05/2011

×