Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

chính sách FDI của một số nước và bài học cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (975.03 KB, 55 trang )

DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT Họ tên Mã sinh viên Chữ ký
1 Ngô Thị Thanh Loan CQ527233
2 Nguyễn Quỳnh Mai CQ522253
3 Nguyễn Thị Ngọc Mai CQ522259
4 Cao Hồng Minh CQ522302
5 Nguyễn Công Nam CQ527256
6 Trần Thị Hằng Nga CQ522446
7 Phan Khánh Ngân CQ522481
8 Nguyễn Thị Bích Ngọc CQ522553
9 Phạm Hồng Ngọc CQ522567
10 Ngô Thái Minh Ngọc CQ522531
Phần 1: Tổng quan về quản lí nhà nước đối với vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài
1. Một số vấn đề cơ bản về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
1.1/ Khái niệm về FDI:
FDI là hình thức đầu tư quốc tế mà nhà đầu tư nước ngoài góp một lượng vốn đủ lớn để
thiết lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhờ đó cho phép họ trực tiếp tham gia điều
hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư, cùng với các đối tác nước nhận đầu tư chia sẻ
rủi ro và thu lợi nhuận từ những hoạt động đầu tư đó.
• Theo tổ chức thương mại thế giới: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi
một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước
khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý
là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường
hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh
doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựơc gọi là "công ty
mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
• Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sửa đổi, bổ sung năm 2000) quy định: FDI
là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản
nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo pháp luật
1.2/ Đặc điểm của FDI:


• Việc tiếp nhận FDI không phát sinh nợ cho nước nhận đầu tư, thay cho lãi suất,
nước đầu tư nhận được lợi nhuận thích đáng khi công trình đầu tư hoạt động có
hiệu quả.
• FDI không chỉ đưa vốn vào nước nhận đầu tư, mà thường đi kèm theo với vốn là
kỹ thuật, công nghệ, bí quyết kinh doanh, công nghệ quản lý v.v. Do FDI mang
theo kỹ thuật, công nghệ nên nó thúc đẩy sự ra đời của các
ngành nghề mới, đặc
biệt là những ngành sử dụng công nghệ cao hay nhiều
vốn. Vì thế, nó có tác dụng
to lớn đối với quá trình CNH, HĐH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng
kinh tế ở nước nhận đầu tư. Tuy vậy, cũng cần nhận thức rằng FDI chứa đựng khả
năng các doanh nghiệp nước ngoài (100% vốn nước ngoài) có thể trở thành lực
lượng “áp đảo” trong nền kinh tế nước nhận đầu tư. Trường hợp này sẽ xảy ra khi
mà sự quản lý và điều tiết của nước chủ nhà bị lơi lỏng hoặc kém hiệu lực. Một
vấn đề khác không kém phần quan trọng gây nên sự “dè dặt” của các nước đang
phát triển tiếp nhận FDI, đó là: FDI chủ yếu là của các công ty xuyên quốc gia
(TNC) và cách thức đầu tư cả gói của nó để chiếm lĩnh thị trường và thu nhiều lợi
nhuận. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của một số nước lại cho rằng: FDI là nguồn
động lực đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của họ. Điều đó có
ý nghĩa là hiệu quả sử dụng FDI phụ thuộc rất lớn vào cách thức huy động và
quản lý sử dụng nó của nước nhận đầu tư, chứ không phải ý đồ của nhà đầu
tư.
1.3/ Phân loại FDI:
Đầu tư FDI tồn tại dưới nhiều hình thức, song những hình thức chủ yếu là hợp
đồng hợp tác kinh doanh; doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài.
 Hợp đồng hợp tác kinh doanh:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Contractual-Business-Cooperation) là văn bản
ký kết giữa hai hoặc nhiều bên (gọi là bên hợp doanh) quy định rõ trách nhiệm và
phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư sản xuất kinh doanh ở

nước tiếp nhận đầu tư mà không thành lập một pháp nhân. Và ở Việt Nam, hình
thức này chỉ chiếm trên 3% số dự án và khoảng 9% số vốn đầu tư (đến tháng 5 năm
2005 chỉ có 181 dự án có hiệu lực với 4,5tỷ USD vốn đầu tư).
 Doanh nghiệp liên doanh:
Doanh nghiệp liên doanh (Joint Venture interprise): là loại hình doanh nghiệp
do hai bên hoặc các bên nước ngoài hợp tác với các nước tiếp nhận đầu tư, mời các
nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát biểu tại các cuộc hội thảo nhằm xây dựng hình ảnh
tốt về sự quan tâm của Chính phủ đối với ĐTNN.
- Phối hợp triển khai Đề án kết nối kinh tế Việt Nam - Singapore nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh thu hút ĐTNN.
- Nâng cấp trang thông tin website về ĐTNN. Biên soạn lại các tài liệu giới
thiệu về ĐTNN (guidebook, in tờ gấp giới thiệu về cơ quan quản lý đầu tư, cập nhật
các thông tin về chính sách, pháp luật liên quan đến ĐTNN).
- Nghiên cứu các địa bàn đầu tư tiềm năng ở nước ngoài để hướng dẫn hoạt
động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả.
1.4/ Sự cần thiết của FDI trong phát triển kinh tế xã hội:
Đối với bất kỳ một quốc nào, dù là nước phát triển hay đang phát triển thì để phát
triển đều cần có vốn để tiến hành các hoạt động đầu tư tạo ra tài sản mới cho nền
kinh tế. Nguồn vốn để phát triển kinh tế có thể được huy động ở trong nước hoặc từ
nước ngoài, tuy nhiên nguồn vốn trong nước thường có hạn, nhất là đối với những
nước đang phát triển như Việt Nam( có tỷ lệ tích luỹ thấp, nhu cầu đầu tư cao nên cần
có một số vốn lớn để phát triển kinh tế).Vì vậy, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày
càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.
Hoạt động đầu tư nước ngoài là kênh huy động vốn lớn cho phát triển kinh tế,
trên cả giác độ vĩ mô và vi mô. Trên giác độ vĩ mô, FDI tác động đến quá trình
tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phúc lợi xã hội cho con người, là
3 khía cạnh để đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Trên giác độ vi mô, FDI
có tác động mạnh mẽ đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, vấn
đề lưu chuyển lao động giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước Đầu tư
nước ngoài là nhân tố quan trọng và khẳng định rõ vai trò của mình trong việc đóng

góp vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Nguồn vốn này bao gồm đầu tư trực tiếp
(FDI) và đầu tư gián tiếp (FPI). Trong khi FII có tác động kích thích thị trường tài
chính phát triển thì FDI có vai trò trực tiếp thúc đẩy sản xuất, bổ sung vốn trong
nước, tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý, tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu,
tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công, tăng nguồn thu cho ngân sách
Hiện nay, để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững, thu hẹp dần
khoảng cách tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực, Đảng và Nhà nước đã đề
ra định hướng cơ bản cho việc thu hút, sử dụng và quản lý FDI một cách có hiệu quả.
Chúng ta cần một lượng vốn lớn, phải huy động cả trong và ngoài nước cho đầu tư
phát triển. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một thành phần kinh tế mới xuất hiện
và hình thành ngày càng rõ nét trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở nước ta.
Thu hút nhiều hơn và sử dụng hiệu quả cao FDI là một nội dung quan trọng của việc
thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo tinh thần phát huy tối đa nội lực,
nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm,
doanh nghiệp và nền kinh tế. Thông qua việc đẩy mạnh thu hút FDI sẽ tranh thủ công
nghệ của các nước có nền khoa học tiên tiến, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường…
Tóm lại, đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện đang được xem là một trong những
động lực quan trọng để thúc đẩy tiến trình CNH – HĐH của nước ta.
2. Tổng quan về quản lí nhà nước với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
2.1/ Vai trò về quản lí nhà nước với FDI:
Vai trò quản lí nhà nước với FDI trước hết thể hiện ở khả năng tạo dựng môi
trường đầu tư hấp dẫn. Sự hấp dẫn của môi trường đối với các nhà đầu tư nước ngoài
chính là:
- Sự ổn định chính trị và môi trường kinh tế vĩ mô.
- Môi trường pháp lý an toàn, các thủ tục hành chính đơn giản.
- Cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội phát triển và có những định hướng đúng đắn
khuyến khích các nhà đầu tư kinh doanh có hiệu quả và an toàn.
Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn FDI. Chỉ có nhà nước với quyền lực và chức năng của mình mới có khả năng

tạo lập được môi trường đầu tư mang tính cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực
và thế giới để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài. Vai trò quản lý nhà nước đối với
FDI được thể hiện thông qua vai trò của nhà nước trong việc hình thành phát triển và
hoàn thiện môi trường đầu tư cho sự vận động có hiệu quả FDI.
2.2/ Chức năng về quản lí nhà nước với FDI:
2.2.1/ Dự báo:
Chức năng dự báo được thể hiện trên cơ sở các thông tin chính xác và các kết luận
khoa học. Dự báo là điều kiện không thể thiếu trong việc xây dựng và thực hiện công tác
quản lý nhà nước đối với các dự án FDI và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Có thể nói nếu thiếu chức năng dự báo, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI
sẽ không mang đầy đủ tính chất của một hoạt động quản lý khoa học cũng nhu không thể
thực hiện có hiệu quả các mục tiêu quản lý. Hoạt động dự báo bao gồm dự báo tình hình
thị trường hàng hoá, dịch vụ, lao động, thị trường vốn trong và ngoài nước, xu hướng
phát triển, tình hình cạnh tranh trong khu vực và thế giới, chính sách thương mại của các
chính phủ … Để tiến hành tốt chức năng dự báo cần sử dụng các công cụ dự báo khác
nhau và nên tiến hành dự báo từ những nguồn thông tin khác nhau.
2.2.2/ Định hướng:
Xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế mà chính phủ các nước đề ra phương
hướng, nhiệm vụ, kế hoạch từng thời kì. Qua đó xây dựng các phương án mục tiêu,
chương trình hành động, kế hoạch phát triển tổng thể nền kinh tế và tiến hành quy
hoạch thu hút nguồn vốn, nguồn lực cho sản xuất. Trong đó, hoạt động định hướng
FDI: cần được cụ thể hóa bằng danh mục các dự án kêu gọi vốn đầu tư, xác định
lĩnh vực ưu tiên, địa điểm ưu tiên FDI. Nhà nước sử dụng các công cụ kinh tế để
khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo định hướng của mình.
2.2.3/ Bảo hộ và hỗ trợ:
Bảo hộ là việc nhà nước bảo vệ quyền lợi chính đáng của dn nước ngoài, Hỗ trợ là
việc nhà nước hỗ trợ về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường vốn, thị trường lao
động cho ndt nước ngoài trong quá trình chuyển giao công nghệ.
2.2.4/ Tổ chức và điều hành:
Để thực hiện tốt chức năng này phải xây dựng thống nhất tổ chức bộ máy quản lý

thích hợp trên cơ sở phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp và tối ưu các chức năng quản lý của
các bộ phận trong bộ máy quản lý hoạt động FDI. Đồng thời cần có sự phối hợp tốt nhất
trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước trong việc ban hành các qui phạm pháp luật
điều chỉnh các hoạt động của các dự án và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
nhằm bảo vệ lợi ích, bảo hộ sản xuất trong nước và khuyến khích hoạt động FDI.
2.2.5/ Kiểm tra và giám sát:
Căn cứ vào chế độ, chính sách, kế hoạch và các qui định của pháp luật, các cơ quan
quản lý nhà nước kiểm tra phát hiện những sai sót, lệch lạc trong quá trình đàm phán
triển khai và thực hiện dự án đầu tư để có biện pháp đưa các hoạt động này vận động theo
qui định thống nhất. Hoạt động kiểm tra, giám sát còn là công cụ phản hồi thông tin quan
trọng để chính phủ đánh giá hiệu quả và mức độ hợp lý của những chính sách, qui định
đã được ban hành. Ngoài ra hoạt động kiểm tra, thanh tra giám sát còn nhằm tạo điều
kiện giúp đỡ các nhà đầu tư nước ngoài tháo gỡ những khó khăn trong khi triển khai và
đưa dự án vào hoạt động.
Các chức năng cơ bản của quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài không tồn tại độc lập
mà tác động qua lại lẫn nhau. Chỉ có thể quản lý tốt các hoạt động đầu tư nước ngoài khi
các chức năng quản lý được thực hiện một cách đồng bộ và thuần nhất.
2.3/ Nội dung về quản lí nhà nước với FDI:
Để đạt được mục tiêu, thực hiện vai trò, chức năng quản lý nhà nước trong việc định
hướng, tạo dựng môi trường, điều tiết hỗ trợ và kiểm tra kiểm soát các hoạt động FDI,
nội dung quản lý nhà nước đối với FDI bao gồm những điểm chủ yếu sau:
• Xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật và các văn bản pháp luật liên quan đến FDI
bao gồm sửa đổi, bổ sung luật đầu tư nước ngoài, các văn bản hướng dẫn thực
hiện cũng như các văn bản pháp qui các để điều chỉnh bằng pháp luật các quan hệ
đầu tư nước ngoài tại nhằm định hướng FDI theo mục tiêuu đề ra.
• Xây dựng quy hoạch theo từng ngành, từng sản phẩm, từng địa phương trong đó
có quy hoạch thu hút FDI dựa trên qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế đất nước.
Từ đó xác đinh danh mục các dự án ưu tiên kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, ban
hành các định mức kinh tế kĩ thuật, chuẩn mực đầu tư.
• Vận động hướng dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong việc xây dựng dự

án đầu tư, lập hồ sơ dự án, đàm phán, kí kết hợp đồng, thẩm định và cấp giấy
phép.
• Quản lí các dự án đầu tư sau khi cấp giấy phép
• Điều chỉnh, xử lý các vấn đề cụ thể phát sinh trong quá trình hoạt động, giải quyết
những ách tắc của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
• Kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ theo pháp luật của các cấp các, các nghành có
liên quan đến hoạt động đầu tư, kiểm tra kiểm soát và xử lý những vi phạm của
các doanh nghiệp trong việc thực hiện theo qui định của nhà nước về giấy phép
đầu tư, các cam kết của các nhà đầu tư.
• Đào tạo đội ngũ lao động đáp ứng nhu cầu của quá trình hợp tác đầu tư từ đội ngũ
cán bộ làm công tác quản lý đầu tư ở các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư đến
đội ngũ các nhà quản lý kinh tế tham gia trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài cũng như đội ngũ lao động kỹ thuật đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh
doanh của khu vực này.
Phần 2: Quản lí vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ
một số nước điển hình
Trong bài nghiên cứu này nhóm đã chọn ra 4 nước thành công điển hình trong quản lí
FDI: Đức, Trung quốc, Singapore, Australia.
A – Quản lí FDI tại Đức
Đức là một nước cộng hòa đại nghị liên bang bao gồm 16 bang. Thủ đô và thành phố lớn
nhất là Berlin. Đức là thành viên của Liên Hiệp quốc, NATO, G8, G20, OECD và WTO.
Nước Đức là một cường quốc với nền kinh tế có GDP danh nghĩa đứng thứ tư và GDP
sức mua tương đương đứng thứ năm trên thế giới. Đức là nước viện trợ phát triển hằng
năm nhiều thứ nhì và ngân sách quốc phòng đứng thứ sáu trên thế giới. Quốc gia này có
một mức sống cao và hệ thống an sinh xã hội toàn diện. Nước Đức giữ vị trí chính yếu
trong quan hệ ở châu Âu cũng như có nhiều liên kết chặt chẽ trên thế giới. Nước Đức
cũng được biết đến là dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật.
I. Tổng quan về nền kinh tế:
Đức hiện nay là một siêu cường kinh tế với các vị trí lãnh đạo trong nhiều ngành công
nghiệp. Đức là nền kinh tế hang đầu châu Âu và thứ 4 thế giới (2010) và thứ 5 (2011).

 Nông nghiệp:
Đức có một nền nông nghiệp nhỏ, mà chỉ đóng góp 0,9% GDP của nước này trong năm
2010. Mặc dù ngành công nghiệp nông nghiệp nhỏ, Đức được xếp hạng thứ ba trong sản
xuất nông nghiệp sau Pháp và Italy trong Liên minh châu Âu. Hơn nữa, nước Mỹ có thể
cung cấp 90% nhu cầu dinh dưỡng của người dân với sản xuất trong nước của nó. Sản
phẩm nông nghiệp của Đức bao gồm khoai tây, lúa mì, lúa mạch, củ cải đường, trái cây,
cải bắp, gia súc, lợn và gia cầm.
 Công nghiệp:
Ngành công nghiệp ở Đức chiếm 27,9% của tổng số GDP của nước này, và sử dụng
29,7% lực lượng lao động. Đức có truyền thống mạnh mẽ trong các sản phẩm công
nghiệp, chứng minh bởi sự thành công xuất khẩu của mình trong ngành cơ khí và ô tô.
Đất nước này là sản xuất ra lớn nhất của thế giới và xuất khẩu lớn nhất của ô tô, trong đó
bao gồm các thương hiệu nổi tiếng thế giới như BMW, Mercedes-Benz và Porsche.
Tăng trưởng công nghiệp của Đức cũng được thúc đẩy bởi nhiều doanh nghiệp vừa và
nhỏ được gọi là Mittlestand. Đây là những gia đình sở hữu các công ty có ít hơn 500 nhân
viên. Mittlestand ở Đức hiện có hơn 3 triệu công ty, và sử dụng hơn 70% lực lượng lao
động của đất nước.
 Dịch vụ:
Dịch vụ trong Đức chiếm một phần lớn của nền kinh tế Đức, đóng góp 71,3% GDP của
đất nước và sử dụng 72% lực lượng lao động. Đức nổi tiếng với lực lượng lao động có
tay nghề cao, Đức đứng hàng ngũ thứ ba trong cung cấp các dịch vụ giữa các quốc gia
xuất khẩu trên toàn thế giới. Nó cũng được xếp hạng đầu tiên trong nhiều kỹ năng dịch
vụ như dịch vụ kỹ thuật, IT-Kinh doanh dịch vụ và các dịch vụ tài chính.
II. Chính sách quản lý FDI:
1. Thành quả thu hút FDI:
Đức xếp thứ 6 trên thế giới về nước tiếp nhận FDI (2011 – theo UNCTAD - Diễn đàn
Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển). Cũng theo thống kê chính thức của Ngân
hàng Bundesbank ( Ngân hàng trung ương Đức – German Central Bank), vào năm 2010,
76% ( hay 39,8 tỷ EUR) của tổng FDI của Đức có nguồn gốc từ trong khối Liên minh
châu Âu EU-27 và 8% từ các nước còn lại của châu Âu nhưng không thuộc khối EU.

Đầu tư từ các nước ngoài châu Âu liên tục tăng. Bắc Mỹ chiếm 10% trong khi châu Á
chiếm 5% trong tổng FDI. Đặc biệt là các nước châu Á đang tăng cường đầu tư FDI vào
Đức trong các năm gần đây. Đức đang là nước tiếp nhận những dự án mới có vốn FDI
của Trung Quốc lớn nhất thế giới.
Theo khảo sát triển vọng đầu tư thế giới từ 2012-2014 của UNCTAD, Đức là điểm
đến kinh doanh hấp dẫn nhất châu Âu. 100 công ty xuyên quốc gia xếp hạng Đức đứng
đầu trong EU-15 và đứng thứ 3 toàn thế giới cho triển vọng đầu tư 2012 – 2014.
Một cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi Văn phòng thương mại Mỹ đã làm nổi bật
những khía cạnh tích cực của môi trường kinh doanh của Đức. Khi chọn để đầu tư các
nguồn vốn trung hạn vào châu Âu, 73% các công ty Mỹ tham gia cuộc nghiên cứu này đã
chọn Đức là sự lựa chọn hàng đầu của mình.
Source: American Chamber of Commerce (2011)
2. Các lĩnh vực tiếp nhận FDI chủ yếu:
Từ năm 2007 – 2011, thị trường FDI của Đức đã có 3.535 dự án đầu tư bởi khoảng
3.000 doanh nghiệp nước ngoài. Với 834 dự án về các ngành chưa được khai thác
(Greenfield projects), năm 2011 chứng kiến 1 năm thành công khi Đức xếp hạng 5 thế
giới về thu hút đầu tư FDI.
Những nước quan trọng nhất về nguồn vốn cho những dự án đầu tư mới là Mỹ với
24% tất cả các dự án đầu tư, Thụy Điển 8% và Anh 8%.
- Ngành công nghệ thông tin ICT và công nghiệp phần mềm, dịch vụ kinh doanh và
tài chính là những lĩnh vực đang dẫn đầu thu hút các dự án mới.
- Ngành sản xuất ô tô, máy móc thiết bị công nghiệp, hàng tiêu dùng và công nghiệp
hóa chất cũng là lĩnh vực đang thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
- Hầu hết các dự án mới là về dịch vụ sales, marketing, dịch vụ hỗ trợ văn phòng.
- 14% dự án đầu tư là địa điểm đặt nơi sản xuất, 1 hoạt động kinh doanh rất quan
trọng của Đức.
3. Các đối tác chính của Đức:
Đức sản xuất hàng hóa như hóa chất, ô tô, máy móc thiết bị và các ngành công nghiệp
cho toàn thế giới với nhu cầu rất cao. Đối tác thương mại chính của Đức bao gồm các

nước châu Âu như Pháp, Anh, Ý, và Hà Lan cũng như thị trường quốc tế như Mỹ, Trung
Quốc, Nga, và Nhật Bản.
71% tất cả hàng hóa xuất khẩu từ Đức được chuyển đến cho các nước châu Âu, trong
đó có 15% đi đến các nước Đông Âu. Trong năm 2010, số hai khu vực xuất khẩu của
Đức là châu Á, nhận được khoảng 15% của tất cả các hàng hóa từ Đức, tiếp theo là châu
Mỹ khoảng 10%.
4. Lý do Đức thu hút FDI:
Đức đã nâng cao vị thế của mình trong các năm gần đây dựa trên những yếu tố để
đặt địa điểm kinh doanh. Bao gồm cơ sở hạ tầng ( viễn thông và giao thông), R&D, chất
lượng lao động và chất lượng cuộc sống.
Hơn nữa, nghiên cứu này cũng dự đoán rằng Đức sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn của
R&D cũng như dẫn đầu thế giới về công nghệ môi trường đến năm 2020. Khả năng cải
tiến và tinh thần doanh nghiệp cũng đóng góp lớn trong cuộc nghiên cứu này. Thêm vào
đó, những thuận lợi mang tính quyết định như cuôc sống, thị trường nội địa, tiềm năng
thu lợi nhuận từ sản xuất và khả năng tiếp cận các nhà đầu tư Đức.
Source: Ernst & Young (2011)
5. Chính sách quản lý FDI của Đức:
Kể từ những năm 1950, Đức có thái độ chào đón đối với nhà đầu trực tiếp nước ngoài
(FDI). Thị trường Đức mở cửa đầu tư cho tất cả các ngành công nghiệp. Pháp luật Đức
không có sự phân biệt giữa người Đức và người nước ngoài liên quan đến đầu tư hoặc
thành lập công ty. Khung pháp lý cho vốn đầu tư nước ngoài ở Đức ủng hộ các nguyên
tắc tự do thương mại và thanh toán nước ngoài.
 Môi trường kinh doanh:
Chính sách kinh tế của Đức tăng cường môi trường công nghiệp rộng lớn và cạnh
tranh, tập trung mạnh vào công nghệ tiên tiến. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng
tiềm năng này làm họ trở thành những người dẫn đầu trong thị trường của mình. Trong
các ngành công nghiệp lớn và nhỏ, sản phẩm của Đức là những nhà xuất khẩu hàng đầu
trên toàn thế giới.
Đức được xếp hạng là địa điểm đầu tư hàng đầu châu Âu. Cùng với sự tương đối ổn
định về kinh tế, Đức là thị trường nội địa lớn nhất ở châu Âu, tạo ra một cơ sở khách

hàng lớn và ổn định cho các nhà đầu tư. Việc Đức hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng
cho phép các công ty đạt được, chia sẻ kiến thức, các sản phẩm và người lao động trong
một mạng lưới toàn cầu.
Đức là một thị trường mở và nồng nhiệt chào đón các nhà đầu tư nước ngoài. Điều đó
được thể hiện bằng việc 22.000 doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập doanh nghiệp ở
Đức và bây giờ sử dụng hơn 2,7 triệu người lao động. Thị trường Đức mở cửa cho đầu tư
kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực. Không còn có bất kỳ ngành công nghiệp nào bị nhà
nước kiểm soát. Đức đang nhận được sự quan tâm ngày càng tăng từ các công ty cổ phần
tư nhân và các quỹ đầu tư do các công ty của nó rất hấp dẫn và điều kiện đầu tư thuận lợi.
Nền kinh tế Đức được đặc trưng bởi các công ty tư nhân nhỏ và vừa. 85% các doanh
nghiệp là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này làm cho ngành công nghiệp Đức rất
linh hoạt, phong phú và cạnh tranh. Nhiều người trong số các công ty có chuyên môn cao
và là những nhà lãnh đạo thị trường thế giới trong lĩnh vực của họ, vì vậy được gọi là
"nhà vô địch ẩn danh ".
 Khung pháp lý về thuế:
Đức là một nước cộng hòa liên bang và thuế như vậy được thu thập bởi Liên bang và
các thành phố. Có một số lượng lớn các khoản thuế, cả trực tiếp và gián tiếp, nhưng đối
với hầu hết người dân, VAT - thuế thu nhập là đáng chú ý nhất.
+ Thuế thu nhập cho người Đức và người không cư trú:
Người Đức thuộc diện chịu thuế thu nhập đầy đủ. Tất cả và thu nhập mà họ có, cả hai thu
được trên đất Đức và ở nước ngoài, có thể bị đánh thuế. Người không cư trú chỉ phải nộp
thuế thu nhập trong một số trường hợp nhất định, chủ yếu khi họ kiếm tiền từ một công ty
thường trú tại Đức hoặc tham gia vào các giao dịch kinh doanh có quan hệ gần gũi với
chính đất nước, chẳng hạn như bất động sản.
+ Thuế Doanh nghiệp:
Thuế doanh nghiệp chủ yếu là liên quan cho các doanh nghiệp cũng như các hiệp hội, ví
dụ như hợp tác xã và hiệp hội. Quan hệ đối tác và các doanh nghiệp tư nhân không cần
phải trả tiền thuế doanh nghiệp. Trong hầu hết các trường hợp, thu nhập bởi các loại của
các công ty sẽ được quy cho các đối tác cụ thể và đánh thuế như một phần của tiêu chuẩn
thuế thu nhập.

Đức cung cấp một trong những hệ thống thuế có tính cạnh tranh cao nhất trong các nước
công nghiệp lớn. Đối với các tập đoàn, gánh nặng thuế tổng thể trung bình chỉ là dưới
30%, với một số thành phố địa phương cung cấp mức giá thấp hơn đáng kể.
+ Nộp thuế GTGT ở Đức:
Các công ty phải thêm thuế giá trị gia tăng (VAT) của họ. Như vậy, thuế GTGT chỉ được
trả bởi người dùng cuối của một sản phẩm hoặc dịch vụ. Các công ty chuyển thuế GTGT
nhận được cho cơ quan thuế trên cơ sở hàng tháng, hàng quý, hoặc hàng năm,. Tần số nói
chung phụ thuộc vào mức độ doanh thu của công ty.
Các mức thuế suất thuế giá trị gia tăng bình thường 19% là dưới mức trung bình của châu
Âu. Một tỷ lệ giảm 7% áp dụng đối với một số mặt hàng tiêu dùng và dịch vụ hàng ngày
(như thực phẩm, báo chí, các phương tiện giao thông công cộng địa phương, và ở lại
khách sạn). Một số dịch vụ (chẳng hạn như ngân hàng và các dịch vụ y tế hoặc công tác
cộng đồng) là hoàn toàn thuế GTGT được miễn.
+ Hải quan:
Kể từ khi thành lập Hải quan Liên minh châu Âu, Đức là nước đầu tiên điều chỉnh chế độ
hải quan trong các nước thành viên EU. Hải quan được quản lý bởi các cơ quan hải quan
Đức với các văn phòng trên toàn nước Đức. Liên minh Hải quan châu Âu hình thành một
khu vực kinh doanh duy nhất dựa trên mã hải quan cộng đồng trên toàn EU.
 Điều kiện lao động:
Đức cung cấp một lực lượng lao động đặc biệt có trình độ, năng động và tận tâm.
Tiêu chuẩn cao của người lao động Đức là kiến thức và kỹ năng được quốc tế công nhận.
Luật lao động Đức không được hợp nhất thành một mảng duy nhất của hệ thống pháp
luật. Thay vào đó là một máy chủ lưu trữ toàn bộ các quy định theo Bộ luật Dân sự Đức
(Bürgerliches Gesetzbuch - BGB) cũng như các phần khác nhau của pháp luật. Nhiều
điều kiện làm việc đã được nêu ra khi đã được lựa chọn kỹ càng. Pháp luật Đức đảm bảo
rằng tất cả các nhân viên đều được xử lý công bằng, bất kể giới tính hay quốc tịch và
cung cấp bảo vệ cho người tàn tật, phụ nữ mang thai tại nơi làm việc.
 Chính sách lãi suất
Những lợi ích được cấp trong các hình thức tài trợ đầu tư, lợi ích về thuế, các khoản
vay lãi suất thấp hoặc các khoản vay có bảo lãnh nhà nước cho các nhà xuất khẩu. Thỉnh

thoảng, lợi ích được cấp như là một sự kết hợp của một cấp đầu tư và các khoản vay lãi
suất thấp, tùy thuộc vào địa bàn đầu tư và kích thước của công ty đầu tư.
_Thành lập Cục Thương mại và Đầu tư Đức (GTAI):
Cục Thương mại và Đầu tư Đức là cơ quan phát triển kinh tế của nước Cộng hòa
Liên bang Đức vào tháng 1 năm 2009. Bộ Đầu tư và thương mại Đức đã dược hình thành
sau sự sát nhập giữa Phòng Thương mại nước ngoài Đức và Phòng Đầu tư vào Đức.
Nhiệm vụ của nó là thúc đẩy Đức như 1 điểm đến của đầu tư công nghiệp và công nghệ
và xác minh các nhà đầu tư vào thị trường Đức. Tổ chức này khuyên các công ty nước
ngoài mở rộng hoạt động kinh doanh ở Đức và cung cấp dữ liệu toàn diện và định hướng
cũng như thông tin về các dự án đầu tư và phát triển và luật pháp, phong tục.
Kể từ những năm 1950, Đức có chế độ đầu tư rất cởi mở và không hề có bất cứ rào
cản nào đối với IFDI. Như một vài nước đã phát triển, sự tăng lên của SWFs trong những
năm gần đây gây ra tranh luận trong công chúng đẫn đến luật thắt chặt đầu tư ở Đức.
Quỹ đầu tư quốc gia là khái niệm dịch từ cụm từ tiếng Anh sovereign wealth
funds (SWF). Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính, hoạt động đầu tư của các SWF bắt
đầu bị dòm ngó. Lợi dụng những khó khăn tài chính của các công ty trước khủng hoảng,
các SWF gia tăng việc mua lại tài sản nước ngoài, khiến nhiều người lo ngại các chính
phủ sẽ dùng SWF như những cánh tay nối dài để thâm nhập nền kinh tế nước ngoài,
trong khi một số lại tin rằng SWF chính là các cứu tinh.
Vào tháng 4 năm 2009, Chính phủ Đưc sửa đổi Luật thương mại và thanh toán với
nước ngoài. Theo luật này, Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ có thể xem xét dự án thâu
tóm 1 công ty Đức bởi 1 nước không thuộc Liên minh châu Âu hoặc người mua không
thuộc khối tự do thương mại châu Âu và ngăn cản hoặc cấm 1 giao dịch nếu nó đe dọa
đến an ninh quốc gia hoặc trật tự xã hội.
Theo Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghệ, vào tháng 10/2010, 34 công ty nước ngoài
đã nộp đơn lấy giấy cấp phép không bị phản đối kể từ khi luật mới có hiệu lực từ tháng 4
năm 2009. Tất cả các công ty nhận được giấy này trong vòng 2 tuần. Từ tháng 4 năm
2009 đến tháng 5 năm 2010, không có sự phê duyệt nào bởi Chính phủ. Mặc dù với
những dấu hiệu khá tích cực với bộ luật này cho đến nay, luật đầu tư giới hạn hơn có thể
gửi những dấu hiệu sai đến các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng. Vì vậy điều này bị chỉ

trích nặng nề bởi Hội đồng tư vấn kinh tế Đức và Hiệp hội công nghiệp Đức.
Mặc dù nhũng thay đổi trong luật đầu tư mới, Chính phủ Đức vẫn liên tục nhấn mạnh
rằng Đức chào đón nhà đầu tư nước ngoài, và đưa ra các biện pháp thu hút FDI.
III. Kinh nghiệm cho Việt Nam:
 Nhóm giải pháp về chính sách:
Cần thu hút và sử dụng có lựa chọn nguồn FDI hơn là chạy theo số lượng, cần tính
đến hiệu quả kinh tế và sự phát triển bền vững cũng như đảm bảo về môi trường. Hướng
FDI vào các ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao, các ngành công nghệ cao, ít tiêu tốn
năng lượng, không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thời gian gần đây, đặc
biệt từ năm 2007, FDI hướng quá nhiều vào bất động sản, sân golf, tiềm ẩn nhiều nguy
cơ dẫn tới bất ổn cho nền kinh tế. Thực tế khủng hoảng tài chính ở châu á và gần đây ở
Mỹ đã chứng minh điều này. Cần tạo ra sự liên kết giữa khu vực FDI với các ngành sản
xuất nội địa để tạo ra chuỗi liên kết sản xuất và thúc đẩy sản xuất nội địa phát triển cũng
như tạo ra các ngành phụ trợ để hạn chế nhập khẩu các thiết bị hay bộ phận mà Việt Nam
có thể tự sản xuất được. Bên cạnh đó, cũng cần có định hướng về quy hoạch phát triển
các doanh nghiệp Việt Nam theo lĩnh vực và theo nhóm ngành liên kết với khu vực FDI
dựa trên thế mạnh và lợi thế so sánh của từng khu vực và từng địa phương để thu hút và
sử dụng có hiệu quả vốn FDI lâu dài.
 Nhóm giải pháp về hạ tầng:
Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, quy hoạch hợp lý các khu công nghiệp tại các địa
phương, đặc biệt chú trọng hình thành các khu công nghệ cao thu hút đầu tư nước ngoài
để nâng cao hiệu quả của khu vực FDI. Cần có giải pháp khuyến khích và thu hút FDI
vào các địa phương trong cả nước, trong đó chú trọng tìm ra các thế mạnh, lợi thế so sánh
của từng địa phương để hướng FDI vào các địa phương và cũng giúp giảm sức ép quá tải
về hạ tầng cho các đô thị.
 Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực:
Giá nhân công rẻ, nguồn nhân lực dồi dào là một lợi thế so sánh của Việt Nam khi
thu hút FDI. Nhưng lợi thế này sẽ dần mất đi khi nền kinh tế phát triển. Chính vì vậy, lợi
thế ở nguồn nhân lực sẽ được khai thác ở khía cạnh nhân lực có trình độ kỹ thuật, tay
nghề cao, có kinh nghiệm quản lý, sẵn sàng đáp ứng được với trình độ công nghệ mới và

hiện đại. FDI là một kênh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, cần chủ động
phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam theo hướng chuyên môn hoá, tập trung đào tạo
nguồn nhân lực có kỹ thuật, tay nghề và trình độ quản lý tốt để chủ động hơn, sẵn sàng
nắm bắt và tiếp nhận công nghệ ở trình độ cao. Một ví dụ là, Tập đoàn IBM dự định sẽ
tuyển 250 chuyên gia công nghệ thông tin vào làm việc tại Trung tâm Dịch vụ toàn cầu
của tập đoàn này tại Việt Nam, và Trung tâm này có thể tiếp nhận từ 3.000 đến 5.000 lao
động Việt Nam có trình độ cao về công nghệ thông tin vào làm việc. Tuỳ thuộc vào tốc
độ phát triển, tập đoàn này tuyên bố có thể tiếp nhận 20.000 lao động có trình độ nếu Việt
Nam đáp ứng đủ
5
. Tuy nhiên thực tế hiện nay, Việt Nam chưa đáp ứng đủ số lượng lao
động có trình độ cao theo yêu cầu của khu vực FDI nói riêng và nhu cầu của xã hội nói
chung.
Mặc dù còn có nhiều hạn chế, nhưng bằng những đóng góp cụ thể vào tăng trưởng,
tạo công ăn việc làm, tăng thu ngân sách, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy hội nhập kinh
tế quốc tế đã chứng minh vai trò quan trọng của FDI trong nền kinh tế của Việt Nam. Tuy
nhiên vai trò của FDI chỉ thực sự phát huy hiệu quả và góp phần vào sự phát triển bền
vững khi nó được lựa chọn và khuyến khích vào những ngành, những khu vực thật sự cần
thiết cho nền kinh tế để đảm bảo tính bền vững cho phát triển lâu dài và phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam
 Giải pháp về thuế:
Chính sách và pháp luật thuế giai đoạn 2006-2010 để đáp ứng được quá trình hội
nhập và mở cửa thị trường. Chính sách pháp luật thuế hiện hành được sửa đổi, bổ sung
theo hướng giảm mức điều tiết, nhưng mở rộng đối tượng chịu thuế nên hầu hết các
sắc thuế đã thực hiện tốt chức năng điều tiết thu nhập của các doanh nghiệp và dân
cư, đã tiến gần đến mục tiêu đảm bảo nghĩa vụ thuế công bằng, bình đẳng hơn giữa các
thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI, giữa người
trong nước và người nước ngoài; thực hiện đúng các cam kết hợp tác, hội nhập kinh tế
quốc tế và lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu theo CEPT/AFTA, EU, Hoa Kỳ và các tổ
chức quốc tế khác, đang góp phần

đẩy nhanh quá trình đàm phán gia nhập WTO.

B – Quản lí FDI tại Trung Quốc
I/ Tổng quát về nền kinh tế Trung Quốc:
- Diện tích: 9.600.000 km2, đứng thứ 3 thế giới sau Nga và Canada
- Dân số: 1.343.239.923 (tính đến T6/2011)
- Các chỉ số kinh tế 2012:
• GDP (tỷ giá chính thức): 8250 tỷ USD (xếp thứ 3 thế giới)
• Tăng trưởng: 7,8% (xếp thứ 16 thế giới)
• GDP/người (ppp): 9100 USD
• Lực lượng lao động: 795,4 triệu người
• Lạm phát: 3,1%
• Dự trữ ngoại hối và vàng: 3.549 tỷ USD (xếp thứ 1 TG)
Sau 20 năm (1979-1999) thực hiện chính sách cải cách mở cửa, kinh tế Trung Quốc
đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, thu hút sự chú ý của nhiều ngwofi trên thế giới. Thời
kỳ 1979-1994 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 9,3%/năm; tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu tăng bình quân 16,2%/năm; Sản lượng các sản phẩm chủ yếu cũng đều tăng với tốc
độ nhanh. Cho đến nay, tương ứng với các thời kỳ, nền kinh tế Trung Quốc vẫn dẫn đầu
thế giới về tốc độ tăng trưởng. Vị thế và ảnh hưởng của Trung Quốc đang ngày càng nâng
lên rõ rệt. Một trong những yếu tố chi phối mạnh mẽ sự phát triển kinh tế Trung Quốc
những năm qua là sự thành công trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Đối với Trung
Quốc, đầu tư trực tiếp nước ngoài thực sự trở thành động lực của sự phát triển và chính
nó đã làm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá.
Nói đến sự thành công của Trung Quốc trong những thập niên gần đây cũng có nghĩa
là nói đến sự thành công trong việc quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài và
việc thực hiện chính sách cải cách mở cửa của họ. Trung Quốc trở thành một trong những
điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất toàn cầu nhờ vào các yếu tố sau: Cơ sở hạ tầng rất phát
triển, thị trường đông dân nhất thế giới, tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực dồi
dào, giá rẻ với chất lượng có thể chấp nhận được… Bên cạnh đó, chính sách mở cửa với
bên ngoài được Trung Quốc xác định “là một quốc sách cơ bản lâu dài”, nên họ chủ

trương “ra sức nâng cao mức độ mở cửa với bên ngoài”, “tích cực lợi dụng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài một cách hiệu quả”… cùng với môi trường chính trị tương đối ổn
định đều là các nhân tố quan trọng “ghi điểm” đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Thực tế
cho thấy, nhờ có chính sách mở cửa hợp lý nên việc thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp
nước ngoài của Trung Quốc rât hiệu quả.
II/ Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI:
1. Cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện các quy định pháp luật đối với các nhà
đầu tư nước ngoài.
• Giai đoạn đầu khi cải cách mở cửa, Trung Quốc đã ban hành Luật doanh nghiệp
liên doanh (1979) nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động đầu tư nước
ngoài và ban hành Quy định khuyến khích đầu tư nước ngoài năm 1986. Để tiếp
tục cải thiện môi trường kinh doanh, đặc biệt là các ngành định hướng xuất khẩu
và các ngành công nghệ mới, công nghệ cao, Trung Quốc đã sửa đổi Quy định
hướng dẫn các dự án đầu tư nước ngoài (ban hành năm 1995) vào các năm 1997,
2002 và 2005.
• Cùng với việc ban hành các Luật, Trung Quốc cũng đề ra một số quy định pháp
luật nhằm khuyến khích và tạo lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài như: bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp có thương nhân nước ngoài đầu tư,
nghiêm khắc xử lý việc thu phí bừa bãi, phân bổ không hợp lý, bảo vệ tính nghiêm
túc của pháp luật, tăng cường lòng tin của các thương nhân nước ngoài đến Trung
Quốc đầu tư.
• Để hạn chế việc chồng chéo của hệ thống luật pháp, Trung Quốc quy định rõ các
công ty có thương nhân nước ngoài đầu tư phải hoạt động dựa trên cơ sở “Luật
công ty”, nhưng trong trường hợp đặc biệt có mâu thuẫn với Luật Đầu tư nước
ngoài thì phải tuân theo “Luật đầu tư nước ngoài”.
• Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc cũng tiến hành bổ sung và hoàn thiện: “Luật
chống lại cạnh tranh không chính thống”, “Luật chống lại lũng đoạn” và những
luật căn bản của kinh tế thị trường, tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các
doanh nghiệp nước ngoài.
2. Chính sách ưu đãi thuế:

• Đối với doanh nghiệp nước ngoài mang tính sản xuất, nếu kì hạn kinh doanh trên
10 năm, tính từ năm bắt đầu có lãi, năm thứ nhất và năm thứ hai họ được miễn
thuế thu nhập, từ năm thứ ba đến năm thứ năm họ được giảm một nửa thuế thu
nhập.
• Thực hiện đãi ngộ cho hành vi tái đầu tư. Những ưu đãi về thuế dành cho các nhà
đầu tư nước ngoài ở một chừng mực nhất định đã giảm bớt gánh nặng cho các nhà
đầu tư, tăng lợi nhuận cho họ.
3. Chính sách tín dụng và ngoại hối:
Từ giữa những năm 1990, Trung Quốc đã thể hiện sự tự do hóa rõ nét đối với
chính sách về tín dụng và ngoại hối can mình. Hiện nay, nước này cho phép các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền vay nợ từ các tổ chức tài chính
trong và ngoài nước đồng thời cũng được phép giữ lại lợi nhuận dưới dạng ngoại hối
thay vì bị kiểm soát chặt chẽ như trước kia.
III/ Thành tựu thu hút FDI và cách sử dụng:
Trung Quốc là quốc gia được đánh giá có phương thức "lợi dụng vốn ngoại" một
cách hiệu quả. Quá trình thu hút FDI của quốc gia này có diễn tiến từ "điểm" tới "tuyến",
từ "tuyến" tới "diện", từ Nam lên Bắc, từ Đông sang Tây, từng bước được mở rộng trong
các lĩnh vực với tầng nấc khác nhau. Doanh nghiệp FDI bình quân mỗi năm đóng góp
khoảng 30% GDP của Trung Quốc; thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp FDI
chiếm hơn 20% tổng thu loại thuế này; tạo khoảng 72.000 việc làm/năm; đóng vai trò
quan trọng trong lôi kéo xuất khẩu, thúc đẩy ngoại thương.
Trong thời kỳ đầu cải cách mở cửa, Trung Quốc thành lập 5 đặc khu kinh tế (Thâm
Quyến, Hạ Môn, Chu Hải, Sán Đầu và năm 1988 thành lập thêm đặc khu kinh tế Hải
Nam), mở cửa 14 thành phố ven biển, đẩy mạnh thu hút vốn và kỹ thuật của nước ngoài
với những ưu đãi về thuế, đất đai, lao động Trong giai đoạn này, FDI vào Trung Quốc
chủ yếu đầu tư vào các ngành gia công, chế tạo, sử dụng nhiều lao động.

Trong giai đoạn 1992 - 2000, chủ trương xây dựng thể chế kinh tế thị trường được
đẩy mạnh, đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc tăng nhanh. Nếu năm 1991, Trung Quốc
chỉ đứng thứ 13 trên thế giới và thứ 3 trong các nước đang phát triển về thu hút đầu tư

trực tiếp nước ngoài thì chỉ 2 năm sau (1993) Trung Quốc đã đứng thứ 2 trên thế giới
(sau Mỹ) và đứng đầu các nước đang phát triển về lĩnh vực này. Năm 1993 vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài đăng kí vào Trung Quốc là 111,436 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện
là 33, 767 tỷ USD. Đây là một kỷ lục chưa từng có trên thế giới. Phương thức "lợi dụng
vốn ngoại" của Trung Quốc trong giai đoạn này là cùng góp vốn với công ty nước ngoài,
khuyến khích doanh nghiệp FDI nghiên cứu và thực nghiệm tại Trung Quốc. Từ năm
1995, FDI của Trung Quốc tập trung vào nhóm ngành công nghiệp, xây dựng (chiếm
khoảng 70%), trong đó ngành chế tạo chiếm tỷ trọng lớn…Nếu lượng vốn đầu tư trực
tiếp thực hiện ở Trung Quốc tính đến năm 1992 đạt mức 50,9 tỷ USD thì đến năm 1998
đã lên tới 259,858 tỷ USD. Như vây, trong thời kỳ 20 năm (1979-1998) tính bình quân ở
Trung Quốc mỗi năm có tới gần 13 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài được thực
hiện (bằng 11,8 lần vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện bình quân trong thời kì
1988-1999 tại Việt Nam).
Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào cuối năm 2001, chính
sách thu hút FDI của Trung Quốc có sự điều chỉnh phù hợp với các quy định của WTO
với việc từng bước mở cửa thu hút đầu tư FDI vào các ngành dịch vụ, bất động sản, tiền
tệ… Kể từ khi bắt đầu tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới WTO từ năm 2001, vốn
FDI chảy vào Trung Quốc cũng bắt đầu gia tăng vào năm đó. Người đứng đầu Văn
phòng Thống Kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết, đầu tư nước ngoài vào Trung
Quốc đã tăng 9,5% bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2001 – 2010.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc tổng cộng đạt 653,14 tỷ USD trong thập
kỷ qua. Năm 2010, đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, đạt
105,7 tỷ USD, tăng 125% so với năm 2001. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008
đã gây tác động tiêu cực đến đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc. Để khắc phục ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng, chính quyền Trung Quốc đã quyết định sửa đổi mô hình phát
triển kinh tế bằng cách cắt giảm nhập khẩu và chú tâm vào nhu cầu cũng như các nguồn
đầu tư trong nước.
Bắc Kinh có kế hoạch thu hút cỡ 120 tỉ USD vốn FDI mỗi năm trong giai đoạn 2012-
2015 nhưng với những gì đang diễn ra, mục tiêu này khó có thể đạt được. Trung Quốc đã
thu hút được 111,7 tỉ USD vốn FDI trong năm 2012 và kém mức 116 tỉ USD của năm

2011 và 2012 là năm thứ 3 liên tục Trung Quốc có mức thu hút FDI giảm. Dòng vốn FDI
vào Trung Quốc đã liên tục giảm từ tháng 6 năm 2012 vì khủng hoảng kinh tế toàn cầu,
vấn đề nợ công châu Âu và một phần vì giá nhân công ở Trung Quốc liên tục tăng cao.
Đáng lưu ý là do khủng hoảng nợ công, nên FDI từ các nước Châu Âu và Mỹ vào
Trung Quốc đã giảm đi rõ rệt: Mỹ 9 tháng đầu năm 2011 chỉ đầu tư có trên 1,8 tỉ USD,
giảm 9,88%; đầu tư của 27 nước thành viên EU vào Trung Quốc đạt trên 4,1 tỉ USD,
giảm 1,8%. Trong năm 2012, vốn FDI từ Liên minh châu Âu vào Trung Quốc đã giảm
3,8% so với cùng kỳ năm trước, xuống 6,11 tỷ USD. Trong khi đó đầu tư của các nước
Châu Á, nhất là ASEAN, vào Trung Quốc tăng lên đáng kể. Các nước và vùng lãnh thổ
như Nhật Bản, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Hàn Quốc và
Hồng Công, Ma Cao, Đài Loan đã đầu tư FDI vào Trung Quốc trên 65 tỉ USD, tăng
23,66% so với cùng kỳ năm 2010.
Nhìn chung thu hút FDI của Trung Quốc bắt đầu phục hồi và đạt mức như năm 2008
trước khi khủng hoảng tiền tệ thế giới xảy ra. Nhưng từ tháng 9/2011 xu thế bắt đầu
giảm, như tháng 9/2011 chỉ đạt 9 tỉ USD, tăng 7,88% so với trước, mức tăng thấp nhất từ
trước tới nay. Tuy nhiên các nước Châu Á và ASEAN vẫn duy trì đà tăng như trước. FDI
từ Nhật Bản trong ba quý đầu năm 2011 tăng 60%, chủ yếu do sau động đất các doanh
nghiệp Nhật Bản đầu tư vào các cơ sở và chi nhánh ở Trung Quốc để đảm bảo sản xuất
và kinh doanh liên tục. Kinh tế các nước ASEAN thời gian qua vẫn giữ đà tăng trưởng
đáng kể, các doanh nghiệp đều muốn mở rộng thị trường và đẩy mạnh đầu tư ra nước
ngoài, trong khi đó môi trường đầu tư của Trung Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi cho các
nước ASEAN, vì vậy đầu tư vào Trung Quốc tăng lên đáng kể.
 Tình hình kinh tế thế giới hiện đang biến đổi, khủng hoảng nợ công ở các nước Châu
Âu và Mỹ ngày càng nghiêm trọng, bởi vậy đầu tư của các nước này sẽ suy giảm. Trái
lại, các nước Châu Á, nhất là ASEAN vẫn có nền kinh tế tăng trưởng và năng động, nên
việc Trung Quốc thu hút FDI của khu vực này vẫn đầy hứa hẹn.
Tiếp theo là chi phí lao động tăng làm nhiều đơn vị rời bỏ thị trường dồi dào lao
động này. Mức lương thấp nhất tại Trung Quốc vào thời điểm hiện tại dao động từ 870
nhân dân tệ (140 USD) tới 1500 nhân dân tệ (240 USD). Trong khi đó, tại Việt Nam, con
số tương ứng chỉ hơn 1 triệu đồng (50 USD). Vì vậy, một số công ty toàn cầu đã cắt giảm

hoạt động sản xuất tại Trung Quốc và chuyển đi nơi khác. Đơn cử, công ty sản xuất đồ
thể thao Adidas vừa qua đã đóng cửa cơ sở sản xuất của mình tại Trung Quốc.
Theo dự báo từ Ủy ban thương mại và phát triển của Liên hợp quốc, tổng lượng vốn
FDI đổ vào thị trường đông dân nhất thế giới từ năm 2007 đến nay lên tới khoảng 625 tỷ
USD. Trong 10 tháng đầu năm, lượng vốn FDI vào Trung Quốc đã giảm gần 3,5% so với
cùng kỳ năm trước. Dù vậy, khi đối sánh, những quốc gia kỳ vọng sẽ nhận được đầu tư
lớn khi các nhà sản xuất rời bỏ thị trường Trung Quốc như Việt Nam, Bangladesh,
Indonesia và Thái Lan, chỉ nhận được tổng cộng hơn 140 tỷ USD trong cùng khoảng thời
gian, kém hơn rất nhiều so với Trung Quốc.
IV/ Các đối tác đầu tư FDI lớn của Trung Quốc:
Kể từ khi cải cách và mở cửa vào năm 1978, Chính phủ Trung Quốc đã thu hút được
một lượng lớn FDI từ hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó các quốc gia khu vực
châu Á là nguồn đầu tư chính. Đặc biệt Hồng Kông đã trở thành nguồn cung cấp dòng
vốn FDI chính cho Trung Quốc. FDI từ Hồng Kông , Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và MaCao đã đóng góp gần 70% tổng số vốn
đầu tư nước ngoài. Ngoài Châu Á thì Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và một số quốc gia
khác trên thế giới cũng đầu tư vào Trung Quốc trên diện rộng. Nhiều tập đoàn đa quốc
gia Châu Âu và Châu Mỹ đã thiết lập doanh nghiệp ở Trung Quốc nhằm mục đích sản
xuất hàng hóa phục vụ cho thị trường nội địa Trung Quốc. Đã có 400 trong số 500 tập
đoàn lớn nhất thế giới đã có mặt ở Trung Quốc, nhất là trong các lĩnh vự chế tác và chế
tạo máy, ô tô, điện tử, viễn thông, hóa dầu…Và điều này thì Việt Nam chưa làm được,
các đối tác lớn của Việt Nam vẫn chủ yếu là các nước châu Á. Trong vài năm tới, Việt
Nam cũng khó có thể đạt được những thành tựu trên như Trung Quốc bởi Trung Quốc là
một thị trường lớn, có tốc độ tăng trưởng cao. Hơn nữa khi Trung Quốc đã trở thành
thành viên chính thức của WTO thì càng mở ra những cơ hội đầu lớn cho các nhà đầu tư
trên toàn thế giới.
Hình 1: Top Foreign Investors
A – Number of projects B – Actual FDI, US$ billion

Source: Statistic data of the Ministry of Commerce, P.R.China

• Các ngành mũi nhọn thu hút FDI
Theo nhận định của các chuyên gia, việc Trung Quốc vẫn thu hút được dòng tiền lớn
là vì quốc gia này bắt đầu có những bước chuyển từ việc lắp ráp và gia công sản phẩm
sang sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn.
Chính sách thu hút vốn của Trung Quốc giờ đây tập trung vào những ngành sản xuất
tiên tiến và dịch vụ như dịch vụ giao chuyển, nghiên cứu và phát triển, giáo dục bậc cao
và đào tạo nghề. Một lý do nữa để Trung Quốc vẫn nhận được nhiều sự quan tâm là quốc
gia này bắt đầu có những chính sách phát triển dựa hơn vào cầu nội địa so với cầu thế
giới để làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế. Những nhà phân tích tại McKinsey cho
rằng số lượng người tiêu dùng trung lưu tại Trung Quốc sẽ tăng gấp 10 lần trong khoảng
thời gian 2010 - 2020.
Các ngành thu hút FDI nhiều nhất ở Trung Quốc thời gian qua là ngành dịch vụ
(Mười tháng đầu năm 2012, tỷ trọng vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ tại Trung Quốc
tăng lên hơn 50% so với tổng số FDI khi đạt gần 44 tỷ USD trên tổng số 84 tỷ USD vốn
FDI). Tiếp đó là ngành chế tạo đạt gần 40 tỉ USD, tăng 12,9%. FDI đầu tư vào các ngành
nông lâm ngư nghiệp chỉ có 1,3 tỉ USD, tăng 10%. Nguyên nhân chủ yếu FDI các nước
đầu tư vào ngành dịch vụ tăng mạnh thời gian qua là do bốn yếu tố sau:

×