Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Cán cân thanh toán quốc tế của việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.04 KB, 39 trang )

Đề bài: Tình hình cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam từ 2006
tới nay.
Danh sách thành viên nghiên cứu đề tài
STT Tên thành viên MSV
1 Vũ Đức Anh CQ520237
2 Nguyễn Thị Tú Anh CQ520167
3 Lê Nguyệt Anh CQ528928
4 Bùi Tuấn Anh CQ520026
5 Đỗ Hồng Anh CQ520050
6 Nguyễn Thị Kiều Anh CQ520149
7 Phúc Thị Quỳnh Anh CQ530192
8 Nguyễn Văn Chính CQ520406
Bố cục nội dụng
I. Lý luận chung về cán cân thanh toán quốc tế
II. Tình hình kinh tế Việt Nam từ 2006 tới nay
III. Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam từ 2006 tới nay
1. Cán cân vãng lai
1.1 Cán cân thương mại
1.2 Cán cân dịch vụ
1.3 Cán cân thu nhập
1.4 Cán cân chuyển giao một chiều
2. Cán cân di chuyển vốn
3. Cán cân tổng thể
IV. Ý nghĩa vấn đề nghiên cứu
1
I. Lý luận chung về cán cân thanh toán quốc tế
1)Khái niệm
Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những giao dịch kinh
tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định. Những giao
dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay
chính phủ của quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài


sản thực, tài sản tài chính, và một số chuyển khoản. Thời kỳ xem xét có thể là một tháng,
một quý, song thường là một năm. Những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người
cư trú trong nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản nợ. Các giao dịch
đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài nước cho người cư trú ở trong nước
được ghi vào bên tài sản có.
Cán cân thanh toán có thể được sử dụng như một dấu hiệu ổn định kinh tế và chính
trị. Trên góc độ kinh tế học, thặng dư cán cân thanh toán nghĩa là một quốc gia nhận
được nhiều từ thương mại và đầu tư hơn là phải trả cho các quốc gia khác, khiến đồng
tiền của quốc gia này tăng giá trị so với các quốc gia khác. Cán cân thanh toán thâm hụt
có ảnh hưởng ngược lại, nhập khẩu vượt quá xuất khẩu, phụ thuộc vào các nhà đầu tư
nước ngoài, và một đồng tiền mất giá. Các quốc gia đang có thanh toán thâm hụt phải
thay đổi tình thế bằng cách xuất khẩu vàng hoặc dự trữ ngoại tệ mạnh, như đồng dollar
Mỹ, là những đồng tiền được chấp nhận để trả các khoản nợ quốc tế.
2) Các thành phần của cán cân thanh toán
2.1)Cán cân vãng lai (Current Account – CA), gồm 4 tiểu bộ phận:
- Cán cân thương mại (Trade Balance – TB) là bộ phận chính của CA, phản ánh
chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu về hàng hóa.
- Cán cân dịch vụ (Services – SE)
- Cán cân thu nhập (Income – IC)
- Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều (Current Transfers – Tr)
2
2.2). Cán cân vốn (Capital Balance – K) phản ánh luồng vốn (ngắn hạn và dài hạn)
di chuyển vào và ra một quốc gia. Việc phân loại nguồn vốn ngắn hạn dài hạn chỉ mang
tính chất tương đối và thời hạn có thể thay đồi theo thời gian.
2.3). Cán cân cơ bản (Basic Balance – BB) là tổng của cán cân vãng lai (CA) và
Cán cân vốn dài hạn. Tính ổn định của cán cân cơ bản ảnh hưởng lâu dài lên nền kinh tế
và tỷ giá hối đoái.
2.4). Cán cân tổng thể (Overall Balance – OB) bằng tổng của CA và K trong điều
kiện công tác thống kê chính xác tuyệt đối. Nếu có nhầm lẫn, sai sót thì:
Cán cân tổng thể = CA + K + Nhầm lẫn và sai sót

Trong đó hạng mục Nhầm lẫn và sai sót thống kê bao gồm các giao dịch kinh tế
thực tế đã xảy ra nhưng không được ghi chép hoặc ghi chép có nhầm lẫn không chính
xác.
Cán cân tổng thể là một chỉ tiêu quan trọng vì i) nếu thặng dư nó cho biết số tiền
một quốc gia có thể dùng để tăng (mua vào) dự trữ ngoại hối và ii) nếu thâm hụt nó cho
biết số tiền mà quốc gia đó phải trả bằng cách giảm (bán ra) dự trữ ngoại hối là bao
nhiêu.
Có 3 cách để tài trợ cho thâm hụt OB:
- Giảm dự trữ ngoại hối
- Vay (hay hợp đồng hoán đổi) IMF và các NHTW khác
- Tăng tài sản nợ tại các NHTW nước ngoài
2.5). Cán cân bù đắp chính thức (Official Financing Balance – OFB) bao gồm các
hạng mục:
- Thay đổi dự trữ ngoại hối quốc gia (∆R)
- Tín dụng với IMF và các NHTW khác (L)
- Thay đổi dự trữ của các NHTW khác bằng đồng tiền của quốc gia lập cán cân
thanh toán (≠)
OFB = ∆R + L + ≠
3
2.6). Nhầm lẫn và sai sót (OM):
OM = – (CA + K + OFB)
Đây là căn cứ tính nhầm lẫn và sai sót khi lập cán cân thanh toán quốc tế trong thực
tế.
Cho đến nay, khi nói đến thâm hụt hay thặng dư cán cân thanh toán (cán cân thanh
toán quốc tế ) mà không nói rõ đó là cán cân nào thì người ta hiểu đó là thặng dư hay
thâm hụt cán cân tổng thể (OB), chính vì thế cán cân tổng thể còn được gọi là cán cân
thanh toán chính thức của quốc gia (Official Settlements Balance).
3) Các nhân tố ảnh hưởng
Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế là: Nhập khẩu, xuất khẩu, tỷ
giá hối đoái, cụ thể như sau:

Nhập khẩu: có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn. Sự
gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (MPZ). MPZ
là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu. Ví dụ, MPZ bằng 0,2
nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng dùng 0,2 đồng cho nhập
khẩu. Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước
và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị
trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại. Ví dụ: nếu giá xa đạp sản xuất tại
Việt Nam tăng tương đối so với giá xe đạp Nhật Bản thì người dân có xu hướng tiêu thụ
nhiều xe đạp Nhật Bản hơn dẫn đến nhập khẩu mặt hàng này cũng tăng.
Xuất khẩu: chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì
xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ yếu phụ thuộc
vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng. Chính vì thế trong các mô hình
kinh tế người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định.
Tỷ giá hối đoái: là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến
giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế.
Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ
trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước
4
ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho
nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm
xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên.
4) Ý nghĩa của cán cân thanh toán quốc tế
Về mặt đầu tư, cán cân thanh toán quốc tế là bản ghi chép tất cả các giao dịch được
thực hiện giữa một nước cụ thể và phần còn lại của thế giới trong một khoảng thời gian
xác định. Cán cân thanh toán quốc tế so sánh chênh lệch tính theo đồng Dollar giữa
lượng xuất và nhập khẩu, bao gồm tất cả xuất và nhập khẩu tài chính.Nếu số cân đối âm
tức là dòng tiền xuất ra nhiều hơn lượng tiền thu về, và ngược lại.Cán cân thanh toán có
thể được sử dụng như một dấu hiệu ổn định kinh tế và chính trị.
Ví dụ, nếu một quốc gia luôn có cán cân thanh toán quốc tế dương, điều đó có thể
có nghĩa là quốc gia này nhận một nguồn đầu tư ngoại tệ đáng kể. Nó cũng thể cho ta biết

quốc gia này không xuất khẩu nhiều đồng tiền của mình.
Đây chỉ là một chỉ số kinh tế khác cho giá trị tương đối của một quốc gia, cũng như
tất cả các dấu chỉ khác, chúng ta nên thận trọng khi sử dụng. Cán cân thanh toán quốc tế
bao gồm cán cân thương mại, đầu tư từ bên ngoài và đầu tư của người nước ngoài.
Về mặt kế toán, cán cân thanh toán quốc tế tính toán các giao dịch kinh tế của một
quốc gia với các quốc gia khác trong một thời kì nhất định, thường là 1 năm. Cán cân
thanh toán của bất cứ quốc gia nào đều được chia thành 2 loại chính:
- Tài khoản ngắn hạn: biểu diễn giao dịch xuất và nhập khẩu, cộng thu nhập từ du
lịch, lợi nhuận từ nước ngoài, và tiền lãi.
- Tài khoản vốn: biểu diễn tổng tiền gửi ngân hàng, đầu tư bởi những nhà đầu tư cá
nhân, và chứng khoán nợ được bán bởi ngân hàng trung ương hay các cơ quan chính phủ.
Trên góc độ kinh tế học, thặng dư cán cân thanh toán nghĩa là một quốc gia nhận
được nhiều từ thương mại và đầu tư hơn là phải trả cho các quốc gia khác, khiến đồng
tiền của quốc gia này tăng trị so với các quốc gia khác.
Cán cân thanh toán thâm hụt có ảnh hưởng ngược lại, nhập khẩu vượt quá xuất
khẩu, phụ thuộc vào các nhà đầu tư nước ngoài, và một đồng tiền mất giá. Các quốc gia
5
đang có thanh toán thâm hụt phải thay đổi tình thế bằng cách xuất khẩu vàng hoặc dự trữ
ngoại tệ mạnh, như đồng dollar Mỹ, là những đồng tiền được chấp nhận để trả các khoản
nợ quốc tế.
II. Tình hình kinh tế Việt Nam từ 2006 tới nay
1. Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân thời kỳ 2006-2010 đạt
7,02%/năm. Trong 3 khu vực, khu vực nông nghiệp tăng trung bình 3,5%/năm; khu vực
công nghiệp và khu vực dịch vụ đều tăng trung bình trên 7,5%/năm.
Kết quả trên đã đưa GDP năm 2010 (giá so sánh) cao gấp 2 lần so với năm 2000;
GDP năm 2010 (giá thực tế) đạt trên 101 tỷ USD; GDP bình quân đầu người ước đạt
1.160 USD, vượt mục tiêu kế hoạch và đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển có
mức thu nhập trung bình. Ước tính GDP năm 2011 đạt xấp xỉ 119 tỷ USD và GDP bình
quân đầu người sẽ tăng lên mức xấp xỉ 1.300 USD.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 đến nay thấp hơn khá nhiều so
với mức bình quân 7,38%/năm giai đoạn 2000-2005 và có xu hướng giảm dần: từ mức bình
quân 8,34%/năm giai đoạn 2006-2007 xuống mức 6,14%/năm giai đoạn 2008-2010 và đạt
5,89% năm 2011.
Tốc độ tăng trưởng GDP 2000-2011
Đơn vị: %
6
Nguồn: TCTK.
2. Đầu tư và Thương mại
2.1. Đầu tư
2.1.1. Tổng vốn đầu tư và cơ cấu đầu tư
Trong giai đoạn 2006 đến nay, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng Việt
Nam tiếp tục huy động được lượng vốn đầu tư lớn, góp phần vào việc duy trì tốc độ tăng
trưởng ở mức khá cao. Theo số liệu của TCTK, vốn đầu tư toàn xã hội có xu hướng tăng
nhanh qua các năm. Năm 2011, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 877,9 nghìn tỷ đồng, tăng
gấp 2,2 lần so với năm 2006 (398,9 nghìn tỷ đồng)
1
. Với tốc độ tăng cao như vậy, tỷ lệ
vốn đầu tư/GDP tiếp tục duy trì ở mức cao (trên 40%) trong cả giai đoạn 2006-2010; tuy
nhiên, cùng với sự giảm tốc đầu tư theo tinh thần Nghị quyết 11 về giảm tổng cầu nhằm
kiểm soát lạm phát, tỷ lệ này đã giảm mạnh xuống còn 34,6% năm 2011.
Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội/GDP giai đoạn 2006-2011
Đơn vị: %
1
.
7
Nguồn: TCTK.
Về tỷ trọng, mặc dù có xu hướng giảm nhưng khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội (từ mức trung bình 54,1% trong giai đoạn 2000-
2005 xuống 39,1% trong giai đoạn 2006-2010; năm 2011 tỷ trọng này là 38,9%). Đáng chú

ý, tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài nhà nước cũng có xu hướng giảm qua các năm (từ mức
38,1% năm 2006 xuống còn 36,1% năm 2010 và 35,2% năm 2011); trong khi đó, tỷ trọng
của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại có xu hướng tăng (từ mức 16,2% năm 2006 lên
mức 25,9% năm 2011).
Tỷ trọng đầu tư của các khu vực kinh tế trong tổng đầu tư toàn xã hội
giai đoạn 2006-2011
Đơn vị: %
8
Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK.
2.2. Thương mại
2.2.1. Tổng quan hoạt động xuất nhập khẩu
a) Xuất khẩu
Thời kỳ 2006 đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu đạt được những bước tiến mạnh,
một phần nhờ vào việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường quốc tế.
Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu lớn: từ 4 mặt hàng
có kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD năm 2006 đã tăng lên 8 mặt hàng năm 2010. Độ
mở của nền kinh tế trong giai đoạn này có xu hướng tăng, tỷ lệ tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu/GDP năm 2010 ở mức 155,4% và ước đạt 169,8% vào năm 2011.
b) Nhập khẩu
Thời kỳ 2006 đến nay, kim ngạch nhập khẩu có tốc độ tăng cao, đặc biệt trong hai
năm đầu sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO: bình quân đạt 68,5 tỷ
USD/năm, bằng 2,6 lần con số của thời kỳ 5 năm trước và tăng bình quân 18%/năm. Năm
2011, kim ngạch nhập khẩu đạt 105,77 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2010.
9
Nhập siêu giai đoạn 2006-2010 tăng mạnh, bình quân đạt 12,5 tỷ USD/năm, bằng 3,3
lần con số 3,8 tỷ USD của thời kỳ 5 năm trước. Tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu tăng nhanh, từ mức
17,3% của thời kỳ 2001-2005 lên mức 22,3% giai đoạn 2006-2010; tuy nhiên, tỷ lệ này giảm
mạnh trong năm 2011, đạt 9,9%.
Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và nhập siêu giai đoạn 2006-2011
Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK.
3. Lạm phát
Trong giai đoạn 2006 đến nay, lạm phát của Việt Nam nhìn chung đều ở mức 2 con
số (ngoại trừ năm 2009) với mức tăng trung bình là 11,5%/năm, cao gấp hơn 2 lần mức
tăng 5,2%/năm của giai đoạn 2001-2005. Nhìn vào đồ thị có thể thấy, lạm phát trong
vòng hơn 10 năm trở lại đây phân chia thành hai giai đoạn khá rõ nét.
Trong suốt thời gian qua, lạm phát là vấn đề dai dẳng và gây tổn thương nhiều nhất
tới kinh tế Việt Nam khi thường xuyên cao hơn, kéo dài lâu hơn và dao động mạnh hơn
so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
10
Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam giai đoạn 2001 đến nay
Đơn vị: %
Nguồn: TCTK.
4. Thị trường tài chính
4.1. Thị trường chứng khoán
Trong những năm 2006-2007, thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển khá
mạnh. Cả hai chỉ số VnIndex và HnxIndex đều đã đạt đỉnh vào đầu năm 2007 với các
mức lần lượt là 1.158,3 điểm và 459,4 điểm. Giai đoạn tiếp theo, do chịu ảnh hưởng từ
khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như những bất ổn từ kinh tế vĩ mô trong nước, thị
trường đi xuống mạnh trong năm 2008 và nửa đầu năm 2009. Những dấu hiệu phục hồi
được xác lập vào nửa cuối của năm 2009 với mức tăng khá cả về chỉ số cũng như khối
lượng giao dịch, nhưng sau đó thị trường trở lại với sự giằng co với xu thế giảm trong
suốt năm 2010 và giảm mạnh trong 2011.
Chỉ số VnIndex, HnxIndex và khối lượng giao dịch
giai đoạn giai đoạn 2006 đến nay
11
Đơn vị: điểm; triệu cổ phiếu/phiên
4.2. Thị trường tiền tệ: khu vực ngân hàng yếu đi sau nhiều năm tăng trưởng nóng
CSTT trong giai đoạn 2006-2010 có sự mở rộng khá nhanh, cụ thể: tổng phương
tiện thanh toán (M2) tăng bình quân 30,2%/năm, cao hơn mức tăng bình quân 23,2%/năm

giai đoạn 2001-2005; tín dụng cho nền kinh tế tăng bình quân 33,2%/năm, cao hơn mức
tăng bình quân 26,1%/năm của giai đoạn 2001-2005. Theo đó, tỷ lệ M2/GDP đã tăng từ
12
mức 0,97 lần năm 2006 lên đến 1,34 lần năm 2010 - mức cao so với các nước trong khu
vực; tỷ lệ tín dụng/GDP đã tăng từ 0,71 lần năm 2006 lên mức 1,16 lần năm 2010. Việc
mở rộng quá nhanh CSTT trong khi tăng trưởng kinh tế không tương xứng được xem là
một trong những nguyên nhân dẫn đến lạm phát ở Việt Nam.
Tuy nhiên, trong năm 2011, CSTT thắt chặt đột ngột: mức tăng M2 và tín dụng của
cả năm 2011 ước đạt tương ứng dưới 10% và 12-13%, chỉ bằng 1/3 so với mức tăng
trung bình của các năm trước. Có thể thấy, đây là mức thắt chặt chưa từng có từ trước tới
nay, thấp hơn đáng kể so với mức tăng định hướng đã nêu trong Nghị quyết 11 nhằm
hướng tới giảm tổng cầu
2
. Điều này đã góp phần đáng kể vào việc kéo lạm phát (theo
tháng) giảm tương đối nhanh trong nửa cuối năm 2011, từ đó góp phần tăng giá trị VNĐ
và giảm sức ép lên tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, “cú phanh gấp” này cũng tạo ra nhiều rủi
ro cho hệ thống tài chính – ngân hàng và nền kinh tế, cụ thể: các doanh nghiệp gặp nhiều
khó khăn; thanh khoản của các NHTM và các tổ chức kinh tế bị thách thức nghiêm trọng;
thị trường bất động sản và chứng khoán bị đình trệ.
4.3. Thị trường ngoại hối và vàng
Tỷ giá danh nghĩa VND/USD có xu hướng ngày càng tăng cao, đặc biệt trong những
năm cuối của giai đoạn 2006 đến nay. Trong năm 2010, thị trường ngoại hối diễn biến khá
phức tạp. Tỷ giá bán ra tại các NHTM liên tục kịch trần ngay từ đầu năm và sức ép tỷ giá
chỉ nới lỏng (dưới mức trần) đôi chút trong giai đoạn từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 7.
Trong năm 2010, NHNN cũng đã 2 lần điều chỉnh tỷ giá với mức tăng 5,5%. Mặc dù vậy,
những lần điều chỉnh này vẫn không giải tỏa được tâm lý thị trường, do đó vào đầu tháng
2/2011, NHNN phải tiếp tục điều chỉnh với biên độ lớn (tới 9,3%). Kể từ đó đến nay, thị
trường ngoại hối khá ổn định, tỷ giá thị trường tự do đã kéo về sát, thậm chí có thời điểm
còn thấp hơn so với tỷ giá niêm yết của các NHTM.
III. Tình hình cán cân thanh toán quốc tế tại Việt Nam từ 2006 tới

nay
Cán cân vãng lai giai đoạn từ 2006 tới 2011
2
13
Cán cân vãng lai bao gồm: Cán cân thương mại, cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập
và cán cân chuyển giao vãng lai.
Bảng 1. Cán cân vãng lai của Việt Nam giai đoạn 2006-2011
Năm
2
006
2
007
2008
2
009
2
010
201
1
Cán cân
vãng lai (Tỷ
USD)
-
0,16
-
6,99
-
10,79
-
6,1

-
4,3
-
0,7
Phần trăm
so với GDP
(%)
-
0,3
-
9,8
-11,9
-
6,6
-
4,1
-
0,5
Nguồn: IMF Country Report Vietnam No 03/382, 06/423, 07/386, 09/110,
10/281, 12/165.
Cán cân vãng lai nhìn chung trong giai đoạn này ở tình trạng thâm hụt. Trong giai
đoạn từ 2007 tới 2009, cán cân vãng lai thâm hụt trầm trọng do chịu ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới, đặc biệt năm 2008, mức thâm hụt tài khoản vãng lai đạt
mức kỷ lục là 10,79 tỷ USD, chiếm 11,9% GDP, cao nhất trong cả giai đoạn . Nguyên
nhân chính dẫn đến thâm hụt cán cân vãng lai là tình trạng thâm hụt của cán cân thương
14
mại. Ðể hiểu rõ hơn tình hình cán cân vãng lai của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011,
chúng ta sẽ phân tích trạng thái của các cán cân tiểu bộ phận.
1. Cán cân thương mại
Bảng 2. Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2006-2011

Năm
2
006
2
007
2
008
2
009
2
010
2
011
Kim
ngạch xuất
khẩu
Giá trị (Tỷ USD) 3
9,83
4
8,56
6
2,69
5
7,1
7
2,2
9
6,9
Tăng trưởng (%) 2
2,7

2
1,9
2
9,1
-
8,9
2
6,4
3
4,2
Kim
ngạch nhập
khẩu
Giá trị (Tỷ USD) 4
2,6
5
8,92
7
5,47
6
5,4
7
7,3
9
7,4
Tăng trưởng (%) 2
2,1
3
8,3
2

8,1
-
13,3
1
8,3
2
5,9
Cán cân thương mại
(Tỷ USD)
-
2,77
-
10,36
-
12,78
-
8,3
-
5,1
-
0,4
Nguồn: IMF Country Report Vietnam No 03/382, 06/423, 07/386, 09/110, 10/281,
12/165.
15
Việc ra nhập WTO (1/1/2007) đã thay đổi đáng kể kim ngạch xuất nhập khẩu của
Việt Nam trong giai đoạn từ 2007 tới 2011.
Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu năm 2011 tăng gấp 3 lần ( từ 39,83 tỷ USD năm
2006 lên 96,9 tỷ USD năm 2011), kim ngạch nhập khẩu tăng hơn 2 lần ( từ 42,6 tỷ USD
năm 2006 tới 97,4 tỷ USD năm 2011) so với năm 2006 khi chưa ra nhập WTO. Nếu nhìn
vào mức tăng trưởng hàng năm thì có thể thấy kim ngạch xuất khẩu trong cả giai đoạn

tăng nhiều hơn so với kim ngạch nhập khẩu, dễ dàng nhầm tưởng Việt Nam là một nước
xuất siêu. Tuy nhiên, trên thực tế, Việt Nam lại là một nước nhập siêu với cán cân thương
mại thâm hụt trong cả giai đoạn.
Sau khi ra nhập WTO, cân thương mại của Việt Nam thâm hụt rất lớn. Trong đó,
thâm hụt lớn nhất vào năm 2008 với 12.78 tỷ USD, nhưng sau đó mức thâm hụt này liên
tục giảm, tới năm 2011 con số này chỉ là -0,4 tỷ USD.
Năm 2012, cán cân thương mại đã đạt thặng dư 2191 triệu USD trong quý I, 1930
triệu USD trong quý II và tính chung đã thặng dư 4121 triệu USD trong 6 tháng đầu năm
2012, trong khi 6 tháng cùng kỳ năm trước bị thâm hụt 2 tỷ USD
Nguyên nhân của tình trạng thâm hụt:
16
 Nguyên nhân không phải do sự giảm sút trong xuất khẩu mà do nhập khẩu
tăng quá nhanh.
 Giá: giá cả hàng hóa trên thế giới tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng của
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 bắt đầu từ Mỹ và lan rộng ra các nước khác
trên thế giới.
Nếu năm 2007 được gọi là năm của những bất ổn, thì năm 2008 sẽ có tên năm của
những cuộc khủng hoảng.
Khủng hoảng giá lương thực

Đầu năm 2008, thế giới bàng hoàng trước cơn bão có tên là giá lương thực, dù đã
được dự báo. Đã có có ít nhất 37 nước trên thế giới phải đối mặt với tình trạng khủng
hoảng lương thực. Đến những ngày tháng Tư, giá gạo - lương thực chính của hơn nửa
dân số trên toàn thế giới, đột ngột tăng từ 550 USD/tấn lên 760 USD/tấn rồi 1.000
USD/tấn đã khiến hàng triệu người ở châu Mỹ, châu Phi và cả ở châu Á - “vựa lúa của
thế giới” lâm vào cảnh thiếu đói.

Nguồn gạo giảm mạnh, dân số không ngừng tăng

Chính phủ các nước hầu như không thể tiếp tục trợ giá lương thực. Trung Quốc

phải mở kho dự trữ gạo để kiểm soát giá. Nguồn gạo dự trữ của thế giới trong vụ mùa
này hiện đã giảm xuống còn 70 triệu tấn - mức thấp nhất trong vòng 25 năm qua và chưa
17
bằng một nửa lượng gạo dự trữ năm 2000. Thời tiết bất ổn là một trong những yếu tố gây
nên tình trạng này.
Khủng hoảng tài chính

Từ đầu năm đến hết tháng 5, khắp thế giới dường như chỉ tồn tại hai từ “lạm phát”.
Lạm phát tại những quốc gia thuộc khu vực sử dụng đồng Euro đạt mức cao kỷ lục trong
lịch sử. Tại châu Á, lạm phát đã lên tới 7,5% - gần bằng mức cao nhất trong 9 năm qua và
cao gấp hơn 2 lần so với mức 3,6% của một năm trước, mà nguyên nhân chính là giá
năng lượng và giá lương thực tăng cao.


Khủng hoảng tài chính khiến đồng USD ngày càng mất giá

18
Càng về cuối năm, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ bắt nguồn từ việc “vỡ nợ” tín
dụng bất động sản càng chứng tỏ sức tàn phá ghê gớm của với hệ thống tài chính thế giới.
Nước Mỹ chiếm tới 25% GDP của toàn cầu và một tỷ lệ lớn hơn trong các giao dịch tài
chính quốc tế, nên tác động của cuộc khủng hoảng ở Mỹ không chỉ ở trong nước Mỹ mà
còn vượt cả ra ngoài biên giới Mỹ, tác động tới nhiều nền kinh tế khác trên thế giới.
Chính Mỹ rồi lần luợt đến Singapore, Nhật Bản, rồi đến các nước dùng đồng euro cùng
tuyên bố suy thoái. Một loạt các nước phải tung ra những gói hỗ trợ kinh tế nhiều tỷ
USD mà đỉnh điểm là hồi tháng 10, Cục dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng Trung ương
Châu Âu và 4 ngân hàng trung ương các nước khác đã đồng loạt cắt giảm lãi suất, nhằm
giảm ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất từ cuộc Đại suy
thoái năm 1929-1933.
Trong giai đoạn 2008- nay, Thế giới vẫn chưa thoát ra khỏi đáy khủng hoảng và suy
thoái, thêm vào đó là nợ công châu Âu bắt đầu từ Hi Lạp và lan rộng sang các quốc gia

trong khu vực đồng tiền chung. Các cuộc khủng hoảng đã khiến cho giá cả thế giới biến
động lớn, giá cả tăng cao vào đầu năm sau đó giảm mạnh vào những tháng cuối năm.

Mặt hàng xuất khẩu: cơ cấu xuất khẩu mặc dù đã có chuyển biến tích cực
nhưng vẫn dựa chủ yếu vào các sản phẩm thô. Mặc dù xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế
có giảm đi (năm 2011 là 38,87% kim ngạch xuất khẩu so với mức 55,78% năm 2000),
xuất khẩu nhóm hàng chế biến có tăng lên (năm 2011 là 59,92% kim ngạch xuất khẩu so
với mức 44,17% năm 2000) nhưng tạo ra giá trị gia tăng thấp và tỷ trọng nhóm hàng chế
biến vẫn ở mức thấp so với các nước láng giềng (Tổng cục Thống kê, 2011).
Nhiều mặt hàng trong năm 2010 tăng mạnh về số lượng xuất khẩu, giúp tăng trưởng
xuất khẩu và thể hiện được quy mô mở rộng sản xuất. Lượng hàng công nghiệp tăng lên
đã góp phần bù đắp cho lượng hàng khoán sản, dầu thô giảm mạnh (dầu thô và than đá
giảm 3,8 tỷ USD). Giá xuất khẩu năm 2010 của nhiều mặt hàng cũng tăng mạnh, trong
đó nhiều mặt hàng được hưởng lợi từ tăng giá thế giới như gạo, cà phê, cao su, dầu thô,
than….một số hàng hóa tăng giá khá do hàm lượng chế biến tăng lên như dệt may, thủy
sản, gỗ, dây và cáp điện,…
19
 Về mặt hàng nhập khẩu, Việt Nam chủ yếu nhập tư liệu sản xuất. Tư liệu
sản xuất chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong kim ngạch nhập khẩu, lên đến 88%. Một
trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nhập khẩu tư liệu sản xuất quá lớn là cơ cấu
công nghiệp Việt Nam còn mất cân đối và thiếu tính bền vững, đặc biệt là sự yếu kém
của các ngành công nghiệp hỗ trợ. Thêm vào đó, phần lớn các mặt hàng xuất khẩu của
Việt Nam là mặt hàng gia công, bởi thế khi xuất khẩu tăng cũng đồng nghĩa với nguyên,
nhiên vật liệu nhập khẩu cũng tăng theo. Trong số các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của
Việt Nam chủ yếu là sản phẩm đòi hỏi công nghệ kĩ thuật cao. Kim ngạch nhập khẩu các
mặt hàng này tăng nhanh qua các năm đã ảnh hưởng tới trạng thái cán cân thương mại và
cán cân vãng lai.
 Về thị trường xuất khẩu: Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào một nhóm nhỏ
các quốc gia gồm EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ. Việc tập trung vào một số
thị trường làm cho xuất khẩu của Việt Nam rất dễ rủi ro khi có những biến động bất lợi từ

các thị trường này.
Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam trong năm 2008 là Hoa Kỳ đạt 11,6 tỷ
USD, ASEAN đạt 10,2 tỷ USD, EU đạt 10 tỷ USD, Nhật Bản đạt 8,8 tỷ USD. Các thị
trường nhập khẩu của Việt Nam, ASEAN đạt 19,5 tỷ USD, Trung Quốc đạt 15,4 tỷ USD,
EU đạt 5,2 tỷ USD, Nhật Bản đạt 8,3 tỷ USD.
Một thực tế có thể nhận thấy là trong nhiều năm trở lại đây, Việt Nam xuất siêu với
Hoa Kỳ và EU nhưng nhập siêu từ Trung Quốc và các nước ASEAN rất lớn, trong năm
2008, Việt Nam đã nhập siêu hơn 10 tỷ USD với Trung Quốc và hơn 9 tỷ USD với các
nước ASEAN, nguyên nhân là do suy thoái kinh tế thế giới khiến cho thị trường các nước
này cũng bị giảm sút và hàng hóa giá rẻ của các nước này đã ồ ạt nhập khẩu vào Việt
Nam.
Cán cân dịch vụ
Bảng 4. Cán cân dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2000-2011
(Đơn vị: Triệu USD)
Năm 2 2 2 2 2 2
20
006 007 008 009 010 011
Khoản
thu
5
100
6
030
7
041
5
766
7
460
8

879
Khoản
chi
5
108
6
924
7
956
6
895
9
900
1
1859
Dịch vụ
ròng
-
8
-
894
-
915
-
1129
-
2440
-
2980
Nguồn: IMF Country Report Vietnam No 03/382, 06/423, 07/386, 09/110,

10/281,12/165
Tổng cục Thống kê, 2011
Cán cân dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2006-2011 liên tục trong trạng thái thâm
hụt. Trừ năm 2006, cán cân dịch vụ gần đạt trạng thái cân bằng (thâm hụt rất nhỏ, 8 triệu
USD) do những ảnh hưởng tích cực từ chỉ thị về phát triển dịch vụ của Chính phủ năm
2005 nhằm chuẩn bị cho quá trình mở cửa tự do hóa dịch vụ của Việt Nam theo Hiệp định
thương mại Việt - Mỹ và tiến tới gia nhập WTO, từ năm 2007 đến nay, thâm hụt cán cân
dịch vụ ngày càng tăng với tốc độ nhanh mức thâm hụt ở các năm sau đó tăng liên tục,
21
năm 2008 cán cân dịch vụ thâm hụt cao hơn năm 2007 (năm 2007 mức thâm hụt là0,894
tỷ USD năm 2008 là 0,915 tỷ USD, đến năm 2011 mức thâm hụt lớn nhất là 2,98 tỷ USD.
Xuất nhập khẩu dịch vụ năm 2011 đạt 8879 triệu USD, tăng 19% so với năm 2010,
trong đó dịch vụ du lịch đạt 5620 triệu USD, tăng 26,3%; dịch vụ vận tải 2505 triệu USD,
tăng 8,7%. Kim ngạch dịch vụ nhập khẩu năm 2011 ước tính đạt 11859 triệu USD, tăng
19,5% so với năm 2010, trong đó dịch vụ vận tải đạt 8226 triệu USD, tăng 24,7%; dịch
vụ du lịch 1710 triệu USD, tăng 16,3%. Nhập siêu dịch vụ năm 2011 là 2980 triệu USD,
tăng 21,1% so với năm 2010 và bằng 33,6% kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2011.
 Xuất khẩu dịch vụ tuy có tăng nhưng quy mô còn nhỏ, trong khi đó nhập
khẩu dịch vụ lại tăng cao khiến cho nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu, cán cân dịch
vụ luôn ở mức bị thâm hụt.
Nguyên nhân
 Xuất khẩu dịch vụ tăng với quy mô còn nhỏ, nhập khẩu dịch vụ lại tăng cao
 Cơ sở hạ tâng kỹ thuật, các loại hình dịch vụ như vận tải, bảo hiểm, bưu
chính viễn thông, tài chính ngân hàng còn kém.
 Sự cạnh tranh ác liệt của các doanh nghiệp nước ngoài
3. Cán cân thu nhập
Theo nguyên tắc chung của IMF, cán cân thu nhập của Việt Nam bao gồm các
khoản thu nhập của người lao động (các khoản tiền lương, tiền thưởng) và thu nhập của
nhà đầu tư (lãi từ hoạt động đầu tư trực tiếp, gián tiếp) thuộc các đối tượng người Việt
Nam cư trú ở nước ngoài và người không cư trú ở Việt Nam. Nhưng do thiếu sót thống

kê, các số liệu về thu nhập lao động không có sẵn. Do đó, trong cán cân thanh toán quốc
tế của Việt Nam cũng như các nước khác thường chỉ tổng hợp và cung cấp số liệu về thu
nhập ròng nói chung và thu nhập ròng đầu tư.
Bảng 5. Cán cân thu nhập của Việt Nam 2006-2011
(Đơn vị: Tỷ USD)
Năm
2
006
2
007
2
008
2
009
2
010
2
011
Các 0 1 1 0 0 0
22
khoản thu
,67 ,09 ,36 ,8 ,5 ,4
Các
khoản chi
2
,1
3
,26
5
,76

3
,8
5
,0
5
,4
Thu nhập
ròng
-
1,43
-
2,17
-
4,4
-
3,0
-
4,6
-
5,1
Nguồn: IMF Country Report Vietnam No 03/382, 06/423, 07/386, 09/110,
10/281, 12/165.
Cũng giống như cán cân thương mại và cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập luôn ở
mức âm trong cả giai đoạn. Mức thâm hụt nhỏ vào năm 2006 với -1,43 tỷ USD, năm
2011 có mức thâm hụt lớn nhất là 5,1 tỷ USD.
Nguyên nhân
 Thâm hụt cán cân thu nhập gia tăng do phần thu của các hạng mục thu nhập
đầu tư (gồm thu lãi tiền gửi của hệ thống ngân hàng, thu cổ tức từ hoạt động đầu tư trực
tiếp của Việt Nam ra nước ngoài và đầu tư vào chứng khoán do người không cư trú phát
hành) tăng với tốc độ thấp hơn tốc độ tăng chi của các khoản mục này.

23
 Do khó khăn về tài chính, nhiều doanh nghiệp FDI, chi nhánh các công ty
nước ngoài có xu hướng chuyển khoản các khoản lợi nhuận về nước để hỗ trợ công ty
mẹ, làm tăng các khoản chi trong cán cân dịch vụ, vì vậy năm 2007 cán cân thu nhập của
nước ta thâm hụt ở mức cao.
485 Đường Hà Nội - Phường Linh Trung Quận Thủ Đức TP. HCM
Liên tục báo lỗ trong 10 năm tại Việt Nam, nhưng Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc
điều hành Coca Cola Mutar Kent trong buổi trao đổi với báo chí vào năm 2012 đã công
bố, Coca Cola sẽ tiếp tục rót thêm 300 triệu USD vào Việt Nam trong 3 năm tới, đưa tổng
vốn đầu tư vào thị trường này lên nửa tỷ USD trong vòng 5 năm.
Điều đáng ngạc nhiên, dù tăng trưởng vượt mức so với kế hoạch, song nhiều năm
liền, Coca Cola luôn ở trong tình trạng kinh doanh thua lỗ. Số liệu của Cục Thuế
TP.HCM đưa ra cuối năm ngoái cho thấy, số lỗ của Coca Cola luôn ở mức trên 100 tỷ
đồng/năm trong vòng 10 năm qua, có năm gần bằng 1/3 doanh thu. Chẳng hạn, năm
2006, doanh thu 800 tỷ đồng, lỗ 250 tỷ đồng; năm 2007, số lỗ trên doanh thu là 202/857
tỷ đồng; năm 2008 là 127/1.132 tỷ đồng… Tình hình có vẻ đã khá hơn vào năm 2009, khi
chỉ lỗ 72 tỷ đồng, trong khi doanh thu là 1.580 tỷ đồng.
Báo lỗ lớn, nhưng vẫn muốn mở rộng hoạt động đầu tư, sản xuất - kinh doanh. Đó
là nghi án “lỗ giả, lời thật và chuyển giá” mà ngành thuế đã nhiều năm liền đặt ra với
không ít doanh nghiệp FDI.
24
Do Coca-cola Việt Nam trong nhiều năm qua đã lợi dụng “chiêu” nhập nguyên liệu
độc quyền từ công ty mẹ với giá cao, điều các công ty khác không làm được để nâng chi
phí sản xuất nhằm đối phó trong việc nộp khoản tiền thuế khổng lồ.
 Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển, cơ sở hạ tầng còn yếu nên
rất cần nguồn vốn đầu tư thông qua hình thức đầu tư trực tiếp và vay nợ nước ngoài.
Trong khi thu nhập từ đầu tư của Việt Nam không lớn thì việc luồng vốn FDI và vay nợ
nước ngoài thu hút được trong thời gian qua tăng nhanh sau khi Việt Nam gia nhập WTO
sẽ khiến các khoản lãi đến hạn phải trả và các khoản lợi nhuận phải chia cho các nhà đầu
tư nước ngoài tăng mạnh.

 Trong khi người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài đa phần có trình
độ kém, mức thu nhập thấp thì người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam lại có
trình độ cao, tiền công chúng ta phải trả cho họ là rất lớn, điều đó cũng dẫn tới phần nào
sự thâm hụt của cán cân thu nhập.
4. Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều
Bảng 6. Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều của Việt Nam 2000-2011
(Đơn vị: Tỷ USD)
Năm
2
006
2
007
2
008
2
009
2
010
2
011
Chuyển giao
tư nhân (ròng)
3
,80
6
,18
6
,80
6
,02

7
,6
7
,6
Chuyển giao
chính thức (ròng)
0
,25
0
,25
0
,51
0
,4
0
,3
0
,3
Chuyển giao
vãng lai ròng
4
,05
6
,43
7
,31
6
,42
7
,9

7
,9
Nguồn: IMF Country Report Vietnam No 03/382, 06/423, 07/386, 09/110,
10/281, 12/165.
25

×