Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Chính sách đầu tư quốc tế của hàn quốc và bài học cho viêt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.59 KB, 23 trang )

CHUYÊN ĐỀ:
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG CHÍNH SÁCH
ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CỦA HÀN QUỐC
-*-*-*-*-*-
MỤC LỤC
Lời mở đầu 3
1. Tổng quan về Hàn Quốc 4
1.1 Điều kiện tự nhiên- xã hội 4
1.1.1 Đặc điểm địa lý 4
1.1.2 Hệ thống chính trị 4
1.2 Đặc điểm chung về kinh tế Hàn Quốc
2. Chính sách đầu tư quốc tế của Hàn Quốc 5
2.1 Nội dung chính sách 5
2.1.1 Giai đoạn 1960-1975 5
2.1.2 Giai đoạn 1976 đến nay 6
2.2.Đánh giá những thành công và hạn chế trong chính sách đầu tư
quốc tế của Hàn quốc 7
3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 9
Kết luận 10
Phụ lục
Phụ lục 1 Thể chế nhà nước Hàn Quốc 11
Phụ lục 2 Lịch sử và chính sách đối ngoại 13
Phụ lục 3 Các quy định về thương mại, thuế và thanh toán 15
Phụ lục 4 Đặc điểm chung về kinh tế 19
Phụ lục 5 Bối cảnh lịch sử của các giai đoạn trong chính sách
đầu tư quốc tế của hàn quốc 20
Phụ lục 6 Tình hình hoạt động đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước
ngoài của Việt Nam 22
Phụ lục 7 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc
vào Việt Nam 26
Tài liệu tham khảo 28


LỜI NÓI ĐẦU
Sau cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Hàn Quốc là một trong những quốc gia
nghèo nhất trên thế giới. Thu nhập đầu người của Hàn Quốc cuối những năm 50 thấp hơn rất
nhiều so với các nước láng giềng.Tình hình đất nước chỉ thực sự thay đổi khi người dân Hàn
bắt tay vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất vào năm 1962. Ngay sau đó, Hàn Quốc đã
bứt lên bậc thang phát triển một cách thần tốc. Đến năm 1971, Hàn Quốc trở thành nước mới
công nghiệp hóa (NIC); đến năm 1995, tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người (GNP)
của Hàn Quốc vượt 10.000 đô la Mỹ, xuất khẩu đạt 100 tỷ đô la Mỹ. Hàn Quốc trở thành quốc
gia đang phát triển lớn thứ ba sau Trung Quốc, Braxin nếu tính theo quy mô kinh tế GDP. Hàn
Quốc còn là nước sản xuất ô tô lớn thứ năm thế giới, nước xuất khẩu hàng dệt may đứng thứ
ba sau Đức và Italia. Đặc biệt Hàn Quốc được đánh giá là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh
tế cao nhất thế giới từ năm 1980.
Để có được một “kỳ tích sông Hàn” như ngày nay, Hàn Quốc đã phải trải qua cả một
quá trình tìm tòi và thực hiện các chính sách kinh tế trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư,
khoa học công nghệ… Đó là những bài học quý giá, là những kinh nghiệm của nước đi trước
cho các nước đi sau như Việt Nam tham khảo và vận dụng một cách hợp lý với hoàn cảnh đất
nước mình.
Bài tiểu luận chỉ xin trình bày về chính sách đầu tư quốc tế - một bộ phận cấu thành
quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế Hàn Quốc, những thành tựu và vấn đề cần khắc
phục cũng như những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Bài viết gồm 6 trang nội dung và 16 trang phụ lục đính kèm.
1. Tổng quan về Hàn Quốc:
1.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội
1.1.1.Đặc điểm địa lý:
• Vị trí: Hàn Quốc nằm trên Bán đảo Triều Tiên, trải dài 1.000 km từ bắc tới nam, ở phần
đông bắc của lục địa Châu Á, hải phận của bán đảo tiếp giáp với phần cực tây của Thái Bình
Dương. Ngoài bán đảo chính còn có hơn 3.200 đảo nhỏ.
• Diện tích: 99.720 km2 (diện tích đất liền: 96.920 km2, diện tích mặt nước: 2.800 km2)
• Đường bờ biển: 2.413 km
• Thủ đô: Seoul

• Ngôn ngữ: tiếng Hàn Quốc
• Khí hậu: khí hậu ôn đới, có 4 mùa rõ rệt. Mùa xuân và mùa thu khá ngắn, mùa hè nóng
và ẩm ướt, mùa đông thì lạnh, khô và tuyết rơi nhiều.
• Dân số: 48,6 triệu người
• Tỷ lệ tăng dân số: 0,26 %
1.1.2.Hệ thống chính trị:
• Tên đầy đủ: Đại Hàn Dân Quốc
• Thể chế chính trị: Cộng hòa
• Đứng đầu nhà nước: Tổng thống Lee Myung-bak (từ tháng 2/2008)
• Đứng đầu chính phủ: Thủ tướng Han Seong-soo (từ tháng 2/2008)
• Chủ tịch Quốc hội: Kim Hyong O (từ tháng 7/2008)
• Thể chế nhà nước: Nền chính trị Hàn Quốc theo chế độ Cộng hoà, tam quyền phân lập
(xem thêm Phụ lục 1, trang 11)
Sơ lược về Lịch sử và chính sách đối ngoại của Hàn Quốc (xem Phụ lục 2, trang 13)
1.2. Đặc điểm chung về kinh tế:
• GDP: 832,5 tỷ USD( 2011)
• GDP/ người: 28.100 USD/ năm( 2011)
• Tỷ lệ tăng trưởng GDP: 0,8% ( quý 3/2011)
• GDP chia theo ngành(hình bên- xem thêm phụ lục 4, trang 19)
2. Chính sách đầu tư quốc tế của Hàn Quốc:
2.1.Nội dung chính sách:
Chính sách đầu tư quốc tế của Hàn Quốc được chia làm nhiều giai đoạn. Ứng với mỗi
giai đoạn, Hàn Quốc thực hiện các mô hình chiến lược khác nhau phù hợp với điều kiện từng
thời kỳ( xem thêm phụ lục 5, trang 20)Ta có thể chia làm 2 giai đoạn chính như sau:
2.1.1.Giai đoạn 1960-1975:
Mô hình chính sách: Hàn Quốc thực hiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài nhằm tăng cường nguồn vốn để phát triển các công ty và nền sản xuất trong nước. Cụ
thể:
• Những năm 1960: Tập trung thu hút viện trợ của nước ngoài và vay nợ để phục hồi nền

kinh tế.
• Cuối những năm 1960-1975: khuyến khích thu hút FDI với các biện pháp thực hiện:
• Năm 1960, chính phủ Hàn Quốc ban hành luật khuyến khích đầu tư nước ngoài và đến
tháng 7 năm 1962 luật đặc biệt khuyến khích vốn đầu tư dài hạn bắt đầu có hiệu lực. Tuy nhiên
Hàn quốc mới chỉ khuyến khích đầu tư nước ngoài vào một số ngành, lĩnh vực nhất định như:
công nghiệp đóng tàu, hoá dầu, ô tô,… và hạn chế đầu tư nước ngoài vào vào các nhiều lĩnh vực
như: viễn thông, ngân hàng tài chính, Ngoài ra chính phủ cũng chỉ cho phép các nhà đầu tư
nước ngoài chỉ đựơc góp vốn dưới 50% trong các công ty liên doanh.
• Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện các cải cách trong bộ máy nhà nước, nâng cao chất
lượng làm việc của chính phủ; sắp xếp và cải tổ lại cơ cấu tổ chức, cách thức làm việc theo
hướng giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà, phù hợp với nguyên tắc quốc tế, đồng thời, phải
chú trọng cung cấp thêm thông tin cho các nhà đầu tư nước ngoài.
• Để đẩy mạnh phát triển nền kinh tế công nghiệp hóa, Luật ngân hàng Hàn Quốc đã có
hiệu lực. Năm 1967, để khuyến khích xuất khẩu và khuyến khích ngân hàng nước ngoài đầu tư
vào Hàn Quốc, chính phủ đã cho phép thành lập ngân hàng ngoại hối và ngân hàng xuất nhập
khẩu. Ngân hàng trở thành kênh cung ứng vốn quan trọng cho nền kinh tế, năm 1960, tín dụng
ngân hàng cung ứng vốn cho nền kinh tế là 30% đến thập niên 90 con số này tăng lên đến 60%.
Hơn nữa, Hàn Quốc đã tự do hóa hệ thống tài chính của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho các
nhà đầu tư tiếp cận được với các nguồn vốn dễ dàng hơn.
• Hàn Quốc còn cho phép khu vực tư nhân tham gia thu hút đầu tư nước ngoài. Đầu những
năm 1970, chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc nhằm có được những
kỹ thuật tiên tiến phục vụ sự chuyển đổi cơ cấu công nghiệp từ các ngành sử dụng nhiều lao
động sang các ngành tập trung vốn và công nghệ. Từ đó, FDI vào Hàn Quốc tăng rất nhanh.
2.1.2.Giai đoạn 2: 1976 – nay
Mô hình chính sách: Kết hợp khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài và hỗ trợ đầu tư
ra nước ngoài. Các biện pháp thực hiện:
• Tiếp tục thực hiện các biện pháp thu hút vốn FDI
• Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài đã được thông qua vào ngày 2/9/1998 nhằm tạo
môi trường đầu tư nước ngoài hấp dẫn hơn với các tiện ích như: các ưu đãi về thuế, quy trình,
thủ tục hành chính đơn giản, các dịch vụ hỗ trợ, cũng như đào tạo nhân lực…Đối với các nhà

đâu tư công nghệ cao, thời gian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được tăng từ 8 năm lên 10
năm. Các thủ tục hành chính rườm rà, trước kia từng làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài,
nay được xóa bỏ, hoặc đơn giản hóa.
• Chính phủ đã thực hiện chính sách mở cửa cho đầu tư nước ngoài đối với hầu hết các lĩnh
vực của thị trường trong nước. Chỉ còn 21 lĩnh vực trong tổng số 195 lĩnh vực kinh tế vẫn còn
đóng cửa, 7 lĩnh vực trong số đó chỉ bị đóng cửa một phần. Như vậy, chính phủ đã tự do hóa
trên 98% nền kinh tế. 2% còn lại là các lĩnh vực thuộc an ninh quốc gia, tài sản văn hóa hoặc
công việc làm ăn của các nông dân nhỏ lẻ.
• Từ năm 1986, nền kinh tế Hàn Quốc đã thặng dư thương mại và do đó FDI ra nước ngoài
được khuyến khích tích cực hơn. Chính phủ Hàn Quốc đã nới lỏng hầu hết các quy định liên
quan đến FDI ra nước ngoài bao gồm cả mức trần đầu tư cho các nhà đầu tư. Năm 2003, một
thực thi mới pháp lệnh về luật thương mại nước ngoài được thành lập, trong đó bao gồm hỗ trợ
cho ra nước ngoài FDI của các công ty Hàn Quốc bằng cách giải quyết những trở ngại phải đối
mặt với các công ty Hàn Quốc hoạt động ở nước ngoài
• Từ 1991 đến nay, chính phủ đã mở rộng vai trò hoạt động của các tổ chức xúc tiến
thương mại và đầu tư nhằm hỗ trợ tích cực hơn cho các công ty Hàn quốc đầu tư ra nước ngoài
thông qua việc cung cấp thông tin về thị trường đầu tư, đặc biệt với những nước mà Hàn quốc
chưa có quan hệ ngoại giao.
• Trong việc cải cách hành chính, chính phủ đã uỷ quyền phê chuẩn cấp giấy phép đầu tư
cho ngân hàng Hàn quốc đối với những dự án có quy mô vốn từ 100.000 USD trở xuống, còn
những dự án trên mức đó thì vẫn do chính phủ xem xét và phê duyệt.
• Chính phủ Hàn quốc đã thành lập các uỷ ban hợp tác đầu tư song phương và hiệp hội các
nhà đầu tư Hàn Quốc nhằm hỗ trợ tích cực hơn cho các công ty Hàn quốc đầu tư ra nước ngoài
bằng cách hàng năm tổ chức các diễn đàn gặp mặt giữa uỷ ban, hiệp hội, các nhà đầu tư, nhằm
đánh giá và nắm bắt những vướng mắc, khó khăn của các nhà đầu tư ở thị trường nước ngoài để
có các biện pháp khắc phục, giải quyết kịp thời.
2.2.Đánh giá những thành công và hạn chế trong chính sách đầu tư quốc tế của Hàn
quốc:
 Thành công:
Giai đoạn 1976-1979 là thời kỳ xuất phát về vốn đầu tư ra nước ngoài của Hàn quốc, đầu

tư vào thương mại, xây dựng phát triển nhanh do quy mô buôn bán được mở rộng ra toàn cầu.
Năm 1977: lần đầu tiên Hàn quốc dư thừa tài khoản hiện hành với tổng vốn đầu tư nước ngoài
là 77 triệu USD.
Năm 1986 Hàn quốc rơi vào tình trạng dư thừa ngoại tệ, giá nhân công trong nước tăng
vọt là cho chi phí sản xuất trong nước tăng theo. Trước tình hình đó các công ty Hàn quốc đựơc
khuyến khích đầu tư ra nước ngoài mạnh mẽ. Tất cả các ràng buộc về vốn đầu tư, các quyết định
khác đối với các công ty đầu tư ra nước ngoài đều đựơc dỡ bỏ.
Chính sách đối ngoại đa dạng hoá, đa phương hoá, hợp tác khu vực và tiến tới toàn cầu
hoá đã là động lực thúc đẩy nguồn vốn đầu tư ở Hàn Quốc ngày càng tăng. Giữa những năm
1980 đầu tư ra nước ngoài tăng đột ngột: 1,2 tỉ USD (1988) năm 1995 đạt xấp xỉ 2,9 tỉ USD.
Những năm đầu của thế kỷ 21, đầu tư của Hàn quốc ra nước ngoài lại tiếp tục tăng trưởng
mạnh mẽ. Năm 2005 đã đạt 40,3 tỉ USD tăng hơn 10 tỉ USD so với năm 2002, năm 2006 đã
vượt ngưỡng 100 tỉ USD và dự đoán con số này trong những năm tới còn mạnh mẽ hơn nữa.
Trong đó có đến 2/3 là đầu tư của các tập đoàn lớn, tiếp sau đó là các công ty vừa và nhỏ.
 Hạn chế:
Đặc trưng của nền kinh tế Hàn quốc hiện đại đó là sự thống trị của các Chaebol. Đó là bộ
xương sống của nền kinh tế, tiếp thu công nghệ tiên tiến từ các quốc gia phát triển và có sức
cạnh tranh quốc tế trong một số ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiêp chế tạo, điện tử; các
Chaebol này không chỉ gây ảnh hưởng trong nước mà còn trên phạm vi toàn cầu với hàng trăm
chi nhánh nước ngoài và số tài sản vài chục tỉ USD. Tuy nhiên những Chaebol này lại là con dao
hai lưỡi vì một mặt nó là động lực cho phát triển kinh tế, mặt khác nó lại gây những ảnh hưởng
xấu đến môi trường kinh doanh và môi trường xã hội Hàn quốc. Điều đó thể hiện ở chỗ chính
phủ Hàn quốc đã hầu như mất khả năng khiểm soát mối quan hệ kinh tế trong các Chaebol. Do
đó năm 1997-1998 việc Hàn quốc lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trầm trọng đã dẫn
tới sự phá sản hàng loạt các Chaebol này. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện các chính sách
khác, Hàn quốc cũng vấp phải không ít sai lầm nhưng sau đó đã nhanh chóng nhận thức lại để
điều chỉnh, sửa sai.
3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:
Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc thu hút và sử dụng có hiệu
quả vốn đầu trực tiếp nước ngoài từ năm 1987 đến nay và ta có thể nhận thấy xu hướng mới

đang trỗi dậy vài năm trở lại đây,đó là sự gia tăng dòng vốn đầu tư ra nước ngoài (xem thêm phụ
lục 6, trang 22). Tuy nhiên,trong việc thực hiện chính sách đầu tư quốc tế,Việt Nam vẫn gặp
phải một số vấn để như làm sao để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế còn
đang tồn tại.Từ thành công của Hàn Quốc trong việc thực hiện chính sách đầu tư quốc tế,Việt
Nam có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình:
• Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng đầy đủ hơn, đồng bộ hơn,
nhất quán hơn và minh bạch hơn.Cải cách cơ chế quản lý theo hướng đơn giản gọn nhẹ, tạo điều
kiện thuận lợi nhất, thông thoáng nhất cho các hoạt động kinh tế.
• Chuyển từ chiến lược thu hút FDI thiên về số lượng sang chú trọng hơn về chất lượng,
tập trung vào tác động của FDI đến nền kinh tế nội địa, có chính sách thu hút, sử dụng và quản
lý FDI phù hợp hơn, hiệu quả hơn.
• Đổi mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có đội ngũ cán bộ hoạt động
trên lĩnh vực hợp tác và đầu tư quốc tế.
• Mở rộng lĩnh vực cho phép đàu tư nươc ngoài. Cần thu hút FDI hơn nữa vào những
nghành Việt Nam có lợi thế như nông-thủy sản, …tạo cơ hội cho những ngành đó phát triển
hơn.
• Cơ quan Xúc tiến Đầu tư và Thương mại Hàn Quốc (KOTRA) hoạt động rất hiệu quả
trong việc thu hút FDI và hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài. Việt Nam cũng đã thành lập Cục Xúc tiến
Thương mại (VIETRADE) và Cục Đầu tư nước ngoài(FIA) nhưng hoạt động không được như
mong đợi, vì vậy cần học hỏi kinh nghiệm của KOTRA để đạt hiệu quả hơn.
• Chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng, giải quyết các vấn đề về ách tắc giao thông, đường, cảng, tình
trạng thiếu điện, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải thiện chất lượng lao động Khi
đó, dòng vốn FDI chất lượng cao hơn, có sức lan tỏa tốt tới nền kinh tế Việt Nam sẽ đến.
Liên hệ thực tế tình trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam( xem phụ lục
7, trang 26)
KẾT LUẬN
Việc thực hiện thành công chính sách đầu tư quốc tế đã góp phân không nhỏ trong sự
phát triển kinh tế của Hàn Quốc. FDI đã đóng góp đáng kể, giúp Hàn Quốc trở thành một quốc
gia phát triển. Về phần mình, sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đầu tư quốc tế,Việt Nam
cũng đã có những thành tựu nhất định. Nhưng để chính sách đầu tư quốc tế thành công hơn nữa,

Việt Nam cần học hỏi những bài học trong việc thu hút, sử dụng và quản lý FDI của Hàn Quốc.
Ở Việt Nam, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài thiên về số lượng tuy mang lại nguồn vốn FDI
lớn,đóng vai trò trụ cột trong việc đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế nhưng chỉ là trong ngắn
hạn và phát triển không bền vững. Định hướng chuyển từ chiến lược thu hút FDI thiên về số
lượng sang chú trọng hơn về chất lượng, tập trung vào tác động của FDI đến nền kinh tế nội địa
của Việt Nam có thể nói là đúng đắn, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, ở Việt
Nam, xu hướng đầu tư ra nước ngoài gia tăng trong thời gian gần đây cũng cần được sự quan
tâm, thúc đẩy và hỗ trợ của Nhà nước và các cơ quan chức năng. Làm được những điều đó, hoạt
động đầu tư quốc tế của Việt Nam chắc chắn sẽ gặt hái được thành công và có đóng góp lớn
trong sự phát triển kinh tế đất nước.
• Phụ lục 1: Thể chế nhà nước Hàn Quốc
Hiến pháp Hàn Quốc ban hành lần đầu tiên ngày 17/7/1948 quy định nền chính trị Hàn
Quốc theo chế độ Cộng hoà, tam quyền phân lập. Chính phủ thực hiện ba chức năng Lập pháp,
Hành pháp và Tư pháp. Quốc hội và Tổng thống do dân bầu trực tiếp, Thủ tướng và Chánh án
Toà án tối cao do Tổng thống chỉ định và Quốc hội thông qua (trong vòng 20 ngày).
• Quyền Hành pháp: Tổng thống là người đứng đầu cơ quan hành pháp. Dưới hệ thống
chính trị hiện nay, Tổng thống giữ vai trò chủ yếu. Trước hết, Tổng thống là người đứng đầu
quốc gia, tượng trưng và đại diện cho toàn thể dân tộc trong hệ thống chính phủ và trong quan
hệ đối ngoại. Tổng thống là người điều hành tối cao ban hành các bộ luật được cơ quan lập pháp
thông qua, đồng thời ban bố các lệnh và sắc lệnh để thực thi pháp luật. Tổng thống có đầy đủ
quyền điều hành Hội đồng Nhà nước, những cơ quan cố vấn và cơ quan hành pháp. Tổng thống
có quyền chỉ định các viên chức, trong đó có Thủ tướng và người đứng đầu các cơ quan hành
pháp. Tổng thống cũng là Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang. Ông có quyền lực rộng rãi đối với
các chính sách quân sự, bao gồm cả quyền tuyên bố chiến tranh. Tổng thống là nhà ngoại giao
đứng đầu và là người vạch định chính sách ngoại giao. Tổng thống là người có quyền chỉ định
hoặc cử các đặc phái viên ngoại giao và ký kết hiệp ước với các quốc gia trên thế giới.Tổng
thống là người hoạch định chính sách và người làm luật chủ yếu. Tổng thống có thể đề xuất
những dự thảo luật lên Quốc hội hoặc có thể đích thân hoặc qua giấy tờ trình bày quan điểm của
mình lên cơ quan lập pháp. Tổng thống không thể giải tán Quốc hội, nhưng Quốc hội có thể
buộc Tổng thống chịu trách nhiệm cuối cùng đối với Hiến pháp bằng một quá trình không thừa

nhận. Một số cơ quan giúp Tổng thống là các Hội đồng và Uỷ ban, Tổng thống chỉ giữ một
nhiệm kỳ 5 năm.
• Quyền Lập pháp: Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội. Là cơ quan lập pháp, Quốc hội Hàn
Quốc chỉ có một viện, gồm 273 ghế. Nghị sỹ Quốc hội Hàn Quốc được bầu theo nguyên tắc đầu
phiếu phổ thông, có nhiệm kỳ 04 năm.
• Quyền Tư pháp: Hàn Quốc thực hiện chế độ tư pháp ba cấp gồm Toà án Tối cao, ba toà
Thượng thẩm và các Toà án Quận ở các thành phố lớn. Toà án Tối cao xem xét và thông qua
những quyết định cuối cùng những sự chống án đối với các quyết định của các Toà Thượng
thẩm, quyết định của Toà án Tối cao là cuối cùng không được tranh cãi.
Các đảng phái chính trị: Ngoài Đảng cầm quyền đại dân tộc (chiếm hơn 50% số ghế trong
Quốc hội) còn có các đảng khác như: Dân chủ, Tân tiến và Sáng tạo, Dân chủ Lao động, Liên
minh than Pac Kưn Hê, Hàn Quốc sáng tạo và Tiến bộ tân đảng.
• Phụ lục 2: Lịch sử và chính sách đối ngoại
• Sơ lược về lịch sử
Trước năm 1945, Hàn Quốc hay Triều Tiên chỉ là tên gọi khác nhau của bán đảo Triều
Tiên. Đất nước này có khoảng 5.000 năm lịch sử. Tổ tiên của người Triều Tiên là những người
thuộc các bộ lạc Mông Cổ di cư từ vùng Trung Á đến bán đảo.
Năm 2333 trước Công nguyên, nước Cổ Triều Tiên (Ko Choson) ra đời, lấy Bình
Nhưỡng làm trung tâm, bao gồm cả vùng Mãn Châu, Hoa Đông (Trung Quốc) và bán đảo Triều
Tiên. Nhà nước này tồn tại khoảng 1000 năm, liên tiếp bị nhà Chu, nhà Hán xâm lược.
Từ năm 57 trước công nguyên, 3 nhà nước phong kiến mới lần lượt hình thành là
Koguryo (bao gồm phía bắc bán đảo và vùng Mãn Châu Trung Quốc), Paekche và Shilla (phía
nam bán đảo). Thời đại Tam quốc này kéo dài 700 năm. Năm 668, Shilla thôn tính Kokuryo và
Paekche, lập nên triều đại Shilla thống nhất trên bán đảo, kéo dài gần 3 thế kỷ (668-918). Từ
918-1392 vua Wang Kon sáng lập ra nhà nước Koryo (Cao Ly, nhà Vương), lấy Thủ đô là
Kaeseong. Từ 1392-1910 vua Ly Song Gye sáng lập ra nhà nước Choson (Triều Tiên, nhà Lý),
rời đô về Seoul (1394), vua Sejong (triều vua thứ tư) đã sáng tạo ra bảng chữ cái tiếng Triều
Tiên mà ngày nay vẫn đang dùng. Nước Triều Tiên được thế giới biết đến từ triều đại Koryo.
Tên nước Koryo được phiên âm quốc tế thành KOREA.
Cuối thế kỷ 19, bán đảo Triều Tiên bị các nước lớn Trung Quốc, Nga, Nhật Bản tranh

giành nhau. Năm 1910, Nhật Bản thôn tính Bán đảo. Năm 1945, Bán đảo được giải phóng,
nhưng đất nước bị chia cắt, hình thành hai nhà nước theo hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau:
Phía Nam gọi là Đại Hàn Dân Quốc gọi tắt là Hàn Quốc, tên tiếng Anh là Republic of Korea
(ngày 15 tháng 8 năm 1948, Tổng thống là Lý Thừa Vãn) và CHDCND Triều Tiên ở phía Bắc
(ngày 09 tháng 9 năm 1948, Chủ tịch nước là Kim Nhật Thành), tên tiếng Anh là Democratic
People’s Republic of Korea lấy vĩ tuyến 380 Bắc làm ranh giới. Cuộc chiến tranh Triều Tiên
1950-1953 đã không làm thay đổi được cục diện trên bán đảo, vĩ tuyến 38 trở thành đường ranh
giới quân sự cho đến ngày này.
• Chính sách đối ngoại:
Hàn Quốc là thành viên Liên Hợp Quốc (tháng 9/1991), tham gia Tổ chức Hợp tác và
phát triển kinh tế (OECD năm 1996), là thành viên của WTO, ASEM, APEC
 Với Mỹ: Hàn Quốc coi quan hệ đồng minh với Mỹ là quan trọng hàng đầu vì lý do an
ninh và phát triển kinh tế. Năm 1954, ký Hiệp ước An ninh chung Hàn Quốc - Mỹ, tiếp tục duy
trì đến nay. Hiện nay, Mỹ đang duy trì lực lượng gồm 37 nghìn quân đóng tại Hàn Quốc nhưng
đang có kế hoạch rút 12.500 quân (khoảng 1/3) khỏi Hàn Quốc trong vài năm tới.
 Với Nhật Bản : Hai nước bình thường hoá quan hệ năm 1965 (Nhật Bản bồi thường cho
Hàn Quốc 500 triệu USD); Nhật Bản là bạn hàng và hợp tác kinh tế số 3 của Hàn Quốc.
 Với Trung Quốc: Trước năm 1992, Hàn Quốc vẫn duy trì quan hệ với Đài Loan. Sau khi
lập quan hệ ngoại giao, Trung Quốc đã vươn lên trở thành đối tác kinh tế lớn thứ 2 của Hàn
Quốc (vượt Nhật Bản). Hàn Quốc coi trọng vai trò của Trung Quốc đối với khu vực, đặc biệt là
trong việc giải quyết vấn đề Bán đảo Triều Tiên.
 Với Nga: Trong những năm gần đây, Hàn Quốc và Nga trao đổi nhiều đoàn cấp cao, Nga
muốn đóng vai trò tích cực hơn tại bán đảo Triều Tiên.
 Với ASEAN: Hàn Quốc coi trọng quan hệ với tổ chức ASEAN và các nước Đông Nam
Á, hoạt động tích cực trong khuôn khổ cơ chế ASEAN + 1, ASEAN + 3 và Diễn đàn An ninh
khu vực (ARF).
Đến nay, Hàn Quốc đã có quan hệ ngoại giao với 183 nước trong số 191 nước trên thế
giới. Ngày 21/10/1996, Hàn Quốc trở thành thành viên thứ 29 của OECD (tổ chức của các nước
công nghiệp tiên tiến). Hàn Quốc đăng cai Hội nghị thượng đỉnh ASEM III năm 2000, được bầu
làm Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khoá 56 (9/2001-9/2002), đăng cai chung với Nhật Bản World

Cup 2002, đăng cai ASIAD-14 Busan 2002, tổ chức Hội nghị cấp cao APEC 2005.
• Phụ lục 3: Các quy định về thương mại, thuế và thanh toán:
A. Quy định về thương mại
Ngoại thương Hàn Quốc được điều tiết bởi nhiều đạo luật khác nhau bao gồm Luật Ngoại
thương chi phối hoạt động xuất nhập khẩu, Luật Hải quan điều chỉnh việc thông quan và thu
thuế, Luật Ngoại hối quy định các vấn đề về giao dịch ngoại tệ như thanh toán các khoản xuất
hay nhập khẩu. Các đạo luật này cùng với những quy định về thương mại khác đều nhằm mục
đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch thương mại với Hàn Quốc.
Luật Ngoại Thương có hiệu lực từ ngày 1/7/1987 là sự tổng hợp đúc kết và hoàn chỉnh
của ba đạo luật ra đời trước đó-Luật liên kết xuất khẩu năm 1961, Luật Giao dịch thương mại
năm 1967 và Luật Xúc tiến xuất khẩu thiết bị năm 1978. Mục tiêu của đạo luật mới này là cung
cấp một hệ thống mới áp dụng trong kinh doanh. Hệ thống như vậy sẽ cho phép chính phủ xử lý
tốt hơn trong môi trường kinh doanh ngày càng năng động trong và ngoài nước.
• Những điều khoản chính trong bộ luật mới bao gồm:
 Công bố việc từng bước chuyển sang một nền thương mại mở và tự do.
 Xóa bỏ dần những rào cản trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
 Bảo vệ hoạt động kinh doanh công bằng.
• Bộ Luật Hải Quan
Luật Hải quan bao gồm những quy định về các hệ thống và thủ tục hải quan có liên quan
tới phương tiện vận tải, khu ngoại quan, vận chuyển, thông quan…nhằm quản lý hàng hóa nước
ngoài và đồng thời ngăn chặn tình trạng buôn lậu.
Thông qua việc mở ra các dịch vụ hỗ trợ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu và hành
khách vô cùng đa dạng, các hoạt động quản lý và giám sát, đảm bảo ngân sách nhà nước, kiểm
soát hợp lý hàng hóa ngoại quan và hợp tác quốc tế, hải quan Hàn Quốc đã và đang góp phần
phát triển nền kinh tế quốc gia đồng thời thúc đẩy mậu dịch quốc tế.
B. Chính sách thuế: Hệ thống thuế Hàn Quốc bao gồm thuế quốc gia và thuế địa
phương.
 Thuế quốc gia
 Thuế trực thu: thuế thu nhập, thuế doanh nghiệp, thuế lợi tức đất đai dôi ra, thuế di sản,
thuế quà biếu, thuế định giá lại tài sản, và thuế lợi tức phụ.

 Thuế gián thu: thuế trị giá gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế cá nhân, thuế đánh vào
một số mặt hàng đặc biệt (như rượu, bia, thuốc lá ), thuế giao dịch (như thuế tem, thuế giao dịch
chứng khoán).
 Các loại thuế khác: thuế hải quan, thuế giáo dục, thuế giao thông và thuế đặc biệt dành
cho phát triển nông thôn.
 Thuế địa phương
 Thuế tỉnh: thuế sở hữu, thuế trước bạ, thuế cạnh tranh, thuế môn bài, thuế quy hoạch đô
thị, thuế công trình công cộng và thuế phát triển khu vực.
 Thuế thành phố và hạt: thuế định cư, thuế bất động sản, thuế xe ô tô, thuế đất canh tác,
thuế sát sinh, thuế tiêu thụ thuốc lá, thuế đất tổng hợp, thuế nhiên liệu moto, thuế quy hoạch đô
thị, thuế nhà xưởng.
• Hệ thống hỗ trợ thuế cho các doanh nghiệp nước ngoài
Luật khuyến khích vốn nước ngoài của Hàn Quốc đã quy định hàng loạt hệ thống hỗ trợ
thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ tiên tiến và đưa vốn đầu tư
nước ngoài vào. Sau đây là những lợi ích mà doanh nghiệp nước ngoài được hưởng:
Hỗ trợ cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
• Miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
• Miễn hoặc giảm thuế sở hữu, thuế tài sản, thuế đăng ký kinh doanh và thuế đất tổng hợp.
• Miễn hoặc giảm thuế hải quan, thuế lũy tiến đặc biệt và thuế trị giá gia tăng đối với hàng
hóa là tư liệu sản xuất.
Hỗ trợ cho nhà đầu tư nước ngoài
• Miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trên cơ sở thu nhập cổ tức.
Hỗ trợ cho những người chuyển giao công nghệ tiên tiến
• Miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tiền bản quyền sáng chế công nghệ
tiên tiến.
Những doanh nghiệp được hưởng ưu đãi:
• Các doanh nghiệp có công nghệ cao.
• Các doanh nghiệp trong khu vực đầu tư nước ngoài và khu kinh tế tự do.
• Các doanh nghiệp có các dự án phát triển hoạt động trong khu kinh tế tự do hoặc trong
khu vực xúc tiến đầu tư Jeju.

• Các doanh nghiệp khác cần thiết cho việc thu hút đầu tư nước ngoài;
• Hơn nữa, các ưu đãi thuế được dành cho công nghệ cần thiết cho việc cải tiến cơ cấu
công nghiệp và nâng cao khả năng cạnh tranh ngành công nghiệp, công nghệ phải có tuổi thọ 3
năm và được chế tạo trong nước. Mức thuế là 100% được miễn trừ từ 3-7 năm đầu và miễn giảm
50% trong 2-3 năm tiếp theo tuỳ thuộc vào loại doanh nghiệp và loại công nghệ.
• Phương thức miễn giảm: Theo luật khuyến khích vốn nước ngoài, thuế công ty chỉ được
miễn đối với thu nhập của các doanh nghiệp được chấp nhận. Thu nhập từ việc thanh lý, đất đai,
thuế lũy tiến đặc biệt do chuyển khoản, thuế phụ thu và thu nhập không được công nhận thì
không được miễn thuế.
• Xin miễn giảm: Các doanh nhgiệp có vốn đầu tư nước ngoài muốn xin miễn giảm thuế
phải nộp đơn cho Bộ trưởng Tài chính và Kinh tế. Những công ty nào không xin miễn thuế thì
không đuợc hưởng ưu đãi này. Đơn xin có thể nộp trước khi năm tài chính kết thúc đối với thuế
thu nhập và thuế công ty trong đó tính luôn ngày doanh nghiệp bắt đầu hoạt động.
• Quyết định miễn giảm thuế: Bộ trưởng Tài chính và Kinh tế sẽ đưa ra quyết dịnh về việc
miễn giảm thuế trong vòng 60 ngày kể từ ngày nộp đơn xin, sau khi đã tham khảo ý kiến các Bộ
trưởng Bộ Nội Vụ và Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Ủy ban Thẩm Định dự án có vốn
đầu tư nước ngoài đã kiểm tra.
C. Những qui định về hệ thống thanh toán:
• Thanh toán tiền hàng: xác nhận của chủ tịch trụ sở chính ngân hàng ngoại hối.
• Thanh toán phí dịch vụ: xác nhận của chủ tịch ngân hàng ngoại hối, xác nhận của chủ
tịch trụ sở chính ngân hàng ngoại hối, giấy phép của thống đốc ngân hàng trung ương Hàn
Quốc.
• Thanh toán các khoản thông thường khác: xác nhận của chủ tịch ngân hàng ngoại hối,
xác nhận của chủ tịch trụ sở chính ngân hàng ngoại hối.
• Giao dịch tư bản liên quan đến thanh toán: xác nhận của chủ tịch ngân hàng ngoại hối,
xác nhận của chủ tịch trụ sở chính ngân hàng ngoại hối, giấy phép của thống đốc ngân hàng
trung ương Hàn Quốc.
• Thanh toán thường xuyên: các vụ giao dịch phải được xác nhận bởi các ngân hàng ngoại
hối và báo cáo cho người quản lý phòng thuế ( trên 10.000 USD/năm), giấy phép của thống đốc
ngân hàng trung ương Hàn Quốc, trừ quà biếu, hàng quyên góp, cứu trợ.

• Phụ lục 4: Đặc điểm chung về kinh tế
• Ngân sách: Thu 199,9 tỉ USD
Chi 213,7 tỉ USD
• Lực lượng lao động: 24,4 triệu người
 Tỷ lệ thất nghiệp: 3,7 %
 Tỷ lệ lạm phát: 2,8%
• Tỷ giá hối đoái so với đồng đô la Mỹ: 1 USD =150,8 KRW (Won)
• Kim ngạch xuất khẩu: 373,6 tỷ USD
• Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: Thiết bị bán dẫn, thiết bị viễn thông không dây, ô tô,
máy tính, thép, tàu biển, hoá dầu
• Các đối tác xuất khẩu: Trung Quốc (21,5%), Mỹ (10,9%), Nhật Bản (6,6%), Hồng Kông
(4,6%)
• Kim ngạch nhập khẩu: 317,5 tỷ USD
• Các mặt hàng nhập khẩu: Máy móc, thiết bị điện tử, dầu, thép, thiết bị giao thông, hoá
chất hữu cơ, nhựa.
• Các đối tác nhập khẩu chính: Trung Quốc (17,7%), Nhật Bản (14%), Mỹ (8,9%), Ả rập
Xê út (4,4%), Australia (4,1%)
• Các ngành công nghiệp mũi nhọn:
 Ngành công nghiệp điện tử số
 Ngành công nghiệp thông tin viễn thông
 Ngành chất bán dẫn
 Ngành công nghiệp ôtô
• Phụ lục 5: Bối cảnh lịch sử của các giai đoạn trong chính sách đầu tư quốc tế
của hàn quốc
• Giai đoạn 1961 -1975:
Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) đã tàn phá mùa màng và nhà cửa ở Nam Triều Tiên
(Hàn Quốc) phá hủy hơn hai phần ba cơ sở sản xuất của quốc gia và hầu hết của nó cơ sở hạ
tầng. Do đó, trong suốt những năm 1950, Hàn Quốc vẫn , kém phát triển xã hội nông nghiệp
truyền thống với gần 60 % dân số tham gia vào canh tác. Đất nước bị từ tình trạng nghèo cùng
cực, tỷ lệ thất nghiệp cao, và thiếu tự nhiên nguồn tài nguyên. nhưng những người lao động

sống sót đã tiếp tục sử dụng kỹ năng của họ phục vụ cho thời kỳ hậu chiến. Trong thập kỷ sau
đó, chính phủ đã duy trì chủ nghĩa bảo hộ, không chỉ bằng cách áp đặt các rào cản thương mại ở
mức cao mà còn duy trì một tỷ giá hối đoái quá cao. chính sách kinh tế nước ngoài của Hàn
Quốc tập trung về bảo đảm viện trợ nước ngoài tối đa. Nước ngoài chỉ hỗ trợ nhập khẩu hàng
hoá cơ bản cho sự sống còn kinh tế, trong khi xuất khẩu rất hạn chế. Hàn Quốc đã khai thác
được một vài nguồn tài nguyên thiên nhiên, do đó thu nhập số tiền nhỏ của tiền tệ nước ngoài,
nhưng không có thương mại chính thức chính sách, ngoại trừ sự chú ý hạn chế cho nhập khẩu
thay thế. Bắt đầu vào giữa những năm 1960, các nhà lãnh đạo Nam Triều Tiên(Hàn Quốc) đã
thực hiện thay đổi chính sách và tiến hành mở cửa với thế giới bên ngoài. Một phối hợp sáng
kiến về thương mại, thuế, tín dụng và tỷ giá hối đoái đã khiến cho nền kinh tế Hàn Quốc bắt đầu
nghiêng về xuất khẩu.Sau đó, trong năm 1962, Hàn Quốc bắt tay vào một quá trình phát triển ồ
ạt. Sau một cuộc đảo chính quân sự, một chính phủ mới được thành lập, và đưa ra tất cả những
nỗ lực công nghiệp hóa. chiến lược xuất khẩu trực tiếp phát triển đã được giới thiệu, và xuất
khẩu lao động, hàng hoá sản xuất ánh sáng đã tích cực thúc đẩy. Động thái này là dựa trên lợi
thế so sánh của Hàn Quốc trong các ngành này, mà nền tảng là chấy lượng giáo dục tốt, rất năng
động, lực lượng lao động giá rẻ. các biện pháp xúc tiến xuất khẩu được thực hiện, và cho rằng
mục tiêu chính của xúc tiến xuất khẩu để kiếm ngoại tệ, hạn chế nhập khẩu. Những tập trung nỗ
lực sản xuất của Hàn Quốc đã đạt kết quả đáng kể. Giữa năm 1962 và 1970, xuất khẩu của Hàn
Quốc tăng hơn 15 lần. Trong những năm 1970, xuất khẩu của Hàn Quốc tăng mạnh. Hàn Quốc
tiếp tục xúc tiến xuất khẩu và các chính sách hạn chế nhập khẩu. Đã có một sự chuyển đổi trong
chính sách kinh tế của Hàn Quốc.
• Giai đoạn 1976 – nay
Với chính sách mở cửa, Hàn Quốc đã đạt được những thành công đáng kể trong kinh tế.
trong giai đoạn này, Hàn Quốc nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ Mỹ cho nên các hoạt động thương
mại và đầu tư của Hàn Quốc đã phát triển mạnh mẽ. chính phủ thực hiện chính sách tự do hóa
tài chính thông qua việc thả nổi lãi suất và giảm bớt các biện pháp kiểm soát của chính phủ đối
với các hoạt động tín dụng nhằm tạo điều kiện hơn cho các công ty Hàn Quốc tìm kiếm nguồn
tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, Từng bước thực hiện tự do hóa thương
mại như việc cắt giảm thuế quan nhập khẩu, đơn giản hóa thủ tục hải quan, giảm bớt danh mục
các hàng hóa quản lý bằng giấy phép nhằm tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu trong đó

hoạt động nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào sản xuất được hưởng chính sách ưu đãi miễn giảm
thuế, từ đó phân chia các sản phẩm mũi nhọn. Điều này đã tác động mạnh mẽ đến các chính
sách đầu tư quốc tế của Hàn Quốc.
• Phụ lục 6: Tình hình hoạt động đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài
của Việt Nam:
• Tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Kể từ năm 1988 đến nay, Việt Nam đã thu hút khoảng 98 tỉ USD với 9500 dự án đầu tư
nước ngoài. Trong số đó, 2.220 dự án phân bố ở miền Bắc, 818 ở miền Trung và 5.452 dự án ở
miền Nam. Hiện nay có 82 nước và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam, trong đó các nước
châu Á chiếm 69,8%, Châu Âu chiếm 16,7 % và Châu Mỹ chiếm 6% tổng vốn FDI, các khu vực
khác chiếm 7,5%. Năm nước và vùng lãnh thổ hàng đầu chiếm 58,3% các dự án được cấp phép
với tổng vốn đầu tư chiếm 60,6% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Năm nước và vùng
lãnh thổ đứng kế tiếp là quần đảo Virginia thuộc Anh, Pháp, Hà Lan, Malaysia và Mỹ. Mười
nước và vùng lãnh thổ đứng đầu này chiếm đến hơn ¾ tổng số dự án được cấp phép và vốn đầu
tư đăng kí tại Việt Nam. Việt Nam đã thu hút dược 20,3 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài trong
năm 2007, tăng 70% so với 2006 và tương đương với tổng vốn đầu tư nước ngoài trong năm
năm từ 2001 đến 2005.
• Dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam trong giai đoạn 1988-2007:
Từ 1996 đến 2007, đầu tư có xu hướng tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, các ngành
đòi hỏi nhiều lao động, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu.
Hiện tại có hơn 4.566 dự án thuộc ngành sản xuất và xây dựng với tổng vốn khoảng 35,4 tỉ
USD, chiếm 61,89% tổng số vốn đăng kí.
Mặc dù các dự án đầu tư nước ngoài có mặt tại hầu khắp các tỉnh và thành phố của Việt
Nam, tỉ lệ đầu tư lớn nhất vẫn dành cho các vùng kinh tế trọng điểm ở phía Nam bao gồm thành
phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu; và ở phía Bắc gồm Hà Nội, Hải
Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh. Tập trung nhiều nhất vẫn là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh bởi hai thành phố này có cơ sở hạ tầng phát triển hơn, sức mua cao hơn và lực lượng lao
động lành nghề hơn.
Trong những năm gần đây, số lượng dự án 100% vốn nước ngoài cũng bắt đầu tăng lên.
Những dự án này hiện nay chiếm 76% tổng số dự án được cấp giấy phép và 55% vốn đăng ký,

trong khi các doanh nghiệp liên doanh chỉ chiếm phần còn lại. Đồng thời, có sáu dự án đầu tư
nước ngoài được cấp phép ở Việt Nam theo hình thức BOT (cung cấp nước và nhà máy điện),
với tổng vốn đăng ký là 1,37 tỉ USD.
Khu vực đầu tư nước ngoài đã có sự phát triển vượt bậc, dần dần khẳng định vị thế của
mình là một bộ phận năng động của nền kinh tế, đóng góp quan trọng vào việc tăng cường năng
lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong những năm gần đây, khu vực đầu tư nước ngoài
chiếm ¼ tổng vốn đầu tư của cả nước, 43,6% sản lượng công nghiệp (2004), 57,2% tổng kim
ngạch xuất khẩu (2005) và 15,9% GDP của Việt Nam. Tuy vậy, tỉ lệ giải ngân vốn của các dự
án đầu tư nước ngoài vẫn còn chậm và chưa ổn định từ mức 7,1 tỉ USD trong giai đoạn 1991-
1995 lên mức 13,5 tỉ USD giai đoạn 1996-2000 và 14,3 tỉ USD từ 2001 đến 2005 nhưng trong
năm 2006 và 2007, vốn được giải ngân giảm còn 8,7 tỉ USD.
Đóng góp của FDI vào GDP
GDP 100.
0
100.
0
100.
0
100.
0
100.
0
100.
0
100.
0
100.0
Khu vực
nhà nước
39.0 39.0 38.4 39.1 39.2 38.4 50.1 43.3

Ngoài khu
vực nhà
nước
47.7 48.0 48.7 46.4 45.6 45.7 33.6 40.7
FDI 13.3 13.0 13.8 14.5 15.2 15.9 16.3 16
Nguồn: Tổng cục Thống kê
• Các luật chính quản lý FDI:
Với mục đính tạo một khung pháp lý vững chắc cho hoạt động FDI phù hợp với tiêu
chuẩn thế giới, Việt Nam đã kí và tham gia rất nhiều thỏa thuận song phương và đa phương về
đầu tư, ví dụ như những hiệp định xúc tiến và bảo vệ đầu tư với 46 nước và vùng lãnh thổ, hiệp
định khung ASEAN về đầu tư (AIA), hiệp định thương mại song phương BTA với Hoa Kỳ
trong đó có nói đến đặc quyền về đầu tư, hiệp ước thành lập cơ quan bảo đảm đầu tư đa phương
(MIGA) và các hiệp định đầu tư quốc tế có liên quan. Nếu những điều khoản của hiệp định quốc
tế không thống nhất với những điều khoản của các công cụ luật điều chỉnh FDI thì sẽ chọn áp
dụng các điều khoản của hiệp định quốc tế.
Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào 7 tháng 11 năm 2006 với các cam kết bắt đầu có
hiệu lực từ 11 tháng 1 năm 2007. Hai tác động tích cực chủ yếu của việc là thành viên của WTO
đối với FDI gồm:
Thứ nhất, thuế nhập khẩu các hàng hóa phục vụ sản xuất trong nước cũng như cho tiêu
dùng tư nhân và chính phủ được giảm rõ rệt (trong nhiều trường hợp, mức thuế suất áp dụng cho
các đầu vào nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu và các hàng hóa khác như máy móc và thiết
bị sản xuất hàng xuất khẩu được giảm đáng kể trong quá trình đàm phán). Hơn nữa, các nhà
xuất khẩu cũng sẽ được hoàn trả thuế nhập khẩu bị áp lên đầu vào nguyên liệu dùng cho sản
xuất hàng xuất khẩu của mình.
Thứ hai, thị trường dịch vụ của Việt Nam sẽ được tự do hóa. Theo cách phân loại của
WTO, điều khoản liên quan đến dịch vụ sẽ được chia thành bốn phương thức: (i) có sự dịch
chuyển qua biên giới (ví dụ như dịch vụ chuyển tiền điện tử giữa các quốc gia); (ii) dịch vụ
được tiêu dùng ở nước ngoài (ví dụ như dịch vụ du lịch); (iii) hiện diện thương mại (ví dụ như
đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam) và (iv) hiện diện thể nhân ( ví dụ
như người nước ngoài cung cấp dịch vụ tại Việt Nam). Khi lĩnh vực dịch vụ được tự do hóa, đặc

biệt dịch vụ ở phương thức (i) và (iv), sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn FDI vào Việt Nam. Đầu tiên,
các phân ngành dịch vụ mà trước đây không cho phép hoặc hạn chế vốn đầu tư nước ngoài (ví
dụ như phân phối, vận tải, viễn thông, tài chính, v.v) sẽ được tự do hóa rộng khắp (mặc dù còn
một số điều kiện hạn chế và một thời gian chuyển đổi từ 3 đến 5 năm).
• Các ngành và khu vực đầu tư được hưởng ưu đãi: Chính phủ Việt Nam khuyến khích
các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và các ngành và các vùng sau:
(1) Các ngành được hưởng ưu đãi khi đầu tư:
- Sản xuất vật liệu mới và năng lượng mới, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, công nghệ
sinh học, công nghệ thông tin và sản xuất các sản phẩm cơ khí;
- Giống cây trồng, trồng trọt, chăn nuôi và chế biến các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp, làm
muối, tạo giống cây và vật nuôi mới.
- Sử dụng công nghệ cao và kĩ thuật tiên tiến, bảo vệ môi trường sinh thái và nghiên cứ, phát
triển cũng như tạo ra công nghệ cao.
- Các ngành cần nhiều lao động
- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng và các dự án công nghiệp quan trọng có qui mô lớn.
- Phát triển giáo dục, đào tạo, sức khỏe, thể thao, thể lực và văn hóa Việt Nam
- Phát triển các sản phẩm và ngành nghề truyền thống
- Các ngành sản xuất và dịch vụ khác
(2) Các vùng được nhận ưu đãi khi đầu tư:
- Các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn như vùng núi, vùng
sâu, vùng xa hoặc vùng kém phát triển.
- Các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.
• Tình hình đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam:
Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đầu tư vào 33 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới
với 200 dự án. Ngoài một số dự án tại các thị trường như Nam Phi, Australia, Hàn Quốc, hầu hết
các dự án còn lại đề tập trung vào Lào, Campuchia, Singapore
Trong số 200 dự án đó, 70 dự án được triển khai tại Lào với số vốn 461 triệu USD, chiếm
44,7% tổng số vốn, Algeria chiếm 23,5%, tiếp theo là Iraq, Campuchia và Nga.
Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng mà
mạnh nhất là thăm dò và khai thác dầu khí, sản xuất và chế biến hàng gia dụng. Sản xuất vật liệu

xây dựng chiếm gần một nửa số dự án và gần 70% số vốn kế đến là nông nghiệp và dịch vụ.
Việt Nam hiện là nhà đầu tư lớn thứ ba tại Lào. Trên thực tế, Việt Nam góp một lượng
lớn vốn đầu tư lớn vào Lào là nhờ những dự án tầm cỡ giữa hai nước, như Thuỷ điện Xekaman
3 với 247 triệu USD, dự án trồng cao su 32 triệu USD của Tổng công ty Cao su, dự án trồng cao
su 24 triệu USD của Công ty Cao su Đăk Lăk. Về phía Lào, Lào đang rất cần nhiều dự án đầu tư
khác như xây dựng trung tâm chẩn đoán ý khoa, trung tâm thương mại, sản xuất nhựa, thuốc trừ
sâu, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, sản xuất gạch ceramic, kính, đầu tư công nghiệp dệt, dịch
vụ vận chuyển. Thủ đô Vientiane cũng chưa có bệnh viện chẩn đoán hình ảnh và cũng chưa có
đại siêu thị trong khi nhu cầu cho những dịch vụ này ngày càng cao.
• Phụ lục 7: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam:
• Thực trạng:
Hàn Quốc bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ năm 1991. Tính đến hết tháng 6 năm 2011,
Hàn Quốc đã có 2810 dự án với lượng vốn đầu tư là 22,959 tỷ USD vào Việt Nam, đứng thứ 3
trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào các lĩnh
vực công nghiệp như điện tử, thép, xây dựng đô thị mới, văn phòng và khách sạn. Trong tổng số
22,959 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam, 46,6% đầu tư vào ngành công nghiệp chế tạo, 28,1% đầu
tư vào bất động sản, 10,3% đầu tư vào xây dựng. Dòng vốn FDI của Hàn Quốc cũng có xu
hướng gần giống với dòng vốn FDI vào Việt Nam nói chung. Từ năm 2010, Việt Nam đã vượt
Trung Quốc để trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư Hàn Quốc. Việc
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO) vào đầu năm 2007 cùng với việc
Hiệp định Thương mại tự do Hàn Quốc- ASEAN bắt đầu có hiệu lực từ tháng 6 năm 2007 đã
giúp Việt Nam trở thành thị trường vô cùng quan trọng. Để tận dụng các cơ hội này, các nhà đầu
tư Hàn Quốc tiếp tục tập trung vào Việt Nam và Việt Nam đang trở thành điểm đến ngày càng
quan trọng hơn đối với giới kinh doanh Hàn Quốc.
• Những trở ngại đối với nhà đầu tư Hàn Quốc:
So với Trung Quốc, Việt Nam có chi phí sản xuất thấp hơn. Tuy nhiên, tốc độ tăng
trưởng kinh tế của Trung Quốc cao hơn trong khi tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc thấp hơn.
Ngoài ra, một số chi phí đầu tư ở Việt Nam đang có xu hướng tăng lên. Theo điều tra của
KONTRA và diễn đàn phát triển Việt Nam các nhà đầu tư Hàn Quốc hiện nay đang gặp phải

một số trở ngại khi đầu tư vào Việt Nam:
Thứ nhất, cơ sở hạ tầng yếu kém đặc biệt là giao thông và điện, nhiều doanh nghiệp Hàn
Quốc cho rằng cơ sở hạ tầng yếu kém đang gây trở ngại đối với họ trong hoạt động kinh doanh.
Thiết hụt điện năng trong những tháng cao điểm từ năm 2005 đến nay vẫn còn tiếp diễn, trong
khi khó có khả năng bổ sung nhanh công suất cho hệ thống để đáp ứng nhu cầu. Một thách thức
lớn cho ngành điện Việt Nam là công suất dự trữ trong hệ thống điện quá mỏng.
Thứ hai, cùng với hạ tầng yếu kém, theo ý kiến đánh giá của các nhà đầu tư Hàn Quốc
chi phí thực hiện các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam ngày càng tăng cao, bao gồm chi phí
thuê đất, điện và chi phí lao động.
Thứ ba, Việt Nam hiện nay đang thiếu đội ngũ lao động có tay nghề cao, khó khăn trong
việc tuyển cán bộ quản lý và lao động có tay nghề cao là trở ngại cho đầu tư của họ tại Việt
Nam. Đây là vấn đề mà không chỉ các nhà đầu tư Hàn Quốc mà cả các nhà đầu tư nước ngoài
đang gặp phải. Thiếu lao động lành nghề đang khiến cho Việt Nam mất dần lợi thế về nguồn
nhân lực dồi dào.
Thứ tư, bên cạnh thiếu lao động chất lượng cao, rào cản về ngôn ngữ cũng là khá lớn. Ở
các vùng ngoại ô thành phố và các tỉnh của Việt Nam rất khó tìm các công nhân có thể nói
Tiếng Anh thành thạo. Các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sẽ thấy tiện lợi nếu có một lực
lượng lao động nói Tiếng Anh tốt.
Thứ năm, thiếu trầm trọng các ngành công nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp Hàn Quốc
cho rằng công nghiệp hỗ trợ tại chỗ chưa phát triển là một trong những tồn tại chính của môi
trường đầu tư Việt Nam. Mặc dù các nhà đầu tư Hàn Quốc đã rất tích cực trong việc tìm kiếm
các nhà cung cấp địa phương, nhưng chỉ có rất ít các nhà đầu tư hài lòng với việc cung cấp hiện
nay của Việt Nam. Đây không chỉ là vấn đề chất lượng sản phẩm, mà còn là vấn đề thông tin bởi
nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc đã gặp rất nhiều khó khắn trong việc có được những thông tin đầy
đủ về các nhà cung cấp tiềm năng cũng như khả năng cung cấp thực sự của họ.
Thứ sáu, mặc dù Việt Nam đã cải thiện năng lực lập pháp để ổn định các chính sách kinh
doanh và đầu tư, nhưng cách hiểu khác nhau và việc áp dụng khác nhau những quy định của
pháp luật tại các địa phương khác nhau khiến các doanh nghiệp Hàn Quốc rất lúng túng. Các
doanh nghiệp Hàn Quốc cho rằng hệ thống pháp lý chưa phát triển và vận hành không rõ ràng là
rào cản cho hoạt động kinh doanh của họ.

Thứ bảy, một cản trở khác chính là hiện tượng thiếu thông tin. Các nhà đầu tư thấy rằng
các nguồn thông tin khác nhau cung cấp thông tin về Việt Nam không đầy đủ và không nhất
quán. Đặc biệt, rất khó theo dõi và nắm bắt thông tin về pháp luật và thị trường Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
• />1962-den-nay-Nguyen-nhan-va-nhung-bai-hoc-kinh-nghiem-35853
• />• />au_hoi_nhap.html
• />• />• />trien-kinh-te-o-viet-nam.html
• />news/solieufdicuahanquoctaivietnamtinhden2332011
• />• />• Kỷ yếu hội thảo” Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc: triển vọng tới năm 2020”-
Hà Nội- tháng 8 năm 2011

×