Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Hỗ trợ người yếu thế giựa vào cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.45 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----***----

BÀI TẬP NHÓM GIỮA KỲ
HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
ĐỀ TÀI: HỖ TRỢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG LAO ĐỘNG CHO
NGƯỜI KHUYẾT TẬT HÀ NỘI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

Giảng viên hướng dẫn: PSG.TS Trịnh Văn Tùng
Nhóm 5:
1. Tơ Trung Hiếu (nhóm trưởng) – 19032660
2. Trương Mỹ Hoa – 20030459
3. Phan Văn Lập – 20032398
4. Nguyễn Tiến Thành – 19032713

Hà Nội, tháng 12 năm 2021
1


MỤC LỤC
1. Lý do chọn vấn đề can thiệp .................................................................................... 4
2. Mục đích và mục tiêu can thiệp cụ thể ................................................................... 6
2.1. Mục đích can thiệp chung .................................................................................. 6
2.2. Mục tiêu can thiệp cụ thể .................................................................................... 6
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi can thiệp............................................................ 7
3.1. Đối tượng can thiệp ............................................................................................. 7
3.2. Khách thể can thiệp............................................................................................. 7
3.3. Phạm vi can thiệp ................................................................................................ 7
3.3.1. Phạm vi không gian ....................................................................................... 7
3.3.2. Phạm vi thời gian ........................................................................................... 7


3.3.3.Giới hạn nội dung can thiệp ........................................................................... 8
4. Câu hỏi và giả thuyết NC can thiệp ........................................................................ 8
4.1. Câu hỏi NC can thiệp .......................................................................................... 8
4.2. Giả thuyết nghiên cứu......................................................................................... 9
5. Phương pháp thu thập và xử lý thơng tin ............................................................ 10
5.1. Phương pháp phân tích tài liệu ........................................................................ 10
5.2. Phương pháp phỏng vấn sâu ............................................................................ 11
5.3. Phương pháp thảo luận nhóm “40 người” ..................................................... 13
5.4 Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi .......................................................... 14
5.5 Mẫu Nghiên cứu ................................................................................................ 16
5.5.1 Cơ sở chọn mẫu ............................................................................................ 16
5.5.2. Giới thiệu mẫu ............................................................................................. 18
5.6. Phương pháp xử lý thông tin ............................................................................ 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 20

2


BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM THAM GIA LÀM BÀI TẬP

STT

Họ và tên

MSV

Mức độ tham gia

1


Tơ Trung Hiếu (nhóm trưởng)

19032660

A+

2

Nguyễn Tiến Thành

19032713

A+

3

Trương Mỹ Hoa

20030459

A+

4

Phan Văn Lập

20032398

B+


3


1. Lý do chọn vấn đề can thiệp
Thống kê của Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam năm 2019, khoảng
6,2 triệu người khuyết tật (NKT), chiếm 7,06% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó có 58%
là nữ, 28,3% là trẻ em, gần 29% là NKT nặng và đặc biệt nặng. Tính đến cuối năm
2020, gần 3 triệu NKT đã được cấp giấy chứng nhận NKT. Do trình đợ văn hóa hạn chế
và điều kiện sống khó khăn, số NKT như khuyết tật về trí tuệ, thần kinh tham gia học
nghề rất ít và chủ yếu tham gia học nghề ở các cơ sở dạy nghề chuyên biệt dành cho
NKT. Một số NKT chưa thực sự chủ động trong việc tham gia học nghề, họ chủ yếu
đến các cơ sở dạy nghề dành cho NKT hoặc các doanh nghiệp đào tạo và tuyển dụng
NKT vào làm việc, hoặc học nghề theo từng nhóm đặc thù riêng về dạng khuyết tật. Do
đó, có nhiều cơ sở dạy nghề hịa nhập hầu như khơng có NKT đến đăng ký học, hoặc
có thì là những người khuyết tật nhẹ.
Việt Nam là thành viên của Liên hợp quốc (United Nations - UN) và của hầu hết
các tổ chức quốc tế khác (như UNESCO, UNICEF, ILO,...). Một trong những vấn đề
cam kết quan trọng đó là cơng nhận Quyền của NKT, quyền được làm việc/có việc làm
của NKT và hướng dẫn thúc đẩy cơ hội việc làm bình đẳng cho người khuyết tật không
bao gồm việc ngăn cấm phân biệt đối xử vì lí do khuyết tật.
Ngày 17 tháng 6 năm 2010, Quốc hợi nước Cợng hịa Xã hợi Chủ nghĩa Việt Nam
đã thông qua Luật Người khuyết tật. Luật này ra đời đánh dấu một bước tiến quan trọng
trong việc hồn thiện hệ thống luật pháp và chính sách về người khuyết tật, trong đó có
các quy định về quyền được làm việc, được đảm bảo điều kiện và môi trường làm việc
phù hợp, được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí, được vay vốn với lãi suất ưu đãi để
tạo việc làm, đồng thời quy định trách nhiệm của các cơ quan, doanh nghiệp nhận lao
động là người khuyết tật vào làm việc cũng như những chính sách ưu đãi của Nhà nước
đối với cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật (từ 30%
trở lên).
Bộ luật Lao động của Nước Cộng hịa Xã hợi chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi, bổ sung

năm 2012, Khoản 1 Điều 176 khẳng định: “Nhà nước bảo trợ quyền lao động, tự tạo
việc làm của lao đợng là người khuyết tật, có chính sách khuyến khích và ưu đãi người
4


sử dụng lao động tạo việc làm và nhận lao động là người khuyết tật vào làm việc, theo
quy định của Luật Người khuyết tật”.
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1019/QĐ-TTg phê duyệt Đề án trợ
giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020. Đây chính là Kế hoạch hành động Quốc gia
về người khuyết tật, thể hiện rõ mục tiêu của Chính phủ là “Hỗ trợ người khuyết tật
phát huy khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu bản thân; tạo điều kiện để người khuyết
tật vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hợi, góp phần xây dựng
cợng đồng và xã hợi. Đồng thời, Chính phủ cũng đề ra các chỉ tiêu cụ thể về học nghề,
tạo việc làm cho người khuyết tật và công tác tập huấn nâng cao năng lực về quản lý,
chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật...
Theo quan điểm của ngành Tật học hiện đại, NKT khơng phải ít phát triển hơn
so với mốc phát triển thông thường mà họ phát triển theo một chiều hướng khác. Mặc
dù khuyết tật gây những trở ngại nhất định cho NKT trong hoạt động nhận thức, học
tập cũng như giao tiếp, song cũng chính điều này lại là yếu tố kích thích con người vươn
lên phía trước, làm xuất hiện xu hướng mong muốn và sức mạnh vượt qua trở ngại
khuyết tật: “Con người sẽ muốn nhìn tất cả nếu như họ bị cận thị; muốn nghe tất cả nếu
như tai họ bị khiếm khuyết; muốn nói nếu như họ gặp khó khăn trong việc thể hiện ngơn
ngữ hay bị nói lắp” - A.Adler, Bác sỹ tâm thần người Áo. Có thể nhận thấy mợt số đặc
điểm năng lực nghề nghiệp và nhu cầu học nghề của chính của NKT như sau: 1/ Nhu
cầu phát triển nói chung, nhu cầu sống độc lập của NKT bằng nghề nghiệp của chính
bản thân, đảm bảo có sự đóng góp cho xã hội, cộng đồng là một nhu cầu tự thân, tất
yếu; 2/ Mọi người đều có thể học được, mọi người khuyết tật cũng đều có thể học được.
Người khuyết tật, do những hạn chế do khuyết tật gây nên có thể sẽ mất nhiều thời gian
hơn trong việc học được mợt nghề hay mợt cơng việc nghề nghiệp nào đó, song họ vẫn
có thể học được; 3/ Bên cạnh việc học các kiến thức nghề nghiệp thì người khuyết tật

cũng cần phải học tất cả các kĩ năng xã hội khác nhằm giúp NKT đạt được mức độ cao
nhất của sự độc lập trong hoạt động nghề nghiệp, hoạt động cá thể, cợng đồng và là
thành viên tích cực của xã hội sau này; 4/ Quá trình nhận thức của người khuyết tật cũng
tuân theo quy luật nhận thức chung của con người. Học nghề là sự tiếp nối của quá trình
học tập ở phổ thông. Vì vậy, ngay khi NKT học nghề, cần tiến hành ngay công tác lập
5


kế hoạch dạy nghề bao gồm xác định xu thế, khả năng và nhu cầu nghê nghiệp của mỗi
cá nhân NKT để tiến hành tổ chức đào tạo nghề phù hợp với họ.
Chính bởi vậy mà nhóm đã quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu “Hỗ trợ phục
hồi chức năng lao động cho người khuyết tật Hà Nội dựa vào cộng đồng” với mong
muốn tìm ra phương pháp, hướng hỗ trợ phù hợp và hiệu quả nhất để dựa vào cộng
đồng mà chức năng lao động của NKT tại Hà Nợi được phục hồi.
2. Mục đích và mục tiêu can thiệp cụ thể
2.1. Mục đích can thiệp chung
Trên cơ sở đánh giá và phân tích nhu cầu, nguồn lực và các giải pháp hỗ trợ phục
hồi chức năng lao động cho người khuyết tật dựa vào cộng đồng, nghiên cứu này nhằm
mục tiêu đồng hành với NKT Hà Nội trong độ tuổi lao động trong việc xây dựng và
thực hiện phục hồi chức năng lao động của họ.
2.2. Mục tiêu can thiệp cụ thể
- Mục tiêu 1: Xây dựng cơ sở lý luận về hỗ trợ, can thiệp phục hồi chức năng lao động
bằng cách làm rõ các khái niệm cơng cụ chính, bao gồm: người khuyết tật; phục hồi
chức năng lao động; dựa vào cộng đồng; hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho NKT
dựa vào cộng đồng. Nghiên cứu can thiệp này vận dụng lý thuyết nhu cầu, lý thuyết về
trao quyền, lý thuyết hệ thống sinh thái và mô hình phục hồi chức năng lao động dựa
vào cộng đồng tại TP để hỗ trợ những NKT trong quá trình họ phục hồi.
- Mục tiêu 2: Mơ tả, đánh giá, phân tích thực trạng lao đợng, việc làm, nhu cầu lao
động việc làm và nhu cầu hỗ trợ phục hồi chức năng lao động của NKT trong độ tuổi
lao động và trên HN hiện nay.

- Mục tiêu 3: Mơ tả, đánh giá, phân tích thực trạng hỗ trợ phục hồi chức năng lao động
cho NKT và yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho
người khuyết tật hiện nay tại địa bàn Hà Nội.

6


- Mục tiêu 4: Mô tả, đánh giá và phân tích nguồn lực của cợng đồng tại Hà Nợi cũng
như các giải pháp phục hồi chức năng lao động hiện nay.
- Mục tiêu 5: Vận dụng mô hình dựa vào cộng đồng chức năng tại thành phố để đồng
hành với NKT Hà Nội trong quá trình xây dựng và thực hiện phục hồi chức năng lao
động.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi can thiệp
3.1. Đối tượng can thiệp
-Hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho người khuyết tật Hà Nội dựa vào cộng
đồng.
3.2. Khách thể can thiệp
-

Người khuyết tật tại Hà Nợi.

-

Người thân, người chăm sóc của những người khuyết tật.

-

Các cơ sở dạy nghề dành cho người khuyết tật.

-


Các cơ sở trên địa bàn TP Hà Nội đang có người lao đợng khuyết tật.

-

Hợi người khuyết tật.

-

Các tổ chức chính trị

-

Y bác sĩ tại các bệnh viện hoặc trung tâm phục hồi chức năng chăm sóc thực thể
cho người khuyết tật.

3.3. Phạm vi can thiệp
3.3.1. Phạm vi khơng gian
-

Đề tài thu thập thơng tin từ các Phịng Lao động Thương binh & Xã hội các quận
huyện tại Hà Nội, Hội người khuyết tật TP Hà Nội,…

3.3.2. Phạm vi thời gian
- Tháng 12/2021 đến tháng 12/2023
7


3.3.3.Giới hạn nội dung can thiệp
-


Đề tài chỉ tập trung tìm hiểu hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho
người khuyết tật dựa vào cộng đồng; những yếu tố rào cản, khó khăn đối với
hoạt đợng hỗ trợ phục hồi chức năng (PHCN) lao động cho người khuyết tật tại
cộng đồng; tìm hiểu những nhu cầu của họ và từ đó, đề xuất giải pháp để cải
thiện hoạt động hỗ trợ PHCN lao động dựa vào cộng đồng cho người khuyết tật
đạt hiệu quả tốt hơn.

4. Câu hỏi và giả thuyết NC can thiệp
4.1. Câu hỏi NC can thiệp
1. Thực trạng hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho người khuyết
tật tại cộng đồng hiện nay như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt
động hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho người khuyết tật tại cộng đồng?
2. Những nhu cầu của người khuyết tật trong quá trình phục hồi chức năng lao
động tại cộng đồng là gì? Các cá nhân, tổ chức trong cộng đồng hỗ trợ phục hồi
chức năng lao động cho người khuyết tật dựa vào cộng đồng như thế nào?
3. Để hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho người khuyết tật dựa vào những
nguồn lực nào? Nhân viên Công tác xã hội và các cá nhân, tổ chức trong cợng
đồng đóng vai trị như thế nào trong việc hỗ trợ phục hồi chức năng cho người
khuyết tật dựa vào cộng đồng?
4. Giải pháp hỗ trợ người khuyết tật khắc phục những khó khăn trong việc hỗ trợ
phục hồi chức năng lao động là gì?
5. Làm thế nào để liên kết các nguồn lực hỗ trợ phục hồi chức năng cho người
khuyết tật dựa vào cộng đồng?

8


4.2. Giả thuyết nghiên cứu
-


Giả thuyết 1: Hiện nay, hoạt động phục hồi chức năng lao động cơ bản do đội
ngũ y, bác sĩ, gia đình ,hội người khuyết tật thực hiện. Theo Bộ Y tế, hiện nay
phương pháp phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đang được áp dụng
nhiều tại các viện, cơ sở y tế bởi nó mang lại hiệu quả tích cực cho người
khuyết tật. Thực tế, có đến 85% người khuyết tật được phục hồi chức năng
dựa vào cộng đồng. Việc hỗ trợ phục hồi chức năng cho người khuyết tật
giúp cho người họ có khả năng tự chăm sóc, giao tiếp, vận đợng, có nghề nghiệp
và thu nhập; phục hồi tối đa, giảm khả năng thể chất, tâm lý, nghề nghiệp, xã
hội; tăng cường các khả năng còn lại để hạn chế hậu quả tàn tật; thay đổi thái độ,
hành vi ứng xử của xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để người tàn tật được hội nhập,
tái hội nhập xã hội…

-

Giả thuyết 2: Nhu cầu của người khuyết tật trong việc phục hồi chức năng lao
động thể hiện ở việc họ sẽ được đào tạo nâng cao tay nghề, kết nối với các cơ sở
để tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho họ. Đối với những người đang tham gia
lao động thì họ có thể tiếp cận với những việc làm tạo ra thu nhập cao hơn, ổn
định cuộc sống bình thường.

-

Giả thuyết 3: Hiện nay, những người khiếm thị mới chỉ làm việc trong các cơ
sở của người thân, bạn bè, hoặc được gia đình đầu tư để kinh doanh. Bên cạnh
đó, họ được hỗ trợ bởi các tổ chức bảo hiểm y tế, phúc lợi xã hội, trợ giúp giáo
dục, trợ giúp phẫu thuật, các dụng cụ phương tiện, vay vốn. Các tổ chức xã hội
(Hội Chữ thập đỏ, Cựu chiến binh, Hợi Phụ nữ...). Đóng góp của địa phương:
UBND, các doanh nghiệp, các cơng ty, cá nhân...).Đã có mợt số chính sách liên
quan đến lao đợng, việc làm dành cho người khuyết tật. Tuy nhiên, việc hỗ trợ

chưa triệt để và chưa có sự tham gia của Cơng tác xã hội chuyên nghiệp.
Đối với vấn đề phục hồi chức năng lao động cho người khuyết tật, Nhân
viên xã hội có thể đóng vai trị như sau:

9


+ Nhà nghiên cứu, đánh giá thực trạng lao động, việc làm của
người khuyết tật hiện nay; ngoài ra, nhân viên xã hợi cịn phải đánh giá
được nhu cầu phục hồi chức năng lao động của người khuyết tật.
+ Bên cạnh vai trị đánh giá, nhân viên xã hợi cịn là người kết nối,
vận động nguồn lực tới những người khuyết tật để họ có thêm nhiều cơ
hợi phát triển bản thân.
+ Nhân viên xã hợi cịn là nhà tham vấn, tư vấn tâm lý mỗi khi
người khuyết tật gặp khó khăn về tâm lý, khiến họ cảm thấy chán nản và
mất phương hướng.
-

Giả thuyết 4: Trở ngại lớn trong việc phục hồi chức năng lao động cho người
khuyết tật đó chính là nhận thức, nhận thức của người khuyết tật, của gia đình
người khuyết tật, của các cộng đồng và xã hội, nếu nhận thức cách đúng đắn sẽ
giúp ích rất lớn cho người khuyết tật trong quá trình phục hồi chức năng lao đợng
và hịa nhập với cợng đồng. Bởi thực trạng cho thấy, bản thân người khuyết tật
có thể chưa nhận thức đầy đủ về nhu cầu khả năng và năng lực của bản thân, về
quyền và vị trí của họ trong đời sống xã hợi. Do vậy, họ thường bị mặc cảm, hay
đứng bên ngoài các hoạt đợng. Người khuyết tật có thể cho mình là gánh nặng,
là đối tượng đáng được gia đình và xã hợi quan tâm. Từ nhận thức đó, người
khuyết tật thiếu cố gắng, nhụt chí, cam chịu với khuyết tật của mình.

5. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin

5.1. Phương pháp phân tích tài liệu
-

Với đề tài “Hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho người khuyết tật ở Hà Nợi
dựa vào cợng đồng” nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tài liệu
để có thể tìm ra những giải pháp nhằm hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho
người khuyết tật Hà Nội.

10


-

Về phương pháp phân tích tài liệu nhóm nghiên cứu không tìm hiểu một tài liệu
cố định mà tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm phục vụ cho mục
đích nghiên cứu chung nhất và chính xác nhất.

-

Các tài liệu nhóm nghiên cứu tìm hiểu là:
+ “Hướng dẫn người khuyết tật và gia đình về phục hồi chức năng dựa vào
cộng đồng” của đồng tác giả là TS. Nguyễn Thị Xuyên và TS. Trần Quý
Tường được xuất bản vào năm 2008. Nhóm nghiên cứu tìm hiểu tài liệu
này với mục đích đó chính là dựa vào tài liệu này để tìm hiểu các phương
pháp hỗ trợ người khuyết tật phục hồi chức năng như thế nào và bằng
cách nào. Quá trình phục hồi có xảy ra và ảnh hưởng gì khơng bởi những
yếu tố bên ngồi và nhóm tác giả sẽ lưu ý những cái chưa được trong tài
liệu này để hoàn chỉnh tài liệu của nhóm tác giả.

Tiếp đến, nhóm tác giả dựa vào các bài báo, bài viết trên internet để nhằm phục vụ cho

mục đích nghiên cứu và tìm ra các biện pháp hỗ trợ cho người khuyết tật.
5.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu để thu thập thêm những thông tin mà trong
phạm vi bảng hỏi không thể thu thập được. Đó là những thơng tin liên quan đến mong
muốn hỗ trợ và những khó khăn trong c̣c sống của người khuyết tật cũng như người
chăm sóc người khuyết tật và chủ của các trung tâm dạy nghề .
Đề tài chuẩn bị bộ câu hỏi để triển khai việc phỏng vấn sâu với số lượng là 10
cuộc phỏng vấn sâu. Phỏng vấn sâu được xây dựng gồm nợi dung sau:thơng tin cá nhân,
những khó khăn trong c̣c sống hàng ngày của họ, những mong muốn của họ,những
đặc điểm nổi bật bật và hạn chế của cộng đồng, những quan điểm của người dân về cách
giải quyết vấn đề của họ, những quan điểm của họ về phương pháp thực hiện giải pháp .
Nhóm phỏng vấn sẽ cử ra hai người để hỏi và thu thập thông tin và trong quá trình đi
thu thập thông tin sẽ liên hệ trợ giúp của các cán bộ ở thực địa.
Cơ cấu mẫu phỏng vấn sâu:

11


6 người khuyết tật : Để phù hợp với từng đối tượng ở cuộc phỏng vấn này chúng
tôi chỉ chọn những khách thể có đủ các điều kiện sau “ Trí tuệ bình thường, có thể nghe
hoặc nói hoặc nhìn và viết được. 6 người khuyết tật vận động.
● Nội dung c̣c phỏng vấn
-

Giới thiệu về nhóm nghiên cứu

-

Thơng tin cá nhân khách thể bao gồm “ Tuổi tác, nơi cư trú, Tình trạng
sức khỏe, trình độ nhận thức”


-

Ban đầu nhóm sẽ làm quen và giao lưu nói những chuyện ko liên quan
hoặc ít liên quan đến thơng tin cần thu thập như Phim ảnh hay chủ đề đang
hot trong xã hội để tạo thiện cảm với người được phỏng vấn.

-

Tiếp theo nhóm sẽ từ từ chuyển hướng vào các chủ đề cần hỏi như : cuộc
sống của bạn hiện tại như thế nào? Bạn gặp những vấn đề gì trong c̣c
sống hàng ngày, khó khăn trong sinh hoạt, khó khăn trong học tập, lao
đợng? Đâu là khó khăn lớn nhất của bạn? bạn biết đâu là lý do của điều
đó khơng? Nêu được làm mọi việc bạn muốn làm việc gì nhất? Bạn nghĩ
hiện tại bạn có làm được việc đó khơng? Đâu là lý do khiến bạn gặp khó
khăn làm việc đó? Theo bạn có thể khắc phục điều đó bằng những cách
nào ?

2 người chăm sóc người khuyết tật. 2 người là chủ của các trung tâm dạy nghề:
● Nợi dung c̣c phỏng vấn
-

Giới thiệu về nhóm nghiên cứu

-

Thông tin cá nhân khách thể bao gồm “ Tuổi tác, nơi cư trú, Tình trạng
sức khỏe, trình độ nhận thức”

-


Hiện nay trên địa bàn có bao nhiêu người khuyết tật và độ tuổi trình độ
tay nghề của họ như thế nào? mong muốn hỗ trợ của họ là gì?.

-

Thực tế những năm qua công tác chỉ đạo và hỗ trợ đã làm được những gì
và còn thiếu những gì? Những thiếu sót đó xuất phát từ đâu ? cần những
nguồn lực hay làm gì để khắc phục điều đó...

12


5.3. Phương pháp thảo luận nhóm “40 người”
Nhóm chọn phương pháp thu thập thông tin này là để tìm kiếm các thông tin từ
các cuộc thảo luận hay cuộc họp bàn bạc về các vấn đề của cộng đồng như “ khó khăn
của cợng đồng, điểm mạnh của cợng đồng, mong muốn và phương hướng của họ để
giải quyết vấn đề của họ “. Đối tượng tham gia bao gồm các cá nhân người khuyết tật
có trí tuệ và người khuyết tật có đủ bợ phận trao đổi thơng tin “ như nghe, nhìn, viết” ,
đối tượng tham gia là những người chăm sóc người khuyết tật và chủ các cơ dạy nghề.
Nội dung của cuộc thảo luận : Đầu tiên nhóm sẽ giới thiệu về cơng trình nghiên
cứu và giới thiệu mợt số người tiêu biểu có mặt trong c̣c phỏng vấn. Tiếp theo nhóm
sẽ đưa ra các chủ đề liên xoay quanh nợi dung chính của c̣c thảo luận như, mọi người
có biết ở nơi mình sinh sống có những ai giống như mình khơng? họ sống với ai? họ
bao nhiêu tuổi? mọi người thấy họ có gặp vấn đề gì không?. Đặt câu hỏi cho những
người làm công tác quản lý và người chủ các cơ sở dạy nghề có mặt trong c̣c thảo
luận như sau: Hiện nay trên địa bàn có bao nhiêu người khuyết tật và độ tuổi trình độ
tay nghề của họ như thế nào? mong muốn hỗ trợ của họ là gì?. Tiếp theo đối với những
người khuyết tật có mặt trong c̣c họp nhóm sẽ thực hiện thảo luận bằng hai hình thức
đó là Thuyết trình bằng nói và hình ảnh để đảm bảo thông tin được truyền đạt đến tất

cả mọi người trong cuộc họp. Nhưng chủ đề như sau, Những vấn đề trong cuộc sống
mà mọi người gặp phải hàng ngày là gì? Đâu là vấn đề lớn nhất ? Theo mọi người vấn
đề đó có ảnh hưởng đến việc lao động của mọi người không? Theo mọi người do đâu
mà có vấn đề đó? Theo mọi người để giải quyết vấn đề khó khăn đó cần làm gì? Theo
mọi người lao động là gì ? để lao động đạt hiệu quả cao cần làm gì? Công việc mong
muốn của mọi người là gì ? để làm việc đó cần những gì ? Theo mọi người cộng đồng
của chúng ta có điểm mạnh gì ? Cợng đồng của chúng ta có thể tận dụng điểm mạnh đó
khơng?.
Thảo luận Trực tiếp: Nhóm sẽ tổ chức ở hai địa bàn đó là 2 khu vực Nội Thành
và Ngoại Thành Tp Hà Nội, và tại các địa bàn nhóm sẽ tổ chức 1 c̣c thảo luận nhóm
ở cơ sở dạy nghề, 1 c̣c thảo luận nhóm ở Trung tâm phục hồi và bệnh viện”. Nhóm
sẽ cử ra 2 thành viên 1 người kiểm sốt và điều hướng c̣c họp và mợt người ghi chép
13


các thông tin trong cuộc thảo luận.Các cuộc thảo luận sẽ được tổ chức tại các nhà văn
hóa xã phường hoặc các khu vực sinh hoạt chung của các trung tâm phục hồi chức
năng . Quy mô cuộc phỏng vấn 20 người
Thảo luận gián tiếp : Nhóm tổ chức 2 cuộc phỏng vấn gián tiếp trên nền tảng
Zoom với các khách thể ở trên hai khu vực đó là Nợi Thành và Ngoại Thành TP Hà Nội
với các chủ đề tương tự.
Các thơng tin từ c̣c thảo luận nhóm mang lại sẽ giúp ta biết được các khó khăn
trong c̣c sống của người khuyết tật, cũng như biết do đâu mà có những khó khăn đó..
Ta có thể đưa ra các phương hướng giải quyết hỗ trợ dựa trên những mong muốn của
cộng đồng và từ những mong muốn của họ được hỗ trợ sẽ được công đồng ủng hộ hết
sức.
5.4 Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
Nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng công cụ phỏng vấn bằng bảng hỏi cầm tay để định
lượng, lượng hóa những số liệu liên quan đến các vấn đề như thực trạng quy mô và mức
độ khuyết tật, nhu cầu dược hỗ trợ và phục hồi, tiềm lực của từng cá nhân và cả cộng

đồng. Khảo sát được thực hiện với bảng hỏi bán cấu trúc với số lượng mẫu là 160 người.
Phiếu khảo sát sẽ được phát trực tiếp hoặc gián tiếp qua Google Form đến các
khách thể tại các địa điểm như Các cơ sở dạy nghề dành cho người khuyết tật.Các cơ
sở trên địa bàn TP Hà Nợi đang có người lao đợng khuyết tật.Hợi người khuyết tật.Các
tổ chức chính trị Y bác sĩ tại các bệnh viện hoặc trung tâm phục hồi chức năng chăm
sóc thực thể cho người khuyết tật.Thơng tin cá nhân và nợi dung khảo sát.
Nhóm nghiên cứu xây dựng bảng hỏi để đánh giá miêu tả thực trạng của người
khuyết tật hiện nay. Cụ thể ở phần thơng tin cá nhân, nhóm nghiên cứu tập trung khai
thác các khía cạnh sau: nơi cư trú, xuất cư, đợ tuổi, giới tính, trình đợ học vấn, tình trạng
khuyết tật. Ở phần nợi dung chính, nhóm nghiên cứu sẽ triển khai theo các nợi dung
chính như sau:

14


Thực trạng quy mô của người khuyết tật trên địa bàn và mức độ khuyết
tật của họ. Bằng cách đo lường các chỉ báo như số lượng người và tình trạng
khuyết tật dựa trên cơ sở tiêu chí của pháp luật quy định
Thực trạng nhu cầu của cộng đồng người khuyết tật trên địa bàn Tp Hà
Nội về việc giải quyết và hỗ trợ vấn đề của họ.
Đánh giá nguồn lực của từ cá nhân trong cộng đồng và nguồn lực chung
của cả cộng đồng người khuyết tật trên địa bàn Tp Hà Nội.
Đánh giá giải pháp áp dụng để giải quyết vấn đề của người khuyết tật trên
địa bàn “ dựa vào các kết quả đạt được sau khi tiến hành so sánh với mục tiêu đã
đề ra “
● Nội dung của bảng hỏi bao gồm.
-

Giới thiệu phương hướng và chủ đề nghiên cứu của đề tài


-

Thông tin cá nhân “ Nghề nghiệp, học vấn, mức độ nhận
thức, tình trạng sức khỏe, nơi cư trú, đợ tuổi, giới tính.”

-

Mợt số câu hỏi đóng để thu thập thơng tin như : Bạn có gặp
khó khăn trong c̣c sống hiện tại không ? Trình độ học vấn
của bạn là? …

-

Một số câu hỏi mơ : Mong muốn lớn nhất của bạn trong
công việc là gì? Cuộc sống hiện tai của bạn như thế nào?..

-

Mợt số câu hỏi đóng mở : giới tính của bạn là gì? Theo bạn
để hỗ trợ người khuyết tật cần làm gì?

-

Trong bảng hỏi nhóm sẽ sử dụng các câu hỏi để làm chỉ báo
và dùng các loại thang đo để đo lường các chỉ báo như :
Mực đợ khó khăn, Mức đợ sức khỏe, Mức đợ mong muốn
trợ giúp...

Nhóm nghiên cứu thu thập số liệu bằng google biểu mẫu và qua bảng hỏi bằng
giấy, một số câu trả lời đã được google biểu mẫu phân tích số liệu sẵn. Nhằm nâng

cao tính minh bạch, khách quan của bảng hỏi khi thu thập bằng google biểu mẫu, nhóm
nghiên cứu bật chế đợ thu thập email và u cầu người trả lời chỉ có thể trả lời mợt
15


lần. Ngồi ra, nhóm nghiên cứu chủ đợng tiếp cận và xin thu thập dữ liệu với cá nhân,
sau đó trả lời trực tiếp trên google biểu mẫu, tránh việc phát phiếu và không thu lại
được từ cá nhân, hoặc cá nhân xao nhãng trong quá trình điền bảng hỏi. Đồng thời, kết
quả thu được được phân tích trên phần mềm Xử lý dữ liệu SPSS.
5.5 Mẫu Nghiên cứu
5.5.1 Cơ sở chọn mẫu
Mẫu được chọn theo cách thức thuận tiện, phi ngẫu nhiên. Trong tổng số người
khuyết tật, người chủ cơ sở dạy nghề và người chăm sóc người khuyết tật trên địa bàn
TP Hà Nội, nghiên cứu chọn ra Người khuyết tật tại Hà Nội tại các cơ sở dạy nghề dành
cho người khuyết tật.Các cơ sở trên địa bàn TP Hà Nợi đang có người lao đợng khuyết
tật.Hợi người khuyết tật.Các tổ chức chính trị Y bác sĩ tại các bệnh viện hoặc trung tâm
phục hồi chức năng chăm sóc thực thể cho người khuyết tật.
Trong những năm qua, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành
phố Hà Nội thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tồn diện các lĩnh vực, trong đó
cơng tác an sinh xã hội mà đặc biệt vấn đề về trợ giúp xã được coi là một trong những
nhiệm vụ chính trị hàng đầu trong quá trình phát triển Thủ đơ
Nhóm nghiên cứu lựa chọn khách thể là người khuyết tật ở các trung tâm bảo trợ
và phục hồi chức năng, các cơ sở dạy nghề, hay các bệnh viện để từ đó khảo sát, mức
đợ và quy mơ khuyết tật của họ, các nhu cầu của họ, tiềm lực của họ, để từ đó thu thập
thơng tin để đưa ra các khuyến nghị phù hợp với cợng đồng.
Nhóm khách thể 1 là : Người khuyết tật nhóm tập trung khai thác các thông tin
liên quan đến các vấn đề của bản thân họ hàng ngày, những thiếu thốn, những mong đợi
và những việc cần hỗ trợ để có thể dễ dàng hơn trong cuộc sống và lao động. Đối với
các khách thể là người khuyết tật có nhận thức có thể xin họ những ý kiến đề xuất giải
pháp và phương hướng vì họ là những người trong cuộc và hiểu vấn đề hơn ai cả.Nhóm

thực hiện cách lấy thông tin bằng các cách sau phát bảng hỏi, phỏng vấn sâu, tổ chức

16


thảo luận nhóm với từng nhóm người khuyết tật cụ thể bằng cả hai hình thức trực tiếp
và online.
Nhóm khách thể thứ 2 là: Người chăm sóc có thể là người thân hoặc là nhân viên
của các trung tâm phục hồi chức năng và các chủ cơ sở dạy nghề. Nhóm nghiên cứu sẽ
chủ yếu dựa vào họ để lấy các thông tin bằng các hình thức như phỏng vấn sâu và thảo
luận nhóm để khai thác các khía cạnh liên quan đến việc hỗ trợ người khuyết tật ra sao,
nhưng khó khăn trong việc đào tạo và tổ chức quản lý từng nhóm người khuyết tật. Đặc
biệt có thể dựa vào nhóm khách thể này để khai thác những vấn đề của người khuyết tật
trí tuệ ko thể tự nói hoặc bày tỏ ra được.
Bảng 1: Cơ cấu mẫu điều tra
Người

Tiêu chí

Giới tính

Nam

105

Nữ

94

Khác


Xuất cư

Nơi cư trú

1

Thành thị

150

Nơng thơn

50

Bệnh viện

55

17


Mức độ khuyết tật

Khác thể liên quan

khách thể liên

Trung tâm phục hồi


120

Cơ sở dạy nghề

25

Khuyết tật vận động

70

Khuyết tật nghe nói

70

Khuyết tật nhìn

30

Khuyết tật trí tuệ

0

Khuyết tật thần kinh

0

Khuyết tật khác

10


Người chăm sóc

Chủ cơ sở dạy nghề

15

5

quan
Tổng

200

5.5.2. Giới thiệu mẫu
“Trong những năm qua, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành
phố Hà Nội thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các lĩnh vực, trong đó
18


công tác an sinh xã hội mà đặc biệt vấn đề về trợ giúp xã được coi là một trong những
nhiệm vụ chính trị hàng đầu trong quá trình phát triển Thủ đơ. Sau khi mở rợng địa giới
hành chính, Thành phố Hà Nợi có diện tích tự nhiên 3.345 km2 với dân số 7.558.956
người, 30 đơn vị hành chính (12 quận, 17 huyện, 1 thị xã) [28]. Theo Báo cáo kết quả
thực hiện chính sách đối với người khuyết tật năm 2015 của Sở Lao động - Thương binh
và Xã hợi thì tổng số người khuyết tật có trên địa bàn là 97.932 người (chiếm 1,2 % dân
số). Trong đó số người khuyết tật là nữ là 44.079 người (chiếm 45%). Về việc phân chia
người khuyết tật theo dạng tật thì người khuyết tật vận động 35.810 người (chiếm
36,77%), người khuyết tật thần kinh 25.884 người (chiếm 26,58%), người khuyết tật
nhìn 11.229 người (chiếm 11,53%), người khuyết tật nghe nói 9.962 người (chiếm
10,23%), người khuyết tật trí tuệ 14.582 người (chiếm 14,97%), các loại khác 6.205

người (chiếm 6,37%). Chia theo 49 mức độ khuyết tật thì người khuyết tật nặng chiếm
tỉ lệ nhiều nhất 59.803 người (chiếm 62%), người khuyết tật nhẹ 25.689 người (chiếm
26%) còn lại là người khuyết tật đặc biệt nặng 11.572 (chiếm 12%) [xem phụ lục]. Đây
là một trong những đối tượng cần sự trợ giúp của các dịch vụ công tác xã hội” (Hồng
Phương, 2015)
Lý do chọn mẫu nghiên cứu là Người khuyết tật và người chăm sóc hoặc các chủ
của trung tâm dạy nghề. Đầu tiên là người khuyết tật vì do họ là người trực tiếp nhận
thấy những vấn đề của mình hàng ngày và cũng như những vấn đề trong quá khứ, có
thể nhận thức được cả những vấn đề trong tương lai “ ngồi người khuyết tật trí tuệ ra”.
Đối với những người như người chăm sóc và chủ các trung tâm dạy nghề đây là người
thường xuyên tiếp xúc và quan sát những hoạt động của người khuyết tật đặc biệt có
thể thơng qua họ để lấy thơng tin về những người khuyết tật trí tuệ.

5.6. Phương pháp xử lý thơng tin
Nhóm nghiên cứu chủ đợng tiếp cận và xin thu thập dữ liệu với cá nhân, sau đó
trả lời trực tiếp trên google biểu mẫu, tránh việc phát phiếu và không thu lại được từ
cá nhân, hoặc cá nhân xao nhãng trong quá trình điền bảng hỏi. Đồng thời, kết quả thu
được được phân tích trên phần mềm Xử lý dữ liệu SPSS. Bằng cách phân tích mối
tương quan những biên như : Tình trạng sức khỏe và những vấn đề trong cuộc sống
19


hàng ngày, tình trạng sức khỏe và công việc hoặc mong muốn hỗ trợ, Trình độ nhận
thức và nhu cầu hỗ trợ và công việc mong muốn, biến khu vực cư trú và các biến khác
như “ nhu cầu, khó khăn..”, biến đợ tuổi và giới tính với các biến phụ tḥc khác như
nhu cầu, khó khăn , cơng việc mong đợi, mong muốn hỗ trợ.
=> Từ những thông tin thu thập được ở cả 4 phương pháp nhóm sẽ đưa ra những
kết luận và xây dựng những khuyến nghị hỗ trợ và xây dựng lộ trình thực hiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn, T. Q, (2015), Quyền làm việc của người khuyết tật tại Việt Nam.
2. Luật Người khuyết tật, số 51/2010/QH12.
3. Quỹ dân số Liên Hợp quốc tại Việt Nam, (2011), Người khuyết ở Việt Nam:
Một số kết quả chủ yếu từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam 2009,
Hà Nội.
4. Bộ Luật lao động, số 10/2012/QH13.
5. NGUYỄN, X., & NGUYỄN, T. ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT
TẬT.
6. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh, (2015), Các phương pháp nghiên cứu
xã hội học.

20



×