A. MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Tại chỉ thị 36 - CT/TW ngày 25/06/1998 của Bộ chính trị Ban chấp hành
Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam “Về tăng cường công tác bảo vệ môi
trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” đã xác định: “Bảo
vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân”. Khoản 2,
Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 nêu rõ: “Bảo vệ môi trường là sự
nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân”. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020 tại phần các giải pháp thực hiện chiến lược cũng nhấn
mạnh: “Phát động trên toàn quốc phong trào toàn dân bảo vệ môi trường, xây
dựng xã, phường đạt tiêu chuẩn môi trường. Giải pháp này bao gồm huy động
toàn dân tham gia bảo vệ môi trường…”. Từ đó cho thấy công tác bảo vệ môi
trường ở nước ta đang được ưu tiên cho cộng đồng thực hiện để hướng tới xã
hội hoá công tác bảo vệ môi trường. Việc xã hội hóa công tác bảo vệ môi
trường, huy động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường sẽ góp phần giải quyết
các vấn đề môi trường ở mỗi địa phương một cách triệt để hơn bởi cộng đồng
chính là đối tượng trực tiếp tham gia.
Trong thời kỳ hiện nay việc Đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi
trường, có cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức, cộng đồng tham
gia bảo vệ môi trường. Xây dựng và phát triển lực lượng tình nguyện viên bảo
vệ môi trường. Tăng cường sự giám sát của cộng đồng, các đoàn thể nhân dân,
các cơ quan thông tin đại chúng đối với bảo vệ môi trường của các doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân. Phát triển các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử
lý chất thải và các dịch vụ khác bảo vệ môi trường với sự tham gia của mọi
thành phần kinh tế. Hình thành các loại hình tổ chức đánh giá, tư vấn, giám
định, chứng nhận về bảo vệ môi trường; thành lập doanh nghiệp dịch vụ môi
trường đủ mạnh để giải quyết các vấn đề môi trường lớn, phức tạp của đất nước.
Duyên hải miền Trung bao gồm duyên hải Bắc Trung Bộ, Trung Trung
Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ, là vùng duy nhất của nước ta mà tất cả các tỉnh
đều giáp biển, suốt chiều dài gần 1.800 km bờ biển từ Thanh Hoá đến Bình
Thuận.
Với đặc điểm về vị trí địa lý nên duyên hải miền Trung có tiềm năng và
nguồn lợi để phát triển kinh tế biển như hàng hải, du lịch, dịch vụ, khai thác hải
sản, dầu khí, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng GDP của quốc gia, biến đổi
nhanh chóng diện mạo đất nước. Nhận thấy tầm quan trọng kinh tế biển của khu
vực này, chính phủ đã và đang có những chính sách khuyến khích phát triển
kinh tế khu vực, quyết định số 61/2008/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội dải ven biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020, trong
đó mục tiêu chung là xây dựng dải ven biển miền Trung trở thành vùng kinh tế
phát triển cửa ngõ phía Đông, hài hoà với tiến bộ, cân bằng xã hội, bảo vệ và tái
tạo môi trường tự nhiên, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quá trình đô thị hoá đang gia tăng
mạnh cùng với hoạt động du lịch, dịch vụ và nạn khai thác ồ ạt khoáng sản, đánh
bắt huỷ diệt các nguồn lợi sinh vật biển; đã và đang làm cho cảnh quan vùng bờ
biển miền Trung bị biến dạng, suy thoái và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng…
Vì vậy, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng kết hợp với mục tiêu sự
nghiệp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đang là mối quan tâm lớn của
Đảng và Nhà Nước; trong đó, giáo dục truyền thông về môi trường để nâng cao
nhận thức cộng đồng đặc biệt là cộng đồng đang sinh sống ven biển được xác
định là yếu tố quyết định và cần đi trước một bước.
Những yếu tố về điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế, xã hội ở vùng ven
biển miền Trung rất đặc trưng: diện tích hẹp; chịu nhiều thiên tai (bão, lụt, hạn
hán), gây nhiều thiệt hại về người và tài sản nhất của nước ta hiện nay. Trình độ
dân trí và đời sống vật chất, cũng như đời sống tinh thần của nhân dân một số
nơi còn thấp còn thấp; tập quán khai thác, đánh bắt còn lạc hậu; tỷ lệ các hộ đói
nghèo còn cao so với các vùng khác. Thiếu kiến thức về bảo vệ môi trường và
tác hại từ ô nhiễm môi trường gây ra.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chuyên đề ”Xây dựng chính sách huy
động cộng đồng tham gia công tác bảo vệ môi trường tại 07 tỉnh miền Trung;
Biên soạn tài liệu hướng dẫn Huy động cộng đồng tham gia cộng tác bảo vệ môi
trường’’. Nhằm giải quyết các vấn đề môi trường tại địa phương và huy động
được cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường, đẩy mạnh công tác xã hội hóa về
môi trường. Góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng tại khu vực, giảm các tác
động tiêu cực của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe người dân.
2. Mục tiêu
Đánh giá được thực trạng công tác huy động cộng đồng, các biện pháp huy động cộng
đồng tại 7 tỉnh duyên hải miền Trung
Đề xuất được các chính sách phù hợp trong việc huy động cộng đồng
tham gia bảo vệ môi trường.
Xây dựng được quy trình chung về vận động cộng đồng tham gia bảo vệ
môi trường cho chính quyền địa phương. Từ đó triển khai các vấn đề chính
trong việc huy động hiệu quả cộng đồng dân cư tại các tỉnh miền Trung tham gia
công tác bảo vệ môi trường
3. Nội dung của chuyên đề
- Đánh giá thực trạng công tác huy động cộng đồng tại 7 tỉnh duyên hải
miền Trung.
- Đánh giá được hình thức huy động cộng đồng tại 7 tỉnh duyên hải miền
Trung.
- Đánh giá được chính sách nhằm huy động cộng đồng tham gia bảo vệ
môi trường tại 7 tỉnh duyên hải miền Trung.
- Phân công trách nhiệm của các cấp chính quyền trong huy động cộng
đồng và các biện pháp huy động cộng đồng.
- Huy động các nguồn lực từ doanh nghiệp tham gia bảo vệ môi trường.
B. NỘI DUNG
Chương 1. XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG
THAM GIA CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI 7 TỈNH MIỀN
TRUNG
1.1. Căn cứ đề xuất chính sách huy động cộng đồng tham gia bảo vệ môi
trường
1.1.1. Luật Bảo vệ môi trường
- Điều 4, khoản 2: Luật Bảo vệ môi trường nêu rõ “Bảo vệ môi trường là
sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân.
- Điều 5, khoản 1 và 2 thể hiện chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi
trường.
+ Khoản 1. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng
đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.
+ Khoản 2. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng
các biện pháp hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tự
giác, kỷ cương trong hoạt động bảo vệ môi trường.
- Điều 4 Chương I và Điều 32 Mục 2 Chương V Luật Đầu tư thì đối tượng
được hưởng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư bảo vệ môi trường là:
Các nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định
của pháp luật Việt Nam (bao gồm doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành
lập theo Luật doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật hợp
tác xã; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước khi Luật này có
hiệu lực; hộ kinh doanh, cá nhân; tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định
cư ở nước ngoài; người nước ngoài thường trú ở Việt Nam; các tổ chức khác theo quy
định của pháp luật Việt Nam) có dự án đầu tư có mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái;
dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh
doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.
1.1.2. Nghị quyết số: 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Nghị quyết số: 41-NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thể hiện quan điểm, mục tiêu và nhiệm
vụ của Đảng và Nhà nước ta như sau:
1.1.2.1. Quan điểm
- Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là
nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan
trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và
thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
- Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ
bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, qui hoạch,
kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương.
Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ bảo vệ
môi trường. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.
- Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia
đình và của mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hoá, đạo đức, là tiêu chí
quan trọng của xã hội văn minh và là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên,
sống hài hoà với tự nhiên của cha ông ta.
- Bảo vệ môi trường phải theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế
tác động xấu đối với môi trường là chính kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục
suy thoái, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; kết hợp giữa sự đầu tư
của Nhà nước với đẩy mạnh huy động nguồn lực trong xã hội và mở rộng hợp
tác quốc tế; kết hợp giữa công nghệ hiện đại với các phương pháp truyền thống.
- Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa
ngành và liên vùng rất cao, vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các
cấp uỷ đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
1.1.2.2. Mục tiêu
- Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi
trường do hoạt động của con người và tác động của tự nhiên gây ra. Sử dụng bền
vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.
- Khắc phục ô nhiễm môi trường, trước hết ở những nơi đã bị ô nhiễm
nghiêm trọng, phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái, từng bước nâng cao chất
lượng môi trường.
- Xây dựng nước ta trở thành một nước có môi trường tốt, có sự hài hoà
giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi
trường; mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường, sống thân thiện với thiên
nhiên.
1.1.2.3. Nhiệm vụ
* Các nhiệm vụ chung
- Phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường. Bảo đảm
yêu cầu về môi trường ngay từ khâu xây dựng và phê duyệt các qui hoạch, dự án
đầu tư; không cho đưa vào xây dựng, vận hành, khai thác các cơ sở chưa đáp
ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
- Kiểm soát chặt chẽ việc gia tăng dân số cơ học, hình thành hệ thống các
đô thị vệ tinh nhằm giảm áp lực về dân số, giao thông, môi trường lên các thành
phố lớn. Tập trung bảo vệ môi trường các khu vực trọng điểm; chủ động phòng
tránh thiên tai; hạn chế và khắc phục xói lở ven biển và dọc các sông phù hợp
với quy luật của tự nhiên; quan tâm bảo vệ môi trường biển.
- Tăng cường kiểm soát ô nhiễm tại nguồn; chú trọng quản lý chất thải,
nhất là chất thải nguy hại trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ y tế, nghiên cứu
khoa học. Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật,
hoá chất bảo quản nông sản, thức ăn và thuốc phòng trừ dịch bệnh trong nuôi
trồng thủy sản.
- Chú trọng bảo vệ môi trường không khí, đặc biệt là ở các khu đô thị, khu
dân cư tập trung. Tích cực góp phần hạn chế tác động của sự biến đổi khí hậu
toàn cầu.
Khuyến khích sử dụng tiết kiệm tài nguyên, năng lượng; sản xuất và sử
dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, các sản phẩm và bao bì sản phẩm
không gây hại hoặc ít gây hại đến môi trường; tái chế và sử dụng các sản phẩm
tái chế. Từng bước áp dụng các biện pháp buộc các cơ sở sản xuất, nhập khẩu
phải thu hồi và xử lý sản phẩm đã qua sử dụng do mình sản xuất, nhập khẩu.
- Khắc phục các khu vực môi trường đã bị ô nhiễm, suy thoái.
+ Ưu tiên phục hồi môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm nghiêm trọng,
các hệ sinh thái đã bị suy thoái nặng.
+ Giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng trong các khu dân cư do chất thải trong sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
+ Từng bước khắc phục các khu vực bị nhiễm độc do hậu quả chất độc
hoá học của Mỹ sử dụng trong chiến tranh.
- Điều tra nắm chắc các nguồn tài nguyên thiên nhiên và có kế hoạch bảo
vệ, khai thác hợp lý, bảo vệ đa dạng sinh học
+ Chủ động tổ chức điều tra cơ bản để sớm có đánh giá toàn diện và cụ
thể về các nguồn tài nguyên thiên nhiên và về tính đa dạng sinh học ở nước ta.
+ Tăng cường công tác bảo vệ và phát triển rừng, đẩy mạnh việc giao đất,
giao rừng và thực hiện các hình thức khoán thích hợp cho cá nhân, hộ gia đình,
tập thể bảo vệ và phát triển rừng.
+ Bảo vệ các loài động vật hoang dã, các giống loài có nguy cơ bị tuyệt
chủng; ngăn chặn sự xâm hại của các sinh vật ngoại lai, sinh vật biến đổi gen
gây ảnh hưởng xấu đến con người và môi trường. Bảo vệ và chống thất thoát các
nguồn gen bản địa quý hiếm.
Việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phải bảo đảm
tính hiệu quả, bền vững và phải gắn với bảo vệ môi trường trước mắt và lâu dài.
- Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tôn tạo cảnh quan môi trường
+ Hình thành cho được ý thức giữ gìn vệ sinh chung, xoá bỏ các phong
tục, tập quán lạc hậu, các thói quen, nếp sống không văn minh, không hợp vệ
sinh, các hủ tục trong mai táng.
+ Xây dựng công sở, xí nghiệp, gia đình, làng bản, khu phố sạch, đẹp đáp
ứng các yêu cầu về vệ sinh môi trường.
+ Đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường cho
nhân dân.
+ Quan tâm bảo vệ, giữ gìn và tôn tạo cảnh quan môi trường. Thực hiện
các biện pháp nghiêm ngặt để bảo vệ môi trường các khu di tích lịch sử, danh
lam thắng cảnh, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái.
- Đáp ứng yêu cầu về môi trường trong hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Xây dựng và hoàn thiện chính sách và tiêu chuẩn môi trường phù hợp
với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ngăn chặn việc lợi dụng rào cản môi
trường trong xuất khẩu hàng hoá làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất, kinh doanh.
Hình thành các cơ chế công nhận, chứng nhận phù hợp với điều kiện trong nước
và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường.
- Tăng cường năng lực kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm
mọi hành vi chuyển chất thải, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường vào
nước ta.
* Nhiệm vụ cụ thể
- Đối với vùng đô thị và vùng ven đô thị
+ Chấm dứt nạn đổ rác và xả nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi
trường vào các sông, kênh, rạch, ao, hồ; xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường các
lưu vực sông, trước hết là đối với sông Nhuệ, sông Đáy, sông Sài Gòn, sông
Đồng Nai, sông Cầu, sông Hương, sông Hàn:
+ Thu gom và xử lý toàn bộ rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp
bằng các phương pháp thích hợp, trong đó ưu tiên cho việc tái sử dụng, tái chế
chất thải, hạn chế tối đa khối lượng rác chôn lấp, nhất là với các đô thị thiếu mặt
bằng làm bãi chôn lấp;
+ Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; kiên
quyết đình chỉ hoạt động hoặc buộc di dời đối với những cơ sở gây ô nhiễm
nghiêm trọng trong khu dân cư nhưng không có giải pháp khắc phục có hiệu
quả;
+ Hạn chế hợp lý mức độ gia tăng các phương tiện giao thông cá nhân,
quy định và thực hiện các biện pháp giảm khí độc, khói, bụi thải từ các phương
tiện giao thông và trong thi công xây dựng công trình;
+ Khắc phục tình trạng mất vệ sinh nơi công cộng bằng cách bảo đảm các
điều kiện về nơi vệ sinh, phương tiện đựng rác ở những nơi đông người qua lại
và xử lýý nghiêm các hành vi vi phạm;
+ Tăng lượng cây xanh dọc các tuyến phố và các công viên, hình thành
các thảm cây xanh trong đô thị và vành đai xanh xung quanh đô thị;
+ Trong công tác quy hoạch, xây dựng các khu đô thị mới hoặc chỉnh
trang đô thị với quy mô lớn, cần chú ýý bố trí diện tích đất hợp lý cho các nhu
cầu về cảnh quan môi trường và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ cho
công tác bảo vệ môi trường.
- Đối với vùng nông thôn
+ Hạn chế sử dụng hoá chất trong canh tác nông nghiệp và nuôi trồng
thuỷ sản; thu gom và xử lý hợp vệ sinh đối với các loại bao bì chứa đựng hoá
chất sau khi sử dụng.
+ Bảo vệ nghiêm ngặt rừng tự nhiên, đặc biệt là đối với các khu rừng
nguyên sinh, rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn; hạn chế đến mức thấp nhất việc
mở đường giao thông và các hoạt động gây tổn hại đến tài nguyên rừng; đẩy
mạnh trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc và khôi phục rừng ngập mặn; phát
triển kỹ thuật canh tác trên đất dốc có lợi cho bảo vệ độ màu mỡ của đất, ngăn
chặn tình trạng thoái hoá đất và sa mạc hoá đất đai.
+ Nghiêm cấm triệt để việc săn bắt chim, thú trong danh mục cần bảo vệ;
ngăn chặn nạn sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính huỷ diệt nguồn lợi thuỷ,
hải sản; quy hoạch phát triển các khu bảo tồn biển và bảo tồn đất ngập nước.
+ Phát triển các hình thức cung cấp nước sạch nhằm giải quyết cơ bản
nước sinh hoạt cho nhân dân ở tất cả các vùng nông thôn trong cả nước; bảo vệ
chất lượng các nguồn nước, đặc biệt chú ý khắc phục tình trạng khai thác, sử
dụng bừa bãi, gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước ngầm.
+ Khắc phục cơ bản nạn ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, các cơ sở
công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp đi đôi với hình thành các cụm công nghiệp
bảo đảm các điều kiện về xử lý môi trường; chủ động có kế hoạch thu gom và
xử lý khối lượng rác thải đang ngày càng tăng lên.
+ Hình thành nếp sống hợp vệ sinh gắn với việc khôi phục phong trào xây
dựng “ba công trình vệ sinh” của từng hộ gia đình phù hợp với tình hình thực tế;
chú ý khắc phục tình trạng mất vệ sinh nghiêm trọng đang diễn ra tại nhiều vùng
ven biển.
+ Trong quá trình đô thị hoá nông thôn, quy hoạch xây dựng các cụm,
điểm dân cư nông thôn phải hết sức coi trọng ngay từ đầu yêu cầu bảo vệ môi
trường.
1.1.3. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020
Trong quyết định của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược
bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã đưa
ra Quan điểm:
- Chiến lược Bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rời
của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển
bền vững đất nước. Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hoà với phát
triển xã hội và bảo vệ môi trường. Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát
triển bền vững.
- Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành,
các tổ chức, cộng đồng và của mọi người dân.
- Bảo vệ môi trường phải trên cơ sở tăng cường quản lý nhà nước, thể chế
và pháp luật đi đôi với việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của mọi
người dân, của toàn xã hội về bảo vệ môi trường.
- Bảo vệ môi trường là việc làm thường xuyên, lâu dài. Coi phòng ngừa là
chính, kết hợp với xử lý và kiểm soát ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện
chất lượng môi trường; tiến hành có trọng tâm, trọng điểm; coi khoa học và
công nghệ là công cụ hữu hiệu trong bảo vệ môi trường.
1.1.4. Chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển Bắc Trung Bộ và duyên
hải Nam Trung Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020
Trong quyết định phê duyệt Chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển
Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm
2020 của Thủ tướng chính phủ đã đưa ra mục tiêu tổng quát là: Tăng cường
năng lực quản lý, bảo vệ, sử dụng và khai thác tài nguyên, môi trường, phục vụ
phát triển bền vững các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương vùng Bắc Trung
Bộ và Duyên hải Trung Bộ thông qua áp dụng phương thức quản lý tổng hợp
đới bờ.
* Trong định hướng phát triển đến năm 2020 là:
- Tăng cường áp dụng quản lý tổng hợp đới bờ nhằm giải quyết những
vấn đề cụ thể trong quản lý tài nguyên, môi trường tại tất cả các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ;
- Thúc đẩy hoạt động quản lý tổng hợp đới bờ trên toàn dải ven biển Việt
Nam, góp phần tích cực vào phát triển bền vững đất nước và hội nhập quốc tế.
* Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐ miền
Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 ngoài các mục tiêu phát triển
kinh tế, đã xác định:
- Đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ đạt bình quân 20%/năm trong tiến
trình hiện đại hoá, nâng cao dần tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2010 đạt
khoảng 50%.
- Phấn đấu đến năm 2010 đạt tỷ lệ đô thị hoá của vùng KTTĐ miền Trung
là 40%. Giảm và giữ không tăng tỷ lệ lao động không có việc làm xuống 5% và
tiếp tục kiểm soát dưới mức an toàn cho phép là 4% đến năm 2020, phấn đấu
mỗi năm giải quyết hơn 60 - 70 nghìn chỗ làm việc mới.
- Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội và môi trường bền vững ở đô
thị và nông thôn.
1.1.5. Quyết định phê duyệt đề án kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và
ven biển giai đoạn 2009-2020
Trong quyết định “Phê duyệt đề án kiểm soát dân số các vùng biển, đảo
và ven biển giai đoạn 2009-2020” của Thủ tướng chính phủ đã nêu lên mục tiêu
cụ thể là:
Quy mô dân số các vùng biển, đảo và ven biển không vượt quá 32 triệu
người vào năm 2010, 34 triệu người vào năm 2015 và 37 triệu người vào năm
2020;
Tỷ lệ người làm việc và người dân sinh sống trên đảo, ven biển, trong các
Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu du lịch, Khu kinh tế thuộc khu vực đảo,
ven biển và trên biển được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ
em, chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình đạt 60% vào năm 2010,
80% vào năm 2015 và 95% vào năm 2020;
Tỷ lệ trẻ em tại các vùng biển, đảo và ven biển bị dị dạng, dị tật và thiểu
năng trí tuệ do rối loạn chuyển hóa và do di truyền giảm bình quân hàng năm
khoảng 5% trong giai đoạn 2011-2020;
Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, số liệu về dân số và kế
hoạch hóa gia đình tại các vùng biển, đảo và ven biển, đáp ứng yêu cầu quản lý,
điều hành chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình, yêu cầu xây dựng quy
hoạch và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của địa phương và
Trung ương.
1.1.6. Quyết định phê duyệt QHTT phát triển KT-XH dải ven biển miền
Trung Việt Nam đến năm 2020
Trong quyết định phê duyệt QHTT phát triển KT-XH dải ven biển miền
Trung Việt Nam đến năm 2020 của Thủ tướng chính phủ đã xác định các mục
tiêu phát triển, trong đó mục tiêu thứ 6 và thứ 7 thể hiện:
Mục tiêu thứ 6: Đảm bảo phát triển dải ven biển miền Trung theo hướng
phát triển bền vững, hài hòa các yếu tố phát triển kinh tế cùng với tiến bộ và
công bằng xã hội, bảo vệ và tái tạo môi trường tự nhiên, chất lượng cuộc sống
được cải thiện.
Mục tiêu thứ 7: Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội với bảo vệ
quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái, tăng cường hợp tác quốc tế để bảo
vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, thềm lục địa và lãnh hải.
1.2. Thực trạng công tác huy động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường
tại 7 tỉnh duyên hải miền Trung
1.2.1. Những kết quả đạt được
1.2.1.1. Quảng Nam
* Nông dân Quảng Nam với công tác bảo vệ môi trường
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, trong những năm qua,
bộ mặt nông thôn Quảng Nam cũng đang từng ngày khởi sắc.
Với vai trò là nòng cốt cho phong trào nông dân trong công cuộc xây
dựng nông thôn mới, 5 năm qua (2006 – 2011), Ban Thường vụ Hội Nông dân
tỉnh đã đẩy mạnh các phong trào nông dân gắn với công tác bảo vệ môi trường
(BVMT) nông thôn đạt nhiều kết quả đáng kể, đặc biệt là công tác tuyên truyền,
vận động nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi đã trở thành thói quen trong đời
sống sinh hoạt của người dân.
5 năm qua, 18 Hội Nông dân huyện, thành phố đã vận động hơn 682.000 lượt
người tham gia các hoạt động BVMT ở nông thôn, tổ chức 867 buổi sinh hoạt
với gần 26.500 lượt người tham dự nghe tuyên truyền về chuyên đề tình trạng
khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên làm mất cân bằng hệ sinh thái gây
nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến môi trường.
Duy Sơn có tổng cộng 8 thôn với hơn 2.700 hộ dân. Ngoài ra, trên địa bàn
xã còn có hàng trăm cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh buôn bán
và nhiều trường học, chợ, trạm y tế…, vì vậy mỗi ngày lượng rác thải ra rất lớn.
Cuối tháng 3.2012, được sự hỗ trợ tích cực từ ngành tài nguyên - môi
trường huyện, lãnh đạo xã Duy Sơn quyết định triển khai dịch vụ thu gom rác
thải ở tất cả các thôn trên địa bàn. UBND xã cho biết, bên cạnh nguồn vốn sự
nghiệp môi trường do UBND huyện cấp, địa phương đã trích khoản kinh gần 70
triệu đồng xây dựng tại mỗi thôn một hố chứa rác kiên cố với diện tích khoảng
10m2. Đồng thời, mua 8 chiếc xe chở rác chuyên dụng loại nhỏ cấp cho 8 thôn.
Đến đầu tháng 4 năm nay dịch vụ thu gom rác thải ở xã Duy Sơn chính thức đi
vào hoạt động. Theo đó, cứ mỗi tuần 2 lần, những tổ công nhân lại thay phiên
nhau đẩy xe đi khắp các đường làng ngõ xóm để thu gom rác thải sinh hoạt và
sản xuất của từng hộ dân cũng như các cơ quan, trường học, cơ sở kinh doanh
với mức phí thu bình quân mỗi gia đình (hoặc đơn vị) 10 nghìn đồng/tháng.
* Hội An: Tổ chức “Ngày đi bộ vì môi trường”
Với mục đích nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng, đặc biệt
là các bạn trẻ cũng như tạo điều kiện cho mọi người thể hiện tình yêu, trách
nhiệm của mình đối với môi trường, sáng 26-9, tại khu phố cổ Hội An (Quảng
Nam) đã diễn ra Lễ phát động và hưởng ứng Chương trình “Ngày đi bộ vì môi
trường”.
1.2.1.2. Quảng Bình
* Xã Lương Yến xã Lương Ninh huyện Quảng Ninh người dân tự thu gom
rác để bảo vệ môi trường
Hàng ngày, các hộ gia đình tự thu gom rác và đưa ra đổ tại hố chứa rác
tập trung, một tháng một lần, xã sẽ thuê xe đến thu gom và đưa đi đổ ở bãi.
Nhưng cách làm này hoàn toàn chưa mang lại hiệu quả vì quá trình rác chứa
trong hố gần 1 tháng, gặp trời mưa ẩm ướt nên đã diễn ra quá trình phân hủy rất
nhanh, bốc mùi hôi thối gây mất vệ sinh. Sau khi bàn bạc nhiều lần, nhân dân
các thôn Văn La, Lương Yến đưa ra sáng kiến là mỗi gia đình tự chịu trách
nhiệm thu gom rác tại nhà, cho vào bao buộc kín, đúng ngày 14 và ngày 30 hàng
tháng thì mang ra tập kết ở đầu các ngõ, tổ thu gom rác sẽ cho xe đến thu gom
mang đi Thấy hiệu quả thu gom rất lớn, giá cả đóng góp lại tương đối rẻ, cho
nên từ chỗ 50%, 70% số hộ ở Lương Ninh tham gia đóng góp tiền thu gom rác,
đến nay cả 840 hộ ở 2 thôn Văn La, Lương Yến đều đã tham gia đóng góp và
thu gom rác thải làm sạch môi trường
* Vận động nhân dân bảo vệ đa dạng sinh học vườn quốc gia Phong Nha
- Kẻ Bàng ở Tuyên Hóa
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là một phần của khu vực núi đá vôi
cổ nhất ở Châu Á được tạo lập từ hơn 400 triệu năm trước, gắn liền với các chu kỳ
kiến tạo và phát triển chính của lịch sử trái đất. Năm 2003, Phong Nha Kẻ Bàng
được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới - Di sản thế giới thứ 5 của Việt
Nam.Đây là một trong những điểm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế vì
những giá trị phong cảnh núi rừng hùng vĩ, có hệ sinh thái đa dạng, phong phú, đặc
biệt là hệ thống hang động ngầm trong lòng núi (Động Phong Nha), là món quà vô
giá mà thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Bình nói
riêng. Vì vậy, công tác bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn bền vững các giá trị di sản
nhằm phát huy tiềm năng du lịch của Vườn quốc gia Phong Nha -Kẻ Bàng đang
được các cấp, các ngành và nhân dân Quảng Bình quan tâm, tham gia thực hiện
trong đó có vai trò của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể huyện Minh Hóa.
1.2.1.3. Thanh Hóa
* Hiệu quả từ mô hình xã hội hóa vệ sinh môi trường
Hải Bình là 1 trong 15 xã của huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) phát triển từ
kinh tế biển, với hơn 30 doanh nghiệp, tổ hợp sản xuất, chế biến thủy hải sản và
thuộc khu quy hoạch kinh tế Nghi Sơn tất cả đã tạo nên sức ép lớn về vấn đề
môi trường.
Từ thực tiễn khó khăn đó, với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, MTTQ
xã đã tích cực tham mưu, tuyên truyền, đưa ra nhiều giải pháp sáng tạo, hợp lý,
tác động vào nhận thức của mỗi người dân, mỗi cơ sở sản xuất, chế biến tạo
thành phong trào tích cực trong công tác xã hội hóa bảo vệ môi trường. Đến với
Hải Bình, mang theo sự tò mò về một điển hình trong công tác bảo vệ môi
trường của huyện Tĩnh Gia, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên, dù đã đoán định
trước được mục đích đến nhưng Hải Bình hiện ra trước mắt chúng tôi là một Hải
Bình hoàn toàn khác, một Hải Bình xanh - sạch - đẹp, sầm uất như một đô thị
thu nhỏ của Tĩnh Gia. Giao thông nông thôn được bê tông hóa hoàn toàn, cơ sở
hạ tầng điện, đường, trường, trạm được xây mới khang trang, to đẹp, dịch vụ
kinh tế nông thôn phát triển, các xưởng chế biến, tập trung hải sản luôn sạch
sẽ không còn đó - một Hải Bình nghèo và ô nhiễm môi trường như những năm
trước.
* Hội Nông dân thị xã Sầm Sơn: Vận động hội viên thực hiện tốt công
tác bảo vệ môi trường
Những năm gần đây, thị xã Sầm Sơn đang phải đối mặt với những thách
thức lớn về môi trường. Nhận thức sâu sắc về sự cần thiết của việc bảo vệ môi
trường (BVMT), các cấp hội nông dân thị xã Sầm Sơn đã tập trung tuyên
truyền, phát động cán bộ, hội viên tích cực thực hiện nhiều hoạt động thiết thực,
cụ thể.
* Chương trình phối hợp bảo vệ môi trường khu dân cư ở Thanh Hoá
Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa đã ký kết chương trình
phối hợp hành động BVMT trong cộng đồng dân cư giai đoạn 2006- 2010 với
Sở Tài nguyên Môi trường nhằm phát huy sức mạnh của toàn dân, tạo sự
chuyển biến tích cực về hành động trong công tác BVMT ở cộng đồng dân cư.
Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo
MTTQ các cấp triển khai thực hiện chương trình phối hợp như kế hoạch năm,
hướng dẫn thực hiện các đợt cao điểm về tuần lễ quốc gia nước sạch vệ sinh
môi trường; Các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm ngày môi trường thế giới,
ngày làm thế giới sạch hơn; Hướng dẫn quy định về các tiêu chí xây dựng xã,
phường, thị trấn, khu dân cư bảo đảm môi trường, tự quản môi trường. Ban
Thường trực Uỷ ban MTTQ Tỉnh đã chọn 27 xã phường, thị trấn thuộc 27
huyện, thị, thành phố làm điểm chỉ đạo thực hiện chương trình phối hợp của
tỉnh; chọn 2 khu dân cư thôn Tiến Lợi xã Quảng Cư thị xã Sầm Sơn; Thôn 8 xã
Hoằng Trạch huyện Hoằng Hoá làm điểm chỉ đạo của Uỷ ban Trung ương
MTTQ Việt Nam về xây dựng khu dân cư tự quản về bảo vệ môi trường.
1.2.1.4. Hà Tĩnh
* Mô hình tự quản về vệ sinh môi trường
Hà Tĩnh đã triển khai được 5 mô hình tự quản về vệ sinh môi trường. Đó
là HTX môi trường thị trấn Kỳ Anh, 4 đội vệ sinh môi trường ở xã Thạch Kim
(huyện Thạch Hà), thị trấn Cẩm Xuyên, thị xã Hồng Lĩnh, thị trấn Đức Thọ. Các
mô hình này được sự chỉ đạo của Sở KH-CN, Sở TN&MT, Uỷ ban nhân dân
huyện, thị, xã; trong quá trình hoạt động chú trọng công tác tuyên truyền để
cộng đồng dân cư nhận thức về nhiệm vụ, quyền lợi tham gia công tác vệ sinh
môi trường, chuyển thành hành động tích cực, tự giác. Sắp tới Hà Tĩnh sẽ nhân
rộng các mô hình này ở tất cả 11 huyện, thị trong Tỉnh. HTX môi trường đô thị
Kỳ Anh được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tặng Giải thưởng Môi
trường năm 2004.
* Hiệu quả từ mô hình HTX môi trường thanh niên
Trong khi rác thải nông thôn đang là một vấn đề gây tác hại lớn đến môi
trường, ảnh hưởng một cách trực tiếp đến sức khỏe người dân thì việc thành lập
các Hợp tác xã (HTX) môi trường Thanh niên do Tỉnh Đoàn chỉ đạo triển khai
đã giúp giải quyết khó khăn đó cho một số địa phương.
Hoạt động của các HTX này không chỉ giúp làm sạch môi trường mà còn
có tác động nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường trong đông đảo nhân
dân.
Được hỗ trợ 100 triệu đồng từ Trung ương Đoàn, Ban TNNT – CN & ĐT
Tỉnh Đoàn đã nghiên cứu và tham mưu cho Thường trực Tỉnh Đoàn tiến hành
làm việc với chính quyền 2 xã Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) và Phù Việt (Thạch Hà)
để tập hợp thanh niên thành lập HTX môi trường; bàn thảo thống nhất mức phí
thu gom rác thải tại địa phương do thanh niên đam nhận. Hiện nay 2 HTX này
động thường xuyên với 16 xe đẩy rác, 41 thùng rác và nhận được sự hưởng ứng
nhiệt tình của đông đảo nhân dân.
Phát huy hiệu quả của các HTX môi trường Thanh niên nói trên, Tỉnh
Đoàn Hà Tĩnh cũng đã tích cực phối hợp với Sở tài nguyên & môi trường Hà
Tĩnh hỗ trợ thành lập các HTX môi trường tại các địa phương khác. Hiện nay tại
2 xã Hương Trà (Hương Khê) và Đức Lĩnh (Vũ Quang) đã thành lập HTX môi
trường Thanh niên và được hỗ trợ mỗi đơn vị 5 xe đẩy rác. Hầu hết các HTX
này đều hoạt động bằng tinh thần tự nguyện, xung kích của thanh niên bởi địa
bàn nông thôn vốn rộng, đường sá lại khó khăn nên việc thu gom rác thải diễn ra
rất vất vả và mức thu nhập hàng tháng của xã viên HTX chỉ đạt khoảng 1 triệu
đồng. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng các HTX này đã giúp giảm thiểu tình
trạng vứt rác bừa bãi trong các khu dân cư. Đặc biệt, trước tinh thần tình nguyện
của thanh niên, ý thức của nhân dân về vấn đề rác thải, giữ gìn vệ sinh môi
trường chung cũng được cải thiện đáng kể. Nếu như trước đây, tại các vùng
nông thôn tình trạng các bãi rác tự phát diễn ra trên diện rộng thì đến nay điều
đó đã được hạn chế rất nhiều.
1.2.1.5. Bình Định
Triển khai thực hiện các hoạt động Nâng cao nhận thức của việc sử dụng
nước sạch (thực hiện ở các huyện Phù Cát và Tuy Phước) và quản lý chất thải
rắn (thực hiện ở các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Tây Sơn và thị xã An Nhơn).
Cụ thể, các hoạt động này nhằm mục đích nâng cao nhận thức của cộng
đồng về việc sử dụng nước sạch, bảo vệ tài nguyên nước và tầm quan trọng của
việc tiết giảm, thu gom, xử lý và tái chế rác thải. Như vậy, người dân sẽ nâng
cao tinh thần trách nhiệm và có hành vi đúng đắn về việc sử dụng nước sạch tiết
kiệm cũng như xử lý rác thải.
Đối tượng của các hoạt động này là UBND huyện, UBND xã, Hội Phụ nữ
các cấp, người dân địa phương, giáo viên và học sinh các trường THCS và
trường Tiểu học trong vùng dự án. Một số hoạt động điển hình đã được tổ chức
như:
Ở trường học: tổ chức một số cuộc thi, trò chơi, diễn kịch hoặc lồng ghép
vào tiết chào cờ đầu tuần …
Ở cấp thôn: tổ chức họp dân, hoạt động của hội phụ nữ, …
1.2.1.6. Quảng Ngãi
Qua 5 năm triển khai mô hình quản lý rừng cộng đồng ở xã Hành Tín
Đông, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được những kết quả ban đầu
rất thiết thực. Cuộc sống của người dân được cải thiện đáng kể nhờ những chính
sách hưởng lợi từ rừng và môi trường sinh thái nhờ đó cũng được bảo vệ và cân
bằng. Mô hình này cần được nhân rộng ra nhiều địa phương trong tỉnh.
Mô hình quản lý rừng cộng đồng thuộc Dự án “Phục hồi và quản lý bền
vững rừng” do Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ được triển khai ở 2
thôn Khánh Giang và Trường Lệ thuộc xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành,
thu hút 350 hộ dân tham gia quản lý hơn 1.000 héc-ta; trong đó 60% diện tích là
rừng tự nhiên. Theo mô hình này, Nhà nước giao cho cộng đồng dân cư bảo
vệ, quản lý, sử dụng dài hạn nguồn tài nguyên rừng; làm giàu rừng bằng các
biện pháp lâm sinh, tạo ra nguồn thu nhập thường xuyên và ổn định cho các
thành viên. Ông Trịnh Bê, Phó Chủ tịch UBND xã Hành Tín Đông cho rằng: Từ
khi có dự án, đã chấm dứt tình trạng xâm phạm rừng nên rừng càng ngày càng
xanh tươi phát triển.
Theo mô hình, rừng được giao cho cộng đồng quản lý có nhiều loại cây
gỗ quý như lim, sến, ngát, chò, giẻ, trám, dầu rái… có trữ lượng gỗ gần 150.000
mét khối. Việc thành lập các nhóm hộ sử dụng rừng cùng tham gia quản lý và
bảo vệ rừng được xem là chìa khóa cho sự phát triển rừng bền vững. Ông Đàm
Bàng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nghĩa Hành -
Quảng Ngãi cho biết: Sẽ đề nghị Ban quản lý dự án Trung ương tài trợ xây dựng
Hợp tác xã nghề rừng nhằm giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống và
tương lai chúng tôi sẽ biến nơi đây thành nơi du lịch sinh thái vừa tạo nguồn thu
nhập ổn định lâu dài cho xã viên, cho xã, vừa bảo vệ tài nguyên rừng hiện có.
1.2.1.7. Khánh Hòa
Nỗ lực bảo vệ môi trường biển Vịnh Nha Trang.Theo thống kê của Ban
quản lý Khu Bảo tồn biển vịnh Nha Trang, mỗi ngày có khoảng 10 tấn rác thải
du lịch, cộng với rác thải sinh hoạt của dân cư trên 6 khóm đảo đổ xuống biển
khoảng 1 tấn rác nữa. Hiện có khoảng 380 lồng với gần 9.000 bè nuôi tôm hùm
trên vịnh Nha Trang, thải ra không biết cơ man thức ăn thừa, bên cạnh đó là chất
thải từ vô số nhà vệ sinh không có hầm chứa trên mặt nước.
Vùng lõi Hòn Mun là khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt, tuy nhiên mùa du
lịch cao điểm, mỗi ngày có khoảng 40 tàu thuyền du lịch cùng với 500-600
khách qua lại, lặn ngắm san hô và tắm biển. Để thực hiện việc mở rộng 1ha mặt
đất, chủ đầu tư đã đổ xuống mặt biển hàng vạn m
3
đất đá, xây bờ kè, cầu cảng.
Vì vậy, khoảng hơn 20ha rừng ngập mặn, cỏ biển, san hô xung quanh đảo Hòn
Tre đã và đang bị các nhà đầu tư chôn vùi không thương tiếc.
Một nghiên cứu mới đây của Viện Hải dương học Nha Trang đã cảnh báo:
"Khối trầm tích xuất hiện trong vịnh Nha Trang theo chiều hướng gia tăng, vật
chất lơ lửng trong nước biển cũng tăng nhanh”.
Nhiều nỗ lực làm sạch môi trường
Trước tình trạng vịnh Nha Trang bị ô nhiễm, tỉnh Khánh Hoà đã có nhiều
cố gắng bảo vệ môi trường. Trước hết, Khánh Hoà chú trọng công tác tuyên
truyền vận động người dân sống trên đảo, ven bờ chung tay bảo vệ môi trường
biển, hạn chế vứt rác thải bừa bãi xuống biển, không chặt phá rừng ngập mặn.
Hàng năm, các hoạt động bảo vệ môi trường biển như thả rùa về biển, bắt sam
biển gai, một loài ăn san hô, thu gom rác nhân ngày bảo vệ môi trường được
đông đảo người dân tham gia. Trong những dịp Ngày Môi trường thế giới, Ngày
Đa dạng sinh học thế giới, Ngày Lặn trái đất, tỉnh phát động người dân tham gia
làm sạch biển để nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường biển.
1.2.2. Những mặt tồn tại
Ngoài những kết quả đạt được trong công tác xã hội hóa bảo vệ môi
trưởng ở trên còn có những hạn chế và những bất cập nảy sinh như: xã hội hóa
công tác bảo vệ môi trường chưa thực sự có sự thống nhất, mà ở nơi này, nơi kia
còn có sự cắt xén, lệch lạc, thậm chí bóp méo và lạm dụng trong cách hiểu, cách
làm Trong khi có địa phương chưa quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường
với lý do không có kinh phí nhà nước cần thiết hoặc tư nhân không muốn đầu
tư thì cũng có địa phương đã triển khai xã hội hóa đầu tư bảo vệ môi trường
nhưng lại có sự đối xử chưa thực sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế khác nhau tham gia hoạt động xã hội hóa, bảo vệ môi trường.
Cùng hoạt động cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trường, song các doanh
nghiệp nhà nước hay đơn vị sự nghiệp nhà nước thì có nhiều thuận lợi hơn về
kinh phí ngân sách nhà nước, mặt bằng, địa điểm hoạt động, sự hỗ trợ của chính
quyền các cấp , còn doanh nghiệp hay hợp tác xã ngoài khu vực kinh tế nhà
nước tham gia xã hội hóa thì vẫn phải tự bươn chải, chậm cấp bù kinh phí, phải
thuê ngoài diện tích hoạt động cần thiết, tự đối diện với các loại khó khăn, trong
khi môi trường luật pháp cho xã hội hóa dịch vụ bảo vệ môi trường còn chưa
hoàn chỉnh, đồng bộ và tính hiệu lực pháp lý trên thực tế chưa cao.
Mặt khác, công tác xã hội hóa về môi trường cần được thực hiện trước hết
ở cấp cơ sở. Trong khi đó các vấn đề liên quan lại được triển khai ở cấp quản lý
(cấp tỉnh và cấp huyện). Đây cũng có thể là vấn đền bất cập do việc nắm địa bàn
và đặc điểm của địa bàn của cấp cơ sở là thiết thực hơn, trong khi đó cấp này lại
không có quyền quyết định trong việc huy động sự tham gia của cộng đồng.
Hiện nay, số lượng cán bộ môi trường được đào tạo chính quy tại các xã
trên địa bàn 07 tỉnh duyên hải miền Trung còn thiếu về số lượng. Đa phần là cán
bộ địa chính kiêm nhiệm, vì vậy về mặt chuyên môn còn yếu nên chất lượng
triển khai chưa có hiệu quả. Chính vì sự triển khai ban đầu không có hiệu quả
nên việc huy động cộng đồng tham gia và các vấn đề sau này còn gặp nhiều khó
khăn.
Chế độ đãi ngộ, chính sách huy động cộng đồng tại các địa phương còn
yếu, chưa khuyến khích được quần chúng nhân dân tham gia.
1.3. Hình thức huy động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường tại 07 tỉnh
duyên hải miền Trung
AAAAAAAAAAAAAAAAA. Chính sách huy động các doanh nghiệp
tham gia bảo vệ môi trường
aaaaaaaa11111111Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp
Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định tại Điều 1 Thông tư
230/2009/TT-BTC ngày 8/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn ưu đãi về thuế đối với
hoạt động bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định 04/2009/NĐ-CP ngày 14/1/2009
của Chính phủ.
Doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường cụ thể sau:
. Hoạt động xử lý chất thải nguy hại; xử lý hóa chất độc hại; xử lý, cải tạo môi
trường các kênh, mương, sông, hồ chứa và các khu quân sự.
. Sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường.
. Sản xuất thiết bị bảo vệ môi trường, bao gồm thiết bị xử lý ô nhiễm môi
trường, thiết bị xử lý chất thải, ứng phó, xử lý tràn dầu; thiết bị quan trắc và phân tích
môi trường.
. Sản xuất các sản phẩm thay thế nguyên liệu tự nhiên có lợi cho môi trường.
. Dịch vụ hỏa táng, điện táng.
. Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới chưa được sử dụng tại Việt Nam;
ứng dụng công nghệ sinh học để bảo vệ môi trường.
. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển kỹ thuật xử lý, tái chế chất thải, công
nghệ thân thiện với môi trường chiếm 25% doanh thu trở lên.
. Chuyển giao công nghệ phục vụ xử lý chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường.
. Ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường được cấp bằng độc quyền sáng chế
hoặc bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
. Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật liệu sử dụng trực tiếp
trong việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải; quan trắc và phân tích
môi trường; sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
. Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong
nước chưa sản xuất, công nghệ trong nước chưa tạo ra được; tài liệu, sách, báo, tạp chí
khoa học và các nguồn tin điện tử về khoa học và công nghệ sử dụng trực tiếp vào hoạt
động nghiên cứu, xử lý chất thải, dự án chuyển giao công nghệ phục vụ xử lý chất thải.
. Hoạt động xử lý chất thải thông thường.
. Xử lý nước thải sinh hoạt tập trung.
. Nghiên cứu xử lý chất thải, chuyển giao công nghệ phục vụ xử lý chất thải,
công nghệ thân thiện với môi trường.
. Xử lý sự cố tràn dầu, khắc phục sự cố sạt lở núi, sạt lở đê, bờ sông, bờ biển và
các sự cố môi trường khác.
. Áp dụng công nghệ giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng
ozon.
. Sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất năng lượng từ việc tiêu
hủy chất thải,
nếu đáp ứng các tiêu chí cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực môi trường được hưởng
ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
* Áp dụng thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động đối với phần thu nhập của
doanh nghiệp, hợp tác xã có được từ dự án đầu tư hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường.
* Doanh nghiệp, hợp tác xã thành lập mới từ dự án đầu tư hoạt động trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt
khó khăn theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày
11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn thuế 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được
giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo
1
.
DANH MỤC ĐỊA BÀN ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008)
TT Tỉnh Địa bàn có điều kiện kinh tế -
xã hội đặc biệt khó khăn
Địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn
1 Thanh Hóa Các huyện Mường Lát, Quan
Hóa, Bá Thước, Lanh Chánh,
Thường Xuân, Cẩm Thủy,
Ngọc Lạc, Như Thanh, Như
Xuân
Các huyện Thạch Thành,
Nông Cống
2 Hà Tĩnh Các huyện Hương Khê,
Hương Sơn, Vũ Quang
Các huyện Đức Thọ, Kỳ
Anh, Nghi Xuân, Thạch Hà,
Cẩm Xuyên, Can Lộc
1
Nghị định số 124/2008/NĐ-CP
3 Quảng Bình Các huyện Tuyên Hóa, Minh
Hóa, Bố Trạch
Các huyện còn lại
4 Quảng Nam Các huyện Đông Giang, Tây
Giang, Nam Giang, Phước
Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà
My, Hiệp Đức, Tiên Phước,
Núi Thành và các đảo Cù Lao
Chàm
Các huyện Đại Lộc, Duy
Xuyên
5 Quảng Ngãi Các huyện Ba Tơ, Trà Bồng,
Sơn Tây, Sơn Hà, Minh Long,
Bình Sơn, Tây Trà và huyện
đảo Lý Sơn
Các huyện Nghĩa Thành,
Sơn Tịnh
6 Bình Định Các huyện An Lão, Vĩnh
Thạch, Vân Canh, Phù Cát,
Tây Sơn
Các huyện Hoài Ân, Phù
Mỹ
7 Khánh Hòa Các huyện Khánh Vĩnh,
Khánh Sơn, huyện đảo
Trường Sa và các đảo thuộc
tỉnh
Các huyện Vạn Ninh, Diên
Khánh, Ninh Hòa, thị xã
Cam Ranh
Từ những chủ trương, chính sách trên địa bàn 7 tỉnh duyên hải miền Trung đố với việc
hỗ trợ, ưu đĩa đối với các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia công tác
bảo vệ môi trường. Vì vậy trong quá trình huy động các nguồn lực của các doanh nghiệp trên
địa bàn 7 tỉnh duyên hải miền Trung sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Khi các doanh nghiệp đã được
ưu đãi về thuế nên việc vận động các nguồn lực của các doanh nghiệp tham gia bảo vệ môi
trường sẽ được các doanh nghiệp hưởng ứng mạnh mẽ hơn.
Việc huy động các nguồn lực từ các doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là việc huy
động về sức lực mà còn cả về trí tuệ, đạo đức của người lãnh đạo, cán bộ công nhân viên
trong doanh nghiệp.
aaaaaaaaaaa222222222222222 Hỗ trợ quảng bá sản phẩm, phân loại rác tại nguồn
Hỗ trợ quảng bá sản phẩm, phân loại rác tại nguồn được nêu tại Điều 21 Mục 4
Nghị định 04/2009/NĐ-CP và một số văn bản liên quan (xem phụ lục).
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện
các hoạt động sau:
- Quảng bá sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường;
- Xây dựng các bộ phim khoa học về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức của
người dân trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường;
- Cung cấp miễn phí các dụng cụ cho người dân thực hiện phân loại rác thải
sinh hoạt tại nguồn.
Chi phí thực hiện các hoạt động trên được hạch toán vào chi phí sản xuất của tổ
chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã.
BBBBBBBBBBBBBB Chính sách đề suất
Đối với các doanh nghiệp
Định hướng nhóm cơ chế chính sách về quy hoạch sử dụng đất
- Quỹ đất xây dựng các công trình trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi
trường phải được xác định cụ thể về diện tích, mục đích sử dụng và quản lý chặt chẽ
trong quy hoạch sử dụng đất.
- Ở các đô thị và các khu công nghiệp, quỹ đất dành cho các công trình về môi
trường phải được thể hiện chi tiết trong quy hoạch sử dụng đất. Các khu đô thị mới
quy hoạch phải dành tỷ lệ nhất định cho việc xây dựng các công trình công cộng về
môi trường.
- Ở các vùng nông thôn, quy hoạch đất ở tại các vùng nông thôn phải dành tỷ lệ
nhất định cho việc xây dựng các công trình công cộng về môi trường. Thực hiện bảo
vệ, tu bổ các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, rừng ngập mặn; củng cố rừng
phòng hộ đầu nguồn và ven biển.
Định hướng nhóm cơ chế chính sách khuyến khích về nguồn nhân lực
- Đưa nội dung giáo dục về môi trường vào Chương trình giảng dạy ở các cấp
học, bậc học.
- Nghiên cứu ban hành các chính sách và chế độ đãi ngộ đặc thù; bảo đảm cuộc
sống vật chất và tinh thần đầy đủ cho các cán bộ, công nhân viên phục vụ trong ngành
tài nguyên và môi trường.
- Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về việc đào tạo cán bộ trong lĩnh vực bảo vệ tài
nguyên và môi trường.
Định hướng nhóm cơ chế chính sách khuyến khích về khoa học và công
nghệ
- Dành ngân sách thỏa đáng cho việc nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên
tiến trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường; nghiên cứu đưa vào áp dụng công
nghệ trong nước thay thế công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài.
- Hỗ trợ kinh phí hoặc trợ giá một phần cho việc đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa
học và công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh theo hướng sản xuất
sạch hơn.
- Sửa đổi những quy định liên quan đến việc chuyển giao công nghệ theo hướng
đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm thuế.
- Khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học,
công nghệ vào xử lý các vấn đề về môi trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của
doanh nghiệp.
- Hỗ trợ nhập khẩu công nghệ mới, tiếp thu và làm chủ các công nghệ nhập
khẩu; bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, quyền công bố, trao đổi, chuyển giao, chuyển
nhượng kết quả nghiên cứu.
- Phát triển hợp tác quốc tế về nghiên cứu, trao đổi khoa học công nghệ.
TỈNH KHÁNH HÒA
Thứ
tự Tên đơn vị
Tổng
số
Chuyên ngành đào tạo
Đất đai
Môi trường
Đo đạc bản đồ
Địa chất, khoángsản
Nước, Thủy lợi
KT Thủy văn
Chuyên ngành khác
1 2 3 6 7 8 9 10 11 12
I
Sở Tài nguyên và Môi
trường
186 56 25 2 6 92
Đơn vị QLNN 44 11 9 2 4 14
1.1 Lãnh đạo Sở 5 2 1 2
1.2 Văn phòng 11 1 1 9
1.3 Thanh tra 7 3
1.4 Chi cục BVMT 10 8 2
1.5
Phòng Quy hoạch - Kế
hoạch
5 4 1
1.6
Phòng Tài nguyên
Khoáng sản
3 3
1.7 Phòng đăng ký đất đai 3 1 2
Đơn vị sự nghiệp 142 45 17 2 78
1.9
Văn phòng đăng ký
QSDĐ tỉnh
23 5 1 17
1.1
Trung tâm Thông tin TN
và môi trường
24 9 3 12
Trung tâm Kỹ thuật địa
chính
60 27 1 32
1.1
2
Trung tâm Phát triển
quỹ đất
11 4 7
1.1
3
Trung tâm Quan trắc
TN và môi trường
24 14 10
II
Phòng tài nguyên và
môi trường
81 40 5 36
2.1 Lãnh đạo phòng 14 6 8
2.2 Chuyên viên phòng 18 7 1 10
2.3
Văn phòng đăng ký
QSDĐ huyện
49 27 4 18
III
Cán bộ địa chính - xây
dựng cấp xã 159 150 9
TỈNH QUẢNG BÌNH
Thứ
tự Tên đơn vị
Tổng
số
Chuyên ngành đào tạo
Đất đai
Môi trường
Đo đạc bản đồ
Địa chất, khoángsản
Nước, Thủy lợi
Khí tượng Thủyvăn
Chuyên ngành khác
1 2 3 6 7 8 9 10 11 12
I
Sở Tài nguyên và Môi
trường
186 56 25 2 6 92
Đơn vị QLNN 44 11 9 2 4 14
1.1 Lãnh đạo Sở 5 2 1 2
1.2 Văn phòng 11 1 1 9
1.3 Thanh tra 7 3
1.4 Chi cục BVMT 10 8 2
1.5
Phòng Quy hoạch - Kế
hoạch
5 4 1
1.6
Phòng Tài nguyên
Khoáng sản
3 3
1.7 Phòng đăng ký đất đai 3 1 2
Đơn vị sự nghiệp 142 45 17 2 78
1.9
Văn phòng đăng ký
QSDĐ tỉnh
23 5 1 17
1.1
Trung tâm Thông tin
TN và môi trường
24 9 3 12
Trung tâm Kỹ thuật địa
chính
60 27 1 32
1.12
Trung tâm Phát triển
quỹ đất
11 4 7
1.13
Trung tâm Quan trắc
TN và môi trường
24 14 10
II
Phòng tài nguyên và
môi trường
81 40 5 36
2.1 Lãnh đạo phòng 14 6 8
2.2 Chuyên viên phòng 18 7 1 10
2.3
Văn phòng đăng ký
QSDĐ huyện
49 27 4 18
III
Cán bộ địa chính - xây
dựng cấp xã 159 150 9
TỈNH QUẢNG NAM
Thứ
tự
Tên đơn vị
Tổng
số
Chuyên ngành đào tạo
Đất đai
Môi trường
Đo đạc bản đồ
Địa chất, khoángsản
Nước, Thủy lợi
Khí tượng Thủyvăn
Chuyên ngành khác
1 2 3 6 7 8 9 10 11 12
I
Sở Tài nguyên và Môi
trường
119 34 15 9 4 1 0 56
1 Đơn vị QLNN 46 10 9 4 1 22
1.1 Lãnh đạo Sở 4 3 1
1.2 Văn phòng 9 9
1.3 Thanh tra 7 1 6
1.4 Phòng Đất đai 8 5 1 2
1.5 Phòng Khoáng sản 6 1 3 1 1
1.6
Phòng Nước, KTTV,
Biển và Hải đảo
1.7 Chi cục BVMT 12 8 4
2 Đơn vị sự nghiệp 73 24 6 9 34
2.1
Văn phòng Đăng ký
QSDĐ tỉnh
27 18 3 6
2.2
Trung tâm Kỹ thuật
TN&MT
16 5 6 5
2.3
Trung tâm Quan trắc và
PTMT
14 6 8
2.4
Trung tâm Thông tin
TN&MT
8 8
2.5
Trung tâm Phát triển
quỹ đất
8 1 7
II
Phòng tài nguyên và
môi trường
488 338 25 4 2 1 0 118
2.1 Lãnh đạo phòng 40 23 2 2 0 0 0 13
2.2 Chuyên viên phòng 92 43 18 1 2 0 0 28
2.3
Văn phòng đăng ký
QSDĐ huyện
92 62 1 1 0 0 0 28
III
Cán bộ địa chính - xây
dựng cấp xã
264
210 4 0 0 1 0 49