Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

KHXH Hành vi, MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỂU BIẾT VÀ Ý THỨC BẢO TỒN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG CỦA NGƯỜI MNÔNG CHO HỌC SINH THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐĂK NÔNG

CUỘC THI KHOA HỌC KỸ THUẬT CẤP TỈNH
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC, NĂM HỌC 2022 - 2023
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DỰ ÁN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỂU BIẾT VÀ
Ý THỨC BẢO TỜN VĂN HĨA CỒNG CHIÊNG CỦA
NGƯỜI M'NƠNG CHO HỌC SINH THPT

LĨNH VỰC DỰ THI: KHOA HỌC XÃ HỘI HÀNH VI

Đăk Nông, tháng 12 năm 2022


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐĂK NÔNG

CUỘC THI KHOA HỌC KỸ THUẬT CẤP TỈNH
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC, NĂM HỌC 2022 - 2023
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DỰ ÁN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỂU BIẾT VÀ
Ý THỨC BẢO TỜN VĂN HĨA CỒNG CHIÊNG CỦA
NGƯỜI M'NƠNG CHO HỌC SINH THPT

LĨNH VỰC DỰ THI: KHOA HỌC XÃ HỘI HÀNH VI

Đăk Nông, tháng 12 năm 2022


MỤC LỤC


I. Lí do chọn đề tài...............................................................................................1
II. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết khoa học.........................................................2
1. Câu hỏi nghiên cứu.......................................................................................2
2. Giả thuyết khoa học......................................................................................2
III. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu....................................................................2
1. Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên................................................................2
2. Cồng chiêng của người M'Nông....................................................................4
3. Giá trị của cồng chiêng M'Nông...................................................................6
4. Thực trạng.....................................................................................................7
IV. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu.............................................................9
1. Quy trình tiến hành.......................................................................................9
2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................10
V. Phân tích dữ liệu............................................................................................11
1. Nguyên nhân của việc thiếu hiểu biết về giá trị của văn hóa cồng chiêng của
người M’Nơng trong bộ phận học sinh...........................................................11
2. Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................12
3. Giải pháp giúp bảo tồn và phát huy giá trị của cồng chiêng Tây Nguyên...12
4. Khảo sát về hiệu quả chung của đề tài sau khi tác động:................................17
VI. Kết luận........................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................20


1

I. Lí do chọn đề tài
Giữa núi rừng Tây Nguyên đại ngàn, có vơ vàn nét văn hóa đang hiện hữu
làm giàu thêm cho “dịng chảy” non sơng. Đó là những Khan, Ĩt Ndơng, những
nếp nhà sàn, những tấm thổ cẩm, những trang phục truyền thống và âm vang
nhất là tiếng cồng tiếng chiêng ngân – âm thanh của núi rừng, của văn hóa. Là
một người con của núi rừng Tây Nguyên, chúng tôi yêu vô cùng và cảm thấy tự

hào về mảnh đất với những giá trị lịch sử, văn hóa vơ giá ấy, cơ trị chúng tơi
đều bảo nhau rằng nhất định sẽ tìm hiểu tất cả những nét văn hóa cộng động ấy.
Và đề tài này, chúng tôi xin đề cập tới Cồng chiêng Tây Nguyên.
Ngày 25 – 11 – 2005, tổ chức USESCO chính thức ghi nhận Văn hóa Cồng
chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
Như vậy, sau Nhã nhạc Cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn
hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được tôn vinh là di sản thế giới, đó là minh
chứng cho bề dày văn hóa nước ta.
Trong buổi lễ cơng bố Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác văn hóa
phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, Tổng giám đốc UNESCO – ông
Koichiro Matsuura đã bày tỏ rằng ông đã được thưởng thức loại hình âm nhạc
cồng chiêng rất riêng của Việt Nam và ông thấy được những nhạc cụ rất độc đáo
trong dàn cồng chiêng của các dân tộc Tây Nguyên. Ông đã dùng những từ ngữ
“tuyệt vời”, “đặc sắc” để nhận xét về cồng chiêng Tây Nguyên và việc công
nhận danh hiệu Kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại với văn
hóa cồng chiêng Tây Nguyên là hồn tồn xứng đáng.
Qua đó, chúng ta có thể thấy cồng chiêng không chỉ là đặc sắc của người Tây
Nguyên mà trở thành bản sắc của đất nước Việt Nam, là niềm tự hào của quốc
gia. Đặc biệt, ở địa phương chúng tôi - huyện Đắk Rlấp - nơi có các nghệ nhân
cồng chiêng đã được tham dự "Liên hoan nhạc cụ thuộc bộ gõ" ở Đan Mạch
năm 2016 và "Triển lãm thế giới EXPO 2020 Dubai" được tổ chức tại Tiểu
vương quốc Ả Rập Thống Nhất – UAE. Điều đó càng thơi thúc cơ trị thực hiện
đề tài.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đăk Nông tỉnh lần thứ XII, nhiệm kì
2020 – 2025 đã thể hiện quan điểm "Phát triển du lịch trên nền tảng phát huy các
lợi thế tự nhiên, các giá trị văn hoá – đặc trưng sinh thái bản địa, cơng viên địa
chất tồn cầu UNESCO Đăk Nông" đưa du lịch thực sự trở thành một trong ba
trụ cột phát triển kinh tế ở Đăk Nơng. Trên cơ sở đó, cơ trị chúng tơi mong
muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào cơng cuộc quảng bá, giới thiệu cho những
giá trị văn hóa tỉnh nhà.

Tuy nhiên chúng tôi nhận ra một thực trạng rằng sống giữa núi rừng Tây
Nguyên, một bộ phận không nhỏ các bạn học sinh vẫn chưa nhận biết, chưa hiểu
về văn hóa cồng chiêng từ đó các bạn khơng u thích, ý thức bảo tồn và phát
huy giá trị văn hóa cồng chiêng chưa cao.
Một vấn đề cấp bách đặt ra là, phải làm thế nào các bạn học sinh trung
học – thế hệ tương lai của đất nước hiểu và có ý thức bảo tồn và phát huy những


2

giá trị văn hóa của quê hương đất nước. Trước thực tế đó chúng tơi đã quyết
định lựa chọn đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỂU BIẾT VÀ Ý
THỨC BẢO TỜN VĂN HĨA CỒNG CHIÊNG CỦA NGƯỜI M'NƠNG CHO
HỌC SINH THPT
II. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết khoa học
1. Câu hỏi nghiên cứu
1.1. Văn hóa Cồng chiêng của người M’Nông đặc sắc như thế nào?
1.2. Làm như thế nào để các bạn học sinh hiểu biết và có ý thức bảo tồn
văn hóa Cồng chiêng của người M’Nơng nói riêng và cồng chiêng Tây Nguyên
nói chung?
1.3. Giải pháp nào để phát huy vai trò của học sinh THPT trong việc bảo
tồn và phát huy giá trị văn hóa Cồng chiêng của người M’Nông?
2. Giả thuyết khoa học
Nếu học sinh Trung học – qua khảo sát học sinh THPT Ngũn Tất
Thành, hụn Đăk R'Lấp, tỉnh Đăk Nơng có hiểu biết và u thích văn hóa Cồng
chiêng của người M’Nơng thì sẽ có những hành vi tích cực trong việc bảo tồn,
phát huy vẻ đẹp của cồng chiêng. Ngoài ra các bạn sẽ ham tìm hiểu về các nét
văn hóa khác.
III. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1. Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc cùng chung sống hòa thuận trên
mảnh đất hình chữ S. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng, chính điều này đã
tạo nên sự đa dạng phong phú về bản sắc văn hóa, làm giàu cho nền văn hóa
nước nhà.
Và tự hào hơn bởi cồng chiêng Tây Nguyên ngày nay không chỉ là của
riêng người Tây Nguyên mà đã trở thành tài sản vô giá của quốc gia, niềm tự
hào của tất cả người Việt Nam.
1.1.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun 

Khơng gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Tây
Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ thể của
khơng gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau: Ê đê, Jarai, Ba
Na, Mạ, Lặc...
Khơng gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ
phận sau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi
cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến
nước...), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rơng, nhà gươl,
rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên,...),...
1.2. Ý nghĩa của cồng chiêng với người Tây Nguyên


3

Bao ngàn đời nay, cồng chiêng gắn với Tây Nguyên như một phần khơng
thể thiếu trong suốt vịng đời mỗi con người và trong hầu như tất cả các sự kiện
quan trọng của cộng đồng: từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ cưới xin, lễ tiễn đưa
người chết, lễ đâm trâu trong ngày bỏ mả, ...cho đến lễ cúng máng nước, mừng
lúa mới, lễ đóng cửa kho, lễ mừng nhà rông mới, ...

Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng,
chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị
thần càng cao. Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực
và sự giàu có. Đã có thời một chiếc chiêng giá trị bằng hai con voi hoặc 20
con trâu. Cồng chiêng góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm
chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng.
Mỗi dân tộc đều có những bản nhạc cồng chiêng riêng để diễn tả vẻ
đẹp thiên nhiên, khát vọng của con người... Người Giarai có các bài chiêng
Juan, Trum vang... Người Bana có các bài chiêng: Xa Trăng, Sakapo, Atâu,
Tơrơi... Cồng chiêng có mặt trong nhiều dịp sinh hoạt cộng đồng của đồng
bào Tây Nguyên.
Với người Tây Nguyên, cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng là tài sản
vô giá. Âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên không những là một giá trị nghệ
thuật đã từ lâu được khẳng định trong đời sống xã hội mà cịn là kết tinh của
hồn thiêng sơng núi qua bao thế hệ. Cồng chiêng Tây Ngun khơng chỉ có
ý nghĩa về mặt vật chất cũng như những giá trị về nghệ thuật đơn thuần mà
nó cịn là "tiếng nói" của con người và của thần linh theo quan niệm "vạn
vật hữu linh".
Mỗi một dàn cồng chiêng là tiếng nói tâm linh, tâm hồn của người Tây
Nguyên, để diễn tả những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống lao động và
sinh hoạt hàng ngày của họ. Các tộc người ở Tây Nguyên sử dụng cồng
chiêng theo cách thức riêng để chơi những bản nhạc của riêng dân tộc mình.
Trải qua bao năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hố đặc trưng, đầy
sức quyến rũ. Cồng chiêng chính là cuộc sống của người Tây Nguyên. Nghe
cồng chiêng thì thấy được cả không gian săn bắn, không gian làm rẫy, không
gian lễ hội... Tây Nguyên.
1.3. Nguồn gốc
Cồng chiêng Tây Nguyên có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa và
lịch sử rất lâu đời. Về cội nguồn, có nhà nghiên cứu cho rằng, cồng chiêng
là "hậu duệ" của đàn đá. trước khi có văn hóa đồng, người xưa đã tìm đến

loại khí cụ đá: cồng đá, chiêng đá... tre, rồi tới thời đại đồ đồng, mới có
chiêng đồng... Từ thuở sơ khai, cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa
mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng - là phương tiện giao tiếp với
siêu nhiên... âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thơi thúc trầm hùng, hịa
quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lịng người, sống mãi cùng với
đất trời và con người Tây Nguyên


4

Có giả thuyết cho rằng văn hóa cồng chiêng bắt nguồn từ văn minh Đơng
Sơn, là nền văn hóa đồng thau xuất hiện tại Đông Nam Á. Cồng chiêng của Việt
Nam rất đặc trưng so với cồng chiêng ở những khu vực khác do tính cộng đồng
rất cao. Điều này thể hiện ở việc mỗi nhạc công đánh một chiếc. Từng thành
viên trong dàn nhạc nhớ rõ từng tiết tấu của từng bài chiêng trong mỗi nghi lễ và
kết hợp hài hịa với các nhạc cơng khác cùng chơi. Tùy theo từng nhóm dân tộc,
cồng chiêng được đánh bằng dùi hoặc bằng tay; mỗi dàn cồng chiêng có khoảng
từ 2 đến 13 chiếc có đường kính dao động từ 25 đến 120 cm.
Xưa nay, người Tây Nguyên không tự chế tác mà mua cồng chiêng của
người Kinh từ các vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi, dân tộc Lào hoặc Campuchia,
rồi về nắn chỉnh lại để có được âm thanh mong muốn. Mỗi một làng bản đều có
một người chuyên lên chiêng (hay còn gọi là người chỉnh chiêng).
1.4. Đặc điểm, cấu tạo
Cồng, Chiêng làm bằng đồng thau hoặc hợp kim đồng thiếc, với tỉ lệ của
các hợp kim rất khác nhau tùy theo nơi đúc, hình trịn ở giữa hơi phồng lên,
chung quanh có bờ gọi là thành. Cồng ln ln có núm ở giữa, Chiêng có hai
loại: Chiêng có núm ở giữa gọi là Chiêng núm và Chiêng khơng có núm gọi là
Chiêng bằng. Cồng, Chiêng có nhiều cỡ to nhỏ, dày mỏng khác nhau, có loại
đường kính rộng 90cm, phải treo lên giá đỡ, khi đánh lên tiếng ngân rền như
sấm, có loại nhỏ đường kính chỉ 15cm, tiếng cao, trong trẻo.

Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại có những đặc trưng riêng của cồng
chiêng. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ, hoặc dùng theo dàn, theo bộ
từ 2 đến 12 chiếc, cũng có bộ 18 đến 20 chiếc như bộ chiêng của người
Giarai. Dàn cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức như một dàn nhạc có thể
diễn tấu những bản nhạc đa âm với các hình thức hòa điệu khác nhau. Điều
đặc biệt trong dàn nhạc này mỗi người chỉ đánh một chiếc cồng, hoặc chiêng
(cồng là loại có núm, chiêng khơng có núm).
2. Cồng chiêng của người M'Nông
Cũng như các dân tộc khác ở Tây Nguyên, người M’Nơng trên địa tỉnh Đắk
Nơng cũng có một vốn di sản truyền thống vô cùng độc đáo và quý giá, đó là
Khơng gian văn hố Cồng chiêng Tây Ngun. Mỗi bon có đội cồng chiêng
riêng phục vụ cho đồng bào trong những dịp sinh hoạt cộng đồng, lễ hội. Cồng
chiêng là loại nhạc cụ truyền thống đặc sắc, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
đời sống tinh thần của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và người M'Nơng ở
Đắk Nơng nói riêng.
2.1. Nguồn gốc và cấu tạo
Người M'Nông không làm ra cồng chiêng mà thường mua lại của người Lào
hoặc của người Việt. Cồng chiêng được đúc bằng hợp kim bao gồm đồng và một
số kim loại khác. Những chiếc cồng chiêng quý thường có thêm bạc. Chất lượng
âm thanh phụ thuộc vào tỷ lệ hợp kim sử dụng đúc cồng chiêng . Khi mua về,
dưới đôi bàn tay khéo léo và những giác quan nhạy bén người nghệ nhân chỉnh
chiêng M’nông chỉnh âm thanh hết sức tinh tế bằng nhiều cách khác nhau như


5

dùng búa sắt, dùi gỗ cứng đập vào lòng chiếc cồng, có khi chỉ đơn giản là dùng
móng tay vẽ một đường lên mặt trong của chiếc chiêng, …
Cồng chiêng của người M’nơng gồm có 2 bộ: bộ chiêng 6 chiếc và bộ cồng
3 chiếc có kích thước khác nhau. Mỗi chiếc mang một chức năng riêng trong khi

hòa điệu và có những tên gọi khác nhau tùy theo từng nhóm địa phương. Tên
gọi bộ chiêng 6 chiếc theo thứ tự: Chiêng lớn nhất được gọi là chiêng mẹ (mei,
me hay măi); chiêng lớn thứ hai gọi là rênul (nhóm M’nông Nong gọi là
nêgrơm); chiếc thứ ba gọi thống nhất là n'dơt hay n'dất; chiếc thứ tư gọi là tru
(M’nông Preh, M’nông Nong và M’nông Prâng), gọi là dua (M’nông Chil,
M’nông Rlăm); chiếc thứ năm gọi là trơ (M’nông Preh, M’nông Nong, M’nông
Prâng) và gọi là thơ (M’nông Chil và M’nông Rlăm); chiêng nhỏ nhất gọi là
chiêng con (kon). Bộ cồng 3 chiếc: Chiếc lớn nhất gọi là cồng mẹ; chiếc thứ hai
làm chuẩn trong khi hòa nhạc và được gọi là tru (M’nông Prâng), du gong
(M’nông Rlăm và M’nông Chil); chiếc nhỏ nhất là cồng con (kuôn gong hay
kon gong). Ngồi ra, người M’nơng cịn có một chiếc chiêng lớn gọi là Char,
giống như chiêng Char của người Êđê nhưng hiếm khi họ sử dụng chiếc chiêng
này.

Dàn chiêng của người M'Nông gồm 6 chiếc
2.2. Cách đánh chiêng của người M'Nông
Người M’nông dùng nắm tay phải đánh vào mặt chiêng, cùng lúc đó bàn tay
trái giữ mặt trong lịng chiêng (lúc bịt, lúc mở). Khi tay phải gõ thì tay trái mở,
khi tay trái giơ lên thì tay trái bịt lại để làm nhịp, điều chỉnh âm thanh tạo nên
các cao độ, âm sắc khác nhau. Riêng nhóm M’nơng Chil ở Lắk đôi khi cũng
đánh chiêng bằng dùi và tạo âm thanh ở mặt lõm, nhưng sự ảnh hưởng này chưa
được phổ biến. Cồng được đánh bằng dùi, tác động tạo âm thanh ở mặt lồi, trên
phần chóp núm.


6

Người M’Nông dùng nắm tay phải để đánh chiêng

2.3.


Không gian văn hóa cồng chiêng M'Nơng

Cồng và chiêng là loại nhạc cụ chủ yếu để dùng trong nghi lễ. Người M’nông
thường sử dụng bộ chiêng 6 chiếc. Các nghi lễ dùng vật hiến sinh là heo hay gà,
người M’nông tấu nhạc bằng bộ chiêng 6 chiếc. Trong các cuộc rượu ngày
thường, đôi khi bộ chiêng 6 chiếc cũng được đem ra hịa điệu. Trường hợp trong
bn có khách từ xa tới, chủ nhà đãi khách rượu cần và khi đấy thường phải sử
dụng bộ chiêng 6 chiếc như một nghi thức đón mừng để tỏ lịng hiếu khách của
tồn bn. Đây cũng là dịp để bà con trong buôn đến vui chung. Ngồi tang lễ,
hơn lễ và những dịp vui, những nghi lễ khác thường được tổ chức tấu cồng
chiêng như: lễ kết bạn, cúng hồn lúa, cúng cơm mới sau ngày thu hoạch, lễ chúc
sức khỏe người chủ nhà trong dịp dựng nhà mới đối với hầu hết các nhóm
M’nơng; lễ lên nhà mới của người M’nơng Chil; lễ hồn công một ngôi nhà,
cúng rường cột của người M’nông Rlăm... Ứng với mỗi hoàn cảnh ấy là một bài
chiêng khác nhau. Ngay trong một lễ hội, các bài chiêng cũng được đánh theo
tiết tấu, nhịp điệu khác nhau, tùy theo khơng khí chung của lễ hội.
3. Giá trị của cồng chiêng M'Nông
3.1. Giá trị thẩm mĩ
Mỗi âm thanh của từng chiếc chiêng vang lên đều có những âm điệu
riêng, khi kết hợp hài hòa trong một dàn cồng chiêng sẽ tạo ra một bản nhạc hài
hịa, có âm vang của núi rừng, có tình u, nỗi niềm, ... Âm nhạc cồng chiêng
thể hiện tài năng sáng tạo văn hoá - nghệ thuật ở đỉnh cao, sự khéo léo, tài hoa
của các dân tộc Tây Ngun nói chung và người M'Nơng nói riêng.
3.2. Giá trị văn hóa
Thể hiện nét đẹp văn hóa của cộng đồng Tây Nguyên nói riêng và cộng
đồng Việt nói chung, cồng chiêng Tây Nguyên như một dòng suối trong lành


7


hòa chung vào bể lớn văn hóa, tạo ra dòng chảy văn hóa của Việt Nam đa dạng,
đặc sắc. Phán ánh đời sống tinh thần, vùng đất, con người, nét văn hố đặc trưng
riêng biệt, độc đáo; vơ cùng phong phú của con người Tây Nguyên từ xưa đến
nay, thể hiện tinh thần đoàn kết cộng đồng bền chặt và cồng chiêng M'Nơng là
đang góp phần vào bản sắc văn hóa của đất nước ta.
Theo quan niệm của người M’nơng, âm thanh của hai loại nhạc cụ cồng
chiêng trong lễ hội vang lên sẽ kết nối với các thần linh, có thể gọi thần tốt đến
và nhờ sự trợ giúp của họ đuổi các ma xấu. Vì thế, tính tâm linh ở các lễ hội
trong đời sống văn hóa tinh thần qua tiếng chiêng ln được đồng bào gìn giữ và
phát huy
3.3. Giá trị giáo dục
Giáo dục tình yêu với bản sắc, chăm chỉ, hình thành những giác quan
nhạy bén cho mỡi con người, giáo dục lịch sử, văn hố, vun đắp truyền thống tốt
đẹp, giáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy lòng tự hào và ý thức tham gia
của mọi người trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.
4. Thực trạng
Để nắm rõ thực trạng hiểu biết về cồng chiêng Tây Nguyên chúng tôi tiến
hành phát phiếu khảo sát với các lớp đại diện cho mỗi khối 10,11,12 của trường
THPT Nguyễn Tất Thành, huyện Đăk R'Lấp, tỉnh Đăk Nông với 260 phiếu.
4.1. Khảo sát hiểu biết của học sinh THPT Nguyễn Tất Thành với văn hóa
Cồng chiêng của người M’Nơng
Chúng tơi đã đặt ra câu hỏi: Bạn có yêu thích văn hóa Cồng chiêng của
người M’Nông không? Trong số 260 phiếu khảo sát thu về, chúng tơi thấy: có
190 phiếu đờng ý u thích chiếm 73,1%; 65 phiếu không thích chiếm 25%; 5
phiếu trống chiếm 1,9%
Sau khi phân tích số liệu, chúng tơi có biểu đồ như sau:
25.00%

1.90%


73.10%

BIỂU ĐỜ MỨC ĐỢ U THÍCH VĂN HĨA
CỒNG CHIÊNG CỦA NGƯỜI M'NƠNG

u thích
khơng thích
phiếu trớng


8

Nhận xét:
Qua biểu đồ trên, ta thấy phần đa các bạn học sinh đều yêu thích cồng
chiêng như vậy trong mỗi học sinh đều có tình cảm với văn hóa của đất nước.
Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát về việc các bạn học sinh hiểu về cồng
chiêng như thế nào, chúng tôi đặt ra câu hỏi: Bạn hiểu cồng chiêng của người
M’Nông như thế nào? Trong 260 phiếu nhận về, chúng tơi thấy có 18 phiếu hiểu
nhiều chiếm 6.9%, có 186 phiếu hiểu ít chiếm 71,5% và có đến 56 phiếu khơng
hiểu chiếm 21.6%.
Sau khi tiến hành phân tích số liệu, chúng tôi thu được kết quả là:
70
59.1

60
50

41.2


40

Hiểu nhiều

30

Hiểu ít

20

không hiểu

10

6.9

0

BIỂU ĐỒ MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT VỀ CỒNG CHIÊNG
CỦA NGƯỜI M’NÔNG

Nhận xét:
Qua biểu đồ trên cho thấy, mặc dù u thích nét văn hóa Cồng chiêng của
người M’Nơng nhưng 51.9% học sinh không hiểu về điều mình thích, tỉ lệ hiểu
và hiểu ít còn rất thấp. Đó chính là biểu hiện của sự thờ ơ, chưa quan tâm đến
việc tìm tòi văn hoá và đương nhiên khi không hiểu một vấn đề mình thích thì
việc thích có lẽ sẽ không tồn tại được lâu, và theo đó đam mê nghiên cứu cũng
không có. Chúng tôi đặt câu hỏi phỏng vấn trực tiếp các bạn học sinh về cồng
chiêng của người M’Nông về cấu tạo, cách đánh, ý nghĩa, ... đều nhận được đó
là sự hiểu biết rất ít. Khi đi thực tế tại bon BuZaZah, bon PiNao huyện Đăk

R'Lấp, tỉnh Đăk Nông, chúng tôi hỏi thanh niên địa phương là người M'Nông có
biết cách đánh, ý nghĩa,... của cồng chiêng không thì các bạn trẻ đều trả lời
không biết. Và khi tìm hiểu về số lượng người biết đánh cồng chiêng thì số
lượng rất ít, trong đó phần đa là người lớn tuổi còn thế hệ thanh niên gần như
khơng có. Trong tâm sự của vị già làng ở bon Buzazah chứa đầy sự tiếc nuối và
cả nỗi buồn vì tuổi trẻ bon làng hầu như khơng thích học và không biết đánh
cồng chiêng, một dàn chiêng 6 chiếc mà tìm mãi mới đủ người đánh. Thiết nghĩ
nếu khơng có ý thức bảo lưu thì chắc chắn tài sản quý báu này sẽ dần mai một
bởi không có sách vở nào dạy cách làm đánh chiêng mà tất cả chỉ có trong kĩ


9

năng của những người thế hệ cha ông và họ đang ngày lớn tuổi. Và nếu không ai
hiểu không ai biết, không ai học hỏi cách đánh chiêng đến thì một mai kia trong
bức tranh văn hóa Việt sẽ thiếu mất một màu sắc tươi đẹp, trong âm nhạc sẽ
vắng bóng một âm vang núi rừng.
4.2. Khảo sát về ý thức bảo tờn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của
người M’Nông với học sinh THPT Nguyễn Tất Thành
Để thấy tính cấp thiết của đề tài, chúng tơi lại phát phiếu khảo sát với câu
hỏi: Bạn có muốn giữ gìn và phát huy giá trị của cồng chiêng khơng? Trong 260
phiếu trả lời, chúng tơi có số liệu như sau: 215 câu trả lời là sẽ muốn chiếm
82.7% và 45 phiếu trả lời là không muốn chiếm 17.3%.
Qua phân tích bảng số liệu, chúng tơi có kết quả như sau:

90.00%
80.00%
70.00%
60.00%
50.00%

40.00%
30.00%
20.00%
10.00%
0.00%

82.7%

Mong muốn bảo tồn
cồng chiêng
Không muốn bảo
tồn cồng chiêng

17.3%

BIỂU ĐỒ KHẢO SÁT Ý THỨC BẢO TỒN VĂN HÓA CỒNG
CHIÊNG

Nhận xét: Dựa vào biểu đồ, chúng tôi nhận thấy, phần đa học sinh đều
muốn giữ gìn và phát huy giá trị của cồng chiêng. Vậy chúng ta cần phải làm gì
để giữ gìn và phát huy những vẻ đẹp, giá trị cồng chiêng của người M’Nơng?
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực hiện các giải pháp để nâng cao vai trò của
các bạn học sinh THPT trong việc bảo tồn văn hóa cồng chiêng của người
M’Nơng.
IV. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu
1. Quy trình tiến hành

STT

1


Nhiệm vụ
nghiên cứu

Thực
hiện

Lên
kế Cả
hoạch, đặt ý nhóm
tưởng

Thời gian
thực hiện
Tháng
10/2022

Hình
thức
thực hiện

Kết quả dự
kiến

Phương
Vấn đề nghiên
pháp
cứu
quan sát,
thảo luận


Kinh
phí


10

Điều tra,

Cả
thu thập dữ nhóm
liệu

Tháng
10,11/2022

Điều tra, trải Cả
nghiệm thực nhóm
tế

Tháng
11,12/2022

Thực tế Nâng cao hiểu
tại
Gia biết về cồng
Nghĩa,
chiêng.
nhà trưng
bày cồng

chiêng ở
Đăk Nia,
bon
PiNao

Nghiên cứu, Cả
đề xuất các nhóm
nhóm
giải
pháp

Tháng
11,12/2022

Tổng hợp Áp dụng các
giải
pháp
nhằm
tăng
cường
hiểu
biết và ý thức
bảo tồn, phát
huy giá trị
cồng chiêng

Thực
nghiệm và
kiểm chứng
hiệu quả của

giải pháp

Tháng 11, Phương
Học sinh hiểu
12/2022
pháp thực biết và nâng
nghiệm
cao ý thức bảo
tồn, phát huy
giá trị cồng
chiêng

Phát
phiếu
điều tra

Số liệu phản
ánh
thực
trạng:
HS
THPT Nguyễn
Thống
Thành
kê, phân Tất
tích
số chưa hiểu về
cồng chiêng
liệu


2

3

3

4

Thực tế Nắm rõ được
bon
đặc điểm về
Buzazah cồng chiêng

2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp trưng cầu ý kiến
Cuộc khảo sát được tiến hành chọn mẫu với số lượng là 260 học sinh
thuộc các lớp đại diện cho khối 10,11,12 của trường THPT Nguyễn Tất Thành.
Nội dung trưng cầu ý kiến xoay quanh: hiểu biết của học sinh về cồng chiêng;
nguyên nhân khó tiếp cận văn hóa cồng chiêng của người M’Nơng; tự đề xuất


11

các giải pháp giữ gìn và phát huy giá trị của văn hóa cồng chiêng của người
M’Nơng.
2.2. Phương pháp phỏng vấn chun sâu
Để có những thơng tin chính xác, hữu ích cho đề tài nghiên cứu, chúng tơi
đã tìm gặp và trò chuyện với, già làng K' Biêng của bon BuZaZah xã Nghĩa
Thắng, trưởng bon K' Bang của bon PiNao xã Nhân Đạo, đều thuộc huyện Đăk
R'Lấp, tỉnh Đăk Nông; những người biết đánh cồng chiêng ở địa phương trên.

Đối tượng phỏng vấn: người biết đánh và am hiểu về cồng chiêng, đã
trình diễn cồng chiêng tại Dubai, học sinh.
Nội dung phỏng vấn: Đặc điểm của cồng chiêng; ý nghĩa cồng chiêng?
Thực trạng cồng chiêng hiện nay?...
2.3. Phương pháp quan sát
Đây là phương pháp được áp dụng trong suốt quá trình nghiên cứu giúp
chúng tơi có thể nắm bắt được sơ bộ về đối tượng nghiên cứu. Thông qua những
tri giác trực tiếp, sẽ đưa ra các giải pháp cụ thể, thiết thực để thay đổi nhận thức
của học sinh góp phần bảo tồn giá trị văn hóa cồng chiêng của người M’Nông.
2.4. Phương pháp thực nghiệm
Để thấy được tác động tích cực của đề tài, chúng tơi đã tiến hành thực
hiện một số thực nghiệm nhỏ trong tháng 11: Tuyên truyền trước cờ, tập đánh
chiêng, xây dựng bộ ảnh về cồng chiêng, tổ chức tham quan tìm hiểu...
Những hoạt động này nhằm mục đích giới thiệu cho học sinh biết đến nét
đẹp văn hóa cồng chiêng của người M’Nơng, từ đó có ý thức giữ gìn và phát
huy.
Kết thúc chương trình, chúng tơi sẽ đánh giá tổng hợp hiệu quả sau tác
động góp phần thay đổi nhận thức, thái độ của học sinh THPT Nguyễn Tất
Thành.
2.5. Phương pháp thống kê, phân loại
Qua thống kê phiếu khảo sát, chúng tôi đưa ra những số liệu cụ thể, chính
xác về mức độ hiểu biết của học sinh về cồng chiêng và những giải pháp hữu
hiệu để thay đổi nhận thức cho học sinh.
V. Phân tích dữ liệu
1. Nguyên nhân của việc thiếu hiểu biết về giá trị của văn hóa cồng chiêng
của người M’Nông trong bộ phận học sinh.
Cồng chiêng Tây Nguyên đã có từ lâu đời tuy nhiên, số người biết đánh
cồng chiêng để tạo lên một bản hòa ca còn rất ít, phần lớn là người lớn tuổi. Số
lượng nghệ nhân ít, việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ sau còn nhiều hạn
chế. Các bạn trẻ ở Tây Nguyên lại có xu hướng lập nghiệp ở thành phố lớn vì



12

thế khơng còn quan tâm nét văn hóa ở q hương của mình, một số khác không
còn thích học đánh cồng chiêng vì khó, mất nhiều thời gian và cơng sức.
Một bộ phận học sinh thờ ơ, không quan tâm vì suy nghĩ Cồng chiêng là
văn hóa của các dân tộc bản địa.
Sự có mặt của cồng chiêng trong các buổi văn nghệ, hoạt động của nhà
trường hầu như rất ít vì thế cơ hội để mọi người biết đến và tìm hiểu gần như
không có.
Các bạn trẻ không hiểu cái hay của âm vang cồng chiêng nên chưa biết
đến giá trị của nét văn hóa này, từ đó chưa có ý nghĩ sẽ bảo tồn giá trị văn hóa
này.
Đây là những nguy cơ dẫn đến âm thanh cồng chiêng ít được quan tâm và
ít có cơ hội được ngân vang.
2. Ý nghĩa của đề tài
Dù thời gian nghiên cứu cịn hạn chế, song chúng tơi tìm hiểu về cồng
chiêng của người M’Nông không những chỉ để biết về đặc điểm các loại cồng
chiêng mà cịn thơng qua đó tìm hiểu về tín ngưỡng, văn hóa và những nét đặc
sắc tiêu biểu của người M’Nơng nhằm mục đích đưa văn hóa của người dân tộc
nói riêng cũng như văn hóa Tây Nguyên nói chung đến gần hơn với các bạn học
sinh, xóa đi quan niệm cồng chiêng là của riêng nguyên bản địa, gieo vào lòng
các bạn niềm tự hào và ý thức bảo tồn với di sản quốc gia.
Qua việc tìm hiểu “Một số giải pháp nâng cao hiểu biết và ý thức bảo tồn
văn hóa cồng chiêng của người M’Nông trên địa bàn tỉnh Đăk Nông”, đề tài chỉ
ra nét đặc trưng của văn hóa cồng chiêng của người M’Nơng nhằm khẳng định
vị trí, vai trị và ý nghĩa của văn hóa cồng chiêng trong đời sống hằng ngày và
trong các lễ hội truyền thống.
Đồng thời đây sẽ là tư liệu phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu về văn

hóa cồng chiêng của người M’Nơng nói riêng và văn hóa Tây Ngun nói
chung.
Trong bới cảnh Đăk Nông sẽ là tỉnh đầy tiềm năng về du lịch thì đề tài sẽ
là nguồn tư liệu giới thiệu cho du khách mọi miền về văn hóa tỉnh Đăk Nông
qua cồng chiêng Tây Nguyên.
Với đề tài này, chúng tôi cũng mong muốn góp một phần nhỏ vào công
cuộc tuyên truyền và bảo tồn, giới thiệu được với mọi người, trước hết là thế hệ
trẻ tương lai và cả du khách về nét đẹp của địa phương.
3. Giải pháp giúp bảo tồn và phát huy giá trị của cồng chiêng Tây Nguyên
3.1. Đối với cơ quan chức năng
Với các ban ngành, đồn thể:
Cơng tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hố ở Đắk Nơng đã đạt được
nhiều kết quả to lớn nhưng khơng tránh khỏi những khó khăn, hạn chế. Một số
loạ hình di sản văn hố phi vật thể đang đứng trước nguy cơ mai một như di sản


13

truyền khẩu, tri thức dân gian, tập quán xã hội, ... Sự biến đổi của xã hội do tác
động của hiện đại hố, cơng nghiệp hố, đơ thị hố đã làm thay đổi mơi trường
của văn hố truyền thống. Nhiều nghi lễ, nhiều lễ hội truyền thống đặc trưng của
các dân tộc Đắk Nông trong một thời gian dài do nhiều lý do khác nhau đang bị
mai một dần, trong đó một số lễ hội nhiều năm nay ít được đồng bào tổ chức,
dẫn đến mai một dần bản sắc và phong tục riêng của mỗi dân tộc. Số lượng di
sản văn hoá sưu tầm được tuy phong phú nhưng nguy cơ mai một ngày càng
tăng. Trong khi đó, điều kiện và phương tiện truyền dạy gặp nhiều khó khăn, số
nghệ nhân cịn lại mỗi ngày một ít nên cơng tác bảo tồn văn hoá truyền thống
đứng trước nhiều thách thức. Một số nơi chưa làm tốt công tác vận động, tuyên
truyền cho nhân dân hiểu và ý thức được trách nhiệm của họ trong việc bảo tồn,
phát huy các di sản văn hố truyền thống của dân tộc mình. Đồng thời, một số

địa phương chưa chủ động trongviệc tổ chức thực hiện khôi phục, bảo tồn, phát
huy lễ hội.
Nhận thức đúng đắn các Nghị quyết của Đảng về bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa dân tộc, đặc biệt là Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 16/7/1998
của Ban chấp hành Trung ương 5 (khóa VIII) về Xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Cần quan tâm hơn tới việc bảo tồn các giá trị truyền thống bằng cách: Mở
các lớp dạy nghề truyền thống như dệt, đan lát, đánh cồng chiêng, ...Tại địa
phương.
Tạo ra được khơng gian văn hóa cho người Tây Nguyên qua các lễ hội.
Khuyến khích họ tìm về cội nguồn qua các lễ hội.
Đối với ngành văn hóa du lịch từ Trung ương đến địa phương các cấp
cần nắm bắt tốt thị hiếu của khách du lịch, đồng thời tìm tịi khai thác những yếu
tố văn hóa truyền thống đặc trưng để giới thiệu, phục vụ khách trên ngun tắc
tơn trọng văn hóa dân tộc và có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa. Muốn như vậy
cần phải kết hợp với các ngành nghề khác.
Mở các địa điểm trưng bày, biểu diễn cồng chiêng để thu hút thị hiếu du
khách.
Bảo tàng Dân tộc cần nghiên cứu, sưu tầm và trưng bày, kết hợp giữa hiện
vật sản phẩm với hình ảnh, phim tư liệu.
Với chính quyền địa phương:
Cần quan tâm sát sao, tổ chức các buổi kể chuyện văn hóa tại các bon
làng, khuyến khích phát triển làng nghề truyền thống, lớp học cồng chiêng, ...
Mỗi bon cần tổ chức các hoạt động sinh hoạt cộng đồng để truyền lại các
giá trị văn hóa của cợng đồng mình cho lớp trẻ mai sau.
Với Nhà trường:
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa để tìm hiểu văn hóa vùng miền.
Khuyến khích các hoạt động "văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc", đưa
tiếng cồng tiếng chiêng vào các tiết mục văn nghệ.
Tạo điều kiện một tuần các em học sinh dân tộc thiểu số có thể giới thiệu

văn hóa của mình đến với các học sinh trong trường một lần, ...


14

Tổ chức sinh hoạt dưới cờ với các chủ đề về văn hóa.
Tở chức các c̣c thi tìm hiểu về nét đẹp các dân tợc, văn hóa vùng miền
để lan tỏa tình yêu văn hóa tới tất cả học sinh.
Mở rộng chủ đề sinh hoạt 15 phút, ngoài chủ đề học tập và hát thì cịn có
thêm các chủ đề văn hóa, đất nước, con người, ...
3.2. Đối với học sinh
Nhằm thay đổi nhận thức của học sinh về cồng chiêng từ đó nâng cao ý
thức bảo tồn và phát huy, chúng tơi đã thực hiện một số chương trình hành động
thực tiễn như sau:
3.2.1. Tổ chức tuyên truyền dưới cờ
3.2.1.1. Mục đích
Giúp học sinh có vốn hiểu biết về cồng chiêng Tây Ngun nhiều hơn,
khơng chỉ qua những lí thuyết mà cịn được xem cách đánh cồng chiêng, có cơ
hội tập đánh cồng chiêng, cảm nhận được âm thanh và ý nghĩa của cồng chiêng.
3.2.1.2. Cách thức tiến hành
Thời gian: 6h45’, ngày 7 tháng 11 năm 2022
Chuẩn bị: Tiết mục cồng chiêng, vốn hiểu biết về cồng chiêng, ...
Nội dung: tuyên truyền, giới thiệu về cồng chiêng.
3.2.1.3. Kết quả đạt được
Sau khi thực hiện chúng tôi thu được kết quả như sau: các bạn có niềm
u thích, muốn được đánh thử cồng chiêng.
3.2.2. Tạo ra bộ ảnh về cồng chiêng
3.2.2.1. Mục đích
Khơi gợi đam mê, hứng thú cho học sinh với việc sưu tầm và nghiên cứu
cồng chiêng Tây Nguyên.

3.2.2.2. Cách thức thực hiện
Cách thức thực hiện: Tổ chức sưu tầm ảnh về cồng chiêng Tây Nguyên,
mỗi lớp tham dự sẽ nộp một tấm ảnh dự thi chụp về cồng chiêng Tây Nguyên và
thuyết trình về bức ảnh. Thời gian từ ngày 01/11/2022 đến ngày 06/11/2022,
thời gian thuyết trình ngày 08/11/2020. Ban tổ chức sẽ lựa chọn bức hình đẹp và
ý nghĩa nhất để trao giải. Các bức ảnh dự thi sẽ được tuyển tập thành một bộ
ảnh.
ngàn

Sản phẩm: Bộ ảnh về cồng chiêng Tây Nguyên với tên gọi Âm vang đại


15

3.2.2.3. Kết quả đạt được

65%

85%

Yêu thích, hào hứng tham gia
Cung cấp hiểu biết về cồng
chiêng
Sinh động, hấp dẫn

92%

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA BỢ ẢNH VỚI
NHẬN THỨC CỦA HS THPT
Chúng tơi cũng tiến hành đánh giá sự yêu thích với bộ ảnh sưu tập được.

Kết quả thu được là 85% HS thích tác phẩm; 65% đánh giá bợ ảnh sinh đợng,
hấp dẫn; 92 % đồng ý rằng sau khi xem ảnh đã hiểu thêm về cồng chiêng Tây
Nguyên.
3.2.3. Đăng bài lên facebook và website để tuyên truyền hiểu biết và ý thức
Bảo tồn cồng chiêng Tây Nguyên
3.2.3.1. Mục đích
Để các bạn học sinh hiểu hơn về cồng chiêng Tây Nguyên.
3.2.3.2. Cách thức thực hiện
Hình thức thực hiện: Ban biên tập soạn thảo nội dung, đăng bài lên trang
Website: và Trang facebook: Trang tin
Nguyễn Tất Thành.
Nội dung: Bài đăng giới thiệu về cồng chiêng Tây Nguyên ở những đặc
điểm khác nhau.
Thời gian: Tháng 11, 12/2022
3.2.3.3. Kết quả đạt được
Để đánh giá hiệu quả hoạt động của chương trình chúng tơi cũng đã tiến
hành khảo sát trên 200 HS và thu được kết quả: 80% yêu thích bài đăng, 74%
đánh giá nội dung phong phú; 73% đồng ý chương trình rất hiệu quả;70% sẵn
sàng chia sẻ trang facebook này đến với bạn bè.


16
80%
80%
75%

74%

73%
70%


70%
65%
60%

Mức độ yêu
Nội dung
thích
phong phú

Hiệu quả

Sẵn sàng
chia sẻ
trang cho
bạn bè

Sales

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BÀI VIẾT TRÊN
MẠNG XÃ HỘI
3.2.4. Tổ chức tham quan để hiểu thêm về cồng chiêng cho các bạn học sinh
3.2.4.1. Mục đích
Nâng cao hiểu biết về cồng chiêng Tây Nguyên cho học sinh THPT
Nguyễn Tất Thành.
3.2.4.2. Cách thức thực hiện
Hình thức thực hiện: Mỗi lớp cử đại diện là ban cán sự lớp để tham gia
chuyến đi thực tế tại nhà trưng bày cồng chiêng (Nhà cộng đồng) tại xã Đăk Nia,
thành phố Gia Nghĩa; thăm bon BuZaZah xã Nghĩa Thắng, huyện Đăk R'Lấp;
bon PiNao, xã Nhân Đạo, huyện Đăk R'Lấp.

Thời gian thực hiện: 23/11/2022.
Nội dung: Quan sát, lắng nghe, đặt các câu hỏi về cồng chiêng với già
làng, trưởng bon, tập đánh cồng chiêng, ... Kết thúc buổi trải nghiệm ban cán sự
lớp chia sẻ lại với lớp.
Thời gian: Tháng 11,12/2022
3.2.4.3. Kết quả đạt được
Đã cung cấp những hiểu biết cơ bản cho hơn 800 học sinh THPT Nguyễn
Tất Thành.
Gây dựng được tình yêu, sự hứng thú tìm tịi, khám phá văn hóa vùng
miền cho các bạn học sinh.
3.2.5. Tạo video giới thiệu về cồng chiêng
3.2.5.1. Mục đích
Giới thiệu về cồng chiêng Tây Nguyên với tất cả mọi người.


17

3.2.5.2. Cách thức thực hiện
Hình thức thực hiện: Quay phim, phỏng vấn, trải nghiệm thực tế, tạo
thành video và đăng tải lên mạng xã hội, với từ khóa "Yêu văn hóa, cồng chiêng
Tây Nguyên – Nguyễn Tất Thành"
Nội dung: Giới thiệu về cồng chiêng của người M’Nông từ đặc điểm,
phân loại, ý nghĩa, thực trạng, ...
Thời gian: Tháng11, 12/2022
3.2.5.3. Kết quả đạt được
Để đánh giá hiệu quả hoạt động của chương trình chúng tơi cũng đã tiến
hành đăng video lên youtube và thu được kết quả ngay sau khi đăng tải có 51
lượt xem/ngày
3.2.6. Tạo mơ hình mini
3.2.6.1. Mục đích

Giới thiệu về không gian văn hóa cồng chiêng.
3.2.6.2. Cách thức thực hiện
Hình thức thực hiện: phác thảo mơ hình, lựa chọn vật liệu, hoàn thiện sản
phẩm.
Nội dung: mô hình có tính sinh động, hấp dẫn, tái hiện một số nét văn hóa
của đồng bào Tây Nguyên.
Thời gian: 12/2022.
3.2.7. Phát nhạc với chủ đề "Âm vang cồng chiêng" vào giờ ra chơi
3.2.7.1. Mục đích
Giới thiệu về giai điệu cồng chiêng, một số bài chiêng.
3.2.6.2. Cách thức thực hiện
Hình thức thực hiện: chọn nhạc, phát nhạc giữa giờ ra chơi.
Nội dung: Cảm nhận được âm thanh của tiếng cồng, tiếng chiêng, thấy
được sự hài hòa trong dàn cồng chiêng.
Thời gian: 28/11/2022 đến ngày 03/12/2022
3.2.8. Vẽ tranh về cồng chiêng
3.2.7.1. Mục đích
Tạo ra vẻ đẹp của cồng chiêng trên phương diện hội họa, qua đó khẳng
định thêm vẻ đẹp của cồng chiêng với nghệ thuật, đồng thời thấy được các ý
nghĩa của cồng chiêng trong đời sống của cộng đồng người Tây Nguyên, qua
các bức tranh sẽ giới thiệu với người xem về cồng chiêng.



×