Tải bản đầy đủ (.pdf) (270 trang)

Tín ngưỡng và lễ hội thống của người mnông tỉnh đăk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.62 MB, 270 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


VÕ THỊ THÙY DUNG

TÍN NGƯỠNG VÀ LỄ HỘI
TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI M’NÔNG
TỈNH ĐĂK NÔNG
Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC
Mã số: 62.31.70.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học
1. PGS.TS Nguyễn Văn Tiệp
2. TS. Lê Hồng Phong
Phản biện độc lập
1. TS Đinh Văn Hạnh
2. PGS.TS Bùi Hoài Sơn
Phản biện
Phản biện 1: PGS.TS Bùi Hoài Sơn
Phản biện 2: TS Đinh Văn Hạnh
Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Xuân Hồng
Thành phố Hồ Chí Minh – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, bản luận án tiến sĩ:
Tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông tỉnh Đăk Nông là công trình nghiên cứu
của riêng tôi, mọi trích dẫn đều có xuất xứ rõ ràng.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.


TP HCM, ngày 21 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận án

Võ Thị Thùy Dung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................................. 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 14
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 15
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................................................. 18
6. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 19
7. Đóng góp của luận án .................................................................................................. 20
8. Bố cục của luận án ....................................................................................................... 21
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI M’NÔNG Ở ĐĂK
NÔNG .................................................................................................................................. 23
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................. 23
1.1.1. Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 23
1.1.2. Lý thuyết tiếp cận vấn đề .................................................................................... 30
1.2. Tổng quan về người M’nông ở Đăk Nông ............................................................... 35
1.2.1. Nguồn gốc và lịch sử hình thành tộc người ........................................................ 35
1.2.2. Địa bàn phân bố .................................................................................................. 38
1.2.3. Hoạt động kinh tế ............................................................................................... 41
1.2.4. Tổ chức xã hội .................................................................................................... 42
1.2.5. Đời sống văn hóa ................................................................................................ 45
1.3. Khái quát một số địa bàn điền dã tiêu biểu ............................................................... 49
1.3.1. Huyện Krông Nô ................................................................................................ 50
1.3.2. Huyện Đăk Song ................................................................................................. 51

1.3.3. Huyện Cư Jut ...................................................................................................... 52
1.3.4. Huyện Tuy Đức .................................................................................................. 53
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TÍN NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI M’NÔNG
............................................................................................................................................. 56
2.1. Tín ngưỡng tô tem .................................................................................................... 56
2.1.1. Đặc điểm của tín ngưỡng tô tem ......................................................................... 56


2.1.2. Tín ngưỡng tô tem ở Việt Nam .......................................................................... 59
2.1.3. Tín ngưỡng tô tem của người M’nông ............................................................... 61
2.2. Tín ngưỡng đa thần ................................................................................................... 66
2.2.1. Về quan niệm ...................................................................................................... 66
2.2.2. Về biểu hiện ........................................................................................................ 71
2.3. Tín ngưỡng hồn linh ................................................................................................. 76
2.3.1. Đặc điểm của tín ngưỡng hồn linh ..................................................................... 76
2.3.2. Tín ngưỡng hồn linh ở Việt Nam ....................................................................... 79
2.3.3. Tín ngưỡng hồn linh ở người M’nông ................................................................ 81
2.4. Nền tảng hình thành đặc trưng tín ngưỡng dân tộc M’nông..................................... 85
2.4.1. Môi trường tự nhiên............................................................................................ 85
2.4.2. Môi trường xã hội ............................................................................................... 86
2.4.3. Giao lưu văn hóa................................................................................................. 88
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI M’NÔNG ............ 93
3.1. Các lễ hội truyền thống của người M’nông .............................................................. 93
3.1.1. Lễ hội liên quan đến cuộc đời con người ........................................................... 94
3.1.2. Lễ hội liên quan đến lao động sản xuất ............................................................ 102
3.2. Các yếu tố cấu thành lễ hội ..................................................................................... 109
3.2.1. Các yếu tố cốt lõi .............................................................................................. 109
3.2.2. Các yếu tố bổ trợ............................................................................................... 112
3.3. Chức năng của tín ngưỡng và lễ hội trong đời sống văn hóa M’nông ................... 114
3.3.1. Mối quan hệ giữa tín ngưỡng và lễ hội ............................................................. 114

3.3.2. Chức năng tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông ......................................... 121
3.4. Giá trị văn hóa trong tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông ............................... 123
3.4.1. Giá trị nhân sinh ............................................................................................... 123
3.4.2. Giá trị tâm linh.................................................................................................. 126
3.4.3. Giá trị đạo đức .................................................................................................. 128
CHƯƠNG 4: SỰ BIẾN ĐỔI TÍN NGƯỠNG VÀ LỄ HỘI CỦA NGƯỜI M’NÔNG Ở
TỈNH ĐĂK NÔNG HIỆN NAY ....................................................................................... 133
4.1. Những biến đổi cụ thể trong tín ngưỡng và lễ hội .................................................. 133
4.1.2. Tín ngưỡng và lễ hội liên quan đến vòng đời ................................................... 133
4.1.3. Tín ngưỡng và lễ hội liên quan đến lao động sản xuất ..................................... 138


4.1.4. Tín ngưỡng và lễ hội khác ................................................................................ 143
4.2. Các tác nhân tạo nên sự biến đổi ............................................................................ 147
4.2.1. Chính sách của nhà nước, của địa phương ....................................................... 147
4.2.2. Kinh tế .............................................................................................................. 150
4.2.3. Xã hội ............................................................................................................... 153
4.2.4. Khoa học công nghệ ......................................................................................... 160
4.3. Xu hướng biến đổi của tín ngưỡng và lễ hội .......................................................... 162
4.3.1. Xu hướng tích cực ............................................................................................ 162
4.3.2. Xu hướng tiêu cực ............................................................................................ 165
4.4. Vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông 168
4.4.1. Các định hướng cơ bản ..................................................................................... 168
4.4.2. Đề xuất một số giải pháp .................................................................................. 171
KẾT LUẬN........................................................................................................................ 180
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 186
I. Tài liệu tiếng Việt ....................................................................................................... 186
II. Tài liệu tiếng nước ngoài .......................................................................................... 200
III. Tài liệu internet ........................................................................................................ 202
PHỤ LỤC

Phụ lục 1. BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH ĐĂK NÔNG ................................................ 207
Phụ lục 2. BIÊN BẢN PHỎNG VẤN ............................................................................... 208
Phụ lục 3. HÌNH ẢNH


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tỉnh Đăk Nông được thành lập tháng 1 năm 2004 trên cơ sở chia tách từ tỉnh
Đăk Lăk. Đây là địa bàn cư trú chính, tập trung đông nhất của người M’nông ở Tây
Nguyên Việt Nam. Hiện trạng cư trú này đã ổn định cách đây hàng ngàn năm, là kết
quả của những cuộc chuyển cư diễn ra từ rất xa xưa trong lịch sử.
Theo thống kê dân tộc toàn tỉnh, đến hết tháng 12 năm 2013, người M’nông
chiếm trên 9% dân số, đứng thứ hai về số lượng sau dân tộc Kinh và là dân tộc bản
địa có dân số đông nhất sinh sống tại Đăk Nông hiện nay.
Người M’nông ở Đăk Nông còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa hình thành trên
nền tảng kinh tế nương rẫy tự cung tự cấp của xã hội tiền giai cấp mang tính cộng
đồng cao, trong đó có hệ thống tín ngưỡng. Tín ngưỡng là thành tố quan trọng trong
đời sống nghi lễ, lễ hội độc đáo của cư dân M’nông. Nói cách khác, cơ sở tạo nên
bản sắc tộc người chính là tín ngưỡng và lễ hội truyền thống. Tìm hiểu văn hóa
M’nông, nhất là văn hóa tinh thần thực sự cần thiết để có thể nhận diện, lý giải
những giá trị văn hóa trong đời sống tộc người. Đây là lý do đầu tiên thúc đẩy
chúng tôi chọn đề tài làm vấn đề nghiên cứu.
Nghiên cứu văn hóa các dân tộc bản địa Tây Nguyên là vấn đề nhận được sự
quan tâm của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Người M’nông cũng không
ngoại lệ. Thế nhưng, số lượng những công trình đi sâu tìm hiểu về tín ngưỡng, lễ
hội của người M’nông còn khá hạn chế. Sự hạn chế này kéo theo những hiểu biết
chưa thật sự sâu sắc, đầy đủ về thành tố quan trọng này trong đời sống văn hóa tinh
thần cư dân M’nông. Việc nghiên cứu một cách hệ thống từ góc nhìn văn hóa học

về tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông sẽ có thể đem lại ý nghĩa nhất định về
mặt khoa học. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển văn hóa của Đăk
Nông nói riêng có vai trò quan trọng đối với kinh tế, xã hội, chính trị không chỉ của
địa phương mà còn cả Tây Nguyên nói chung.


2

Ngoài ra, theo thời gian, kinh tế - xã hội của Tây Nguyên có nhiều đổi thay
theo xu thế hội nhập, giao lưu, tiếp biến văn hóa và tôn giáo mới. Người M’nông vì
thế cũng đứng trước những thách thức lớn đối với sự phát triển cộng đồng. Rõ nét
nhất là sự biến đổi văn hóa truyền thống, trong đó có hệ thống tín ngưỡng, sâu xa
hơn là hệ thống lễ hội bởi mối quan hệ mật thiết giữa tín ngưỡng và lễ hội. Nếu
không nhanh chóng tiến hành nghiên cứu văn hóa truyền thống người M’nông ở
Đăk Nông nói riêng và các dân tộc đang sinh sống trên đất nước ta nói chung thì
những nét văn hóa truyền thống đó sẽ bị rơi vào quên lãng, thậm chí mất đi dưới tác
động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trước thực tế đang diễn ra, việc
nghiên cứu tín ngưỡng và lễ hội truyền thống của người M’nông nhằm bảo tồn và
phát huy nó trong đời sống văn hóa hiện nay là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn.
Là người làm công tác giảng dạy văn hóa và sinh sống trên vùng đất Tây
Nguyên, cũng là người gắn bó với Đăk Nông qua nhiều chuyến điền dã, thực tế, đã
chứng kiến nhiều đổi thay trong đời sống văn hóa các dân tộc bản địa, trong đó có
người M’nông, chúng tôi không khỏi trăn trở trước những vấn đề trên. Thực hiện luận
án là cơ hội giúp bản thân có thêm kiến thức và kỹ năng nghiên cứu khoa học về
vùng đất, con người nhằm phục vụ có hiệu quả cho công việc lâu dài gắn bó với Tây
Nguyên. Đó cũng là một trong những lý do thôi thúc chúng tôi lựa chọn Tín ngưỡng
và lễ hội của người M’nông tỉnh Đăk Nông làm đề tài cho luận án của mình. Hi vọng
rằng, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đem lại cái nhìn hệ thống, toàn diện hơn về vấn
đề tín ngưỡng, lễ hội của người M’nông từ truyền thống đến hiện tại. Từ kết quả
nghiên cứu, luận án có thể cung cấp thêm tư liệu và luận cứ khoa học cho các nhà

quản lý hoạch định chính sách một cách phù hợp để phát triển kinh tế, xã hội của địa
phương mà vẫn bảo tồn, phát huy được vốn văn hóa truyền thống của cư dân M’nông
trên vùng đất Tây Nguyên.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vùng đất Tây Nguyên với nhiều dân tộc bản địa cùng sinh sống tạo nên bản
sắc văn hóa độc đáo. Vì thế, đây là nơi nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên


3

cứu, trong đó có nghiên cứu văn hóa. Đến nay số lượng công trình nghiên cứu về
các dân tộc bản địa Tây Nguyên nói chung, người M’nông nói riêng đã khá dày dặn.
Trước năm 1954, các công trình liên quan đến người M’nông chủ yếu là của
một số học giả người Pháp. Có thể kể đến H. Bernard với Những cư dân mọi ở Đăk
Lăk, H. Maitre với Rừng người Thượng: Vùng rừng núi cao nguyên miền Trung
Việt Nam … Điểm chung của các công trình trên là chỉ phác họa khái quát về người
M’nông trong bức tranh về các dân tộc thiểu số cao nguyên miền Trung Việt Nam.
Sau năm 1954, có một số công trình đáng chú ý như Minority groups in the
Republic of Vietnam (Các nhóm thiểu số ở Việt Nam cộng hòa) (Shrock J.L and
others) hay Sons of the mountains: Ethnohistory of the Vietnamese Central
Highlands to 1954 (Những người con của núi rừng: Lịch sử tộc người ở Cao
Nguyên Việt Nam đến năm 1954) và Free in the forest: Ethnohistory of the
Vietnamese Central Highlands 1954 – 1976 (Tự do trong rừng: Lịch sử tộc người ở
Cao Nguyên Việt Nam 1954 – 1976) của G. C. Hickey…Đáng chú ý có công trình
nghiên cứu về người M’nông Gar của Georges Condominas Nous avons mangé la
forêt xuất bản lần đầu ở Pháp vào năm 1974, lần thứ hai năm 2003. Ở Việt Nam,
công trình được Nhà xuất bản Thế giới ấn hành hai lần vào năm 2003 và 2008 với
tên gọi Chúng tôi ăn rừng đá - Thần Gôo và tiểu tựa “Hii saa Brii Mau-Yaang
Gôo”Biên niên sử về làng Sar Luk của người M’nông Gar (Bộ tộc tiền Đông
Dương trên cao nguyên miền Trung Việt Nam). Ngoài ra, còn có một tập hợp các

bài biên khảo do Georges Condominas thực hiện ở Việt Nam và Đông Nam Á từ
năm 1953 đến năm 1976 theo hướng tiếp cận liên ngành dân tộc học, xã hội học và
ngôn ngữ học được xuất bản năm 1978 với tựa đề L’Espace social. A propos de
l’Asie du Sud-Est, đến năm 1997 được dịch ra bản tiếng Việt với tên gọi Không gian
xã hội vùng Đông Nam Á. Đây thật sự là những công trình có giá trị giúp đem lại
hiểu biết về người M’nông trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 cũng có một số công trình có đề cập
đến người M’nông như Đồng bào các sắc tộc thiểu số Việt Nam: nguồn gốc và phong


4

tục (1970) của Nguyễn Trắc Dĩ; Việt Nam chí lược: Cao nguyên miền thượng (1974)
của Cửu Long Giang - Toan Ánh….và một số bài báo của Nghiêm Thẩm in trên
Nguyệt san Quê hương năm 1961 như “Tìm hiểu đồng bào Thượng” , “Nền kinh tế
của các đồng bào Thượng Trung nguyên Trung phần” hay một số bài “Phong quang
tỉnh Đăk Lăk" (Hồ Xuân Đàm, 1969); “Đồng bào sơn cước tại Việt Nam cộng hòa"
(Lê Đình Chi, 1972)… Tóm lại, trước năm 1975, văn hóa dân tộc M’nông đã được
chú ý nhưng chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu của người Việt Nam. Những
hiểu biết về người M’nông đến giai đoạn này chỉ mang tính khái lược.
Sau năm 1975, người M’nông nói riêng đã nhận được nhiều sự quan tâm
nghiên cứu. Minh chứng là hàng loạt công trình như Các dân tộc ít người ở Việt
Nam – các tỉnh phía Nam (1984) của Viện Dân tộc học; Phong tục tập quán các
dân tộc Việt Nam (1999) của nhóm tác giả Đặng Văn Lung, Hoàng Sông Thao,
Đặng Văn Trụ; Lưu Hùng với Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên (1996); Văn hóa các
dân tộc Tây Nguyên, thực trạng và những vấn đề đặt ra (2004) do Trần Văn Bính
chủ biên; Những mảng màu văn hóa Tây Nguyên (2007) của Ngô Đức Thịnh; Văn
hóa, xã hội và con người Tây Nguyên (2007, Nguyễn Tấn Đắc)…. Đây là những
công trình có đề cập đến người M’nông nhưng chủ yếu khái quát về tộc người với
những đặc điểm chung về dân số, địa bàn cư trú, đời sống vật chất, tinh thần. Bên

cạnh đó cũng có nhiều bài báo trên các tạp chí chuyên ngành nghiên cứu một vài
khía cạnh cụ thể trong đời sống văn hóa của đồng bào.
Với những nghiên cứu chuyên sâu về người M’nông và có nội dung liên
quan đến luận án, chúng tôi tập trung thành hai nhóm vấn đề sau:
* Các công trình nghiên cứu chung về văn hóa tinh thần của người
M’nông
Tín ngưỡng và lễ hội là khía cạnh thuộc đời sống tinh thần. Vì vậy, những
công trình, bài viết của các nhà nghiên cứu ít nhiều tìm hiểu về đời sống tinh thần
cư dân M’nông sẽ được tập hợp ở nhóm này để có cái nhìn chung nhất.


5

Nằm trong chương trình nghiên cứu về các dân tộc ở Việt Nam, năm 1966
Bộ Quân lực Hoa Kỳ đã công bố Minority groups in the Republic of Vietnam (Các
nhóm thiểu số ở Việt Nam cộng hòa). Công trình này giới thiệu tổng quát các tộc
người thiểu số ở Việt Nam, đặc biệt ở Tây Nguyên. Những nét chung về người
M’nông từ ngôn ngữ, nguồn gốc tộc người, đặc điểm nhân chủng đến đời sống kinh
tế, cấu trúc xã hội… được miêu tả qua hơn 50 trang chia thành 12 phần. Đặc biệt,
phần năm và phần sáu đề cập đến tập quán, cấm kị cũng như tôn giáo của người
M’nông với nhiều nhận định về tín ngưỡng vạn vật hữu linh, về niềm tin vào thế
giới thần linh cùng nghi lễ quan trọng nhất trong đời sống cộng đồng là lễ Tam Boh
(lễ kết nghĩa) và các lễ liên quan đến đời sống nương rẫy gắn với cây lúa. Dù gói
gọn trong 9 trang nhưng những tư liệu đó giúp người nghiên cứu có thêm cơ sở cho
những kết luận liên quan đến văn hóa tinh thần truyền thống của cư dân M’nông
trong quá khứ.
Năm 1982, Đại cương về các dân tộc Ê Đê – M’nông ở Đăk Lăk (Sở Văn
hóa thông tin tỉnh Đăk Lăk) do Bế Viết Đẳng chủ biên được công bố. Theo đó, các
vấn đề như phân bố dân cư, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân chủng… của hai tộc
người Ê Đê, M’nông đều được làm rõ. Phần thứ ba của công trình, tác giả Vũ Đình

Lợi trình bày những nghi lễ - phong tục trong chu kỳ đời sống của hai tộc người
này. Chỉ với dung lượng 9 trang (từ trang 165 đến trang 173) nên những gì tác giả
trình bày về nghi lễ, phong tục cũng chỉ dừng lại ở việc gợi mở cho những ai có ý
định nghiên cứu sâu hơn về văn hóa tinh thần của người M’nông và Ê Đê.
Với Những khía cạnh văn hóa dân gian M’nông (Nxb.Văn hóa dân tộc xuất
bản năm 2001), tác giả Đỗ Hồng Kỳ đã tập trung khai thác ba vấn đề của người
M’nông là đời sống vật chất, đời sống xã hội và văn hóa tinh thần. Trên phương
diện văn hóa tinh thần, những phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội…. được miêu
tả, phân tích đem đến cho độc giả nhiều kiến thức bổ ích. Do mục tiêu công trình
hướng đến làm rõ văn hóa dân gian M’nông nói chung nên việc nhận diện các yếu
tố liên quan tín ngưỡng và lễ hội vẫn chưa được chú trọng nhiều.


6

Trong Văn hóa mẫu hệ M’nông (2007, Nxb. Văn hóa dân tộc), Trương Bi đã
đem đến một cái nhìn chuyên sâu về thiết chế văn hóa của đồng bào M’nông – văn
hóa mẫu hệ. Các thiết chế mẫu hệ M’nông từ bon làng đến gia đình, dòng họ, từ lao
động sản xuất đến quan hệ xã hội được quan tâm khai thác. Dù ở đâu, trong hoạt
động nào, tín ngưỡng, lễ hội của người M’nông vẫn tác động và chi phối. Tuy nhiên,
đó không phải là vấn đề Trương Bi chú trọng, điều tác giả nhấn mạnh là dấu ấn thiết
chế mẫu hệ trong đời sống cộng đồng M’nông xưa và nay. Nhưng có thể khẳng định,
những gì tác giả làm rõ đã cung cấp cho chúng tôi nhiều kiến thức có ích.
Phong tục tập quán cổ truyền của một số dân tộc thiểu số Nam Tây Nguyên
(2007, Nxb. Văn hóa dân tộc) của Lê Văn Kỳ, Ngô Đức Thịnh có đóng góp mới
hơn khi tập trung nghiên cứu phong tục tập quán người Ê Đê và M’nông. Bằng việc
đi sâu lí giải, làm rõ các khía cạnh khác nhau của tập tục biểu hiện trong sinh hoạt
hàng ngày, trong đời sống cộng đồng, trong mối quan hệ với thiên nhiên… các tác
giả đưa ra nhiều kết luận xác đáng về vấn đề phong tục cổ truyền của hai trong số
nhiều dân tộc tiêu biểu ở Nam Tây Nguyên.

Vũ Lân và Trương Bi trong Nhạc cụ dân gian Ê Đê, M’nông (Nxb. Văn hóa
dân tộc xuất bản năm 2010) hướng đến nghiên cứu chuyên sâu về nhạc cụ dân gian
của hai tộc người Ê Đê, M’nông. Trong đó, những nét khái quát về đời sống canh
tác, tổ chức xã hội, tín ngưỡng, nghi lễ phong tục của người M’nông được dành
riêng một phần để giới thiệu. Khi đề cập đến hệ thống nghi lễ vòng cây trồng và
nghi lễ vòng đời người, các tác giả nhấn mạnh hai hệ thống này “Liên quan chặt chẽ
đến hệ thống thần linh và tín ngưỡng đa thần của người M’nông” [Vũ Lân 2010:
162]. Điều đó phần nào cho thấy mối liên hệ mật thiết khó có thể tách rời của tín
ngưỡng và lễ hội trong đời sống văn hóa tộc người.
Nằm trong chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ do Sở Khoa học và
Công nghệ tỉnh Đăk Nông chủ trì, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ thực hiện và
Nguyễn Thế Nghĩa chủ nhiệm, báo cáo khoa học Văn hóa M’nông và vấn đề bảo
tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc M’nông ở tỉnh Đăk Nông hoàn thành năm


7

2007 rất có ý nghĩa. Bởi lẽ, người M’nông lần đầu tiên được nghiên cứu trong chính
bối cảnh của đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của tỉnh Đăk Nông (khác với các
công trình trước tìm hiểu về người M’nông ở Tây Nguyên nói chung). Với mục tiêu
nghiên cứu văn hóa M’nông phục vụ việc đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị
văn hóa dân tộc M’nông trên địa bàn Đăk Nông, tác giả đã khái quát tổng hợp nhiều
vấn đề, từ lịch sử vùng đất đến thực trạng đời sống, từ văn hóa vật chất đến văn hóa
tinh thần. Trong báo cáo, Nguyễn Thế Nghĩa dành chương 4 “Tín ngưỡng và tôn
giáo của tộc người M’nông” và chương 9 “Lễ hội dân gian M’nông” để giới thiệu
các vấn đề này. Phạm vi nghiên cứu hẹp, dung lượng nhỏ (khoảng 80 trang trên
tổng số gần 600 trang của báo cáo) lại tìm hiểu dưới góc độ bảo tồn, phát huy nên
những vấn đề như các loại hình tín ngưỡng, mối quan hệ tín ngưỡng, lễ hội truyền
thống cùng những biến đổi trong tình hình hiện nay vẫn chưa có câu trả lời cụ thể.
Con voi trong đời sống văn hóa của dân tộc M’nông của Trần Tấn Vịnh do

Nxb. Văn hóa dân tộc giới thiệu năm 1999 là công trình khá đặc biệt khi đi sâu
nghiên cứu đặc trưng loài, đời sống cũng như vai trò của voi – loài vật được nhắc
đến trong nhiều nghiên cứu về người M’nông. Công trình là đóng góp quan trọng
bởi người M’nông được biết đến là dân tộc có truyền thống săn bắt và thuần dưỡng
voi. Con voi có “Một vị trí hết sức to lớn, ảnh hưởng và ngấm sâu vào các mối quan
hệ của đời sống xã hội, tác động vào văn hóa, nghệ thuật, tín ngưỡng, phong tục, lễ
hội và nhiều hình thức sinh hoạt cộng đồng khác của dân tộc M’nông” [Tấn Vịnh
1999: 30]. Dù truyền thống này đã mai một dần nhưng việc đi sâu vào các kiến thức
săn bắt, thuần dưỡng cùng nhiều nghi lễ, phong tục, kiêng cữ liên quan đến loài voi
của người M’nông phần nào giúp hiểu rõ hơn về văn hóa tinh thần của người
M’nông trên Tây Nguyên trong lịch sử.
Trương Bi – Bùi Minh Vũ trong Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các tộc
người Ê Đê, M’nông (2009, Nxb. Văn hóa dân tộc) hướng đến bảo tồn và phát huy di
sản văn hóa của hai tộc người Ê Đê, M’nông. Suốt công trình nghiên cứu mang tính
tổng hợp này, những vấn đề liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần, di sản văn hóa


8

và thực trạng văn hóa truyền thống của hai tộc người được phân tích kỹ. Trong phần
“Thực trạng văn hóa truyền thống các tộc người Ê Đê, M’nông”, nghi lễ - lễ hội cộng
đồng đề cập đến hai hệ thống: Lễ nông nghiệp và lễ vòng đời người. Nhìn chung,
những kiến thức khái quát về người M’nông trên các phương diện cung cấp nhiều
thông tin, nhất là những nhận định gợi mở về nguyên nhân dẫn đến biến đổi văn hóa
truyền thống của người Ê Đê, M’nông hiện nay.
Người M’nông ở Việt Nam do Vũ Khánh chủ biên được Nxb. Thông tấn phát
hành năm 2011 là tập sách ảnh nghiên cứu tổng quan về người M’nông. Được triển
khai thành 6 chương, những vấn đề liên quan đến người M’nông như tổ chức xã
hội, đời sống kinh tế, đời sống vật chất, tinh thần được công trình khái quát khá đầy
đủ. Tác giả cũng đã đưa ra một số nhận xét ngắn gọn về niềm tin tín ngưỡng, về

nghi lễ, lễ hội khi khắc họa đời sống tinh thần cộng đồng M’nông. Đặc biệt, đây là
công trình song ngữ (Việt - Anh) với nhiều hình ảnh minh họa độc đáo cho các hoạt
động trong đời sống văn hóa. Tập sách có ý nghĩa cả về mặt nội dung lẫn hình thức
nhằm trang bị những hiểu biết chung nhất về người M’nông ở Việt Nam.
Báo cáo Đề tài nghiên cứu thuộc chương trình Khoa học công nghệ cấp Tỉnh
Văn hóa mẫu hệ M’nông và tác động của nó đến sự phát triển kinh tế, xã hội tỉnh
Đăk Nông hiện nay nghiệm thu năm 2012 do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đăk
Nông chủ trì, Phan Thị Hồng chủ nhiệm đề tài là một đóng góp đáng quan tâm.
Trước hết, công trình đem lại cái nhìn tổng quan nhưng cũng khá cụ thể về đặc
điểm văn hóa mẫu hệ của người M’nông thể hiện qua bon làng, dòng họ, gia đình.
Qua đó, đi sâu chỉ ra những tác động tích cực lẫn tiêu cực của văn hóa mẫu hệ
M’nông đến sự phát triển kinh tế lẫn xã hội của tỉnh Đăk Nông trong tình hình hiện
nay. Nhờ đó, đem lại cái nhìn khá toàn diện ở cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn
về thiết chế văn hóa mẫu hệ hiện tồn tại và chi phối nhiều mặt đời sống, bao gồm cả
tín ngưỡng, lễ hội của cư dân M’nông trên địa bàn Đăk Nông.
Nhìn chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu về tộc người M’nông ở Tây
Nguyên nhưng chủ yếu giới thiệu khái quát nên chỉ có thể đem đến bức tranh chung


9

nhất. Tuy nhiên, đó chính là những công trình đóng vai trò gợi mở và là tài liệu
tham khảo rất cần thiết cho đề tài.
* Các công trình nghiên cứu liên quan đến tín ngưỡng, lễ hội M’nông
Mục tiêu luận án là nghiên cứu tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông tỉnh Đăk
Nông. Những công trình liên quan trực tiếp đến tín ngưỡng và lễ hội của cư dân
M’nông được tập hợp vào nhóm này nhằm tạo góc nhìn cụ thể đối tượng nghiên cứu.
Công trình sớm nhất và đặc biệt nhất về người M’nông là Chúng tôi ăn rừng
đá - Thần Gôo của G. Condominas. Điểm đặc biệt ở chỗ đây công trình không có
mục đích nghiên cứu tín ngưỡng, lễ hội người M’nông nhưng lại cung cấp nhiều tư

liệu quý cho việc tìm hiểu tín ngưỡng, lễ hội dân tộc này. Bởi toàn bộ công trình là
một sưu tập “Những tư liệu thô thu nhặt được và rút ra từ các sổ tay ghi chép” của
tác giả về cộng đồng người Mnông Gar tại làng Sar Luk, Đăk Lăk thời điểm năm
1949 (hay chính xác hơn theo cách nói của tác giả là năm trồng trọt kéo dài từ cuối
tháng 11 năm 1948 đến đầu tháng 12 năm 1949). Thông qua việc mô tả những sự
kiện diễn ra tại làng Sar Luk trong chu kỳ nông nghiệp ấy, từ “Lễ kết nghĩa của
Baap Can, một cuộc trao đổi lễ hiến trâu” đến “Cái chết và đám tang của Taang –
Jieng – Còng”, hay “Ngày hội lớn cúng đất ở Sar Lang”…, cuốn sách là bức tranh
được vẽ một cách tỉ mỉ về cách sống của những con người cấu thành xã hội đó, và
“Cái cách họ thực hiện sự tồn tại của chính “mẫu hình” văn hóa đó”. Với Chúng tôi
ăn rừng đá - Thần Gôo, chúng tôi có thêm tư liệu để nghiên cứu tín ngưỡng, lễ hội
truyền thống của người M’nông trong giai đoạn lịch sử đã qua.
Công trình Văn hóa dân gian M’nông (1993, Nxb. Văn hóa dân tộc) do Ngô
Đức Thịnh chủ biên được xem là đóng góp đáng kể trong tìm tòi, nhận diện văn hóa
dân gian M’nông. Ngô Đức Thịnh bên cạnh nhấn mạnh đến nhiều khía cạnh của
văn hóa dân gian đã hướng đến làm rõ vấn đề tín ngưỡng, lễ hội biểu hiện trong đời
sống cộng đồng, trong tổng thể văn hóa dân gian của người M’nông mà tác giả quan
tâm nghiên cứu.


10

Nghi lễ và âm nhạc trong nghi lễ của người M’nông (Bu Nong) của Tô Đông
Hải do Nxb. Văn hóa dân tộc xuất bản năm 2003 được chia thành 2 phần: Các nghi
lễ cổ truyền và Các hình thức âm nhạc nghi lễ ở người Bu Nong (tộc danh của
người M’nông). Phần Các nghi lễ cổ truyền tập trung làm rõ hệ thống nghi lễ lễ hội
thuộc vòng đời người, hệ thống nghi lễ lễ hội liên quan đến vòng sinh trưởng của
cây trồng, những nghi lễ lễ hội liên quan đến phong tục tập quán và sinh hoạt cộng
đồng. Trên cơ sở đã phân tích, phần Các hình thức âm nhạc nghi lễ cung cấp một số
kiến thức về các loại nhạc cụ, cách thức trình diễn, kiêng cữ....liên quan đến nghi lễ

truyền thống của người M’nông. Qua đó, giúp hiểu hơn về yếu tố quan trọng cấu
thành nên nghi lễ là âm nhạc.
Năm 2006, Trương Bi giới thiệu chuyên luận Nghi lễ cổ truyền của người
M’Nông (Nxb.Văn hóa dân tộc). Đây là công trình rõ nét nhất về đời sống tinh thần
người M’nông khi đi sâu tìm hiểu hệ thống nghi lễ cổ truyền. Theo tác giả giới thiệu
trong Lời mở đầu “Dân tộc M’nông nghi lễ lễ hội chưa có ranh giới rõ ràng... Do
đó, chúng tôi gọi lễ hội dân gian của đồng bào M’nông là nghi lễ” [Trương Bi 2006:
6]. Dựa trên quan điểm đó, nghi lễ vòng đời (sinh đẻ, cưới hỏi, tang ma), nghi lễ
nông nghiệp (phát rẫy, canh tác, thu hoạch) và một số nghi lễ khác liên quan đến hai
hệ thống nghi lễ trên đã được tác giả miêu tả khá cụ thể. Vì chú trọng tìm hiểu nghi
lễ cổ truyền nên việc xác định các loại hình tín ngưỡng truyền thống cùng mối quan
hệ tín ngưỡng, lễ hội và những biến đổi trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay là
vấn đề còn bỏ ngỏ.
Công trình Nghi lễ và phong tục các tộc người ở Tây Nguyên do Ngô Đức
Thịnh tuyển chọn và giới thiệu được Nxb Khoa học xã hội ấn hành năm 2006 lại có
điểm đặc biệt khác. Toàn bộ công trình gồm 10 bài nghiên cứu của các học viên cao
học người dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Nội dung tập trung vào chủ đề tín ngưỡng,
nghi lễ, phong tục và lễ hội các dân tộc Tây Nguyên từ Xơteng, Cadong, Gia Rai
đến Ba Na, Ê Đê, M’nông, Stiêng. Có thể thấy công trình này rất công phu và giá trị
bởi đó là tâm huyết, là “hơi thở” của chính con người núi rừng Tây Nguyên. Nghiên


11

cứu về nghi lễ M’nông có hai bài viết khá kĩ của hai tác giả người M’nông về “Diễn
biến trong tang lễ cổ truyền của người M’nông Rlâm ở Uôn Dlei” (Y Tuyn Bing) và
“Nghi lễ cưới xin truyền thống của người M’nông Gar ở bon Rchai A” (Lê Thị
Thanh Xuân). Dù chỉ dừng ở tầm mức bài trích trong một công trình tổng hợp
nhưng các bài viết đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích.
Năm 2008, tác giả Nguyễn Mạnh Cường công bố Văn hóa tín ngưỡng của

một số dân tộc trên đất Việt Nam do Nxb Văn hóa thông tin và Viện Văn hóa xuất
bản. Công trình có cách tiếp cận khác hơn khi đi qua các vùng văn hóa tiêu biểu, lựa
chọn những dân tộc tiêu biểu để giới thiệu văn hóa tín ngưỡng của họ. Với Tây
Nguyên, văn hóa tín ngưỡng của người Ba Na, Ê Đê, Gia Rai, M’nông lần lượt
được đề cập, miêu tả, phân tích khá đầy đủ. Qua đó, độc giả có thêm điều kiện tiếp
xúc với đời sống tinh thần cư dân M’nông.
Gần đây, trong chuyên luận Nghi lễ truyền thống của người Bu Nong
(M’nông) được Nxb. Văn hóa dân tộc xuất bản năm 2010, nhà nghiên cứu Tô Đông
Hải trình bày một loạt nghi lễ truyền thống từ những nghi lễ thuộc vòng đời người,
nghi lễ liên quan đến vòng sinh trưởng của cây lúa đến nghi lễ liên quan đến phong
tục tập quán và sinh hoạt cộng đồng. Công trình đem đến góc nhìn cụ thể, rõ nét về
hệ thống nghi lễ được tiến hành thường xuyên trong đời sống cá nhân cũng như
cộng đồng. Đáng tiếc là nghiên cứu trong thời điểm đất nước có nhiều biến đổi
nhưng tác giả chưa đề cập đến biến đổi tín ngưỡng, lễ hội cùng những tác động đến
đời sống văn hóa tộc người. Dù vậy, đây là tài liệu tham khảo hữu ích với đề tài.
Trong Những khía cạnh văn hóa dân gian M’nông Nong do Nxb. Lao động
xuất bản năm 2012, Đỗ Hồng Kỳ tìm hiểu văn hóa dân gian nhóm M’nông Nong một trong bảy nhánh tiêu biểu còn lưu giữ nhiều đặc trưng văn hóa tộc người đang
sinh sống ở Đăk Nông. Trên cơ sở khái quát về thành phần, lịch sử tộc người, đời
sống vật chất, đời sống xã hội, những đặc trưng văn hóa dân gian của nhóm M’nông
Nong từ văn học dân gian đến nhạc cụ, gia phả... đều được làm rõ. Tín ngưỡng và lễ
nghi, lễ hội được trình bày thành hai phần. Phần tín ngưỡng, lễ nghi chú ý đến lễ


12

nghi nông nghiệp (cúng thần lúa, cúng dụng cụ, thu hoạch mùa màng), lễ nghi vòng
đời người (lễ đặt tên, trưởng thành, cưới xin, ma chay) và một số lễ nghi khác (cúng
thần, cúng ngõ, cúng voi...). Phần lễ hội, Đỗ Hồng Kỳ giới thiệu hai lễ hội mà tác
giả cho rằng “Lễ hội của họ có lẽ chỉ có hai. Đó là Lễ hội mừng có voi mới và Lễ
hội đâm trâu” [Đỗ Hồng Kỳ 2012: 89]. Với những gì được giới thiệu, người nghiên

cứu có thêm điều kiện so sánh văn hóa tinh thần giữa các nhánh M’nông để rút ra
được những kết luận khoa học.
Cùng các chuyên khảo trên, còn khá nhiều bài báo in trong các tạp chí
chuyên ngành như tạp chí Dân tộc học, tạp chí Khoa học xã hội, tạp chí Văn hóa
dân gian,… cung cấp cho độc giả cái nhìn ở các góc độ khác nhau đối với đời sống
tinh thần từ trước đến nay của người M’nông. Có thể kể đến một số bài nghiên cứu
tiêu biểu liên quan đến tín ngưỡng, lễ hội người M’nông như “Tục kiêng cữ khi phát
rẫy của người BuNong” của Tô Đông Hải, Điểu Kâu; “Đôi nét về tập tục tang ma
M’nông” (Vũ Lợi); “Lễ hội đâm trâu của người M’nông” (Đỗ Hồng Kỳ, Điểu Kâu);
“Tục lệ cưới xin của người M’nông” (Đỗ Hồng Kỳ); “Lễ cưới truyền thống của
người M’nông” (Triệu Văn Thịnh). Tuy dừng lại ở một nét đặc biệt nào đó trong
phạm vi bài nghiên cứu ngắn nhưng những bài báo đó cũng là tài liệu tham khảo rất
cần thiết cho đề tài.
Qua các công trình nghiên cứu về người M’nông, có thể thấy đời sống tinh
thần được nhiều tác giả quan tâm tìm hiểu. Vấn đề được tập trung chú trọng nhất là
nghi lễ tộc người. Tìm hiểu tín ngưỡng, lễ hội M’nông truyền thống cùng những
biến đổi trong bối cảnh xã hội cụ thể của tỉnh Đăk Nông vẫn chưa được quan tâm,
nói khác hơn đến nay vẫn chưa có công trình nào đề cập đến. Đó là lý do thúc đẩy
chúng tôi chọn Tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông tỉnh Đăk Nông làm đề tài
cho luận án của mình.
* Đánh giá chung tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
Thông qua tìm hiểu lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài, chúng tôi rút ra
một số nhận định sau:


13

Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu chung về người M’nông đã đem lại
cái nhìn tổng quan từ lịch sử, thành phần dân tộc, địa bàn cư trú đến đời sống kinh
tế, sinh hoạt văn hóa của cư dân M’nông…Trong nhóm này, dù ít hay nhiều những

nét tiêu biểu về văn hóa tinh thần tộc người được các tác giả quan tâm giới thiệu
hoặc miêu tả.
Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến tín ngưỡng và lễ hội của
người M’nông cung cấp cái nhìn chi tiết hơn, có nhiều công trình liên quan trực tiếp
đến đề tài hơn khi đi sâu vào một số lĩnh vực quan trọng mà đề tài chú trọng như
nghi lễ vòng đời, nghi lễ vòng cây trồng…Tuy nhiên, những công trình chuyên sâu
dù được miêu tả đầy đủ, cụ thể cũng chỉ dừng ở mức nghiên cứu nghi lễ truyền
thống. Đó cũng là lý do khiến đa số công trình thiếu cứ liệu về biến đổi tín ngưỡng
và lễ hội M’nông trong giai đoạn hiện nay.
Thứ ba, các công trình đã điểm luận trên đều có ý nghĩa tham khảo quan trọng
ở hai khía cạnh lý luận và thực tiễn. Nhất là với tín ngưỡng, lễ hội truyền thống, nhiều
đặc trưng còn tồn tại nhưng cũng có những cái đã mai một theo thời gian, tác giả
không thể không dựa vào tư liệu cũng như công trình nghiên cứu của các nhà khoa
học đi trước. Trên cơ sở hiểu biết chung về đời sống cư dân M’nông, những thông tin
cá nhân thu thập và các tài liệu tham khảo trên sẽ là kênh đối chiếu bổ ích giúp lý giải
của người nghiên cứu dưới góc độ văn hóa học sẽ khách quan hơn.
Thứ tư, nhìn tổng quát, dù rất đầu tư nghiên cứu nhưng góc độ tiếp cận và
quy mô, mục đích của các công trình khoa học khác nhau nên còn những “khoảng
trống” liên quan đến tín ngưỡng, lễ hội truyền thống của cư dân M’nông. Với nhóm
công trình nghiên cứu chung, các thông tin cụ thể về người M’nông còn hạn chế,
phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp phân tích tổng hợp nên dù có
những kết quả nghiên cứu khó có thể phủ nhận các công trình vẫn ít nhiều có những
hạn chế. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến tín ngưỡng và lễ hội của người
M’nông tập trung tìm hiểu tín ngưỡng, lễ hội ở khía cạnh nào đó nhưng phương
pháp nghiên cứu cũng chủ yếu là phân tích tổng hợp, không tiếp cận từ lý thuyết


14

nghiên cứu văn hóa nên chưa chú trọng nhận diện, lý giải các đặc trưng, chức năng,

giá trị văn hóa của đối tượng nghiên cứu, nhất là tín ngưỡng truyền thống. Nhìn
chung đến nay chưa có công trình riêng biệt như sách chuyên khảo, luận án về tín
ngưỡng và lễ hội truyền thống của cư dân M’nông.
Trên cơ sở đánh giá chung về tình hình nghiên cứu, nhất là những mặt còn
hạn chế của các công trình về thông tin tư liệu, cách tiếp cận vấn đề, lý thuyết
nghiên cứu… tác giả luận án cố gắng lựa chọn hướng tiếp cận mới để vừa kế thừa
vừa nâng cao, bổ sung và hoàn thiện vấn đề nghiên cứu dưới phương diện văn hóa
học để có thể có những đóng góp nhất định.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu đặc điểm tín ngưỡng và
lễ hội 1 truyền thống của người M’nông tỉnh Đăk Nông cũng như mối quan hệ, chức
năng, giá trị văn hóa của tín ngưỡng và lễ hội. Bên cạnh đó, thực trạng, xu hướng
biến đổi của tín ngưỡng, lễ hội hiện nay dưới tác động của nhiều yếu tố cả khách
quan lẫn chủ quan cũng được quan tâm làm rõ.
- Phạm vi nghiên cứu:
Không gian nghiên cứu: Người M’nông hiện sinh sống rải rác trên khắp địa
bàn tỉnh Đăk Nông (7 huyện và 1 thị xã). Việc nghiên cứu trải rộng ở các địa bàn
trong tỉnh nhưng tập trung nghiên cứu sâu tại một số xã thuộc huyện Đăk Song,
Krông Nô, Cư Jut, Tuy Đức và thị xã Gia Nghĩa. Đây là những vùng có đông người
M’nông sinh sống và đáp ứng các tiêu chí chọn mẫu. Tuy nhiên, trước năm 2004
tỉnh Đăk Nông vẫn chưa được tách ra từ tỉnh Đăk Lăk, khi tìm hiểu văn hóa truyền
thống của dân tộc M’nông, chúng tôi cũng khảo sát thêm huyện Buôn Đôn của tỉnh
Đăk Lăk nhằm có cái nhìn so sánh cụ thể hơn đối tượng nghiên cứu.
Nhìn chung, chúng tôi chọn các thôn, bon ở các vùng khác nhau đáp ứng ba
tiêu chí: Ở vùng sâu, vùng xa còn giữ lại nhiều yếu tố truyền thống; ở vùng tương đối
Đây là hai đối tượng nghiên cứu có mối quan hệ với nhau nên trong luận án, để tránh trùng lặp và trong một
số vấn đề chúng tôi sẽ sử dụng cách viết tín ngưỡng, lễ hội hoặc lễ hội (nhằm nói đến tín ngưỡng nhưng đã
được phản ánh bằng hình thức lễ hội)

1



15

phát triển đã có sự giao lưu, cộng cư với nhiều dân tộc và ở vùng kinh tế phát triển có
những biến đổi rõ rệt của văn hóa tộc người truyền thống để nghiên cứu.
Thời gian nghiên cứu: Tín ngưỡng, lễ hội của người M’nông tồn tại và phát
triển theo tiến trình lịch sử tộc người. Do đó, những đặc trưng văn hóa được sàng
lọc, biến đổi theo thời gian. Với tín ngưỡng, lễ hội M’nông trong quá khứ đã xa
(trước 1975), chắc chắn công trình của các nhà nghiên cứu đi trước sẽ là nguồn tư
liệu quý báu để đối chiếu, so sánh và đưa ra những nhận định khoa học. Đồng thời,
thông tin hồi cố từ những người cao tuổi là không thể thiếu giúp đem đến cái nhìn
khách quan hơn. Trong điều kiện hiện tại, người nghiên cứu tập trung tìm hiểu thời
gian từ năm 1975 đến nay. Bởi sau ngày đất nước thống nhất, các tộc người ở Tây
Nguyên nói chung, người M’nông nói riêng đã có những chuyển biến lớn về kinh
tế, văn hóa, xã hội. Để nghiên cứu biến đổi của tín ngưỡng và lễ hội truyền thống,
chúng tôi lựa chọn thời điểm thành lập tỉnh Đăk Nông từ năm 2004 đến nay với
nhận định hệ thống quản lý và cơ cấu mới cũng sẽ tạo nên những thay đổi nhất định
trong đời sống các tộc người trên vùng đất Đăk Nông. Đặc biệt, những chủ trương
chính sách, cơ chế riêng để phát triển tỉnh mới của các cấp chính quyền cũng sẽ ít
nhiều đem lại sự khác biệt trong đời sống kinh tế, xã hội và cả văn hóa cư dân
M’nông so với khoảng thời gian chưa tách tỉnh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài Tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông tỉnh Đăk Nông,
chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích tổng hợp tư liệu hiện có (data analyzed method):
Các công trình nghiên cứu (sách, luận văn, luận án, báo cáo khoa học, tạp chí..) về
tín ngưỡng, lễ hội của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về các dân tộc bản
địa Tây Nguyên cũng như dân tộc M’nông là những tư liệu quan trọng được tập hợp
để làm tài liệu tham khảo cho đề tài khi cần thiết. Sau khi tập hợp, các tài liệu sẽ

được phân nhóm theo định hướng nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu. Việc phân
tích, rút ra các luận chứng, luận cứ sẽ được tiến hành sau quá trình hệ thống hóa các


16

tài liệu. Ngoài ra, thông tin thu thập được từ báo cáo, số liệu thống kê của các nguồn
như: Ban Dân tộc; Ban Tôn giáo; Cục thống kê; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Sở Thông tin Truyền thông…, các cấp chính quyền từ huyện, xã đến thôn bon sẽ
giúp nghiên cứu và đánh giá về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội… của cộng đồng
M’nông ở Đăk Nông.
- Phương pháp nghiên cứu định tính (qualitative research method): Là
phương pháp quan trọng nhằm nghiên cứu, tìm hiểu, kiểm tra, thu thập tài liệu hiệu
quả. Khi thực hiện, chúng tôi tập trung sử dụng các phương pháp trong nghiên cứu
điền dã (fieldwork) cụ thể như sau:
Quan sát – Tham dự: Thực hiện đề tài, người nghiên cứu tiến hành các đợt
điền dã dài ngày tại các bon tiêu biểu của người M’nông ở Đăk Nông. Trong thời
gian điền dã, chúng tôi tham gia vào các hoạt động tín ngưỡng như các lễ cúng; các
nghi lễ, lễ hội liên quan đến cuộc đời con người; các nghi lễ, lễ hội trong chu kỳ sản
xuất nương rẫy; trong sinh hoạt cộng đồng…; các hoạt động thực hành nghi lễ tôn
giáo như cầu nguyện hằng ngày, đi lễ và cầu nguyện hằng tuần; Đặc biệt, tham gia
một số nghi lễ, lễ hội được phục dựng dưới sự định hướng, chỉ đạo của các cấp các
ngành liên quan.
Phỏng vấn: Thông qua các cuộc đối thoại (cấu trúc và bán cấu trúc) được
chuẩn bị sẵn, chúng tôi tiến hành phỏng vấn già làng, thầy cúng, những người tham
gia hành lễ, các chức sắc tôn giáo, giới trí thức dân tộc, người dân, lãnh đạo, những
người làm công tác quản lý văn hóa trong chính quyền địa phương… dưới nhiều
hình thức để thu thập thông tin thực tế về các vấn đề được quan tâm. Ngoài ra, với
các cuộc phỏng vấn sâu, tọa đàm nhóm tác giả nắm bắt các vấn đề như niềm tin tín
ngưỡng, biểu hiện, vai trò, vị trí tín ngưỡng, lễ hội trong đời sống tinh thần của cộng

đồng M’nông. Phỏng vấn hồi cố được thực hiện với các già làng, những người lớn
tuổi để tìm hiểu những hoạt động tín ngưỡng, lễ hội truyền thống nay đã mai một,
không thể quan sát tham dự được.


17

Ngoài ra, một số kỹ thuật như ghi âm, gỡ băng, chụp ảnh, quay video…cũng
được sử dụng nhằm phục vụ nghiên cứu một cách khách quan và đáng tin cậy.
- Phương pháp nghiên cứu so sánh (comparative research method): Đề tài tìm
hiểu những đặc điểm tiêu biểu trong tín ngưỡng, lễ hội truyền thống của người
M’nông - một vấn đề văn hóa trong tiến trình phát triển. Sự kết hợp phương pháp
nghiên cứu so sánh bao gồm so sánh lịch đại và so sánh đồng đại là không thể thiếu
nhằm tạo một tọa độ trong phân tích, tổng hợp, lý giải các dữ kiện văn hóa liên
quan. Nhờ đó, sẽ nhận ra cấu trúc chức năng của hiện tượng cũng như dấu hiệu,
nguyên nhân biến đổi, sự vận hành của đối tượng nghiên cứu trong những bối cảnh
khác nhau.
So sánh lịch đại được sử dụng để so sánh đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa
cũng như tác động của các loại hình tín ngưỡng, lễ hội của người M’nông giai đoạn
hiện nay với truyền thống, nhất là khi có những dấu mốc quan trọng làm biến đổi về
kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng đất.
So sánh đồng đại để so sánh, đối chiếu những đặc trưng và mức độ tác động
của tín ngưỡng, lễ hội truyền thống giữa các nhóm người M’nông ở các địa phương
khác nhau trong tỉnh Đăk Nông và tỉnh Đăk Lăk.
- Phương pháp hệ thống cấu trúc (structural system method): Là phương pháp
nghiên cứu, xem xét sự vật hiện tượng trong sự toàn vẹn của nó, được hợp thành bởi
các yếu tố (phần tử, thành tố) có mối liên hệ tương đối bền vững và xác định, tác động
lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể luôn vận động, phát triển. Việc nghiên cứu khách thể
với tính cách là một hệ thống chính là xem xét quan hệ biện chứng giữa mặt hệ
thống và mặt cấu trúc. Vận dụng phương pháp này trong thực hiện đề tài, người

nghiên cứu chú ý đến các mối quan hệ như quan hệ cá nhân – cộng đồng, con người
– môi trường sống, con người – thế giới siêu nhiên “Giúp xác lập hoặc mô phỏng
các mối quan hệ qua lại giữa các thành tố của đối tượng tư duy” [Trần Ngọc Thêm
2013: 82]. Nhờ đó, đem lại cái nhìn bao quát nhằm xác định những giá trị của tín
ngưỡng, lễ hội trong đời sống văn hóa của người M’nông ở Đăk Nông.


18

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện luận án, người nghiên cứu cũng sẽ vận
dụng thêm phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp nghiên cứu liên ngành
(interdisciplinary method)…. Tóm lại, tùy tình hình thực tế mà các phương pháp
được vận dụng với mức độ và cách thức khác nhau để đem lại hiệu quả nghiên cứu.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Căn cứ mục tiêu, đối tượng và lịch sử nghiên cứu đề tài, chúng tôi đặt ra các
câu hỏi nghiên cứu liên quan để định hướng giải quyết vấn đề theo mục tiêu đề ra:
- Tín ngưỡng truyền thống của dân tộc M’nông tỉnh Đăk Nông tồn tại dưới
hình thức nào là chủ yếu? Các loại hình tín ngưỡng phản ánh nhân sinh quan, thế
giới quan của đồng bào gắn với những đặc trưng đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa
truyền thống của người M’nông như thế nào?
- Đặc trưng lễ hội M’nông? Mối quan hệ giữa tín ngưỡng và lễ hội? Chức
năng, giá trị văn hóa của tín ngưỡng và lễ hội trong đời sống của cư dân M’nông?
- Thực trạng, xu hướng biến đổi của tín ngưỡng và lễ hội M’nông hiện nay?
Cần có những định hướng, giải pháp gì để bảo tồn cũng như phát huy các giá trị văn
hóa tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông?
Từ những câu hỏi nghiên cứu đã nêu, vận dụng các lý thuyết nghiên cứu và
dựa trên cơ sở tài liệu hiện có, chúng tôi đưa ra những giả thuyết nghiên cứu sau:
1. Tín ngưỡng truyền thống của dân tộc M’nông tỉnh Đăk Nông tồn tại ở các
hình thức khác nhau, rõ nét nhất là ba loại hình chính: Tô tem, hồn linh, đa thần.
Các loại hình tín ngưỡng đều phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan của đồng bào

gắn liền với những đặc trưng đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa truyền thống của
người M’nông.
2. Lễ hội truyền thống của người M’nông có thể phân thành ba nhóm chính:
Lễ hội vòng đời, lễ hội nông nghiệp và những lễ hội khác trong đời sống cộng đồng.
Thông qua lễ hội, cư dân M’nông có chỗ dựa vững chắc về tinh thần, duy trì và liên
kết các mối quan hệ xã hội. Ngoài ra, lễ hội cũng là môi trường giáo dục cũng như
trao truyền những giá trị văn hóa tộc người.


19

3. Tín ngưỡng và lễ hội có mối quan hệ mật thiết. Tín ngưỡng là một trong
những thành tố chính chi phối lễ hội, sinh hoạt lễ hội là nơi phản ánh tín ngưỡng,
nhờ đó đem lại đời sống tinh thần phong phú và tạo nên các giá trị văn hóa đậm bản
sắc của cộng đồng trong suốt tiến trình lịch sử.
4. Những giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có tín ngưỡng và lễ hội, theo
thời gian cũng sẽ có sự biến đổi theo xu thế phát triển của xã hội. Các tác nhân
chính tạo nên sự biến đổi văn hóa tín ngưỡng và lễ hội truyền thống là chính sách,
kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học công nghệ. Sự biến đổi tín ngưỡng, lễ hội M’nông
có thể theo cả xu hướng tích cực lẫn tiêu cực.
5. Để bảo tồn, phát huy văn hóa tín ngưỡng và lễ hội truyền thống của dân
tộc M’nông tỉnh Đăk Nông cần chú ý tính hệ thống của các thành tố, tính khả thi
của các giải pháp, tính đồng bộ trong thực hiện của các cơ quan hữu quan theo ba
hướng chủ đạo là tuyên truyền, chỉ đạo và thực hiện.
6. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án Tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông tỉnh Đăk Nông hướng đến
các mục tiêu nghiên cứu sau:
Nhận diện và lý giải đặc điểm tiêu biểu các loại hình tín ngưỡng truyền thống
của người M’nông, cụ thể là tín ngưỡng tô tem, đa thần và hồn linh.
Nghiên cứu lễ hội truyền thống của người M’nông theo ba trục lễ hội chính

là lễ hội liên quan đến vòng đời, lễ hội liên quan đến lao động sản xuất và các lễ hội
khác trong đời sống cộng đồng. Đồng thời làm rõ các yếu tố cấu thành lễ hội, mối
quan hệ giữa tín ngưỡng và lễ hội, giá trị, chức năng của tín ngưỡng, lễ hội trong
đời sống văn hóa của cư dân M’nông trên vùng đất Đăk Nông.
Tìm hiểu những biến đổi của tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông trong
bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở đó, chỉ ra xu hướng biến đổi, nguyên nhân biến đổi để
định hướng, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị tín ngưỡng, lễ hội của
người M’nông tỉnh Đăk Nông phù hợp xu thế xã hội mà vẫn bảo tồn những giá trị
mang tính bản sắc của tộc người.


20

7. Đóng góp của luận án
Về mặt lý luận: Luận án sử dụng ba lý thuyết nghiên cứu là lý thuyết chức
năng, lý thuyết cấu trúc và chủ nghĩa duy vật văn hóa của các nhà nghiên cứu văn
hóa tiêu biểu như Bronislaw Malinowski, Radcliffe Brown, Lévi Strauss, Marvin
Harris nhằm làm rõ những vấn đề chính như: các yếu tố cấu thành lễ hội, chức
năng, giá trị văn hóa trong tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông, các tác nhân tạo
nên sự biến đổi tín ngưỡng và lễ hội truyền thống… Việc sử dụng kết hợp ba lý
thuyết trên giúp đem lại hiểu biết cụ thể, sâu sắc đối tượng nghiên cứu từ phương
diện văn hóa học. Đây là điểm mới so với các công trình nghiên cứu về người
M’nông trước đó.
Về phương pháp tiếp cận, với việc chú trọng kết hợp các phương pháp
nghiên cứu điền dã, phương pháp so sánh và phương pháp hệ thống cấu trúc, luận
án tạo nên một góc nhìn hệ thống về vấn đề tín ngưỡng và lễ hội từ truyền thống
đến hiện đại của người M’nông ở Đăk Nông. Đây là điều khác biệt với các công
trình trước đó, bởi như đã trình bày ở Lịch sử nghiên cứu vấn đề, tín ngưỡng và lễ
hội truyền thống của người M’nông ít nhiều được đề cập đến trong công trình của
cả học giả Việt Nam lẫn nước ngoài. Thế nhưng, đó chỉ là những “mảnh” riêng lẻ

được tiếp cận bởi các phương pháp khác nhau mà chưa có công trình nào đi sâu tìm
hiểu tín ngưỡng và lễ hội truyền thống (mối quan hệ giữa chúng, sự tiếp biến từ quá
khứ đến hiện tại) cùng những tác động của nó trên cơ sở kết hợp các phương pháp
nhằm nghiên cứu đối tượng một cách hệ thống.
Những tư liệu nghiên cứu (tư liệu tổng hợp, nhất là tư liệu cá nhân thu thập
trong quá trình điền dã) cũng là đóng góp của luận án giúp đem lại cái nhìn cụ thể
khi đánh giá các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, lễ hội người M’nông hiện nay.
Về mặt thực tiễn: Những năm vừa qua và hiện tại, Đảng và Nhà nước ta, đặc
biệt là lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên rất quan tâm đến đời sống đồng bào các dân
tộc bản địa. Nhiều chủ trương, chính sách riêng đối với đồng bào trên các phương
diện kinh tế, xã hội, văn hóa đã được triển khai thành công. Kết quả nghiên cứu của


×