Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nghiên cứu công nghệ tuyển quặng apatit loại III làng phúng lào cai quy mô phòng thí nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.83 KB, 63 trang )


1

































CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG MỎ

***







BÁO CÁO KẾT QUẢ

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ TUYỂN QUẶNG
APATIT LOẠI III LÀNG PHÚNG - LÀO CAI
QUI MÔ PHÒNG THÍ NGHIỆM
















7290
15/4/2009






HÀ NỘI, 2008



2
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG MỎ







BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ TUYỂN QUẶNG
APATIT LOẠI III LÀNG PHÚNG - LÀO CAI

QUI MÔ PHÒNG THÍ NGHIỆM





CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
CÔNG TY CỔ PHẦN
TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG MỎ



Phùng Đức Độ









Hà Nội, 10 - 2008

3
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN

1 Phùng Đức Độ Kỹ sư Tuyển khoáng

Chủ nhiệm đề tài

2 Nguyễn Thị Minh Tiến sỹ Kỹ thuật

3 Nguyễn Thị Thanh Thuỷ Kỹ sư Tuyển khoáng

4 Đào văn Mạnh Kỹ sư Tuyển khoáng


Và các cộng tác viên khác.


















4
TÓM TẮT BÁO CÁO VÀ MỘT SỐ KÝ HIỆU SỬ DỤNG
1. Tóm tắt báo cáo
Báo cáo gồm 67 trang, 18 bảng, 22 hình, 1 phụ lục.

Báo cáo đã nêu tóm tắt tình hình nguồn quặng Apatit loại III Lào
Cai vùng Trung tâm đưa vào các nhà máy tuyển Tằng Loỏng và Cam
Đường; Khu Bắc Nhạc Sơn + Làng Mòn cung cấp cho nhà máy tuyển Bắc
Nhạc Sơn, Lào Cai và trữ lượng quặng Apatit loại III Làng Phúng có thể
khai thác được cung cấp cho nhà máy tuyển dự kiến xây dựng. Báo cáo
nêu rõ các căn cứ chính để đề tài thực hiện gồ
m:
-Hợp đồng Khoa học công nghệ số 94-08/RĐ/HĐ NCKH ngày 29-
01-2008 giữa Bộ Công thương và Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây
dựng Mỏ.
-Quy hoạch thăm dò, khai thác và tuyển quặng Apatit giai đoạn
2008-2020 có tính đến sau năm 2020.
-Quặng Apatit loại III Làng Phúng chưa được nghiên cứu tuyển.
a./ Mục tiêu của đề tài
Lựa chọn sơ đồ và xác định các điều kiện tuyển quặng Apatit loại III
Làng Phúng Lào Cai qui mô phòng thí nghiệm nhằm thu quặng tinh Apatit
đảm bảo yêu cầu sản xuất phân bón.
b./ Báo cáo trình bày các nội dung chính đã được thực hiện
+Tổng quan về Phôtpho và các khoáng vật chứa phôtpho, các
phương pháp tuyển quặng Apatit, tình hình tuyển quặng Apatit ở trong
nước.
+Đặc điểm mẫu quặng Apatit loại III Làng Phúng Lào Cai thông
qua kết quả phân tích Nhiệt vi sai- Rơnghen, phân tích sàng, phân tích hoá
các chỉ tiêu cơ bản có trong mẫu quặng.
+Tính chất nước dùng cho quá trình thí nghiệm: Nước máy Hà Nội,
nước su
ối Ngòi Nhù xã Sơn Thuỷ, Văn Bàn Lào Cai.

5
Đề tài chọn phương pháp tuyển nổi để tuyển quặng Apatit loại III

Làng Phúng, Lào Cai và sử dụng các loại thuốc hiện có trên thị trường để
nghiên cứu thực nghiệm:
Thuốc đè chìm và điều chỉnh môi trường: Na
2
SiO
3
, Na
2
CO
3
, NaOH.
Thuốc tập hợp: MD45 và VH2000.
Nghiên cứu các điều kiện tuyển nổi được thực hiện như sau:
+Nghiên cứu trên sơ đồ vòng hở dạng sơ đồ nhà máy tuyển Apatit
Tằng Loỏng.
-Xác định độ mịn nghiền tối ưu.
-Xác định nồng độ tuyển chính tối ưu.
-Chi phí thuốc được xác định theo thực tế của 2 nhà máy tuyển Tằng
Loỏng, Cam Đường.
+Nghiên cứ
u tuyển theo sơ đồ vòng kín
Sau khi có kết quả của thí nghiệm sơ đồ vòng hở, kết quả phân tích
nước địa phương, quá trình thí nghiệm thực hiện trên sơ đồ vòng kín:
-Sơ đồ vòng kín theo dạng sơ đồ công nghệ nhà máy tuyển Tằng
Loỏng.
-Sơ đồ vòng kín theo đề xuất mới.
Thí nghiệm thực hiện chủ yếu các yếu tố:
*Sử dụng nước địa phương.
*L
ựa chọn chi phí Na

2
SiO
3
, Na
2
CO
3
.
*Xác định chi phí thuốc tập hợp MD/VH =30/70.
Kết quả tuyển nổi quặng Apatit loại III Làng Phúng Lào Cai hàm lượng
P
2
O
5
=15,0 ± 0,5% vòng kín theo 2 sơ đồ đều thu được quặng tinh đạt yêu
cầu sản xuất phân bón.
Hàm lượng P
2
O
5
=35-36%
Thực thu P
2
O
5
= 83-84%
Hàm lượng P
2
O
5

trong quặng thải < 4%.


6
c./ Báo cáo kết luận
-Quặng Apatit loại III Làng Phúng Lào Cai thuộc loại quặng tương
đối dễ tuyển.
-Tuyển quặng Apatit loại III Làng Phúng Lào Cai có thể dùng 1
trong 2 sơ đồ:
+Sơ đồ tương tự như sơ đồ nhà máy tuyển Tằng Loỏng Lào Cai
nhưng chỉ có 1 khâu tuyển vét.
+Sơ đồ mới đề xuất.
d./ Báo cáo kiến nghị
-Nghiên cứu tỉ mỉ thành phần vật chất quặng Apatit loại III Làng
Phúng Lào Cai.
-Nghiên c
ứu tuyển BCN quặng Apatit loại III Làng Phúng Lào Cai.
-Dự kiến sơ đồ nguyên tắc tuyển quặng Apatit loại III Làng Phúng
Lào Cai.
2. Chú thích các ký hiệu sử dụng trong báo cáo
α, %: Hàm lượng P
2
O
5
trong quặng đầu (nguyên khai), %
γ, %: Tỷ lệ thu hoạch sản phẩm tuyển, %
β, %: Hàm lượng P
2
O
5

trong sản phẩm tuyển, %
θ, %: Hàm lượng P
2
O
5
trong quặng đuôi (thải),%
ε, %: Thực thu P
2
O
5
trong sản phẩm tuyển, %
KS
4
: Tầng Kocsan 4.
KS
6
: Tầng Kocsan 6.
KS
7
: Tầng Kocsan 7.







7
MỤC LỤC
Mục Nội dung Trang


TÓM TẮT BÁO CÁO VÀ MỘT SỐ KÝ HIỆU SỬ
DỤNG
2
MỤC LỤC
5
PHẦN I MỞ ĐẦU
6
PHẦN II
TỔNG QUAN VỀ TUYỂN QUẶNG APATIT, MẪU
QUẶNG, NƯỚC, THUỐC TUYỂN DÙNG NGHỈÊN
CỨU
11
II.1 Tổng quan về tuyển quặng Apatit
11
II.2 Mẫu quặng
15
II.3 Hoá chất, thuốc tuyển dùng trong quá trình nghiên cứu
16
PHẦN III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18
III.1 Kết quả nghiên cứu thành phần vật chất mẫu quặng
18
III.2 Kết quả nghiên cứu các chế độ tuyển nổi hợp lý
22
III.2.1 Nghiên cứu chế độ tuyển nổi
22
III.2.2 Nghiên cứu độ mịn nghiền thích hợp để tuyển nổi
23
III.2.3 Nghiên cứu tuyển theo các nồng độ bùn khác nhau
28

III.2.4 Xác định chi phí thuốc tập hợp và nước dùng tuyển nổi
30
III.2.5
Tuyển nổi theo sơ đồ vòng hở xác định loại và chi phí
thuốc tập hợp
34
III.2.6 Tuyển nổi vòng kín theo sơ đồ nhà máy tuyển Tằng Loỏng
36
III.2.7 Tuyển nổi vòng kín theo sơ đồ mới
47
III.2.8 So sánh kết quả tuyển theo 2 dạng sơ đồ
55
PHẦN IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
PHẦN PHỤ LỤC 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

8
PHẦN I. MỞ ĐẦU
Theo "Dự án Quy hoạch thăm dò, khai thác, tuyển quặng Apatit
giai đoạn 2008-2020 có tính đến sau năm 2020" (bảng 1) thì quặng Apatit
loại III khu Trung tâm và quặng khu Phú Nhuận sẽ cấp cho nhà máy tuyển
Tằng Loỏng và Cam Đường. Quặng Apatit loại III khu Bắc Nhạc Sơn gồm
khai trường 20-22 và các khai trường phía Bắc dự kiến đi vào sản xuất
năm 2011 sẽ cung cấp cho nhà máy Apatit loại III khu Bắc Nhạc Sơn.
Dự báo trong qui hoạch giai đoạn 2011-2020 nhu cầu qu
ặng tinh cần
1.620.000T/năm vào năm 2015 và 2.020.000T/năm vào năm 2020. Hiện
nay 2 nhà máy tuyển đang hoạt động có công suất như sau:
Nhà máy tuyển Apatit Tằng Loỏng 900.000T/năm vào năm 2009
Nhà máy tuyển Apatit Cam Đường 120.000T/năm từ năm 2007.

Nhà máy tuyển Apatit Bắc Nhạc Sơn 350.000T/năm đang thiết kế thi công,
sẽ hoạt động vào năm 2011.
Với sản lượng của các nhà máy nêu trên không đủ theo qui hoạch dự
báo, do đó cần thiết phải xây dự
ng thêm các nhà máy tuyển quặng Apatit
loại III, loại II Lào Cai.
Đối với quặng Apatit loại III tại khu vực Làng Phúng theo báo cáo
sơ bộ có 24,8 triệu tấn hàm lượng trung bình 15%P
2
O
5
. Quặng Apatit loại
III Làng Phúng chưa được nghiên cứu tuyển. Nghiên cứu tuyển quặng
Apatit loại III Làng Phúng Lào Cai mang nhiều ý nghĩa quan trọng:
-Xác định khả năng tuyển quặng Apatit loại III các số liệu thu được
đều sẽ làm cơ sở cho công tác thăm dò đánh giá trữ lượng mỏ.
-Kết quả nghiên cứu tuyển quặng Apatit loại III Làng Phúng ở qui
mô phòng thí nghiệm và các nghiên cứu tiếp theo, làm cơ sở cho việc lập
Dự án Đầu t
ư khai thác và xây dựng nhà máy tuyển trong khu vực mỏ.
-Mỏ Apatit Làng Phúng là mỏ có nhiều thuận lợi về cơ sở hạ tầng:
+Giao thông thuận tiện.
+Khả năng cung cấp điện, nước tốt.

9
+Điều kiện kinh tế xã hội tốt.
(Dự kiến xây dựng nhà máy tuyển Apatit loại III Làng Phúng có
công suất 250.000 tấn/năm quặng tinh độ ẩm 15% giai đoạn 2013-2015.)
Bảng 1. Quặng Apatit loại III Lào Cai có thể khai thác được
Số

TT
Địa điểm
Đơn vị
(nghìn tấn)
Hàm lượng
%P
2
O
5

1 Khu trung tâm mỏ
+Các khai trường đã và đang khai thác
(sắp kết thúc)
29.692
+Các khai trường cũ, kho lưu còn lại
-Khai trường 17 610
-Khai trường 10 9.555
-Khai trường cánh 3-4 Mỏ Cóc 2.110
(15,8±1)%
-Các kho bãi quặng III lưu 24.150 ≥15%
11.500 (12-13)%
-Khu trung tâm chưa khai thác: Cáng
3-4 Làng Mô
11.900 ≈ 15%

Cộng 89.507
2 Khu Phú Nhuận 9.238 (13-14)%
3 Khu Bắc Nhạc Sơn + Làng Mòn:
Gồm các khai trường 18, 19, 20, 21,
22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 (đã trừ

tổn thất khai thác)
81.176 ≈ 14%
4 Khu Tam Đỉnh, Làng Phúng 24.800 ≈ 15%

Xuất phát từ tính hình đó, đề tài "Nghiên cứu công nghệ tuyển
quặng Apatit loại III Làng Phúng - Lào Cai qui mô phòng thí nghiệm" là
một nội dung cần thiết trong nhiệm vụ chiến lược của kế hoạch sản xuất
phân bón của Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam.
Đề tài được thực hiện trên cơ sở hợp đồng nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ số 94-08-RD/HĐKHCN ngày 29 tháng 01 năm 2008
giữa Bộ Công Thương và Công ty CP Tư
vấn Đầu tư và Xây dựng Mỏ.

10
Mục tiêu của đề tài: Lựa chọn sơ đồ và xác định các điều kiện tuyển
quặng Apatit loại III Làng Phúng Lào Cai qui mô phòng thí nghiệm nhằm
thu quặng tinh Apatit đảm bảo yêu cầu sản xuất phân bón.
Yêu cầu quặng tinh Apatit sản xuất phân bón thông thường như sau:
Hàm lượng P
2
O
5
≥ 32%
Fe
2
O
3
+ Al
2
O

3
≤ 4,5%
MgO < 3%
δ ≈ 2,9 ÷ 3 g/cm
3

Độ hạt ≥ 90% cấp -0,1mm.
Về lựa chọn phương pháp tuyển quặng Apatit loại III Làng Phúng
Lào Cai:
Mỏ Apatit Lào Cai có nguồn gốc thành tạo là: Nguồn gốc trầm tích
sinh hoá biển. Các nhà Địa chất đã phân chia ra 4 loại quặng tại mỏ Apatit
Lào Cai:
Quặng loại I: Quặng Apatit hầu như đơn khoáng thuộc phần phong
hoá của tầng quặng Kốc san 5 (KS5), hàm lượng P
2
O
5
= 28-40%.
Quặng loại II: Quặng Apatit Đôlômit thuộc phần chưa phong hoá
của tầng quặng KS5, hàm lượng P
2
O
5
= 18-23%.
Quặng loại III: Quặng Apatit -Thạch anh thuộc phần phong hoá của
các tầng dưới KS4 và trên quặng KS6, KS7, hàm lượng P
2
O
5
= 12-20%,

trung bình 15%.
Quặng loại IV: Quặng Apatit -Thạch anh -Đôlômit thuộc phần chưa
phong hoá của tầng dưới quặng KS4 và các tầng trên KS6, KS7, hàm
lượng P
2
O
5
= 8-10%.
Trong 4 loại quặng nêu trên chỉ có quặng Apatit loại I sử dụng được
ngay sau khi khai thác. Các loại quặng II, III, IV thuộc loại quặng nghèo
cần phải tuyển lựa mới đủ tiêu chuẩn sản xuất phân bón, ngoại trừ quặng
Apatit loại II dùng sản xuất phân lân nung chảy.

11
Từ năm 1958 đến nay, quặng Apatit loại III Lào Cai đã được nhiều
cơ quan trong và ngoài nước nghiên cứu thành phần vật chất, các nghiên
cứu thí nghiệm tuyển. Các nghiên cứu lát mỏng, phân tích kính hiển vi
điện tử đã xác định quặng Apatit loại III Lào Cai dạng hạt nhỏ, đẳng thước
tròn xen lẫn với các hạt quặng tha hình, kích thước 1-2µm đến 0,10 mm.
Điều này cho thấy quặng Apatit loại III cần phải được đập, nghiề
n đến cấp
hạt đủ để giải phóng khoáng vật Apatit. Khoáng vật Apatit được giải
phóng ở cấp hạt nhỏ rất khó dùng phương pháp tuyển trọng lực để thí
nghiệm tuyển. Hơn nữa việc sử dụng phương pháp tuyển trọng lực trước
hết cần xem xét hệ số (e) là hệ số đánh giá mức độ tuyển trọng lực của
quặng cần nghiên cứ
u, thông qua tỉ trọng của khoáng vật có ích và khoáng
vật không có ích. Hệ số (e) của quặng Apatit loại III Lào Cai <1,5 thuộc
loại rất khó tuyển bằng phương pháp tuyển trọng lực. Khi nghiên cứu đặc
tính nổi của khoáng vật Apatit thấy rằng Apatit nổi được trong môi trường

pH thích hợp và với các thuốc tập hợp để tuyển quặng Apatit. Vì lẽ đó 25
đề tài nghiên cứu tuyển quặng Apatit loại III Lào Cai ở các qui mô phòng
thí nghiệm, tuyển BCN, tuyể
n công nghiệp với các mẫu quặng vùng Trung
tâm khu mỏ, mẫu kho bãi, mẫu một số khai trường (các mẫu nghiên cứu
quặng loại III có hàm lượng P
2
O
5
= 14-16%) đều quyết định nghiên cứu
tuyển quặng Apatit loại III bằng phương pháp tuyển nổi. Các đề tài nghiên
cứu nêu trên có kết luận chung là:
Quặng Apatit loại III dùng phương pháp tuyển nổi là phù hợp hơn cả
thu được quặng tinh đạt yêu cầu sản xuất phân bón. Thực tế 2 nhà máy
tuyển Apatit loại III Tằng Loỏng và Cam Đường đã chứng minh cho các
kết luận của các đề tài nghiên cứu tuyển quặng Apatit loại III Lào Cai là
đúng.
Quặng Apatit loại III Làng Phúng Lào Cai có cùng nguồn gốc trong
một khoáng sàng, do đó các tính chất mang tính đặc trưng như độ hạt
khoáng vật Apatit, hệ số (e) là tương tự nhau. Do đó đề tài không nghiên

12
cứu chọn phương pháp tuyển mà quyết định dùng phương pháp tuyển nổi
để tuyển quặng Apatit loại III Làng Phúng Lào Cai.
Báo cáo sẽ trình bày những kết quả nghiên cứu tỉ mỉ (trong phòng
thí nghiệm) tuyển quặng Apatit loại III Làng Phúng - Lào Cai, hàm lượng
quặng đầu vào =(15±0,5)% P
2
O
5

theo sơ đồ công nghệ nhà máy tuyển
Tằng Loỏng đang hoạt động và sơ đồ mới, dùng các loại thuốc tuyển
quặng Apatit loại III hiện đang có trên thị trường. Các nghiên cứu được
tiến hành trước hết với nước máy tại khu vực Bích Câu - Hà Nội. Thí
nghiệm tuyển vòng kín được thử nghiệm trong điều kiện nước địa
phương lấy tại suối Ngòi Nhù, xã Sơn Thuỷ, Vă
n Bàn, Lào Cai; Đây là
nguồn nước sẽ đưa vào nhà máy tuyển trong tương lai.
Đề tài sẽ làm rõ các nội dung cơ bản sau:
-Đánh giá khả năng tuyển quặng Apatit loại III Làng Phúng Lào Cai.
-Lựa chọn sơ đồ phù hợp tuyển quặng Apatit loại III Làng Phúng.
-Xác định các chỉ tiêu đạt được của quặng tinh Apatit loại III Làng
Phúng.
Tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ các cơ
quan Bộ Công Thương, Công ty CP Tư vấn Đầu tư
và Xây dựng Mỏ, Công
ty TNHH MTV Apatit Việt Nam và các đơn vị có liên quan đã giúp đỡ tạo
điều kiện cho đề tài hoàn thành đúng nội dung và tiến độ đề ra.










13
PHẦN II

TỔNG QUAN VỀ TUYỂN QUẶNG APATIT, MẪU QUẶNG, NƯỚC,
THUỐC TUYỂN DÙNG NGHIÊN CỨU
II.1. Tổng quan về tuyển quặng Apatit
1. Vài nét về phôtpho và các khoáng vật chứa Phôtpho
Phôtpho là nguyên tố hoá học thuộc nhóm V trong bảng hệ thống
tuần hoàn Menđêllêep, là một á kim có hoá trị +5, +3 và -3 trong các hợp
chất hoá học. Phôtpho dễ bị oxy hoá đến các oxyt bởi Ôxy và đến
Halogenic bởi các halôgen. Hai dạng quan trọng nhất của Phôtpho là
Phôtpho trắng kiểu α - P với t
ỉ trọng 1,828 g/cm
3
và Phôtpho trắng β - P
với tỉ trọng 1,88 g/cm
3
và Phôtpho đỏ.
Hàm lượng của Phôtpho trong vỏ trái đất là 9,3.10
-2
%. Các khoáng
vật quan trọng nhất chứa Phôtpho là Apatit: 2Ca
5
(F,CL,OH)(PO
4
)
3

Phốtphorit 2Ca
3
(PO
4
)

2
.CaF
2
.CaCO
3
.
Apatit và Phôtphorit là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất
Phôtpho, các hợp chất Phôtpho cho kỹ nghệ hoá chất và quan trọng hơn cả
là để sản xuất các loại phân bón Phôtphat (phân lân).
Những loại phân lân thường dùng nhất là bột Phôtphorit, bột phân
lân nung chảy, các loại supe Phôtphat đơn và kép, các loại phân Phôtphat
có thành phần phức tạp (phân lân - đạm tổng hợp), Amôphôtpho (phân bón
ammôniphôtphat), Trisupephôtphat (TSP), Diamôniphôtphat (DAP),
Monoamoniphôtphat (MAP).
Ở Việt Nam, Apatit thường gặp dưới dạng khoáng vật phụ trong các
loại
đá mác ma, quặng Apatit tạo thành mỏ lớn chỉ gặp dưới dạng trầm tích
trong thành hệ chứa apatit tuổi Cambri giả định ở vùng Lào Cai.
2. Những phương pháp tuyển quặng Apatit
Apatit là Phôtphatcanxi

có thành phần thay đổi với công thức chung là
2Ca
3
(F,CL,OH)(PO
4
)
3
. Các khoáng vật Apatit đều có thể tuyển nổi bằng
thuốc tập hợp Axit olêic, Natri olênat, các loại dầu thực vật và xà phòng


14
của chúng, các loại thuốc Anion có nhóm tạo muối (PO
4
) như
Alkylphôtphat, các thuốc có gốc sunfua - trong nhóm tạo muối Các thuốc
đè chìm thường dùng trong tuyển nổi Apatit là các axit, kiềm, các thuốc
điều chỉnh không có nhóm (OH) trong phân tử nhưng chúng được tạo ra
bởi phản ứng thuỷ phân như Xôđa, Thuỷ tinh lỏng
Để đè chìm đất đá không quặng và các tạp chất có hại, các thuốc
thường dùng là: Các muối phôtphat, các muối kim loại đa hoá trị, Thuỷ
tinh lỏng, các chất hữu cơ và mộ
t số muối vô cơ khác
Với lượng nhỏ thuỷ tinh lỏng (khoảng 60 - 100 g/t), có thể nhận thấy
tác dụng kích động apatit, quá trình tuyển nổi chọn riêng Apatit được tăng
lên.
Trong thực tế tuyển nổi Apatit có thể thực hiện được bằng hai xu
hướng chính:
1. Theo sơ đồ tuyển nổi dùng thuốc tập hợp Anion.
2. Theo sơ đồ tuyển nổi dùng thuốc tập hợp Cation.
Trong thực tế thì hướng dùng thu
ốc tập hợp Anion được dùng phổ
biến hơn vì Apatit được tuyển nổi khá tốt bằng các thuốc tập hợp Anion
loại axit béo.
Hướng dùng thuốc tập hợp Cation là dùng thuốc Amin làm nổi các
khoáng vật không quặng như Thạch anh, Canxit
Quặng Apatit - thạch anh được tuyển nổi ở pH = 8,5÷9,5. Đây là đối
tượng dễ tuyển hơn so với các đối tượng khác, các thuốc tập hợp là các
loại tập hợp Anion lo
ại axit béo và dầu thực vật được chế biến thành xà

phòng kỹ thuật. Thuốc tập hợp đè chìm là Thuỷ tinh lỏng. Điều chỉnh môi
trường bằng Xút hoặc Xô đa.
Quặng Apatit - dolomit là đối tượng quặng khó tuyển hơn, sơ đồ
công nghệ phức tạp hơn. Để tuyển quặng loại này có thể dùng sơ đồ công
nghệ khác nhau: Sơ đồ tuyển chọn riêng trực tiếp, có th
ể là tuyển tuần tự
Cacbonnat rồi đến Apatit (phôtphorit). Sơ đồ tuyển đồng thời Cacbonat và

15
Apatit (phôtphorit) sau đó tuyển tách riêng Cacbonnat và Apatit. Tuyển
chọn riêng giữa Đolomit và Apatit dựa trên cơ sở tính nổi của Cacbonnat
rất tốt khi dùng thuốc tập hợp axit béo, đặc biệt trong môi trường axit yếu
pH= 4,5-5 được tạo bởi Axit phôtphorit.
Khi tuyển nổi Apatit từ quặng Apatit cacbonat-sắt, người ta sử dụng
các chế độ khác nhau như: Xôđa (đến 2kg) kết hợp với Thuỷ tinh lỏng
(0,75kg/t); sử dụng hỗn hợp thuốc đè chìm: các Axit có g
ốc cacbon từ C
7
-
C
20
được ocxyetyl hoá: Xôđa: Tinh bột: Thuỷ tinh lỏng với tỷ lệ 1 : 2 : 5
hỗn hợp này cũng thường được sử dụng khi tuyển nổi Apatit từ các loại
quặng có thành phần phức tạp.
Khi tuyển nổi quặng Apatit - cacbonnat của mỏ Kovđorsk có chứa
13% Apatit, 6% Canxi, 4,4% Đôlômit, Fluorit và 3,6% Forterit, nếu chỉ
dùng Hồ tinh bột, không có muối của Axit phôtphorit đã không nhận được
kết quả như mong muốn. Kết quả tốt h
ơn đã đạt được khi dùng với
Hecxametaphotphat natri, đặc biệt khi dùng Tripoliphotphatnatri.

Ở xưởng Cẩm Bình của Trung Quốc, khi tuyển loại quặng Apatit
trầm tích biến chất hạt mịn, chứa nhiều Thạch anh và Canxit, người ta sử
dụng Hồ tinh bột với chi phí 520g/t, các thuốc điều chỉnh khác là Na
2
CO
3

và Thuỷ tinh lỏng. Thuốc tập hợp là Axit béo lấy từ dầu đậu nành. Sau bốn
lần tuyển tinh đã nhận được quặng tinh Apatit có hàm lượng P
2
O
5
là 35-
37%, ứng với thực thu 75-80%.
Các thuốc tập hợp Anion thường dùng có tính chọn riêng không cao
nên thưòng được dùng phối hợp nhiều loại với nhau nhằm nâng cao hiệu
quả của quá trình tuyển lựa. Khi bổ xung Axit no tổng hợp vào dầu Talo đã
làm giảm thể tích bọt và đã nhận được quặng tinh sạch.
Apatit từ quặng Apatit- nephelin có hàm lượng P
2
O
5
từ 13 - 18% đã
được thu hồi bằng tuyển nổi trong môi trường kiềm pH = 9,3-9,7, thuốc
tập hợp là hỗn hợp xà phòng Sunphat và chất thải công nghiệp xà phòng
với liều lượng 0,2-0,4kg, có bổ xung 0,1- 0,2kg/t NaOH để xà phòng hoá

16
thuốc tập hợp và 0,015-0,1kg/t Na
2

SiO
3
để phân tán slam và đè chìm đất
đá. Đối tượng này được áp dụng tại mỏ Apatit vùng Khibin-CHLB Nga.
Khi tuyển nổi các loại quặng có hàm lượng slam cao (đặc biệt các
loại quặng đã bị phong hoá mạnh) thường được bổ xung OP
4
hoặc
Anphabon 4, hỗn hợp OP
4
với thuỷ tinh lỏng để nâng cao sự keo tụ của
quặng và để điều chỉnh tính chất của bọt tuyển nổi.
Tuyển nổi Apatit từ các quặng Hematit được thực hiện ở pH=8,7 với
các thuốc tập hợp là hỗn hợp nhũ tương dầu Talo và dầu máy theo tỷ lệ
1:2, có bổ sung thêm Ankylarygsunphonat, chi phí chung là 0,9kg/t. Đè
chìm oxyt sắt bằng thuỷ tinh lỏng (0,2kg/t). Đối tượng này có nhà máy
tuyển Apatit Hà Bắ
c- Trung Quốc.
Tại mỏ Foskor ở thành phố Phalabrwa- Cộng hoà Nam Phi tuyển nổi
quặng Apatit sau khi đã tuyển nổi quặng Đồng, hàm lượng P
2
O
5
=7%,
thuốc tuyển sử dụng là: Axit oleic: 400g/t, Na
2
SiO
3
: 300g/t, Polyglycol
Ethe: 60g/t và Axit sunphonic.

Việc tuyển tách Apatit và Canxit có thể thực hiên bằng thuốc tập
hợp Cation ở pH=7-8, có bổ sung 100g/t Cacboxymetylxenluloz. Chi phí
ANP là 1,5kg/t.
Ngoài ra tuỳ thuộc vào thành phần vật chất quặng Apatit mà có thể
dùng phương pháp tuyển điện, phương pháp nung hoá vôi
3. Tuyển quặng Apatit ở trong nước
Việt Nam có mỏ Apatit Lào Cai là mỏ tương đối lớn đã và đang khai
thác phục vụ nền kinh tế quốc dân. Việc làm giàu quặng Apatit loại II, III
Lào Cai nói chung đã được nghiên cứu
ở trong nước và nước ngoài bằng
phương pháp tuyển nổi, tuyển điện trong phòng thí nghiệm. Phương pháp
tuyển điện không thu được kết quả mong muốn. phương pháp tuyển nổi
cho kết quả khả quan hơn. Đến thời điểm năm 2008 đã có khoảng 25 đề tài
nghiên cứu tuyển quặng Apatit loại III Lào Cai từ qui mô phòng thí
nghiệm đến Bán công nghiệp và quy mô Công nghiệp chủ yếu bằng

17
phương pháp tuyển nổi. Tuy nhiên các nghiên cứu tuyển đều tập trung ở
khu vực trung tâm mỏ, và đã xây dựng 2 nhà máy tuyển quặng Apatit loại
III là Nhà máy tuyển Tằng Loỏng và nhà máy tuyển Cam Đường theo sơ
đồ công nghệ tuyển nổi.
Riêng khu vực mỏ Apatit Làng Phúng thuộc xã Sơn Thuỷ, huyện
Văn Bàn, Lào Cai (phía nam vùng mỏ) quặng Apatit loại III ở đây chưa
được nghiên cứu tuyển ở bất cứ qui mô nào do đó nghiên cứu tuyển quặ
ng
Apatit loại III Làng Phúng là điều hết sức cần thiết.
II.2. Mẫu quặng
Mẫu nghiên cứu do Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng
Mỏ hợp tác với Công ty TNHH MTV Apatit Lào Cai lấy, gồm các vị trí
thuộc mỏ Apatit Làng Phúng - Văn Bàn - Lào Cai.

-Mẫu hào số 1: Được thực hiện cạnh vị trí hào 236 đoạn từ 84m -
89m, trên tuyến XXIII quặng thuộc vỉa 3 tầng KS4, trọng lượng mẫu l
ấy
220kg, hàm lượng 14,48%P
2
O
5
.
-Mẫu giếng số 2: Được thực hiện cạnh vị trí giếng 236 đoạn từ
111m - 113m, trên tuyến XXIII quặng thuộc vỉa 5 tầng KS6, trọng lượng
mẫu lấy 110kg, hàm lượng 18,61%P
2
O
5
.
-Mẫu hào số 3: Được thực hiện gần vị trí hào 236 đoạn từ 186m -
191m, trên tuyến XXIII quặng thuộc vỉa 7 tầng KS7, trọng lượng mẫu lấy
220kg, hàm lượng 14,32%P
2
O
5
.
-Trọng lượng mẫu tổng hợp lấy được là 550kg, hàm lượng trung
bình theo phân tích của Mỏ là 15,24% P
2
O
5
.
Các mẫu này được gia công, đập đến cấp -25mm và phân tích tại
phòng phân tích hoá (KCS) của Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam,

sau đó được đưa về phòng thí nghiệm Tuyển hoá Công ty Cổ phần Tư vấn
Đầu tư và Xây dựng Mỏ. Tại đây mẫu được trộn đều, gia công tiếp để lấy
các mẫu phân tích hoá, phân tích rây ướt, phân tích khoáng vật và lấy mẫu
thí nghiệm tuyển nổi theo sơ đồ sau:

18
















Sau khi gia công giản lược, lấy các mẫu phân tích và thí nghiệm.
II.3. Hoá chất, thuốc tuyển dùng trong quá trình nghiên cứu
+/ Thuốc đè chìm và điều chỉnh môi trường:
-Thuỷ tinh lỏng, Xút Việt Trì
-Xôđa Trung Quốc
Các loại thuốc trên pha ở nồng độ 1%.
+/ Thuốc tập hợp bao gồm 2 loại:
-Thuốc tập hợp MD-45 của Thuỵ Điển

-Thuốc tập hợ
p VH-2000 của Việt Nam
Các loại thuốc tập hợp ở dạng lỏng với hàm lượng hữu cơ ≥ 98,99%, có
màu nâu sẫm, độ pH=6-6,5, tỷ trọng =0,92kg/m
3
, khó hoà tan trong nước
nên phải xà phòng hoá trước khi pha. Các loại thuốc tập hợp pha ở nồng
độ1% hoặc 0,5% trước khi đưa vào thí nghiệm tuyển.

Mẫu quặng nguyên khai,
Q
= 550k
g,
Dmax= 25mm
,
W= 11
,
36%
Mẫu
Lưu NK
(
275 k
g)

Mẫu dự phòng
(137,5 kg)
Mẫu thí nghiệm
tuyển nổi
(117,5 kg)
Mẫu

Phân tích rây ướt
(10 kg)

Mẫu
Phân tích khóang vật
(5 kg)

Mẫu phân tích
toàn phần
(5 kg)
Hình 1. Sơ đ


g
ia côn
g
mẫu
Đập -2,5mm

19
PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
III.1. Kết quả nghiên cứu thành phần vật chất mẫu quặng
+ Mẫu quặng đầu được đưa đi phân tích khoáng vật bằng các
phương pháp: Rơnghen và Nhiệt Vi sai (chi tiết xem phần phụ lục).
Khi phân tích bằng phương pháp Rơnghen thành phần khoáng vật
của mẫu nghiên cứu bao gồm khoáng vật Apatit loại III Làng Phúng có
công thức (Ca
3,98
Cd
1,02

)(PO
4
)
3
F, hàm lượng 17÷19%; khoáng vật Illit, hàm
lượng 20÷22%; Kaolinit + Clorit, hàm lượng 4÷6%; Thạch anh, hàm
lượng 47÷49%; Gơtit- Fe
2
O
3
.H
2
O, chiếm 4÷6%; còn Hêmatit có ít. Ngoài
ra bằng phương pháp phân tích Nhiệt Vi sai cũng cho thấy trong thành
phần của mẫu nghiên cứu còn có Mica, Fenspat (các kết quả ghi trong phụ
lục). Các kết quả về thành phần vật chất của mẫu nghiên cứu này sẽ định
hướng cho việc nghiền quặng cũng như các chế độ chi phí thuốc tuyển
trong đề tài.
+ Mẫu phân tích hoá toàn phần, bao gồm các chỉ tiêu sau: P
2
O
5
,
MgO, TiO
2
, CaO, Fe
2
O
3
, Al

2
O
3
, SiO
2
, MnO, Cd, kết quả tại bảng 2.
Bảng 2. Kết quả phân tích hoá một số chỉ tiêu cơ bản
mẫu quặng nghiên cứu tuyển
Các chỉ tiêu phân tích, %

Tên mẫu

P
2
O
5
MgO TiO
2
CaO Fe
2
O
3
Al
2
O
3
SiO
2
MnO Cd
Apatit loại

III Làng
Phúng
15,53 0,031 0,012 3,52 3,77 5,21 53,62 0,352 0,0002

Mẫu phân tích rây ướt (10 kg) được thí nghiệm rây qua các cỡ rây:
+10; -10+6; -6+2,5; -2,5+1,6; -1,6+0,56; -0,56+0,20; -0,20+0,10; -
0,10+0,074; -0,074+0,05; -0,05mm. Các sản phẩm được sấy khô, cân trọng
lượng, tính thu hoạch và phân tích hoá từng cấp hạt, kết quả tại bảng 3.


20
Bảng 3. Kết quả phân tích rây mẫu quặng đầu
Cấp hạt, mm
γ,% β, % P
2
O
5
ε, % P
2
O
5

+10 41,65 14,32 38,34
-10+6 7,29 16,15 7,57
-6+2,5 12,93 17,53 14,57
-2,5+1,6 5,96 17,33 6,64
-1,6+0,56 3,39 15,71 3,42
-0,56+0,20 4,74 9,93 3,03
-0,20+0,10 2,63 7,69 1,30
-0,10+0,074 2,78 11,11 1,99

-0,074+0,05 1,95 12,27 1,54
-0,05 16,68 20,15 21,61
Quặng đầu 100 15,56 100,00

Kết quả bảng 3 cho thấy thu hoạch cấp hạt mịn -0,05mm trong mẫu
quặng tương đối lớn (16,68%), hàm lượng P
2
O
5
cao nhất (20,15%P
2
O
5
).
Theo cấp hạt -0,10mm thu hoạch 21,41% và hàm lượng P
2
O
5
=18,26 Đây
là loại mẫu mềm, bở rời có độ phong hoá lớn, do vậy chi phí nghiền để đạt
được độ mịn nghiền tối ưu cho tuyển nổi quặng sẽ thấp.
Kết quả phân tích rây mẫu quặng đầu đã đập đến cấp -2,5mm (bảng
4) cho thấy thu hoạch cấp -0,05mm tăng lên đáng kể, chiếm tới 42,17%
hàm lượng 19,31%P
2
O
5
, thực thu 52,37%. Tổng thu hoạch của cấp -0,1mm
trong mẫu quặng đã đập đến cấp -2,5mm là 56,94%, hàm lượng
17,44%P

2
O
5
, thực thu 65,87%. Kết quả phân tích rây quặng sau đập cho
thấy quặng Apatit loại III Làng Phúng là loại phong hoá bở rời, dễ nghiền.





21
Bảng 4. Kết quả phân tích rây mẫu quặng đầu đã đập đến cấp -2,5mm
Cấp hạt, mm
γ,% β, % P
2
O
5
ε, % P
2
O
5

-2,5+1,6
12,91 14,1 11,71
-1,6+0,56
14,35 14,68 13,55
-0,56+0,20
9,96 11,08 7,10
-0,20+0,10
5,84 10,02 3,76

-0,10+0,074
3,94 10,11 2,56
-0,074+0,05
10,83 12,84 8,94
-0,05
42,17 19,31 52,37
Quặng đầu
100 15,55 100,00

+ Các loại nước dùng để nghiên cứu tuyển
Các nghiên cứu tuyển được tiến hành chủ yếu với 2 mẫu nước:
-Nước máy Hà Nội (tại Phòng thí nghiệm tuyển ở khu vực Bích
Câu, Đống Đa)
-Nước lấy tại suối Ngòi Nhù, thuộc xã Sơn Thuỷ - huyện Văn Bàn -
tỉnh Lào Cai (nguồn nước dự kiến sẽ đưa vào nhà máy tuyển Làng Phúng).
-Trong điều kiện cần thiết sẽ kiể
m nghiệm với nước cất để định
hướng cho các thí nghiệm sau.
Kết quả phân tích các mẫu nước dùng nghiên cứu thí nghiệm tuyển
ghi trong bảng 5 và 6.









22

Bảng 5. Kết quả phân tích nước Ngòi Nhù, Sơn Thuỷ, Văn Bàn Lào Cai
a. Thành phần hoá học của nước
Cation mg/l mđg/l %mđg/l Anion mg/l mđg/l %mđg/l
Ca
+2
7,62 0,38 64,40 HCO
3
-
24,41 0,40 67,80
Mg
+2
1,58 0,13 22,00 Cl
-
5,32 0,15 25,40
Fe
+2+3
Vết - SO
4
-2
2,06 0,04 6,80
NH
4
+
Vết -
K
+
Na
+
1,84 0,08 13,60
Cộng 11,04 0,59 100,00


Cộng 31,79 0,59 100,00

b. Các chỉ tiêu khác
Tên chỉ tiêu Kết quả Tên chỉ tiêu Kết quả
pH 8,0 Màu sắc Xanh nhạt
Mùi Không Độ trong 90cm
Vị Không CO
2
tự do (mg/l) 6,6
Độ cứng tổng (mđg/l) 0,51 CO
2
ăn mòn (mg/l) 6,5
Độ cứng tạm thời (mđg/l) 0,40
Độ cứng vĩnh viễn (mđg/l) 0,11
Cặn sấy khô (mg/l) 34

Bảng 6. Kết quả phân tích mẫu nước máy Hà Nội dùng nghiên cứu tuyển
a. Thành phần hoá học của nước
Cation mg/l mđg/l %mđg/l Anion mg/l mđg/l %mđg/l
Ca
+2
18,04 0,90 35,30 HCO
3
-
106,79 1,75 68,60
Mg
+2
10,82 0,89 34,90 Cl
-

28,36 0,80 31,40
Fe
+2+3
Vết - SO
4
-2
Vết -
NH
4
+
Vết -
K
+
Na
+
17,48 0,76 29,80
Cộng 46,34 2,55 100,00

Cộng 135,15 2,55 100,00


23
b. Các chỉ tiêu khác
Tên chỉ tiêu Kết quả Tên chỉ tiêu Kết quả
pH 8,0 Màu sắc Không
Mùi Không Độ trong 100cm
Vị Không CO
2
tự do (mg/l) 6,6
Độ cứng tổng (mđg/l) 1,79 CO

2
ăn mòn (mg/l) 4,6
Độ cứng tạm thời (mđg/l) 1,75
Độ cứng vĩnh viễn (mđg/l) 0,04
Cặn sấy khô (mg/l) 141

Kết quả phân tích nước tại bảng 5 và 6 cho thấy: Nước máy Hà Nội
và nước suối Ngòi Nhù có thành phần hoá học rất khác nhau. Các Cation
Ca
+2
, Mg
+2
, K
+
Na
+
và các Anion HCO
3
-
, Cl
-
trong nước máy Hà Nội cao
gấp nhiều lần so với nước suối Ngòi Nhù. Độ cứng tổng và độ cứng tạm
thời của nước máy Hà Nội cũng cao hơn 3 lần so với nước suối. Các chỉ
tiêu đó cho thấy môi trường nước địa phương (tại suối Ngòi Nhù - Sơn
Thuỷ - Văn Bàn - Lào Cai) rất thuận lợi cho việc tuyển quặng Apatit loại
III Làng Phúng.
Các sản phẩm của quá trình nghiên cứu tuy
ển được phân tích tại
Phòng phân tích và môi trường Viện Qui hoạch thiết kế Bộ Nông nghiệp

và phát triển nông thôn, Nhà máy tuyển Apatit Tằng Loỏng.
III.2. Kết quả nghiên cứu các chế độ tuyển nổi hợp lý
III.2.1. Nghiên cứu chế độ tuyển nổi
Trong đề tài này đã nghiên cứu tuyển nổi quặng Apatit loại III Làng
Phúng Lào Cai theo sơ đồ vòng hở và vòng kín, đi từ các điều kiện thăm
dò, định tính đến việc tính toán định l
ượng cho các sơ đồ tuyển trong
phòng thí nghiệm. Các thí nghiệm đều sử dụng mẫu quặng đã nghiền đến
100% cấp -0,1mm, dùng thuốc đè chìm là Na
2
SiO
3
(Việt Trì), điều chỉnh
môi trường là Na
2
CO
3
(Trung Quốc), xà phòng hoá thuốc tập hợp là NaOH
(Việt Trì), thuốc tập hợp bao gồm 2 loại là MD-45 (Thuỵ Điển) và VH-

24
2000 (Việt Nam). Các nghiên cứu trước hết được tiến hành với nước cất,
(thí nghiệm theo sơ đồ vòng hở), mục đích để thăm dò chế độ chi phí thuốc
và khả năng làm giàu thứ sinh sau mỗi lần tuyển tinh sản phẩm sạch (cho
đối tượng quặng mới này). Tiếp theo các thí nghiệm sử dụng nước máy Hà
Nội tiến hành theo sơ đồ vòng hở và vòng kín với các mức chi phí thuốc đè
chìm, đi
ều chỉnh môi trường và thuốc tập hợp khác nhau. Cuối cùng các
thí nghiệm được kiểm chứng bằng việc sử dụng nước suối địa phương theo
sơ đồ vòng kín có tính toán định lượng.

Các thí nghiệm được thực hiện theo sơ đồ vòng hở bao gồm 1 lần
tuyển nổi chính, 1 lần tuyển vét (sản phẩm ngăn máy) và 3 lần tuyển tinh
(sản phẩm bọt), xác định hệ số làm giàu thứ sinh
ở mỗi chế độ thuốc.
Chế độ thuốc tối ưu khi tuyển theo sơ đồ vòng hở sẽ được áp dụng
để tuyển theo sơ đồ vòng kín và tính toán định lượng trên sơ đồ.
Các thí nghiệm trong phòng được thực hiện theo sơ đồ nhà máy
tuyển Tằng Loỏng đang hoạt động (hình 7).Tuy nhiên trong báo cáo này
cũng đề xuất một sơ đồ tuyển nổi (hình 16) khác với sơ đồ nhà máy
đang
hoạt động. Với sơ đồ mới này cũng thực hiện một số thí nghiệm tuyển
vòng hở và vòng kín (sử dụng nước địa phương), và so sánh định lượng
với sơ đồ cũ.
Hiệu quả tuyển nổi của thuốc tập hợp được đánh giá theo các chỉ
tiêu chất lượng quặng tinh và thực thu P
2
O
5
trong quặng tinh và hàm lượng
P
2
O
5
trong quặng thải.
III.2.2. Nghiên cứu độ mịn nghiền thích hợp để tuyển nổi
Dựa vào kết quả nghiên cứu thành phần vật chất của mẫu quặng
Apatit loại III khu Làng Phúng - Lào Cai cho thấy mẫu nghiên cứu cần
phải nghiền đến độ mịn (tính cả slam) >90% cấp hạt -0,074mm nhằm giải
phóng hết các kết hạch. Tuy nhiên do tính chất quặng bở rời cùng với
lượng slam nguyên và thứ sinh trong quặng tương

đối cao (kết quả phân

25
tích rây mẫu quặng đầu tại bảng 3 và phân tích rây mẫu quặng đã đập đến
cấp -2,5mm tại bảng 4) nên chi phí nghiền sẽ thấp.
Đã tiến hành các thí nghiệm nghiền quặng đến 100% các cấp -0,2; -
0,1; -0,074mm. Các mẫu quặng này được đưa tuyển nổi ở cùng một chế độ
để xác định và so sánh hiệu quả tại mỗi cấp độ nghiền khác nhau.
Trong thí nghiệm tuyển nổi xác định độ mịn nghi
ền tối ưu, đã tuyển
trong máy thí nghiệm 3 lít, chi phí thuốc tuyển đối với quặng nguyên khai
cố dịnh như sau:
-Thuốc đè chìm: Dùng thuỷ tinh lỏng Việt Trì, chi phí 400g/t
-Thuốc điều chỉnh môi trường: Dùng xôđa, chi phí 150g/t
-Thuốc tập hợp: Hỗn hợp MD và VH, chi phí 300g/t
-Thay đổi cấp hạt tuyển nổi.
Các thí nghiệm theo sơ đồ hình 2 bao gồm 1 tuyển nổi chính và 3
lần tuyển tinh sản phẩm bọt. M
ỗi mẫu quặng đầu có trọng lượng 1000g, độ
mịn nghiền tương ứng 100% cấp -0,2 ; -0,1 ; -0,074mm, nồng độ bùn
quặng ρ = 28%, được khuấy tiếp xúc với thuốc đè chìm 5 phút, tiếp theo
cấp thuốc điều chỉnh môi trường khuấy 3 phút, sau đó cấp hỗn hợp thuốc
tập hợp MD và VH, khuấy 3 phút. Tổng cộng thời gian gạt bọt cho mỗi
mẫu thí nghiệm là 18 phút, trong đó thời gian g
ạt bọt cho tuyển nổi chính
là 6 phút, lấy sản phẩm bọt là quặng tinh tuyển nổi chính, sản phẩm ngăn
máy đưa ra ngoài là đuôi thải. Đưa bọt tuyển nổi chính vào tuyển tinh I,
gạt bọt 5 phút, sản phẩm bọt ở công đoạn này là quặng tinh I, sản phẩm
ngăn máy là trung gian I. Tương tự như quá trình trên cho tuyển tinh II và
tuyển tinh III, trong đó thời gian gạt bọt cho tuyển tinh II là 4 phút và cho

tuyển tinh III là 3 phút. Sau mỗi mẫu thí nghiệ
m tuyển nổi cho một cấp
hạt, đã thu được 5 sản phẩm là quặng đuôi, trung gian I, trung gian II,
trung gian III và quặng tinh. Cân và phân tích hàm lượng P
2
O
5
các sản
phẩm, xác định mức thu hồi P
2
O
5
từ đó kiến nghị độ mịn nghiền tối ưu cho
mẫu quặng nghiên cứu, kết quả tại bảng 7.

×